Phân tích danh mục thuốc bệnh viện lão khoa trung ương năm 2016 bằng phương pháp ABC - Ven
Mục tiêu: phân tích cơ cấu danh mục thuốc (DMT) sử dụng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
năm 2016 và thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện theo phương pháp ABC - VEN. Đối tượng
và phương pháp: sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu để phân tích DMT của Bệnh viện
Lão khoa Trung ương từ 1 - 1 - 2016 đến 31 - 12 - 2016. Kết quả: DMT bệnh viện gồm 385 thuốc,
chia thành 21 nhóm tác dụng dược lý, cao nhất là nhóm thuốc điều trị tim mạch. Thuốc ngoại
chiếm ưu thế (72,70%), chủ yếu là các thuốc mang tên thương mại (85,10%), đơn thành phần
(84,40%), dạng uống (54,55%). Ngân sách bệnh viện tập trung nhiều nhất vào nhóm A (79,93%
theo ABC), nhóm E (92,32% theo VEN), số lượng đa dạng nhất là thuốc nhóm C (64,42%
theo ABC), nhóm E (85,20% theo VEN). Kết luận: đã phân tích được cơ cấu DMT sử dụng
tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016; phân tích được tình hình sử dụng thuốc theo
phương pháp ABC - VEN.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích danh mục thuốc bệnh viện lão khoa trung ương năm 2016 bằng phương pháp ABC - Ven
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 20 PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƢƠNG NĂM 2016 BẰNG PHƢƠNG PHÁP ABC - VEN Nguyễn Cẩm Vân*; Đào Thị Huyền Trang* Nguyễn Minh Tuấn*; Nguyễn Tuấn Quang* TÓM TẮT Mục tiêu: phân tích cơ cấu danh mục thuốc (DMT) sử dụng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016 và thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện theo phương pháp ABC - VEN. Đối tượng và phương pháp: sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu để phân tích DMT của Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ 1 - 1 - 2016 đến 31 - 12 - 2016. Kết quả: DMT bệnh viện gồm 385 thuốc, chia thành 21 nhóm tác dụng dược lý, cao nhất là nhóm thuốc điều trị tim mạch. Thuốc ngoại chiếm ưu thế (72,70%), chủ yếu là các thuốc mang tên thương mại (85,10%), đơn thành phần (84,40%), dạng uống (54,55%). Ngân sách bệnh viện tập trung nhiều nhất vào nhóm A (79,93% theo ABC), nhóm E (92,32% theo VEN), số lượng đa dạng nhất là thuốc nhóm C (64,42% theo ABC), nhóm E (85,20% theo VEN). Kết luận: đã phân tích được cơ cấu DMT sử dụng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016; phân tích được tình hình sử dụng thuốc theo phương pháp ABC - VEN. * Từ khóa: Danh mục thuốc; Phương pháp ABC - VEN; Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Analyze the Drug Catalog of National Geriatric Hospital in 2016 by ABC - VEN Methodology Summary Objectives: To give a general analysis of the mechanism of the drug list used in National Geriatric Hospital and the status of drug use in 2016 by the ABC - VEN method. Subjects and methods: A retrospective study on the drug catalog of this hospital from 1 - 1 - 2016 to 31 - 12 - 2016. Results: The drug list of hospital consists of 385 drugs, divided into 21 pharmacological groups, the highest is the group of cardiovascular drugs. Foreign drugs predominate (72.70%), mainly trade - name drugs (85.10%), single components (84.40%), oral (54.55%). Hospital budgets were mostly spent in group A (79.93% according to ABC), group E (92.32% according to VEN), the most diverse drug was in group C (64.42% by ABC), group E (85.20% according to VEN). Conclusion: Having analyzed the mechanism of drug list used in National Geriatric Hospital and real situation of drug use in 2016 by ABC - VEN method. * Keywords: Drug list; ABC - VEN method; National Geriatric Hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo một số khảo sát, hiện nay trên thế giới có khoảng 70% thuốc là các chế phẩm sao chép hoặc thuốc không thiết yếu [5]. Ở Việt Nam, trên 22.000 số đăng ký còn hiệu lực, trong đó có khoảng 12.000 số đăng ký nước ngoài với trên 1.000 hoạt chất và khoảng 10.000 số đăng ký trong nước với trên 500 hoạt chất. * Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Cẩm Vân (nguyencamvanhvqy@gmail.com) Ngày nhận bài: 17/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 22/11/2017 T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 21 Điều này cho thấy sự phong phú và đa dạng của thị trường thuốc trong nước. Nhưng đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho việc chọn lựa thuốc chữa bệnh trong cộng đồng nói chung và trong các bệnh viện nói riêng [6]. Trong quy trình quản lý cung ứng thuốc ở bệnh viện, xây dựng DMT là hoạt động đầu tiên, giữ vị trí rất quan trọng giúp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; mua sắm thuốc và lưu trữ thuận tiện, dễ dàng hơn, đảm bảo đủ thuốc có chất lượng tốt và thuận lợi cho việc kê đơn, hoạt động thông tin thuốc và kiểm soát ADR kịp thời [2]. Phân tích DMT có ý nghĩa tích cực trong việc phản ánh rõ hơn thực trạng sử dụng thuốc ở các bệnh viện tại Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu về DMT tại một số bệnh viện trên khắp cả nước, nhưng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương vẫn chưa có nghiên cứu tương tự được thực hiện. Đây là bệnh viện đi đầu trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi - đối tượng bệnh nhân đặc biệt nhạy cảm trong sử dụng thuốc, nên việc nghiên cứu DMT tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương có ý nghĩa thực tiễn cao. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. Danh mục thuốc của Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ 1 - 1 - 2016 đến hết 31 - 12 - 2016. Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Đào tạo - Nghiên cứu Dược, Học viện Quân y; Khoa Dược, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các tài liệu liên quan đến DMT của bệnh viện từ ngày 01 - 01 - 2016 đến 31 - 12 - 2016. * Phân tích chung về cơ cấu DMT: Phân tích chung về cơ cấu DMT của Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016 theo các chỉ tiêu sau: + Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý. + Cơ cấu DMT theo nguồn gốc, xuất xứ. + Cơ cấu DMT theo tên gọi. + Cơ cấu DMT theo số lượng thành phần. + Cơ cấu DMT theo dạng bào chế. * Phân tích ABC: Thực hiện phân tích qua 7 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đưa ra phân hạng thuốc: - Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80% tổng giá trị tiền (nghìn từ 0 - 80%). - Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20% tổng giá trị tiền (nghìn từ 80 - 95%). - Hạng C: gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10% tổng giá trị tiền (nghìn > 95%). Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10 - 20% và hạng C chiếm 60 - 80% còn lại [1, 3, 7]. * Phân tích VEN: Thực hiện phân tích qua 6 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đưa ra cách phân chia thuốc theo 3 hạng mục gồm: - Thuốc V: là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện. T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 22 - Thuốc E: là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn những vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện. - Thuốc N: là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [1, 3, 7]. * Phân tích ma trận ABC/VEN: Bảng 1: Bảng ma trận ABC/VEN. Phƣơng pháp phân tích V E N Phân loại mức độ A AV AE AN Thuốc quan trọng nhất B BV BE BN Thuốc quan trọng C CV CE CN Thuốc ít quan trọng Ma trận ABC/VEN chia các thuốc làm 3 nhóm ưu tiên: - Nhóm I (AV, BV, CV, AE, AN): là các thuốc đắt tiền nhóm A hoặc tối cần nhóm V; cần ưu tiên để giữ ổn định ngân sách hàng năm và luôn sẵn có. - Nhóm II (BE, CE, BN): là các thuốc cần thiết hoặc có giá trị trung bình. - Nhóm III (CN): là các thuốc có giá trị thấp và không quan trọng [1, 7]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả phân tích chung về cơ cấu DMT Bệnh viện Lão khoa Trung ƣơng năm 2016. * Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý: Bảng 2: TT NHÓM DƢỢC LÝ Số lƣợng khoản mục (SLKM) Giá trị sử dụng (GTSD) n % Trị giá (tỷ đồng) % 1 Thuốc điều trị tim mạch 87 22,60 14,09 30,21 2 Thuốc kháng sinh 54 14,03 13,20 28,26 3 Thuốc tác dụng lên đường tiêu hóa 37 9,61 2,44 5,23 4 Hormon và các thuốc tác động vào nội tiết 34 8,83 4,74 10,15 5 Thuốc NSAIDS 27 7,01 0,79 1,70 6 Thuốc tác dụng vào máu 17 4,41 2,90 6,21 7 Khoáng chất và vitamin 17 4,41 1,68 3,60 8 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 14 3,63 1,34 2,88 9 Nhóm thuốc gây tê, gây mê 13 3,38 0,15 0,33 10 Thuốc tác dụng lên đường hô hấp 13 3,38 0,58 1,24 11 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải và các dung dịch khác 13 3,38 0,39 0,84 T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 23 12 Thuốc dùng để chẩn đoán 11 2,85 0,20 0,42 13 Thuốc chống co giật và chống động kinh 10 2,60 0,09 0,19 14 Thuốc điều trị bệnh Parkinson 8 2,08 3,27 7,01 15 Thuốc chống rối loạn tâm thần 6 1,56 0,09 0,19 16 Thuốc chống dị ứng và dùng trong trường hợp quá mẫn 5 1,30 0,04 0,08 17 Thuốc giải độc 5 1,30 0,31 0,67 18 Thuốc lợi tiểu 4 1,04 0,03 0,07 19 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 3 0,78 0,11 0,24 20 Thuốc điều trị các bệnh về mắt, tai mũi họng 3 0,78 0,14 0,3 21 Nhóm khác 4 1,04 0,08 0,18 Tổng 385 100 46,66 100 DMT của bệnh viện gồm 21 nhóm tác dụng dược lý với 385 thuốc, trong đó 5 nhóm có trên 20 thuốc. Nhóm thuốc tác dụng lên tim mạch được sử dụng nhiều nhất (87 thuốc = 22,6% về số lượng, 30,21% về giá trị sử dụng). Thứ hai là nhóm thuốc kháng sinh (54 thuốc = 14,03% về số lượng; 28,26% về giá trị sử dụng). Thứ ba, nhóm thuốc tác động lên đường tiêu hóa, nhóm hormon và các thuốc tác động nội tiết. Sự khác nhau này do số lượng mắc của mỗi chứng bệnh liên quan tới nhóm thuốc điều trị và phác đồ điều trị. * Cơ cấu DMT theo nguồn gốc, xuất xứ: Bảng 3: Cơ cấu DMT theo nguồn gốc, xuất xứ. Thuốc ngoại chiếm tỷ lệ cao hơn về số lượng (72,7%) và giá trị sử dụng (93,1%) so với thuốc nội. Điều này chưa đảm bảo được nguyên tắc của Bộ Y tế khi xây dựng DMT: ưu tiên chọn thuốc nội. Trong số các thuốc ngoại, tỷ lệ thuốc nhập từ các nước phát triển và đang phát triển được thể hiện qua bảng 4: Bảng 4: Cơ cấu thuốc ngoại trong DMT. Cơ cấu thuốc nhập từ các nước phát triển và đang phát triển không có sự khác biệt về số lượng thuốc (51,40% và 48,60%). Tuy nhiên, xét về giá trị sử dụng, thuốc được nhập Nguồn gốc Số lƣợng khoản mục Giá trị sử dụng n % Trị giá (tỷ đồng) % Thuốc nội 105 27,30 3,24 6,90 Thuốc ngoại 280 72,70 43,42 93,10 Tổng 385 100 46,66 100 Nguồn gốc Số lƣợng khoản mục Giá trị sử dụng n % Trị giá (tỷ đồng) % Thuốc nhập từ các nước đang phát triển 144 51,4 17,85 41,1 Thuốc nhập từ các nước phát triển 136 48,6 25,57 58,9 Tổng 280 100 43,42 100 T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 24 từ các nước phát triển (58,9%) chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều thuốc được nhập từ các nước đang phát triển (41,1%). * Cơ cấu DMT theo tên gọi: Bảng 5: Thuốc mang tên thương mại chiếm ưu thế về số lượng (85,1%) và giá trị sử dụng (95,1%) trong năm 2016. Điều này chỉ ra xu hướng trong việc sử dụng thuốc: ưu tiên dùng các thuốc mang tên thương mại, các thuốc biệt dược hơn thuốc mang tên gốc. * Cơ cấu DMT theo số lượng thành phần: Bảng 6: Các thuốc đơn thành phần chiếm ưu thế (84,4%). Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng sử dụng, sản xuất thuốc cũng như lựa chọn thuốc vào DMT bệnh viện: ưu tiên thuốc đơn thành phần. * Cơ cấu DMT theo dạng bào chế: Bảng 7: Các thuốc dạng uống chiếm 54,55% (210 thuốc), cao hơn so với thuốc dạng tiêm (41,03% = 158 thuốc). Tuy nhiên, xét về giá trị sử dụng, thuốc dạng tiêm gần tương đương so với thuốc dạng uống (50,32% so với 49,04%). Chỉ tiêu Số lƣợng khoản mục Giá trị sử dụng n % Trị giá (tỷ đồng) Tỷ lệ % Thuốc mang tên gốc 57 14,80 2,28 4,80 Thuốc mang tên thương mại 328 85,10 44,38 95,10 Tổng 385 100 46,66 100 Chỉ tiêu Số lƣợng khoản mục Giá trị sử dụng n Tỷ lệ % Trị giá (tỷ đồng) % Thuốc đơn thành phần 325 84,40 35,04 75,10 Thuốc đa thành phần 60 15,60 11,62 24,90 Tổng 385 100 46,66 100 Chỉ tiêu Số lƣợng khoản mục Giá trị sử dụng n % Trị giá (tỷ đồng) % Thuốc dạng uống 210 54,55 22,88 49,04 Thuốc dạng tiêm 158 41,03 23,48 50,32 Các thuốc dạng khác 17 4,41 0,3 0,64 Tổng 385 100 46,66 100 T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 25 2. Kết quả phân tích DMT theo phƣơng pháp ABC - VEN. * Kết quả phân tích DMT theo phương pháp ABC: Bảng 8: Cơ cấu DMT theo phương pháp ABC. Nhóm A chiếm 19,22% về số lượng với 74 thuốc nhưng chiếm tới 79,93% về giá trị sử dụng. Nhóm C tuy chiếm tỷ lệ cao về số lượng (64,42%), nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp về giá trị sử dụng (5,11%). Nhóm A gồm 74 loại thuốc được chia thành 10 nhóm tác dụng dược lý (bảng 9). Bảng 9: Cơ cấu nhóm A theo tác dụng dược lý. TT Nhóm thuốc SLDM % Trị giá (tỷ đồng) % 1 Thuốc kháng sinh 18 24,32 12,81 34,34 2 Thuốc tác dụng lên tim mạch 11 14,86 4,49 12,05 3 Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 10 13,51 4,16 11,16 4 Thuốc chống rối loạn tâm thần 9 12,16 4,61 12,36 5 Thuốc tác dụng lên máu 8 10,81 4,42 11,86 6 Thuốc tác dụng lên đường tiêu hóa 5 6,76 1,39 3,73 7 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải và các dung dịch khác 4 5,41 1,40 3,76 8 Nhóm NSAID 3 4,05 0,66 1,77 9 Thuốc điều trị Parkinson 3 4,05 2,92 7,82 10 Thuốc tác dụng lên đường hô hấp 2 2,70 0,43 1,14 Tổng 74 100 37,29 100 Chiếm giá trị lớn trong nhóm A là các thuốc kháng sinh, thuốc tác dụng lên tim mạch, thuốc tác động vào hệ thống nội tiết và thuốc chống rối loạn tâm thần. Trong đó, các thuốc kháng sinh chiếm 24,32% về số lượng và giá trị sử dụng cao nhất (34,34%). Đứng thứ hai là thuốc tác dụng lên tim mạch với 14,86% về số lượng và 12,05% về giá trị sử dụng. Đứng thứ ba là nhóm thuốc tác động vào hệ thống nội tiết với 13,51% về số lượng và 11,16% về giá trị sử dụng. Nhóm Số lƣợng khoản mục Giá trị sử dụng n % Trị giá (tỷ đồng) % A 74 19,22 37,29 79,93 B 63 16,36 6,98 14,97 C 248 64,42 2,38 5,11 Tổng 385 100 46.66 100 T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 26 * Kết quả phân tích DMT theo phương pháp VEN: Bảng 10: Cơ cấu DMT theo phân tích VEN. Nhóm thuốc sống còn V chiếm 4,56% về số lượng và 0,32% về giá trị sử dụng. Nhóm thuốc thiết yếu E chiếm ưu thế về số lượng cũng như giá trị sử dụng với tỷ lệ lần lượt là 85,20% và 92,32%. Nhóm thuốc không cần thiết N có 44 thuốc chiếm 10,24% về số lượng và 7,36% về giá trị sử dụng. * Kết quả phân tích DMT theo ma trận ABC/VEN: Bảng 11: Ma trận ABC/VEN. Nhóm I có 88 loại thuốc (22,86%). Nhóm II có 265 loại thuốc (68,83%). Nhóm III có 32 loại thuốc (8,31%). Bảng 12: Cơ cấu DMT theo ma trận ABC/VEN. Nhóm I chỉ chiếm 22,86% về số lượng nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị sử dụng (80,24%). Ngược lại, nhóm II chỉ chiếm 15,51% giá trị sử dụng nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất về số lượng với 68,83%. Nhóm III chiếm tỷ lệ thấp (8,31% về số lượng và 4,25% về giá trị sử dụng). Đây là nhóm thuốc không cần thiết nên chỉ chiếm một lượng nhỏ kinh phí, ngân sách, phù hợp với tiêu chí không cần thiết dự trữ, sử dụng của nhóm thuốc này. Nhóm I và nhóm II gồm các thuốc quan trọng và thiết yếu cho quá trình chăm sóc và điều trị sức khỏe bệnh nhân, nên chiếm tỷ lệ lớn là hoàn toàn hợp lý. Nhóm Số lƣợng khoản mục Giá trị sử dụng n % Trị giá (tỷ đồng) % V 13 4,56 0,15 0,32 E 328 85,20 43,07 92,32 N 44 10,24 3,44 7,36 Tổng 385 100 46,66 100 Phƣơng pháp phân tích V E N Phân loại mức độ A 0 69 6 Thuốc quan trọng nhất B 1 57 6 Thuốc quan trọng C 12 202 32 Thuốc ít quan trọng nhất Nhóm Số lƣợng khoản mục Giá trị sử dụng n % Trị giá (tỷ đồng) % Nhóm I 88 22,86 37,44 80,24 Nhóm II 265 68,83 7,24 15,51 Nhóm III 32 8,31 1,98 4,25 Tổng 385 100 46,66 100 T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 27 BÀN LUẬN Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016 gồm 385 thuốc được chia thành 21 nhóm tác dụng dược lý. Các nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc tác động lên đường tiêu hóa, hormon và các thuốc tác động nội tiết chiếm tỷ lệ cao là hợp lý và phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện [4]. Trong DMT, các thuốc ngoại chiếm ưu thế vượt trội so với các thuốc nội, chưa phù hợp với chỉ tiêu đề ra của Bộ Y tế: Tỷ lệ thuốc nội trong DMT của các bệnh viện chiếm trên 70% để giảm chi phí cho bệnh nhân, đồng thời góp phần khuyến khích sản xuất trong nước. Một số nguyên nhân có thể do: sức ép cạnh tranh với các công ty dược phẩm nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế gây mất cân bằng trong tỷ lệ thuốc nội - thuốc ngoại ở bệnh viện nói riêng và thị trường thuốc ở Việt Nam nói chung. Các doanh nghiệp trong nước mới chỉ tập trung sản xuất thuốc thông thường, phổ biến. Các thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu đòi hỏi kỹ thuật cao chưa được quan tâm đúng mức, hoàn toàn do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh. Tâm lý của người kê đơn và người bệnh là ưa dùng thuốc ngoại có giá trị cao đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn và nhanh hơn so với thuốc nội. Tỷ lệ giữa thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên thương mại có sự khác biệt rõ rệt: 14,80% so với 85,10% về số lượng và 4,80% so với 95,10% về giá trị sử dụng. Trên thực tế, việc sử dụng thuốc mang tên gốc được khuyến khích. WHO cũng đã khuyến cáo các nước dùng thuốc gốc do sử dụng thuốc gốc có giá thành rẻ, nhưng vẫn đạt được hiệu quả mong muốn, đồng thời giúp giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh. Như vậy, tỷ lệ này trong DMT chưa hợp lý, bệnh viện cần đưa ra một số biện pháp khuyến khích kê đơn và sử dụng thuốc gốc nhằm điều chỉnh tỷ lệ này hợp lý hơn. Cũng theo khuyến cáo của WHO và chính sách quốc gia về thuốc, chỉ nên sử dụng các thuốc dạng phối hợp khi chúng có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất. Việc ưu tiên lựa chọn, sử dụng thuốc đơn thành phần có thể hạn chế tới mức tối thiểu tương tác thuốc. Do đó, giảm thiểu các tác dụng không mong muốn xảy ra khi sử dụng thuốc ở người bệnh. Đặc biệt đối tượng bệnh nhân cao tuổi hay mắc phải tình trạng đa bệnh lý, sử dụng nhiều thuốc. Nếu sử dụng nhiều thuốc đa thành phần, tỷ lệ tương tác thuốc - thuốc sẽ cao lên rất nhiều. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần trong DMT của Bệnh viện Lão khoa Trung ương chiếm ưu thế cả về số lượng (84,40%) và giá trị sử dụng (75,10%). Bên cạnh đó, 15,60% lượng thuốc đa thành phần trong DMT hầu hết là vitamin, dịch truyền bổ sung dinh dưỡng, là các dạng thuốc dùng phối hợp để tăng tác dụng điều trị. Do vậy, việc xây dựng DMT của bệnh viện đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của WHO và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam. Kết quả phân tích ABC, VEN cho thấy 79,93% ngân sách được phân bổ cho 19,22% tổng số thuốc (nhóm A); 14,97% ngân sách phân bố cho 16,36% tổng số thuốc (nhóm B); còn lại 64,42% số thuốc chỉ chiếm 5,11% ngân sách (nhóm C). T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 28 Như vậy, ngân sách sử dụng chỉ tập trung vào một số lượng thuốc có giá thành cao. Những thuốc nhóm C tuy đa dạng vể chủng loại nhưng được sử dụng rất ít. Nhóm thuốc tối cần (V) và thiết yếu (E) chiếm tỷ lệ lớn về số lượng cũng như chi phí sử dụng. Có thể thấy, DMT của bệnh viện đã được xây dựng hợp lý khi nhóm thuốc không cần thiết chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Phân tích ma trận ABC/VEN cho thấy, nhóm III là các thuốc ít quan trọng, chiếm tỷ lệ rất thấp so với nhóm I, II là hoàn toàn hợp lý. KẾT LUẬN ơ- Đã phân tích được cơ cấu DMT sử dụng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016 theo nhóm tác dụng dược lý, theo tỷ lệ giữa thuốc nội và thuốc ngoại; thuốc mang tên thương mại và thuốc mang tên gốc; thuốc đơn thành phần và đa thành phần; thuốc dạng uống với các dạng thuốc khác. - Đã phân tích được tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016 theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế. Thông tư số 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/08/2013. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. 2013, tr.1, 8, 10. 2. Cục Quản lý Dược. Báo cáo tổng kết công tác dược 2008, triển khai kế hoạch 2009. 3. Đàm Hữu Tâm. Phân tích DMT đã được sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội năm 2012. Luận văn Tốt nghiệp Chuyên khoa Cấp I. Trường Đại học Dược Hà Nội. 2014, tr.44. 4. Đỗ Thị Thi. Nghiên cứu mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2014. Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa khóa 2009 - 2015. Trường Đại học Y Hà Nội, tr.37. 5. Giang Thị Thu Thủy. Phân tích DMT sử dụng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2012. Luận văn Dược sỹ Chuyên khoa Cấp I. Trường Đại học Dược Hà Nội. 2014, tr.42. 6. Nguyễn Văn Trí. Lão khoa và người cao tuổi. Hội người cao tuổi Việt Nam, cao-tuoi-2242.htm. 7. RSUD Dr. Soedarso. ABC and VEN analysis required periodically to the hospital drug spending is gradually becoming more efficient. Gadjah Mada University. 2010, p.66.
File đính kèm:
- phan_tich_danh_muc_thuoc_benh_vien_lao_khoa_trung_uong_nam_2.pdf