Phát hiện sớm vi khuẩn lao kháng thuốc và đa kháng thuốc bằng kỹ thuật kháng sinh đồ soi kính hiển vi (mods)

Bệnh lao luôn vẫn còn là nguyên nhân chính gây tử vong ở nhiều nước trên

thế giới. Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, khả năng truyền bệnh của bệnh nhân

lao nhanh chóng bị mất và bệnh nhân sẽ được lành bệnh. Mục tiêu: Sử dụng kỹ thuật kháng

sinh đồ bằng soi kính hiển vi (MODS) để nuôi cấy vi khuẩn lao và phát hiện sớm khuẩn

lao kháng và đa kháng thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 252 mẫu đàm

của bệnh nhân có triệu chứng nghi lao hoặc được chẩn đoán lao được điều trị ít hơn 2 tuần.

Cấy bằng phương pháp MODS và phát hiện độ nhạy cảm với 4 loại kháng sinh Isoniazid:

0,1 µg/ml; Rifampicin: 1 µg/ml, Streptomycin: 2 µg/ml và Ethambutol: 2,5 µg/ml. Kỹ thuật

realtime PCR 16S được sử dụng để kiểm tra kết quả nuôi cấy bằng phương pháp MODS

trong trường hợp dương tính trước 7 ngày hoặc âm tính nhưng AFB dương tính. Kết quả:

Thời gian trung bình cấy MODS phát hiện vi khuẩn lao và lao kháng thuốc là 9 ngày Kỹ

thuật MODS phát hiện 153 mẫu đàm có vi khuẩn lao (60,7%) và 46 (30,1%) chủng vi khuẩn

lao kháng thuốc. Có 30 chủng lao (19,6%) kháng với chỉ một loại kháng sinh: 8 chủng

kháng RIF, 6 chủng kháng INH và 2,0% chủng đề kháng với mỗi loại kháng sinh STR and

EBM; 13 chủng vi khuẩn lao đa kháng (kháng đồng thời với Isoniazid và Rifampicin) và

14 chủng lao đề kháng với hai kháng sinh hay nhiều hơn). Kết luận: MODS là một kỹ thuật

rẻ tiền, cho kết quả nhanh cho phép phát hiện đồng thời vi khuẩn lao và lao kháng thuốc, có

thể áp dụng chẩn đoán thường quy.

pdf 8 trang dienloan 10020
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện sớm vi khuẩn lao kháng thuốc và đa kháng thuốc bằng kỹ thuật kháng sinh đồ soi kính hiển vi (mods)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát hiện sớm vi khuẩn lao kháng thuốc và đa kháng thuốc bằng kỹ thuật kháng sinh đồ soi kính hiển vi (mods)

Phát hiện sớm vi khuẩn lao kháng thuốc và đa kháng thuốc bằng kỹ thuật kháng sinh đồ soi kính hiển vi (mods)
15 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9
tears on the outcome and late results (4 years) 
of endoscopic totally extraperitoneal inguinal 
hernioplasty, Hernia 10: 426-429.
11. M.T.T. Knook, L. Stassen, H.J Bonjer 
(2001), Impact of randomized trials on the 
application of endoscopic techniques for 
inguinal hernia repair in the Netherlands, 
Surg Endosc 15: 55-58.
12. Om Tantia, Mayank Jain, Shashi Khanna, 
Bimalendu Sen (2009) Laparoscopic repair of 
recurrent groin hernia: results of a prospective 
study, Surg Endosc 23: 734-738.
13. Rutkow IM (1998), Epidemiologic, economic 
and sociologic aspects of hernia surgery in the 
United State in the 1990s, Surg Clin North Am 
78(6): 941-951.
14. WB Bowne, CB Morgenthal, AE Castro, 
P. Shah, GS Ferzli (2007), The role of endoscopic 
extraperitoneal herniorrhaphy: Where do we 
stand in 2005, Surg Endosc 21: 707-712.
15. Wellwood J, Sculpher MJ, Stoker D, Nicholls 
GJ, Geddes C, Whitehead A, Singh R, 
Spiegelhalter D (1998), Randomised controlled 
trial of laparoscopic versus open mesh repair 
for inguinal hernia: outcome and cost, BMJ 
317 (7151): 103-110.
PHÁT HIỆN SỚM VI KHUẨN LAO KHÁNG THUỐC 
VÀ ĐA KHÁNG THUỐC BẰNG KỸ THUẬT 
KHÁNG SINH ĐỒ SOI KÍNH HIỂN VI (MODS)
Ngô Viết Quỳnh Trâm1, Nguyễn Thị Châu Anh1, Nguyễn Hoàng Bách1,
Huỳnh Hải Đường1, Lê Nữ Xuân Thanh1, Lê Xuân Cường2, Piero Cappuccinelli1,3
(1) Trung tâm Carlo Urbani - Bộ môn Vi sinh - Trường Đại học Y Dược Huế
(2) Khoa Lao - Bệnh viện Trung ương Huế,
(3) Khoa Vi sinh thực nghiệm và lâm sàng, Đại học Sassari-Italy)
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Bệnh lao luôn vẫn còn là nguyên nhân chính gây tử vong ở nhiều nước trên 
thế giới. Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, khả năng truyền bệnh của bệnh nhân 
lao nhanh chóng bị mất và bệnh nhân sẽ được lành bệnh. Mục tiêu: Sử dụng kỹ thuật kháng 
sinh đồ bằng soi kính hiển vi (MODS) để nuôi cấy vi khuẩn lao và phát hiện sớm khuẩn 
lao kháng và đa kháng thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 252 mẫu đàm 
của bệnh nhân có triệu chứng nghi lao hoặc được chẩn đoán lao được điều trị ít hơn 2 tuần. 
Cấy bằng phương pháp MODS và phát hiện độ nhạy cảm với 4 loại kháng sinh Isoniazid: 
0,1 µg/ml; Rifampicin: 1 µg/ml, Streptomycin: 2 µg/ml và Ethambutol: 2,5 µg/ml. Kỹ thuật 
realtime PCR 16S được sử dụng để kiểm tra kết quả nuôi cấy bằng phương pháp MODS 
trong trường hợp dương tính trước 7 ngày hoặc âm tính nhưng AFB dương tính. Kết quả: 
Thời gian trung bình cấy MODS phát hiện vi khuẩn lao và lao kháng thuốc là 9 ngày Kỹ 
thuật MODS phát hiện 153 mẫu đàm có vi khuẩn lao (60,7%) và 46 (30,1%) chủng vi khuẩn 
lao kháng thuốc. Có 30 chủng lao (19,6%) kháng với chỉ một loại kháng sinh: 8 chủng 
kháng RIF, 6 chủng kháng INH và 2,0% chủng đề kháng với mỗi loại kháng sinh STR and 
EBM; 13 chủng vi khuẩn lao đa kháng (kháng đồng thời với Isoniazid và Rifampicin) và 
14 chủng lao đề kháng với hai kháng sinh hay nhiều hơn). Kết luận: MODS là một kỹ thuật 
rẻ tiền, cho kết quả nhanh cho phép phát hiện đồng thời vi khuẩn lao và lao kháng thuốc, có 
thể áp dụng chẩn đoán thường quy.
16 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9
Abstract: 
MICROSCOPIC-OBSERVATION DRUG-SUSCEPTIBILITY ASAY 
DETECTING RAPIDLY DRUG RESISTANT AND MULTIDRUG RESISTANT 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
Ngo Viet Quynh Tram1, Nguyen Thi Chau Anh1, Nguyen Hoang Bach1, 
Huynh Hai Duong1, Le Nu Xuan Thanh1, Le Xuan Cuong2, Piero Cappuccinelli1,3
(1) Carlo Urbani Centre - Dept. of Microbiology - Hue University of Medicine and Pharmacy
(2) Dept. of Tuberculosi - Hue Central Hospital
(3) Dept. of Experimental and Clinical Microbiology – Sassari University – Italy)
Backround: Tuberculosis remains a major cause of morbidity and mortality in many countries 
and a significant public health problem worldwide. If TB is detected early and properly treated, 
the patients quickly become non-infectious and are eventually cured. Objective: Using MODS 
assay for detecting rapidly drug resistant and multidrug resistant M. tuberculosis. Methods: 
The MODS assay for the detection of tuberculosis and drug-resistant tuberculosis, directly from 
252 sputum samples from suspected tuberculosis patients or untreated or ≤ 2 weeks treated 
tuberculosis patients. Culturing and doing susceptibility test by MODS assay (Issoniazid: 0.1 
µg/ml; rifampicin: 1 µg/ml, Streptomycin: 2 µg/ml và Ethambutol: 2.5 µg/ml). Realtime PCR 
16S was performed for the MODS culture-positive samples before 7 days and the samples 
with MODS culture-negative but AFB-positive. Results: M.tuberculosis was detected in 153 
samples (60.7%) and 46 (30.1%) were antibiotic resistant. One drug resistance was present 
in 30 strains (19.6%): 18 for RIF, 6 for INH and 3 for STR and EBM. Multidrug resistant 
M.tuberculosis as defined by WHO (resistant to RIF and INH) was observed in 13 strains. 
There were additional 14 strains showing resistance to two or more drugs. Conclusion: 
The MODS assay is a rapid, direct method for simultaneous culture detection and drug 
susceptibility of M. tuberculosis, can be used as a routine procedure. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao luôn vẫn còn là nguyên nhân 
chính gây tử vong ở nhiều nước trên thế giới. 
Sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn lao kháng 
thuốc và đặc biệt các chủng đa kháng thuốc 
trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong chăm 
sóc sức khỏe cộng đồng và làm cản trở hiệu 
quả sự quản lý bệnh lao.
Việt Nam là một nước chịu hậu quả lớn của 
bệnh lao [10], khoảng 30.000 người chết hàng 
năm do bệnh lao (mỗi 18 phút có 1 người chết). 
Việt Nam, ước tính 175.000 trường hợp mắc lao 
mới mỗi năm (hoặc 201 trường hợp/100.000 
dân) được xếp đứng thứ 12 trong số 22 nước có 
tỷ lệ cao trên thế giới [11].
Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích 
hợp, khả năng truyền bệnh của bệnh nhân lao 
nhanh chóng bị mất và bệnh nhân sẽ được 
lành bệnh. Việt Nam đang đối mặt với lao 
đa kháng (MDR-TB) và siêu đa kháng thuốc 
(XDR-TB), lao phối hợp HIV. Ước tính mỗi 
năm có 7000 trường hợp MDR-TB mới và 
6400 trường hợp lao phối hợp HIV mới. Cả 
hai trường hợp này đều có nguy cơ cao tử 
vong sớm [11]. 
Đề tài này sử dụng kỹ thuật kháng sinh đồ 
soi kính hiển vi nhằm mục tiêu nuôi cấy vi 
khuẩn lao và phát hiện sớm khuẩn lao kháng 
và đa kháng thuốc.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu
252 mẫu đàm của bệnh nhân có triệu chứng 
nghi lao hoặc được chẩn đoán lao tại bệnh viện 
Trường Đại học Y Dược Huế (BV trường) và 
khoa Lao, bệnh viện Trung ương Huế (BV TƯ 
Huế). Bệnh nhân đã được điều trị lao ≥ 2 tuần 
sẽ bị loại.
17 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9
2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt 
ngang.
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu:
* Môi trường, hóa chất:
- Bộ thuốc nhuộm Ziehl-Neelsen.
- NaOH 4%, PBS 1X dùng để xử lý đàm.
- Môi trường lỏng Middlebrook 7H9, 
OADC (oxalic acid, albumin, dextrose, và 
catalase) và PANTA (polymyxin, amphotericin 
B, acid nalidixic, trimethoprim, và azlocillin) 
của công ty Becton Dickinson dùng để nuôi 
cấy vi khuẩn lao.
- Isoniazid (INH), Rifampicin (RIF), 
Streptomycin (STR) và Ethambutol (EMB) 
của công ty Sigma-Aldrich để phát hiện độ 
nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn lao.
- Bộ kít realtime PCR phát hiện vi khuẩn lao 
của công ty Việt Á, thành phố Hồ Chí Minh.
* Dụng cụ và phương tiện:
- Ống quay ly tâm 1,5 ml và 50 ml, ống 
nghiệm chứa môi trường, khay 24 giếng, 
pipette định mức 2 ml và 5 ml, pipette Pasteur 
3 ml, bộ micropipette và các đầu micropipette 
có lọc với các thể tích khác nhau, lam kính.
- Kính hiển vi quang học vật kính dầu, kính 
hiển vi đảo ngược, tủ ấm 370C.
- Máy quay ly tâm (Hettich) và siêu ly tâm 13000 
vòng/phút (Eppendorf), máy ủ nhiệt (Eppendorf), 
máy real time PCR (Stratagene Mx3000).
- Buồng an toàn sinh học cấp 2 (Nuaire).
2.2.3. Tiến hành
- Tất cả các mẫu đàm được nhuộm Ziehl-
Neelsen để phát hiện vi khuẩn kháng acid cồn 
(AFB) theo quy trình chuẩn của Tổ chức Y tế 
Thế giới [9].
- Xử lý đàm bằng phương pháp NaOH - 
N-acetyl-L-cysteine [4].
- Kỹ thuật MODS (Microscopic-Observation 
Drug-Susceptibility) nuôi cấy phát hiện vi 
khuẩn lao và lao kháng thuốc trực tiếp từ mẫu 
đàm, thực hiện dựa vào 3 nguyên lý cơ bản: vi 
khuẩn lao phát triển nhanh trong môi trường 
lỏng hơn trong môi trường thạch, đặc tính tạo 
sợi trong môi trường lỏng của vi khuẩn lao có 
thể quan sát bằng kính hiển vi sớm, và có thể 
phát hiện sớm tính nhạy cảm kháng sinh đồng 
thời với phát hiện vi khuẩn lao [6].
Nuôi cấy và thực hiện kỹ thuật nhạy cảm 
kháng sinh bằng phương pháp MODS theo quy 
trình được thực hiện tại Trung tâm Carlo Urbani 
[1]. Nồng độ cuối cùng của kháng sinh 
Isoniazid: 0,1 µg/ml, Rifampicin: 1 µg/ml, 
Streptomycin: 2 µg/ml và Ethambutol: 2,5 
µg/ml. Để hạn chế nhiễm trùng chéo và phơi 
nhiễm cho người thực hiện, các khay giếng được 
bọc trong túi nilon trong có khóa, ủ ở 37°C. 
Chủng vi khuẩn lao H37Rv được sử dụng như 
chứng dương về sự nhạy cảm với các loại kháng 
sinh trên. Các giếng nuôi cấy vi khuẩn được 
kiểm tra bằng kính hiển vi quang học hàng ngày 
từ ngày thứ 5 đến 15, cách ngày từ ngày 16 đến 
25, và 2 lần một tuần từ ngày 26 đến 40.
Cấy dương tính được xác định bởi khả năng 
tạo sợi ở những giếng nuôi cấy vi khuẩn không 
có kháng sinh [7]. Các giếng có kháng sinh được 
ghi nhận là dương tính (vi khuẩn kháng thuốc) 
nếu có sự tạo thành sợi và âm tính (vi khuẩn nhạy 
cảm với kháng sinh) nếu không thấy sợi. Các vi 
khuẩn kháng acid cồn không phải lao không tạo 
thành sợi hoặc chỉ có M. chelonae là vi khuẩn 
kháng acid cồn không phải lao duy nhất tạo sợi 
trước ngày thứ 5 [6].
Tách chiết DNA từ mẫu đàm và thực hiện 
kỹ thuật realtime PCR theo quy trình của công 
ty Việt Á cho những trường hợp cấy MODS 
dương tính ≤7 ngày hoặc cấy MODS âm tính 
nhưng AFB dương tính để kiểm tra.
2.2.4. Xử lý số liệu: bằng phần mềm Medcals.
3. KẾT QUẢ
Trong số 252 mẫu đàm được nuôi cấy theo 
kỹ thuật MODS, có 224 (98,9%) mẫu từ bệnh 
nhân nghi ngờ mới mắc lao và 28 (11,1%) 
mẫu từ bệnh nhân bị lao trước đây. Tỷ lệ AFB 
dương tính là 155 (61,5%). 
3.1. Thời gian và tỷ lệ cấy lao dương tính 
bằng phương pháp MODS
Cấy MODS phát hiện được 153 trường hợp 
(60,7%) dương tính với vi khuẩn lao bởi sự 
tạo dây (Hình 1). Thời gian trung bình cấy 
MODS phát hiện vi khuẩn lao và lao kháng 
thuốc đều là 9 ngày (từ 5 đến 17 ngày cho phát 
hiện lao và từ 6 đến 14 ngày cho phát hiện lao 
kháng thuốc).
18 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9
Hình 1. Sự tạo thành sợi của vi khuẩn lao trong kỹ thuật cấy MODS 
được quan sát với độ phóng đại 400 x 
Tỷ lệ cấy dương tính ở nhóm bệnh nhân nghi ngờ mới mắc lao là 57,9% và nhóm bệnh nhân 
mắc lao trước đây là 85,7%. Tỷ lệ mẫu đàm cấy MODS dương tính và AFB dương tính được 
mô tả ở Bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ mẫu đàm cấy MODS dương tính và AFB dương tính
Bệnh nhân
(N=252)
Bệnh nhân mắc lao 
trước đây 
(N =28)
Bệnh nhân nghi ngờ mới 
mắc lao 
(N =224)
Mẫu dương tính n % n % n %
AFB smear
P>0.05
155 61,5 21 75,0 134 59,8
MODS culture
P<0.01
153 60,7 24 85,7 129 57,9
 (Chúng tôi sử dụng test Fisher để so sánh tỷ lệ của 2 nhóm bệnh nhân)
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy 32,0% (31/97) mẫu đàm cấy MODS dương tính nhưng AFB âm 
tính và 21,3% (33/155) mẫu đàm AFB dương tính nhưng cấy MODS âm tính.
Bảng 2. Tỷ lệ mẫu cấy MODS dương tính theo AFB
Cấy MODS AFB
Dương tính Âm tính
N (%) n (%) n(%)
Dương tính 153 (60,7%) 122 (78,7%) 31 (32%)
Âm tính 99 (39,3%) 33 (21,3%) 66(68%)
Tổng cộng 252 (100%) 155 (100%) 97 (100%)
19 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
AFB (+) AFB (-)
MODS (-)
MODS (+)
%
21.3%
78.7%
32 %
68 %
Biểu đồ 1. Tỷ lệ mẫu cấy MODS dương tính theo AFB
3.2. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn lao kháng 
thuốc
Trong số 153 mẫu cấy lao dương tính, có 
107 (69,9 %) chủng vi khuẩn lao được xác định 
nhạy cảm với cả 4 loại kháng sinh (INH, RIF, 
STR và EMB) và 46 (30,1%) chủng vi khuẩn 
lao đề kháng với bất kỳ loại kháng sinh nào. Đề 
kháng với một loại kháng sinh được thấy ở 30 
chủng (19,6%): 3,9% đề kháng với INH, 11,8% 
đề kháng với RIF, 2,0% đề kháng với STR và 
EBM. Chủng vi khuẩn lao đa kháng thuốc (MDR: 
multi-drug resistance) được định nghĩa bởi WHO 
(đề kháng với RIF và INH) được thấy ở 8,5%. 
Có 9,2% chủng lao đề kháng với hai hoặc nhiều 
hơn hai loại kháng sinh. Kết quả lao kháng thuốc 
được mô tả ở Bảng 3 và Biểu đồ 2.
Bảng 3. Tính nhạy cảm với kháng sinh (KS) của vi khuẩn lao được phát hiện bằng kỹ 
thuật MODS
Chủng vi khuẩn lao 
(N=153)
Bệnh nhân mắc 
lao trước đây
(N =25)
Bệnh nhân nghi 
ngờ mới mắc lao 
(N =128)
P
95% CI
Tính nhạy cảm KS n % n % n %
Kháng bất kỳ 46 30,1 14 56,0 32 25,0 <0,01
Đ
ề 
kh
án
g 
vớ
i
INH 0,1µg/µl 6 3,9 4 16,0 2 1,6 <0,01
RIF 1,0 µg/µl 18 11.8 2 8,0 16 12,5 >0,05
EMB 2,5µg/µl 3 2,0 0 - 3 2,3 -
STR 2.0 µg/µl 3 2,0 0 - 3 2,3 -
MDR* 13 8,5 8 32,0 5 3,9 <0,01
≥ 2 drugs 14 9,2 5 20,0 9 7,0 <0.01
*MDR -/+ EMB và -/+ STR
0
10
20
30
40
50
60
DR INH RIF EBM STR MDR >=2KS
Bệnh nhân 
mắc lao 
trước đây
Bệnh nhân 
nghi mới 
mắc lao
%
Biểu đồ 2. Tỷ lệ vi khuẩn lao kháng thuốc theo nhóm bệnh nhân
(DR: kháng thuốc bất kỳ)
20 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9
Có sự khác biệt về tỷ lệ vi khuẩn lao kháng 
thuốc giữa hai nhóm bệnh nhân, tỷ lệ các 
chủng kháng bất kỳ, kháng INH, đa kháng và 
kháng ≥ 2 loại kháng sinh ở nhóm bệnh nhân 
mắc lao trước đây cao hơn nhóm bệnh nhân 
nghi mới mắc lao (p<0,01): 56% so với 
25%, 16% so với 1,6%, 32% so với 3,9% 
và 20% so với 7%, theo thứ tự. Không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ vi 
khuẩn lao chỉ kháng với RIF giữa hai nhóm 
bệnh nhân. Chưa phát nhiện chủng lao kháng 
với EMB và STR trong nhóm bệnh nhân mắc 
lao trước đây.
4. BÀN LUẬN
Phát hiện sớm lao kháng thuốc giúp kiểm 
soát lao kháng thuốc có hiệu quả. Nuôi cấy lao 
và phương pháp xác định độ nhạy cảm kháng 
sinh trên môi trường đặc (Lowenstein Jensen) 
cho kết quả chậm hơn 1 tháng, trong khi đó kỹ 
thuật cấy máy tự động cho kết quả nhanh hơn 
nhưng lại đắt tiền nên khó sử dụng ở những 
nơi không có điều kiện mua máy [8], [12]. Vì 
vậy cần có một kỹ thuật phát hiện vi khuẩn lao 
kháng thuốc rẻ tiền, cho kết quả chính xác và 
nhanh. Kỹ thuật MODS có đủ các tiêu chí này 
và cho phép phát hiện đồng thời vi khuẩn lao 
và lao kháng thuốc [5]. Các nghiên cứu trước 
đây cho thấy kỹ thuật MODS có độ nhạy và 
phát hiện lao nhanh hơn các kỹ thuật chuẩn 
vàng [1],[7].
1.1. Thời gian và tỷ lệ cấy lao dương tính 
bằng phương pháp MODS
Thời gian cấy dương tính và phát hiện lao 
kháng thuốc bằng kỹ thuật cấy MODS theo 
kết quả của chúng tôi là 9 ngày, tương đương 
với kết quả của Ejigu [3]. Theo Moore [6] là 
7 ngày và Limaye [5] là 10 ngày.
Cấy MODS phát hiện được 153 trường hợp 
(60,7%) dương tính với vi khuẩn lao. Tỷ lệ 
cấy dương tính ở nhóm bệnh nhân mắc lao 
trước đây (85,7%) cao hơn nhóm bệnh nhân 
nghi mới mắc lao (57,6%) (P<0,01; 95% CI). 
Đặc biệt trong các mẫu đàm dương tính với 
AFB có 21,3% (33/155) cấy MODS âm tính 
và trong số mẫu âm tính với AFB lại có 32% 
(31/97) cấy MODS dương tính. Trong số 33 
mẫu AFB dương tính nhưng cấy MODS âm 
tính có 7 trường hợp âm tính với PCR lao, 
chứng tỏ đây là vi khuẩn kháng acid cồn không 
phải lao. Một nghiên cứu trước đây cho thấy 
cấy MODS từ mẫu đàm có độ nhạy cao hơn 
nhuộm AFB (P<0,001; 95%CI) [2]; 26 mẫu 
đàm còn lại của bệnh nhân đang điều trị lao 
chưa đến 2 tuần và dương tính với PCR lao, 
có thể giải thích là vi khuẩn lao có trong mẫu 
bệnh phẩm nhứng đã bị chết do điều trị. Theo 
Moore [7] tỷ lệ phát hiện lao trong các trường 
hợp AFB âm tính là 17,85%. Nghiên cứu của 
chúng tôi phát hiện 32% (31/97) trường hợp 
lao nhưng AFB âm tính. Kết quả này chứng 
tỏ MODS là kỹ thuật có ích để phát hiện lao 
trong trường hợp AFB âm tính.
4.2. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn lao kháng 
thuốc
Trong số 153 mẫu cấy lao dương tính, có 
107 (69,9%) chủng vi khuẩn lao được xác 
định nhạy cảm với cả 4 loại kháng sinh 
(INH, RIF, STR và EMB) và 46 (30,1%) 
chủng vi khuẩn lao đề kháng với bất kỳ 
loại kháng sinh nào. Đề kháng với một loại 
kháng sinh được thấy ở 30 chủng (19,6%): 
3,9% đề kháng với INH, 11,8% đề kháng 
với RIF, 2,0% đề kháng với STR và EBM. 
Chủng vi khuẩn lao đa kháng thuốc được 
thấy ở 8,5%. Có 9,2% chủng lao đề kháng với 
hai hoặc nhiều hơn hai loại kháng sinh. 
Tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc thay đổi tùy 
theo vùng địa lý và điều kiện kinh tế xã hội 
đã được biết đến. Một nghiên cứu của Moore 
[6] thực hiện tại Peru cho thấy vi khuẩn lao đa 
kháng là 10,1%, chỉ kháng với một loại kháng 
sinh như sau: INH 19,5%, RIF 10,7%, EMB 
10,1% và STR 21,4%. Tỷ lệ tương đồng về 
kết quả của kỹ thuật MODS và chuẩn vàng là 
100% đối với RIF, 96,7% đối với INH, 98,8% 
đối với đa kháng thuốc, 95,4% đối với EMB, 
và 91,7% đối với STR.
Tỷ lệ các chủng kháng thuốc bất kỳ, kháng 
INH, đa kháng thuốc và kháng ≥ 2 kháng sinh 
ở nhóm bệnh nhân mắc lao trước đây cao hơn 
nhóm bệnh nhân nghi mới mắc lao (p<0,01). 
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về 
tỷ lệ chủng lao chỉ kháng RIF ở 2 nhóm bệnh 
21 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9
nhân (8,0% và 12,5%). Vi khuẩn lao kháng với 
EMB và STR không được xác định ở nhóm 
bệnh nhân này khả năng do số mẫu nhỏ.
4. KẾT LUẬN
Thời gian trung bình cấy MODS phát hiện 
vi khuẩn lao và lao kháng thuốc là 9 ngày. 
Phương pháp MODS xác định 69,9% chủng 
vi khuẩn lao nhạy cảm với cả 4 loại kháng 
sinh (INH, RIF, STR và EMB) và 46 (30,1%) 
chủng vi khuẩn lao đề kháng với bất kỳ kháng 
sinh nào. Đề kháng với một loại kháng sinh 
được thấy ở 30 chủng (19,6%): 3,9% đề kháng 
với INH, 11,8% đề kháng với RIF, 2,0% cho 
đề kháng với mỗi loại STR và EBM; 8,5%. 
chủng vi khuẩn lao đa kháng thuốc và 9,2% 
chủng đề kháng với hai hoặc nhiều hơn hai 
loại kháng sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Viết Quỳnh Trân, Nguyễn Thị Châu Anh. 
2010. Bước đầu triển khai phương pháp MODS 
để nuôi cấy vi khuẩn lao và phát hiện vi khuẩn 
lao kháng thuốc tại bộ môn Vi sinh – Trung tâm 
Carlo Urbani, trường Đại học Y Dược Huế. Tạp 
chí Nghiên cứu Y học. 68 (3): 213-218.
2. Dang TM Ha, NTNL Lan, WolbersM, et 
al.. 2009. Microscopic Observation Drug 
Susceptibility Assay (MODS) for Early 
Diagnosis of Tuberculosis in Children. 4(12): 
e8341.
3. Ejigu GS, Woldeamanuel Y, Shah N S, et 
al.. 2007. Microscopic-observation drug 
susceptibility assay provides rapid and reliable 
identification of MDR-TB. Iternationnal 
Journal Tuberculosis. 12: 332-7.
4. Kubica GP, Dye WE, Cohn ML, et al.. 1963. 
Sputum digestion and decontamination with 
N-acetyl-L-cysteine-sodium hydroxide for 
culture of mycobacteria. Am. Rev. Respir. Dis. 
87: 775–79.
5. Limaye K, Kanade S, Nataraj G, et al.. 2010. 
Utility of microscopic observation of drug 
susceptibility existing (MODS) assay for 
Mycobacterium tuberculosis in resource 
constrained settings. Indian Journal of 
Tuberculosis . Original Article: 207-12. http://
medind.nic.in/ibr/t10/i4/ibrt10i4p207.pdf
6. Moore D, Gilman R, Evans C, et al.. 2006. 
Microscopic-Observation Drug-Susceptibility 
Assay for the Diagnosis of TB. N Engl J Med. 
355: 1539-50.
7. Moore D, Mendoza D, Gilman R, et al.. 2004. 
Microscopic Observation Drug Susceptibility 
Assay, a Rapid, Reliable Diagnostic Test for 
Multidrug-Resistant Tuberculosis Suitable 
for Use in Resource-Poor Settings. J Clin 
Microbiol. 42: 4432–37.
8. Ramchandra R, Paramasivam CN. 2003. What 
is new in diagnosis of Tuberculosis. Part I 
: Techniques for diagnosis of tuberculosis. 
Indian J Tuberc. 50: 133-41.
9. WHO. 1998. Laboratory services in 
tuberculosis control (Part II: Microscopy). 
Geneva.
10. WHO. 2005. Global tuberculosis control: 
surveillance, planning, financing. WHO report 
Geneva: World Health Organization.
11. WHO. 2009. Tuberculosis. World Health 
Organization Representative Office in Vietnam. 
12. Winn WC, Allen S, Janda W, Koneman E, 
Procop G, Schreckenberger P, Woods G. 
2006. Koneman’s Color Atlas and Textbook of 
Diagnostic Microbiology.5th ed.Washington 
C: Lippincott Williams & Wilkins.
22 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 9
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ 
CẬN LÂM SÀNG BỆNH TẢ Ở BẾN TRE 2010
Cao Thị Mỹ Nhơn1, Hồ Thụy Kim Sơn1, Lê Thị Kim Loan2, Trần Xuân Chương3
(1) Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre
(2) Bệnh viện Cù Lao Minh, Bến Tre
(3) Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae 
gây ra. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sẽ giúp ích cho các thầy thuốc 
lâm sàng trong việc chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng và điều trị bệnh nhân. Mục tiêu: 1. Khảo 
sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tả trong vụ dịch 2010 ở Bến Tre. 
2. Tìm hiểu sự liên quan giữa mức độ tăng bạch cầu với thời gian tiêu chảy. Đối tượng và phương 
pháp: Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tả, vào điều trị ở Bệnh 
viện Nguyễn Đình Chiểu và Bệnh viện Cù Lao Minh, tỉnh Bến Tre. Thời gian nghiên cứu: Từ 
tháng 5/2010 đến tháng 9/2010. Kết quả: Có 54 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Trong 
đó có 16 nam (29,6%), 38 nữ (70,4%). Tất cả bệnh nhân đều có kết quả cấy phân dương tính 
với typ Ogawa. Hơn 60% bệnh nhân có thời gian điều trị dài hơn 96giờ. Chỉ có 3,7% điều trị 
dưới 72 giờ. Phần lớn bệnh nhân có thời gian tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ; trong đó 44,5% tiêu 
chảy hơn 72 giờ. Có 20,3% mất nước độ 3. Hơn 50% trường hợp tăng BC, trong đó 16,7% có 
BC tăng cao hơn 15.109/L. 18,5% bệnh nhân có suy thận cấp. Nhóm BC không tăng có 36% 
tiêu chảy trên 72 giờ, thấp hơn so với nhóm BC tăng cao (77,7%). Kết luận: 1. Phần lớn bệnh 
nhân có thời gian tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ; trong đó 44,5% tiêu chảy hơn 72 giờ. Có 20,3% 
mất nước độ 3. Hơn 50% trường hợp tăng BC, trong đó 16,7% có BC tăng cao hơn 15.109/L. 
18,5% bệnh nhân có suy thận cấp. 2. Có thể có sự liên quan giữa mức độ tăng bạch cầu và tình 
trạng tiêu chảy. Nhóm BC không tăng có 36% tiêu chảy trên 72 giờ, thấp hơn so với nhóm BC 
tăng cao (77,7%).
Abstract: 
STUDYING OF SOME CLINICAL, BIOCHEMICAL CHARACTERISTICS
 AND OF CHOLERA PATIENTS IN BEN TRE PROVINCE IN 2010
Cao Thi My Nhon1, Ho Thuy Kim Son1, Le Thi Kim Loan2, Tran Xuan Chuong3
(1) Nguyen Dinh Chieu Hospital
(2) Cu Lao Minh Hospital
(3) Hue University of Medicine and Pharmacy
Objectives: Cholera is an emergent infection due to Vibrio cholerae. Studying clinical and 
biochemical characteristics of cholera helps doctors in diagnosis, treatment, following up and 
prognosis. Aims: 1. To determine some clinical and biochemical characteristics of cholera 
patients in 2010 epidemics in Ben Tre province. 2. To evaluate the relation of leucocytosis to 
diarrheal duration. Materials and methods: Patients diagnosed as cholera treated in Nguyen 
Dinh Chieu Hospital and Cu Lao Minh Hospital, Ben Tre province, since May 2010 to September 

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_som_vi_khuan_lao_khang_thuoc_va_da_khang_thuoc_ban.pdf