Nt - Probnp dự đoán hẹp mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Mục tiêu: Đánh giá nồng độ NT- ProBNP ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính và vai trò NTproBNP trong dự đoán tổn thương vành qua chụp mạch vành cản quang. Phương pháp: Tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích. Đối tượng. Nghiên cứu bao gồm 128 bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh mạch vành được chụp mạch vành cản quang. Đánh giá nồng độ NT- proBNP phân bố theo giới, tuổi, BMI, GFR, LVEF, tổn thương mạch vành và giá trị dự đoán của NT-proBNP tương ứng với mức độ tổn thương mạch vành qua chụp mạch vành cản quang. Kết quả: Nồng độ NT-proBNP tương ứng với các mức độ không hẹp/ hẹp nhẹ, hẹp trung bình, hẹp nặng lần lượt là 50,6 pg/ml (25,7-101,7); 40,6 pg/ml (10,7-75,7); 91,6 pg/ml (40,2-105,8). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm không hẹp/hẹp nhẹ và nhóm hẹp trung bình (p=0,58). Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa nhóm hẹp nặng và nhóm không hẹp/hẹp nhẹ (p = 0,02), giữa nhóm hẹp nặng và nhóm hẹp trung bình (p=0,02). Nồng độ NT-proBNP huyết tương ở nhóm hẹp nặng tăng rõ rệt so với 2 nhóm còn lại đặc biệt ở nhóm có tắc nghẽn mạn tính mạch vành CTO (hẹp 100%) so với nhóm không có tổn thương tắc nghẽn mạn tính CTO. Nồng độ NT-proBNP tương quan thuận với số nhánh mạch vành bị hẹp. Càng nhiều nhánh mạch vành bị hẹp thì nồng độ NT-proBNP càng cao đặc biệt trong trường hợp hẹp nặng 3 nhánh động mạch vành. Kết luận. Nồng độ NT-proBNP khác biệt cao hơn ở tuổi> 60, ở độ lọc GFR thấp, ở LVEF < 65%.,="" ntprobnp="" tương="" quan="" với="" mức="" độ="" tổn="" thương="" mạch="" qua="" chụp="" mạch="" vành="" cản="" quang,="" độc="" lập="" với="" rối="" loạn="" chức="" năng="" thất="">
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nt - Probnp dự đoán hẹp mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Lão Khoa 94 NT-PROBNP DỰ ĐOÁN HẸP MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH Lê Mộng Toàn*, Hồ Thượng Dũng** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá nồng độ NT- proBNP ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính và vai trò NT- proBNP trong dự đoán tổn thương vành qua chụp mạch vành cản quang. Phương pháp: Tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích. Đối tượng. Nghiên cứu bao gồm 128 bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh mạch vành được chụp mạch vành cản quang. Đánh giá nồng độ NT- proBNP phân bố theo giới, tuổi, BMI, GFR, LVEF, tổn thương mạch vành và giá trị dự đoán của NT-proBNP tương ứng với mức độ tổn thương mạch vành qua chụp mạch vành cản quang. Kết quả: Nồng độ NT-proBNP tương ứng với các mức độ không hẹp/ hẹp nhẹ, hẹp trung bình, hẹp nặng lần lượt là 50,6 pg/ml (25,7-101,7); 40,6 pg/ml (10,7-75,7); 91,6 pg/ml (40,2-105,8). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm không hẹp/hẹp nhẹ và nhóm hẹp trung bình (p=0,58). Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa nhóm hẹp nặng và nhóm không hẹp/hẹp nhẹ (p = 0,02), giữa nhóm hẹp nặng và nhóm hẹp trung bình (p=0,02). Nồng độ NT-proBNP huyết tương ở nhóm hẹp nặng tăng rõ rệt so với 2 nhóm còn lại đặc biệt ở nhóm có tắc nghẽn mạn tính mạch vành CTO (hẹp 100%) so với nhóm không có tổn thương tắc nghẽn mạn tính CTO. Nồng độ NT-proBNP tương quan thuận với số nhánh mạch vành bị hẹp. Càng nhiều nhánh mạch vành bị hẹp thì nồng độ NT-proBNP càng cao đặc biệt trong trường hợp hẹp nặng 3 nhánh động mạch vành. Kết luận. Nồng độ NT-proBNP khác biệt cao hơn ở tuổi> 60, ở độ lọc GFR thấp, ở LVEF < 65%., NT- proBNP tương quan với mức độ tổn thương mạch qua chụp mạch vành cản quang, độc lập với rối loạn chức năng thất trái. Từ khóa. NT-proBNP, bệnh mạch vành mạn. ABSTRACT N-TERMINAL PROBRAIN NATRIURETIC PEPTIDE (NT-PROBNP) PREDICTS EXTENT OF CORONARY ARTERY STENOSIS IN PATIENTS WITH STABLE CORONARY ARTERY DISEASE Le Mong Toan, Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 71 - 78 Objectives. To assess the distribution of NT-proBNP according to age, sex, BMI, GFR, LVEF in patients with stable CAD and the role of NT-proBNP in detecting coronary atherosclerose lesions, as assesed by coronary angiography. Methods. Cross-sectional descriptive, analysis, propective study. Patients. We examined 128 patients referred for diagnostic angiography because of symtoms or signs of coronary artery disease. The diagnostic value of NT-proBNP in detecting clinically significant coronary disease was assessed. Results. NT-proBNP concentrations according to the severity of coronary artery disease: no CAD / gently stenosis, 50.6 pg/ml (25.7-101.7); medium stenosis, 40.6 pg/ml (10.7-75.7); severe stenosis, 91.6 pg/ml (40.2- 105.8), respectively. There wasn't statistically significant difference between 2 group no CAD / gently stenosis and medium stenosis (p=0.58). There was statistically significant difference between 2 group severe stenosis and * Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre * Bệnh viện Thống Nhất TPHCM Tác giả liên lạc: TS Hồ Thượng Dũng, ĐT: 0908136361 Email: dunghothuong@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 95 no CAD / gently stenosis (p = 0.02), severe stenosis and medium stenosis (p = 0.02), NT-proBNP concentrations in severe stenosis group increased markedly higher than the two remaining groups, especially in group with chronic obstructive coronary CTO (stenosis 100%) compared with no chronic obstructive CTO group. NT- proBNP concentrations were positively correlated with the number of coronary vessels involved. NT-proBNP concentrations is particularly high in the 3 vessel severe stenosis disease.. Conclusions. NT-proBNP level is higher in patients with age> 60 year, low GFR, LVEF< 65%. NT- proBNP is associated with clinically significant coronary disease at angiography, independently of left ventricular dysfunction. Key words. NT-proBNP, stable coronary disease. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là một vấn đề y tế lớn, ảnh hưởng đến hơn 13 triệu người ở Hoa Kỳ. Mặc dù đã giảm tỷ lệ tử vong nhưng bệnh tim thiếu máu cục bộ vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người lớn, tổng cộng mỗi năm có hơn 480 000 ca tử vong ở Hoa Kỳ và 1,95 triệu ca tử vong ở Châu Âu(13). Chẩn đoán và điều trị can thiệp sớm có thể cải thiện tiên lượng ở những người có nguy cơ. Natriuretic peptide type B (BNP) và pro- hormone BNP (NT-proBNP) cung cấp thông tin tiên lượng trong nhiều bệnh tim, bao gồm cả suy tim(1) và hội chứng mạch vành cấp(4). Mục tiêu của nghiên cứu chúng tôi nhằm khảo sát nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, tìm hiểu mối liên quan giữa NT-proBNP và mức độ tổn thương động mạch vành qua chụp mạch vành cản quang. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Có 128 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Những bệnh nhân này được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và được chụp mạch vành tại Trung tâm tim mạch can thiệp BV Thống Nhất, khoa Thông tim Viện Tim TPHCM. Những bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp, suy tim, suy thận nặng (Clcre tính toán < 30ml/p), phân suất tống máu thất trái < 55%, xơ gan mất bù, rung nhĩ, viêm cơ tim, chèn ép tim, bệnh van tim, tiền sử nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng được loại ra khỏi nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được hỏi bệnh sử, tiền căn, thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cơ bản: X quang tim phổi thẳng, điện tâm đồ, công thức máu, Creatinin, Glucose, Cholesterol toàn phần, HDL-c, LDL- c, Triglycerid, ALT, AST. Siêu âm Doppler tim: lưu ý phân suất tống máu, rối lọan vận động thành tim. * Xét nghiệm máu: NT-proBNP Mẫu máu ngoại vi để đo NT-proBNP huyết tương được lấy từ máu tĩnh mạch vào buổi sáng ngày chụp mạch vành sau khi nằm nghỉ 30 phút. Mẫu máu được thu thập trong ống có chất kháng đông EDTA, quay ly tâm lấy huyết tương. Bệnh phẩm được xét nghiệm ngay hoặc được lưu trữ ở nhiệt độ -200C và được xét nghiệm trong vòng tối đa là 3 ngày. Nồng độ NT- proBNP được định lượng bằng kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang, phương pháp kẹp giữa (sandwich) trên máy và hóa chất đồng bộ của Roche Diagnosis, được thực hiện trên hệ thống Modular E170 tại khoa hóa sinh Bệnh viện Thống Nhất. Kỹ thuật đã được chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng tại khoa hóa sinh Bệnh viện Thống Nhất. * Chụp mạch vành cản quang Tất cả các bệnh nhân được chụp mạch vành cản quang. Các hình ảnh chụp mạch vành được đánh giá bởi các bác sỹ thông tim không biết kết quả NT-proBNP. Chúng tôi chia thành 3 nhóm bệnh nhân: Nhóm 1 gồm những bệnh nhân không hẹp hoặc hẹp nhẹ mạch vành < 50%, nhóm 2 bao gồm những bệnh nhân hẹp trung bình từ 50%-<70% hoặc hẹp thân chung 30- <50%, nhóm 3 bao gồm những bệnh nhân hẹp nặng ≥ 70% hoặc hẹp thân chung ≥ 50%. Gọi là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Lão Khoa 96 hẹp ý nghĩa khi hẹp nặng ≥ 70% hoặc hẹp thân chung ≥ 50% (nhóm 3). Hẹp thân chung tương đương hẹp 2 nhánh, hẹp thân chung kèm hẹp động mạch vành phải tương đương hẹp 3 nhánh. Xử lý số liệu Các giá trị NT-proBNP đo được trình bày dưới dạng trung vị và tứ phân vị. Sự khác biệt nồng độ NT-proBNP giữa 2 nhóm sẽ được phân tích bằng phép kiểm t-test. Sự khác biệt nồng độ NT-proBNP giữa nhiều nhóm sẽ được phân tích bằng phép kiểm ANOVA. Mối tương quan giữa NT-proBNP với các tham số sẽ được mô tả bằng tương quan Spearman. Tất cả các quy trình thống kê được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm SPSS for Windows 16.0. Giá trị p nhỏ hơn 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Trong thời gian từ tháng 11.2009 đến tháng 7.2010, có tất cả 128 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với các đặc điểm như sau: Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Tuổi < 60 > 60 Giới nam nữ Đau thắt ngực điển hình không điển hình không đau ngực LVEF 55-64% ≥ 65% eGFR 30-59,9 ml/phút/1,73m2 60-89,9 ml/phút/1,73m2 ≥ 90 ml/phút/1,73m2 46 82 84 44 81 31 16 45 83 62 50 16 35,9 64,1 65,6 34,4 63,3 21,2 12,5 35,2 64,8 48,4 39,1 12,5 Kết quả chụp mạch vành Trong 128 bệnh nhân được chụp mạch vành có: 41 bệnh nhân không hẹp hoặc hẹp nhẹ (32%): Nhóm 1, 18 bệnh nhân hẹp trung bình (14,1%): Nhóm 2, 69 bệnh nhân hẹp nặng (53,9%): Nhóm 3. Tỷ lệ hẹp ≥ 50% (nhóm 2 + nhóm 3) là 68%. Biểu đồ 1. Kết quả chụp mạch vành Đặc điểm về nồng độ NT-proBNP Do nồng độ NT-proBNP phân bố không chuẩn nên sẽ được chuyển sang logarithm để có phân bố chuẩn. Nồng độ NT-proBNP theo tuổi Bảng 2. Nồng độ NT-proBNP theo nhóm tuổi Tuổi (n) < 60 (46) ≥ 60 (82) p NT-proBNP (pg/ml) 59,9 (14,4-136,3) 79,8 (38,3-186,3) Ln NT-proBNP 1,7 ± 0,6 1,9 ± 0,6 0,02 Biểu đồ 2. Nồng độ NT-proBNP theo nhóm tuổi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 97 Nồng độ NT-proBNP theo giới Bảng 3. Nồng độ NT-proBNP theo giới. Giới (n) Nữ (44) Nam (84) p NT-proBNP (pg/ml) 79,2 (46,3-175,6) 59,5 (25,3-158,6) Ln NT-proBNP 1,9 ± 0,5 1,8 ± 0,7 0,32 Biểu đồ 3. Nồng độ NT-proBNP theo giới Nồng độ NT-proBNP theo chức năng thận GFR: Bảng 4. Nồng độ NT-proBNP theo chức năng thận GFR, eGFR (ml/pht/1,73m2) (n) 30-59 (64) 60-89 (50) ≥ 90 (14) p NT-proBNP (pg/ml) 81,2 (40,4- 188,6) 63,6 (29,5- 159,6) 49,6 (12,1- 96,1) Ln NT-proBNP 2,0 ± 0,6 1,8 ± 0,6 1,6 ± 0,6 0,027 Biểu đồ 4. Nồng độ NT-proBNP theo độ lọc cầu thận Nồng độ NT-proBNP theo phân suất tống máu thất trái LVEF: Bảng 5. Nồng độ NT-proBNP theo phân suất tống máu thất trái LVEF LVEF (%), (n) < 65 (45) ≥ 65 (83) p NT-proBNP (pg/ml) 93,9 (37,5- 350,1) 59,9 (28,6- 128,6) Ln NT-proBNP 2,0 ± 0,7 1,7 ± 0,5 0,016 Biểu đồ 5. Nồng độ NT-proBNP theo phân suất tống máu Nồng độ NT-proBNP theo chỉ số khối cơ thể BMI: Bảng 6. Nồng độ NT-proBNP theo chỉ số khối cơ thể BMI BMI (n) < 18,5 (5) 18,5-24,9 (88) 25 -29,9 (31) ≥ 30 (4) P NT-proBNP (pg/ml) 158,9 (89,2- 585,4) 66,2 (28,9- 174,4) 50 (34,5- 104,2) 119,4 (77,3- 466,8) Ln NT-proBNP 2,3 ± 0,5 1,8 ± 0,6 1,8 ± 0,5 2,2 ± 0,4 0,16 Biểu đồ 6. Nồng độ NT-proBNP theo chỉ số khối cơ thể Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Lão Khoa 98 Đặc điểm lâm sàng Bảng 7. Đặc điểm lâm sàng của các nhóm tổn thương ĐẶC ĐIỂM CHUNG N=128 KHÔNG HẸP/ HẸP NHẸ N=41 HẸP TRUNG BÌNH N=18 HẸP NẶNG N=69 P ĐTN điển hình 81 (63,3%) 21 (53,8%) 13 (65%) 47 (68,1%) ĐTN không điển hình 31 (24,2%) 15 (38,5%) 4 (20%) 12 (17,4%) Không đau ngực 16 (12,5%) 3 (7,7%) 3 (15%) 10 (14,5%) 0,16 Tiền sử can thiệp mạch vành 8 (6,2%) 3 (7,7%) 2 (10%) 5 (7,2%) 0,9 Tiền sử NMCT 12 (9,4%) 0 3 (15%) 9 (13%) 0,05 Bảng 8. Đặc tính các nhóm tổn thương mạch vành. ĐẶC TÍNH KHÔNG HẸP/HẸP NHẸ HẸP TRUNG BÌNH HẸP NẶNG p Số BN (n) 41 18 69 Tuổi trung bình (năm) 63,3 ± 8,8 64,4 ± 8,9 64,3 ± 11,5 0,86 Nam (n) 23 (56,1%) 13 (72,2%) 48 (69,6%) 0,29 Hút thuốc 7 (17,1%) 2 (11,1%) 18 (26,1%) 0,29 Tăng huyết áp 34 (82,9%) 15 (83,3%) 60 (87%) 0,83 Đái tháo đường 7 (17,1%) 5 (27,8%) 25 (36,2%) 0,1 Rối loạn Lipid máu 32 (78%) 14 (77,8%) 47 (68,1%) 0,46 Gia đình BMV 6 (14,6%) 3 (16,7%) 6 (8,7%) 0,5 Can thiệp mạch vành 3 (7,3%) 2 (11,1%) 5 (7,2%) 0,85 BMI 24,3 ± 3,6 22,5 ± 2,5 23,5 ± 3,0 0,11 Clearance Creatinin (ml/p) 64,2 (46,9-84,1) 56,2 (53-65,7) 56,5 (47,8-76,1) 0,33 eGFR (ml/p/1.73m2) 62,3 (54,9-88,5) 58 (55,9-73,3) 61,8 (46,4-74,1) 0,27 LVEF (%) 68,5 ± 6,5 66 ± 6,9 67,7 ± 7,9 0,5 E/A < 1 13 (31,7%) 5 (27,8%) 33 (47,8%) 0,37 RL vận động vùng 5 (12,2%) 2 (14,3%) 13 (17,8%) 0,71 HATT (mmHg) 124 ± 12,8 128 ± 17,9 127 ± 17 0,55 HATt (mmHg) 75,9 ± 7,7 75,3 ± 14,8 76,1 ± 9,3 0,95 Bảng 8 cho thấy chi tiết đặc tính các nhóm tổn thương mạch vành qua chụp mạch vành cản quang. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn Lipid máu, tiền sử gia đình có bệnh mạch vành, phân suất tống máu tâm thu thất trái, độ lọc cầu thận giữa các nhóm bệnh nhân, là những nguyên nhân có thể làm tăng NT-proBNP. Mối tương quan giữa NT-proBNP và mức độ hẹp động mạch vành Nồng độ NT-proBNP huyết tương tương ứng mức độ hẹp mạch vành được mô tả ở hình 1. Nồng độ NT-proBNP tương ứng với các mức độ không hẹp/hẹp nhẹ, hẹp trung bình, hẹp nặng lần lượt là 50,6 pg/ml (23,8-101,7); 40,6 pg/ml (24,3-85,7); 91,6 pg/ml (41,3-205,8). Các chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm với p = 0,01. Trong đó, nồng độ NT-proBNP tăng rõ rệt trong nhóm hẹp nặng so với 2 nhóm còn lại (p = 0,02). Biểu đồ 7. Nồng độ NT-proBNP huyết tương ở 3 nhóm bệnh nhân qua kết quả chụp mạch vành Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 99 Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và số nhánh mạch vành hẹp Bảng 9. Nồng độ NT-proBNP huyết tương tương ứng với mức độ tổn thương mạch vành. Bệnh mạch vành Ln NT- proBNP p Trung bình ± độ lệch chuẩn Không hẹp/ Hẹp không ý nghĩa Hẹp nặng 1 nhánh Hẹp nặng 2 nhánh Không hẹp/ Hẹp không ý nghĩa 1,7 ± 0,5 - - - Hẹp nặng 1 nhánh 1,8 ± 0,6 0,36 - - Hẹp nặng 2 nhánh 1,8 ± 0,7 0,35 0,93 - Hẹp nặng 3 nhánh 2,3 ± 0,5 < 0,001 0,004 0,01 BÀN LUẬN Kết quả chụp mạch vành Kết quả chụp mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trong nghiên cứu của chúng tôi với hẹp ≥ 50% là 68% cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Kim Chung(8) tại Bệnh viện tim Tâm Đức là 69,7% và của Nguyễn Thượng Nghĩa(9) tại Bệnh viện Chợ Rẫy tỷ lệ là 62,05%, nghiên cứu Wolber(16), tỷ lệ này là 66%. Bảng 10. Kết quả chụp mạch vành một số nghiên cứu. Nghiên cứu Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ mạch vành hẹp ≥ 50% Nguyễn Kim Chung 512 69,7% Nguyễn Thượng Nghĩa 224 62,05% T. Wolber 516 66% Nghiên cứu này 128 68% Ảnh hưởng của tuổi đến nồng độ NT- proBNP Theo James A. de Lemos và Per Hildebrandt(3), NT-proBNP tăng theo tuổi. Tăng NT-proBNP theo tuổi có thể một phần do sự liên quan giữa tuổi cao và giảm độ lọc cầu thận, cũng như những thay đổi liên quan đến tuổi về chức năng tâm trương. Mối tương quan giữa NTproBNP và tuổi vẫn đáng kể sau khi điều chỉnh thêm bệnh động mạch vành. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ NT-proBNP ở hai nhóm dưới và trên 60 tuổi. Ảnh hưởng của giới tính đến nồng độ NT- proBNP Nồng độ NT-proBNP cao hơn ở phụ nữ khỏe mạnh so với nam giới khỏe mạnh. Bằng chứng mới đây gợi ý rằng androgen hơn là estrogen có thể là trung gian trong sự khác biệt liên quan giới tính của nồng độ Natriuretic peptide(2). Khác với kết quả trước đây ở đối tượng khỏe mạnh và bệnh nhân suy tim(11), trong nghiên cứu của chúng tôi, giới tính không ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ NT-proBNP vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân bệnh mạch vành, đa số là bệnh nhân lớn tuổi, tương tự như báo cáo của Weber và cộng sự(15). Ảnh hưởng của độ lọc cầu thận đến nồng độ NT-proBNP Chức năng thận có ảnh hưởng quan trọng với nồng độ NT-proBNP và BNP. Sự liên quan giữa chức năng thận và Natriuretic peptide không có gì khó hiểu bởi vì bệnh nhân với mức độ suy thận rõ ràng thì sẽ gia tăng song song bệnh tim cấu trúc, làm tăng Natriuretic peptide. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã loại bỏ những trường hợp suy thận nặng với GFR <30 ml/phút/ 1,73 m2. Số liệu cho thấy độ lọc cầu thận càng thấp thì nồng độ NT-proBNP càng cao. Sự khác biệt về nồng độ NT-proBNP ở các nhóm GFR có ý nghĩa thống kê với p = 0,027. Đặc điểm về phân suất tống máu thất trái Nhiều nghiên cứu trong cộng đồng cho thấy có mối tương quan nghịch giữa NT-proBNP và phân suất tống máu thất trái cũng như khối cơ thất trái. Các mối liên quan này chặt chẽ, ổn định và có vẻ tuyến tính(3). Trong nghiên cứu này, chúng tôi loại trừ những bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái <55%. Tuy nhiên, nồng độ NT- proBNP của nhóm bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái ≥ 65% vẫn cao hơn nhóm có phân suất tống máu thất trái dưới 65%, sự khác biệt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Lão Khoa 100 này có ý nghĩa thống kê với p= 0,03. Điều này cho thấy NT-proBNP có giá trị trong tiên đoán rối loạn chức năng tâm thu thất trái ở giai đoạn rất sớm, ngay cả trước khi chức năng thất trái suy giảm trên siêu âm. Ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể đến nồng độ NT-proBNP Nồng độ BNP thấp hơn ở người béo phì so với người không béo phì(14), khác biệt này được giải thích là do có sự hiện diện các thụ thể thanh thải Natriuretic peptide trên các tế bào mỡ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ NT- proBNP khác nhau giữa các nhóm BMI, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trên bệnh nhân bệnh mạch vành. Sự tương quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ hẹp mạch vành Kragelund và cs(5) công bố rằng có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa nhóm không hẹp động mạch vành và hẹp 1,2,3 nhánh mạch vành. Ông định nghĩa hẹp khi đường kính mạch vành hẹp ≥70%. Nghiên cứu Ndrepepa(6) cho thấy nồng độ NT-proBNP cao hơn các nghiên cứu khác do đối tượng nghiên cứu bao gồm cả các bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái thấp và cả những bệnh nhân suy thận. Tương tự, Peer (10) cũng lấy cả những bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái thấp và suy thận, nhưng nồng độ NT- proBNP thấp hơn, có lẽ nghiên cứu này đã loại bỏ những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó. Wolber(16) với định nghĩa hẹp mạch vành khi hẹp ≥ 50%, phân suất tống máu thất trái ≥ 60%, GFR > 60 ml/phút/1,73m2 nên nồng độ NT-proBNP trong nghiên cứu này thấp hơn các nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi, với định nghĩa hẹp nặng mạch vành khi hẹp ≥ 70% (hoặc hẹp thân chung ≥ 50%), phân suất tống máu thất trái ≥ 55%, GFR >30 ml/phút/1,73m2, nồng độ NT-proBNP tương tự như trong nghiên cứu của Wolber. Trong nghiên cứu của Weber(15), cũng chứng tỏ rằng NT- proBNP tăng ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính và nó cũng có giá trị chẩn đoán ở những bệnh nhân này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, NT-proBNP chỉ tăng rõ khi hẹp mạch vành ≥ 70% hoặc hẹp thân chung LM ≥ 50%. Tăng nồng độ NT-proBNP có liên quan chặt chẽ với mức độ hẹp mạch vành tổn thương, với giá trị cao hơn ở bệnh nhân tổn thương hẹp nặng mạch vành đặc biệt có tắc nghẽn mạn tính CTO. Nồng độ NT- proBNP ở nhóm tổn thương hẹp trung bình không tăng hơn khi so với bệnh nhân không hẹp hoặc hẹp nhẹ. Điều này có thể giải thích do có ít bệnh nhân hẹp trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi (chỉ có 18 bệnh nhân). Sự tương quan giữa NT-proBNP và số nhánh mạch vành tổn thương, vị trí hẹp mạch vành Sự tương quan giữa BNP, số nhánh mạch vành tổn thương, và vị trí của hẹp mạch vành đã được nhiều tác giả báo cáo trước đây(6, 7, 12). Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thấy mối quan hệ này là đáng kể, ngay cả sau khi điều chỉnh thêm vào các yếu tố gây nhiễu được biết là có liên quan với cả hai nồng độ natriuretic peptide và mức độ nghiêm trọng của bệnh mạch vành, kể cả bệnh nhân có tuổi, giới nam, nhồi máu cơ tim trước đó, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, giảm độ lọc cầu thận, giảm phân suất tống máu thất trái. Khi phân tích kỹ hơn giữa từng nhóm, chúng tôi thấy chỉ có nhóm bệnh nhân hẹp nặng 3 nhánh là có nồng độ NT- proBNP huyết tương tăng cao rõ rệt có ý nghĩa thống kê với các nhóm còn lại, trong khi nhóm hẹp nặng 1 nhánh, 2 nhánh lại không khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm bệnh nhân không hẹp/hẹp nhẹ và hẹp trung bình. Điều này có thể giải thích là có những trường hợp hẹp 1 nhánh nhưng tổn thương ở đoạn gần, tổn thương nhiều vị trí hoặc có những trường hợp hẹp 2 nhánh nhưng tổn thương ở đoạn xa. Do đó, nồng độ NT-proBNP ở 2 nhóm này không có sự khác biệt. Để đánh giá rõ hơn mức độ thiếu máu cơ tim không chỉ đánh giá độ hẹp, số nhánh hẹp mà còn phải đánh giá toàn diện tất cả các tổn thương. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 101 KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nồng độ NT-proBNP cao hơn ở nhóm bệnh nhân có tuổi> 60, độ lọc GFR thấp, LVEF < 65%; không khác biệt theo giới, BMI. Tăng nồng độ NT-proBNP có liên quan chặt chẽ với mức độ hẹp, vị trí hẹp, số nhánh mạch vành bị hẹp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cowie MR., Jourdain P., Maisel, A., et al. (2003). Clinical applications of B-type natriuretic peptide (BNP) testing. Eur Heart J, 24(19), 1710-1718. 2. Chang AY., Abdullah S. M., Jain T., et al. (2007). Associations among androgens, estrogens, and natriuretic peptides in young women: observations from the Dallas Heart Study. J Am Coll Cardiol, 49(1), 109-116. 3. De Lemos JA., Hildebrandt P. (2008). Amino-Terminal Pro-B- Type Natriuretic Peptides: Testing in General Populations. The American Journal of Cardiology, 101(3A), 16A-20A. 4. De Lemos JA., Morrow DA., Bentley JH., et al. (2001). The prognostic value of B-type natriuretic peptide in patients with acute coronary syndromes. N Engl J Med, 345(14), 1014-1021. 5. Kragelund C., Gronning B., Omland T., et al. (2006). Is N- terminal pro B-type natriuretic peptide (NT-proBNP) a useful screening test for angiographic findings in patients with stable coronary disease? Am Heart J, 151(3), 712 e711-712 e717. 6. Ndrepepa G., Braun S., Mehilli J., et al. (2005). Plasma levels of N-terminal pro-brain natriuretic peptide in patients with coronary artery disease and relation to clinical presentation, angiographic severity, and left ventricular ejection fraction. Am J Cardiol, 95(5), 553-557. 7. Nishikimi T., Mori Y., Ishimura K., et al. (2004). Association of plasma atrial natriuretic peptide, N-terminal proatrial natriuretic peptide, and brain natriuretic peptide levels with coronary artery stenosis in patients with normal left ventricular systolic function. Am J Med, 116(8), 517-523. 8. Nguyễn Kim Chung. (2009). Chẩn đoán và điều trị động mạch vành mạn: Nhận xét 512 trường hợp tại Bệnh viện tim Tâm Đức. Kỷ yếu toàn văn Hội nghị khoa hoạc Bệnh viện tim Tâm Đức, 29-44. 9. Nguyễn Thượng Nghĩa. (2009). Mối liên quan giữa các phương pháp chẩn đoán kinh điển bệnh động mạch vành mạn với chụp động mạch vành cản quang. Chuyên đề Tim mạch 3/09, 8-18. 10. Peer A., Falkensammer G., Alber H., et al. (2009). Limited utilities of N-terminal pro B-type natriuretic peptide and other newer risk markers compared with traditional risk factors for prediction of significant angiographic lesions in stable coronary artery disease. Heart, 95(4), 297-303. 11. Redfield MM., Rodeheffer RJ., Jacobsen SJ., et al. (2002). Plasma brain natriuretic peptide concentration: impact of age and gender. J Am Coll Cardiol, 40(5), 976-982. 12. Sadanandan S., Cannon CP., Chekuri K., et al. (2004). Association of elevated B-type natriuretic peptide levels with angiographic findings among patients with unstable angina and non-ST-segment elevation myocardial infarction. J Am Coll Cardiol, 44(3), 564-568. 13. Thom T., Haase N., Rosamond W., et al. (2006). Heart disease and stroke statistics--2006 update: a report from the American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee. Circulation, 113(6), e85-151. 14. Wang TJ., Larson MG., Levy D., et al. (2004). Impact of obesity on plasma natriuretic peptide levels. Circulation, 109(5), 594-600. 15. Weber M., Dill T., Arnold R., et al. (2004). N-terminal B-type natriuretic peptide predicts extent of coronary artery disease and ischemia in patients with stable angina pectoris. Am Heart J, 148(4), 612-620. 16. Wolber T., Maeder M., Rickli H., et al. (2007). N-terminal pro- brain natriuretic peptide used for the prediction of coronary artery stenosis. Eur J Clin Invest, 37(1), 18-25
File đính kèm:
- nt_probnp_du_doan_hep_mach_vanh_o_benh_nhan_benh_tim_thieu_m.pdf