Sử dụng phụ phẩm chế biến tinh bột sắn (bột đen) và chế biến nhân đỗ xanh (cám phôi) đú nuôi lợn thịt tại Dương liễu, Hoài đức, Hà Tây

Xã Dương Liễu thuộc huyện Hoài Đức

tỉnh Hà Tây có nghề chế biến nông sản rất phát

triển. Sản phẩm chế biến ngoài chính phẩm còn

có nguồn phụ phẩm rất lớn. Ví dụ nghề chế

biến tinh bột sắn cho phụ phẩm là bã sắn, bột

đen; nghề chế biến nhân đỗ xanh là cám vỏ và

cám phôi đỗ xanh; nghề làm mạch nha cho bã

mạch nha,. các nguồn phụ phẩm này rất sẵn

có và rẻ tiền. Các nguồn phụ phẩm nói trên đều

có đặc điểm là giá trị dinh dưỡng không đầy

đủ. Bột đen giàu tinh bột nhưng lại nghèo

protein, bên cạnh đó cám phôi đỗ xanh lại giàu

protein thô (Bui Quang Tuan, 2006). Từ trước

tới nay các hộ gia đình ở đây chủ yếu dùng bột

đen để nuôi lợn mà thường không bổ sung

thêm loại thức ăn nào khác (trừ giai đoạn nuôi

vỗ béo) nên hiệu quả chăn nuôi rất thấp. Đề tài

này được tiến hành nhằm cung cấp các dữ liệu

cho việc hiệu chỉnh các khẩu phần ăn đang

được sử dụng tại địa bàn trên cơ sở dùng ưu

điểm của phụ phẩm này để khắc phục nhược

điểm của phụ phẩm kia.

 

pdf 5 trang dienloan 4900
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phụ phẩm chế biến tinh bột sắn (bột đen) và chế biến nhân đỗ xanh (cám phôi) đú nuôi lợn thịt tại Dương liễu, Hoài đức, Hà Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng phụ phẩm chế biến tinh bột sắn (bột đen) và chế biến nhân đỗ xanh (cám phôi) đú nuôi lợn thịt tại Dương liễu, Hoài đức, Hà Tây

Sử dụng phụ phẩm chế biến tinh bột sắn (bột đen) và chế biến nhân đỗ xanh (cám phôi) đú nuôi lợn thịt tại Dương liễu, Hoài đức, Hà Tây
Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007: Tập V, Số 4: 50-54 Đại học Nông nghiệp I 
Sử DụNG PHụ PHẩM CHế BIếN TINH BộT SắN (BộT ĐEN) Và CHế BIếN 
NHÂN Đỗ XANH (CáM PHÔI) Để NUÔI LợN THịT TạI DƯƠNG LIễU, HOàI ĐứC, Hà TÂY 
Using cassava (Manihot esculenta, crantz) residue with mung bean (Phaseolus aureus Roxb) 
processing byproducts for pigs in Duong Lieu, Hoai Duc, Ha Tay 
Bùi Quang Tuấn* 
SUMMARY 
A survey on cassava and mung bean processing byproducts was carried out in Duong 
Lieu commune, Hoai Duc district, Ha Tay province from January to June 2007. Processing of 
agricultural products such as cassava starch, malt, dehulled mung beans, etc. was popularly 
practiced in the commune. The quantities of cassava residue and mung bean bran produced 
were large (56,954 tons cassava residue, 8,400 tons black cassava starch, and 1,545.06 tons 
mung bean bran per year). Results of chemical analysis showed that black cassava starch was 
poor in crude protein (7.56%) and minerals (0.45%). Meanwhile mung bean bran was relatively 
rich in crude protein, especially mung bean germ bran (24.37%). 
In addition, in a feeding trial sixteen growing F1 pigs were selected and devided into 2 
groups of eight pigs each). The pigs in the control group received the ration as normally 
practiced in the area (at first stage: black cassava starch ad libitum; at second stage: black 
cassava starch ad libitum plus 1 kg concentrate). The pigs in experimental group received 
black cassava starch ad libitum plus 0.5 kg mung bean germ bran at first stage, and 1 kg mung 
bean germ bran at second stage. Results showed that the pigs in experimental group grew 
faster than those in the control group (480.37 vs 448.90 g/head/day). As a result, using mung 
bean germ bran brought more profit to the farmer than the normal practice (29.5 VND/head/day 
at first stage and 729.6 VND/kg bodyweightgain at second stage). 
Keywords: Cassava residue, Dehulled mung beans, Mung bean bran, Silage, pigs. 
1. ĐặT VấN Đề 
Xã D−ơng Liễu thuộc huyện Hoài Đức 
tỉnh Hà Tây có nghề chế biến nông sản rất phát 
triển. Sản phẩm chế biến ngoài chính phẩm còn 
có nguồn phụ phẩm rất lớn. Ví dụ nghề chế 
biến tinh bột sắn cho phụ phẩm là bã sắn, bột 
đen; nghề chế biến nhân đỗ xanh là cám vỏ và 
cám phôi đỗ xanh; nghề làm mạch nha cho bã 
mạch nha,... các nguồn phụ phẩm này rất sẵn 
có và rẻ tiền. Các nguồn phụ phẩm nói trên đều 
có đặc điểm là giá trị dinh d−ỡng không đầy 
đủ. Bột đen giàu tinh bột nh−ng lại nghèo 
protein, bên cạnh đó cám phôi đỗ xanh lại giàu 
protein thô (Bui Quang Tuan, 2006). Từ tr−ớc 
tới nay các hộ gia đình ở đây chủ yếu dùng bột 
đen để nuôi lợn mà th−ờng không bổ sung 
thêm loại thức ăn nào khác (trừ giai đoạn nuôi 
vỗ béo) nên hiệu quả chăn nuôi rất thấp. Đề tài 
này đ−ợc tiến hành nhằm cung cấp các dữ liệu 
cho việc hiệu chỉnh các khẩu phần ăn đang 
đ−ợc sử dụng tại địa bàn trên cơ sở dùng −u 
điểm của phụ phẩm này để khắc phục nh−ợc 
điểm của phụ phẩm kia. 
2. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 
Số liệu điều tra đ−ợc lấy từ các báo cáo về 
tình hình chế biến nông sản của UBND xã 
D−ơng Liễu và kết quả phỏng vấn, khảo sát 
thực tế các hộ, các cơ sở chế biến tinh bột sắn 
(12 hộ) và nhân đỗ xanh (12 hộ). 
Mẫu bột đen và mẫu cám đỗ xanh đ−ợc 
lấy ngẫu nhiên và đ−ợc phân tích tại phòng 
phân tích thức ăn của Khoa Chăn nuôi - Thuỷ 
sản, theo ph−ơng pháp phân tích của AOAC 
* Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thuỷ sản, Đại học Nông nghiệp I 
 50 
Sử dụng phụ phẩm chế biến tinh bột sắn (bột đen) và chế biến nhân đỗ xanh (cám phôi)... 
(1997). Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: vật 
chất khô, protein thô, xơ thô, lipit, dẫn xuất 
không nitơ, khoáng tổng số. 
Thí nghiệm nuôi d−ỡng đ−ợc tiến hành 
trên đàn lợn thịt theo ph−ơng pháp phân lô so 
sánh. Tổng số lợn thí nghiệm là 16 con, chia 
thành 2 lô, mỗi lô 8 con. Lợn thí nghiệm là con 
lai giữa lợn Móng Cái và Yorkshire. Lợn đ−ợc 
cân từng con khi bắt đầu đ−a vào thí nghiệm và 
lúc kết thúc các giai đoạn thí nghiệm bằng cân 
bàn (loại 500kg). Lợn đ−ợc cân vào ba buổi 
sáng liên tiếp, tr−ớc khi cho ăn. Sau đó tính 
trung bình của ba lần cân. 
Trong một số loại hạt đậu sống th−ờng có 
chứa chất kháng dinh d−ỡng có ảnh h−ởng 
không tốt đến quá trình tiêu hoá, hấp thu và 
trao đổi chất trong cơ thể gia súc. Các giải 
pháp để hạn chế chất kháng dinh d−ỡng trong 
hạt đậu là: xử lý nhiệt, lên men vi sinh, ngâm 
cho mọc mầm Trong thí nghiệm này, giải 
pháp ủ lên men vi sinh đ−ợc sử dụng để chế 
biến cám đỗ xanh. Loại men đ−ợc sử dụng là 
men vi sinh H.V.S 80 của cơ sở sản xuất thuốc 
thú y H−ng Bình. Cám đỗ xanh đ−ợc ủ bằng 
men vi sinh trong 24 - 36 giờ thì mang cho 
lợn ăn. Cám đỗ xanh đ−ợc ủ bằng cách trộn 
với men (15kg cám với 100g men vi sinh), 
n−ớc vừa đủ ẩm cho vào thùng, để hở 3-4 giờ, 
sau đó ủ kín từ 18-24 giờ. Cám hỗn hợp đ−ợc 
phối trộn bằng các loại nguyên liệu sẵn có tại 
địa ph−ơng theo công thức: sắn khô 50%, cám 
gạo 30%, đỗ t−ơng 10%, bột cá 10%. Cám 
phôi đỗ xanh ủ men vi sinh và cám hỗn hợp 
đ−ợc cho ăn tr−ớc, chia làm 2 bữa/ngày, sau 
đó cho ăn rau xanh và cuối cùng cho ăn bột 
sắn đen. 
Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm và khẩu phần ăn của lợn thí nghiệm 
Chỉ tiêu Lô đối chứng Lô thí nghiệm 
GIAI ĐOạN I 
Khối l−ợng bắt đầu thí nghiệm (kg) 28,00 ± 0,61 28,25 ± 0,69 
Thời gian thí nghiệm (ngày) 60 60 
Cám phôi đỗ xanh (kg/con/ngày) - 0,5 
Bột đen Cho ăn tự do Cho ăn tự do 
Rau xanh (kg/con/ngày) 1 1 
Khoáng Bio-Calci plus (g/con/ngày) 8 8 
GIAI ĐOạN II 
Khối l−ợng bắt đầu thí nghiệm (kg) 49,73 ± 0,74 55,37 ± 0,82 
Thời gian thí nghiệm (ngày) 75 75 
Cám phôi đỗ xanh (kg/con/ngày) - 1 
Cám hỗn hợp (kg/con/ngày) 1 - 
Bột đen Cho ăn tự do Cho ăn tự do 
Rau xanh (kg/con/ngày) 1 1 
Khoáng Bio-Calci plus (g/con/ngày) 10 10 
Công thức đối chứng là công thức nuôi lợn 
thịt đ−ợc áp dụng phổ biến trên địa bàn. ở giai 
đoạn lợn choai ng−ời chăn nuôi trên địa bàn 
chỉ cho ăn bột đen kết hợp với rau xanh, còn ở 
giai đoạn tr−ớc khi xuất bán lợn đ−ợc cho ăn 
thêm cám hỗn hợp (khoảng 1 kg/con/ngày). 
Khẩu phần này chắc chắn sẽ thiếu protein cho 
nhu cầu tăng trọng cao của lợn ở giai đoạn nuôi 
lợn choai. Chính vì vậy trong công thức thí 
nghiệm ở giai đoạn này lợn đ−ợc cho ăn bổ 
sung thêm 0,5 kg cám đỗ xanh giàu protein. ở 
giai đoạn tr−ớc khi xuất bán, thay vì cho ăn 
thêm cám hỗn hợp đắt tiền (công thức đối 
chứng), lợn ở công thức thí nghiệm đ−ợc cho 
ăn cám đỗ xanh ủ men vi sinh. 
Số liệu đ−ợc phân tích ph−ơng sai trên 
bảng tính của Microsoft Excel 2003. 
3. KếT QUả NGHIÊN CứU 
3.1. Khảo sát khối l−ợng và đánh giá giá trị 
dinh d−ỡng của phụ phẩm chế biến tinh bột 
sắn và nhân đỗ xanh 
 51
 Bùi Quang Tuấn 
Khảo sát khối l−ợng của phụ phẩm chế biến 
tinh bột sắn và nhân đỗ xanh 
Kết quả khảo sát cho thấy từ 1 tấn củ sắn 
t−ơi chế biến cho 204,00 ± 2,14 kg tinh bột 
sắn, 180,00 ± 3,56 kg bã sắn và 26,54 ± 2,23 
kg bột đen. Kết quả khảo sát của Lê Viết Ly và 
cộng sự (2004) cho biết từ 1 tấn củ sắn t−ơi chế 
biến cho khoảng 200 kg tinh bột sắn, 180 kg bã 
sắn và 20 kg bột đen. Từ 1 tấn đỗ xanh chế 
biến cho 210,00 ± 1,23 kg cám vỏ đỗ xanh và 
50,6 ± 1,87 kg cám phôi đỗ xanh. 
Tỷ lệ các sản phẩm, phụ phẩm có sự thay 
đổi tùy loại nguyên liệu, phụ thuộc vào giống 
cây trồng, ph−ơng thức canh tác, chất đất và 
quy trình chế biến. 
Bảng 2. Ước tính l−ợng phụ phẩm chế biến 
 nông sản của xã D−ơng Liễu 
Loại phụ phẩm 
Khối l−ợng chất khô 
(tấn) 
Bã sắn 56.954,00 
Bột đen 8.400,00 
Cám vỏ đỗ xanh 1.245,06 
Cám phôi đỗ xanh 300,00 
(Nguồn: UBND xã D−ơng Liễu, 2006). 
Trong xã có 18 hộ làm nghề chế biến 
nhân đỗ xanh và 850 hộ làm nghề chế biến 
tinh bột sắn. Khối l−ợng phụ phẩm từ hai nghề 
chế biến nông sản này của xã t−ơng đối lớn. 
Việc chế biến nhân đỗ xanh diễn ra quanh 
năm nên nguồn phụ phẩm từ chế biến nhân đỗ 
xanh có thể cung cấp t−ơng đối ổn định cho 
nhu cầu chăn nuôi trong vùng. Nghề chế biến 
tinh bột sắn thì mang tính thời vụ rõ rệt, sản 
phẩm chỉ có trong khoảng 4 tháng tr−ớc và 
sau tết âm lịch. L−ợng bột đen làm ra trong vụ 
th−ờng đ−ợc cho ăn t−ơi, l−ợng d− ra đ−ợc 
ng−ời dân trong vùng tích trữ bằng cách làm 
giảm n−ớc và đóng vào các bao tải dứa/hoặc 
bể lớn có nắp đậy. 
Bã sắn làm ra ít đ−ợc sử dụng trong chăn 
nuôi mà đ−ợc phơi khô rồi bán cho các công ty 
sản xuất thức ăn gia súc. Bã sắn cũng đ−ợc bán 
ở dạng −ớt làm thức ăn cho các ao hồ nuôi cá. 
Bã sắn ủ chua cũng đã đ−ợc sử dụng để 
nuôi bò sữa (Mai Thị Thơm và Bùi Quang 
Tuấn, 2006), vỗ béo lợn thịt (Ninh Thị Len, 
2001), vỗ béo bò (Bùi Quang Tuấn, 2006). Kết 
quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy sử 
dụng bã sắn ủ chua đã giúp hạ giá thành sản 
phẩm chăn nuôi. 
Thành phần dinh d−ỡng của các loại phụ 
phẩm nghiên cứu 
Bảng 3. Thành phần dinh d−ỡng của bột đen 
và cám đỗ xanh 
Chỉ tiêu Bột đen Cám phôi đỗ xanh 
Cám vỏ đỗ 
xanh 
VCK (%) 46,46 90,46 91,96 
Protein thô 
(%) 
7,56 24,37 12,20 
Lipit thô (%) 8,80 0,22 0,63 
Xơ thô (%) 0,98 8,67 18,63 
DXKN (%) 82,21 62,49 64,33 
KTS (%) 0,45 4,25 4,21 
Ghi chú: VCK: Vật chất khô 
DXKN: Dẫn xuất không nitơ 
KTS: Khoáng tổng số 
Bột đen nghèo protein thô, nghèo khoáng, 
nh−ng t−ơng đối giàu tinh bột. Cám phôi đỗ 
xanh t−ơng đối giàu protein thô (24,37%). Tỷ 
lệ protein thô của cám vỏ đỗ xanh t−ơng 
đ−ơng so với của cám gạo (12,20%) (Bảng 3). 
Cả bột đen, cám phôi và cám vỏ đỗ xanh đều 
có tỷ lệ xơ thô thấp, tỷ lệ DXKN cao nên đều 
là nguồn nguyên liệu tốt trong chăn nuôi lợn. 
Sử dụng bột đen trong chăn nuôi lợn tại địa 
ph−ơng nếu kết hợp với bổ sung cám phôi đỗ 
xanh giàu protein sẽ mang lại hiệu quả chăn 
nuôi cao hơn. 
3.2. Kết quả sử dụng bột đen và cám phôi đỗ 
xanh để nuôi lợn thịt 
Khối l−ợng và tăng trọng của lợn sau các giai 
đoạn thí nghiệm 
Khối l−ợng và tăng trọng của lợn sau các 
giai đoạn thí nghiệm đ−ợc trình bày trong 
bảng 4. 
Kết thúc giai đoạn I và II, khối l−ợng của 
lợn ở lô thí nghiệm cao hơn rõ rệt so với lợn ở 
lô đối chứng (P<0,05). Trong giai đoạn I, lợn ở 
lô đối chứng chỉ đ−ợc cho ăn bột đen và rau 
xanh nên có thể thiếu protein dẫn đến sinh 
tr−ởng chậm hơn so với lợn ở lô thí nghiệm 
đ−ợc cho ăn thêm 0,5 kg cám phôi đỗ 
 52 
Sử dụng phụ phẩm chế biến tinh bột sắn (bột đen) và chế biến nhân đỗ xanh (cám phôi)... 
xanh/con/ngày. Nh− kết quả phân tích, cám 
phôi đỗ xanh giàu protein, vì vậy đã có tác 
dụng cân bằng giữa năng l−ợng và protein 
trong khẩu phần so với lô đối chứng. 
Bảng 4. Khối l−ợng và tăng trọng của lợn qua các giai đoạn thí nghiệm 
Giai đoạn nuôi Lô đối chứng Lô thí nghiệm 
 Khối l−ợng bắt đầu theo dõi (kg/con) 28,00 ± 0,61 28,25 ± 0,69 
Khối l−ợng kết thúc giai đoạn I (kg/con) 49,73 ± 0,74 55,37 ± 0,82 
Tăng trọng của lợn giai đoạn I (g/con/ngày) 362,14 ± 12,25 452,11 ± 11,06 
Khối l−ợng kết thúc giai đoạn II (kg/con) 88,60 ± 1,13 94,00 ± 0,98 
Tăng trọng của lợn giai đoạn II (g/con/ngày) 518,30 ± 13,1 502,90 ± 14,25 
Tăng trọng trung bình cả 2 giai đoạn (g/con/ngày) 448,90 ± 12,7 480,37 ± 13,4 
ở giai đoạn I, tăng trọng của lợn ở lô thí 
nghiệm đạt 452,11 g/con/ngày, cao hơn hẳn so 
với lô đối chứng, chỉ đạt 362,14 g/con/ngày 
(P<0,05). 
ở giai đoạn II, tăng trọng của lô thí 
nghiệm thấp hơn một chút so với lô đối chứng 
(15,4 g/con/ngày). Tuy nhiên sự sai khác này 
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả 
này có thể là do có sự sinh tr−ởng bù của lợn ở 
lô đối chứng khi đ−ợc cho ăn thêm 1kg cám 
hỗn hợp/con/ngày. 
Tăng trọng của lợn ở 2 lô đều t−ơng đối 
thấp. Nguyên nhân có thể là do giống lợn đ−ợc 
nuôi tại địa ph−ơng chịu đ−ợc điều kiện nuôi 
d−ỡng kém nh−ng có năng suất thấp, hoặc do 
khẩu phần ăn ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu tăng 
trọng cao của lợn. 
So sánh hiệu quả kinh tế của chăn nuôi 
Do bột đen đ−ợc bảo quản và cho ăn ở 
dạng lỏng, tỷ lệ chất khô của bột đen rất biến 
động nên khó khăn cho việc xác định chất khô 
thu nhận của lợn thí nghiệm. Vì vậy, nghiên 
cứu chỉ tiến hành so sánh chi phí thức ăn cho 
ăn bổ sung với tiền v−ợt trội do tăng trọng cao 
mang lại (ở giai đoạn thí nghiệm I) và chi phí 
thức ăn cho ăn bổ sung cho 1 kg tăng trọng của 
lợn (ở giai đoạn thí nghiệm II). 
• Đối với giai đoạn thí nghiệm I 
Giá của 1 kg cám phôi đỗ xanh là 3.000 
đồng. Với việc cho ăn bổ sung thêm 0,5 
kg/con/ngày t−ơng đ−ơng chi phí thức ăn cho 
lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 1.500 
đồng/con/ngày. Và mức tăng trọng của lô thí 
nghiệm ở giai đoạn này cao hơn lô đối chứng là 
89,97 g/con/ngày. Giá lợn khi kết thúc thí 
nghiệm tại D−ơng Liễu là 17.000 đồng/kg. 
Tiền v−ợt trội do tăng trọng cao hơn của lô thí 
nghiệm là 1.529,5 đồng/con/ngày, cao hơn tiền 
chi cho mua cám phôi đỗ xanh là 29,5 
đồng/con/ngày. Bên cạnh đó, việc cho ăn bổ 
sung thêm 0,5 kg cám phôi đỗ xanh/con/ngày ở 
lô thí nghiệm sẽ làm giảm l−ợng bột đen tiêu 
tốn/kg tăng trọng. 
• Đối với giai đoạn thí nghiệm II 
Với giai đoạn II, sự so sánh sẽ dựa trên sự 
chênh lệch chi phí thức ăn cho ăn bổ sung/kg 
tăng trọng của lợn. 
Bảng 5. Chi phí thức ăn cho ăn bổ sung cho 1 kg 
tăng trọng 
Chỉ tiêu Lô đối chứng 
Lô thí 
nghiệm 
Chi phí thức ăn cho ăn bổ 
sung (đồng/con/ngày) 3.470 3.000 
Tăng trọng trung bình 
(g/con/ngày) 
518,30 502,90 
Chi phí thức ăn bổ sung/kg 
tăng trọng (đồng/kg) 
6.695,0 5.965,4 
ở lô thí nghiệm, chi phí cho cám phôi đỗ 
xanh là 3.000 đồng/con/ngày. Trong khi lô đối 
chứng dùng cám hỗn hợp là 3.470 đồng/con/ngày. 
Với mức chi phí cho thức ăn nh− vậy, 
trong giai đoạn II tăng trọng trung bình của lô 
thí nghiệm là 502,90 g/con/ngày và của lô đối 
chứng là 518,30 g/con/ngày. Tăng trọng của lô 
đối chứng cao hơn lô thí nghiệm là 15,4 
g/con/ngày. Chi phí thức ăn cho ăn bổ sung/kg 
tăng trọng của lô thí nghiệm là 5.965,4 
đồng/kg, mức chi phí này của lô đối chứng 
dùng cám hỗn hợp là 6.695,0 đồng/kg. Nh− 
vậy bằng cách cho ăn bổ sung cám phôi đỗ 
xanh thay vì cám hỗn hợp đã giảm đ−ợc chi phí 
 53
 Bùi Quang Tuấn 
là 729,6 đồng/kg tăng trọng của lợn thịt trong 
giai đoạn II. 
4. KếT LUậN 
D−ơng Liễu là xã có ngành chế biến nông 
sản phát triển rất mạnh, hàng năm cung cấp 
l−ợng phụ phẩm lớn có thể sử dụng làm thức ăn 
chăn nuôi (bã sắn 48.581,76 tấn, bột đen 
6.809,04 tấn, cám vỏ đỗ xanh 1.144,96 tấn và 
cám phôi đỗ xanh 271,38 tấn CK). 
Sử dụng cám phôi đỗ xanh cho chăn nuôi 
lợn cho hiệu quả tốt. Tăng trọng trung bình cả 
2 giai đoạn của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn rõ 
rệt so với lô đối chứng (480,37 so với 448,90 
g/con/ngày). 
Sử dụng cám phôi đỗ xanh nuôi lợn đã 
giúp hạ giá thành thức ăn trong chăn nuôi so 
với công thức nuôi thông th−ờng trên địa bàn 
(ở giai đoạn I hạ 29,5 đồng/con/ngày, ở giai 
đoạn II hạ 729,6 đồng/kg tăng trọng). 
Tài liệu tham khảo 
Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất của xã 
D−ơng Liễu năm 2006 
Ninh Thi Len (2001). Evaluation of chicken 
manure and cassava residue as feed for 
fattening F1 pigs under village 
conditions in north Vietnam. M.Sc. 
thesis. 
Lê Viết Ly, Lê Văn Liễn, Bùi Văn Chính, 
Nguyễn Hữu Tào (2004). Phát triển 
chăn nuôi bền vững trong quá trình 
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. NXB 
Nông nghiệp, Tr. 100 - 103. 
Mai Thị Thơm, Bùi Quang Tuấn (2006). Chế 
biến bã sắn làm thức ăn dự trữ cho bò 
sữa. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông 
nghiệp- ĐHNN1, Tr. 25-30. 
Bui Quang Tuan (2006). Using cassava 
(Manihot esculenta, Crantz) residue 
silage with mung bean (Phaseolus 
aureus Roxb) processing byproducts as 
supplementary feeds for fattening cattle. 
NUFU PROJECT Final Workshop On 
improved utilization of agricultural by-
products as animal feed in Vietnam and 
Laos, Vientiane, 6-7 November 2006, Pp 
152 - 158. 
 54 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_phu_pham_che_bien_tinh_bot_san_bot_den_va_che_bien_n.pdf