Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước mác và hiện đại ngoài mác

Vấn đề cá nhân, xã hội và mối quan

hệ giữa chúng đã được các nhà tư tưởng

quan tâm ngay từ thời cổ đại. Thuật ngữ

“cá nhân” xuất phát từ tiếng Hy Lạp

atomon với nghĩa đen là “không thể phân

chia được nữa”(1). Quan niệm này được

thể hiện rõ nhất trong nguyên tử luận của

Lơxíp và Đêmôcrít. Quan niệm “Cá

nhân” với nghĩa đó được hiểu là một sự

vật, hiện tượng riêng lẻ, một hiện hữu

riêng biệt và có thể phân biệt một cách

rạch ròi với các sự vật, hiện tượng khác.

Nó được áp dụng đặc biệt vào con người

nhằm để chỉ chủ thể đạo đức. Ngoài ra,

“cá nhân” còn được sử dụng để phân

định những phẩm chất riêng có, những

lợi ích và mối quan tâm đặc thù của từng

người riêng lẻ so với nhóm dân cư (cộng

đồng, xã hội, tập thể) mà người đó xuất

thân và thậm chí được xem là những tiêu

chí để định hình các nhân tố chủ quan

thuộc về nhân cách của cá nhân

pdf 11 trang dienloan 10600
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước mác và hiện đại ngoài mác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước mác và hiện đại ngoài mác

Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước mác và hiện đại ngoài mác
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 
 24 
QUAN NIỆM VỀ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ 
TƯ TƯỞNG TRƯỚC MÁC VÀ HIỆN ĐẠI NGOÀI MÁC 
NGUYỄN CHÍ HIẾU * 
Tóm tắt: “Cá nhân” và “Xã hội” là những khái niệm cơ bản của các khoa 
học xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau, 
nhiều “định nghĩa” khác nhau về “cá nhân” và “xã hội”. Trong bài viết này, tác 
giả khảo sát quan niệm của một số học giả phương Tây về “cá nhân” và “xã 
hội” nhằm cung cấp thêm những cách nhìn đa chiều về hai khái niệm này. 
Từ khóa: Cá nhân, xã hội, lịch sử tư tưởng phương Tây. 
1. Các quan niệm về cá nhân và xã 
hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác 
Vấn đề cá nhân, xã hội và mối quan 
hệ giữa chúng đã được các nhà tư tưởng 
quan tâm ngay từ thời cổ đại. Thuật ngữ 
“cá nhân” xuất phát từ tiếng Hy Lạp 
atomon với nghĩa đen là “không thể phân 
chia được nữa”(1). Quan niệm này được 
thể hiện rõ nhất trong nguyên tử luận của 
Lơxíp và Đêmôcrít. Quan niệm “Cá 
nhân” với nghĩa đó được hiểu là một sự 
vật, hiện tượng riêng lẻ, một hiện hữu 
riêng biệt và có thể phân biệt một cách 
rạch ròi với các sự vật, hiện tượng khác. 
Nó được áp dụng đặc biệt vào con người 
nhằm để chỉ chủ thể đạo đức. Ngoài ra, 
“cá nhân” còn được sử dụng để phân 
định những phẩm chất riêng có, những 
lợi ích và mối quan tâm đặc thù của từng 
người riêng lẻ so với nhóm dân cư (cộng 
đồng, xã hội, tập thể) mà người đó xuất 
thân và thậm chí được xem là những tiêu 
chí để định hình các nhân tố chủ quan 
thuộc về nhân cách của cá nhân. 
Tuy Aritstốt không phải là người đầu 
tiên bàn đến cá nhân, xã hội cũng như 
mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội 
trong lịch sử tư tưởng Hy Lạp cổ đại, 
nhưng quan niệm của Arixtốt được đánh 
giá là cội nguồn của văn hóa phương 
Tây. Trong cuốn “Chính trị” (Politic), 
ông coi con người là một động vật xã 
hội. Khác với triết gia Platôn cho rằng, 
bản chất của các sự vật không nằm ở các 
sự vật riêng lẻ, cảm tính mà tồn tại trong 
thế giới ý niệm, Arixtốt quan niệm rằng, 
bản chất của sự vật nằm trong từng sự 
vật riêng lẻ.(1) 
Trong giai đoạn Trung cổ Tây Âu, 
khái niệm cá nhân có nội hàm thay đổi 
so với thời Hy - La cổ đại và cũng khác 
với thời cận đại sau đó: con người riêng 
lẻ không còn được xem xét trong sự 
(*) Tiến sĩ, Viện Triết học, Học viện Chính trị - 
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 
(1) Xem: Bách khoa thư triết học (Enzyklopaedie 
Philosophie) (2002), tập1, Hamburg, tr.348 
(mục từ “cá nhân”). 
Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác... 
 25 
thống nhất và mâu thuẫn với xã hội, mà 
chỉ trong quan hệ duy nhất với Chúa. 
Cá nhân chỉ thấy mình có trách nhiệm 
trước Chúa, mình chỉ có ý nghĩa trước 
hết đối với Chúa, chứ không phải là 
trước xã hội. 
Cá nhân phải chịu trách nhiệm trước 
Đấng sáng thế (cá nhân không chỉ phải 
có trách nhiệm đối với xã hội, mà phải có 
trách nhiệm đối với nhân loại, với vũ trụ 
và các tạo vật khác do Chúa sáng tạo ra). 
Trong đó, con người được ban tặng đặc 
ân của Chúa - được Chúa tạo ra theo hình 
ảnh của Ngài và cảm nhận được trực tiếp 
tình yêu bất diệt của Chúa qua sự hy sinh 
vì con người trên cây thánh giá. 
Một trong những nhà triết học ở thời 
cận đại có suy tư sâu sắc và xây dựng 
hẳn một hệ thống về cá nhân, vai trò của 
cá nhân trong xã hội là Lépnít. Lépnít 
đưa ra “Đơn tử luận” nhằm giải quyết 
vấn đề gay cấn trên, theo đó, mỗi “đơn 
vị” tồn tại là một đơn tử và số lượng đơn 
tử là vô hạn. Lépnít khẳng định, các đơn 
tử là thực thể đơn giản nhất, khép kín, 
không thể phân chia. Theo quan niệm 
phổ biến của thế kỷ XVII thì vật chất 
không có khả năng hoạt động, mà khả 
năng hoạt động liên tục chỉ có ở tinh 
thần, nên đơn tử còn gọi là thực thể tinh 
thần. Các cá nhân trong xã hội cũng 
được coi là những “đơn tử” khép kín, là 
tấm gương phản ánh linh hồn vũ trụ. 
Hêghen tiếp nhận tư tưởng của Lépnít 
về cá nhân như là sư tự phản tư về chính 
mình và tiếp tục phát triển thành “tính 
chủ thể” trong hệ thống triết học của 
ông. Hêghen xây dựng hệ thống vận 
động của ý niệm tuyệt đối, trong đó chủ 
thể chỉ là một vòng khâu phát triển của 
ý niệm tuyệt đối. Tự ý thức của cá nhân 
sẽ phải “tha hóa” qua các thang bậc phát 
triển của ý niệm tuyệt đối, đặc biệt qua 
lý tính, luân lý và văn hóa; nhờ đó tinh 
thần tuyệt đối mới có thể quay trở về 
trong nghệ thuật, tôn giáo, triết học và 
chính quá trình này sẽ thống nhất “tính 
chủ thể” và “tính khách thể” trong tinh 
thần tuyệt đối và cá nhân có thể đạt tới 
được “tính loài” phổ biến của mình. 
Có thể thấy, khuynh hướng chủ nghĩa 
cá nhân đã xuất hiện và phát triển trong 
xã hội tư sản phương Tây thế kỷ XVII – 
XVIII và đóng vai trò ngày càng lớn. 
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy con 
người lúc đầu chỉ là thành viên của thị 
tộc, bộ lạc, chưa được coi là một cá 
nhân theo đúng nghĩa đầy đủ của từ này. 
Sự phát triển các quan hệ thương mại và 
sản xuất đã phá hủy các ràng buộc ấy và 
làm cho chủ thể sản xuất tham gia vào 
quá trình trao đổi ngày càng gia tăng. 
Cùng với quá trình phát triển của xã hội 
tư sản, cùng với những cuộc đấu tranh 
chống lại các đặc quyền, đặc lợi phong 
kiến, đấu tranh chống lại chế độ chuyên 
chế, người ta dần thừa nhận cá nhân và 
chủ nghĩa cá nhân theo nghĩa là “những 
người tự do”. Theo nghĩa này, thuật ngữ 
“chủ nghĩa cá nhân” xuất hiện rất sớm 
tại Anh. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, 
nhưng có một điều chắc chắn rằng, thuật 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 
 26 
ngữ “chủ nghĩa cá nhân” ở các nhà khai 
sáng Pháp như Rútxô và Điđơrô được 
hiểu theo nghĩa là “các công dân nhà 
nước có sở hữu tài sản” và được thể hiện 
rõ nhất trong “Tuyên bố về quyền con 
người” (1789). Các cuộc đấu tranh cho 
chủ nghĩa tự do kinh tế và cho nền dân 
chủ chính trị đã dẫn tới sự đề cao tính 
độc lập, tự chủ và các giá trị của từng cá 
nhân trong xã hội tư sản và làm cho “chủ 
nghĩa cá nhân” trở thành bộ phận hết sức 
quan trọng trong hệ tư tưởng tư sản. 
Xét về mặt từ nguyên học, khái niệm 
“chủ nghĩa cá nhân” lần đầu tiên được 
các nhà tư tưởng xã hội Pháp theo 
thuyết của Xanh Ximông sử dụng để mô 
tả nguyên nhân sự phân rã của xã hội 
Pháp sau cách mạng 1789. Các nhà xã 
hội chủ nghĩa theo học thuyết của Xanh 
Ximông đã không phản đối chủ nghĩa tự 
do chính trị, nhưng họ nhìn nhận “chủ 
nghĩa cá nhân” là một hình thức của 
“chủ nghĩa vị kỷ” hoặc “chủ nghĩa vô 
chính phủ” hay là “biểu hiện của sự bóc 
lột tàn nhẫn giữa con người với chính 
con người trong xã hội công nghiệp hiện 
đại”. Trong khi những người phản đối 
chủ nghĩa cá nhân theo phái bảo thủ tấn 
công vào quan điểm tự do chính trị do 
cuộc Cách mạng đem lại, thì các triết 
gia xã hội theo học thuyết của Xanh 
Ximông lại phê phán chủ nghĩa tự do 
trong kinh tế, vì chủ nghĩa này không 
thể giải quyết được vấn đề gia tăng sự 
bất bình đẳng giữa người giàu và người 
nghèo. Chính vì vậy, “chủ nghĩa xã hội” 
là một thuật ngữ được những người theo 
thuyết của Xanh Ximông theo đuổi 
nhằm mang lại “sự hài hòa xã hội”. 
Thuật ngữ “chủ nghĩa cá nhân’ lần 
đầu tiên được các nhà tư tưởng theo học 
thuyết của Ôoen sử dụng vào những 
năm 1830, Tại Anh, thuật ngữ này được 
sử dụng với ý nghĩa tích cực hơn trong 
các tác phẩm của Giêmxơ Xmít. Mặc dù 
ban đầu ông cũng là một nhà xã hội chủ 
nghĩa theo phái Ôoen, nhưng sau đó, 
ông đã từ bỏ ý tưởng sở hữu tập thể về 
tài sản của chủ nghĩa này và thấy ở chủ 
nghĩa tự do một “chủ thuyết hoàn mỹ” 
cho phép phát triển “tính sáng tạo bẩm 
sinh ban đầu”. G.Xmít lập luận rằng, 
nếu không có chủ nghĩa cá nhân thì các 
cá nhân không thể tạo ra những tài sản 
đồ sộ để làm gia tăng hạnh phúc của 
mỗi cá nhân. Năm 1847, Uyliam 
Mắccan đã phân tích nội dung của thuật 
ngữ này theo hàm ý tích cực trong tác 
phẩm nổi tiếng “Những yếu tố của chủ 
nghĩa cá nhân”. 
Nhìn chung, trong lịch sử tư tưởng 
phương Tây, “chủ nghĩa cá nhân” là một 
thuật ngữ được sử dụng nhằm mô tả một 
cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, 
chính trị hoặc đạo đức, trong đó nhấn 
mạnh đến sự độc lập của con người, tầm 
quan trọng của tự do và tự lực của mỗi 
cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá 
nhân chủ trương không hạn chế mục 
đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối 
sự can thiệp từ bên ngoài đối với sự lựa 
chọn của cá nhân, cho dù đó là sự can 
Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác... 
 27 
thiệp của xã hội, nhà nước hoặc bất kỳ 
một nhóm người hay đảng phái chính trị 
nào. Chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ 
nghĩa tập thể, chủ nghĩa duy cộng đồng, 
tức là đối lập với những học thuyết chủ 
trương rằng, nhóm người hay cộng 
đồng, xã hội, chủng tộc hoặc các mục 
đích quốc gia cần được đặt ưu tiên cao 
hơn các mục đích và lợi ích của cá nhân. 
Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với 
quan điểm truyền thống, tôn giáo, tức là 
đối lập với bất kỳ quan niệm nào cho 
rằng cần sử dụng các chuẩn mực đạo 
đức hay luân lý ở bên ngoài cá nhân, 
mạo nhận là có “tính khách quan” để 
hạn chế sự lựa chọn trong hành động 
của cá nhân. 
Trong khi đề cao vai trò của cá nhân 
trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đều 
phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân. 
Cho dù con người làm nên lịch sử của 
chính mình, cho dù con người hành 
động có ý thức, nhưng con người với tư 
cách cá nhân chỉ có thể hành động trong 
những mối quan hệ xã hội mang tính 
khách quan, không phụ thuộc vào ý chí 
chủ quan của người đó. C.Mác khẳng 
định, trong tính hiện thực của nó, bản 
chất của con người là “tổng hòa các 
quan hệ xã hội”, chứ không phải nằm 
trong từng cá nhân hay là cái cố hữu của 
từng cá nhân riêng biệt. 
2. Cá nhân và xã hội trong các lý 
thuyết phương Tây hiện đại ngoài Mác 
Trong lý thuyết và thực tế xã hội 
phương Tây hiện đại, vai trò của cá 
nhân luôn được đề cao so với xã hội. Sự 
nhấn mạnh thái quá, sự tôn thờ vai trò 
của cá nhân và các giá trị cá nhân trong 
các xã hội phương Tây đã dẫn tới xuất 
hiện “chủ nghĩa cá nhân” và các học giả 
phương Tây đem “chủ nghĩa cá nhân” 
đối lập với “chủ nghĩa tập thể” vốn được 
tuyên truyền và hiện thực hóa mạnh mẽ 
trong mô hình chủ nghĩa xã hội quan 
liêu, bao cấp trước đây. Cũng cần phải 
nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa cá nhân 
thường là đối lập với chủ nghĩa tập thể 
và chủ nghĩa cực quyền, nhưng trên thực 
tế, có hàng loạt mô hình trung gian trải 
dài từ mức độ xã hội đến các xã hội có 
tính cá nhân cao, như tại Mỹ thông qua 
các xã hội hỗn hợp đến xã hội tập thể. 
Trong những thập niên cuối cùng của 
thế kỷ XX, trong các nước tư bản phát 
triển đã xuất hiện những cố gắng làm 
mới lại “chủ nghĩa cá nhân” cổ điển 
bằng cách luận giải tính chất cá nhân 
phổ biến trong xã hội hiện đại, nhằm 
đưa ra được câu trả lời trước những 
cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản 
đương đại. Một loạt công trình của các 
học giả phương Tây nổi tiếng luận giải 
về “chủ nghĩa cá nhân” hiểu theo nghĩa 
hiện đại với nội dung mới và coi nó là 
lựa chọn, phương án “duy nhất đúng” để 
xây dựng nhà nước và xã hội hiện đại, 
chống lại những lạm dụng có thể có đối 
với nhà nước phúc lợi chung. Theo họ, 
đã xuất hiện Cương lĩnh “cách mạng lần 
thứ hai về chủ nghĩa cá nhân”, nhằm 
mục tiêu giải phóng cá nhân và sáng 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 
 28 
kiến, sáng tạo cá nhân khỏi sự đè nén 
của xã hội hiện đại, xã hội vốn định 
hướng vào cạnh tranh không giới hạn về 
lợi nhuận và tài chính. Chính từ cá nhân 
và “sự giải phóng cá nhân” mà các nhà 
khoa học xã hội phương Tây hiện đại 
phải quay lại với khái niệm “xã hội” và 
giữa các học giả phương Tây đã nảy 
sinh nhiều tranh luận xung quanh khái 
niệm và những đặc trưng của “xã hội 
hiện đại”. 
Rõ ràng, “xã hội” luôn là khái niệm 
trung tâm của khoa học xã hội nói chung 
và của xã hội học nói riêng. Song đến 
nay, vẫn còn có nhiều quan niệm khác 
nhau, nhiều “định nghĩa” khác nhau về 
“xã hội”. 
Một trong những định nghĩa cổ điển 
ngoài mácxít về “xã hội” là định nghĩa 
của F.Toennies. Theo Toenies, “Lý 
thuyết về xã hội bao hàm một nhóm 
người đang sinh sống hòa bình với nhau, 
giống như trong cộng đồng, nhưng xét 
về bản chất họ không ràng buộc nhau 
mà chủ yếu là tách rời nhau và trong khi 
ràng buộc lẫn nhau thì lại tách rời nhau, 
cũng như họ tách rời nhau cho dù bị 
ràng buộc lẫn nhau”(2). Trong tác phẩm 
“Cộng đồng và xã hội”, Toenies cố gắng 
phân biệt giữa hai khái niệm trên và chỉ 
ra điểm đặc trưng của một xã hội người. 
F.Toenies cho rằng, cộng đồng là 
phương thức sống có tính chất tự nhiên 
của con người. Còn trong xã hội thì 
ngược lại, con người cảm thấy mình là 
một kẻ xa lạ. Trong xã hội, mỗi một 
người đều ở trong tình trạng căng thẳng 
đối với tất cả mọi người khác và các lĩnh 
vực hoạt động cũng như các lĩnh vực lợi 
ích, quyền lực đều tách rời nhau. Khác 
với cộng đồng, trong xã hội không có ai 
làm một cái gì mà lại không chờ đợi, 
không đòi hỏi sẽ nhận về cái có giá trị 
tương xứng. Và như vậy, trao đổi là một 
đặc trưng cơ bản của xã hội, thỏa thuận, 
khế ước cũng là đặc trưng của xã hội. 
Trong thế kỷ XX, đã diễn ra cuộc 
tranh luận giữa các học giả nổi tiếng của 
phương Tây về xã hội và các đặc trưng 
của xã hội hiện đại. Điều đó cho thấy 
tính phong phú, đa dạng và không phải 
khi nào cũng thuần nhất trong quan 
niệm của họ về xã hội. Điểm đáng lưu ý 
ở đây là, đôi khi một đặc trưng, một đặc 
điểm, một khía cạnh cơ bản nào đó được 
một học giả hay một nhóm học giả phát 
hiện ra và nhanh chóng được khái quát 
hóa trở thành “diện mạo” của xã hội 
hiện đại.(2) 
Sẽ là thiếu sót nếu bàn tới lý thuyết 
phương Tây hiện đại về xã hội mà 
không đề cập tới “lý thuyết phê phán” 
của trường phái Frankfurt do Horkheimer, 
Adorno và các nhà triết học, xã hội học 
nổi tiếng khác khởi xướng từ khoảng 
những năm 1931 tại Viện Nghiên cứu xã 
hội thuộc trường Đại học Tổng hợp 
Johann Wolfgang Goethe. Trong bài 
“Về tình trạng hiện tại của triết học xã 
(2) F.Toennis (1887), Gemeinschaft und Gesellschaft, 
Damstadt, tái bản năm 1991, tr. 34. 
Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác... 
 29 
hội và những nhiệm vụ của một Viện 
Nghiên cứu xã hội”, Horkheimer đã cho 
rằng, lý thuyết phê phán “chỉ quan tâm 
tới những hiện tượng có thể được hiểu là 
nằm trong mối quan hệ với đời sống xã 
hội của con người: quan tâm đến nhà 
nước, pháp luật, kinh tế, tôn giáo, tóm 
lại là toàn bộ nền văn hóa vật chất và 
tinh thần của nhân loại nói chung”(3). Lý 
thuyết phê phán cố gắng nắm bắt các 
hiện tượng xã hội nói riêng và xã hội nói 
chung như một chỉnh thể, có hệ thống. 
Nhưng đồng thời, lý thuyết đó cho rằng 
các bộ phận riêng lẻ của cái chỉnh thể xã 
hội ấy không thể có được một cách trực 
tiếp, mà phải thông qua sự phê phán làm 
trung gian. Theo trường phái này, xã hội 
thể hiện ở vẻ bề ngoài như là một mớ 
các hiện tượng hỗn độn, đầy mâu thuẫn 
và không thể hiểu nổi theo tinh thần duy 
lý. Các mối quan hệ vật chất khách 
quan, lẫn Thượng Đế hay một cơ sở siêu 
hình nào đó đều không có khả năng giải 
mã thế giới. Vì vậy, cần phải phân biệt 
“lý thuyết phê phán” với “lý thuyết 
truyền thống”, tức là lối tư duy làm đứt 
đoạn quá trình khai sáng, không có tinh 
thần phê phán, cần phải tiến hành phản 
tư lại các tiền đề và các điều kiện của 
nó. “Lý thuyết truyền thống” biểu hiện 
ra là tư duy bị mắc kẹt trong thứ khuôn 
mẫu của ý thức hệ tư sản và đồng thời, 
bị giam hãm bởi truyền thống tư duy cũ 
trước đây. 
Trong tác phẩm nổi tiếng “Biện chứng 
của Khai sáng” (1947), Horkheimer và 
Adorno cho rằng, hiện trạng xã hội lúc 
đó chỉ đem đến những sự ngụy tạo cho 
cá nhân và gắn liền hạnh phúc của con 
người chỉ với thành công về kinh tế và 
tiêu dùng hàng hóa mà thôi. Trong thời 
gian lánh nạn tại Mỹ, Horkheimer và 
các nhân vật chủ chốt của Viện Nghiên 
cứu xã hội đã nghiên cứu tính chất “độc 
đoán” trong cấu trúc của ý thức xã hội 
và cố gắng tìm cách bổ sung thêm các 
phạm trù của phân tâm học Phrớt vào 
trong những phân tích của Mác về bái 
vật giáo hàng hóa(4). 
Ba lĩnh vực khảo sát chủ yếu của “lý 
thuyết phê phán” là: 1) Nghiên cứu kinh 
tế với tư cách là cơ sở của xã hội; 2) Sự 
phát triển tâm lý của cá nhân và 3) Lĩnh 
vực văn hóa. Trong đó, Horkheimer và 
các trí thức Đức khác đã cố gắng kết 
hợp khai thác triết học Cantơ, Hêghen, 
Mác và đặc biệt là kết hợp giữa học 
thuyết Mác với phân tâm học Phrớt để 
xây dựng nên một “lý thuyết phê phán 
xã hội”. Nhóm triết gia này đã quay lại 
với “triết học phê phán” của Cantơ, với 
“phương pháp biện chứng” duy tâm của 
Hêghen, luận giải ảnh hưởng của 
Hêghen đối với triết học Mác theo tinh 
thần của chủ nghĩa Mác mới phương 
Tây mà G.Lukács là người khởi xướng. 
Sự hình thành đối tượng của “lý thuyết 
(3) M.Horkheimer (1932), Tạp chí Nghiên cứu xã 
hội (Zeitschrift fuer Sozialforschung), số 1, tr. 12. 
(4) Xem thêm: Adorno, Theodor W. (1983), Từ 
điển các nhà triết học (Lexikon der Philosophen), 
Berlin, tr. 13. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 
 30 
phê phán” này chính là những phân tích 
mang tính chất phê phán về xã hội tư 
bản chủ nghĩa, với nhiệm vụ là vạch trần 
cơ chế thống trị và áp bức của xã hội tư 
bản đương thời, chỉ rõ tư tưởng hệ của 
nó, nhằm giải phóng cá nhân, hướng tới 
xây dựng một xã hội hợp lý. 
Theo Horkheimer và các học giả của 
trường phái Frankfurt, sự tập trung, tích 
tụ tư bản cao độ, sự quan liêu hóa quá 
mức trong xã hội tư bản hiện đại đã làm 
triệt tiêu tính sáng tạo, tính năng động, 
tự chủ của cá nhân và đẩy họ vào trong 
“một thế giới hành chính” chặt chẽ, 
nặng nề. “Thế giới hành chính hóa” này 
cuối cùng sẽ tiến hành kiểm soát toàn bộ 
các cá nhân trong xã hội và hệ quả là 
dẫn tới sự đè nén đối với tự do, sáng tạo 
cá nhân. Qua các phân tích triết học xã 
hội của mình, cả Horkheimer và Adorno 
đều chỉ rõ “tính chất cực quyền”, độc 
đoán của xã hội và của chế độ cầm 
quyền tư bản chủ nghĩa, vạch ra tính tất 
yếu cần phải thay đổi nó. 
Có thể thấy, trong nửa sau của thế kỷ 
XX, nhiều lý thuyết phương Tây hiện 
đại về xã hội bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi 
chủ nghĩa kết cấu - chức năng mà hạt 
nhân là “lý thuyết hiện đại hóa”. Theo 
đó, xã hội và các bộ phận của nó được 
hiểu là những hệ thống có khả năng tự 
cân bằng, tự điều chỉnh. Những chức 
năng chủ yếu của xã hội là: 1. Bảo đảm, 
duy trì kết cấu; 2. Hội nhập; 3. Thực 
hiện mục tiêu và 4. Thích nghi. Trong 
tác phẩm “Kinh tế và xã hội” (1956), 
học giả nổi tiếng người Mỹ là T.Parson 
đã phân chia các tiểu hệ thống của xã 
hội thành các lĩnh vực cụ thể như sau: 1) 
Văn hóa; 2) Giáo dục, đào tạo, tư vấn 
pháp lý; 3) Chính trị; 4) Kinh tế(5). Các 
lĩnh vực này tác động qua lại, phụ thuộc 
lẫn nhau và chúng biểu hiện bản chất 
của mình thông qua chính chức năng mà 
qua đó, góp phần duy trì ổn định toàn bộ 
xã hội. Kết cấu sẽ bị biến đổi trong hai 
trường hợp: thứ nhất, khi quá trình cân 
bằng và trao đổi giữa các tiểu hệ thống 
của xã hội bị phá vỡ; thứ hai, khi quá 
trình tự điều chỉnh giữa tiểu hệ thống và 
toàn thể xã hội bị mất đi, mất kiểm soát. 
Nói cách khác, sự biến đổi diễn ra khi cả 
hệ thống không còn duy trì được sự cân 
bằng vốn có của mình. Đặc biệt, sự thay 
đổi xã hội diễn ra rõ nhất về hệ giá trị. 
T.Parsons khẳng định rằng, quá trình 
hiện đại hóa xã hội sẽ diễn ra theo các 
khuynh hướng: từ hoạt động không 
kiểm soát đến có kiểm soát; từ các quan 
hệ xã hội chủ yếu ràng buộc sang các 
quan hệ xã hội đa dạng, phong phú, 
chuyên sâu; từ chủ nghĩa tập thể sang 
quá trình cá nhân hóa, từ các giá trị đơn 
lẻ tới các giá trị, các tiêu chí phổ quát, từ 
lúc vị trí xã hội phụ thuộc chủ yếu vào 
thành phần xuất thân tới chỗ chỉ phụ 
thuộc vào tiêu chí tài năng của cá nhân. 
Xã hội hiện đại cũng gắn liền với quá 
(5) Xem thêm: T.Parsons, N.J.Smelser (1956), 
Kinh tế và xã hội (Economy and Society), 
Glencoe. 
Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác... 
 31 
trình hình thành các cơ quan, các tổ 
chức công quyền ngày càng chuyên sâu 
và đôi khi dẫn tới tệ nạn quan liêu, bệnh 
giấy tờ. Xã hội ngày càng phân tầng 
mạnh mẽ hơn trước. Cùng với việc 
hướng tới thị trường, sở hữu tư nhân và 
kinh tế tiền tệ, tài chính, xã hội hiện đại 
còn diễn ra quá trình khai thác tài 
nguyên với tốc độ ngày càng nhanh, cả 
về nhân lực con người và tài nguyên 
thiên nhiên; có sự tăng trưởng kinh tế 
quá nhanh và nóng. Mối quan hệ giữa 
các thành viên, các cá nhân trong xã hội 
hiện đại được điều chỉnh thông qua các 
chuẩn mực, các tiêu chí phổ biến, thông 
qua khế ước, thỏa thuận và pháp luật. 
Tuy nhiên, T.Parsons có phần cực 
đoan, thiên về chủ nghĩa “Châu Âu là 
trung tâm”, khi khẳng định rằng, xã hội 
hiện đại chỉ xuất hiện “trên một sân 
khấu tiến hóa duy nhất” là phương Tây 
và coi Châu Âu có “ý nghĩa phổ quát 
đối với lịch sử nhân loại”. Cho đến nay, 
quá trình tiến hóa của xã hội Châu Âu 
vẫn chưa chấm dứt. 
Theo đánh giá của W.Zapf, cạnh 
tranh dân chủ, kinh tế thị trường, nhà 
nước phúc lợi và tiêu dùng (cho số 
đông) là những đặc trưng của tất cả các 
xã hội phương Tây hiện đại(6). Điều 
quan trọng đối với việc duy trì trình độ 
phúc lợi cao chính là năng lực sáng tạo 
tiếp theo của cá nhân, nhờ đó có thể tạo 
ra làn sóng những sản phẩm mới trong 
các ngành công nghiệp mũi nhọn mới. 
Tiến bộ kỹ thuật được coi là động lực 
của quá trình đó. Các cá nhân được phân 
tầng theo những ngành nghề, lĩnh vực, 
khu vực khác nhau. Và cùng với quá 
trình hiện đại hóa, quá trình phân hóa xã 
hội diễn ra mạnh mẽ; giáo dục, khoa học 
và truyền thông phát triển nhanh chóng; 
sự giao thoa văn hóa, ngôn ngữ và hội 
nhập quốc tế ngày càng gia tăng. Tuy 
nhiên, tiếp sau giai đoạn phát triển thành 
công kéo dài tại các nước công nghiệp 
phát triển sẽ là thời kỳ ngưng trệ, xuất 
hiện sự phản kháng, phản sáng tạo, 
chống lại mọi thay đổi do lo sợ trước 
tương lai bất định và cũng do những 
nhóm lợi ích tìm cách củng cố những 
đặc quyền, đặc lợi của mình dựa trên chi 
phí của xã hội.(6) 
Khước từ những luận điểm cơ bản 
trong “lý thuyết hiện đại hóa” của 
T.Parsons, N.Luhmann đã phê phán 
mạnh mẽ cơ sở kết cấu - chức năng của 
lý thuyết đó. Ông không thừa nhận các 
giá trị khác nhau trong một nền văn hóa, 
cũng như sự phân biệt giữa chỉnh thể và 
bộ phận; ông không đồng tình với 4 
chức năng cơ bản hay tính chất phổ 
biến, mục tiêu của quá trình hiện đại hóa 
trong lịch sử như T.Parsons đã trình bày, 
mà đề xuất sự phân biệt giữa hệ thống 
và môi trường. Hệ thống được coi là 
một thể thống nhất có kết cấu và thông 
qua mối quan hệ hữu cơ với môi trường 
(6) Xem thêm: W.Zapf (1994), Hiện đại hóa, phát 
triển phúc lợi và chuyển đổi (Modernisierung, 
Wohlfahrtsentwicklung und Transformation), Berlin. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 
 32 
có khả năng tự cân bằng, tự điều chỉnh 
được các khác biệt cả bên trong lẫn bên 
ngoài. Theo nghĩa đó, N.Lumann cho 
rằng, hệ thống “tự sản sinh ra chính 
mình”. Và sự tự sản sinh, tự cân bằng, 
tự duy trì cũng như sự phân định giữa hệ 
thống và môi trường hay sự tự tái tạo 
đều diễn ra thông qua “giao tiếp”. Mô 
hình này được N.Lumann áp dụng vào 
việc xem xét hệ thống xã hội, mà ông 
quan niệm là “tổng thể các sự kiện có 
thể giao tiếp được với nhau”. Ý tưởng 
này đã được J.Habermas - triết gia và 
nhà xã hội học nổi tiếng người Đức bổ 
sung, phê phán và phát triển với “lý 
thuyết giao tiếp” về hành động xã hội(7). 
Bên cạnh các lý thuyết xã hội nói 
trên, phải kể đến những đại biểu của 
“chủ nghĩa duy cộng đồng” như 
M.Walzer, A.Etzioni; đó là những người 
quay lại với vai trò của các cộng đồng 
trong một xã hội, mà trước hết quay lại 
với những cơ sở cộng đồng của xã hội 
tự do, cá nhân hóa của phương Tây(8). 
Họ cùng lên tiếng cảnh báo về những 
nguy cơ đối với các cơ sở cộng đồng 
của xã hội hiện đại, tự do và các mối 
nguy hiểm đối với các công dân, các cá 
nhân sống trong xã hội ấy. Chống lại 
chủ nghĩa tự do đang thống trị trong xã 
hội Âu - Mỹ hiện tại, các đại biểu của 
“chủ nghĩa duy cộng đồng” mong muốn 
kết nối xã hội với các hệ giá trị của xã 
hội phương Tây đương đại. Theo họ, các 
hệ giá trị đó có nguồn gốc từ đạo Do 
Thái, Cơ đốc giáo, triết học Hy Lạp, La 
Mã, tư tưởng nhân văn thời kỳ Phục 
Hưng, cả chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa 
thực chứng. Thuộc về các giá trị cộng 
đồng còn phải kể đến tự do và các nhà 
tư tưởng “duy cộng đồng” đều nhấn 
mạnh rằng, chỉ có xã hội phương Tây 
mới thừa nhận tự do là giá trị tối cao 
trong hệ giá trị cộng đồng. Tuy nhiên, 
họ cũng phê phán quan điểm của chủ 
nghĩa tự do là quá đề cao chủ nghĩa cá 
nhân, không tạo ra cơ sở vững chắc cho 
cái thiện trong xã hội. Nói cách khác, xã 
hội chỉ còn được duy trì bởi lợi ích cá 
nhân, thực dụng và luật pháp chỉ còn có 
tính chất hình thức. Như vậy, chủ nghĩa 
tự do đã phá hủy các cơ sở cộng đồng và 
giá trị văn hóa của xã hội tư sản, vì xã 
hội tồn tại không phải dựa trên thị 
trường hay khế ước mà chỉ có thể duy trì 
và phát triển được thông qua ý thức 
cộng đồng sống động mà thôi.(7) 
Xung đột giữa nhà nước xã hội và thị 
trường đã bùng phát mạnh mẽ trở lại 
trong một loạt các nước phương Tây. 
R.Dahrendorf xem đây là xung đột xã 
hội hiện đại, thể hiện qua sự đối lập giữa 
quyền lợi và nghĩa vụ, chính trị và kinh 
tế, quyền công dân và tăng trưởng kinh 
tế. Một trong những nguyên nhân dẫn 
tới xung đột chính là sự phát triển nhanh 
(7) Xem thêm: J.Habermas (1981), Lý thuyết về 
hành động giao tiếp (Theorie des kommunikativen 
Handelns), Frankfurt am Main. 
(8) Xem thêm: A.Etzioni (1995), Sự phát hiện 
bản chất cộng đồng (die Entdeckung des 
Gemeinwesen), Stuttgart. 
Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác... 
 33 
chóng các quyền công dân trong một 
nhà nước và nhà nước phúc lợi. 
Vấn đề trung tâm trong thế kỷ XX 
đối với các xã hội dân chủ là làm thế 
nào có thể bảo đảm cho các cá nhân với 
tư cách công dân của mình có được “sự 
an toàn xã hội”, bên cạnh các quyền tự 
do và bình đẳng? Đặc biệt, từ sau chiến 
tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện hàng 
loạt các công trình của các học giả 
phương Tây về quyền của công dân 
cũng như các yếu tố tác động tới quyền, 
nghĩa vụ và tự do của công dân. Học giả 
người Mỹ T.Marshall đã quan tâm đến 
sự bất bình đẳng và đi sâu phân tích về 
quyền của công dân. Theo ông, quyền 
của công dân phải bao hàm ba nhân tố 
là: 1) Các quyền cá nhân bảo đảm tự do 
cá nhân, ví dụ như tự do ngôn luận, tự 
do về tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do 
về sở hữu và được pháp luật bảo vệ; 2) 
Các quyền thuộc lĩnh vực chính trị, 
tham gia và điều phối quyền lực chính 
trị; 3) Các quyền xã hội, đảm bảo cho 
công dân có quyền sử dụng phúc lợi 
chung của xã hội và có được một cuộc 
sống, đời sống văn hóa tinh thần đạt tiêu 
chuẩn tương ứng với trình độ phát triển 
của xã hội mà công dân đang sinh sống. 
Trong các luận điểm cơ bản của 
F.Toennis và N.Luhmann có một ý tưởng 
về xã hội thế giới (“Weltgesellschaft”). 
Thực ra, ý tưởng về xã hội thế giới đã 
xuất hiện với những nội dung khác nhau 
ở nhiều nhà tư tưởng, như ở C.Mác, nó 
được hình thành và phát triển thông qua 
cơ chế bóc lột ngày càng gia tăng người 
lao động trong chủ nghĩa tư bản. Khác với 
C.Mác, Ludwig Gumplovicz cho rằng xã 
hội thế giới được hình thành thông qua 
chiến tranh giữa các nhóm người, các tộc 
người. Trong khi F.Toennis nhấn mạnh 
nguồn gốc của xã hội thế giới là thương 
mại giữa các vùng miền, các nước xa 
nhau, thì N.Luhmann lại thiên về ý 
tưởng cho rằng, nó xuất hiện do việc 
truyền bá, giao tiếp truyền thông trên 
toàn cầu và do xuất hiện một hệ thống 
chức năng xã hội thế giới. Tuy ông 
không đi sâu phân tích thêm, nhưng có 
thể hiểu cơ quan có chức năng xã hội 
thế giới này là một tổ chức theo kiểu 
Liên Hiệp Quốc, có khả năng lãnh đạo 
và đưa ra các quy tắc, các trật tự cho tất 
cả các nước thành viên trên thế giới. 
Tuy nhiên, quan niệm về “xã hội thế 
giới” cũng vấp phải sự phê phán của 
nhiều nhà triết học và xã hội học ngay 
trong các nước Âu - Mỹ. 
Những phân tích trên đây cho thấy, 
còn có nhiều quan điểm khác nhau trong 
lý thuyết của các học giả phương Tây về 
“xã hội” cũng như về mối quan hệ của 
cá nhân và “xã hội” trong xã hội phương 
Tây hiện đại. Trong quá trình toàn cầu 
hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu 
rộng của Việt Nam, việc tìm hiểu các 
quan điểm đó của các học giả phương 
Tây là cần thiết. Bởi vì, điều đó giúp 
chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về cá 
nhân, về mối quan hệ giữa cá nhân và xã 
hội ở nước ta hiện nay. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 
 34 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_ve_ca_nhan_va_xa_hoi_trong_lich_su_tu_tuong_truoc.pdf