Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững ngành chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam

Vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, con người đang xâm phạm ngày càng nhiều đến thiên nhiên. Để cải thiện tình trạng đó, con người tìm cách phát triển khác để vừa phát triển kinh tế, vừa phát triển xã hội đồng thời vẫn đảm bảo gìn giữ môi trường đó chính là “Phát triển bền vững”. Trong xu hướng đó, Đảng và nhà nước đã chủ trương phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành trong đó có ngành chăn nuôi gia cầm. Thực tế ngành chăn nuôi gia cầm, cụ thể là gà công nghiệp trong những năm gần đây đã phát triển rất nhanh nhưng còn mang tính chất tự phát nên rất bấp bênh. Để giúp ngành này phát triển theo hướng bền vững, trước hết cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững để đánh giá thực trạng của ngành, từ đó có thể đề xuất những giải pháp, kiến nghị với Nhà nước, với cơ quan chức năng có chính sách giúp ngành chăn nuôi nhiều tiềm năng này phát triển bền vững

pdf 10 trang dienloan 5740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững ngành chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững ngành chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững ngành chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam
51
Nghiên cứu, xây dựng . . .
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT 
TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP 
TẠI VIỆT NAM
Vòng Thình Nam*
TÓM TẮT
Vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, con người đang xâm phạm ngày càng nhiều đến thiên 
nhiên. Để cải thiện tình trạng đó, con người tìm cách phát triển khác để vừa phát triển kinh tế, vừa 
phát triển xã hội đồng thời vẫn đảm bảo gìn giữ môi trường đó chính là “Phát triển bền vững”. 
Trong xu hướng đó, Đảng và nhà nước đã chủ trương phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vực, nhiều 
ngành trong đó có ngành chăn nuôi gia cầm. Thực tế ngành chăn nuôi gia cầm, cụ thể là gà công 
nghiệp trong những năm gần đây đã phát triển rất nhanh nhưng còn mang tính chất tự phát nên 
rất bấp bênh. Để giúp ngành này phát triển theo hướng bền vững, trước hết cần nghiên cứu và xây 
dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững để đánh giá thực trạng của ngành, từ đó có thể đề xuất 
những giải pháp, kiến nghị với Nhà nước, với cơ quan chức năng có chính sách giúp ngành chăn 
nuôi nhiều tiềm năng này phát triển bền vững. 
Từ khóa: Chỉ tiêu phát triển bền vững, Phát triển bền vững, Nuôi gà công nghiệp
STUDY ON INDICATORS SYSTEM FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT 
OF BREED INDUSTRIAL CHICKEN IN VIETNAM
ABSTRACT
For purpose of economic growth, human kind is doing more bad impact to nature. To 
solve that matter, people need to find better ways of growing economics and social development 
simultaneously preserving the environment, which is called “Sustainable development”. Following 
that momentum, our Communist party and government set out the strategy of sustainable development 
in many industries, including the Live-stock breeding. In fact, the Live-stock breeding, Chicken farm 
in particular have grown very fast in recent years, yet in unprompted a unstable manner. In order to 
help this industry growing sustainably, the Growth performance indicators system, at first, must be 
researched and built to access the status and situation. From then, solution or proposal to Government, 
authorities can be defined and submitted to support this high potential industry to develop sustainably.
Keywords: Sustainable development indicators, Sustainable development, Breed 
industrial chicken
* ThS. GV. Khoa Kinh tế, Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM
52
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH 
CHĂN NUÔI
1.1. Khái quát về phát triển bền vững
Chúng ta đang sống trong thời đại phát 
triển nhanh và mạnh, nhưng càng phát triển, 
con người càng xâm phạm thiên nhiên trên 
nhiều mặt: Khai thác cạn kiệt tài nguyên; gây 
ô nhiễm môi sinh, môi trường mà không có 
hoặc rất hạn chế hành động khắc phục, xử 
lý ô nhiễm. Nhận thức được điều đó nhiều 
nhà hoạt động xã hội, nhà nghiên cứu về môi 
trường trên thế giới đã kêu gọi nhân loại 
phải có cách phát triển khác so với trước đây, 
vừa phát triển về kinh tế nhưng vừa phát triển 
xã hội và đồng thời bảo vệ môi trường không 
bị ảnh hường. Từ đó, khởi xướng xu hướng 
“Phát triển bền vững”. 
Trải qua rất nhiều sự kiện diễn ra trong 
nhiều năm trên thế giới về kêu gọi và cổ xúy 
cho phát triển bền vững, sự kiện đáng chú ý 
nhất là năm 1987: Ủy ban Môi trường và 
Phát triển Thế giới xuất bản báo cáo (Báo cáo 
Brundtland) có tựa đề “Tương lai của chúng 
ta”. Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính 
thức thuật ngữ “Phát triển bền vững”. Theo đó, 
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp 
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không 
ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp 
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Ủy 
ban Môi trường và Phát triển Thế giới đã cụ thể 
hơn về nội dung phát triển bền vững:
Phát triển bền vững về kinh tế 
Phát triển bền vững về xã hội 
Phát triển bền vững về môi trường
Ủy ban của Liên hợp quốc về phát triển 
bền vững (CDS) đã bổ sung thêm nội dung 
thứ tư: Phát triển bền vững về thể chế chính 
sách. Bốn nội dung này hiện đang là khuôn 
khổ báo cáo về thực hiện Chương trình Nghị 
sự 21 của các quốc gia.
Đến nay, phát triển bền vững (PTBV) đã 
trở thành phương thức phát triển mà nhiều 
quốc gia trên thế giới đang hướng tới và nó trở 
thành xu hướng tất yếu của thời đại, của nhân 
loại bởi nó là sư phát triển có tính đến đầy đủ 
các mặt của cuộc sống mà con người ở thế hệ 
nào cũng cần, sự phát triển cân đối, hài hòa 
giữa các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, 
hay như chính nội dung khái niệm phát triển 
bền vững, là sự phát triển có thể đáp ứng được 
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, 
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu 
của các thế hệ tương lai
1.2. Đường lối, chủ trương phát triển 
bền vững
Ở nước ta, “Phát triển bền vững đã trở 
thành đường lối, quan điểm của Đảng, chủ 
trương, chính sách của Nhà nước và được thể 
hiện rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch, 
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia 
cũng như của các ngành và địa phương của 
Việt Nam.” [1]
Trong số đó có nông nghiệp là một 
ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam. Nông 
nghiệp là ngành hiện đang được Nhà nước 
quan tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa và chuyển đổi cơ cấu để ngày càng 
tạo ra giá trị cao hơn, có lợi hơn về nhiều 
mặt giúp nông dân ổn định cuộc sống và 
phát triển. Thủ tướng chính phủ đã ban 
hành quyết định số: 10/2008/QĐ-TTg, Phê 
duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến 
năm 2020. Đây là văn bản pháp lý vô cùng 
quan trọng và cần thiết, định hướng cho sự 
phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và 
chăn nuôi gia cầm nói riêng. Theo đó cần 
53
Nghiên cứu, xây dựng . . .
“đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển chăn 
nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công 
nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” [2] 
để đến năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm 
phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá hiệu 
quả và bền vững. Tỷ trọng giá trị sản lượng 
của ngành chăn nuôi so với trồng trọt cũng 
tăng dần lên. Mục tiêu, tỷ trọng chăn nuôi 
năm 2010 chiếm 27-28% tổng giá trị trong 
nông nghiệp, phấn đấu đưa tỷ trọng chăn 
nuôi lên 30% đến 32% năm 2011, 38% năm 
2015 và 42% năm 2020 (theo Cục chăn nuôi 
– Bộ NN&PTNN).
1.3. Nội dung phát triển bền vững trong 
chăn nuôi
Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển 
bởi nó tạo ra năng suất cao hơn, sản lượng 
lớn hơn trên cùng một đơn vị diện tích đất 
trong cùng một đơn vị thời gian. Mặt khác, 
sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, 
đáp ứng nhu cầu của con người và vì thế tạo 
ra giá trị kinh tế cao. Do vậy, việc phát triển 
bền vững chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng 
trong việc tạo ra nền sản xuất hàng hóa nông 
nghiệp ở khu vực nông thôn.
Phát triển bền vững trong nông nghiệp hay 
trong chăn nuôi cũng dựa trên lý thuyết và nội 
dung phát triển bền vững chung, bao gồm: 
Phát triển bền vững về mặt kinh tế, 
Phát triển bền vững về mặt xã hội, 
Phát triển bền vững về mặt môi trường, 
Phát triển bền vững về mặt thể chế chính sách 
Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi 
dòi hỏi phải PTBV các mặt, các khâu của 
quá trình sản xuất, từ các yếu tố đầu vào phải 
được đảm bảo như: con gống tốt, thức ăn tốt, 
sạch và an toàn. Trong quá trình chăn nuôi, 
phải đảm bảo tuân thủ các qui trình, vật nuôi 
được chăm sóc tốt, kỹ lưỡng đúng khoa học 
đạt yêu cầu của ngành chăn nuôi và thú y 
từ đó mới có được sản phẩm tốt, chất lượng 
cao. Bên cạnh đó, thị trường đầu ra phải ổn 
định, cung cầu cân đối hài hòa. Tất nhiên, để 
cò được điều đó đòi hỏi phải có sự nổ lực từ 
nhiều phía, trong đó quan trọng nhất là vai trò 
của nhà nước. Nhà nước phải cơ chế và chính 
sách điều hành thị trường phát triển ổn định, 
lành mạnh trên cơ sở qui hoạch phát triển 
ngành chăn nuôi và các ngành công nghiệp 
phụ trợ. 
2. VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ 
NGÀNH CHĂN NUÔI GÀ CÔNG 
NGHIỆP THEO HƯỚNG PTBV
2.1. Sơ lược tình hình phát triển chăn 
nuôi gà công nghiệp
Chăn nuôi gà công nghiệp là ngành phát 
triển nhanh và mạnh trong thời gian gần đây. 
Không chỉ ở các nước phát triển, mà ngay 
cả các nước trong khu vực như Thái Lan, 
Malaysia, Indonesia cũng phát triển mạnh 
ngành này. Những năm gần đây, nước ta cũng 
phát triển ngành chăn nuôi gà công nghiệp 
thông qua các công ty nước ngoài như CP, 
Japfa, Emivest Các công ty này đưa công 
nghệ, thiết bị hiện đại vào nước ta dưới nhiều 
hình thức đầu tư khác nhau và đã thay thế dần 
phương thức chăn nuôi truyền thống lạc hậu. 
Với công nghệ hiện đại cho phép chăn nuôi 
qui mô lớn, thu hoạch hàng loạt, năng suất 
cao nhưng phải đầu tư lớn. 
Tùy thuộc vào giá cả thị trường khác 
nhau, đã có những lúc ngành chăn nuôi gà 
công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. 
Do vậy, trong những năm gần đây ngành này 
phát triển đầu tư rất mạnh nhất là ở khu vực 
Đông Nam bộ. 
54
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Bảng 1. Tình hình chăn nuôi gà trên cả nước
ĐVT: 1000 con
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng số 
con
Trong đó 
gà CN
Tổng số 
con
Trong đó gà 
CN
Tổng số 
con
Trong đó gà 
CN
Tổng số 
con
Trong đó gà 
CN
218.201 102.712,4 232.734 60.039 223.746 61.496,74 231.763 71.820,89
Nguồn: Cục chăn nuôi (Văn phòng phía nam)
Tuy nhiên, do thị trường không ổn định, 
giá cả lên xuống thất thường, tình hình chăn 
nuôi bấp bênh nên người chăn nuôi nhiều phen 
khốn đốn, thậm chí có nơi phải treo máng, bỏ 
chuồng. Để đưa ngành chăn nuôi có nhiều 
tiềm năng này phát triển theo hướng bền vững 
trước hết cần phải đánh giá được ngành này 
phát triển đến đâu, phát triển như thế nào? Đã 
bền vững chưa?... chúng ta phải có công cụ 
để đo lường, tức là phải có hệ thống chỉ tiêu 
đánh giá. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn đang 
gặp phải hiện nay là chưa có hệ thống chỉ tiêu 
đánh giá mang tính pháp lý hay khoa học cho 
ngành chăn nuôi nói chung và cho chăn nuôi 
gà công nghiệp nói riêng. Do vậy, nhiệm vụ 
của nghiên cứu này là xây dựng hệ thống chỉ 
tiêu đánh giá PTBV cho ngành chăn nuôi gà 
công nghiệp tại Việt Nam.
2.2. Tình hình xây dựng hệ thống chỉ 
tiêu phát triển bền vững
Từ sau hội nghị thượng đỉnh trái đất về 
môi trường và phát triển được tổ chức ở Rio 
de Janeiro (Braxin) năm 1992, nhiều nước và 
các tổ chức phi chính phủ tham gia đã tích 
cực xây dựng nhiều hệ thống chỉ tiêu đánh giá 
PTBV khác nhau cho các cấp: quốc gia, vùng 
và một số ngành. Trong đó, Việt Nam cũng 
có xây dựng và ban hành các bộ chỉ tiêu đánh 
giá PTBV.
2.2.1. Các tổ chức quốc tế xây dựng hệ 
thống chỉ tiêu phát triển bền vững chung
* Bộ chỉ tiêu của Uỷ ban PTBV của 
Liên hiệp quốc (CSD)
Uỷ ban PTBV của Liên hiệp quốc (CSD) 
được ra đời năm 1992. Một trong những hoạt 
động quan trọng của Uỷ ban này là xây dựng 
bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV chung ở cấp quốc 
gia. Bộ chỉ tiêu này gồm 58 chỉ tiêu bao quát 
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và 
thể chế của phát triển bền vững. Ý định ban 
đầu là xây dựng một bộ chỉ tiêu chung ở cấp 
quốc gia, nhưng hiện nay CSD vẫn thận trọng 
và cho rằng bộ chỉ tiêu đó sử dụng cho các 
quốc gia trên cơ sở tự nguyện nếu xét thấy 
phù hợp với các điều kiện riêng của mỗi nước. 
Đây là bộ chỉ thị được nhiều quốc gia, trong 
đó có Việt Nam lựa chọn để xây dựng bộ chỉ 
tiêu đánh giá phát triển bền vững cho quốc 
gia mình.
* Bộ 46 chỉ thị của Nhóm tư vấn về chỉ 
tiêu PTBV (CGSDI)
CGSDI là nhóm tư vấn quốc tế về chỉ tiêu 
PTBV gồm 12 chuyên gia, ra đời năm 1996. 
Nhóm đã biên soạn ra một bộ 46 chỉ thị về kinh 
tế, xã hội, môi trường và thể chế cho hơn 100 
quốc gia. Bên cạnh đó, CGSDI đã tạo ra một 
phần mềm trọn gói cho phép người sử dụng lựa 
chọn các phương pháp khác nhau để tính toán 
các điểm tổng thể từ các chỉ thị riêng biệt, phân 
tích và vẽ đồ hoạ các kết quả tổng hợp.
* Bộ chỉ số thịnh vượng của Tổ chức bảo 
tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)
55
Nghiên cứu, xây dựng . . .
Bộ chỉ số thịnh vượng là một tập hợp gồm 
88 chỉ thị là kết quả nghiên cứu đã được xuất 
bản trong cuốn Sự thịnh vượng của các dân 
tộc: Một chỉ số về chất lượng cuộc sống và 
môi trường của từng quốc gia. Các chỉ thị 
được kết hợp lại thành 2 nhóm là các chỉ thị 
thịnh vượng nhân văn và phúc lợi sinh thái. 
Bộ chỉ số này đã được dùng để đánh giá cho 
180 quốc gia. Chỉ số về thịnh vượng nhân văn 
bao gồm một tập hợp các độ đo về sức khoẻ 
và dân số, sự giàu có, kiến thức và văn hoá, 
cộng đồng và sự bình đẳng. Chỉ số phúc lợi 
sinh thái gồm một tập hợp các độ đo về đất 
đai, nguồn nước, không khí, đa dạng sinh học 
và việc sử dụng nguồn lợi sinh vật. 
Ngoài ra, còn nhiều bộ chỉ tiêu và phương 
án khác như: Phương án Chỉ số Bền vững Môi 
trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng bao 
gồm 68 chỉ tiêu, 65 chỉ tiêu của Nhóm Bối 
cảnh toàn cầu, Dấu chân sinh thái, Nhóm Tiêu 
chí Tiến bộ đích thực (GPI), Hệ thống chỉ tiêu 
của Costa Rica về PTBV 
Về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh 
giá PTBV ở mỗi quốc gia, đến nay hầu như 
quốc gia nào cũng đã thực hiện. Từ các 
nước phát triển đến các nước đang phát 
triển, mỗi nước đã tự xây dựng bộ chỉ tiêu 
PTBV của mình, bộ chỉ tiêu được xây dựng 
phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ 
phát triển, thứ tự ưu tiên của từng vấn đề: kinh 
tế, xã hội, và môi trường của chính nước đó. 
Bộ chỉ tiêu của các nước phát triển và các 
nước đang phát triển, thể hiện một số điểm khác 
nhau cơ bản như: các nước đang phát triển quan 
tâm chủ yếu tới các vấn đề về đói nghèo, nhà 
ở, nước sạch, thất nghiệp, các điều kiện tối 
thiểu để đảm bảo cuộc sống; các nước phát 
triển tập trung vào các vấn đề về bình đẳng, 
chất lượng cuộc sống, các vấn đề xã hội nảy 
sinh trong một nền kinh tế phát triển và vấn 
đề ô nhiễm môi trường. 
2.2.2. Các tổ chức ở Việt Nam xây dựng 
hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững
Có nhiều tổ chức đã xây dựng và đề xuất 
bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia và địa phương. Có 
thể điểm qua một số bộ chỉ tiêu quan trọng 
được đề xuất như sau:
- Bộ chỉ tiêu PTBV do Dự án năng lực thế 
kỷ XXI của Việt Nam đã kiến nghị năm 1999, 
cho Việt Nam với 22 chỉ tiêu. Trong đó có 4 
chỉ tiêu về kinh tế, 12 chỉ tiêu về xã hội và 6 
chỉ tiêu về môi trường.
- Viện Môi trường và Phát triển bền vững 
đã đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV cấp quốc gia vào 
năm 2002,. Bộ chỉ tiêu này gồm 34 chỉ tiêu, 
trong đó có: 4 chỉ tiêu về kinh tế; 12 chỉ tiêu 
về xã hội; 14 chỉ tiêu về môi trường và 4 chỉ 
tiêu về các đáp ứng của xã hội. Trên cở sở 
bộ chỉ tiêu này, năm 2003, Viện Môi trường 
và Phát triển bền vững lại đề xuất hệ chỉ tiêu 
PTBV ở cấp địa phương.
- Viện Chiến lược và Phát triển của Bộ 
Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đề tài “Xác 
định Bộ chỉ tiêu PTBV và cơ chế xây dựng 
cơ sở dữ liệu PTBV ở Việt Nam” thuộc sự án 
VIE/01/21 vào tháng 2/2005, đã đề xuất bộ chỉ 
tiêu PTBV của Việt Nam, bao gồm: 7 chỉ tiêu 
về kinh tế, 14 chỉ tiêu về xã hội, 5 chỉ tiêu về 
môi trường và 6 chỉ tiêu về thể chế. Việc thực 
hiện bộ chỉ tiêu này dựa trên cơ sở tham khảo 
các bộ chỉ tiêu PTBV của Hội đồng PTBV 
Liên hiệp quốc và mục tiêu của Chiến lược 
phát triển KT – XH giai đoạn 2000 – 2010, 
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa 
nghèo và Bộ chỉ tiêu của Chương trình Nghị 
sự 21 của Việt Nam. Quan trọng hơn cả là 
hai bộ chỉ tiêu có tính chất pháp lý do chính 
phủ ban hành: 
56
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
- Bộ chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát 
triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 
2020 (Ban hành kèm theo quyết định số 432/
QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 của Thủ tướng 
Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Phát triển 
bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020). 
Đây là bộ chỉ tiêu PTBV quốc gia. Bao gồm: 
30 chỉ tiêu. Trong đó: 3 chỉ tiêu chung, 10 chỉ 
tiêu về lĩnh vực kinh tế, 10 chỉ tiêu về lĩnh 
vực xã hội, 7 chỉ tiêu về lĩnh vực tài nguyên 
và môi trường.
- Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV 
địa phương giai đoạn 2013 – 2020 (Ban hành 
kèm theo Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 
11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính 
phủ), bao gồm: 28 chỉ tiêu chung: 1 chỉ tiêu 
tổng hợp, 7 chỉ tiêu lĩnh vực kinh tế (5 chỉ 
tiêu bắt buộc + 2 chỉ tiêu khuyến khích sử 
dụng), 11 chỉ tiêu lĩnh vực xã hội, 9 chỉ tiêu 
lĩnh vực tài nguyên môi trường (7 chỉ tiêu 
bắt buộc + 2 chỉ tiêu khuyến khích sử dụng) 
và 15 chỉ tiêu đặc thù vùng miền: 1 chỉ 
tiêu vùng trung du, miền núi, 2 chỉ tiêu vùng 
đồng bằng (1 chỉ tiêu bắt buộc + 1 chỉ tiêu 
khuyến khích sử dụng), 2 chỉ tiêu vùng ven 
biển (đều khuyến kích sử dụng), 5 chỉ tiêu đô 
thị trực thuộc trung ương (2 chỉ tiêu bắt buộc 
+ 3 chỉ tiêu khuyến khích sử dụng), 5 chỉ tiêu 
nông thôn (3 chỉ tiêu bắt buộc + 2 chỉ tiêu 
khuyến khích sử dụng). 
2.2.3. Các địa phương, ngành xây dựng 
hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững
Một số địa phương cũng ban hành kế 
hoạch hành động PTBV cùng với bộ chỉ tiêu 
PTBV, chẳng hạn như UBND Tỉnh Tây Ninh 
đã ban hành bộ chỉ tiêu PTBV bao gồm 34 chỉ 
tiêu, trong đó có 28 chỉ tiêu chung: 1 chỉ tiêu 
tổng hợp, 7 chỉ tiêu lĩnh vực kinh tế (5 chỉ tiêu 
bắt buộc + 2 chỉ tiêu khuyến khích sử dụng), 
11 chỉ tiêu lĩnh vực xã hội, 9 chỉ tiêu lĩnh vực 
tài nguyên môi trường (7 chỉ tiêu bắt buộc + 2 
chỉ tiêu khuyến khích sử dụng) và 6 chỉ tiêu 
đặc thù vùng: 4 chỉ tiêu bắt buộc + 2 chỉ tiêu 
khuyến khích sử dụng.
Về chỉ tiêu PTBV ngành: Đến nay, chưa 
có bộ chỉ tiêu PTBV có tính chất pháp lý 
cho ngành mà chỉ mới ở mức độ khoa học. 
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học 
đã đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV cho một số 
ngành cụ thể. Ví dụ: ngành Giao thông vận 
tải có đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV kết cấu hạ 
tầng giao thông cho năm 2020 với các loại 
hình: [6]
- Bộ chỉ tiêu PTBV kết cấu hạ tầng giao 
thông đường bộ: 12 chỉ tiêu
- Bộ chỉ tiêu PTBV kết cấu hạ tầng giao 
thông đường sắt: 12 chỉ tiêu
- Bộ chỉ tiêu PTBV kết cấu hạ tầng giao 
thông đường thủy nội địa: 12 chỉ tiêu
- Bộ chỉ tiêu PTBV kết cấu hạ tầng giao 
thông đường hàng hải: 12 chỉ tiêu
- Bộ chỉ tiêu PTBV kết cấu hạ tầng giao 
thông đường hàng không: 12 chỉ tiêu
Đến nay, mặc dù số lượng còn ít nhưng 
việc nghiên cứu và đề xuất các bộ chỉ tiêu 
PTBV ngành là rất cần thiết để phục vụ cho 
việc phân tích, đánh giá thực trạng của ngành. 
Điều đó không chỉ đánh dấu hoạt động hướng 
tới PTBV mà còn là sự đóng góp khoa học 
cho PTBV.
Từ đề xuất cho đến triển khai áp dụng là 
một khoảng thời gian rất dài, vì còn phải qua 
nhiều bước thẩm định, góp ý sửa chữa pháp 
lý hóa và ban hành văn bản pháp qui cụ thể, 
triển khai áp dụng. Thế nhưng đến nay, còn rất 
nhiều ngành chưa có bộ chỉ tiêu PTBV, dù chỉ 
để bước đầu sử dụng như là công cụ đo lường 
mang tính chất khoa học, phục vụ cho nghiên 
57
Nghiên cứu, xây dựng . . .
cứu khoa học. Điều này có ý nghĩa quan trọng 
bởi vì kết quả nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở 
đề xuất các chính sách quan trọng cho ngành, 
cho địa phương, cho đất nước.
Từ suy nghĩ đó, tác giả nghiên cứu để đề 
xuất bộ chỉ tiêu PTBV cho ngành chăn nuôi 
gà công nghiệp. 
3. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CHỈ TIÊU 
ĐÁNH GIÁ PTBV NGÀNH CHĂN NUÔI 
GÀ CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
3.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ 
tiêu PTBV
Để đảm bảo bộ chỉ tiêu PTBV phù hợp 
với đặc điểm của ngành chăn nuôi gà công 
nghiệp và điều kiện thực tế của nước ta trong 
bối cảnh hội nhập, bộ chỉ tiêu được xây dựng 
dựa trên các nguyên tắc: 
- Thực hiện đường lối lãnh đạo của 
Đảng, chủ trương của Nhà nước về PTBV, 
đặc biệt là Chiến lược Phát triển bền vững 
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 mà Thủ 
tướng đã phê duyệt và phù hợp với các mục 
tiêu và nội dung Chương trình nghị sự 21 
của Việt Nam.
- Học tập và vận dụng kinh nghiệm của 
các nước phát triển trong việc xây dựng 
bộ chỉ tiêu PTBV (định hướng phát triển 
về sau), vì đó là các nước đi tiên phong về 
PTBV, đồng thời học tập kinh nghiệm của 
các nước có sự tương đồng về trình độ phát 
triển, điều kiện kinh tế, xã hội và tài nguyên 
môi trường với nước ta như Trung Quốc và 
các nước ASEAN.
- Bộ chỉ tiêu PTBV phải phù hợp 
với thông lệ quốc tế, có những chỉ số 
đo lường mà có thể so sánh với trình độ 
PTBV của các nước khác trong khu vực 
và trên thế giới.
- Bộ chỉ tiêu PTBV phải đảm bảo tính 
lượng hóa và phù hợp với hệ thống thống kê 
hiện hành của nước ta.
- Bộ chỉ tiêu phải đáp ứng các yêu cầu: dễ 
thực hiện, chính xác, hiệu quả, đại diện đặc 
trưng, thước đo phổ biến và trung thực.
- Bộ chỉ tiêu được xây dựng phải đảm bảo 
có tính mở để dễ cập nhật khi có những yêu 
cầu mới, dữ liệu mới.
3.2. Quan điểm, định hướng xây dựng 
hệ thống tiêu chi PTBV
Ngành chăn nuôi gà công nghiệp là một 
ngành đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia 
trên thế giới. Do vậy, ngành này có tính chất 
hội nhập và toàn cầu hóa rất cao nên khi xây 
dựng hệ thống chỉ tiêu PTBV ngành chăn 
nuôi gà công nghiệp phải dựa trên quan điểm 
phù hợp với sự biến động mạnh và linh hoạt 
trong bối cảnh hội nhập:
- Hệ thống chỉ tiêu PTBV phải thực sự 
phản ánh được mức độ phát triển của ngành 
một cách khách quan, trung thực.
- Hệ thống chỉ tiêu PTBV phải vừa đảm 
bảo đo lường được trong điều kiện hiện tại 
của ngành đồng thời dể dàng cập nhật và đo 
lường được khi điều kiện thực tế của ngành 
thay đổi. 
- Hệ thống chỉ tiêu PTBV ngành phải 
có sự tương thích với thế giới nhưng đồng 
thời phù hợp với điều kiện đặc thù của 
quốc gia. 
3.3. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ 
tiêu PTBV
3.3.1. Phương pháp tiếp cận
Bộ chỉ tiêu của Uỷ ban PTBV của Liên 
hiệp quốc (CSD) và Bộ chỉ tiêu giám sát và 
đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai 
đoạn 2011 – 2020 cơ bản tương thích do cùng 
được xây dựng trên nguyên tắc PTBV. Mặc 
58
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
khác, bộ chỉ tiêu PTBV của Việt Nam còn phù 
hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê của nước ta 
đã được ban hành và sử dụng, phục vụ công 
tác quản lý nhà nước. Vì vậy, lựa chọn bộ chỉ 
tiêu PTBV của Việt Nam làm cơ sở để tham 
khảo xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV chăn nuôi 
gà công nghiệp là phù hợp với tình hình thực 
tế hiện nay.
3.3.2. Quy trình thực hiện xây dựng hệ 
thống chỉ tiêu PTBV
Quy trình lựa chọn và thực hiện xây 
dựng các chỉ tiêu PTBV chăn nuôi gà công 
nghiệp được tiến hành theo 3 bước:
- Bước 1: Lựa chọn bộ chỉ tiêu giám 
sát và đánh giá phát triển bền vững Việt 
Nam (giai đoạn 2011 – 2020) trên cơ sở 
tiếp thu có lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống 
kê của nước ta kết hợp cùng các yếu tố đặc 
thù của ngành chăn nuôi gà công nghiệp và 
tham khảo các bộ chỉ tiêu PTBV của các 
ngành khác.
- Bước 2: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu 
PTBV chăn nuôi gà công nghiệp trên cơ 
sở các điểm giao thoa của các bộ chỉ tiêu 
PTBV nêu trên và điều chỉnh cho phù hợp 
với đặc thù của ngành chăn nuôi gà công 
nghiệp nhằm đảm bảo tính khả thi và tính 
chuyên ngành.
- Bước 3: Tham khảo ý kiến chuyên gia 
để loại trừ những chỉ tiêu không đại diện 
và bổ sung những chỉ tiêu mới, cần thiết và 
phù hợp với thực tế.
3.4. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu PTBV 
ngành chăn nuôi gà công nghiệp tại Việt Nam
Sau khi nghiên cứu lý thuyết PTBV, 
hệ thống chỉ tiêu PTBV chung của quốc 
gia và hệ thống chỉ tiêu PTBV địa phương, 
cũng như hệ thống chỉ tiêu PTBV của một 
số ngành, tác giả đã đề xuất hệ thống chỉ 
tiêu PTBV chăn nuôi gà công nghiệp và 
gửi đến các chuyên gia là những nhà khoa 
học và nhà quản lý liên quan đến ngành 
chăn nuôi gà công nghiệp và PTBV để xin 
ý kiến. Kết quả thu được đã có sự thống 
nhất cao của các chuyên gia về hệ thống 
chỉ tiêu PTBV chăn nuôi gà công nghiệp 
như sau: 
* Các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế
Tốc độ tăng trưởng của ngành nhanh và 
đảm bảo trong thời gian dài
Mức độ đóng góp của ngành vào tổng 
sản phẩm quốc nội (GDP)
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) 
của ngành
Năng suất lao động của ngành so với 
ngành khác
* Các chỉ tiêu đo lường về mặt xã hội
Tạo thêm việc làm cho người lao động 
Tạo thu nhập tốt cho người lao động ổn 
định cuộc sống
Xây dựng và phát huy văn hóa, đạo đức 
trong sản xuất chăn nuôi 
Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông 
nghiệp theo hướng có lợi
Tỷ lệ lao động đang làm việc trong 
ngành đã qua đào tạo
* Các chỉ tiêu đo lường về mặt môi trường
Mức độ khái thác tài nguyên phục vụ 
cho chăn nuôi gà công nghiệp
Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi gà 
công nghiệp đối với môi trường
Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối 
với môi trường
* Các chỉ tiêu đo lường về mặt thể chế 
chính sách
Có chính sách khuyến khích, tạo điều 
kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào 
chăn nuôi 
59
Nghiên cứu, xây dựng . . .
Có chính sách khuyến khích, tạo điều 
kiện các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành 
phụ trợ cho chăn nuôi
Chính sách xuất nhập khẩu gia cầm và 
các sản phẩm thay thế
Chính sách ổn định và phát triển thị 
trường đầu vào, đầu ra cho chăn nuôi
Ngành chăn nuôi gà công nghiệp đạt 
ngưỡng PTBV khi các nội dung trên đạt 
bền vững. Còn nếu kết quả phân tích có nội 
dung nào đó chưa đạt bền vững thì cần tìm 
ra giải pháp để cải thiện tình hình phát triển 
của ngành. 
4. GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các 
chuyên gia là những nhà khoa học và nhà 
quản lý liên quan đến ngành chăn nuôi gà 
công nghiệp và PTBV, tác giả đã xây dụng 
hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững chăn 
nuôi gà công nghiệp ở nước ta bao gồm 16 
chỉ tiêu. Để có thể áp dụng tốt hệ thống chỉ 
tiêu PTBV này, tác giả xin đề xuất một số 
giải pháp và kiến nghị:
- Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững 
này cần được áp dụng thử nghiệm tại địa 
phương cụ thể để có thể điều chỉnh cho phù 
hợp tình hình thực tế, nhằm tạo ra công cụ 
hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về 
phát triển bền vững nói chung và ngành 
chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng.
- Hoàn thiện công tác thống kê, thu 
thập số liệu và xây dựng được cơ sở dữ liệu 
về PTBV cho ngành tại các địa phương và 
cả nước. 
- Đưa các chỉ tiêu PTBV vào các kế 
hoạch phát triển của ngành chăn nuôi gà 
công nghiệp tại các địa phương và cả nước. 
- Ở mỗi địa phương khi áp dụng bộ chỉ 
tiêu PTBV này, có thể nghiên cứu thêm để 
lựa chọn, bổ sung thêm một số chỉ tiêu phù 
hợp với đặc trưng của địa phương và có thể 
loại bớt những chỉ tiêu không phù hợp.
- Luôn nghiên cứu và cập nhật tình hình 
thực tế để vận dụng linh hoạt bộ chỉ tiêu 
PTBV ngành chăn nuôi này cho phù hợp 
với điều kiện thực tế của Việt Nam trong 
từng giai đoạn. 
5. KẾT LUẬN
Trong thời đại tiến bộ ngày nay, nhân 
loại hướng đến phát triển bền vững là đúng 
đắn và tất yếu, vì nó không chỉ phát triển 
về kinh tế mà còn phát triển xã hội và đảm 
bảo gìn giữ môi trường, bởi cuộc sống con 
người không chỉ cần đến tăng trưởng kinh 
tế mà đòi hỏi phải được phát triển nhiều 
mặt khác. Muốn vậy, ở mỗi địa phương, 
mỗi lĩnh vực, mỗi ngành cũng phải PTBV 
và theo đó cần thiết phải có chỉ tiêu, phải 
có công cụ đo lường để biết được phát 
triển đến đâu, phát triển ở mức nào, có bền 
vững hay chưa? để có biện pháp duy trì hay 
phấn đấu phát triển. Vì vậy, việc nghiên 
cứu xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cho mỗi 
địa phương, mỗi ngành là rất cần thiết, nó 
giúp cho các nhà quản lý có thêm công cụ 
để đo lường, để xác định, từ đó có những 
quyết sách đúng đắn và phù hợp với điều 
kiện thực tế của mình trong từng giai đoạn.
60
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20).
[2] Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số: 10/2008/QĐ-TTg, Phê duyệt chiến lược phát triển 
chăn nuôi đến năm 2020.
[3] GS.TS. Lê Viết Ly - Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam, “Phát triển chăn nuôi bền vững ở Việt Nam”.
[4] PGS.TS.Nguyễn Sinh Cúc , Cơ sở lý luận và thực tế để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông kê phát 
triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
[5] ThS. Lê Văn Hữu, Vụ Kế hoạch – Bộ Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát 
triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
[6] Đề tài: “Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam”, đăng trên trang 
web: 
8&Ved=0cbsqfjaa&Url=Http%3a%2f%2ftdsi.Gov.Vn%2fuploads%2ffile%2fuploads%2fbao%25
20cao%2520cuoi%2520cung-De%2520tai%2520phat%2520trien%2520ben%2520vung.Doc&Ei
=Zfl9u6kjn47t8ax51ydgcw&Usg=Afqjcnhizji9czpjmytccnwr0kgbxblflg&Bvm=Bv.73612305,Bs.
1,D.Dgc

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_he_thong_chi_tieu_phat_trien_ben_vung_ng.pdf