Nghiên cứu tương quan giữa nồng độ thyroglobulin huyết thanh và hình ảnh di căn phổi từ ung thư tuyến giáp dạng biệt hoá
Thyroglobulin (Tg) là một glycoprotein được
tổng hợp duy nhất từ tế bào nang giáp. Một cách
tổng quát, cứ 1g mô giáp bình thường sản xuất
khoảng 1ng/ml Tg khi TSH bình thường và
khoảng 0,5ng/ml khi TSH bị ức chế (7). Trọng
lượng tuyến giáp khoảng 20‐30g, nồng độ Tg
bình thường là <25ng l="" (theo="" labo="" ria="">25ng>
Khoa Y học hạt nhân Bệnh Viện Chợ Rẫy). Tg
tăng tạm thời sau sinh thiết, phẫu thuật tuyến
giáp và trở về mức ổn định sau 4‐6 tuần(233). Sau
phẫu thuật cắt giáp toàn phần hoặc gần toàn
phần nên chờ thêm từ 4‐6 tuần nữa để định
lượng Tg, về lý thuyết thì nồng độ Tg phải giảm.
Lúc bấy giờ Tg từ một chất bình thường có trong
huyết thanh bệnh nhân (BN) trước phẫu thuật
nhưng lại trở thành chất đánh dấu ung thư ở BN
ung thư tuyến giáp (UTTG) dạng biệt hoá sau
phẫu thuật. Trong quá trình theo dõi BN sau
diệt giáp, nồng độ Tg huyết thanh còn cao gợi ý
bệnh tái phát hoặc có di căn xa(2,16,18,19,22,25,26).
Trong các di căn xa từ UTTG thì phổi là vị trí
thường gặp nhất nhưng có tiên lượng tốt nếu
như được phát hiện sớm và điều trị thích hợp
bằng phẫu thuật cắt giáp toàn phần kết hợp với
điều trị bằng I‐131 và hormone tuyến giáp.
Nghiên cứu này làm cơ sở giúp cho bác sĩ lâm
sàng trong việc sử dụng các phương tiện chẩn
đoán hình ảnh để phát hiện di căn phổi (DCP)
từ UTTG dạng biệt hóa sau phẫu thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tương quan giữa nồng độ thyroglobulin huyết thanh và hình ảnh di căn phổi từ ung thư tuyến giáp dạng biệt hoá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 527 NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ THYROGLOBULIN HUYẾT THANH VÀ HÌNH ẢNH DI CĂN PHỔI TỪ UNG THƯ TUYẾN GIÁP DẠNG BIỆT HOÁ Phạm Văn Triều* TÓM TẮT Mục tiêu: Thyroglobulin huyết thanh (Tg) là chất đánh dấu ung thư trong quá trình theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa sau phẫu thuật. Sự gia tăng nồng độ Tg gợi ý bệnh tái phát hoặc di căn xa. Phổi là vị trí di căn xa thường gặp nhất. Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát tương quan giữa nồng độ Tg và hình ảnh di căn phổi từ ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 57 bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa đã phẫu thuật cắt giáp toàn phần hoặc gần toàn phần có hình ảnh di căn phổi trên xạ hình toàn thân sau điều trị I‐131. Tất cả bệnh nhân đều được đo nồng độ TSH, Tg, Anti‐ thyroglobulin huyết thanh và chụp XQ, CT ngực. Kết quả: Tuổi trung bình 36 ± 13 (16‐66 tuổi), tỉ số nam/nữ: 1/1,26, ung thư tuyến giáp dạng nhú chiếm 96%, dạng nang chiếm 4%. Ở bệnh nhân có di căn phổi trên xạ hình I‐131, nồng độ Tg>10ng/ml chiếm 75,5%. Nồng độ Tg ở nhóm bệnh nhân có di căn phổi trên chụp cắt lớp điện toán (CT) và X quang (XQ) cao hơn ở nhóm bệnh nhân không có di căn phổi trên CT và XQ (p=0,001) và ROC > 90%. Nồng độ Tg >16,8ng/ml, giá trị dự báo dương cho kết quả di căn phổi trên CT là 97.6%. Nồng độ Tg <158ng/ml, giá trị dự báo âm cho kết quả XQ là 97.4%. Nồng độ Tg<2ng/ml không cho phép loại trừ hoàn toàn khả năng di căn phổi. Kết luận: Có sự tương quan thuận giữa nồng độ Tg và hình ảnh di căn phổi từ ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa sau phẫu thuật. Nồng độ Tg là chất chỉ điểm giúp gợi ý cho Bác sĩ lâm sàng trong việc sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để phát hiện di căn phổi từ đó có kế hoạch quản lý thích hợp nhằm giảm tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian sống thêm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Từ khoá: Thyroglobulin, ung thư tuyến giáp dạng biệt hoá, di căn phổi, I‐131, chụp cắt lớp điện toán ABSTRACT CORRELATION BETWEEN SERUM THYROGLOBULIN LEVEL AND IMAGING OF PULMONARY METASTASIS FROM DIFFERENTIATED THYROID CARCINOMA Pham Van Trieu** Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 527 ‐ 533 Background: Serum thyroglobulin (Tg) is a tumor marker in monitoring post‐surgery differentiated thyroid carcinoma (DTC) patients. The increase in Tg levels suggest recurrent or distant metastasis. Lung is one of the most metastasis site of DTC. The aim of study is to assess the correlation between the serum thyroglobulin level and imaging of pulmonary metastases in post‐surgery DTC patients. Method: prospective cross‐ sectional study was perform at Cho Ray hospital in 57 patients post‐total or near thyroidectomy who have I‐131 lung uptake on post‐treatment whole body scan. Serum TSH, Tg, Anti‐ Thyroglobulin, chest X‐ray, CT was evaluated in all of these patients. Results: Mean age was 36± 13 (16‐66), male/female ratio was 1/1.26, papillary thyroid carcinoma was 96%, * Khoa Y Học hạt nhân ‐ BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Phạm Văn Triều DĐ: 0989514360 Email: phamvantrieu@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 528 follicular thyroid carcinoma was 4%. Tg concentration more than 10ng/ml is 75.5% in positive I‐131 post‐ treatment whole body scan patients. Tg concentration in patients with lung metastasis on chest computerized tomography (CT) and X‐ray is higher than that in patients without lung metastasis on chest computerized tomography (CT) and X‐ray (p=0,001), ROC> 90%. Tg concentration more than 16.8ng/ml give 97.6% PPV for chest CT result. Tg concentration less than 158ng/ml give 97.4% NPV for chest X‐ray result. Tg concentration less than 2ng/ml cannot rule out pulmonary metastases. Conclusion: The data showed favorable correlation between serum thyroglobulin level and imaging of pulmonary metastases in post‐surgery DTC patients. Serum thyroglobulin is indicator to suggest clinician in the use of diagnostic imaging facilities to detect pulmonary metastases from that we have appropriate management plans to reduce mortality, lasted survival and improve quality of life for patients. Keywords: Thyroglobulin, differentiated thyroid carcinoma, lung metastasis, Computerized Tomography, I‐ 131. MỞ ĐẦU Thyroglobulin (Tg) là một glycoprotein được tổng hợp duy nhất từ tế bào nang giáp. Một cách tổng quát, cứ 1g mô giáp bình thường sản xuất khoảng 1ng/ml Tg khi TSH bình thường và khoảng 0,5ng/ml khi TSH bị ức chế (7). Trọng lượng tuyến giáp khoảng 20‐30g, nồng độ Tg bình thường là <25ng/ml (theo Labo RIA của Khoa Y học hạt nhân Bệnh Viện Chợ Rẫy). Tg tăng tạm thời sau sinh thiết, phẫu thuật tuyến giáp và trở về mức ổn định sau 4‐6 tuần(233). Sau phẫu thuật cắt giáp toàn phần hoặc gần toàn phần nên chờ thêm từ 4‐6 tuần nữa để định lượng Tg, về lý thuyết thì nồng độ Tg phải giảm. Lúc bấy giờ Tg từ một chất bình thường có trong huyết thanh bệnh nhân (BN) trước phẫu thuật nhưng lại trở thành chất đánh dấu ung thư ở BN ung thư tuyến giáp (UTTG) dạng biệt hoá sau phẫu thuật. Trong quá trình theo dõi BN sau diệt giáp, nồng độ Tg huyết thanh còn cao gợi ý bệnh tái phát hoặc có di căn xa(2,16,18,19,22,25,26). Trong các di căn xa từ UTTG thì phổi là vị trí thường gặp nhất nhưng có tiên lượng tốt nếu như được phát hiện sớm và điều trị thích hợp bằng phẫu thuật cắt giáp toàn phần kết hợp với điều trị bằng I‐131 và hormone tuyến giáp. Nghiên cứu này làm cơ sở giúp cho bác sĩ lâm sàng trong việc sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để phát hiện di căn phổi (DCP) từ UTTG dạng biệt hóa sau phẫu thuật. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 57 BN UTTG dạng biệt hóa đã được phẫu thuật cắt giáp toàn phần hoặc gần toàn phần, có hình ảnh DCP trên xạ hình toàn thân sau điều trị I‐131 (RxWBS). Các BN này hiện đang được theo dõi tại Khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy Tiêu chuẩn chọn bệnh ‐ BN đã phẫu thuật cắt giáp toàn phần hoặc gần toàn phần, có kết quả mô bệnh học là UTTG dạng nhú hoặc dạng nang, có hình ảnh DCP trên RxWBS. ‐ Định lượng nồng độ TSH, Tg, Anti‐Tg huyết thanh (TgAb) và chụp X quang ngực (XQ), chụp cắt lớp điện toán vùng ngực (CT) tại Bệnh viện Chợ Rẫy ‐ Tuổi >15 Tiêu chuẩn loại trừ Viêm hô hấp trước, trong và sau điều trị I‐ 131. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện từ đầu 01/2010 đến cuối 5/2011, tại Khoa Y học hạt nhân Bệnh Viện Chợ Rẫy Thuốc phóng xạ và thiết bị nghiên cứu + Dung dịch NaI (I‐131) (Egis, Hungari). + Định lượng TSH, Tg (kit Cis‐bio của Pháp) phương pháp IRMA và định lượng TgAb (kit Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 529 Egis của Hungari) phương pháp RIA trên máy PC‐RIA.MAS của hãng STRATEC, Đức. + Máy SPECT/CT SymbiaT6 (Siemens, Đức). Quy trình kỹ thuật Tất cả 57 BN nghiên cứu đều thực hiện theo quy trình điều trị I‐131 của Khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy(8). Chuẩn bị BN trước điều trị gồm: Định lượng TSH, Tg, TgAb (thường quy). Chụp XQ ngực kỹ thuật số (thường quy). Chụp RxWBS (thường quy) trên máy SPECT/CT vào thời điểm 4‐7 ngày sau điều trị I‐131 với các thông số ghi hình như sau: BN nằm ngửa với chân và hai tay duỗi thẳng theo thân người. Chụp ở hai tư thế trước và sau bằng Colimator song song, mức năng lượng cao, tốc độ quét 10cm/ phút. Chẩn đoán DCP trên RxWBS khi có sự đồng thuận của cả 2 BS Yhọc hạt nhân có hơn 10 năm kinh nghiệm trong điều trị UTTG bằng I‐131. Chụp CT ngực không cản quang cho tất cả BN có hình ảnh DCP trên RxWBS trong cùng 1 ngày với RxWBS với các thông số ghi hình CT như sau: Kv =120, mAs =70, pitch =1, colimation = 6,25mm. Khảo sát từ đỉnh phổi đến đáy phổi ở tư thế BN nằm ngửa hai tay giơ thẳng qua khỏi đầu, khảo sát ở thì hít vào hết sức và nín thở. Hình ảnh tái tạo ở mặt cắt trục và trán, cửa sổ phổi (Kernel B80 very shape) và trung thất (Kernel B31), độ dày lát cắt 5mm. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 19.0. Sự khác biệt có nghĩa thống kê khi p<0,05. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong thời gian 17 tháng chúng tôi đã khảo sát 57 trường hợp UTTG dạng biệt hóa sau phẫu thuật cắt giáp toàn phần hoặc gần toàn phần có hình ảnh DCP trên RxWBs, trong đó dạng nhú chiếm 96%, dạng nang 4%, có 16 BN nam và 41 BN nữ. Tuổi trung bình 36, nhỏ tuổi nhất 16 và lớn tuổi nhất 66. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ilgan và cộng sự (cs)(5), Ronga và cs(20). Như vậy, UTTG dạng biệt hóa nói chung và DCP từ UTTG dạng biệt hoá nói riêng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới nhưng thường gặp ở độ tuổi lao động, nữ gặp nhiều hơn nam, dạng nhú gặp nhiều hơn dạng nang. Đây là các đặc điểm cần lưu ý khi tiếp cận BN UTTG dạng biệt sau phẫu thuật nếu có nghi ngờ DCP. Các đặc điểm này có thể thay đổi trong từng nghiên cứu. Giá trị chẩn đoán DCP của XQ và mối liên quan giữa nồng độ Tg huyết thanh và hình ảnh DCP trên XQ XQ là phương tiện được chỉ định đầu tiên khi có nghi ngờ DCP trên BN có ung thư nguyên phát đã biết bởi vì đây là phương tiện sẵn có, dễ thực hiện. Với XQ kỹ thuật số như hiện nay đã cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh, gia tăng giá trị chẩn đoán. Tuy nhiên, do độ nhạy không cao nên XQ có phần nào hạn chế trong chẩn đoán DCP. Theo Powell và cs(17), theo dõi 49 BN UTTG đã cho thấy XQ được chỉ định thường quy trong 85% trường hợp, chỉ có 15% trường hợp là có chỉ định lâm sàng. Tác giả cũng cho thấy rằng, không tìm thấy những dấu hiệu bất thường trên phim XQ nếu BN không có triệu chứng. Tác giả kết luận rằng XQ thường quy không có hiệu quả kinh tế và không đủ nhạy để phát hiện DCP từ UTTG dạng biệt hoá nên sử dụng XQ khi BN có triệu chứng và Tg dương tính (tác giả không xác định mức Tg là bao nhiêu). Vai trò giới hạn của XQ cũng tìm thấy trong UTTG ở trẻ em. Theo Bal và cs(1), trong 28 bệnh nhi có DCP trên xạ hình I‐131 thì có đến 21/28 BN (75%) có kết quả XQ ngực bình thường. Tác giả kết luận rằng xạ hình I‐131 nên được sử dụng như là phương tiện theo dõi DCP từ UTTG dạng biệt hoá ở trẻ em. Theo Habra và cs(4), nghiên cứu hồi cứu 20 năm theo dõi BN UTTG dạng biệt hoá đã cho thấy chỉ có 22/333 BN (6,6%) có bất thường trên phim XQ ngực thường quy. Các tác giả đã khuyên rằng nếu không có những bằng chứng cùng tồn tại, sử dụng XQ thường quy có vai trò rất hạn chế trong việc phát hiện DCP trên BN UTTG dạng biệt hóa. Trong 57 BN nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 12BN có hình ảnh DCP trên XQ. Độ nhạy của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 530 XQ là 21,1%. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hướng(12). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu sử dụng XQ thì có thể bỏ lỡ đến 79% cơ hội để phát hiện di căn phổi từ UTTG dạng biệt hoá. Bảng 1. Liên quan giữa nồng độ Thyroglobulin và kết quả X quang Kết quả XQ Nồng độ Thyroglobulin (ng/ml) p Trung bình Trung vị XQ (+) (n=12) 5572,7± 10016,7 3045,1 p=0,001XQ (-) (n=45) 97,6 ± 224,5 30,9 Biểu đồ 1. Đường cong ROC của Tg về dự báo kết quả XQ (+) và XQ (‐) Diện tích bên dưới đường cong (AUC)= 0,98 (khoảng tin cậy 95%, CI: 0,947‐1,000, p=0,001). Do AUC= 98% nên có thể dùng giá trị Tg để dự báo về khả năng có hoặc không có di căn phổi trên XQ. Giá trị ngưỡng (cutoff) của Tg tại vị trí điểm cắt là 158 ng/ml. Bảng 1 cho thấy nồng độ Tg huyết thanh ở nhóm BN XQ (+) cao hơn so với nhóm BN XQ (‐) (kiểm định U, p=0,001) và từ đường cong ROC (biểu đồ 1) cho thấy AUC là 98% từ đó chúng tôi nhận thấy rằng Tg có thể được xem là chất chỉ điểm gợi ý cho chúng tôi khì nào nên chỉ định XQ để phát hiện DCP từ UTTG dạng biệt hoá. Với giá trị ngưỡng (cut off) Tg≥158ng/ml cho giá trị dự đoán âm tính 97,4%% trong việc phát hiện DCP trên XQ, điều đó có nghĩa là xác suất XQ bình thường lên đến hơn 97% nếu như nồng độ Tg huyết thanh ở BN sau phẫu thuật cắt giáp và diệt giáp thấp hơn 158ng/ml. Từ đó chúng tôi đề nghị rằng không nên chụp XQ ngực thường quy nếu nồng độ Tg thấp trừ khi có những chỉ định khác về hô hấp đi kèm. Sử dụng XQ quy ước thường quy để theo dõi BN giai đoạn I và II với kết quả Tg bình thường dường như không có giá trị(5). Giá trị chẩn đoán DCP của CT và mối liên quan giữa nồng độ Tg huyết thanh và hình ảnh DCP trên CT Khác hẳn với XQ, CT là phương tiện chính xác nhất trong việc phát hiện các nốt phổi CT có thể phát hiện các nốt phổi nằm ở vùng ngoại vi dưới màng phổi, các nốt phổi kích thước < 10mm mà XQ không thể phát hiện được. Theo Ilgan và cs(5), 22 BN UTTG dạng biệt hoá DCP được chẩn đoán bằng xạ hình I‐131 độ nhạy của CT là 82%. Theo Nguyễn Đăng Tuấn(11) 34 BN UTTG dạng biệt hoá có DCP trên xạ hình được khảo sát CT, độ nhạy của CT là 76,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng không khác nhiều so với các tác giả trong và ngoài nước với 45/57 BN có DCP trên CT. Độ nhạy của CT là 84,2%. Mặc dù CT có độ nhạy cao trong phát hiện nốt di căn phổi từ UTTG dạng biệt hoá nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu tìm ra cơ sở khi nào nên chụp CT hay CT nên luôn luôn được chỉ định trong thực hành lâm sàng. Biểu đồ 2. Đường cong ROC của Tg về dự báo kết quả CT(+) và CT(‐) Diện tích bên dưới đường cong (AUC)= 0,94 (khoảng tin cậy 95%, CI: 0,878‐1,000, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 531 p=0,001). Do AUC= 94% nên có thể dùng giá trị Tg để dự đoán về khả năng có hoặc không có di căn phổi trên CT. Giá trị ngưỡng (cutoff) của Tg tại vị trí điểm cắt là 16,8 ng/ml. Bảng 2. Liên quan giữa nồng độ Thyroglobulin và kết quả CT Kết quả CT Nồng độ Thyroglobulin (ng/ml) p Trung bình Trung vị CT (+) (n=48) 1483,5 ± 5405,6 106,5 p=0,001 CT (-) (n=9) 6,64 ± 6,2 4,5 Bảng 2 cho thấy nồng độ Tg trong huyết thanh ở nhóm BN CT(+) cao hơn so với nhóm BN CT(‐) (kiểm định U, p=0,001) và đường cong ROC (biểu đồ 2) cũng cho thấy diện tích bên dưới đường cong 94% vì vậy Tg là cứ điểm tốt nhất để đưa ra quyết định lâm sàng. Với giá trị Tg ≥16,8ng/ml khả năng dự báo dương cho kết quả CT lên đến 97,6%, điều này gợi ý rằng ở BN UTTG dạng biệt hoá sau cắt giáp và diệt giáp nếu có nồng độ Tg cao hơn 16,8ng/ml nên khảo sát CT để phát hiện di căn phổi vì xác suất CT(+) lên đến 97,6%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lee MC, Chung JK và cs(6), giá trị ngưỡng (cutoff) của Tg là 16,9ng/ml trong chẩn đoán DCP từ UTTG dạng biệt hoá. Theo Phan Sỹ An, nếu Tg > 20ng/ml giá trị dự báo dương là 100% còn tổ chức ung thư(15). Giá trị chẩn đoán DCP của RxWBS và mối liên quan giữa nồng độ Tg huyết thanh và hình ảnh DCP trên RxWBS Mặc dù CT có ưu điểm hơn so với XQ nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn 15,8% trường hợp DCP mà CT không phát hiện được. Có nhiều lý do làm CT âm tính giả chẳng hạn như DCP từ UTTG thường gặp dạng nốt nhỏ trong mô kẻ vượt quá khả năng phân giải của máy nên không thể phát hiện được trên hình ảnh cấu trúc (CT) mà chỉ phát hiện trên hình ảnh chức năng (xạ hình). Trong thực hành lâm sàng, RxWBS được xem như “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn đoán DCP từ UTTG dạng biệt hóa(21). Tuy nhiên sự tồn tại nhiều mô giáp sau phẫu thuật đã che dấu hình ảnh DCP trên RxWBS và khoảng 1/3 các trường hợp DCP không hấp thu I‐131(28) không thể phát hiện được trên xạ hình. Do đó, CT là rất hữu ít để phát hiện DCP khi còn nhiều mô giáp và giúp chẩn đoán các trường hợp DCP không hấp thu I‐131 trên xạ hình. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 43/57 trường hợp (75,5%) có nồng độ Tg huyết thanh >10ng/ml, tập trung nhiều nhất ở khoảng từ 100‐500ng/ml, đặc biệt 19,3% số trường hợp có nồng độ Tg huyết thanh tăng rất cao (>500ng/ml). Tuy nhiên, đáng lưu ý là có 2 BN (3,5%) có nồng độ Tg huyết thanh rất thấp mà vẫn cho hình ảnh DCP trên xạ hình. Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Minh Châu và cs(27) đã cho thấy nồng độ Tg huyết thanh thường tăng cao ở nhóm BN biểu hiện di căn xa như phổi hoặc xương khi so với các nhóm chưa di căn hoặc chỉ mới di căn hạch một cách có ý nghĩa (p <0,05). Nồng độ Tg được gọi là cao thay đổi tuỳ thuộc phương pháp định lượng (RIA, IRMA hay ELISA) và còn tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn các nghiên cứu khác nhau.Theo nhiều nghiên cứu nước ngoài và một số tác giả trong nước nồng độ Tg được gọi là cao khi Tg >10ng/ml trong điều kiện BN phải ngừng LT4 để đạt được TSH > 30μUI/ml. Trong 57 BN nghiên cứu của chúng tôi đều có nồng độ TSH > 30 μUI/ml và đều có di căn xa (DCP) thì có đến 75,5% bệnh nhân có nồng độ Tg >10mg/ml. Một vài nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của Tg trong UTTG dạng biệt hoá sau phẫu thuật. Theo Pacini và cs(13) trên 662 BN tác giả nhận xét rằng ở BN sau điều trị lần đầu mà có Tg không thể phát hiện được thì có giá trị tiên lượng cao khả năng đáp ứng hoàn toàn và khỏi bệnh lâu dài. Dựa vào đó tác giả khuyên, xạ hình toàn thân chẩn đoán (DxWBX) có thể tránh ở những BN với mức Tg (khi ngưng T4) không thể phát hiện được. Những BN này nên theo dõi với khám lâm sàng, siêu âm cổ và định lượng Tg khi đang uống T4. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng sự bất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 532 tương hợp giữa kết quả Tg và WBS có xảy ra trong đó trường hợp Tg (+) và WBS (‐) là thường gặp hơn là Tg (‐) và WBS (+). Trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn 24,5% BN có DCP trên xạ hình (WBS+) nhưng nồng độ Tg < 10ng/ml (Tg ‐ ), đặc biệt có 2 BN (3,5%) nồng độ Tg < 2ng/ml vẫn cho hình ảnh hấp thu phóng xạ lan toả trên xạ hình. Nghiên cứu trên 46 BN có DCP từ UTTG dạng biệt hoá của Nguyễn Thanh Hướng cũng cho thấy có 21,7% BN có nồng độ Tg < 10ng/ml trước khi điều trị I‐131. Theo Park và cs(14) nghiên cứu trên 824 BN UTTG dạng biệt hoá sau phẫu thuật, 52 BN (6,3%) RxWBS có di căn trong khi đó nồng độ Tg, TgAb đều âm tính, nồng độ TSH cao. Trong nhóm này có 86,5% là di căn hạch cổ hoặc hạch trung thất, 13,5% là di căn xa phổi hoặc xương. Nồng độ Tg được định nghĩa là âm tính khi ≤ 2ng/ml. Có nhiều nguyên nhân làm cho nồng độ Tg âm tính giả như bất thường gen sản xuất Tg dẫn đến nồng độ Tg giảm nhưng tế bào giáp vẫn còn khả năng bắt xạ trên xạ hình hoặc phân tử Tg được sản xuất có cấu trúc bất thường nên không phát hiện được khi xét nghiệm hoặc các tế bào đang chết mất khả năng tổng hợp Tg nhưng hoạt động tập trung Iod vẫn còn(9),(24) trong đó phải kể đến sự xuất hiện của TgAb trong huyết thanh của BN. Tần suất xuất hiện TgAb trong nghiên cứu của chúng tôi là 26,3% không khác nhiều so với tần xuất xuất hiện kháng thể kháng Tg ở BN UTTG nói chung và một số nghiên cứu khác như Cooper và cs(3), Mazzaferri và cs(10). Kiểm định U cho thấy không có sự khác biệt nồng độ Tg trung bình ở nhóm bệnh nhân TgAb (+) (TgAb>100UI/ml) và TgAb (‐) với p=0,074. Do đó sự xuất hiện của TgAb không làm thay đổi nhiều đến nồng độ Tg trong nghiên cứu chúng tôi. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu mối tương quan giũa nồng độ Tg huyết thanh và hình ảnh DCP trên 57 BN UTTG dạng biệt hóa sau phẫu thuật trong thời gian 17 tháng tại khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi có các nhận xét sau: ‐ BN có DCP trên RxWBS nồng độ Tg huyết thanh >10ng/ml chiếm tỉ lệ 75,5%. ‐ Nồng độ Tg huyết thanh tăng khi có DCP trên CT và càng tăng cao hơn nữa khi có DCP trên XQ. ‐ Nồng độ Tg huyết thanh có thể dùng làm chất chỉ điểm dự báo kết quả XQ và CT: với nồng độ Tg huyết thanh >158ng/ml, giá trị dự báo âm cho kết quả XQ là 97,4%. Nồng Tg huyết thanh >16,8 ng/ml, giá trị dự báo dương cho kết quả CT là 97,6% ‐ Nồng độ Tg huyết thanh thấp (<2ng/ml) không cho phép loại trừ hoàn toàn khả năng di căn phổi trên xạ hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bal CS at el (2004). Is chest X‐ray or high‐resolution computed tomography scan of the chest sufficient investigation to detect pulmonary metastasis in pediatric differentiated thyroid cancer? Thyroid, 14(3): 221‐229. 2. Baudin E, Do Cao C, Cailleux AF, Leboulleux S, Travagli JP, and Schlumberger M (2003). Positive predictive value of serum thyroglobulin levels, measured during the first year of follow‐ up after thyroid hormone withdrawal, in thyroid cancer patients. J Clin Endocrinol Metab, 88:1107–1111. 3. Cooper DS, Kloos RT, Mazzaferri EL, Pacini F, Schlumberger JM, Sherman SI, et al (2009). Revised American Thyroid Association management guidelines for patients with thyroid nodules and differentiated thyroid cancer. Thyroid, 19(11):1167‐1214. 4. Habra MA, Vassilopoulou‐Sellin R (2006). Contribution of routine chest X‐ray in the long‐term follow‐up of patients with differentiated thyroid carcinoma. Thyroid, 6:303‐306. 5. Ilgan S, Pabuscu Y, Kaan Atac G, Arslan N, Ozturk E, Gunalp B, Ali Ozguven M (2004). Iodine‐131 treatment and high resolution CT: results in patients with lung metastases from differentiated thyroid carcinoma. Eur J Nucl Med Mol Imaging, 31: 825–830. 6. Lee MC, Chung JK, Kang KW, Lee DS (2009). Assessment of pulmonary uptake in post‐therapy I‐131 whole body scan in well differentiated thyroid cancer patients. J Nucl Med, 50 (Supplement 2):389‐397 7. Lin JD (2008). Thyroglobulin and human thyroid cancer. Clinica Chimica Acta, 388:15–21. 8. Luster M, Clarke SE, Dietlein M, Lassmann M, et al (2008). Guidelines for Radioiodine Therapy of differentiated thyroid cancer. Copyright EANM 2008. 9. Ma C, Kuang A, Xie J, Tiekun (2005). Possible explanations for patients with discordant findings of serum thyroglobulin and 131I whole body scanning. J Nucl Med, 46:1473‐80. 10. Mazzaferri EL et al (2003). A consensus report of the role of serum Thyroglobulin as a monitoring method for low‐risk patients with papillary thyroid carcinoma. J Clin Endocrinol Metab, 88(4): 1433–1441. 11. Nguyễn Đăng Tuấn (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 533 quang, xạ hình và hiệu quả điều trị bằng I‐131 di căn phổi do ung thư tuyến giáp thể biệt hoá đã cắt tuyến giáp. Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 12. Nguyễn Thanh Hướng (2005). Đánh giá giá trị chẩn đoán và điều trị di căn phổi của ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật bằng 131I. Luận văn Thạc sĩ Y học, Học Viện Quân Y, Hà Nội. 13. Pacini F and et al (2002). Diagnostic 131I whole‐body scan may be avoided in thyroid cancer patients who have undetectable stimulated serum Tg levels after initial treatment. Journal of Clinical Endocri‐nology & Metabolism, 87(4):499–1501. 14. Park EK, Chung JK, Lim IH, Lee DS, Lee MC, et al (2009). Recurrent/metastatic thyroid carcinomas false negative for serum thyroglobulin but positive by posttherapy I‐131 whole body scans. Eur J Nucl Med Mol Imaging, 36:172‐179. 15. Phan Sỹ An (2009). Ung thư tuyến giáp. In: Phan Sỹ An, Y học hạt nhân, 179‐184, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 16. Phan TTH, Jager PL, Sluiter WJ, Plukker JTM, Links TP (2008). The follow‐up of patients with differentiated thyroid cancer and undetectable thyroglobulin (Tg) and Tg antibodies during ablation”, European Journal of Endocrinology, 158:77–83. 17. Powell ME, Moskovic EC, Harmer CL (1994). Surveillance after treatment for well differentiated thyroid cancer: Audit for chest radiography. Clin Oncol (R Coll Radiol), 6:151‐153 18. Roelants V, Bouckaert A, Beckers C, et al (1997). The predictive value of serum thyroglobulin in the follow‐up of differentiated thyroid cancer. Eur J Nucl Med, 24:722‐727. 19. Ronga G, Filesi M, Ventroni G, Vestri AR, Signore A (1999). Value of the first serum Thyroglobulin level after total thyroidectomy for the diagnosis of metastases from differentiated thyroid carcinoma. Eur J Nucl Med, 26:1448‐ 1452. 20. Ronga G, Montesano T, et al (2004). Lung metastases from differentiated thyroid carcinoma: A 40 years experience. The quarterly Journal of Nuclear Medicine and Molicular Imaging, 48 (1):12‐19. 21. Rutherford GC, Franc B, O’Connor A (2008). Nuclear medicine in the assessment of differentiated thyroid cancer. Clinical Radiology, 63:453‐463. 22. Schumberger JM , Baudin E (1998). Serum thyroglobulin determination in the follow‐up of patients with differentiated thyroid carcinoma. European Journal of Endocrinology, 138:249‐252. 23. Sherman SI (2003). Thyroid Carcinoma. Lancet, 361:501–511. 24. Singh B, Bollmann R, Biersack HJ, Ezziddin S (2006). Unusual case of well differentiated papillary thyroid carcinoma lacking thyroglobulin expression while still concentrating radioiodine. The British Journal of Radiology, 79:e84–e87. 25. Spencer C A (2007). Thyroglobulin (Tg) measurement used to monitor patients with differentiated thyroid carcinomas (DTC). Ned Tijdschr Klin Chem Labgeneesk, 32:98‐103. 26. Toubeau M, Touzery C, Arveux P, Chaplain G, Riedinger JM, et al (2004). Predictive value for disease progression of serum Thyroglobulin levels measured in the post‐operative period and after I‐131 ablation therapy in patients with differentiated thyroid cancer. J Nucl Med, 45:988–994. 27. Trịnh Thị Minh Châu và cs (2002). Thyroglobulin và tình trạng di căn trong bệnh lý ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 6(3):559‐563. 28. Tuttle MR, Backer DV, Hurley JR (2008). Radioiodine treatment of thyroid disease. In: Sander MP. Diagnostic Nuclear Medicine, 4th edition, 653‐670. Lippincott Williams and Wilkins, Philadelphia.
File đính kèm:
- nghien_cuu_tuong_quan_giua_nong_do_thyroglobulin_huyet_thanh.pdf