Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở “viên nén đại tràng 105”
Mục tiêu: xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của “Viên nén đại tràng 105”. Đối tượng và phương pháp:
xây dựng chỉ tiêu chất lượng của “Viên nén đại tràng 105” do Khoa Dược, Bệnh viện Quân y 105
sản xuất theo tiêu chuẩn DĐVN IV. Kết quả: “Viên nén đại tràng 105” có màu vàng xanh, hình tròn,
trụ dẹt, bề mặt viên nhẵn, thành và cạnh viên đều đặn, vị đắng; đạt tiêu chuẩn về độ đồng đều
khối lượng, định tính Hoàng đằng (phương pháp sắc ký lớp mỏng) và berberin chlorid (phương
pháp HPLC), giới hạn nhiễm khuẩn (mức 4); độ rã đạt 6,65 ± 0,18 phút; hàm lượng berberin
chlorid trong viên đạt 37,65 ± 0,4 mg. Kết luận: đã khảo sát và xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở
của “Viên nén đại tràng 105” bao gồm các chỉ tiêu: hình thức cảm quan, độ rã, độ đồng đều
khối lượng, định tính, định lượng và độ nhiễm khuẩn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở “viên nén đại tràng 105”
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 5 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ “VIÊN NÉN ĐẠI TRÀNG 105” Nguyễn Tuấn Quang*; Hồ Cảnh Hậu**; Hoàng Văn Thêm** Phan Văn Gầy**; Nguyễn Văn Chinh**; Nguyễn Cẩm Vân* TÓM TẮT Mục tiêu: xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của “Viên nén đại tràng 105”. Đối tượng và phương pháp: xây dựng chỉ tiêu chất lượng của “Viên nén đại tràng 105” do Khoa Dược, Bệnh viện Quân y 105 sản xuất theo tiêu chuẩn DĐVN IV. Kết quả: “Viên nén đại tràng 105” có màu vàng xanh, hình tròn, trụ dẹt, bề mặt viên nhẵn, thành và cạnh viên đều đặn, vị đắng; đạt tiêu chuẩn về độ đồng đều khối lượng, định tính Hoàng đằng (phương pháp sắc ký lớp mỏng) và berberin chlorid (phương pháp HPLC), giới hạn nhiễm khuẩn (mức 4); độ rã đạt 6,65 ± 0,18 phút; hàm lượng berberin chlorid trong viên đạt 37,65 ± 0,4 mg. Kết luận: đã khảo sát và xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của “Viên nén đại tràng 105” bao gồm các chỉ tiêu: hình thức cảm quan, độ rã, độ đồng đều khối lượng, định tính, định lượng và độ nhiễm khuẩn. * Từ khóa: Viên nén đại tràng 105; Tiêu chuẩn cơ sở. Study of Standardization of “Vien Nen Dai Trang 105” Summary Objectives: To establish institutional standard of “Vien nen dai trang 105”. Subjects and method: Establishing the institutional standard for “Vien nen dai trang 105” produced by Pharmarceutical Department, 105 Hospital under the regulations of Vietnamese Phamacopoeia IV. Results: “Vien nen dai trang 105” has green yellow colour, circular and flat cylindrical shape, smooth surface, even edges, bitter taste; meets the standards of weight uniformity, qualitative of Fibraurea tinctoria lour (thin layer chromatography - TLC) and berberin chlorid (HPLC); bacteria count reaches level 4; dissolution level reaches 6.65 ± 0.18 per minute; the amount of berberin chlorid in each tablet reaches 37.65 ± 0.4 mg. Conclusion: Institutional standard of “Vien nen dai trang 105” has been established including appearance, dissolution level, weight uniformity, quantitative, qualitative and bacteria count. * Key words: Vien nen dai trang 105; Institutional standard. ĐẶT VẤN ĐỀ “Viên nén đại tràng 105” là sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc cổ truyền, kết hợp với các dược liệu hoặc sản phẩm từ dược liệu như Hoàng đằng, cao lỏng Bồ giác, berberin chlorid đã được sử dụng điều trị bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính tại Bệnh viện Quân y 105 - Tổng cục Hậu cần. Thực tế sử dụng đã cho kết quả * Học viện Quân y * Bệnh viện Quân y 105 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Tuấn Quang (dsquang2000@yahoo.com) Ngày nhận bài: 03/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/03/2015 Ngày bài báo được đăng: 31/03/2015 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 6 điều trị khá tốt trên lâm sàng. Xuất phát từ nhu cầu điều trị, cộng với ưu thế nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có tại địa phương, Khoa Dược, Bệnh viện Quân y 105 - Tổng cục Hậu cần đã tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm hoàn thiện công thức, quy trình bào chế “Viên nén đại tràng 105” với mong muốn sản xuất dược phẩm điều trị bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính cho bộ đội và nhân dân, mang lại ý nghĩa kinh tế và xã hội cao. Để có cơ sở đánh giá chất lượng, góp phần nâng cao độ ổn định và hiệu quả điều trị của sản phẩm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các phương pháp kiểm nghiệm để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở “Viên nén đại tràng 105”. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị. - “Viên nén đại tràng 105” do Khoa Dược, Bệnh viện Quân y 105 - Tổng cục Hậu cần sản xuất, số lô (030614), gồm các thành phần: bột Hoàng đằng, berberin, cao lỏng Bồ giác và các tá dược khác. - Hóa chất: acetonitril, methanol, axít phosphoric 0,1%, nước cất đạt tiêu chuẩn cho HPLC; berberin chuẩn chlorid (Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương, 99%); các hóa chất, dung môi khác đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích. - Dụng cụ: cân phân tích Sartorius (độ chính xác 0,1 mg, Anh), cân kỹ thuật (độ chính xác 0,01 g, Đức), máy lắc siêu âm Soniclean (Úc), hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimadzu 10 Avp (Nhật) và các dụng cụ thí nghiệm khác. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Tiến hành khảo sát chỉ tiêu chất lượng của “Viên nén đại tràng 105” theo các chỉ tiêu chất lượng viên nén của DĐVN IV [3], bao gồm: * Tính chất: kiểm tra bằng cảm quan. * Độ rã: theo DĐVN IV, phụ lục 11.6. (phép thử độ rã của viên nén và viên nang). * Độ đồng đều khối lượng: theo DĐVN IV, phụ lục 11.3. (phép thử độ rã của viên nén và viên nang - phương pháp 1), cụ thể: Cân riêng biệt 20 viên ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình và so sánh với bảng giới hạn quy định cho phép. * Định tính: - Định tính Hoàng đằng: phương pháp sắc ký lớp mỏng (DĐVN IV, phụ lục 5.4): sử dụng bản mỏng Silicagel GF254, hệ dung môi triển khai: n-butanol/axít acetic/nước (7/1/2), hiện màu bằng soi dưới đèn UV tạo bước sóng 365 nm. Dung dịch thử là dịch chiết ethanol 90% của 3 viên nén. Dung dịch đối chiếu là dịch chiết ethanol 90% của dược liệu Hoàng đằng chuẩn [1, 2]. - Định tính saponin: sử dụng phản ứng tạo bọt [2]. - Định tính berberin: phương pháp HPLC [5]. Yêu cầu: sắc ký đồ của dung dịch thử cho pic có thời gian lưu trùng với thời gian lưu của pic berberin chlorid trong sắc ký đồ của dung dịch chuẩn. * Định lượng: - Phương pháp HPLC (DĐVN IV, phụ lục 5.3) gồm các điều kiện sắc ký như sau: cột: RP18 (150 x 4,6 mm, 5 µm); detector UV (bước sóng phát hiện: 345 nm); tốc độ dòng: 1,2 ml/phút; thể tích tiêm: 20 µl; pha động là hỗn hợp methanol-acetonitril, dung dịch axít TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 7 phosphoric 0,1% (5:3:3) (thêm vào mỗi 100 ml hỗn hợp 0,1 g natri lauryl sulfat [TT]) [4, 5, 6]. - Xử lý mẫu thử và mẫu chuẩn như quy trình đã khảo sát [5]. Từ diện tích pic của mẫu chuẩn và mẫu thử tính hàm lượng berberin chlorid trong “Viên nÐn đại tràng 105”. * Độ nhiễm khuẩn: thử theo DĐVN IV, phụ lục 13.6. Thử giới hạn nhiễm khuẩn bằng phương pháp đĩa thạch [3]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả đánh giá về tính chất. Theo dõi bằng cảm quan cho thấy: “Viên nén đại tràng 105” có màu vàng xanh, hình tròn, trụ dẹt, bề mặt viên nhẵn, cạnh và thành viên đều đặn, vị đắng. 2. Kết quả đánh giá về độ rã. Bảng 1: Kết quả xác định thời gian rã của “Viên nén đại tràng 105” (n = 6). VIÊN 1 2 3 4 5 6 Thời gian rã (phút) 6,50 6,83 6,83 6,75 6,58 6,42 X ± SD 6,65 ± 0,18 Thời gian rã trung bình của “Viên nÐn đại tràng 105” đem thử là 6,65 ± 0,18 phút, đáp ứng yêu cầu về độ rã của viên nén theo DĐVN IV (không quá 15 phút). 3. Kết quả đánh giá về độ đồng đều khối lƣợng. Bảng 2: Kết quả xác định độ đồng đều khối lượng của “Viên nén đại tràng 105” (n = 20). TT KHỐI LƯỢNG VIÊN (g) TT KHỐI LƯỢNG VIÊN (g) 1 0,2632 11 0,2671 2 0,2687 12 0,2683 3 0,2656 13 0,2591 4 0,2668 14 0,2727 5 0,2698 15 0,2735 6 0,2622 16 0,2662 7 0,2732 17 0,2714 8 0,2549 18 0,2802 9 0,2686 19 0,2701 10 0,2706 20 0,2663 X ± SD 0,2679 Giới hạn cho phép (± 5%) 0,2540 - 0,2818 (g) Giới hạn cho phép của DĐVN IV (± 5%), từ 0,2540 - 0,2818 g. Như vậy, độ đồng đều khối lượng của “Viên nén đại tràng 105” đáp ứng được yêu cầu theo quy định. 4. Kết quả về định tính. * Kết quả định tính Hoàng đằng: Trên sắc ký đồ của Hoàng đằng thử có 2 vết màu vàng với Rf1 = 0,40 và Rf2 = 0,47 (cùng giá trị Rf với 2 vết trên sắc ký đồ của Hoàng đằng chuẩn). (1) (2) Hình 1: Sắc ký đồ của Hoàng đằng chuẩn (1) và dung dịch thử (2). TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 8 Thời gian (phút) Thời gian (phút) * Kết quả định tính saponin: Cân 0,25 g bột viên, thêm 10 ml nước, đun sôi 2 - 3 phút, ly tâm, gạn lấy dịch trong. Lấy 5 ml dịch trong, thêm 5 ml nước, lắc mạnh trong 1 phút. Kết quả: cột bọt tạo thành bền trong 30 phút (đạt yêu cầu theo DĐVN IV là cột bọt bền trên 10 phút). Như vậy, trong “Viên nén đại tràng 105” có saponin. * Kết quả định tính berberin chlorid: Kết quả định tính berberin chlorid trong “Viên nén đại tràng 105” được thể hiện ở hình 2 và hình 3. Diện tích (mAU Hình 2: Sắc ký đồ của berberin clorid chuẩn. Diện tích (mAU) Hình 3: Sắc ký đồ của berberin chlorid trong “Viên nén đại tràng 105”. Kết quả trên sắc ký đồ cho thấy: mÉu thử của “Viên nén đại tràng 105” xuất hiện pic có thời gian lưu (tR = 5,170) tương ứng với thời gian lưu của pic berberin clorid chuẩn trên sắc ký đồ (tR = 5,172 phút). Như vậy, trong “Viên nén đại tràng 105” chứa berberin chlorid, có thể sử dụng phương pháp HPLC để định tính berberin chlorid trong “Viên nén đại tràng 105”. 5. Kết quả định lƣợng berberin clorid trong “Viên nén đại tràng 105”. Bảng 3: Kết quả định lượng berberin chlorid trong “Viên nén đại tràng 105” (n = 6). LẦN THỬ HÀM LƯỢNG BERBERIN CHLORID (mg/viờn) X ± SD 1 37,12 37,65 ± 0,40 2 37,81 3 37,97 4 37,33 5 38,17 6 37,47 Hàm lượng berberin chlorid trong “Viên nén đại tràng 105” đạt 37,65 ± 0,4 mg/viên. 6. Kết quả thử giới hạn nhiễm khuẩn. Bảng 4: Kết quả đánh giá độ nhiễm khuẩn “Viên nén đại tràng 105”. YÊU CẦU NHIỄM KHUẨN (mức 4) KẾT QUẢ Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống không quá 5 x 10 4 CFU trong 1 g Đạt (100) Tổng số Enterobacteria không quá 500 CFU trong 1 g Đạt (20) Nấm không quá 500 CFU trong 1 g Đạt (< 5) Mẫu không được có: Escherichia coli, Salmonella, Pseudomonas aeuruginosa, Staphylococus aureus trong 1 g Đạt (không có) TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015 9 Mẫu “Viên nén đại tràng 105” đáp ứng các chỉ tiêu về giới hạn nhiễm khuẩn theo mức 4 của DĐVN IV. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của “Viên nén đại tràng 105” gồm có các chỉ tiêu sau: - Tính chất: viên nén có màu vàng xanh, hình tròn, trụ dẹt, bề mặt viên nhẵn, cạnh và thành viên đều đặn, vị đắng. - Độ rã: không quá 15 phút. - Độ đồng đều khối lượng: ph¶i n»m trong giíi h¹n. Khối lượng trung bình viên ± 5%. - Định tính: chế phẩm phải thể hiện phép thử định tính Hoàng đằng (theo phương pháp sắc ký lớp mỏng), saponin (phản ứng tạo bọt) và phép thử định tính berberin chlorid (theo phương pháp HPLC). - Định lượng: hàm lượng berberin chlorid trong viên phải nằm trong giới hạn từ 32,9 - 40,2 mg. - Độ nhiễm khuẩn: đạt yêu cầu mức 4, theo phụ lục 13.6. Thử giới hạn nhiễm khuẩn của DĐVN IV. Bản tiêu chuẩn cơ sở đã được Viện Kiểm nghiệm Nghiên cứu Dược và Trang thiết bị y tế quân đội thẩm định. Tiến hành kiểm nghiệm mẫu “Viên nén đại tràng 105” theo tiêu chuẩn cơ sở đã đề xuất. Kết quả, các mẫu đều đạt chỉ tiêu chất lượng theo bản tiêu chuẩn cơ sở (phiếu kiểm nghiệm số: 15N/111 ngày 31-12-2014). KẾT LUẬN Đã nghiªn c¸c ph-¬ng ph¸p ®Ó ®¸nh gi¸ chất lượng của “Viên nén đại tràng 105”. Từ đó xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của “Viên nén đại tràng 105” bao gồm: hình thức cảm quan, độ rã, độ đồng đều khối lượng, định tính, định lượng và độ nhiễm khuẩn. Tiêu chuẩn cơ sở này được dùng để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm “Viên nén đại tràng 105” do Khoa Dược, Bệnh viện Quân y 105 - Tổng cục Hậu cần sản xuất và lưu hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Huy Bích và CS. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2004, tập 2, tr.1051-1054. 2. Bộ Y tế. Bài giảng Dược liệu. Nhà xuất bản Y học. 2007, tập 2, tr.96-98,102-104. 3. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản Y học. 2009. 4. Nguyễn Minh Đức. Sắc ký lỏng hiệu năng cao và một số ứng dụng vào nghiên cứu, kiểm nghiệm dược phẩm, dược liệu và hợp chất tự nhiên. Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2006, tr.138, 148-149. 5. Hồ Cảnh Hậu và CS. Nghiên cứu định lượng berberin chlorid trong "Viên nén đại tràng 105" bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Tạp chí Y - Dược học quân sự. 2015, sè 2, tr.75-80. 6. Tarte P.S and Shedharkar G.R. Force degradation study of berberine chloride by using stability indicating HPLC method. Int J PharmTech Res. 2004, 6 (5), pp.1490-1500.
File đính kèm:
- nghien_cuu_xay_dung_tieu_chuan_co_so_vien_nen_dai_trang_105.pdf