Phân loại thông tin và nhu cầu thông tin thuốc tại một số khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai

Cung cấp thông tin thuốc (TTT) là lĩnh vực chuyên biệt của Dược lâm sàng

(DLS) nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn [4]. Sự phát triển mạnh mẽ của

khoa học công nghệ trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay cùng với sự nâng

cao về trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ y tế đã góp phần tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động TTT nhưng đồng thời cũng đưa ra những thách thức trong

việc xử lý và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác điều trị tại

bệnh viện. Tại Việt Nam, hoạt động TTT tại các cơ sở điều trị mới đang ở bước

khởi động ban đầu và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thực tế này cho thấy

việc tổng kết, đánh giá lại nhu cầu và tình hình hoạt động TTT để rút kinh nghiệm,

tạo cơ sở phát triển và tăng cường hoạt động TTT tại bệnh viện là hết sức cần thiết.

Với mong muốn đưa ra hình ảnh về hoạt động TTT của bệnh viện Bạch mai, một

bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, nghiên cứu này được thực hiện nhằm 1) phân loại

câu hỏi TTT thu thập được từ hoạt động DLS và 2) khảo sát nhu cầu TTT của bác

sỹ thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp.

pdf 8 trang dienloan 5080
Bạn đang xem tài liệu "Phân loại thông tin và nhu cầu thông tin thuốc tại một số khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân loại thông tin và nhu cầu thông tin thuốc tại một số khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai

Phân loại thông tin và nhu cầu thông tin thuốc tại một số khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai
PHÂN LOẠI THÔNG TIN VÀ NHU CẦU THÔNG TIN THUỐC 
TẠI MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
SURVEY ON DRUG INFORMATION ENQUIRIES IN CLINICAL 
PRACTICE AT BACH MAI HOSPITAL 
Phạm Thị Vân Anh*, Nguyễn Hoàng Anh*, Nguyễn Thị Liên Hương*, 
Đỗ Thị Hồng Gấm**, Nguyễn Thị Hồng Thủy** 
*
 Trường Đại học Dược Hà nội 
**
 Khoa Dược, Bệnh viện Bạch mai 
Summary: This study aimed at exploring the types of drug information enquiries 
received from physicians in Bachmai hospital as well as at determining their needs 
and wishes concerning drug information activities through drug information unit 
(DIU) database retrieval and direct interviews with questionnaires. A total of 381 
encounters were received during a 10-month period for whole hospital. The 
number of questions per month depended not only on each department but mostly 
on clinical pharmacy activities. Questions were mainly concerned with dose 
adjustment, administration/dosage, drug evaluation/drug selection, adverse drug 
reactions, and drug interactions. Sufficient answering could not be given for more 
than 20% of received questions from 6 frequently used drug information references 
available in the DIU. All participated physicians recognized a DIU necessary for 
consulting drug-related questions with head-to-head answer, telephone and email 
were preferable. These results may help determine strategies to strengthern drug 
information activities in hospitals. 
Từ khóa: drug information, drug information unit, drug information enquiries, 
information need 
1. Đặt vấn đề 
Cung cấp thông tin thuốc (TTT) là lĩnh vực chuyên biệt của Dược lâm sàng 
(DLS) nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn [4]. Sự phát triển mạnh mẽ của 
khoa học công nghệ trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay cùng với sự nâng 
cao về trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ y tế đã góp phần tạo điều kiện 
thuận lợi cho hoạt động TTT nhưng đồng thời cũng đưa ra những thách thức trong 
việc xử lý và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác điều trị tại 
bệnh viện. Tại Việt Nam, hoạt động TTT tại các cơ sở điều trị mới đang ở bước 
khởi động ban đầu và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thực tế này cho thấy 
việc tổng kết, đánh giá lại nhu cầu và tình hình hoạt động TTT để rút kinh nghiệm, 
tạo cơ sở phát triển và tăng cường hoạt động TTT tại bệnh viện là hết sức cần thiết. 
Với mong muốn đưa ra hình ảnh về hoạt động TTT của bệnh viện Bạch mai, một 
bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, nghiên cứu này được thực hiện nhằm 1) phân loại 
câu hỏi TTT thu thập được từ hoạt động DLS và 2) khảo sát nhu cầu TTT của bác 
sỹ thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
- Phân loại các câu hỏi TTT thu được từ hoạt động DLS: Thu thập tất cả các câu 
hỏi có trong báo cáo câu hỏi TTT hàng tuần của các dược sỹ lâm sàng hoạt động tại 
6 khoa Điều trị tích cực (ĐTTC), Trung tâm chống độc (TTCĐ), Nhi, Huyết học, 
Hô hấp và Nội tiết trong khoảng thời gian từ khi có hoạt động lưu trữ câu hỏi TTT 
tại khoa Dược (tháng 4/2009 đến tháng 2/2010). Chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: số 
lượng câu hỏi thu thập được, phân loại câu hỏi theo các phạm trù nội dung chuyên 
biệt của TTT, đánh giá khả năng tìm thấy câu trả lời (theo 3 mức độ tìm thấy câu 
trả lời đầy đủ, tìm thấy câu trả lời nhưng không đầy đủ, không tìm thấy câu trả lời 
[3]) của các câu hỏi thu thập được trong 6 nguồn cơ sở dữ liệu (CSDL) thường 
được sử dụng tại đơn vị TTT bệnh viện Bạch Mai (AHFS Drug Information (2002), 
British National Formulary 55
th
 (2008), Dược thư Quốc gia Việt Nam (2002), Vidal 
Việt nam (2009), Martindale 34th (2005), trang web http//:www.mims.com). 
- Khảo sát nhu cầu TTT của bác sĩ điều trị: sử dụng bộ câu hỏi tiến hành phỏng vấn 
27 bác sỹ điều trị đến từ 9 khoa lâm sàng: ĐTTC, TTCĐ, Hô hấp, Truyền nhiễm, 
Tiêu hóa, Thần kinh, Thận tiết niệu, Huyết học và Nội tiết, trong đó ĐTTC và 
TTCĐ là 2 khoa có số bác sỹ tham gia trả lời phỏng vấn nhiều nhất (chiếm 22,2% 
tổng số bác sỹ đồng ý tham gia tại 9 khoa). Không có sự chênh lệch nhiều về giới 
(55,6% nam so với 44,4% nữ) và số năm kinh nghiệm giữa các bác sỹ tham gia trả 
lời phỏng vấn (44,4% có dưới 10 năm kinh nghiệm so với 55,6% có từ 10 năm kinh 
nghiệm trở lên). Tiến hành phân loại nhu cầu, các loại câu hỏi TTT được quan tâm, 
mức độ lặp lại của câu hỏi với bác sỹ, các nguồn tài liệu tham khảo đã được bác sỹ 
sử dụng để tìm kiếm câu trả lời, khả năng tìm thấy câu trả lời trong 6 nguồn CSDL 
thường được sử dụng, về nhu cầu phản hồi TTT (nhu cầu nhận phản hồi từ đơn vị 
TTT, thời gian mong muốn được nhận phản hồi, hình thức phản hồi mong muốn 
nhận được). 
- Số liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0. Các chỉ tiêu đánh giá 
được biểu diễn tỷ lệ %, sử dụng kiểm định khi bình phương để so sánh tỷ lệ. 
3. Kết quả 
3.1. Các loại hình câu hỏi TTT thu thập được từ hoạt động DLS 
3.1.1. Số lượng câu hỏi thu thập được 
Số câu hỏi TTT lưu trữ thu thập từ hoạt động DLS (từ tháng 4/2009 đến tháng 
2/2010) tại 6 khoa lâm sàng bệnh viện Bạch Mai được trình bày trong bảng 1. 
Bảng 1. Phân bố câu hỏi TTT lưu trữ theo tháng và theo khoa lâm sàng 
Tháng Năm 2009 Năm 2010 
Tổng % 
4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 
ĐTTC 1 7 4 1 1 1 0 0 5 23 17 60 15,8 
TTCĐ 4 8 1 7 12 16 3 13 19 21 0 104 27.3 
Nhi 8 4 3 3 8 4 10 7 15 8 1 71 18,6 
Huyết học 1 5 1 3 6 6 4 1 3 2 0 32 8,4 
Hô hấp 0 2 1 0 3 1 9 6 6 7 4 39 10,2 
Nội tiết 2 6 1 5 8 7 4 6 17 13 6 75 19,7 
Tổng 16 32 11 19 38 35 30 33 65 74 28 381 
100 % 4,2 8,4 2,9 5,0 10,0 9,2 7,9 8,7 17,0 19,4 7,3 100 
3.1.2. Phân loại câu hỏi TTT 
Các câu hỏi thu được nằm rải rác bao phủ hầu hết các lĩnh vực chuyên biệt của TTT 
(bảng 2), trong đó số câu hỏi về liều dùng chiếm ưu thế nhất (44,0%). Số câu hỏi về 
đánh giá sử dụng, lựa chọn thuốc, đường dùng, cách dùng và tác dụng phụ, độc tính 
cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn (14,6%, 13,6% và 7,5%). Trong số các câu hỏi về 
liều dùng, một số lượng lớn các câu hỏi tập trung vào việc hiệu chỉnh liều trên bệnh 
nhân suy gan, suy thận (102/218 câu hỏi chiếm 46,8%). Các câu hỏi về dược lý/cơ 
chế tác dụng, chỉ định, tương kị, độ ổn định và các câu hỏi khác (giá, bảo hiểm) 
không nhiều (chiếm tỷ lệ tương ứng là 0,4%, 0,8%, 0,4% và 0,6%). 
Bảng 2. Phân loại câu hỏi TTT thu được từ hoạt động DLS 
TT Loại câu hỏi Tần số Tỷ lệ % 
1 Biệt dược, hoạt chất 16 3,2 
2 Dạng bào chế, sinh khả dụng 5 1,0 
3 Dược lý, cơ chế tác dụng 2 0,4 
4 Dược động học 16 3,2 
5 Đánh giá sử dụng thuốc, lựa chọn thuốc 72 14,6 
6 Liều dùng, trong đó: 
- Liều dùng thông thường 
- Hiệu chỉnh liều trong suy thận, suy gan 
218 
116 
102 
44,0 
23,4 
20,6 
7 Đường dùng, cách dùng 67 13,6 
8 Tác dụng không mong muốn, độc tính 37 7,5 
9 Chỉ định 4 0,8 
10 Chống chỉ định 18 3,6 
11 Tương kỵ, độ ổn định 2 0,4 
12 Tương tác thuốc 22 4,5 
13 Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai, cho con bú 13 2,6 
14 Khác (giá, bảo hiểm) 3 0,6 
 Tổng 495 100 
3.1.3. Khả năng tìm thấy câu trả lời: Tra cứu trên 6 nguồn CSDL, 77,6% số câu 
hỏi có thể tìm được câu trả lời đầy đủ, số câu hỏi còn lại không tìm thấy câu trả lời 
(20,8%) hoặc tìm được câu trả lời nhưng không đầy đủ.(1,6%). Trong tổng số 111 
câu hỏi chưa tìm thấy câu trả lời đầy đủ, tỷ lệ lớn nhất là các câu hỏi thuộc về lĩnh 
vực đánh giá sử dụng và lựa chọn thuốc (24,3%). Ngoài ra, nhiều câu hỏi về đường 
dùng, liều dùng, tác dụng phụ và biệt dược, hoạt chất cũng chưa tìm được câu trả 
lời đầy đủ (bảng 3). 
Bảng 3. Phân loại các câu hỏi TTT chưa tìm được câu trả lời đầy đủ 
TT Loại câu hỏi Tần số Tỷ lệ % 
1 Biệt dược, hoạt chất 9 8,1 
2 Dạng bào chế, sinh khả dụng 4 3,6 
3 Dược lý, cơ chế tác dụng 2 1,8 
4 Dược động học 5 4,5 
5 Đánh giá sử dụng thuốc, lựa chọn thuốc 27 24,3 
6 Liều dùng, trong đó: 
- Liều dùng thông thường 
- Hiệu chỉnh liều trong suy thận, suy gan 
19 
13 
6 
17,1 
11,7 
5,4 
7 Đường dùng, cách dùng 22 19,8 
8 Tác dụng phụ, độc tính 12 10,9 
9 Chỉ định 1 0,9 
10 Chống chỉ định 2 1,8 
11 Tính tương kị, độ ổn định 0 0 
12 Tương tác thuốc 3 2,7 
13 Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai, cho con bú 2 1,8 
14 Khác( giá, bảo hiểm) 3 2,7 
 Tổng 111 100 
3.2. Phân loại nhu cầu TTT của bác sỹ 
3.2.1. Phân loại các câu hỏi về TTT được bác sỹ quan tâm 
Phân loại câu hỏi: Khi phỏng vấn các bác sỹ về nhu cầu TTT trong thời gian gần 
đây, không phải tất cả các bác sỹ đều có nhu cầu. Câu hỏi được các bác sỹ có nhu 
cầu thông tin đưa ra dưới 2 hình thức: câu hỏi cụ thể tương tự câu hỏi thu được từ 
hoạt động DLS (37,5%), lĩnh vực chung (45,8%) và phối hợp cả 2 loại câu hỏi trên 
(16,7%). 28 câu hỏi cụ thể và các lĩnh vực chung thu được sau phỏng vấn được 
phân loại theo các phạm trù nội dung chuyên biệt của TTT cho thấy hiệu chỉnh liều 
trên bệnh nhân gan, suy thận, tác dụng phụ và tương tác thuốc là những lĩnh vực 
được quan tâm nhiều với tỷ lệ câu hỏi tương ứng là 14,3%, 17,9% và 10,7% đối với 
câu hỏi cụ thể và 27,3%, 15,2% và 21,2% đối với lĩnh vực chung (bảng 4). 
Bảng 4. Phân loại câu hỏi cụ thể và lĩnh vực chung thu được qua phỏng vấn 
TT Loại câu hỏi 
Câu hỏi cụ thể Lĩnh vực chung 
Tần số % Tần số % 
1 Biệt dược, hoạt chất 0 0 2 6,1 
2 Dạng bào chế, sinh khả dụng 0 0 1 3,0 
3 Dược lý, cơ chế tác dụng 0 0 1 3,0 
4 Dược động học 3 10,7 3 9,1 
5 Đánh giá sử dụng thuốc, lựa chọn thuốc 2 7,1 3 9,1 
6 Liều dùng, trong đó: 
- Liều dùng thông thường 
- Hiệu chỉnh liều suy gan, thận 
7 
3 
4 
25,0 
10,7 
14,3 
10 
1 
9 
30,3 
3,0 
27,3 
7 Đường dùng, cách dùng 3 10,7 0 0 
8 Tác dụng phụ, độc tính 5 17,9 5 15,2 
9 Chỉ định 0 0 0 0 
10 Chống chỉ định 0 0 0 0 
11 Tính tương kị, độ ổn định 1 3,6 0 0 
12 Tương tác thuốc 3 10,7 7 21,2 
13 Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai/cho con bú 3 10,7 1 3,0 
14 Khác (giá, bảo hiểm) 1 3,6 0 0 
 Tổng 28 100 33 100 
Mức độ lặp lại của câu hỏi cụ thể đối với bác sỹ: Phần lớn các câu hỏi cụ thể các 
bác sỹ đưa ra khi phỏng vấn là những câu hỏi đã gặp nhiều lần (67,9%). Số câu hỏi 
gặp lần đầu tiên chỉ chiếm 32,1%. 
Các nguồn tài liệu tham khảo đã được bác sỹ tra cứu để tìm câu trả lời: Khi có câu 
hỏi thắc mắc trong điều trị, hầu hết các bác sỹ đã tự tìm câu trả lời dưới nhiều hình 
thức bao gồm: trao đổi với đồng nghiệp (35,7%), tra cứu trên Internet (28,6%) hoặc 
tìm câu trả lời trong sách và tạp chí (27,2%). Các phần mềm tra cứu ít được sử 
dụng (7,1%). Ngoài ra có một tỷ lệ nhỏ bác sỹ có sự trao đổi thông tin với công ty 
dược (1,4%). 
Khả năng tìm thấy câu trả lời: Cũng với 6 nguồn CSDL hiện có, 71,4% số câu hỏi 
cụ thể sau phỏng vấn có thể tìm thấy câu trả lời đầy đủ, 3,6% số câu hỏi có tìm thấy 
câu trả lời nhưng không đầy đủ và 25,0% số câu hỏi không tìm thấy câu trả lời. 
3.2.2. Nhu cầu phản hồi thông tin thuốc 
Nhu cầu nhận phản hồi từ đơn vị TTT: 100% số bác sỹ khi được hỏi đều có mong 
muốn được nhận câu trả lời từ một đơn vị chuyên biệt về thông tin - đơn vị TTT 
của bệnh viện khi có thắc mắc trong điều trị. 
Thời gian mong muốn được nhận phản hồi: Phần lớn các câu hỏi hoặc phải trả lời 
ngay (10/28 câu~35,7 %) hoặc có thể trả lời sau thời gian dài (trong vòng 1 tuần 
11/28 câu ~39,3 %). 
Hình thức phản hồi mong muốn nhận được: Phần lớn các bác sỹ mong muốn nhận 
được sự trao đổi trực tiếp khi có câu trả lời (35,3%). Thư điện tử và điện thoại là 
những hình thức lựa chọn đứng thứ hai và thứ ba. Hình thức trả lời bằng phiếu trả 
lời thông tin ít được lựa chọn (5,9%). 
Bàn luận 
Thông tin thuốc có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chăm sóc bảo vệ sức 
khoẻ bệnh nhân. TTT được cung cấp chính xác, kịp thời giúp cho việc sử dụng 
thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay 
với những tiến bộ vượt bậc của y học, hoạt động TTT phải tự thay đổi để đáp ứng 
được nhu cầu của thực tế [2]. Do vậy, việc tổng kết, đánh giá nhu cầu và tình hình 
hoạt động TTT giúp góp phần định hướng cho hoạt động TTT được hiệu quả. 
Nghiên cứu này được tiến hành dưới hai hình thức là thu thập câu hỏi và phỏng vấn 
trực tiếp cán bộ y tế, đã khảo sát các loại hình câu hỏi TTT thu được từ hoạt động 
DLS và nhu cầu liên quan đến câu hỏi TTT của cán bộ y tế tại bệnh viện với hi 
vọng sẽ đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động TTT tại 
bệnh viện Bạch Mai nói riêng và các bệnh viện tại Việt Nam nói chung. 
Về số lượng câu hỏi TTT: Số câu hỏi hồi cứu thu thập được tại 6 khoa lâm sàng từ 
tháng 4/2009 đến tháng 2/2010 là 381 câu hỏi (trung bình 34,6 câu hỏi/tháng). Kết 
quả này không có sự khác biệt so với nghiên cứu của Joshi khi nhìn lại hai năm 
hoạt động kể từ ngày thành lập đơn vị TTT tại bệnh viện Tribhuvan, Nepal - một 
đất nước cũng có nền y tế đang phát triển [5]. Tuy nhiên so với những nghiên cứu 
tại các nước có nền y tế phát triển như Singapore và Mỹ thì tỷ lệ này chỉ chiếm 5-
10% số câu hỏi trung bình mà các đơn vị TTT tại hai nước này nhận được mỗi 
tháng [7], [8]. Như vậy, hoạt động TTT mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu 
thông tin trên lâm sàng. Khi tiến hành thu thập các câu hỏi một cách tích cực tại 
khoa ĐTTC và TTCĐ trong thời gian 2 tháng, có sự tăng rõ rệt về số lượng câu hỏi 
TTT thu được chứng tỏ một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến số lượng câu 
hỏi xuất phát từ phía các dược sĩ lâm sàng. Trên thực tế, do khó khăn về nguồn 
nhân lực, các dược sĩ lâm sàng hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, ngoài công tác DLS 
nói chung và công tác TTT nói riêng, họ còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác 
nên thời gian dành cho hoạt động DLS và TTT bị chi phối bởi nhiều yếu tố. 
Về loại hình câu hỏi TTT: Các câu hỏi thu được nằm rải rác hầu hết các lĩnh vực 
chuyên biệt của TTT cho thấy tính đa dạng của các câu hỏi TTT trên lâm sàng. 
Liều dùng và đặc biệt là vấn đề hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan, suy thận 
được quan tâm nhiều nhất (tỷ lệ tương ứng là 44,0% và 20,6%). Ngoài ra, số lượng 
câu hỏi về các lĩnh vực đường dùng, cách dùng, đánh giá sử dụng, lựa chọn thuốc, 
tác dụng phụ và tương tác thuốc cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Kết quả này có 
khá nhiều điểm tương đồng với một số nghiên cứu khảo sát hoạt động TTT tại 18 
nước châu Âu [6] và nhu cầu TTT tại Singapore [7]. Theo đó, phần lớn câu hỏi tập 
trung vào ba lĩnh vực đánh giá sử dụng/lựa chọn thuốc, tác dụng phụ và liều dùng 
(64,1% và 86,7%). Với nhiều đặc thù chung trong công tác điều trị cấp cứu và đối 
tượng bệnh nhân có nhiều nét gần nhau nên những lĩnh vực câu hỏi được quan tâm 
tại 2 khoa ĐTTC và TTCĐ thu được trong giai đoạn tiến cứu có nhiều điểm tương 
đồng và cũng có cùng xu hướng với kết quả chung thu được từ toàn bộ mẫu nghiên 
cứu với tỷ lệ lớn câu hỏi về liều dùng (ĐTTC: 45,7% và TTCĐ: 38,1%), hiệu chỉnh 
liều trên bệnh nhân suy gan, suy thận (ĐTTC: 21,9% và TTCĐ: 20,8%), đường 
dùng, cách dùng và tác dụng phụ, độc tính (ĐTTC: 10,4%; 9,5% và TTCĐ:14,5%; 
8,1%). 
Về khả năng tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi TTT: Sáu nguồn CSDL cấp 3 được 
sử dụng tại đơn vị TTT bệnh viện Bạch mai cũng là các tài liệu được sử dụng rộng 
rãi tại nhiều đơn vị TTT khác trên thế giới [1]. Đối với cả 2 nhóm câu hỏi thu được 
từ hoạt động DLS và phỏng vấn trực tiếp, hơn 20 % số câu hỏi không tìm thấy câu 
trả lời hoặc tìm thấy câu trả lời nhưng không đầy đủ trong đó phần lớn các câu hỏi 
thuộc về lĩnh vực đánh giá sử dụng và lựa chọn thuốc (24,3%). Do các câu hỏi này 
thường xuất phát từ thực tế lâm sàng nên tương đối cụ thể và phức tạp, đòi hỏi có 
sự so sánh, đánh giá trong khi những nguồn CSDL phổ biến hiện có chỉ có thể đưa 
ra những nội dung trả lời chung nhất. 
Về nhu cầu thông tin của bác sĩ điều trị: Trong số 24 bác sỹ có nhu cầu TTT 
trong thời gian gần đây, chỉ có 13 bác sĩ đưa ra câu hỏi cụ thể. Mặc dù đã có lịch 
hẹn phỏng vấn nhưng phần lớn các bác sĩ chỉ có thể khái quát những lĩnh vực TTT 
mà họ thường quan tâm mà rất khó có thể nhớ được từng câu hỏi liên quan đến 
bệnh nhân cụ thể. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có đơn vị TTT hoạt động có 
hiệu quả để có thể đáp ứng được nhu cầu của bác sỹ ngay khi cần. 67,9% số câu hỏi 
được đưa ra là những câu hỏi đã gặp nhiều lần bởi bác sỹ phỏng vấn cho thấy tính 
lặp lại của các câu hỏi TTT trên thực tế lâm sàng. Vì vậy việc cung cấp TTT không 
chỉ đem lại hiệu quả điều trị cho một bệnh nhân mà rất nhiều bệnh nhân [2]. Phần 
lớn các bác sỹ khi có thắc mắc trong điều trị có sự trao đổi với đồng nghiệp. Đây là 
hình thức tìm kiếm câu trả lời nhanh và tiện lợi nhất. Ngoài ra, do đặc tính nhanh, 
cập nhật, tiện lợi, thông tin phong phú nên hình thức truy cập qua Internet được 
nhiều bác sỹ lựa chọn. Tuy nhiên, so với thông tin được cung cấp từ các đơn vị 
TTT, tỷ lệ câu trả lời chính xác nhận được từ các nhóm thông tin y dược trên mạng 
Internet thấp hơn rất nhiều [9]. Điều này cho thấy sự hoài nghi về độ tin cậy của 
các TTT thu được từ Internet và khẳng định vai trò quan trọng của các chuyên gia 
TTT trong xử lý và cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho cán bộ y tế. Nhận 
thức của cán bộ y tế về vấn đề TTT có nhiều cải thiện. 100% số bác sỹ khi được hỏi 
đều có mong muốn được nhận câu trả lời từ một đơn vị chuyên biệt về thông tin - 
đó là đơn vị TTT của bệnh viện khi họ có thắc mắc trong điều trị. Điều đó chứng tỏ 
các bác sỹ đã phần nào hiểu được vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng 
của đơn vị TTT và sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm trong công tác điều trị với các dược 
sỹ. Các câu hỏi TTT trên lâm sàng gắn liền với tình trạng bệnh nhân và quá trình 
điều trị nên có tính cấp bách. Đó là lý do các bác sỹ mong muốn nhận được câu trả 
lời ngay đối với hơn 35% câu hỏi. Một lượng lớn các câu hỏi khác (39.3%) do tính 
phức tạp, đòi hỏi phải tra cứu sâu nên thời gian cần câu trả lời kéo dài trong vòng 
một tuần. Phần lớn các bác sỹ mong muốn nhận được sự trao đổi trực tiếp khi có 
câu trả lời. Đây là hình thức phản hồi tiện lợi nhất song đòi hỏi thời gian và nguồn 
nhân lực lớn. Điện thoại và thư điện tử cũng là hình thức phản hồi mong muốn 
được lựa chọn trong khi hình thức trả lời bằng phiếu thông tin ít được sự ủng hộ. 
Kết luận 
Các loại hình câu hỏi TTT: Số lượng câu hỏi TTT thu thập được có sự dao động 
không ổn định giữa các tháng và giữa các khoa lâm sàng. Số lượng câu hỏi phụ 
thuộc rất nhiều vào hoạt động của các dược sỹ lâm sàng. Các câu hỏi TTT thu được 
rất đa dạng, nằm rải hầu hết các lĩnh vực chuyên biệt của TTT. Liều dùng đặc biệt 
hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan, suy thận là lĩnh vực được quan tâm nhiều 
nhất. Ngoài ra số câu hỏi về đường dùng, cách dùng; đánh giá sử dụng, lựa chọn 
thuốc; tác dụng phụ và tương tác thuốc cũng chiếm tỷ lệ lớn. Hơn 20 % số câu hỏi 
TTT thu được không tìm thấy câu trả lời đầy đủ qua việc tra cứu 6 nguồn cơ CSDL 
phổ biến hiện có. Phần lớn các câu hỏi chưa tìm thấy câu trả lời đầy đủ liên quan 
đến việc đánh giá sử dụng và lựa chọn thuốc. 
Nhu cầu phản hồi TTT của bác sỹ: 100% bác sỹ có nhu cầu nhận phản hồi từ đơn 
vị TTT của bệnh viện khi có nhu cầu thông tin trong quá trình điều trị. Trao đổi 
trực tiếp, điện thoại và thư điện tử là những hình thức phản hồi chủ yếu mong muốn 
nhận được. 
Tài liệu tham khảo 
1. Alván G. et al (1995). "References used in a Drug Information Centre" Eur J 
Clin Pharmacol 49: 87-89. 
2. Bernknopt A.C et al (2009). "Drug information: from Education to Practice" 
Pharmacotherapy 29(3): 331- 46. 
3. Belgado B.S. et al (1997). “Evaluation of electronic received by decentralized 
pharmacists” Am J Health- Syst Pharm 54 (22): 2592-96. 
4. Hutchinson R. and Burkholder D.F. (2006). "Clinical Pharmacy Practice - its 
functional relationship to drug information service" Ann Pharmacother. 40: 
316-20. 
5. Joshi M.P. (1997). "University hospital -based drug information service in a 
developing country" Eur J Clin Pharmacol 53: 89-94. 
6. Mullerová H, Vlcek J. (1998). "European drug information centres- survey of 
activities" Pharm World Sci 20(3): 131-35. 
7. Ponampalam R. and Anantharaman V. (2003). "The need for Drug and 
Poison Information - The Singapore Physicians' perspective" Singapore Med J 
44(5): 231-42. 
8. Pradhan S.C. (2002). "The performance of Drug Information Center at the 
University of Kansas Medical Center, Kansas city, USA- Experiences and 
evaluations" Indian J Pharmacol 34: 123-29. 
9. Seaboldt J.A. and Kuiper R. (1997). “Comparison of information obtained 
from a Usenet newsgroup and drug information centers” Am J Health-Syst 
Pharm 54: 1732-35. 

File đính kèm:

  • pdfphan_loai_thong_tin_va_nhu_cau_thong_tin_thuoc_tai_mot_so_kh.pdf