Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

Sau ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách,

pháp luật để cải thiện cuộc sống, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đất đai đã

được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng, được đưa vào tham gia vốn liên

doanh với một bên là doanh nghiệp Nhà nước và bên kia là đối tác tham gia vốn lưu động,

thiết bị, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm,

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt

không có gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống và là địa bàn

phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.

Trong những năm qua, đất đai đã đóng góp đáng kể trong quá trình hội nhập và xây dựng

phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc thù ở nước ta có khoảng 70% dân số sống bằng

nghề nông, họ đã gắn bó đất đai với cả đời người1; do vậy việc Nhà nước tiến hành thu

hồi đất nông nghiệp để sử dụng cho dù với mục đích gì, với lý do gì cũng là vấn đề dẫn

đến đảo lộn sinh kế, tập quán canh tác, sinh hoạt, của một cộng đồng dân cư không nhỏ,

cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm, nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

pdf 200 trang dienloan 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
9 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH - 2017 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 62.38.01.07 
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VĂN ĐẠI PGS. TS. PHẠM HỮU NGHỊ TP. HỒ CHÍ MINH - 2017 
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án 
 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 3 5. Những điểm mới của luận án 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 5 1.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu 5 1.1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 15 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 17 1.2.1. Cơ sở lý thuyết 17 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 19 1.3. Kết cấu của luận án 20 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 21 2.1. Lý luận về thu hồi đất nông nghiệp 21 2.1.1. Khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp 21 2.1.2. Đặc điểm của việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 25 2.1.3. Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp 36 2.2. Lý luận pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 39 2.2.1. Cơ sở xây dựng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 39 2.2.2. Nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 41 2.3. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn từ 
năm 1945 đến trước ngày 01/7/2004 47 2.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980 47 2.3.2. 2.4 Giai đoạn từ năm 1980 đến trước ngày 01/7/2004 Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của một số nước và những gợi mở đối với Việt Nam 49 55 
 2.4.1. 2.4.2. 2.4.3. 2.4.4. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của Cộng hòa Pháp Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của Úc Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Một số gợi mở đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn 
thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 55 56 58 59 Kết luận Chương 2 60 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT 
NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 61 3.1. 3.1.1. 3.1.2. 3.1.3. 3.2. Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Cơ sở pháp lý ban đầu để Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Quy định về vai trò của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất Quy định về nguyên tắc lập, công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất Quy định về thẩm quyền quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy định về nội dung; trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp 61 61 61 63 67 3.2.1. Quy định về các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp 67 3.2.2. 3.2.3. Quy định về thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp 80 83 3.3. Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 90 3.3.1. Quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 90 3.3.2. 3.4. Quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Quy định về khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 100 111 Kết luận Chương 3 112 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 114 4.1. 4.1.1. 4.1.2. Quan điểm và những yêu cầu đặt ra về hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam Quan điểm hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam Những yêu cầu đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay 114 114 116 
 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 123 4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 123 4.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung; trình tự, thủ tục thu hồi 
đất nông nghiệp 124 4.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 138 4.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 145 4.2.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 148 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 150 Kết luận Chương 4 153 Kết luận 155 Những công trình liên quan đến luận án đã được công bố 157 Danh mục Tài liệu tham khảo 158 Phần Phụ lục 175 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BLDS Bộ Luật Dân sự GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
HĐND Hội đồng nhân dân HP Hiến pháp HVHC Hành vi hành chính 
LĐĐ Luật Đất đai 
NĐ Nghị định NQ Nghị quyết 
NSDĐ Người sử dụng đất 
QĐ Quyết định 
QĐHC Quyết định hành chính 
QH, KHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 
QSDĐ Quyền sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân 
VPĐKQSDĐ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 
Sau ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để cải thiện cuộc sống, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đất đai đã 
được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng, được đưa vào tham gia vốn liên doanh với một bên là doanh nghiệp Nhà nước và bên kia là đối tác tham gia vốn lưu động, thiết bị, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, 
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống và là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, đất đai đã đóng góp đáng kể trong quá trình hội nhập và xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc thù ở nước ta có khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông, họ đã gắn bó đất đai với cả đời người1; do vậy việc Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng cho dù với mục đích gì, với lý do gì cũng là vấn đề dẫn 
đến đảo lộn sinh kế, tập quán canh tác, sinh hoạt, của một cộng đồng dân cư không nhỏ, cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm, nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Theo thống kê, trong tổng số các đơn khiếu nại, ước tính có khoảng 80% số vụ việc 
liên quan đến lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, trong đó có liên quan đến việc thu hồi đất2. Mặc dù ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song QSDĐ cơ bản thuộc về các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Bên cạnh đó, QSDĐ lại có nguồn gốc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó có việc Nhà nước công nhận QSDĐ. Ngoài ra NSDĐ 
còn được giao đất có thu tiền hay không thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển QSDĐ từ 
phía Nhà nước, từ các chủ thể sử dụng đất khác. Việc Nhà nước thu hồi đất chính là thu hồi quyền tài sản, và cũng là tài sản của người sử dụng đất - điều chưa được quy định trong Hiến pháp năm 1992 trở về trước, chỉ đến khi thông qua Hiến pháp năm 2013 mới 
đề cập với nội dung: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong 
trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và 
được bồi thường theo quy định của pháp luật.”3. 1 Đỗ Mai Thành (2015), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, truy cập tại địa chỉ:  ngày 30/01/2017. 2 Thanh tra Chính phủ (2010), Báo cáo số 2280/BC-TTCP Tổng kết việc thi hành Luật khiếu nại, tố cáo (từ năm 2005 đến tháng 6/2009), ngày 04/8, tr. 1. Nguyễn Thanh Hải - Thảo Trang (2014), Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 
lĩnh vực đất đai, truy cập tại địa chỉ:  ngày 13/02/2017. 3 Quốc hội (2013), Hiến pháp, Khoản 3 Điều 54. 
2 
Nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp - vấn đề 
tương đối bức xúc trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất cho các mục 
đích khác nhau của Nhà nước và của các thành phần kinh tế; tăng cường công tác quản lý 
nhà nước về đất đai; đồng thời thỏa mãn nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của các 
bên: Nhà nước, nhà đầu tư, đảm bảo đời sống, sinh kế của người đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi; tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt 
Nam” để thực hiện luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NSDĐ nông nghiệp bị thu hồi đất và các bên có liên quan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu một số nội dung lý luận về thu hồi đất nông nghiệp: Luận giải để làm rõ khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước; đặc điểm, khái niệm thu hồi đất nông nghiệp; cũng như lý luận về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp như: Cơ sở xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật thu hồi đất nông nghiệp; nội dung pháp luật có liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp qua các giai đoạn; tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia về thu hồi đất nông nghiệp. - Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn trong quá trình áp dụng; những kết quả đã đạt được cũng như những bất cập trong các quy định của pháp luật nước ta liên quan đến nội dung Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. - Trên cơ sở quan điểm và những yêu cầu đặt ra về hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, luận án đã đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề sau: - Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất 
đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; trong đó có nội dung liên quan 
đến thu hồi đất nông nghiệp. - Một số công trình nghiên cứu khoa học về thu hồi đất, trong đó có đất nông nghiệp 
đã được công bố trong thời gian qua. 
3 
- Pháp luật đất đai hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan đến nội dung 
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Luận án cũng nghiên cứu pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của một số quốc gia trên thế giới như: Cộng hòa Pháp, Úc, Trung Quốc. - Các số liệu, vụ việc áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề rất rộng. Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề là: Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy 
định về nội dung, trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp; quy định về bồi thường, hỗ trợ và khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Ngoài ra, trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả không có điều kiện nghiên cứu việc thu hồi các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp: đất đồng cỏ dùng vào chăn 
nuôi, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất làm muối. Bên cạnh đó, do LĐĐ năm 2013 mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 nên những phân tích pháp luật thực 
định, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả có so sánh, đề cập tình huống đã xảy ra trong thời gian áp dụng LĐĐ năm 2003, song những bất cập đó vẫn chưa được giải quyết trong LĐĐ năm 2013. 
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về phương diện lý luận, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan 
đến thu hồi đất nông nghiệp, pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp bao gồm: cơ sở xây dựng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp Về phương diện thực tiễn, nội dung kiến nghị của luận án sẽ góp phần nâng cao việc bảo đảm thực hiện pháp luật đối với cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người được nhà 
nước trao quyền và người bị thu hồi đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu mà luận án đưa ra có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành luật đất đai trong 
các trường đào tạo về luật, quản lý đất đai hoặc có thể sử dụng trong việc xem xét, áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác thu hồi 
đất nông nghiệp. 5. Những điểm mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu tương đối toàn diện pháp luật về thu hồi 
đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Luận án có những điểm mới sau đây: Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về thu hồi đất nông nghiệp; trong đó đã luận giải, làm rõ bản chất của việc thu hồi 
đất nông nghiệp là thu tài sản của NSDĐ. Thứ hai, luận án phân tích một cách cụ thể về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam theo các nội dung là: Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy 
4 
định về nội dung, trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp; quy định về bồi thường, hỗ trợ và khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. 
Qua đó tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý, xác định tính khả thi của các quy phạm pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp hiện hành nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của 
Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi. Đồng thời cần tăng cường việc giám sát của cơ quan quyền lực nhằm phát huy hiệu quả của thiết chế dân chủ đại diện. Thứ ba, cần thiết phải đặt việc xây dựng các quy định về bồi thường cây trồng, đất 
đai trong mối quan hệ với các quy luật sinh học, nhằm đảm bảo quyền lợi của NSDĐ. Bên cạnh đó cần quan tâm tới sự biến đổi môi trường, gìn giữ giá trị văn hóa của cả cộng 
đồng dân cư do tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp với diện tích lớn gây ra. Thứ tư, trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về hỗ trợ được áp dụng tại các 
địa phương trong phạm vi cả nước cho thấy bản chất của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không những phải đảm bảo nguyên tắc ngang giá mà còn là việc 
hướng đến sự cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và người có đất nông nghiệp bị thu hồi, thể hiện ở kinh phí hỗ trợ đôi khi gấp nhiều lần giá trị tài sản bị thiệt hại. Thứ năm, qua phân tích, tham khảo nội dung có liên quan trong pháp luật của một số nước, kết hợp với việc đánh giá thực trạng pháp luật nêu trên, luận án đề xuất phương 
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp. 
5 
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá tỏng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu Theo tổng hợp của nghiên cứu sinh, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ Tiến sĩ, các công trình khoa học thuộc nhiều cấp khác nhau đã được in thành sách, cũng 
như các bài viết khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập nội dung có 
liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp với các nội dung sau: Thứ nhất, về mặt lý luận có liên quan đến chế độ sở hữu đất đai, về quyền sử dụng 
đất, các khái niệm pháp lý, quyền được tiếp cận thông ti ... 11/6/2011. 216. Nguyễn Thanh Hải - Thảo Trang (2014), Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và 
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, truy cập tại địa chỉ:  ngày 13/02/2017. 217. Trần Quang Huy và Công ty Luật LEADCO (2012), “Dự thảo Báo cáo rà soát Luật Đất đai”, truy cập tại địa chỉ:  ngày 20/5/2012. 218. Hoàng Thị Diệu Linh, Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp và tình hình áp dụng trên thế giới, truy cập tại địa chỉ:  ngày 30/12/2013. 219. Đình Lý (2014), Lãng phí khu công nghiệp, cụm công nghiệp - Bài 1: Đất bỏ hoang, dân thiệt, truy cập tại địa chỉ:  ngày 18/11/2014. 220. Hữu Phúc (2016), Dự án xây dựng chợ mới Kế Xuyên (Thăng Bình): Nhiều sai 
phạm, truy cập tại địa chỉ:  ngày 04/3/2016. 221. Thắng Quang (2015), Hà Nội: “Khuất tất” việc thu hồi đất nông nghiệp làm sân golf, truy cập tại địa chỉ:  ngày 01/3/2016. 222. Đinh Văn Quế (2013), Hạn chế xử án ngoài giờ hành chính, truy cập tại website:  ngày 24/02/2013. 223. Đỗ Mai Thành (2015), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, truy cập tại địa chỉ:  ngày 30/01/2017. 224. Lê Ngọc Thạnh (2016), Pháp luật về hỗ trợ ổn định đời sống khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật điện tử, truy cập tại địa chỉ:  ngày 25/12/2016. 
174 
225. Phương Thư (2008), Hủy án sơ thẩm vụ kiện hành chính vì vi phạm tố tụng, truy cập tại địa chỉ:  ngày 17/12/2008. 226. Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc, Đất nông nghiệp, truy cập tại địa chỉ:  ngày 10/4/2013. 227. Tuyết Trang (2015), Quảng Xương (Thanh Hóa): Bán đất chạy sáp nhập?, 
truy cập tại địa chỉ:  ngày 02/4/2016. 228. Ngọc Tuấn (2015), Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Thu hồi đất chớp nhoáng?, truy 
cập tại địa chỉ:  ngày 25/10/2015. 229. UNDP Việt Nam (2012), Tóm tắt khảo sát PAPI 2011 Các vấn đề liên quan 
đến quản lý đất đai, truy cập tại địa chỉ:  230. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2012), Báo cáo Thẩm tra sơ bộ Luật Đất đai (sửa đổi), truy cập tại địa chỉ:  ngày 25/12/2012. 
175 
PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 TẦN SUẤT CÁC CỤM TỪ PHÂN LOẠI ĐẤT TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003, LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 STT Cụm từ Tần suất trong Luật 
Đất đai năm 2003 (lần) Tần suất trong Luật Đất đai năm 2013 (lần) Ghi chú 1 Nhóm đất nông nghiệp 1 1 2 Đất nông nghiệp 41 100 3 Nhóm đất phi nông nghiệp 1 1 4 Đất phi nông nghiệp 19 28 5 Nhóm đất chưa sử dụng 2 4 6 Đất chưa sử dụng 4 9 Nguồn: Tác giả tự thống kê, tính toán. 
176 
PHỤ LỤC 2 KHẢO SÁT CÔNG KHAI QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ STT ĐƠN VỊ KHẢO SÁT ĐỊA CHỈ TRUY CẬP CÔNG KHAI CHƯA THẤY CÔNG KHAI GHI CHÚ I TW  NQ số 17/2011/QH13 Về QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia II CẤP TỈNH 1. TP. Hà Nội  x 2 TP. Hồ Chí Minh  1. Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 06/01/2014 của Chính phủ Về QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ năm năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bản đồ 
QHSDĐ 3 TP. Hải Phòng  1. Bảng giá đất. 2. QĐ phê duyệt QHSDĐ của các địa phương thuộc thành phố 
177 
7860 4 TP. Đà Nẵng  1. Nghị quyết số: 105/NQ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Đà Nẵng. 2. Văn bản số 9635/UBND-QLĐTh ngày 30 tháng 10 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Công bố Quy hoạch sử dụng 
đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng 
đất 5 năm kỳ 
đầu (2011-2015) của thành phố 
Đà Nẵng. 3. Bản đồ quy hoạch sử dụng 
đất đến năm 2020 thành phố 
178 
Đà Nẵng. 4. Bản đồ hiện trạng sử dụng 
đất thành phố 
Đà Nẵng. 5 TP. Cần 
Thơ  x 
179 
6 Bắc Kạn  x 7 Hà Nam  x Chỉ có phê duyệt QHSDĐ các địa phương trực thuộc, 
KHSDĐ 
đến 2015 8 Thái Nguyên  x Có mục Thông tin quy hoạch, nhưng không có 
QHSDĐ 9 Hải 
Dương  x 10 Bến Tre  x 11 Đồng Tháp https://dongthap.gov.vn/wps/portal/ctt/bdt x 12 Bình 
Dương  Nghị quyết số: 78/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 
180 
 2020 và Kế hoạch sử dụng 
đất 5 năm kỳ 
đầu (2011-2015) của tỉnh Bình 
Dương 13 Bình 
Định  x 14 Thừa Thiên Huế  x 15 Đắk Lắk https://daklak.gov.vn/ x Chỉ có QH đô thị và KH phát triển KT XH. III CẤP HUYỆN 1 Long Biên  x Đăng tin: Quận Long Biên đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt QHSDĐ đến năm 2020 2 Gia Lâm  x 
181 
3 Sóc Sơn  x 4 Quận 12  x 5 Hóc Môn  x 6 Quận 2  x 7 Quận Dương Kinh  x 8 Quận Đồ 
Sơn  x 9 Huyện Thủy Nguyên  x 10 Huyện Hòa Vang  x 11 Quận Ngũ 
Hành Sơn  x 12 Quận Hải Châu  x 
182 
13 Huyện Thới Lai  x 14 Huyện Cờ Đỏ  x 15 Quận Ô Môn  1. QĐ 711 ngày 09/3/2015 của UBND Cần Thơ Vê việc phê duyệt QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ năm 2015 quận Ô Môn. 2. QĐ 735 ngày 22/3/2016 của UBND Cần Thơ Về việc phê duyệt KHSDĐ 
năm 2016 quận Ô Môn. 16 Huyện Ba Bể  x 17 Huyện Chợ Mới  x 18 Tp. Bắc Kạn  x 19 Huyện Duy Tiên  x 20 Huyện Bình Lục  x 
183 
s/Default.aspx 21 Tp. Phủ Lý  x 22 Tx. Phổ Yên  x 23 Huyện 
Định Hóa  x 24 Huyện Phú Bình  x 25 Tx. Chí Linh  x 26 Huyện Bình Giang  x 27 Huyện Gia Lộc  x 28 Huyện Ba Tri  x 29 Huyện Thạnh Phú  x 
184 
30 Tp. Bến Tre  x 31 Huyện Cao Lãnh https://caolanh.dongthap.gov.vn/wps/portal/hcl x 32 Tx. Hồng Ngự https://txhongngu.dongthap.gov.vn/wps/portal/txhn2 x 33 Huyện Lai Vung https://laivung.dongthap.gov.vn/wps/portal/hlvu/v2 x 34 Tx. Thuận An  x 35 Huyện Dầu Tiếng  x 36 Huyện Bầu Bàng  x 37 Tx. An 
Nhơn  1. QĐ 1418 ngày 29/4/2016 Về việc phê duyệt KHSDĐ năm 2016 TX. An Nhơn. 2. Bản đồ 
KHSDĐ Tx. An 
Nhơn 1/25.000. 38 Huyện Vân Canh  x 
185 
39 Huyện Hoài 
Nhơn  x 40 Tx. Hương Thủy https://huongthuy.thuathienhue.gov.vn/ x 41 Huyện Phú Lộc https://phuloc.thuathienhue.gov.vn/ x 42 Huyện Quảng 
Điền https://quangdien.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=99&cd=14 x 43 TP. Buôn Ma Thuột  x 44 Huyện Krông Pac  x 45 Huyện 
EaH’leo  x Nguồn: Tác giả tự khảo sát. 
186 
PHỤ LỤC 3 CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT SAI VỀ THẨM QUYỀN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 
Ngày 28/11/2013, UBND huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) ban hành Quyết 
định số 757/QĐ-UBND về thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng chợ mới Kế Xuyên; 
trong đó, thu hồi 30.526 m2 đất nông nghiệp (loại đất 5%, tức là quỹ đất công ích của xã) do UBND xã Bình Trung quản lý ngay đúng vị trí xây dựng chợ. 
Ngày 26/12/2013, UBND huyện Thăng Bình tiếp tục ban hành Quyết định 
1790/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án, trong đó tổng 
diện tích đất sử dụng cho dự án chợ Kế Xuyên mới là 29.899 m2 (gồm đất ở 14.683 m2 chia thành 117 lô, đất thương mại - dịch vụ 5.611 m2, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật 9.605 m2). 
Ngày 30/6/2014, UBND tỉnh mới chính thức ban hành Quyết định số 2020/QĐ-
UBND phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 
kỳ đầu 2011 - 2015; trong đó có nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu vực nói trên . 
Từ cơ sở này, ngày 8/9/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2720/QĐ-UBND 
thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã và giao 29.899 m2 đất cho Công 
ty Tân Phương Toàn thực hiện dự án chợ Kế Xuyên171. 171 Hữu Phúc (2016), Dự án xây dựng chợ mới Kế Xuyên (Thăng Bình): Nhiều sai phạm, truy cập tại địa chỉ:  ngày 04/3/2016. 
187 
PHỤ LỤC 4 BẢNG GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC CÔNG BỐ THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 
NĂM 2013 GIAI ĐOẠN 2015- 2019 TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ STT ĐỊA 
PHƯƠNG GIÁ ĐẤT MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ NĂM 2014 CÂY HÀNG NĂM CÂY LÂU NĂM Thấp nhất 
(1.000 đ) Cao nhất (1.000 đ) Thấp nhất (1.000 đ) Cao nhất (1.000 đ) Thu NS trên địa bàn (tỷ đ) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 1 TP. Hà Nội 56,8 252 54,4 252 130.100 8,80 2 TP. Hồ Chí Minh 58 162 68 190 252.186 9,50 3 TP. Hải Phòng 60 100 66 110 9.300 8,53 4 TP. Đà Nẵng 42 70 12 35 11.589 9,28 5 TP. Cần Thơ 60 162 90 250 7.525 12,05 6 Bắc Kạn 10 58 15 25 430 7,37 7 Hà Nam 24 58 39 70 2.300 13,15 8 Thái Nguyên 38 100 90 35 4.110 18,60 9 Hải Dương 60 90 60 90 6.400 7,70 10 Bến Tre 28 176 44 208 1.476 7,70 11 Đồng Tháp 35 100 50 120 2.748 7,64 12 Bình Dương 35 340 45 400 32.000 13,00 13 Bình Định 16 58 8 37 4.941 9,34 14 Thừa Thiên Huế 11,4 23,3 11,4 23,3 4.652 8,23 15 Đắk Lắk 8 45 8 50 3.300 9,20 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Quyết định ban hành giá đất và tài liệu của UBND các tỉnh, thành phố công bố trên website của các địa phương. 
188 
PHỤ LỤC 5 5.1. PHIẾU KHẢO SÁT 
ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP A. Thông tin chung 1. Họ và tên người được khảo sát (có thể không ghi) Tỉnh:Khu vực : Nông thôn Đô thị: 2. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi : < 0,5 ha 0,5 ha - < 1 ha Từ 1 ha trở lên: 3. Lý do thu hồi đất: Quốc phòng AN Công cộng Phát triển kinh tế: Vi phạm pháp luật B. Nội dung khảo sát Ông/bà vui lòng cho ý kiến về các nội dung dưới đây theo 3 nội dung mà ông/bà cho là phù hợp nhất bằng cách đánh dấu  vào ô tương ứng. Đồng thời đánh dấu vào ô thông tin chung. TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Ý kiến 
đánh giá 1 2 3 I Về Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất 1 Nhà nước có tổ chức lấy ý kiến khi lập Quy hoạch sử dụng đất 
(QHSDĐ) hay không 2 Ông/bà có tham dự góp ý khi lập QHSDĐ hay không 3 Ý kiến tham gia của ông/bà về QHSDĐ được Nhà nước tiếp thu hay không 4 Ông/bà có tìm hiểu việc công khai QHSDĐ trên trang web của địa 
phương hay không 5 Qua tìm hiểu việc công khai QHSDĐ trên trang web của địa phương, 
ông/bà có hiểu được nội dung QHSDĐ hay không 6 Ông/bà có tìm hiểu việc công khai QHSDĐ được công khai trên các 
cụm pa nô hay không 7 Qua tìm hiểu việc công khai QHSDĐ được công khai trên các cụm pa 
nô, ông/bà có hiểu được nội dung QHSDĐ hay không 8 Ông/bà có tìm hiểu QHSDĐ qua kênh dịch vụ cung cấp thông tin khi 
cần thiết hay không 1 2 3 Có Không Không quan tâm x 
189 
9 Ông/bà có được biết Kế hoạch SDĐ hàng năm của địa phương mình hay không 10 Ông/bà có đồng tình với QHSDĐ được phê duyệt dẫn đến thu hồi đất 
nông nghiệp của gia đình mình hay không II Về nội dung, trình tự thủ tục thu hồi đất nông nghiệp 11 Ông/bà có biết các trường hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hay không 12 Ông/bà có được thông báo trước khi thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong thời hạn 90 ngày hay không 13 Ông/bà có biết rõ các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất 
đai hay không 14 Ông/bà có đồng tình với việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nếu 
người sử dụng đất vi phạm pháp luật hay không 15 Ông/bà có đồng tình với quy định chỉ buộc người sử dụng đất khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm thay vì quyết định thu hồi đất 16 Theo ông/bà Nhà nước có nên thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế hay để cho doanh nghiệp thực hiện dự án thỏa thuận với người sử dụng đất III Về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 17 Ông/bà có đồng ý với phương thức Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp hay không 18 Ông/bà có đồng ý với phương thức Nhà nước bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi bằng tiền hay không 19 Ông/bà có đồng tình với giá đất nông nghiệp được Nhà nước bồi 
thường khi thu hồi đất nông nghiệp hay không 20 Theo ông/bà có sự khác biệt trong việc bồi thường giá đất nông nghiệp giữa công trình do Nhà nước hoặc doanh nghiệp làm chủ đầu tư theo 
hướng tăng lên nếu doanh nghiệp làm chủ đầu tư so với Nhà nước làm chủ đầu tư 21 Ông/bà có đồng tình với việc bồi thường cây trồng theo đơn giá từng 
cây như hiện nay hay không 
190 
22 Ông/bà có đồng tình với việc bồi thường cây trồng theo sản lượng cây trồng bình quân trong ba năm nhân với số năm còn lại thu hoạch theo chu kỳ sản xuất hay không IV Về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 23 Ông/bà có đồng tình với cơ sở để Nhà nước hỗ trợ khi nhà nước thu hồi 
đất nông nghiệp là % diện tích đất bị thu hồi hay không 24 Ông/bà có đồng tình với cơ sở để Nhà nước hỗ trợ khi nhà nước thu hồi 
đất nông nghiệp là diện tích đất thực tế bị thu hồi hay không 25 Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nước có thiết thực trong việc tìm việc làm mới của gia đình ông/bà hay không 26 Gia đình ông/bà đã chuyển đổi nghề được hỗ trợ đào tạo sau khi thu hồi 
đất nông nghiệp hay không 27 Gia đình ông/bà có còn làm nghề nông sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp hay không IV Về khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 28 Ông/bà có khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi bị ảnh hưởng quyền lợi có liên quan đến việc thu hồi đất nông nghiệp hay không 29 Ông/bà có chọn cơ quan UBND để giải quyết khiếu nại hay không 30 Ông/bà có chọn cơ quan Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị thu hồi đất nông nghiệp hay không 
Người được khảo sát ký tên 
191 
5.2. KÝ HIỆU ĐƯỢC MÃ HÓA KHI NHẬP DỮ LIỆU 
Địa phương/Tiêu chí Ký hiệu được mã hóa để nhập dữ liệu 
Địa phương Trà Vinh 1 
Tiền Giang 2 
TP. Hồ Chí Minh 3 
Đồng Nai 4 
Bà Rịa Vũng Tàu 5 
Đắk Lắk 6 Gia Lai 7 
Quảng Ngãi 8 
Nghệ An 9 
Hải Phòng 10 
Hà Nội 11 Hòa Bình 12 
Khu vực Nông thôn 1 
Đô thị 2 
Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi < 0,5 ha 1 0,5 ha - < 1 ha 2 
Từ 1 ha trở lên 3 
Lý do thu hồi đất nông nghiệp 
Sử dụng vào mục đích Quốc phòng An ninh 1 
Sử dụng vào mục đích Công cộng 2 
Sử dụng vào mục đích Phát triển kinh tế 3 
Vi phạm pháp luật 4 
192 
5.3.1. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA NGƯỜI BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Nội dung khảo sát Tổng số phiếu Ý kiến 1 Ý kiến 2 Ý kiến 3 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 1024 732 71.5 235 22.9 57 5.6 2 1024 512 50.0 415 40.5 97 9.5 3 1024 470 45.9 374 36.5 180 17.6 4 1024 429 41.9 451 44.0 144 14.1 5 1024 52 5.1 796 77.8 176 17.2 6 1024 441 43.1 413 40.3 170 16.6 7 1024 101 9.9 756 73.8 167 16.3 8 1024 393 38.4 493 48.1 138 13.5 9 1024 424 41.4 477 46.6 123 12.0 10 1024 50 4.9 845 82.5 129 12.6 11 1024 213 20.8 733 71.6 78 7.6 12 1024 632 61.7 301 29.4 91 8.9 13 1024 491 47.9 413 40.3 120 11.7 14 1024 184 18.0 687 67.1 153 14.9 15 1024 772 75.4 115 11.2 137 13.4 16 1024 45 4.4 841 82.1 138 13.5 17 1024 546 53.3 380 37.1 98 9.6 18 1024 582 56.8 363 35.4 79 7.7 19 1024 32 3.1 901 88.0 91 8.9 20 1024 802 78.3 89 8,7 133 13.0 21 1024 121 11,8 788 77.0 115 11.2 22 1024 800 78.1 98 9.6 126 12.3 23 1024 137 13.4 797 77.8 90 8.8 24 1024 792 77.3 112 11,0 120 11.7 25 1024 162 15.8 746 72.9 116 11.3% 26 1024 125 12.2 899 87,8 0 0 27 1024 909 88.8 115 11.2 0 0 28 1024 751 73.4 196 19,1 77 7.5 29 1024 736 71.9 202 19.7 86 8.4 30 1024 401 39,2 542 52,9 81 7.9 Ghi chú: Số thứ tự nội dung khảo sát là số câu hỏi. 
193 
5.3.2. TỔNG HỢP NHÓM DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI THEO KHU VỰC, LÝ DO BỊ THU HỒI Khu vực bị thu hồi - Lý do bị thu hồi Tổng số < 0,5 ha (1) 0,5 ha - < 1 ha (2) Từ 1 ha trở lên (3) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Khu vực 1024 100 610 59.6 245 23.9 169 16.5 1 779 76.1 452 58.0 202 25.9 125 16.0 2 245 23.9 158 64.5 43 17.6 44 18.0 Lý do thu hồi đất 1024 100 610 59.6 245 23.9 169 16.5 1 82 8.0 49 59,8 21 25,6 12 14.6 2 294 28.7 174 59.2 100 34.0 20 6.8 3 648 63.3 387 59.7 124 19.1 137 21.1 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Nguồn: Tác giả tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp. 

File đính kèm:

  • pdfphap_luat_ve_thu_hoi_dat_nong_nghiep_o_viet_nam.pdf
  • pdfTHONG TIN LUAN AN TIENG ANH DANG WEB 2017.pdf
  • pdfTHONG TIN LUAN AN TIENG VIET DANG WEB 2017.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN DANG WEB 19-10-2017.pdf