Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận tại TP Hồ Chí Minh: Tần suất và các yếu tố nguy cơ mẫu điều tra 4807 người trên 50 tuổi
Phình ĐMC bụng là bệnh lý mạch máu nằm
trong bệnh cảnh mạch máu toàn thân. Theo
Hiệp hội phẫu thuật mạch máu Hoa Kỳ thì
phình ĐMC bụng chiếm khoảng 4% trong dân
số, đứng hàng thứ 10 trong số các nguyên nhân
TV ở ngưòi trên 50 tuổi. Các báo cáo cho thấy có
gần 50% các TH vỡ túi phình, bệnh nhân TV
trước khi nhập viện. Số còn lại, 24% chết trước
khi mổ và 42% cũng sẽ TV do các biến chứng
sau mổ cấp cứu. Tính chung tỉ lệ TV trong phình
ĐMC vỡ ở mức 60% - 80%(1).
Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành các
công trình nghiên cứu về tần suất, các yếu tố
nguy cơ, biến chứng do phình ĐMC bụng gây
ra, trong khi đó các nghiên cứu của Việt Nam
trước đây hầu hết được thực hiện trong các
trung tâm y khoa lớn cũng như các bệnh viên
trung tâm, không thể có được cái nhìn thực tế về
tần suất cũng như các yếu tố liên quan đến
phình ĐMC bụng trong cộng đồng. Vì vậy
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác
định tần suất và các yếu tố nguy cơ cũng như các
yếu tố liên quan tác động đến phình ĐMC bụng
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung và
cộng đồng dân cư thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng, để có thể thiết lập một kế hoạch phòng
ngừa và điều trị phình ĐMC bụng trước khi vỡ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận tại TP Hồ Chí Minh: Tần suất và các yếu tố nguy cơ mẫu điều tra 4807 người trên 50 tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 1 PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI ĐỘNG MẠCH THẬN TẠI TP HỒ CHÍ MINH: TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MẪU ĐIỀU TRA 4807 NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI Văn Tần*, Phan Thanh Hải**, Lê Hoàng Ninh***, Trần Thiện Hòa* và CS TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phình động mạch chủ bụng dưới thận là 1 bệnh lí ít gặp tại Việt Nam nhưng có thể gây ra biến chứng và tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh đến nguy cơ của bệnh này. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về tần suất cũng như các yếu tố nguy cơ của bệnh phình động mạch chủ bụng dưới thận trên cộng đồng. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc phải và các yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ bụng dưới ĐM thận trong cộng đồng người Việt Nam tại TP Hồ Chì Minh. Đối tượng: Dự kiến điều tra 2400 người trên 50 tuổi tại 24 quận-huyện TP HCM được nghiên cứu. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, phân tầng theo cụm, khảo sát bằng bảng câu hỏi về các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Xác định đường kính ĐMC bụng bằng siêu âm. Dựa vào kết quả khảo sát đường kính ngang trung bình ĐMC dưới ĐM thận người trên 50 tuổi tại TP HCM là 17mm ở nam và 16mm ở nữ và dựa vào định nghĩa gọi là phình khi đường kính ngang ĐMC tăng lên bằng hay hơn 1.5 lần đường kính ĐMC bình thường trên túi phình. Như vậy, với đường kính ngang động mạch chủ bụng ≥ 25,5 mm ở nam (17 + 8,5 = 25,5) và ≥ 24 mm ở nữ (16 + 8 = 24) là phình. Kết quả: Tổng số người được điều tra là 4807, tuổi trung bình = 61. Nam có 53,1%, nữ có 46,9%. Tần suất tìm được là 0,85% (41 trường hợp), ở nam 1.33%, nữ 0,31%. Các yếu tố nguy cơ chủ yếu của phình động mạch chủ bụng dưới thận được ghi nhận: Độ tuổi trên 60 (OR =17, p < 0,059). Nam giới (OR= 4,3, p < 0,055). Gia đình có người bị phình động mạch chủ bụng (OR = 39, p < 0,002). Hút thuốc lá (OR = 3, p < 0,05). Cao huyết áp (OR = 2, p < 0,029). Rối loạn lipid máu (OR = 2,5, p < 0,031). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (OR = 2, p < 0,019). Xơ vữa động mạch chủ bụng (OR = 6, p < 0,091). Thừa cân (OR = 0,84), tiền căn tiểu đường(OR = 0,74), tiền căn bệnh mạch vành (OR = 1,12) qua khảo sát cho thấy không là yếu tố nguy cơ. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được tần suất của phình ĐMC bụng dưới ĐM thận của người ≥ 50 tuổi tại TP HCM là 0.85%. Các yếu tố nguy cơ có ý nghĩa của phình ĐMC bụng dưới thận là độ tuổi > 60, nam giới, hút thuốc lá, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, COPD và xơ vữa động mạch chủ bụng. ABSTRACT INFRARENAL ABDOMINAL AORTIC ANEURYSM AT HO CHI MINH CITY: INCIDENCE AND RISK FACTORS A SCEENING OF 4807 PEOPLES OVER 50YO Van Tan, Phan Thanh Hai, Le Hoang Ninh, Tran Thien Hoa et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 108 - 115 Background: AAA isn’t rare disease on the world. A serious consequence of AAA is ruptured. There are many researches that focused on its incidence, its etiology and its therapeutic indications for avoiding the rupture on the world but in Vietnam, untill now there aren’t any researches about that field. * Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM ** Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic *** Viện Vệ Sinh DịchTể Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 2 Objective: To research the incidence and the risk factors of AAA of the Vietnamese community by screening.. Method: Cross-sectional stratified cluster sampling study all patients by a brief questionnaire about on demographics and potential risk factors. An US of the abdomen for finding the abnormalities of the AA. Basing on a research on 2002 of the middle transverse diameter of abdominal aorta of patients 50 yo at HCM city (17mm for male and 16mm for female) and basing on the definition of aortic aneurysm, a dilatation of abdominal aorta became aneurysm when the transverse diameter is ≥ 25,5 for male (17+8.5=25.5) and 24mm for female (16+8=24). Patients: 2400 patients ≥ 50 yo in 24 districts of Ho Chi Minh city were decide to screen. Results: 4807 patients were screened that the middle age is 61, male, 53.1%, female, 46.9%. The AAA incidence is 0.85% (41 cases), male 1.33%, female 0,31%. These signficant risk factors are found: Age above 60 (OR = 17, p < 0.059). Male sex (OR = 4.3, p < 0.055). Smoking (OR = 3, p < 0.05). Hypertension (OR = 2, p < 0.029). Lipidemia disorder (OR = 2.5, p < 0.031). Chronic obstructive pulmonary disease. (OR = 2, p < 0.019). Atherosclerotic diseases (OR = 6, p < 0.091). Conclusions: Our finding affirmed that the incidence of AAA of HCM people ≥ 50yo is 0.85%. Age > 60, male, smoking, hypertension, lipidemia disorder, COPD, atherosclerotic diseases are the significant risk factors ĐẶT VẤN ĐỀ Phình ĐMC bụng là bệnh lý mạch máu nằm trong bệnh cảnh mạch máu toàn thân. Theo Hiệp hội phẫu thuật mạch máu Hoa Kỳ thì phình ĐMC bụng chiếm khoảng 4% trong dân số, đứng hàng thứ 10 trong số các nguyên nhân TV ở ngưòi trên 50 tuổi. Các báo cáo cho thấy có gần 50% các TH vỡ túi phình, bệnh nhân TV trước khi nhập viện. Số còn lại, 24% chết trước khi mổ và 42% cũng sẽ TV do các biến chứng sau mổ cấp cứu. Tính chung tỉ lệ TV trong phình ĐMC vỡ ở mức 60% - 80%(1). Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành các công trình nghiên cứu về tần suất, các yếu tố nguy cơ, biến chứng do phình ĐMC bụng gây ra, trong khi đó các nghiên cứu của Việt Nam trước đây hầu hết được thực hiện trong các trung tâm y khoa lớn cũng như các bệnh viên trung tâm, không thể có được cái nhìn thực tế về tần suất cũng như các yếu tố liên quan đến phình ĐMC bụng trong cộng đồng. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tần suất và các yếu tố nguy cơ cũng như các yếu tố liên quan tác động đến phình ĐMC bụng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung và cộng đồng dân cư thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, để có thể thiết lập một kế hoạch phòng ngừa và điều trị phình ĐMC bụng trước khi vỡ. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định tần suất phình ĐMC bụng dưới thận trong cộng đồng. - Xác định các yếu tố nguy cơ của phình ĐMC bụng dưới thận. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tầng theo cụm. Đối tượng nghiên cứu Người ≥50 tuổi ở 24 quận/huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu Theo y văn, tần suất phình động mạch chủ bụng là 3-9% ⇒ tỉ lệ ước lượng trong dân số: 97.01 03.0 =−=⇒ = pq p Với d = 0,01 Cỡ mẫu được tính theo công thức: 1120 01.0 97.003.096.1 2 2 2 2 )2/1( = × ×=×= − d pqZn α Vì dự kiến chọn mẫu theo cụm 22402 ==⇒ nN Vậy cỡ mẫu tối thiểu của cuộc nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 3 này là 2240. Phương pháp thực hiện Tại trạm y tế phường/xã vào mỗi thứ 7 hàng tuần, chúng tôi tiến hành khám tổng quát cho các đối tượng đến tham gia: cân nặng, chiều cao, dấu hiệu sinh tồn, phỏng vấn, khám và siêu âm bụng tổng quát (các đối tượng đến tham gia được yêu cầu nhịn đói để siêu âm), sau đó các biến số được ghi nhận theo mẫu phiếu đìêu tra. Số liệu được lưu trữ và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 13.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Được thực hiện từ tháng 1/2006 đến 10/2006, có 4807 đối tượng nghiên cứu thoả tiêu chuẩn chọn mẫu. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 1: Phân bố theo giới Giới Số người Tỉ lệ (%) Nam 2552 53,1% Nữ 2255 46,9% Tổng số 4807 100,0% Bảng 2: Theo tuổi và giới Lớp tuổi Số nam % Số nữ % Tổng % 50-59 tuổi 686 26,9% 708 31,4% 1394 29,0% 60-69 tuổi 833 32,6% 724 32,1% 1557 32,4% 70-79 tuổi 784 30,7% 632 28,0% 1416 29,5% ≥ 80 tuổi 249 9,8% 191 8,5% 440 9,2% Tổng cộng 2552 100,0% 2255 100,0% 4807 100,0% Bảng 3: Số trường hợp phình động mạch chủ bụng trong nghiên cứu. Các trường hợp phình Số ca Tỉ lệ (%) Siêu âm phát hiện phình ĐMC bụng 38 0,79% Có tiền căn mổ phình ĐMC bụng 3 0,06% Tổng số 41 0,85% Các yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ bụng qua khảo sát Bảng 4: Tần suất mắc phình động mạch chủ bụng theo giới. Giới Phình ĐMC (+) Phình ĐMC (-) Tổng % Nam 34 2518 2552 1,33% Nữ 7 2248 2255 0,31% Tổng cộng 41 4766 4807 0,85% Bảng 5: Phân lớp phình động mạch chủ bụng theo tuổi Lớp tuổi 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 Tổng cộng Số ca 4 3 9 17 8 41 Tỉ lệ % 9,8% 7,3% 22,0% 41,5% 19,5% 100,0% Bảng 6: Tương quan giữa độ tuổi trên 60 và phình động mạch chủ bụng. Phình Lớp tuổi 60 Có Không Tổng cộng ≥ 60 41 3372 3413 50 - 59 0 1394 1394 Tổng cộng 41 4766 4807 ( OR = 17, p < 0.059) Kết luận: người trong độ tuổi trên 60 tuổi có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 17 lần những người dưới độ tuổi này. Bảng 8: Tương quan giữa giới tính và phình động mạch chủ bụng Phình Giới Có Không Tổng cộng Nam 34 2518 2552 Nữ 7 2248 2255 Tổng 41 4766 4807 (OR = 4.3, p < 0.055) Kết luận: Nam giới có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng hơn nữ giới 4.3 lần. Bảng 9: Tương quan giữa gia đình có người bị phình động mạch chủ bụng và phình động mạch chủ bụng. Phình Gia đình có người bị phình động mạch chủ bụng Có Không Tổng cộng Có 0 3 3 Không 41 4763 4804 Tổng cộng 41 4766 4807 (OR= 39, p< 0.002) Kết luận: Những người mà trong gia đình có người bị phình động mạch chủ bụng có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 39 lần những người khác. Bảng 10: Tương quan giữa hút thuốc lá và phình động mạch chủ bụng. Tiền căn hút thuốc lá Phình Tổng cộng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 4 Có Không Có 21 1291 1312 Không 20 3475 3495 Tổng cộng 41 4766 4807 (OR = 3, p < 0.05) Kết luận: Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 3 lần những người không hút thuốc lá. Bảng 11: Tương quan giữa cao huyết áp và phình động mạch chủ bụng. Phình Tiền căn cao huyết áp Có Không Tổng cộng Có 23 1940 1963 Không 18 2826 2844 Tổng cộng 41 4766 4807 (OR= 2, p < 0.029) Kết luận: Những người có tiền căn hay đang bị cao huyết áp có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 2 lần những người không có cao huyết áp. Bảng 12: Tương quan giữa rối loạn lipid máu và phình động mạch chủ bụng. Phình Tiền căn bị bệnh rối loạn Lipid máu Có Không Tổng cộng Có 6 307 313 Không 35 4459 4494 Tổng cộng 41 4766 4807 (OR = 2.5, p < 0.031) Kết luận: Những người có tiền căn bị rối loạn lipid máu có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 2.5 lần những người không bị rối loạn lipid máu. Bảng 13: Tương quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và phình động mạch chủ bụng Phình Tiền căn viêm phế quản mạn tính Có Không Tổng cộng Có 4 243 247 Không 37 4523 4560 Tổng cộng 41 4766 4807 (OR = 2, p < 0.019) Kết luận: Những người có tiền căn COPD có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 2 lần những người không bị COPD. Bảng 14: Tương quan giữa xơ vữa động mạch chủ bụng và phình động mạch chủ bụng. Phình Xơ vữa động mạch chủ bụng Có Không Tổng cộng Có 23 857 880 Không 18 3909 3927 Tổng cộng 41 4766 4807 (OR = 6, p < 0.091) Kết luận: Những người bị xơ vữa động mạch chủ bụng có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 6 lần những người không bị. BÀN LUẬN Tình hình bệnh lí phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận là 1 bệnh tuy ít gặp nhưng lại gây ra hậu quả nặng nề khi không được phát hiện, điều trị và theo dõi chặt chẽ. Tỉ lệ mắc bệnh phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận có xu hướng tăng lên Điều này có thể được lí giải là do sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hiện đại, tuổi thọ trung bình của người dân tăng, mạng lưới y tế cơ sở hoàn thiện và đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về bệnh lí động mạch, bên cạnh dó thì việc theo dõi, điều trị bệnh ngày một tốt hơn(1). - Số trường hợp phình động mạch chủ bụng được phát hiện và điều trị ngày càng tăng tại Việt Nam. Tại bệnh viện Bình Dân số ca bệnh đã tăng từ 5 - 6 ca/năm vào khoảng 1984 - 1985 lên tới 126 ca trong 2 năm 1998 - 2000 như qua khảo sát của Cao Văn Thịnh(1). - Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định tần suất mắc phình động mạch chủ bụng trong cộng đồng ở Việt Nam. Theo Ernst C.B(4) thì tần suất mắc phình động mạch chủ bụng vào khoảng 5% ở người trên 60 tuổi, cũng như theo Christopher(24) thì tần suất này là 3%. Theo nghiên cứu mới nhất của Frank A. Lederle(8) qua 126196 người trong độ tuổi từ 50 - 79 tuổi thì tần suất mắc phình động mạch chủ bụng là 4,2%. Khi đem các kết quả trên so sánh với kết quả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 5 khảo sát của chúng tôi thì cho tần suất mắc bệnh này ở Việt Nam thấp hơn nhiều: 0,85%. Các yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ bụng Chúng tôi xác định phình động mạch chủ bụng dưới thận với đường kính ngang động mạch chủ bụng ≥ 26 mm ở nam và ≥ 24 mm ở nữ, có tần suất là 0,85% (41 trường hợp). Các yếu tố nguy cơ chủ yếu của phình động mạch chủ bụng dưới thận được ghi nhận: - Độ tuổi trên 60 ( OR =17, p < 0,059) - Nam giới (OR= 4.3, p < 0,055). - Gia đình có người bị phình động mạch chủ bụng (OR= 39, p < 0,002). - Hút thuốc lá (OR= 3, p < 0,05). - Cao huyết áp (OR= 2, p < 0,029). - Rối loạn lipid máu (OR=2.5, p < 0,031). - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (OR=2, p < 0,019). - Xơ vữa động mạch chủ bụng (OR=6, p < 0,091). Thừa cân (OR=0,84), tiền căn tiểu đường (OR= 0,74), tiền căn bệnh mạch vành (OR=1,12) qua khảo sát cho thấy không là yếu tố nguy cơ. Bảng 15: Tỉ số chênh qua các nghiên cứu Frank AL(8) Ernst C,B(4) Christo pher(24) Niels Levi (9) ADAM study(18) Cao Văn Thịnh(1) Scott R,A,P (18) Nghiên cứu của chúng tôi Độ tuổi ≥ 60 – – 75 – – 73 72 74,6 Giới 4–8 4–8 3,5 – 4,3 – – – 4,3 Gia đình có người bị phình 1,92 –1,94 – 11,6 4 – – – 39 Hút thuốc lá 5,1 – – – 6 8 – 3 Cao huyết áp 1,14 –1,16 – – 1–5 – – – 2 Rối loạn lipid máu 1,44 –1,54 – – 1,5–3 – – – 2,5 COPD 1,2 – – Không tương quan – – – 2 Xơ vữa động mạch 1,6 – 1,66 – – – – – – 6 Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận đa số gặp ở người cao tuổi Theo Chistopher(24) thì độ tuổi trung bình của bệnh nhân phình động mạch chủ bụng là 75 tuổi, Scott RAP(18) cho thấy độ tuổi này là 72 tuổi,còn theo nghiên cứu của Cao Văn Thịnh năm 2000(1) thì độ tuổi này là 73 tuổi, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi khi xác định được độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân phình động mạch chủ bụng là 74.6 tuổi, thấp nhất là 60 tuổi, cao nhất là 84 tuổi, độ tuổi tập trung là 75-84 tuổi, chiếm 61%, không có trường hợp nào dưới 60 tuổi. Bảng 16 Tác giả Biến số Scott RAP(19) Chúng tôi Thời gian nghiên cứu 1984-1990 1/2006-10/2006 Nhóm bệnh Tầm soát ở cộng đồng Tầm soát ở cộng đồng Số trường hợp 179 ca /4237 người 41 ca/ 4807 người Độ tuổi 72 (65 - 80) 74,6 (60 - 84) Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người trên 60 tuổi có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 17 lần những người dưới độ tuổi này. Vai trò yếu tố giới tính trong nguy cơ phình động mạch chủ bụng Với nguy cơ mắc phình động mạch chủ bụng gấp 4-8 lần so với nữ giới, nam giới đóng vai trò là 1 trong những yếu tố nguy cơ quan trọng đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu trước đây như của Ernst C.B(4), Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 6 Christopher(24) hay theo Niels Levi(11) thì tỉ lệ này dao động trong khoảng 3,5 – 4,3 lần. Với nghiên cứu lần này của chúng tôi, yếu tố này 1 lần nữa được khẳng định với kết quả cho thấy: nam giới có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 4.3 lần nữ giới, trong đó số trường hợp nam mắc bệnh là 34 ca (1,3%), nữ có 7 ca (0,3%). Bảng 17 Nghiên cứu Yếu tố Christopher(24) Niels Levi(9) Chúngtôi Nam giới và nguy cơ AAA 4 – 8 3.5 - 4.3 4.3 Vai trò của tiền căn gia đình có phình động mạch chủ bụng trong nguy cơ mắc căn bệnh này Theo ghi nhận của Christopher(24) thì có thể thấy sự gia tăng của phình ở mức 11,6 lần với các bệnh nhân có quan hệ huyết thống ở hệ thứ nhất,đặc biệt ở anh em trai, còn Frank A. Lederle(8) thì thấy có mối tương quan nhẹ giữa tiền căn gia đình và nguy cơ phình động mạch chủ bụng (OR=1,92-1,94, p < 0,05), và theo Niels Levi(11) ghi nhận thì có sự gia tăng nguy cơ này lên 4 lần nhưng chỉ sau độ tuổi 60 mà thôi. Với kết luận những người mà trong gia đình có người bị phình động mạch chủ bụng có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 39 lần những người khác thì kết quả của cuộc khảo sát của chúng tôi đã cho 1 kết luận mạnh mẽ hơn về mối liên quan này. Thói quen hút thuốc lá Là 1 trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với bệnh lí phình động mạch chủ bụng. Thuốc lá có thể tác động trực tiếp, gián tiếp và kéo dài lên lớp tế bào nội mô mạch máu gây ra tổn thương nghiêm trọng và rối loạn chức năng lớp tế bào nội mô mạch máu. Theo Cao Văn Thịnh(1) thì người hút thuốc lá bị phình động mạch chủ bụng nhiều hơn gấp 8 lần so với số bệnh nhân không hút thuốc lá,qua khảo sát của Frank A. Lederle(8) ở 126.196 người thì có tới hơn 75% những ca bệnh phình động mạch chủ bụng ≥ 4cm có liên quan đến hút thuốc lá. Việc xác định số lượng thuốc mà bệnh nhân hút trong quá khứ trên 20 gói/năm, dù đã ngưng hay còn tiếp tục hút không được chúng tôi đề cập đến do chúng tôi dành sự quan tâm tập trung chủ yếu vào số lượng chất độc hại cũng như quá trình phá hủy trực tiếp và gián tiếp mà khói thuốc lá đã gây ra. Để khảo sát lợi ích của việc giảm hay ngừng hút thuốc lá trên quá trình diễn tiến thành bệnh hay làm bệnh nặng hơn sẽ được chúng tôi thực hiện trong những nghiên cứu sau này. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng những người hút thuốc lá trên 20 gói/năm có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 3 lần những người không hút hay hút dưới mức này (21 ca phình động mạch chủ bụng có hút thuốc lá /1312 người hút thuốc lá: 1,6%). Bảng 18 Nghiêncứu Yếu tố ADAM Study(18) Frank A.L(7) Cao Văn Thịnh(1) Chúng tôi Hút thuốc lá và nguy cơ AAA 6 5,1 8 3 Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu của ADAM(11) vàø Frank A. Lederle(10) có thề do cở mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ so với cỡ mẫu của họ (73.451 người và 126.196 người với 4807 người) nhưng khác biệt này không có nghĩa thống kê do phương pháp thực hiện khác nhau: nghiên cứu đa trung tâm và nghiên cứu trên cộng đồng. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của hút thuốc lá trong sinh bệnh học của phình động mạch chủ bụng vẫn hoàn toàn được khẳng định. Bộ ba yếu tố: Cao huyết áp, Rối loạn lipid máu và Xơ vữa động mạch khi đứng độc lập đều có khả năng tăng nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng theo tỉ số chênh lần lượt là 2, 2.5 và 6 lần. Theo Hồ Khánh Đức, Văn Tần(5) thì cao huyết áp là yếu tố ảnh hưởng đến kích thước túi phình nhưng không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp gây vỡ túi phình, cũng như ghi nhận của Niels Levi(11) thì nguy cơ phình động mạch chủ bụng tăng từ 1-5 lần ở những người cao huyết Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 7 áp (OR= 1-5), nhưng theo khảo sát của Frank A. Lederle(8) lại không có mối tương quan giữa yếu tố này và phình động mạch chủ bụng (với OR=1,14 – 1,16, p< 0,05). Theo kết quả của nghiên cứu của chúng tôi thì những người có tiền căn/đang bị cao huyết áp có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 2 lần những người không có cao huyết áp. Điều này cũng hợp lí theo sinh bệnh học của phình động mạch chủ bụng, với sóng áp lực lại được khuếch đại dần khi càng xa timvà động mạch chủ bụng là vùng có sóng cực đại nên với những bệnh nhân có tiền căn cao huyết áp thì phình mạch càng dễ dàng xảy ra. Bên cạnh cao huyết áp thì rối loạn lipip máu là 1 trong những nguy cơ quan trọng của phình động mạch chủ bụng. Với sự tăng của LDL- Cholesterol và giảm sụt HDL-Cholesterol thì huyết khối thành mạch dễ dàng được tạo ra, gây viêm và đặt nền tảng cho quá trình phát triển thành xơ vữa động mạch về sau.Theo ghi nhận của Niels Levi(11) thì tăng lipid máu làm tăng nguy cơ bị phình động mạch lên từ 1.5 đến 3 lần so với người không có yếu tố này, còn kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy: những người có tiền căn bị rối loạn lipid máu có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 2.5 lần những người khác. Điều này cho thấy sự phù hợp với sinh bệnh học của phình động mạch chủ bụng qua các nghiên cứu khác nhau. Trên 880 người có xơ vữa động mạch chủ bụng mà được xác nhận qua siêu âm thì có 23 trường hợp bị phình, chiếm tỉ lệ 2,61%. Ta thấy sự nuội dưỡng thành mạch máu bị cản trở do các mảng xơ vữa làm dày thành mạch, lớp áo giữa sẽ không thể nhận được chất dinh dưỡng(6). Chính các mảng xơ vữa là tác nhân quan trọng làm thoái hoá lớp áo giữa của thành mạch, liên quan trực tiếp đến việc hình thành túi phình động mạch chủ.Theo Hồ Khánh Đức, Văn Tần(5) thì trong tất cả các ca phẫu thuật phình động mạch chủ bụng được thực hiện, thành mạch đều được sinh thiết và 91,12% bị xơ vữa và còn lại là mô viêm hoại tử (8,88%)(5). Theo nghiên cứu của Frank A. Lederle(8) thì tình trạng xơ vữa động mạch chủ bụng làm tăng nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng lên 1,6-1,66 lần. Theo kết quả của chúng tôi thì những người có bệnh lý xơ vữa động mạch có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 6 lần những người bình thường(15), nhưng khi bệnh nhân có cả xơ vữa động mạch và cao huyết áp thì nguy cơ này tăng lên đến 12 lần. Bảng 19 Nghiên cứu Yếu tố Frank. A. Lederle(8) Niels Levi(9) Nghiên cứu của chúng tôi Cao huyết áp 1.14-1.16 1-5 2 RL lipid máu 1.44-1.54 1.5-3 2.5 Xơ vữa ĐM 1.6-1.66 - 6 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính “ Những người có tiền căn COPD có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 2 lần những người không bị COPD” là kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy mối tương quan giữa COPD và tần suất phình động mạch chủ bụng, tuy nhiên điều này không phù hợp với kết quả của Frank A. Lederle(8) (OR=1,21, p< 0,05) và ghi nhận của Niels Levi(9) cũng cho thấy không có mối tương quan giữa yếu tố này và nguy cơ phình động mạch chủ bụng. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2006 đến tháng 10/2006, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau: 1. Tần suất phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận ở người ≥ 50 tuổi tại thành phồ Hồ Chí Minh là 0,85% (ở nam là 1,33%, ở nữ là 0,33%). 2. Các yếu tố nguy cơ đến phình ĐMC bụng dưới ĐM thận ở người ≥ 50 tuổi tại thành phồ Hồ Chí Minh là: - Tuổi tác: Tần suất phình động mạch chủ bụng thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt 100% trường hợp mắc phình động mạch chủ bụng ≥ 60 tuổi. Tuổi tập trung là 65-74 tuổi. - Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng hơn nữ giới 4.3 lần (p<0,055) - Những người mà trong gia đình có người bị phình động mạch chủ bụng có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 39 lần những Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 8 người khác (p< 0,002). - Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 3 lần những người không hút thuốc lá (p<0,05). - Những người có tiền căn hay đang bị cao huyết áp có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 2 lần những người không có cao huyết áp (p < 0,029). - Những người có tiền căn bị rối loạn lipid máu có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 2.5 lần những người không bị rối loạn lipid máu (p<0,031). - Những người có tiền căn COPD có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 2 lần những người không bị COPD (p<0,019). - Những người bị xơ vữa động mạch chủ bụng có nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng gấp 6 lần những người không bị xơ vữa động mạch chủ bụng (p<0,091). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Văn Thịnh (2000), “Phình động mạch chủ bụng: Đặc điểm, chẩn đoán, chỉ định điều trị, các yếu tố tiên lượng và kết quả sớm.” – luận văn tiến sĩ, chương I, trang 1-34. 2. Cao Văn Thịnh, Lê Văn Cường, Văn Tần (2000), “Khảo sát đường kính ngang động mạch chủ bụng dưới động mạch thận ở người Việt Nam”, Tp.HCM, Hình thái họcViệt Nam, 10, trang 105-112. 3. Cao Văn Thịnh, Văn Tần (2000), “Theo dõi và điều trị không phẫu thuật phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận”, Tạp chí tim mạch học Vịêt Nam, trang 44-52. 4. Ernst C.B (1995), “Infrarenal abdominal aortic aneurysms”, In Vascular Surgery Theory and practice, Prentice –Hall International Inc,p.921-937. 5. Hồ Khánh Đức, Văn Tần và cộng sự, 2005,“Những yếu tố nguy cơ cao huyết áp trên bệnh nhân phình động mạch chủ bụng dưới thận”, Kỉ yếu hội nghị khoa học công nghệ trẻ lần thứ 5, trang 120-125. 6. Isselbacher EM., ”Disease of the aorta”, Heart Disease, Braunwald Zipes Libby, the sixth edition, chapter 40, p.1422- 1424. 7. Kanasagay R, Gajraj H, Pointon L, Scott Rap, (1996) “Co- morbidity in patient with abdominal aortic aneurysm”, J Med Screen, 3, p. 208-210. 8. Lederle FA. (2000), “The aneurysm detection and management study screening program”, Arch Intern Meed, p.1425-1430. 9. Levi N, Schroeder TV (2000), “Epidemiology of atherosclerotic abdominal and thoracic aoric aneurysms”, Surgical and Endovascular treatment of Aortic aneurysms, chapter1, p.2-9. 10. Lê Nữ Hòa Hiệp, Văn Tần (1998), “Biến chứng mổ phình động mạch chủ ngực- bụng ”, Y học Tp.HCM, tập 2, trang 43- 47. 11. Lê Văn Cường (1991), Các dạng và dị dạng của động mạch của người Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Tp. HCM. 12. Lư Quốc Hùng (2005) “Nghiên cứu 1số nguy cơ sửa chữa được: tăng huyết áp, tiểu đường và hút thuốc lá ở bệnh nhân chụp động mạch vành ở bệnh viện Thống Nhất”, luận văn thạc sĩ y học2005, trang 22-24. 13. Mattes E, Davis TME, Yang D, Ridley D, Lund H, Norman PE, (1997) ”Prevalence of abdominal aortic aneurysms in men with diabetes”, Med J Aust,166, p.630-633. 14. Mills J.L et al (1995), “Prosthetic graft infection”, Vascular surgery theory and practice, Prentice –Hall International Inc, 2, p.1032-1060. 15. Mitchell M.B (1995), “Infrarenal aortic aneurysms”, Vascular Surgery. Robert B. Rutheford WB.Saunders, 2, p.1032-1060. 16. Nguyễn Thị Thanh (2000), “Kết quả mổ phình động mạch chủ bụng – Phân tích các yếu tố nguy cơ”, luận văn thạc sĩ Y Học, Đại học Y Dược Tp.HCM. 17. Nguyễn Tuấn Vũ, “Vai trò của chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc trong chẩn đoán phình động mạch chủ bụng, chủ ngực và bóc tách động mạch chủ”, luận án tiến sĩ, trường Đại học Y Dược Tp.HCM. 18. Scott R.A.P, Ashton H.A, Kay D.N (1991), “Abdominal aortic aneurysm in 4237 screened patients: prevalence, development and management over 6 years”, Br J Surgery, chapter 78, p. 1122-1125. 19. Shapiro SD (1999) “Diverseroles of macrophage matrix metalloproteinases in tissue destruction and tumor growth”, Thromb Haemost, 82, p. 846-849. 20. Silva M.B, Hobson R.W (1996), “ Infrarenal aortic aneurysms”, Lower extremity vascular disease, Kenneth Ouriel. WB Saundens company, p.71-85. 21. Tôn Thất Bách (2000), “Thực trạng và phương pháp phát triển ngành tim mạch ở Việt Nam thế kỉ XXI”, Hội thảo quốc tế Việt – Pháp lần thứ I về bệnh lý tim mạch nội - ngọai khoa, Hà Nội, phần IV, trang 53-55. 22. United States Preventive Services Task Force (2005), “Sreening for abdominal aortic aneurysm:Recommendation statement”, Ann Intern Med, 142, p.198-202. 23. Văn Tần, Lê Nữ Hòa Hiệp, Hồ Nam (2000), “Đặc điểm của phình động mạch chủ ở người Việt Nam”, - Kỉ yếu công trình nghiên cứu khoa học, cải tiến kĩ thuật 10 năm tại bệnh viện Bình Dân, trang 95-104. 24. Zarins CK., ”Aneurysmal Vascular Disease”, Sabiston, Sixteenth Edition, chapter 61, p.1357-1362. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 10
File đính kèm:
- phinh_dong_mach_chu_bung_duoi_dong_mach_than_tai_tp_ho_chi_m.pdf