Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và chế tạo kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (trypanosomiasis) ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang
Bệnh tiên mao trùng là bệnh phổ biến ở nhiều loài gia súc như trâu, bò, dê, ngựa, hươu, lạc đà Elshafie E. I. và cs. (2013) [54], Kocher A. và cs. (2015) [66], Tehseen S. và cs. (2015) [116] cho biết, bệnh do Trypanosoma evansi (T. evansi) - ký sinh trùng đường máu, thuộc giới động vật nguyên sinh Protozoa, lớp trùng roi Flagellata, giống Trypanosoma gây nên. Bệnh thấy ở hầu hết các nước châu Phi, Nam Mỹ và châu Á. Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng thấy phổ biến ở khắp các vùng, miền.
Alves F. M. và cs. (2011) [35] cho biết, bệnh tiên mao trùng do đơn bào T. evansi gây ra, nếu chẩn đoán và điều trị không kịp thời gia súc có thể chết, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải tìm ra một phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh, độ chính xác cao, chi phí thấp, dễ dàng áp dụng trên phạm vi rộng để có thể điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ chết do bệnh gây ra.
Hiện nay, nước ta đã sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng như phương pháp phát hiện tiên mao trùng trực tiếp, phương pháp tập trung tiên mao trùng, phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm, chẩn đoán huyết thanh học, chẩn đoán sinh học phân tử. Trong đó, phương pháp soi tươi và phương pháp nhuộm tiêu bản máu khô thường khó phát hiện tiên mao trùng; phương pháp tiêm truyền chuột nhắt trắng cho kết quả chính xác, song cần nhiều thời gian mới có kết quả; phương pháp sinh học phân tử có độ chính xác cao nhưng cần có trang thiết bị hiện đại mới thực hiện được; phương pháp chẩn đoán huyết thanh học được đánh giá là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh và có khả năng chẩn đoán với số lượng mẫu lớn trong thời gian ngắn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và chế tạo kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (trypanosomiasis) ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NCS. PHẠM THỊ TRANG 1 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ CHẾ TẠO KIT CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG (TRYPANOSOMIASIS) Ở ĐÀN TRÂU TẠI TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - NĂM 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NCS. PHẠM THỊ TRANG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ CHẾ TẠO KIT CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG (TRYPANOSOMIASIS) Ở ĐÀN TRÂU TẠI TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y Mã số: 62.64.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan 2. PGS. TS. Phạm Công Hoạt THÁI NGUYÊN - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một luận án nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành Luận án đều đã được cảm ơn. TÁC GIẢ Phạm Thị Trang LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan và PGS. TS. Phạm Công Hoạt - những Nhà khoa học đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện to lớn về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực của Ban Giám đốc, Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, Bộ môn Bệnh động vật, Bộ môn Dược lý & Vệ sinh an toàn thực phẩm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tập thể cán bộ giảng dạy, các học viên cao học Trần Nhật Thắng, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Thị Hồng Hạnh và sinh viên các khóa 39, 40, 41, 42 Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Phạm Thị Tâm cùng các cán bộ giảng viên, học viên và sinh viên Khoa Công nghệ sinh học, Viện Đại học Mở - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian triển khai đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang, các Trạm Thú y và cán bộ, nhân dân địa phương của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Thái nguyên, ngày tháng năm 2017 NGHIÊN CỨU SINH Phạm Thị Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ADN: Acide Deoxyribo Nucleic bp: base pair CATT: Card Agglutination Test for Trypanosomiasis CBB: Coomassie Brilliant Blue DMSO: Di Methyl Sulfoxide EDTA: Ethylene Diamine Tetra Acetic acid IPTG: Isopropyl β-D-1-thiogalactopyranoside ISG: Invanant Surface Glycoprotein kb: kilobase kDa: kiloDalton LB: Luria Bertani OD: Optical Density PBS: Phosphat Buffered Saline PCA: Plate Count Agar PCR: Polymerase Chain Reaction PMSF: Phenyl Methyl Sulfonyl Fluoride PVDF: Poly Vinylidene Di Fluoride RT - PCR: Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction SDS: Sodium Dodecyl Sulfat SDS - PAGE: Sodium Dodecyl Sulfate Poly Acrylamide Gel Electrophoresis spp.: Species HYPERLINK ""pluralis TEA: Tris - axit acetic - EDTA TMB: Tetra Methyl Benzidine VAT: Variable Antigen Type VSG: Variant Surface Glycoprotein DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần gel Tricine - SDS 41 Bảng 2.2. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu 42 Bảng 2.3. Thành phần và chu trình nhiệt phản ứng PCR 48 Bảng 2.4. Thành phần phản ứng PCR khuếch đại đoạn gen mã hóa kháng nguyên RoTAT 1.2 54 Bảng 2.5. Thành phần phản ứng Klewnov cắt đầu bằng sản phẩm PCR 54 Bảng 2.6. Thành phần phản ứng lai tạo vector tái tổ hợp 55 Bảng 2.7. Thành phần phản ứng kiểm tra sự mang gen của vector tái tổ hợp bằng phản ứng PCR với cặp mồi F1.2 và R1.2 57 Bảng 2.8. Thành phần phản ứng ghép nối gen ngoại lai vào vector biểu hiện 58 Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang 65 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng theo tuổi trâu 68 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt 71 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa trong năm 72 Bảng 3.5. Danh sách chuỗi gen 18S của Trypanosoma evansi sử dụng so sánh và phân tích trong nghiên cứu 78 Bảng 3.6. Kết quả áp dụng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện hẹp 80 Bảng 3.7. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện rộng 82 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp kết quả so sánh trình tự xác định với các trình tự trên NCBI 92 Bảng 3.9. Kết quả xác định mật độ hạt latex và nồng độ kháng nguyên để tạo phức hợp kháng nguyên - hạt latex 111 Bảng 3.10. Kết quả xác định nhiệt độ và thời gian để tạo phức hợp kháng nguyên - hạt latex 112 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chất nhuộm màu đến khả năng ngưng kết kháng nguyên - kháng thể 113 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất ức chế phân giải protein đến kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2 115 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất ổn định protein đến kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2 117 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất diệt khuẩn đến kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2 118 Bảng 3.15. Xác định độ pha loãng kháng thể, thời gian và nhiệt độ phản ứng 121 Bảng 3.16. Kết quả phản ứng sử dụng Kit CATT phát hiện kháng thể kháng 125 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến độ nhạy của phản ứng khi sử dụng Kit CATT 127 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến độ đặc hiệu của Kit CATT chế tạo 127 Bảng 3.19. So sánh kết quả chẩn đoán bệnh tiên mao trùng của Kit CATT với kỹ thuật ELISA và phương pháp tiêm truyền chuột 128 Bảng 3.20. So sánh hiệu quả sử dụng Kit CATT với kỹ thuật ELISA và phương pháp tiêm truyền chuột 129 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc của tiên mao trùng T. evansi 4 Hình 1.2. Phương thức truyền lây tiên mao trùng T. evansi 5 Hình 1.3. Sơ đồ vector pCR 2.1 17 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tách dòng và biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên bề mặt của T. evansi 51 Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT từ kháng nguyên tái tổ hợp của T. evansi 52 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang 66 Hình 3.2. Đồ thị biến động nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi 68 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt 71 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa trong năm 73 Hình 3.5. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR gen 18S của các mẫu Trypanosoma spp. trên thạch agarose 1% 75 Hình 3.6. Hình ảnh chuyển nạp sản phẩm PCR của mẫu Tev-CH-VN; Tev-HY-VN; Tev-SD-VN và Tev-YS-VN vào tế bào E. coli chủng DH5α-T 76 Hình 3.7. Điện di kiểm tra sản phẩm cắt ADN plasmid tái tổ hợp mang gen 18S bằng enzyme EcoRI 77 Hình 3.8. Cây phả hệ dựa trên trình tự nucleotide chuỗi gen 18S rRNA của các mẫu Tev-CH-VN; Tev-HY-VN; Tev-SD-VN và Tev-YS-VN nghiên cứu với các mẫu Trypanosoma evansi đã được đăng ký trong Ngân hàng gen 79 Hình 3.9. Kết quả điện di ADN tổng số 83 Hình 3.10. Kết quả điện di sản phẩm PCR của mẫu ADN tổng số 84 Hình 3.11. Kết quả tinh sạch sản phẩm PCR 85 Hình 3.12. Sơ đồ thiết kế vector tái tổ hợp pJET1.2 - RoTAT 1.2 87 Hình 3.13. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn biến nạp trên môi trường LB có ampicillin, chất chỉ thị màu X-gal, chất cảm ứng IPTG 88 Hình 3.14. Kết quả tách chiết ADN plasmid pJET1.2 - RoTAT 1.2 89 Hình 3.15. Kết quả kiểm tra plasmid tái tổ hợp bằng phản ứng PCR 90 Hình 3.16. Kết quả kiểm tra pJET1.2 - RoTAT 1.2-1 bằng EcoRI và SalI 91 Hình 3.17. Trình tự nucleotide và axit amin suy diễn của đoạn gen đích RoTAT 1.2 92 Hình 3.18. Kết quả tinh sạch sản phẩm cắt bằng hai enzyme EcoRI và SalI 94 Hình 3.19. Kết quả biến nạp plasmid tái tổ hợp pET22 - RoTAT 1.2 vào tế bào vi khuẩn E. coli BL21 95 Hình 3.20. Kết quả tách chiết ADN plasmid pET22 - RoTAT 1.2 95 Hình 3.21. Sản phẩm PCR kiểm tra plasmid tái tổ hợp pET22 - RoTAT 1.2 96 Hình 3.22. Kết quả cắt kiểm tra plasmid tái tổ hợp pET22 - RoTAT 1.2 97 Hình 3.23. Kết quả điện di Tricine-SDS PAGE các dòng plasmid tái tổ hợp 99 Hình 3.24. Phản ứng western blot kiểm tra tính đặc hiệu của protein RoTAT 1.2 99 Hình 3.25. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 theo thời gian cảm ứng 100 Hình 3.26. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các nhiệt độ nuôi cấy 101 Hình 3.27. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các giá trị OD khác nhau 102 Hình 3.28. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các giá trị pH khác nhau 103 Hình 3.29. Mức độ biểu hiện kháng nguyên RoTAT 1.2 ở các nồng độ kháng sinh ampicillin bổ sung khác nhau 104 Hình 3.30. Kết quả khảo sát nồng độ chất cảm ứng IPTG ở các nồng độ khác nhau 105 Hình 3.31. Kết quả khảo sát thời gian cảm ứng 106 Hình 3.32. Kết quả khảo sát nhiệt độ cảm ứng 107 Hình 3.33. Quy trình sản xuất Kit CATT 109 Hình 3.34. Đánh giá hiệu quả kết hợp kháng nguyên - kháng thể dựa trên thang điểm từ âm tính (-), nghi ngờ (+/-) và dương tính (1+) - (4+) 110 Hình 3.35. Quy trình chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng Kit CATT và phương pháp tiêm truyền chuột 129 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh tiên mao trùng là bệnh phổ biến ở nhiều loài gia súc như trâu, bò, dê, ngựa, hươu, lạc đà Elshafie E. I. và cs. (2013) [54], Kocher A. và cs. (2015) [66], Tehseen S. và cs. (2015) [116] cho biết, bệnh do Trypanosoma evansi (T. evansi) - ký sinh trùng đường máu, thuộc giới động vật nguyên sinh Protozoa, lớp trùng roi Flagellata, giống Trypanosoma gây nên. Bệnh thấy ở hầu hết các nước châu Phi, Nam Mỹ và châu Á. Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng thấy phổ biến ở khắp các vùng, miền. Alves F. M. và cs. (2011) [35] cho biết, bệnh tiên mao trùng do đơn bào T. evansi gây ra, nếu chẩn đoán và điều trị không kịp thời gia súc có thể chết, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải tìm ra một phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh, độ chính xác cao, chi phí thấp, dễ dàng áp dụng trên phạm vi rộng để có thể điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ chết do bệnh gây ra. Hiện nay, nước ta đã sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng như phương pháp phát hiện tiên mao trùng trực tiếp, phương pháp tập trung tiên mao trùng, phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm, chẩn đoán huyết thanh học, chẩn đoán sinh học phân tử. Trong đó, phương pháp soi tươi và phương pháp nhuộm tiêu bản máu khô thường khó phát hiện tiên mao trùng; phương pháp tiêm truyền chuột nhắt trắng cho kết quả chính xác, song cần nhiều thời gian mới có kết quả; phương pháp sinh học phân tử có độ chính xác cao nhưng cần có trang thiết bị hiện đại mới thực hiện được; phương pháp chẩn đoán huyết thanh học được đánh giá là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh và có khả năng chẩn đoán với số lượng mẫu lớn trong thời gian ngắn. Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh học bệnh tiên mao trùng được thực hiện dựa trên nguyên tắc dùng các phản ứng huyết thanh học đặc hiệu để phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên tiên mao trùng. Tuy vậy, kháng nguyên bề mặt của tiên mao trùng lại rất đa dạng với nhiều epitope biến đổi khác nhau. Việc lựa chọn một epitope kháng nguyên có tính ổn định và tính đặc hiệu với nhiều serotype của tiên mao trùng là công việc cần thiết để đảm bảo phương pháp chẩn đoán có độ nhạy và đặc hiệu cao. Theo nghiên cứu của Vương Thị Lan Phương (2004) [28], Abou El Naga T. và cs. (2012) [33], kháng nguyên RoTAT 1.2 có mặt ở hầu hết các VAT (Variable Antigen Type - kháng nguyên biến đổi) của T. evansi. Urakawa T. và cs. (2001) [121], Phạm Thị Tâm và cs. (2013) [29] cho biết, Kit chẩn đoán chế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn. Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2015) [18] cho biết, kháng nguyên này được chế tạo bằng công nghệ gen cho khả năng phát hiện đặc hiệu tiên mao trùng đạt trên 98%. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm, thích hợp cho ruồi trâu, mòng - vật môi giới phát triển, hút máu và truyền bệnh tiên mao trùng từ trâu, bò bệnh sang trâu, bò khỏe. Đây là một trong những tỉnh nằm trong vùng dịch tự nhiên, trâu, bò thường mắc ở thể mạn tính, có biểu hiện lâm sàng không rõ rệt nên rất khó phát hiện và phòng chống bệnh. Hàng năm, trâu, bò bị ốm và chết khá nhiều trong vụ Đông - Xuân, khi thời tiết giá lạnh và thức ăn khan hiếm. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gia súc tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn tới hệ quả là bệnh tiên mao trùng trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn và gây thiệt hại lớn hơn. Những phân tích ở trên đã cho thấy, mức độ phổ biến cũng như những tác hại do bệnh tiên mao trùng gây ra trên đàn gia súc nói chung và đàn trâu nói riêng ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi, trong đó, có tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm, chế tạo kit chẩn đoán và xác định phác đồ điều trị hiệu quả bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, để có cơ sở khoa học xây dựng quy trình chẩn đoán, quy trình phòng trị bệnh tiên mao trùng hiệu quả cho đàn trâu ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang". 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được tỷ lệ nhiễm, định danh loài tiên mao trùng gây bệnh và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả cho đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang. - Chế tạo được Kit CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về tỷ lệ nhiễm, nghiên cứu chế tạo Kit chẩn đoán và biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng hiệu quả trên đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang. Sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo Kit chẩn đoán là hướng nghiên cứu công nghệ cao khẳng định việc làm chủ công nghệ, sản phẩm của công nghệ cao đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Chế tạo được Kit từ kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2 của loài T. evansi phục vụ công tác chẩn đoán bệnh nhanh và kịp thời, áp dụng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi. 4. Những đóng góp mới của đề tài Chế tạo được các bộ Kit từ kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2 của loài T. evansi, Kit có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể áp dụng chẩn đoán nhanh bệnh tiên mao trùng ở các địa phương. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Bệnh tiên mao trùng ở động vật 1.1.1.1. Căn bệnh Bệnh tiên mao trùng - Trypanosomiasis - là bệnh do ký sinh trùng đơn bào Protozoa, lớp trùng roi Flagellata gây ra. Có nhiều loài thuộc giống Trypanosoma như: Trypanosoma brucei, Trypanosoma cruzi, Trypanosoma evansi, Trypanosoma congolense, Trypanosoma gam ... v S.C. (2014), “CpG-ODN class C-mediated immunostimulation and its potential against Trypanosoma evansi in equines”, Int. Immunopharmacol, 22 (2): 366 - 370. Manuja A., Kumar B., Chopra M., Bajaj A., Kumar R., Dilbaghi N., Kumar S., Singh S., Riyesh T., Yadav S. C. (2016), “Cytotoxicity and genotoxicity of a trypanocidal drug quinapyramine sulfate loaded-sodium alginate nanoparticles in mammalian cells”, Int. J. Biol. Macromol., 88: 146 - 155. Mcinnes L. M., Dargantes A. P., Ryan U. M., Reid S. A. (2012), “Microsatellite typing and population structuring of Trypanosoma evansi in Mindanao, Philippines”, Vet. Parasitol., (1 - 2): 129 - 139. Milocco C., Kamyingkird K., Desquesnes M., Jittapalapong S., Herbreteau V., Chaval Y., Douangboupha B., Morand S. (2012), “Molecular Demonstration of Trypanosoma evansi and Trypanosoma lewisi DNA in Wild Rodents from Cambodia, Lao PDR and Thailand", Transbound Emerg. Dis., 60(1): 17 - 26. Misra K. K., Roy S., Choudhury A. (2016), “Biology of Trypanosoma (Trypanozoon) evansi in experimental heterologous mammalian hosts”, J. Parasit. Dis., 40 (3): 1047 - 1061. Ngaira J. M., Bett B., Karanja S. M., Njagi E. N. (2003), “Evaluation of antigen and antibody rapid detection tests for Trypanosoma evansi infection in camels in Kenya”, Vet. Parasitol., 114 (2): 131 - 141. Ngaira J. M., Njagi E. N. M., Ngeranwa J. J. N., Olembo N. K. (2004), “PCR amplification of RoTat 1.2 VSG gen in Trypanosoma evansi isolates in Kenya”, Vet. Parasitol., 120 (1 - 2): 23 - 33. Nguyen Q. D., Nguyen T. T., Pham Q. P., Le N. M., Nguyen G. T., Inoue N., (2013), ‘‘Seroprevalence of Trypanosoma evansi infection in water buffaloes from the mountainous region of North Vietnam and effectiveness of trypanocidal drug treatment’’, J. Vet. Med. Sci., 75 (9): 1267 - 1269. Nguyen T. T., Zhou M., Ruttayaporn N., Nguyen Q. D., Nguyen V. K., Goto Y., Suzuki Y., Kawazu S., Inoue N. (2014), “Diagnostic value of the recombinant tandem repeat antigen TeGM6-4r for surra in water buffaloes”, Vet. Parasitol., 201 (1 - 2): 18 - 23. Nguyen T. T. , Ruttayaporn N., Goto Y., Kawazu S., Sakurai T., Inoue N. (2015), “A TeGM6-4r antigen-based immunochromatographic test (ICT) for animal trypanosomosis”, Parasitol. Res., 114 (11): 4319 - 4325. Njiru Z. K., Constantine C. C., Ndung’u J. M., Robertson I., Okaye S., Thompson R. C., Reid S. M. (2004), “Detection of Trypanosoma evansi in camels using PCR and CATT/T. evansi tests in Kenya”, Vet. Parasitol., 124: 187 - 199. Ogundele F. A., Okubanjo O. O., Ajanusi O. J., Fadason S. T. (2016), “Semen characteristics and reaction time of Yankasa rams experimentally infected with Trypanosoma evansi infection”, Theriogenology, 86 (3): 667 - 673. OIE (2012), “Trypansoma evansi infection (Sura)”, OIE, Chapper 2.1.17. Oliveira C. B., Rigo L. A., Rosa L. D., Gressler L. T., Zimmermann C. E., Ourique A. F., Da Silva A. S., Miletti L. C., Beck R. C., Monteiro S. G. (2014), “Liposomes produced by reverse phase evaporation: in vitro and in vivo efficacy of diminazene aceturate against Trypanosoma evansi”, Parasitology, 141 (6): 761- 769. Paim F. C., Duarte M. M. M. F., Costa M. M. (2011), “Cytokines in rats experimentally infected with Trypanosoma evansi”, Exp. Parasitol., 128 (4): 365 - 370. Pandey V., Nigam R., Jaiswal A. K., Sudan V., Singh R. K., Yadav P. K. (2015), “Haemato-biochemical and oxidative status of buffaloes naturally infected with Trypanosoma evansi”, Vet. Parasitol., 212 (3 - 4): 118 - 122. Pascucci I., Di Provvido A., Camma C. (2013), “Diagnosis of dourine in outbreaks in Italy”, Vet. Parasitol., 193 (1 - 3): 30 - 38. Pays E., Vanhollebeke B., Vanhamme L., Paturiaux-Hanocq F., Nolan D. P., Pérez-Morga D. (2006), “The trypanolytic factor of human serum”, Nat. Rev. Micro., 4 (6): 477 - 486. Penketh P. G., Shyam K., Divo A. A., Patton C. L., Sartorelli A. C. (2012), “Methylating agents as trypanocides”, J. Med. Chem., 33 (2): 730 - 732. Rathore N. S., Manuja A., Manuja B. K., Choudhary S. (2016), “Chemotherapeutic Approaches Against Trypanosoma evansi: Retrospective Analysis, Current Status and Future Outlook”, Curr. Top. Med. Chem., 16 (20): 2316 - 2327. Reid S. A., Copeman D. B. (2003), “The development and validation of an antibody - ELISA to detect Trypanosoma evansi infection in cattle in Australia and Papua New Guinea”, Prev. Vet. Med., 61: 195 - 208. Ritter C. S., Baldissera M. D., Grando T. H., Souza C. F., Sagrillo M. R., Da Silva A. P., Moresco R. N., Guarda N. S., Da Silva A. S., Stefani L. M., Monteiro S. G. (2017), “Achyrocline satureioides essential oil-loaded in nanocapsules reduces cytotoxic damage in liver of rats infected by Trypanosoma evansi”, Microb. Pathog., 103: 149 - 154. Roge S., Baelmans R., Claes F., Lejon V., Guisez Y., Jacquet D., Buscher P. (2014), “Development of a latex agglutination test with recombinant variant surface glycoprotein for serodiagnosis of surra”, Vet. Parasitol., 205 (3 - 4): 460 - 465. Rudramurthy G. R., Sengupta P. P., Ligi M., Rahman H. (2017), “An inhibition enzyme immuno assay exploring recombinant invariant surface glycoprotein and monoclonal antibodies for surveillance of surra in animals”, Biologicals, 1045 - 1056. Sazmand A., Eigner B., Mirzaei M., Hekmatimoghaddam S. H., Harl J., Duscher G. G., Fuehrer H. P., Joachim A. (2016), “Molecular Identification of Hemoprotozoan Parasites in Camels (Camelus dromedarius) of Iran”, Iran J. Parasitol., 11 (4): 568 - 573. Shaapan R. M. (2016), “The common zoonotic protozoal diseases causing abortion”, J. Parasit. Dis., 40 (4): 1116 - 1129. Sharma A., Das Singla L., Tuli A., Kaur P., Bal M. S. (2015), “Detection and assessment of risk factors associated with natural concurrent infection of Trypanosoma evansi and Anaplasma marginale in dairy animals by duplex PCR in eastern Punjab”, Trop. Anim. Health. Prod., 47 (1): 251 - 257. Sharma P., Juyal P. D., Singla L. D., Chachra D., Pawar H. (2012), “Comparative evaluation of real time PCR assay with conventional parasitological techniques for diagnosis of Trypanosoma evansi in cattle and buffaloes”, Vet. Parasitol., 190 (3 - 4): 375 - 382. Sengupta P. P., Rudramurthy G. R., Ligi M., Roy M., Balamurugan V., Krishnamoorthy P., Nagalingam M., Singh L., Rahman H. (2014), “Sero-diagnosis of surra exploiting recombinant VSG antigen based ELISA for surveillance”, Vet. Parasitol., 205 (3 - 4): 490 - 498. Simukoko H., Marcotty T., Phiri I., Geysen D., Vercruysse J., Van den Bossche P. (2007), “The comparative role of cattle, goat and pigs in the epidemiology of livestock Trypanosomiasis on the plateau of eastern Zambia”, Veterinary Parasitology, Volume 147, Issues 3 - 4, 20 June 2007, 231 - 238. Singh N. K., Pathak K. M., Kumar R. (2004), “A comparative evaluation of parasitological, serological and ADN amplification methods for diagnosis of natural Trypanosoma evansi infection in camels”, Vet. Parasitol., 126 (4): 365 - 373. Singh N. K., Singh H., Jyoti Haque M., Rath S. S. (2012), “Prevalence of parasitic infections in cattle of Ludhiana district, Punjab”, J. Parasit. Dis., 36(2): 256 - 259. Singh S. K., Singh V. K., Yadav B. K., Nakade U. P., Kumari P., Srivastava M. K., Sharma A., Choudhary S., Swain D., Garg S. K. (2016), “Potential association of reduced cholinesterase activity with Trypanosoma evansi pathogensis in buffaloes”, Vet. Parasitol., 225: 29 - 32. Sinshaw A., Abebe G., Desquennes M., Yoni W. (2006), “Biting flies and Trypanosoma vivax infection in three highland districts bordering lake Tana, Ethiopia”, Veterinary Parasitology, Volume 142, Issues 1 - 2, 30 November 2006, 35 - 46. Sivajothi S., Rayulu V. C., Bhaskar Reddy B. V., Malakondaiah P., Sreenivasulu D., Sudhakara Reddy B. (2016), “Polypeptide profiles of South Indian isolate of Trypanosoma evansi”, J. Parasit. Dis., 40 (3): 652 - 655. Sivajothi S., Rayulu V. C., Malakondaiah P., Sreenivasulu D. (2016), “Diagnosis of Trypanosoma evansi in bovines by indirect ELISA”, J. Parasit. Dis., 40 (1): 141 - 144. Souza C. F., Baldissera M. D., Cossetin L. F., Dalla Lana D. F., Monteiro S. G. (2017), “Achyrocline satureioides essential oil loaded in nanocapsules ameliorate the antioxidant/oxidant status in heart of rats infected with Trypanosoma evansi”, Microb. Pathog., 105: 30 - 36. Sudan V., Jaiswal A. K., Parashar R., Shanker D. (2015), “A duplex PCR-based assay for simultaneous detection of Trypanosoma evansi and Theileria annulata infections in water buffaloes”, Trop. Anim. Health. Prod., 47 (5): 915 - 919. Sumbria D., Singla L. D., Sharma A., Moudgil A. D., Bal M. S. (2014), “Equine trypanosomosis in central and western Punjab: Prevalence, haemato-biochemical response and associated risk factors”, Acta. Trop., 706 (14): 200 - 209. Sutcliffe O. B., Skellern G. G., Araya F., Cannavan A., Sasanya J. J., Dungu B., Van Gool F., Munstermann S., Mattioli R. C. (2014), “Animal trypanosomosis: making quality control of trypanocidal drugs possible”, Rev. Sci. Tech., 33 (3): 813 - 830. Takeet M. I., Fagbemi B. O., Donato M. D., Yakubu A., Rodulfo H. E., Peters S. O., Wheto M., Imumorin I. G. (2012), “Molecular survey of pathogenic trypanosomes in naturally infected Nigerian cattle”, Res. Vet. Sci., 32 (9): 139 - 142. Tamarit A., Gutierrez C., Arroyo R., Jimenez V., Zagala G., Bosch I., Sirvent J., Alberola J., Alonso I., Caballero C. (2010), “Trypanosoma evansi infection in mainland Spain”, Vet. Parasitol., 167 (1): 74 - 76. Tchamdja E., Kulo A. E., Akoda K., Teko Agbo A., Assoumy A. M., Niang E. M., Batawui K., Adomefa K., Bankole A. A., Kombiagou K., Hoppenheit A., Clausen P. H., Mattioli R. C., Peter R., Napier G. B., De Deken R., Marcotty T., Van Den Abbeele J., Delespaux V. (2016), “Drug quality analysis through high performance liquid chromatography of isometamidium chloride hydrochloride and diminazene diaceturate purchased from official and unofficial sources in Northern Togo”, Prev. Vet. Med., 126: 151 - 158. Tchamdja E., Kulo A. E., Vitouley H. S., Batawui K., Bankole A. A., Adomefa K., Cecchi G., Hoppenheit A., Clausen P. H., De Deken R., Van Den Abbeele J., Marcotty T., Delespaux V. (2017), “Cattle breeding, trypanosomosis prevalence and drug resistance in Northern Togo”, Vet. Parasitol., 236: 86 - 92. Tehseen S., Jahan N., Qamar M. F., Desquesnes M., Shahzad M. I., Deborggraeve S., Buscher P. (2015), “Parasitological, serological and molecular survey of Trypanosoma evansi infection in dromedary camels from Cholistan Desert, Pakistan”, Vet. Parasitol., 168: 415 - 416. Thekisoe O. M., Inoue N., Kuboki N., Tuntasuvan D., Bunnoy W., Borisutsuwan S., Igarashi I., Sugimoto C. (2005), “Evaluation of loop-mediated isothermal amplification (LAMP), PCR and parasitological tests for detection of Trypanosoma evansi in experimentally infected pigs”, Vet. Parasitol., 130 (3 - 4): 327 - 330. Thuy N. T., Goto Y., Lun Z. R., Kawazu S., Inoue N. (2012), “Tandem repeat protein as potential diagnostic antigen for Trypanosoma evansi infection”, Parasitol. Res., 110 (2): 733 - 739. Tonin A. A., Da Silva A. S., Costa M. M., Otto M. A., Thome G. R., Tavares K. S., Miletti L. C., Leal M. R., Lopes S. T., Mazzanti C. M., Monteiro S. G., De La Rue M. L. (2011), “Diminazene aceturate associated with sodium selenite and vitamin E in the treatment of Trypanosoma evansi infection in rats”, Exp. Parasitol., 128 (3): 243 - 249. Tuntasuvan D., Jarabrum W., Viseshakul N., Mohkaew K., Borisutsuwan S., Theeraphan A., Kongkanjana N. (2003), “Chemotherapy of surra in horses and mules with diminazene aceturate”, Vet. Parasitol., 110 (3 - 4): 227 - 233. Urakawa T., Phelix A. O. Majiwa, Bruno Goddeeris, Philip Magda Radwanska (2001), “Variable Surface Glycoprotein RoTat 1.2 PCR as a specific diagnostic tool for the detection of Trypanosoma evansi infections”, Southeast Asian J. Trop. Med. Pub. Health, 25: 266 - 271. Van Vinh Chau N., Buu Chau L., Desquesnes M., Herder S., Phu Huong Lan N., Campbell J. I., Van Cuong N., Yimming B., Chalermwong P., Jittapalapong S., Ramon Franco J., Tri Tue N., Rabaa M. A., Carrique Mas J., Pham Thi Thanh T., Tran Vu Thieu N., Berto A., Thi Hoa N., Van Minh Hoang N., Canh Tu N., Khac Chuyen N., Wills B., Tinh Hien T., Thwaites G. E., Yacoub S., Baker S. (2016), “A Clinical and Epidemiological Investigation of the First Reported Human Infection With the Zoonotic Parasite Trypanosoma evansi in Southeast Asia”, Clin. Infect. Dis., 62 (8): 1002 - 1008. Ventura R. M., Takeda G. F., Silva R. A., Nunes V. L., Buck G. A., Teixeira M. M. (2002), “Gentic relatedness among Trypanosoma evansi stocks by random amplification of polymorphic ADN and evaluation of a synapomorphic ADN fragment for species-specific diagnosis”, Int. J. Parasitol., 32: 53 - 63. Verdillo J. C., Lazaro J. V., Abes N. S., Mingala C. N. (2012), “Comparative virulence of three Trypanosoma evansi isolates from water buffaloes in the Philippines”, Exp. Parasitol., 130 (2): 130 - 134. Villareal M. V., Mingala C. N., Rivera W. L. (2013), “Molecular characterization of Trypanosoma evansi isolates from water buffaloes (Bubalus bubalis) in the Philippines”, Acta. Parasitol., 58 (1): 6 - 12. Wada Y. A., Oniye S. J., Rekwot P. I., Okubanjo O. O. (2016), “Testicular pathology, gonadal and epididymal sperm reserves of Yankasa rams infected with experimental Trypanosoma brucei brucei and Trypanosoma evansi”, Vet. World., 9 (7): 759 - 765. Yadav S. C., Kumar R., Manuja A., Goyal L., Gupta A. K. (2014), “Early detection of Trypanosoma evansi infection and monitoring of antibody levels by ELISA following treatment”, J. Parasit. Dis., 38 (1): 124 - 127. Youssif F., Mohammed O., Hassan T. (2008), “Efficacy and toxicity of cymelarsan in Nubian goats infected with Trypanosoma evansi”, J. Cell. Anim. Bio., 2 (7): 140 - 149. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh, Phan Thị Hồng Phúc, Phạm Diệu Thùy, Phạm Thị Trang, Trần Nhật Thắng (2014), “Tình hình nhiễm Tiên mao trùng trên đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang và xác định phác đồ điều trị hiệu quả”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số tháng 6, tr. 91 - 95. 2. Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Thị Tâm, Trương Quốc Phong, Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Thị Trang (2014), “Nghiên cứu biểu hiện gien mã hóa kháng nguyên bề mặt của tiên mao trùng gây bệnh ở trâu, bò Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề Khoa học công nghệ Nông lâm nghiệp miền núi, số 24, tr. 90 - 95. 3. Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Thị Tâm, Phạm Thị Trang, Nguyễn Thị Kim Lan (2015), “Nghiên cứu chế tạo sinh phẩm chẩn đoán nhanh bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây cho trâu, bò ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XXII, số 7, tr. 48 - 59. 4. Phạm Thị Trang, Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Công Hoạt (2017), “Thử nghiệm Kit CATT để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho trâu tại tỉnh Tuyên Quang”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Thái Nguyên), tập 168, số 08, tr. 125 - 130.
File đính kèm:
- nghien_cuu_xac_dinh_ty_le_nhiem_va_che_tao_kit_chan_doan_ben.doc
- LUAN AN NCS PHAM THI TRANG.pdf
- TOM TAT LUAN AN TIENG ANH NCS PHAM THI TRANG.doc
- TOM TAT LUAN AN TIENG VIET NCS PHAM THI TRANG.doc
- TRANG THONG TIN LUAN AN CUA NCS PHAM THI TRANG.docx
- TRICH YEU LUAN AN NCS PHAM THI TRANG.doc