Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa bắc thơm 7 chịu mặn
Lúa gạo là một trong những cây lương thực có vai trò quan trọng đối với
con người. Trên thế giới cây lúa được xếp vào vị trí thứ hai sau cây lúa mì về
diện tích và sản lượng. Ở Châu Á, lúa gạo được coi là cây lương thực quan trọng
nhất, chiếm diện tích 135 triệu ha trong tổng số 148,4 triệu ha trồng lúa của toàn
thế giới. Trong tương lai, xu thế sử dụng lúa gạo sẽ còn tăng hơn vì đây là loại
lương thực dễ bảo quản, dễ chế biến và cho năng lượng khá cao. Theo tính toán
của Peng và cộng sự, đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới phải đạt 800 triệu
tấn mới có thể đáp ứng được nhu cầu lương thực của con người [88].
Trong tình trạng nguồn lương thực khan hiếm và giá lương thực tăng như
hiện nay, thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực. Theo một
nghiên cứu của trường Đại học Stanford, đến năm 2030 sản lượng lương thực ở
Châu Á sẽ giảm 10% hoặc hơn, đặc biệt là sản phẩm lúa gạo. Năng suất và sản
lượng lúa luôn bị đe dọa bởi thiên tai, sâu bệnh và các yếu tố môi trường. Trong
đó, yếu tố đáng chú ý là hiện tượng đất nhiễm mặn. Đất trồng trọt bị ảnh hưởng mặn
ước tính khoảng 380 triệu ha, chiếm 1/3 diện tích đất trồng trên toàn thế giới.
File đính kèm:
- nghien_cuu_ung_dung_chi_thi_phan_tu_trong_chon_tao_giong_lua.pdf
- Tom tat Luan an 30.3.14 (tieng Viet).pdf
- Tom tat Luan an khanh english ver 30-4 14 (1).pdf
- Trang thong tin Luan an_tieng viet(2).pdf
- Trang thong tin Luan an_tienganh(2).pdf