Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng

Loét tá tràng là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ khoảng 2,1% người trưởng thành [21]. Hai biến chứng hay gặp của loét tá tràng là chảy máu và thủng ổ loét. Tỷ lệ thủng ổ loét tá tràng trên thế giới khoảng 3,77-10/100.000 dân/năm [25], [82]. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực ngoại khoa và hồi sức nhưng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng vẫn còn khá cao từ 2,8% đến 9,1% [34], [64].

Điều trị thủng ổ loét tá tràng có nhiều thay đổi trong vài thập niên gần đây. Ở giai đoạn trước khi phát hiện Helicobacter pylori, khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng là phẫu thuật có tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp nhưng tỷ lệ tái phát rất cao [2], [54], [122] nên các phương pháp phẫu thuật triệt để giảm tiết acid như cắt dạ dày hoặc cắt dây X được các tác giả ưu tiên áp dụng. Tuy vậy, đến nay cắt dạ dày cũng như cắt dây X cấp cứu điều trị thủng ổ loét tá tràng chỉ được chỉ định trong một số ít trường hợp do có tỷ lệ tử vong cao cũng như các biến chứng lâu dài liên quan [102]. Việc phát hiện ra Helicobacter pylori và vai trò của nó đưa đến những thay đổi trong hiểu biết về sinh bệnh học cũng như trong điều trị bệnh lý loét tá tràng. Các nghiên cứu cho thấy điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori sau khâu lỗ thủng làm giảm đáng kể tỷ lệ tái phát lâu dài [14], [59], [140]. Từ đó, khâu lỗ thủng ổ loét kèm điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori là phương pháp được chọn lựa đối với hầu hết những trường hợp thủng ổ loét tá tràng [93], [109].

Trong khâu lỗ thủng, phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm so với mổ mở và dần thay thế cho mổ mở trong điều trị thủng ổ loét tá tràng ở Việt Nam cũng như trên thế giới [34], [68], [74].

Với xu thế phát triển của phẫu thuật xâm nhập tối thiểu hướng đến giảm sang chấn, thẩm mỹ hơn, các cải tiến trong phẫu thuật nội soi như giảm dần số trô-ca [3], sử dụng các dụng cụ có kích thước nhỏ [123], phẫu thuật nội soi qua các lỗ tự nhiên hay phẫu thuật nội soi một cổng đã được áp dụng [115].

Các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật nội soi một cổng nói chung mang lại ưu điểm thẩm mỹ hơn nhờ sẹo được ẩn vào rốn [17], [18], [31], [32], [37], [45], [116]. Một số ưu điểm còn bàn cãi khác như giảm đau sau mổ [32], [52], [77], [134] thời gian hồi phục sau mổ nhanh hơn [17], [77] [89]. Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi một cổng cũng có những khó khăn so với phẫu thuật nội soi kinh điển. Đến nay, phẫu thuật nội soi một cổng được ứng dụng trong ngoại tiêu hóa, ngoại tiết niệu hay phụ khoa.

Trong khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng, kết quả của việc áp dụng phẫu thuật nội soi một cổng lần đầu tiên được công bố bởi tác giả Lee và cộng sự năm 2011 [86].

Trong nước, đến nay việc áp dụng phẫu thuật nội soi kinh điển khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng được áp dụng rộng rãi và đã có nhiều báo cáo [6], [7], [10], [12]. Tuy nhiên, về áp dụng phẫu thuật nội soi một cổng điều trị thủng ổ loét tá tràng vẫn chưa có công trình nghiên cứu đánh giá tổng thể nào được công bố.

Nhằm góp phần nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng, đồng thời góp phần làm phong phú thêm các phương pháp phẫu thuật điều trị thủng ổ loét tá tràng ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng” nhằm 2 mục tiêu:

 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng được khâu lỗ thủng bằng phẫu thuật nội soi một cổng.

 2. Xác định một số đặc điểm kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng.

 

docx 152 trang dienloan 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
˜µ™œ
NGUYỄN HỮU TRÍ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT CỔNG 
KHÂU LỖ THỦNG Ổ LOÉT TÁ TRÀNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HUẾ - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
˜µ™œ
NGUYỄN HỮU TRÍ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT CỔNG 
KHÂU LỖ THỦNG Ổ LOÉT TÁ TRÀNG 
CHUYÊN NGÀNH:	NGOẠI TIÊU HÓA
MÃ SỐ:	62 72 01 25
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ LỘC
HUẾ - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. 
Tác giả luận án 
Nguyễn Hữu Trí 
LỜI CẢM ƠN
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: 
- Cố PGS.TS. Nguyễn Văn Liễu, nguyên Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, nguyên Phó trưởng bộ môn Giải phẫu học Trường Đại học Y Dược Huế. 
- Thầy PGS.TS. Lê Lộc, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo, nguyên Trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế. 
Những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm, tận tình dạy dỗ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này. 
- Ban Giám đốc và Ban Đào tạo sau Đại học - Đại học Huế. 
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế. 
- Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế. 
- Phòng Sau Đại học Trường Đại học Y Dược Huế. 
- Ban chủ nhiệm và cán bộ Bộ môn Ngoại Trường Đại học Y Dược Huế. 
- Thư Viện Trường Đại học Y Dược Huế. 
- Ban chủ nhiệm và cán bộ Khoa Ngoại Tiêu hóa BV Trường ĐH Y Dược Huế. 
- Ban chủ nhiệm và cán bộ Khoa Ngoại tiêu hóa BVTW Huế.
- Ban chủ nhiệm và cán bộ Khoa Ngoại Nhi Cấp Cứu bụng BVTW Huế. 
- Ban chủ nhiệm và cán bộ Khoa Ngoại Tổng hợp BVTW Huế. 
- Khoa Gây mê BV Trường ĐH Y Dược Huế và Khoa Gây mê BVTW Huế. 
- Phòng hồ sơ Y lý BV Trường ĐH Y Dược Huế và BVTW Huế. 
- Các bệnh nhân và gia đình đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ thuận lợi cho tôi thực hiện luận án. 
	Xin tỏ lòng biết ơn đến Ban chủ nhiệm cũng như toàn thể cán bộ của bộ môn Giải phẫu học Trường Đại học Y Dược Huế, của khoa Ngoại Tiêu hóa bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong công tác cũng như trong quá trình thực hiện luận án này.
Đặc biệt xin biết ơn ông bà, cha mẹ, vợ, các con cũng như quý ân nhân, mọi người trong gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Nguyễn Hữu Trí 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASA	:	Phân loại sức khỏe theo Hội Gây mê Hoa Kỳ
(American Society of Anesthesiologists)
BC	:	Bạch cầu
BMI	: 	Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)
BN	:	Bệnh nhân
CagA	: 	Kháng nguyên liên kết độc tế bào 
	(Cytotoxin associated gene Antigen)
CLVT	:	Chụp cắt lớp vi tính
Cs	:	Cộng sự
D1	:	Phần trên tá tràng
D2	: 	Phần xuống tá tràng
D3	: 	Phần ngang tá tràng
D4	: 	Phần lên tá tràng
ĐM	:	Động mạch
HATT	:	Huyết áp tâm thu
H. pylori	:	Helicobacter pylori
NC	:	Nghiên cứu
NOTES	:	Phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên (Natural 
	Orifice Transluminal Endoscopic Surgery)
NSAIDs	:	Thuốc kháng viêm không steroid 
	(Nonsteroidal anti-inflammatory drugs)
PTNS	:	Phẫu thuật nội soi
PTNSMC	:	Phẫu thuật nội soi một cổng
TL	:	Thắt lưng
TM	: 	Tĩnh mạch
VacA	:	Độc tố tạo không bào (Vacuolating cytotoxin A) 
VAS	: 	Thang điểm cường độ đau dạng nhìn (Visual Analog
 Scale)
MỤC LỤC
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục các bảng 
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ 
Danh mục các hình 
Trang 
ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU	3
1.1. Sơ lược lịch sử phát hiện thủng ổ loét tá tràng	3
1.2. Đặc điểm giải phẫu học của tá tràng	5
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây thủng ổ loét tá tràng	9
1.4. Bệnh học thủng ổ loét tá tràng	14
1.5. Điều trị ngoại khoa thủng ổ loét tá tràng	17
1.6. Tổng quan về phẫu thuật nội soi một cổng và áp dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị thủng ổ loét tá tràng	26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	33
2.1. Đối tượng nghiên cứu	33
2.2. Phương pháp nghiên cứu	34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU	52
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng	52
3.2. Một số đặc điểm kỹ thuật và kết quả điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng	64
Chương 4. BÀN LUẬN	78
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng được khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng 	78
4.2. Một số đặc điểm kỹ thuật và kết quả điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng	97
KẾT LUẬN	122
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ 
CÔNG BỐ 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 	Tên bảng 	Trang 
Bảng 1.1. Các loại cổng vào sử dụng phổ biến trong phẫu thuật nội soi một cổng	................... 30
Bảng 2.1. Chỉ số Boey 	36
Bảng 3.1. Phân bố theo BMI 	54
Bảng 3.2. Phân bố theo các yếu tố nguy cơ 	54
Bảng 3.3. Phân bố theo tiền sử nội khoa 	55
Bảng 3.4. Phân bố theo tiền sử ngoại khoa 	55
Bảng 3.5. Đặc điểm khởi bệnh 	56
Bảng 3.6. Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện 	57
Bảng 3.7. Vị trí đau bụng 	57
Bảng 3.8. Phản ứng phúc mạc 	58
Bảng 3.9. Các triệu chứng khác 	58
Bảng 3.10. Phân bố theo chỉ số Boey	59
Bảng 3.11. Phân bố theo vị trí lỗ thủng	62
Bảng 3.12. Kích thước lỗ thủng và tính chất ổ loét 	63
Bảng 3.13. Tỷ lệ chuyển mổ mở và đặt thêm trô-ca hỗ trợ	64
Bảng 3.14. Thời gian đặt cổng vào theo tình trạng có vết mổ cũ 	65
Bảng 3.15. Kỹ thuật khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng	65
Bảng 3.16. Thời gian khâu lỗ thủng	66
Bảng 3.17. Lượng dịch súc rửa theo tình trạng ổ phúc mạc	66
Bảng 3.18. Thời gian mổ	67
Bảng 3.19. Mối tương quan giữa BMI, kích thước lỗ thủng với thời 
gian mổ 	67
Bảng 3.20. Thời gian mổ theo thời gian khởi phát đến khi nhập viện 	68
Bảng 3.21. Thời gian mổ theo tình trạng vết mổ cũ	68
Bảng 	Tên bảng 	Trang 
Bảng 3.22. Thời gian mổ liên quan đường cong huấn luyện của PTNSMC khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng	70
Bảng 3.23. Thời gian trung tiện trở lại sau mổ	71
Bảng 3.24. Thời gian lưu ống thông mũi dạ dày sau mổ	71
Bảng 3.25. Điểm đau (VAS) của bệnh nhân sau mổ	72
Bảng 3.26. Thời điểm ngừng thuốc giảm đau sau mổ	72
Bảng 3.27. Thời gian nằm viện sau mổ	73 
Bảng 3.28. Liên quan giữa thời gian nằm viện với các đặc điểm khác	73 
Bảng 3.29. Tình hình bệnh nhân tái khám sau 2 tháng và sau 12 tháng 	74
Bảng 3.30. Kết quả tái khám sau 2 tháng 	75
Bảng 3.31. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về tính thẩm mỹ theo thang điểm Likert	76 
Bảng 3.32. Kết quả tái khám sau 12 tháng 	76
Bảng 4.1. Chỉ định mổ nội soi khâu lỗ thủng trong trường hợp có vết mổ cũ trên thành bụng ở bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng 	83
Bảng 4.2. Thời gian mổ trong phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng	111
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 	Tên biểu đồ 	Trang 
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi. 	52
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 	53
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số ASA 	56
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo số lượng bạch cầu 	60
Biểu đồ 3.5. Liềm hơi dưới cơ hoành trên phim X quang bụng đứng.	60
Biểu đồ 3.6. Hơi tự do trong ổ phúc mạc trên siêu âm 	61
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa kích thước lỗ thủng với thời gian mổ	68
Biểu đồ 3.8. Đường cong huấn luyện (learning curve) trong phẫu 
thuật nội soi một cổng khâu lổ thủng ổ loét tá tràng	69
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình/ Sơ đồ	Tên hình/ Sơ đồ	Trang 
Hình 1.1. Hình thể ngoài của tá tràng 	6
Hình 1.2. Khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng bằng mũi đơn thuần 	21
Hình 1.3. Các kỹ thuật khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng 	22
Hình 2.1. Dàn máy nội soi, cổng vào (SILS) và dụng cụ dùng trong 
nghiên cứu 	38
Hình 2.2. Vị trí kíp mổ	39
Hình 2.3. Cổng vào được đặt qua rốn 	40
Hình 2.4. Khâu và buộc chỉ lỗ thủng ổ loét tá tràng theo nguyên tắc 
thẳng hàng. 	42
Hình 2.5. Đóng vết mổ 	43
Sơ đồ 1.1. Cơ chế gây loét tá tràng của H. pylori 	12
Sơ đồ 1.2. Xu hướng phát triển phẫu thuật nội soi hướng đến 
	giảm xâm nhập, thẩm mỹ hơn	27 
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 	51
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét tá tràng là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ khoảng 2,1% người trưởng thành [21]. Hai biến chứng hay gặp của loét tá tràng là chảy máu và thủng ổ loét. Tỷ lệ thủng ổ loét tá tràng trên thế giới khoảng 3,77-10/100.000 dân/năm [25], [82]. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực ngoại khoa và hồi sức nhưng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng vẫn còn khá cao từ 2,8% đến 9,1% [34], [64]. 
Điều trị thủng ổ loét tá tràng có nhiều thay đổi trong vài thập niên gần đây. Ở giai đoạn trước khi phát hiện Helicobacter pylori, khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng là phẫu thuật có tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp nhưng tỷ lệ tái phát rất cao [2], [54], [122] nên các phương pháp phẫu thuật triệt để giảm tiết acid như cắt dạ dày hoặc cắt dây X được các tác giả ưu tiên áp dụng. Tuy vậy, đến nay cắt dạ dày cũng như cắt dây X cấp cứu điều trị thủng ổ loét tá tràng chỉ được chỉ định trong một số ít trường hợp do có tỷ lệ tử vong cao cũng như các biến chứng lâu dài liên quan [102]. Việc phát hiện ra Helicobacter pylori và vai trò của nó đưa đến những thay đổi trong hiểu biết về sinh bệnh học cũng như trong điều trị bệnh lý loét tá tràng. Các nghiên cứu cho thấy điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori sau khâu lỗ thủng làm giảm đáng kể tỷ lệ tái phát lâu dài [14], [59], [140]. Từ đó, khâu lỗ thủng ổ loét kèm điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori là phương pháp được chọn lựa đối với hầu hết những trường hợp thủng ổ loét tá tràng [93], [109]. 
Trong khâu lỗ thủng, phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm so với mổ mở và dần thay thế cho mổ mở trong điều trị thủng ổ loét tá tràng ở Việt Nam cũng như trên thế giới [34], [68], [74]. 
Với xu thế phát triển của phẫu thuật xâm nhập tối thiểu hướng đến giảm sang chấn, thẩm mỹ hơn, các cải tiến trong phẫu thuật nội soi như giảm dần số trô-ca [3], sử dụng các dụng cụ có kích thước nhỏ [123], phẫu thuật nội soi qua các lỗ tự nhiên hay phẫu thuật nội soi một cổng đã được áp dụng [115]. 
Các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật nội soi một cổng nói chung mang lại ưu điểm thẩm mỹ hơn nhờ sẹo được ẩn vào rốn [17], [18], [31], [32], [37], [45], [116]. Một số ưu điểm còn bàn cãi khác như giảm đau sau mổ [32], [52], [77], [134] thời gian hồi phục sau mổ nhanh hơn [17], [77] [89]. Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi một cổng cũng có những khó khăn so với phẫu thuật nội soi kinh điển. Đến nay, phẫu thuật nội soi một cổng được ứng dụng trong ngoại tiêu hóa, ngoại tiết niệu hay phụ khoa... 
Trong khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng, kết quả của việc áp dụng phẫu thuật nội soi một cổng lần đầu tiên được công bố bởi tác giả Lee và cộng sự năm 2011 [86]. 
Trong nước, đến nay việc áp dụng phẫu thuật nội soi kinh điển khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng được áp dụng rộng rãi và đã có nhiều báo cáo [6], [7], [10], [12]. Tuy nhiên, về áp dụng phẫu thuật nội soi một cổng điều trị thủng ổ loét tá tràng vẫn chưa có công trình nghiên cứu đánh giá tổng thể nào được công bố.
Nhằm góp phần nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng, đồng thời góp phần làm phong phú thêm các phương pháp phẫu thuật điều trị thủng ổ loét tá tràng ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng” nhằm 2 mục tiêu:
	1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng được khâu lỗ thủng bằng phẫu thuật nội soi một cổng.
	2. Xác định một số đặc điểm kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THỦNG Ổ LOÉT TÁ TRÀNG
1.1.1. Lịch sử phát hiện thủng ổ loét tá tràng
Trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng đầu tiên được ghi nhận xảy ra hơn 2000 năm trước trên xác ướp của một người đàn ông thời Tây Hán chết vào năm 167 trước Công nguyên. Xác ướp này được phát hiện vào năm 1975 trong tình trạng được bảo quản rất tốt (dẫn theo [83]). 
	Ở châu Âu, từ hàng ngàn năm trước đã nghi nhận nhiều trường hợp người đang khỏe mạnh có các triệu chứng đau bụng cấp, buồn nôn, nôn rồi tử vong sau vài giờ hay vài ngày. Các trường hợp này thường được quy cho bị đầu độc. Điển hình như trường hợp công chúa Henrietta-Anne con vua Charles I. Theo Baron [24], công chúa Henrietta-Anne chết năm 1670 lúc 26 tuổi sau nhiều đợt đau bụng. Ban đầu cái chết của công chúa bị nghi ngờ do bị đầu độc. Năm 1872, Littré cho rằng cái chết của công chúa Henrietta-Anne là do thủng ổ loét dạ dày. Tuy nhiên, sau này các tác giả cho rằng do thủng tá tràng. 
Baille mô tả trường hợp thủng ổ loét tá tràng vào năm 1799. Năm 1817, Benjamin Travers lần đầu tiên báo cáo một nhóm bệnh thủng ổ loét dạ dày và thủng ổ loét tá tràng với hơi tự do trong ổ phúc mạc đồng thời mô tả rõ ràng, ngắn gọn các triệu chứng của các trường hợp này (dẫn theo [83]).
1.1.2. Lịch sử điều trị thủng ổ loét tá tràng
1.1.2.1. Thời kỳ trước khi phẫu thuật thành công lần đầu tiên năm 1892
Ross và Tinley mỗi người báo cáo một trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng tự khỏi vào năm 1871. Năm 1883, Battams đã mổ tử thi hai trường hợp chết do thủng ổ loét dạ dày đã phát hiện lỗ thủng đã được bịt kín bởi fibrin. Năm 1892, Hall báo cáo một trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng tự khỏi. Năm 1884, Mikulicz-Radecki là người đầu tiên phẫu thuật điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng nhưng sau đó BN tử vong (dẫn theo [83]).
1.1.2.2. Thời kỳ từ năm 1892 đến nay
Năm 1892 là một mốc quan trọng trong lịch sử phẫu thuật điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng, được đánh dấu bằng việc Heusner lần đầu tiên khâu lỗ thủng ổ loét thành công [83](dẫn theo [83]). 
	Năm 1894, Henry Percy Dean đã khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng thành công (dẫn theo [83]). 
	Năm 1902, Keetley lần đầu tiên cắt dạ dày điều trị thủng ổ loét dạ dày [83](dẫn theo [83]). 
	Năm 1919, Von-Haberer là người đầu tiên cắt bán phần dạ dày điều trị thủng ổ loét tá tràng. Tuy nhiên sau đó rất ít phẫu thuật viên xem cắt dạ dày bán phần cấp cứu như là lựu chọn ưu tiên trong điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng [83](dẫn theo [83]).
Năm 1922, Latarjet mô tả lần đầu tiên phẫu thuật cắt dây X trên người. Tuy nhiên, do hiện tượng ứ đọng ở dạ dày sau mổ cắt dây X với tỷ lệ cao nên trong khoảng từ 1922 đến 1940 chỉ có gần 100 trường hợp cắt dây X [80]. 
Năm 1940, DeBakey công bố báo cáo về kết quả cắt dạ dày cấp cứu trong điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Kể từ nghiên cứu này, phẫu thuật cắt dạ dày điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng được áp dụng rộng rãi hơn [83](dẫn theo [83]).
Năm 1943, Dragstedt đề xuất cắt dây X điều trị loét. Tuy nhiên, nhiều BN sau cắt dây X bị ứ đọng dạ dày nên phẫu thuật này ít được áp dụng. Đến năm 1947, Dragstedt công bố kết quả cắt dây X đường ngực trên 200 trường hợp. Với nghiên cứu này, Dragstedt đã làm sống lại vai trò của phẫu thuật cắt dây X trong điều trị thủng ổ loét tá tràng [80]. Kể từ đó nhiều tác giả đã thực  ...  Perforation before and after the Introduction of H2-Receptor Blockers and Proton Pump Inhibitors, Scand J Gastroenterol, 32(6), pp.523–529.
62. Hopper A.N., Jamison M.H., and Lewis W.G. (2007), Learning curves in surgical practice, Postgrad Med J, 83(986), pp.777–779.
63. Howden C.W., Leontiadis G.I. (2001), Current indications for acid suppressants in Helicobacter pylori-negative ulcer disease, Best Pract Res Clin Gastroenterol, 15(3), pp.401–412.
64.	Imhof M., Epstein S., Ohmann C. (2008), Duration of Survival after Peptic Ulcer Perforation, World J Surg, 32, pp.408–412.
65.	Inoue M. (2016), Changing epidemiology of Helicobacter pylori in Japan, Gastric Cancer, 20, pp.3–7.
66.	Jiang J.-X., Liu Q., Mao X.-Y., et al. (2016), Downward trend in the prevalence of Helicobacter pylori infections and corresponding frequent upper gastrointestinal diseases profile changes in Southeastern China between 2003 and 2012, Springerplus, 5(1), 1601.
67.	Jordan G.L., Debakey M.E. (1961), The Surgical Management of Acute Gastroduodenal Perforation. An analysis of 400 surgically treated cases. including 277 treated by immediate subtotal gastrectomy, Am J Surg, 101, pp.317–324.
68.	Katkhouda N., Mavor E., Mason R.J., et al. (1999), Laparoscopic Repair of Perforated Duodenal Ulcers: outcome and efficacy in 30 consecutive patients, Arch Surg, 134, pp.845–850.
69.	Kim C.W., Han Y.D., Kim H.Y., et al. (2016), Learning curve for single-incision laparoscopic resection of right-sided colon cancer by complete mesocolic excision, Med, 95(26), e3982.
70.	Kim J.H., Chin H.M., Bae Y.J., et al. (2015), Risk factors associated with conversion of laparoscopic simple closure in perforated duodenal ulcer, Int J Surg, 15, pp.40–44.
71.	Kim M.G. (2015), Laparoscopic Surgery for Perforated Duodenal Ulcer Disease: Analysis of 70 Consecutive Cases From a Single Surgeon, Surg Laparosc Endosc Percutan Tech, 25(4), pp.331–336.
72.	Kim Y., Lee W. (2016), The learning curve of single-port laparoscopic appendectomy performed by emergent operation, World J Emerg Surg, 11(1), 39.
73.	Kirkpatrick J.R. (1975), The Role of Definitive Surgery in the Management of Perforated Duodenal Ulcer Disease, Arch Surg, 110, pp.1016–1020.
74.	Kirshtein B., Bayme M., Mayer T., et al. (2005), Laparoscopic treatment of gastroduodenal perforations: Comparison with conventional surgery, Surg Endosc, 19, pp.1487–1490.
75.	Kravetz A.J., Iddings D., Basson M.D., et al. (2009), The Learning Curve With Single- Port Cholecystectomy, JSLS, 13, pp.332–336.
76.	Kusters J.G., Vliet A.H.M. Van, Kuipers E.J. (2006), Pathogenesis of Helicobacter pylori Infection, Clin Microbiol Rev, 19(3), pp.449–490.
77.	Kye B.-H., Lee J., Kim W., et al. (2013), Comparative study between single-incision and three-port laparoscopic appendectomy: a prospective randomized trial, J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 23(5), pp.431–436.
78.	Khan M.S., Awan A.S., Vaseem M., et al. (2005), Perforated duodenal ulcer, Prof Med J, 12(4), pp.379–385.
79.	Khan S., Rai P., Misra G. (2015), Is prophylactic drainage of peritoneal cavity after gut surgery necessary?: A non-randomized comparative study from a teaching hospital, J Clin Diagn Res, 9(10), PC01–PC03.
80.	Lagoo J., Pappas T.N., Perez A. (2014), A relic or still relevant: the narrowing role for vagotomy in the treatment of peptic ulcer disease, Am J Surg, 207(1), pp.120–126.
81.	Lam P.W.F., Lam M.C.S., Hui E.K.L., et al. (2005), Laparoscopic repair of perforated duodenal ulcers. The “three-stitch” Graham patch technique, Surg Endosc, 19, pp.1627–1630.
82.	Lau J.Y., Sung J., Hill C., et al. (2011), Systematic review of the epidemiology of complicated peptic ulcer disease: Incidence, recurrence, risk factors and mortality, Digestion, 84(2), pp.102–113.
83.	Lau W.Y., Leow C.K. (1997), History of Perforated Duodenal and Gastric Ulcers, World J Surg, 21(8), pp.890–896.
84.	Lee D., Park M., Shin B.S., et al. (2016), Multidetector CT diagnosis of non-traumatic gastroduodenal perforation, J Med Imaging Radiat Oncol, 60(2), pp.182–186.
85.	Lee F.Y.J., Leung K.L., Lai B.S.P., et al. (2001), Predicting Mortality and Morbidity of Patients Operated on for Perforated Peptic Ulcers, Arch Surg, 136(1), pp.90–94.
86.	Lee J., Sung K., Lee D., et al. (2011), Single-port laparoscopic repair of a perforated duodenal ulcer: intracorporeal “cross and twine” knotting, Surg Endosc, 25(1), pp.229–233.
87.	Levenstein S., Rosenstock S., Jacobsen R.K., et al. (2015), Psychological stress increases risk for peptic ulcer, regardless of helicobacter pylori infection or use of nonsteroidal anti-inflammatory drugs, Clin Gastroenterol Hepatol, 13(3), pp.498–506.
88.	Liou J.M., Fang Y.J., Chen C.C., et al. (2016), Concomitant, bismuth quadruple, and 14-day triple therapy in the first-line treatment of Helicobacter pylori: a multicentre, open-label, randomised trial, Lancet, 388(10058), pp.2355–2365.
89.	Lirici M.M. (2012), Single site laparoscopic surgery: An intermediate step toward no (visible) scar surgery or the next gold standard in minimally invasive surgery?, Minim Invasive Ther Allied Technol, 21(1), pp.1–7.
90.	Lirici M.M., Tierno S.M., Ponzano C. (2016), Single-incision laparoscopic cholecystectomy: does it work? A systematic review, Surg Endosc, 30(10), pp.4389–4399.
91.	Logan R.P.H., Walker M.M. (2001), ABC of the upper gastrointestinal tract: Epidemiology and diagnosis of Helicobacter pylori infection, BMJ, 323(7318), pp.920–922.
92.	Lohsiriwat V., Prapasrivorakul S., Darin Lohsiriwat (2009), Perforated Peptic Ulcer : Clinical Presentation , Surgical Outcomes , and the Accuracy of the Boey Scoring System in Predicting Postoperative Morbidity and Mortality, World J Surg, 33, pp.80–85.
93.	Lui F.Y., Davis K.A. (2010), Gastroduodenal perforation: Maximal or minimal intervention?, Scand J Surg, 99, pp.73–77.
94.	Lunevicius R., Morkevicius M. (2005), Systematic review comparing laparoscopic and open repair for perforated peptic ulcer, Br J Surg, 92(10), pp.1195–1207.
95.	Lunevicius R., Morkevicius M. (2005), Risk factors influencing the early outcome results after laparoscopic repair of perforated duodenal ulcer and their predictive value, Langenbecks Arch Surg, 390(5), pp.413–420.
96.	Lunevicius R., Morkevicius M. (2005), Management strategies, early results, benefits, and risk factors of laparoscopic repair of perforated peptic ulcer, World J Surg, 29(10), pp.1299–1310.
97.	Malfertheiner P., Chan F.K.L., Mccoll K.E.L. (2009), Peptic ulcer disease, Lancet, 374(9699), pp.1449–1461.
98. Malfertheiner P., Megraud F., O’Morain C.A., et al. (2017), Management of Helicobacter pylori infection-the Maastricht V/Florence Consensus Report, Gut, 66(1), pp.6–30.
99.	Meisner S., Hoffmann J., Jensen H.E. (1994), Parietal cell vagotomy. A 23-year study, Ann Surg, 220(2), pp.164–167.
100.	Menekse E., Kocer B., Topcu R., et al. (2015), A practical scoring system to predict mortality in patients with perforated peptic ulcer, World J Emerg Surg, 10:7.
101.	Moller M.H., Engebjerg M.C., Adamsen S., et al. (2012), The Peptic Ulcer Perforation ( PULP ) score : a predictor of mortality following peptic ulcer perforation. A cohort, Acta Anaesthesiol Scand, 56, pp.655–662.
102.	Mouly C., Chati R., Scotté M., et al. (2013), Therapeutic management of perforated gastro-duodenal ulcer: Literature review, J Visc Surg, 150(5), pp.333–340.
103.	Mouret P., Franqois Y., Vignal J., et al. (1990), Laparoscopic treatment of perforated peptic ulcer, Br J Surg, 77, 1006.
104.	Muller M.K., Wrann S., Widmer J., et al. (2016), Perforated Peptic Ulcer Repair: Factors Predicting Conversion in Laparoscopy and Postoperative Septic Complications, World J Surg, 40(9), pp.2186–2193.
105.	Najm W.I. (2011), Peptic Ulcer Disease, Prim Care, 38(3), pp.383–394.
106.	Navarra G., La Malfa G., Lazzara S., et al. (2010), SILS and NOTES cholecystectomy: A tailored approach, J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 20(6), pp.511–514.
107.	Noguiera C., Santos J.N., Silva G., et al. (2003), Perforated Peptic Ulcer: Main Factors of Morbidity and Mortality, World J Surg, 27, pp.782–787.
108.	Nussbaum M.S. and Schusterman M.A. (1985), Management of Giant Duodenal Ulcer, Am J Surg, 149(3), pp.357–361.
109.	Ng E.K.W., Lam Y.H., Sung J.J.Y., et al. (2000), Eradication of Helicobacter pylori prevents recurrence of ulcer after simple closure of duodenal ulcer perforation: randomized controlled trial, Ann Surg, 231(2), pp.153–158.
110.	Pai D., Sharma a, Kanungo R., et al. (1999), Role of abdominal drains in perforated duodenal ulcer patients: a prospective controlled study, AustNZJ Surg, 69(3), pp.210–213.
111.	Peek R.M., Blaser M.J. (1997), Pathophysiology of Helicobacter pylori -induced Gastritis and Peptic Ulcer Disease, Am J Med, 102(2), pp.200–207.
112.	Pescatore P. (1998), Combined laparoscopic-endoscopic method using an omental plug for therapy of gastroduodenal ulcer perforation, Gastrointest Endosc, 48(4), pp.16–19.
113.	Petrowsky H., Demartines N., Rousson V., et al. (2004), Evidence-based value of prophylactic drainage in gastrointestinal surgery: a systematic review and meta-analyses, Ann Surg, 240(6), pp.1074–1084.
114.	Picone D., Rusignuolo R., Midiri F., et al. (2016), Imaging Assessment of Gastroduodenal Perforations, Semin Ultrasound CT MR, 37(1), pp.16–22.
115.	Pini G., Rassweiler J. (2012), Minilaparoscopy and laparoendoscopic single-site surgery: mini- and single-scar in urology, Minim Invasive Ther, 21(1), pp.8–25.
116.	Pollard J.S., Fung A.K.-Y., Ahmed I. (2012), Are Natural Orifice Transluminal Endoscopic Surgery and Single-Incision Surgery Viable Techniques for Cholecystectomy?, J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 22(1), pp.1–14.
117. Ponsky L.E., Poulose B.K., Pearl J., et al. (2009), Natural orifice translumenal endoscopic surgery: myth or reality?, J Endourol, 23(5), pp.733–735.
 118.	Phan T.N., Santona A., Tran V.H., et al. (2015), High rate of levofloxacin resistance in a background of clarithromycin- and metronidazole-resistant Helicobacter pylori in Vietnam, Int J Antimicrob Agents, 45(3), pp.244–248.
119.	Rebibo L., Darmon I., Regimbeau J.M. (2016), Laparoscopic surgical technique for perforated duodenal ulcer,J Visc Surg, 153(2), pp.127–133.
120.	Rehman H., Ahmed I. (2011), Technical approaches to single port/incision laparoscopic appendicectomy: A literature review, Ann R Coll Surg Engl, 93(7), pp.508–513.
121.	Satoh K., Yoshino J., Akamatsu T., et al. (2016), Evidence-based clinical practice guidelines for peptic ulcer disease 2015, J Gastroenterol, 51(3), pp.177–194.
122.	Sawyers J.L., Herrington J.L., Mulherin J.L., et al. (1975), Acute Perforated Duodenal Ulcer An Evaluation of Surgical Management, Arch Surg, 110, pp.527–530.
123.	Siu W.T., Chau C.H., Law B.K.B., et al. (2004), Therapeutic Minilaparoscopy for Perforated Peptic Ulcer, J Laparoendosc Adv Surg Tech A, 14(1), pp.51–56.
124.	Siu W.T., Chau C.H., Law B.K.B., et al. (2004), Routine use of laparoscopic repair for perforated peptic ulcer, Br J Surg, 91, pp.481–484.
125.	Smith A., Contreras C., Kwang H.K., et al. (2008), Gender-specific protection of estrogen against gastric acid-induced duodenal injury: Stimulation of duodenal mucosal bicarbonate secretion, Endocrinology, 149(9), pp.4554–4566.
126.	Sokic-Milutinovic A., Alempijevic T., and Milosavljevic T. (2015), Role of Helicobacter pylori infection in gastric carcinogenesis: Current knowledge and future directions, World J Gastroenterol, 21(41), pp.11654–11672.
127.	Song K., Kim T., Seung-nam Kim, et al. (2008), Laparoscopic repair of perforated duodenal ulcers: The simple ‘“one-stitch”’ suture with omental patch technique, Surg Endosc, 22, pp.1632–1635.
128.	Song T., Kim M.K., Kim M., et al. (2014), Would fewer port numbers in laparoscopy produce better cosmesis? Prospective study, J Minim Invasive Gynecol, 21(1), pp.68–73.
129.	Soreide K., Thorsen K., Harrison E., et al. (2015), Perforated peptic ulcer, Lancet, 386(10000), pp.1288–1298.
130.	Soreide K., Thorsen K., Soreide J.A. (2014), Strategies to improve the outcome of emergency surgery for perforated peptic ulcer, Br J Surg, 101(1), pp.51–64.
131.	Takeno S., Hashimoto T., Maki K., et al. (2014), Gastric cancer arising from the remnant stomach after distal gastrectomy: A review, World J Gastroenterol, 20(38), pp.13734–13741.
132.	Tate J.J.T., Dawson J.W., Lau W.J., et al. (1993), Sutureless laparoscopic treatment of perforated duodenal ulcer, Br J Surg, 80(2), 235.
133.	Tomtitchong P., Siribumrungwong B., Vilaichone R. (2012), Systematic Review and Meta-Analysis: Helicobacter pylori Eradication Therapy After Simple Closure of Perforated Duodenal Ulcer, Helicobacter, 17(2), pp.148–152.
134.	Tsimoyiannis E.C., Tsimogiannis K.E., Pappas-Gogos G., et al. (2010), Different pain scores in single transumbilical incision laparoscopic cholecystectomy versus classic laparoscopic cholecystectomy: A randomized controlled trial, Surg Endosc, 24(8), pp.1842–1848.
135.	Tuo B., Wen G., Wang X., et al. (2012), Estrogen potentiates prostaglandin E2-stimulated duodenal mucosal HCO3− secretion in mice, Am J Physiol Endocrinol Metab, 303, pp.111–121.
136.	Thorsen K., Soreide J.A., and Soreide K. (2014), What Is the Best Predictor of Mortality in Perforated Peptic Ulcer Disease? A Population-Based, Multivariable Regression Analysis Including Three Clinical Scoring Systems, J Gastrointest Surg, 18(7), pp.1261–1268.
137.	Trastulli S., Cirocchi R., Desiderio J., et al. (2013), Systematic review and meta-analysis of randomized clinical trials comparing single-incision versus conventional laparoscopic cholecystectomy, Br J Surg, 100(2), pp.191–208.
138.	Vărcuş F., Beuran M., Lica I., et al. (2017), Laparoscopic Repair for Perforated Peptic Ulcer: A Retrospective Study, World J Surg, 41(4), pp.948–953.
139.	Wang G., Ge Z., Rasko D. a., et al. (2000), Lewis antigens in Helicobacter pylori: Biosynthesis and phase variation, Mol Microbiol, 36(6), pp.1187–1196.
140.	Wong C., Chia C., and Lee H. (2013), Eradication of Helicobacter pylori for prevention of ulcer recurrence after simple closure of perforated peptic ulcer: A meta-analysis of randomized controlled trials, J Surg Res, 182(2), pp.219–226.
141.	Zhao M., Zhao J., Hua K., et al. (2015), Single-incision multiport laparoscopy versus multichannel-tipped single port laparoscopy in gynecologic surgery: Outcomes and benefits, Int J Clin Exp Med, 8(9), pp.14992–14998.
Tiếng Pháp
142. Blanc B., Valleur P. (2012), Chirurgie des diverticules du duodénum, EMC Tech Chir – Appar Dig, (40-410), pp.1–8. 
143. Marrie A. (1998), Techniques des vagotomies abdominales, EMC Tech Chir – Appar Dig 40-292, pp.1–8. 
144. Mutter D., Marescaux J. (2007), Traitement chirurgical des complications des ulcères gastroduodénaux, EMC Tech Chir–Appar Dig 40-326, pp.1–9. 
145. Rouvière H., Delmas A. (1991), Duodénum, Anatomie Humaine Descriptive, Topographique et Fonctionnellle, Tome 2, pp.389-398 . 

File đính kèm:

  • docxnghien_cuu_ung_dung_phau_thuat_noi_soi_mot_cong_khau_lo_thun.docx