Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả - Thuốc kê đơn

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân

không cố ý lạm dụng các thuốc được kê đơn

cho mình. Việc lạm dụng thuốc có thể bắt

đầu khi bệnh nhân đôi khi dùng liều bổ sung,

dùng 2 viên thay vì 1 viên, hoặc uống thuốc

“khi cần thiết” thường xuyên bất kể triệu

chứng của bệnh. Theo thời gian, những thay

đổi về thần kinh bắt đầu xuất hiện và bệnh

nhân từ từ không kiểm soát được việc sử

dụng thuốc. Sau đó, bệnh nhân có thể hiểu

lầm rằng cần sử dụng thuốc để có thể sinh

hoạt bình thường hàng ngày và bị mắc kẹt

trong chu trình lạm dụng thuốc.

Nguyên nhân lạm dụng thuốc được kê đơn

cho bệnh nhân bao gồm nhiều yếu tố và

phức tạp, như các yếu tố tâm lý và sinh lý,

cơ chế kháng của cơ thể với đau và các triệu

chứng khác, thiếu sự hỗ trợ của gia đình và

xã hội, điều kiện sống bất lợi, gặp hoàn cảnh

khó khăn hoặc chấn thương. Bác sĩ cũng

có thể tác động đáng kể đến tình trạng lạm

dụng thuốc của bệnh nhân theo cả hướng

tích cực và tiêu cực. Ví dụ, bác sĩ có thể

khiến bệnh nhân nhận thức rằng một thuốc

(như benzodiazepin) cần được sử dụng suốt

đời hoặc tiếp tục sử dụng thuốc mà không

tiến hành đánh giá lại lợi ích và nguy cơ của

thuốc trong quá trình sử dụng

pdf 7 trang dienloan 7560
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả - Thuốc kê đơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả - Thuốc kê đơn

Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả - Thuốc kê đơn
20 xuân 2019 (số 98+99)
xuân
KỶ hợi
2019
Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
VÔ Ý LẠM DỤNG 
THUỐC KÊ ĐƠN
Người dịch: Đỗ Thị Anh Đào, Lương Anh Tùng
Trong cộng Đồng, hiện có mộT vấn Đề Đáng chú ý 
Liên quAn Đến các bệnh nhân dùng Thuốc ngủ, opioid 
và các Thuốc giảm ĐAu khác Trong Thời giAn dài mà 
không có kế hoạch ngừng sử dụng Thuốc rõ ràng. 
Điều này có Thể gây khó khăn Trong việc ngừng dùng 
các Thuốc Đã Được bệnh nhân sử dụng Trong nhiều 
Tháng, Thậm chí nhiều năm, Trong Trường hợp việc sử 
dụng Thuốc gây rA hệ quả không mong muốn. Tuân 
Thủ hướng dẫn kê Đơn các Thuốc có nguy cơ Lạm 
dụng cAo và Đánh giá Thường xuyên mục Tiêu Điều Trị 
có Thể giúp ngăn ngừA Tình Trạng này.
21xuân 2019 (số 98+99)
xuân
KỶ hợi
2019
Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
CáC điểm Chính trong thựC hành:
• Xây dựng chiến lược kê đơn các thuốc có nguy cơ lạm dụng cao, như các opioid, thuốc an thần, thuốc ngủ và nhóm gabapentinoid.
• Tuân thủ các nguyên tắc kê đơn để làm giảm nguy cơ lạm dụng thuốc.
• Hạn chế cấp phát lần đầu các thuốc như opioid (ví dụ <5 ngày), để giảm nguy cơ sử dụng kéo dài.
• Đặt ra các mục tiêu chức năng và cá thể hóa trong điều trị, thường xuyên đánh giá tiến triển của bệnh lý và cân nhắc sự cần thiết tiếp tục sử dụng 
thuốc khi bệnh lý không còn được cải thiện hoặc việc điều trị không có hiệu quả.
• Dược sĩ có thể phối hợp với bác sĩ giúp xác định và ngăn ngừa lạm dụng thuốc kê đơn và tư vấn cho bệnh nhân khi mua thuốc không kê đơn (OTC) có 
nguy cơ bị lạm dụng.
Lạm dụNg thuốc có thể được coi Là “việc sử dụNg 
thuốc theo cách dùNg hoặc Liều dùNg khác với kê 
đơN”. địNh Nghĩa Này bao gồm NhữNg Người dùNg thuốc 
với mục đích duy Nhất Là đạt được cảm giác hưNg phấN 
(khôNg có chỉ địNh sử dụNg thuốc hợp pháp) hoặc để 
chuyểN tiếp (ví dụ báN Lại cho Người khác). tuy NhiêN, 
tìNh huốNg xảy ra phổ biếN hơN troNg chăm sóc baN 
đầu Là bệNh NhâN sử dụNg thuốc theo mục đích đã 
được kê đơN, NhưNg với Liều cao hơN, tầN suất Nhiều 
hơN hoặc troNg thời giaN dài hơN so với chỉ địNh, ví dụ 
thuốc Ngủ. khi việc Lạm dụNg thuốc gây ra các hệ quả 
khôNg moNg muốN, Nó có thể được phâN Loại Là rối 
LoạN sử dụNg chất gây NghiệN.
Mất kiểM soát việc sử dụng thuốc
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân 
không cố ý lạm dụng các thuốc được kê đơn 
cho mình. Việc lạm dụng thuốc có thể bắt 
đầu khi bệnh nhân đôi khi dùng liều bổ sung, 
dùng 2 viên thay vì 1 viên, hoặc uống thuốc 
“khi cần thiết” thường xuyên bất kể triệu 
chứng của bệnh. Theo thời gian, những thay 
đổi về thần kinh bắt đầu xuất hiện và bệnh 
nhân từ từ không kiểm soát được việc sử 
dụng thuốc. Sau đó, bệnh nhân có thể hiểu 
lầm rằng cần sử dụng thuốc để có thể sinh 
hoạt bình thường hàng ngày và bị mắc kẹt 
trong chu trình lạm dụng thuốc.
Nguyên nhân lạm dụng thuốc được kê đơn 
cho bệnh nhân bao gồm nhiều yếu tố và 
phức tạp, như các yếu tố tâm lý và sinh lý, 
cơ chế kháng của cơ thể với đau và các triệu 
chứng khác, thiếu sự hỗ trợ của gia đình và 
xã hội, điều kiện sống bất lợi, gặp hoàn cảnh 
khó khăn hoặc chấn thương. Bác sĩ cũng 
có thể tác động đáng kể đến tình trạng lạm 
dụng thuốc của bệnh nhân theo cả hướng 
tích cực và tiêu cực. Ví dụ, bác sĩ có thể 
khiến bệnh nhân nhận thức rằng một thuốc 
(như benzodiazepin) cần được sử dụng suốt 
đời hoặc tiếp tục sử dụng thuốc mà không 
tiến hành đánh giá lại lợi ích và nguy cơ của 
thuốc trong quá trình sử dụng.
Khi chỉ định bất kỳ thuốc nào, đặc biệt là 
thuốc có nguy cơ bị lạm dụng, bác sĩ cần 
đặt ra các giới hạn sử dụng thuốc, thông 
qua việc đảm bảo bệnh nhân hiểu được 
lý do sử dụng, cách dùng, thời điểm dùng 
thuốc phù hợp và nên sử dụng thuốc trong 
bao lâu. Trong quá trình cấp phát thuốc, 
dược sĩ nên nhắc lại thông tin này để bệnh 
nhân hiểu rõ thêm.
rối loạn sử dụng Chất gây nghiện
Ấn bản lần thứ 5 của Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5) 
đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Tình trạng nghiện 
mỗi chất được định nghĩa riêng (như rối loạn sử dụng rượu hoặc opioid), nhưng đặc 
điểm chẩn đoán của hầu hết các tình trạng lạm dụng là tương đương nhau. 
Rối loạn sử dụng chất gây nghiện được đánh giá từ nhẹ (2-3 tiêu chí) đến nặng (6 tiêu 
chí trở lên) dựa trên các tiêu chí sau:
• Sử dụng chất gây nghiện với lượng lớn hơn và thời gian dài hơn dự kiến.
• Muốn giảm hoặc ngừng sử dụng nhưng không thể.
• Bỏ ra nhiều thời gian để tìm cách sở hữu chất đó.
• Thèm muốn hoặc có mong muốn mạnh mẽ để sử dụng chất gây nghiện.
• Lặp đi lặp lại tình trạng không thực hiện được những công việc quan trọng ở nơi làm 
việc, trường học hoặc tại nhà do sử dụng chất gây nghiện.
• Tiếp tục sử dụng chất gây nghiện bất chấp sự xuất hiện các vấn đề xã hội hoặc giữa các 
cá nhân một cách liên tục hoặc lặp đi lặp lại, hoặc các vấn đề này trở nên xấu đi do lạm 
dụng chất gây nghiện.
• Ngừng hoặc giảm tham gia các hoạt động quan trọng trong xã hội, nghề nghiệp 
hoặc giải trí.
• Lặp đi lặp lại việc sử dụng chất gây nghiện trong các tình huống nguy hiểm về thể chất.
• Tiếp tục sử dụng mặc dù đã nhận thức được về những vấn đề thể chất và tâm lý xảy ra 
liên tục hoặc lặp đi lặp lại do sử dụng chất đó.
22 xuân 2019 (số 98+99)
xuân
KỶ hợi
2019
Các thuốc có nguy cơ lạm dụng cao bao gồm 
opioid (như oxycodon, morphin, tramadol, 
codein), thuốc an thần và thuốc ngủ (như 
benzodiazepin, zopiclon), thuốc nhóm gabap-
entinoid (như gabapentin và pregabalin) và 
chất kích thích (ví dụ methylphenidat). Tuy 
nhiên, hầu hết các thuốc kê đơn đều có nguy 
cơ bị lạm dụng. Thuốc có thể bị lạm dụng vì 
nhiều lý do, bao gồm cố ý lạm dụng thuốc. 
Ví dụ, thuốc nhuận tràng được dùng để giảm 
cân, thuốc giãn phế quản được dùng để tăng 
cường khả năng hoạt động thể chất.
Tại New Zealand, các bằng chứng được công 
bố còn hạn chế về cường độ và mức độ phổ 
biến của lạm dụng thuốc kê đơn và phần lớn 
các trường hợp này có khả năng không được 
báo cáo. Các vấn đề liên quan đến lạm dụng 
opioid và benzodiazepin được ghi nhận nhiều 
nhất. Gần đây, một báo cáo liên quan đến cấp 
phát thuốc cho thấy 20% bệnh nhân được kê 
đơn zopiclon tại New Zealand từ tháng 7/2017 
đến tháng 6/2018 được cấp hơn 180 viên; 
trong đó, nhiều người nhận được thuốc với 
số lượng đủ để sử dụng hàng đêm. Việc lạm 
dụng pregabalin, gabapentin và tramadol cũng 
đang nổi lên và được quan tâm trong thời gian 
gần đây ở New Zealand.
các biện pháp giảM thiểu nguy cơ lạM 
dụng thuốc kê đơn
Con đường chính dẫn đến mất kiểm soát sử 
dụng thuốc là thuốc được kê đơn cho bệnh lý 
cấp tính nhưng không có sẵn kế hoạch và mục 
tiêu rõ ràng đối với những triệu chứng được 
điều trị, sử dụng thuốc trong bao lâu, tần suất 
sử dụng thuốc và cách ngừng sử dụng thuốc 
như thế nào.
Hầu hết các tài liệu được công bố về chiến 
lược giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc đều 
liên quan đến kê đơn opioid. Tuy nhiên, các 
nguyên tắc chung này có thể áp dụng được 
với hầu hết các thuốc có nguy cơ bị lạm dụng.
Chuẩn bị trước kế hoạch thực hành
Thực hành chăm sóc ban đầu nên đồng 
thuận về một chính sách kê đơn và đánh giá 
những bệnh nhân sử dụng thuốc có nguy cơ 
lạm dụng cao. Hội đồng Y khoa New Zealand 
(Medical Council of New Zealand) khuyến 
cáo cân nhắc các vấn đề bên dưới khi kê đơn 
thuốc có nguy cơ cao:
• Không kê đơn thuốc quá 3 ngày cho 
bệnh nhân mới hoặc chưa nắm rõ việc 
sử dụng thuốc mà cán bộ y tế không thể 
đánh giá toàn diện tính hợp lý và việc tuân 
thủ điều trị của bệnh nhân.
• Xây dựng mối liên hệ với dược sĩ cấp 
phát thuốc và chia sẻ thông tin về phác đồ 
điều trị cũng như mọi yêu cầu tái cấp phát 
thuốc sớm hơn dự kiến (thường chỉ cần 
thiết khi nghi ngờ hoặc bệnh nhân có nguy 
cơ lạm dụng cao).
• Nhận thức được áp lực kê đơn hoặc kê 
đơn một cách độc lập với các bác sĩ khác.
• Đảm bảo rằng việc tiếp tục kê đơn thuốc 
có nguy cơ lạm dụng là có chỉ định lâm 
sàng và dựa trên bằng chứng.
Kế hoạch điều trị nên được ghi trong hồ sơ 
bệnh án của bệnh nhân để các cán bộ y tế 
khác có thể tiếp tục thực hiện theo phác đồ 
điều trị.
Đồng thuận một chính sách thực hành về yêu 
cầu tái cấp phát thuốc theo đơn, ví dụ không 
tái cấp phát thuốc sớm hoặc bệnh nhân phải 
được bác sĩ đánh giá trực tiếp ít nhất mỗi 3 
tháng.
Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch thực hành/đối 
thoại với bệnh nhân để giải quyết những 
yêu cầu cấp phát thuốc không hợp lý đối với 
những thuốc có nguy cơ bị lạm dụng và làm 
quen với các quy trình chuyển tiếp bệnh nhân 
đến các tổ chức quản lý vấn đề nghiện rượu 
Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
23xuân 2019 (số 98+99)
xuân
KỶ hợi
2019
Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
và ma tuý tại địa phương.
Các nguyên tắc kê đơn an toàn thuốc có 
nguy cơ bị lạm dụng
Đầu tiên, nên cân nhắc: Có thể đề xuất sử dụng 
thuốc khác để thay thế không? Nếu thuốc được 
kê đơn để làm giảm nhẹ triệu chứng, cân nhắc 
áp dụng các biện pháp không dùng thuốc đầu 
tiên và tiếp tục sử dụng các biện pháp này đồng 
thời với các phác đồ điều trị bằng thuốc. Ví dụ, 
có nhiều biện pháp điều chỉnh hành vi và môi 
trường nên được áp dụng cho hầu hết các bệnh 
nhân bị mất ngủ trước khi xem xét dùng thuốc 
ngủ. Đồng thời, nên xem xét sự phù hợp của 
thuốc đối với từng tình huống lâm sàng, như sử 
dụng paracetamol hoặc NSAID cho bệnh nhân 
đau nhẹ đến vừa thay vì dùng opioid.
Những nguyên tắc kê đơn
Những nguyên tắc sau liên quan đến kê đơn 
opioid cho tình trạng đau mạn tính, nhưng cũng 
có thể được áp dụng cho bất kỳ thuốc nào có 
nguy cơ bị lạm dụng:
1. Tập trung chẩn đoán và điều trị nguyên 
nhân căn bản của triệu chứng.
2. Đánh giá tình trạng tâm lý và nguy cơ 
nghiện, bao gồm lạm dụng chất gây nghiện 
trong quá khứ và hiện tại (gồm cả rượu), 
tiền sử gia đình lạm dụng chất gây nghiện, 
các bệnh lý liên quan (như bệnh tâm thần), 
mong đợi của bệnh nhân về việc điều trị, khí 
sắc, sự hỗ trợ của gia đình và xã hội.
3. Trao đổi với bệnh nhân về tất cả các lựa 
chọn điều trị có thể thực hiện, bao gồm biện 
pháp không dùng thuốc và các chiến lược 
ứng phó.
4. Lựa chọn thuốc dựa trên bằng chứng 
về hiệu quả và trao đổi với bệnh nhân về 
những lợi ích và nguy cơ trong quá trình 
điều trị, bao gồm sự thích nghi thần kinh 
(sức chịu đựng) và rối loạn sử dụng chất 
gây nghiên (phụ thuộc/nghiện).
5. Xây dựng các mục tiêu cá nhân hóa trong 
điều trị, ví dụ đồng thuận về những cải thiện 
chức năng ở bệnh nhân được xác định bởi 
chính bệnh nhân hơn là đánh giá đau dựa 
trên thang điểm; giải thích rõ với bệnh nhân 
rằng việc điều trị sẽ ngừng lại nếu không 
đạt được các mục tiêu hoặc xuất hiện tác 
dụng không mong muốn.
6. Bắt đầu sử dụng thuốc trong một giai 
đoạn thử nghiệm trước khi đánh giá tác 
các yếu tố Làm tăNg Nguy cơ Lạm dụNg thuốc 
bao gồm tiềN sử bảN thâN hoặc gia đìNh Lạm 
dụNg chất gây NghiệN (gồm cả rượu), tiềN sử 
bệNh tâm thầN NặNg Như rối LoạN LưỡNg cực, tâm 
thầN phâN Liệt, trầm cảm hoặc Lo LắNg Nghiêm 
trọNg, rối LoạN căNg thẳNg sau chấN thươNg, 
rối LoạN NhâN cách, rối LoạN ám ảNh cưỡNg chế, 
rối LoạN giảm chú ý.
CÔNG TY TNHH THIÊN DƯỢC
Thien Duoc Co.,Ltd
Lô F3, đường N5, khu công nghiệp Nam Tân Uyên, P. Khánh Bình, TX Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0274.3653073 - Fax: 0274.3653074
VPĐD tại TP.HCM - Điện thoại : 028.62647552 Chi nhánh tại Hà Nội - Điện thoại : 024.62963787 
“Hiện đại hoá Y học Cổ truyền”
24 xuân 2019 (số 98+99)
xuân
KỶ hợi
2019
Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
dụng của quá trình điều trị và quyết định 
có nên tiếp tục sử dụng thuốc đó hay 
không.
7. Khi đánh giá lợi ích tổng thể của một 
thuốc, cân nhắc hiệu quả của việc sử 
dụng thuốc đối với các triệu chứng, cải 
thiện các mục tiêu về hoạt động và chức 
năng, tác dụng không mong muốn, hành 
vi bất thường (như tăng liều, yêu cầu tái 
cấp phát thuốc sớm) và bất kỳ thay đổi 
nào về khí sắc và tâm lý của bệnh nhân.
8. Định kỳ đánh giá các chẩn đoán căn 
bản và ảnh hưởng của các bệnh mắc kèm 
đến thành công của việc điều trị.
9. Cung cấp kế hoạch điều trị bằng văn 
bản cho bệnh nhân, trong đó mô tả rõ 
cách sử dụng thuốc (liều, tần suất, thời 
gian), các mục tiêu điều trị, sau bao lâu 
sẽ được đánh giá lại, cách thức cũng 
như thời điểm ngừng thuốc, và phải làm 
gì nếu không kiểm soát được các triệu 
chứng hoặc không đạt được mục tiêu 
điều trị.
10. Ghi lại kế hoạch điều trị trong hồ sơ 
bệnh án điện tử của bệnh nhân, mức độ 
hoặc mô tả của các triệu chứng và chức 
năng trước điều trị, và kết quả đánh giá 
lại sau khi điều trị.
Các yếu tố tâm lý cũng có thể làm tăng 
nguy cơ lạm dụng thuốc, như tiền sử cá nhân 
hoặc gia đình có hành vi nghiện, các vấn đề 
về pháp luật liên quan đến rượu hoặc ma 
túy và những thay đổi trong cuộc sống gần 
đây (như người thân qua đời), bị cô lập xã 
hội, căng thẳng và áp lực tài chính. Một số 
tổng quan hệ thống cho thấy các bằng chứng 
không thống nhất về tương quan giữa lạm 
dụng opioid và các yếu tố nhân khẩu học bao 
gồm giới tính, tình trạng việc làm, sắc tộc, 
tình trạng hôn nhân hoặc trình độ học vấn 
của người sử dụng thuốc.
liều dùng được kê đơn và số ngày sử 
dụng đơn thuốc đầu tiên cũng tác động 
đến nguy cơ kéo dài thời gian dùng thuốc, 
dẫn đến lạm dụng thuốc. Ví dụ, một phân 
tích được tiến hành trên gần 1,3 triệu hồ sơ 
bệnh án tại Mỹ cho thấy trong số các bệnh 
nhân bị đau không do bệnh lý ác tính được 
kê đơn opioid lần đầu (bệnh nhân không có 
đơn thuốc opioid nào trong vòng ≥6 tháng 
trước khi kê đơn này), các yếu tố quan trọng 
làm tăng khả năng sử dụng thuốc kéo dài 
bao gồm đơn thuốc đầu tiên vượt quá 5, 10 
hoặc 30 ngày, sau đó được kê đơn thuốc thứ 
2 và 3, và khi tổng liều tích lũy tương đương 
≥700 mg morphin. Trong số những bệnh 
nhân được kê đơn một hoặc nhiều ngày điều 
trị với opioid, 6% bệnh nhân vẫn tiếp tục sử 
dụng opioid trong 1 năm sau. Tuy nhiên, có 
tới 14% số người có đơn thuốc lần đầu ≥8 
ngày và 30% số người có đơn thuốc lần đầu 
≥31 ngày tiếp tục dùng opioid 1 năm sau đó. 
Khoảng 14% bệnh nhân được tái cấp phát 
opioid theo đơn hoặc được kê đơn opioid lần 
thứ 2 vẫn tiếp tục dùng opioid sau 1 năm. 
Bệnh nhân dùng tramadol có khả năng sử 
dụng opioid kéo dài cao nhất, tuy nhiên điều 
này có thể phản ánh sự lựa chọn thuốc với 
tác dụng giảm đau kéo dài.
Kê đơn cho bệnh nhân có các yếu tố 
nguy cơ
Tùy từng trường hợp, các yếu tố nguy cơ của 
bệnh nhân có thể dẫn đến không sử dụng 
được thuốc, hoặc có thể dùng thuốc nhưng 
phải tiến hành kèm theo các biện pháp dự 
phòng hoặc giám sát. Ví dụ, giới hạn cấp 
phát thuốc còn 2 đến 3 ngày trước khi đánh 
giá lại.
Nếu hiện tại bệnh nhân bị phụ thuộc chất 
gây nghiện (như rượu, thuốc kê đơn hoặc 
chất cấm), các thuốc có nguy cơ lạm dụng 
cao (như opioid và thuốc ngủ) thường bị 
chống chỉ định; nên trao đổi về các lựa chọn 
điều trị với các bác sĩ chuyên khoa về đau và 
nghiện chất.
Xem xét tính hợp lý để tiếp tục kê đơn
Đánh giá lại các thuốc có thể không còn đem 
lại lợi ích hoặc phù hợp. Ví dụ, với bệnh nhân 
xuất viện khi đang sử dụng nhiều loại thuốc 
giảm đau, có thể áp dụng phác đồ giảm liều 
từ từ và các opioid tác dụng mạnh được thay 
thế bằng các thuốc giảm đau yếu hơn khi 
tình trạng đau được cải thiện.
Một trường hợp phức tạp hơn là tiếp tục 
chăm sóc bệnh nhân đã sử dụng thuốc 
trong thời gian dài, ví dụ benzodiazepin 
hoặc gabapentionid. Không bao giờ là quá 
muộn để áp dụng những nguyên tắc kê đơn 
an toàn và thiết lập các mục tiêu điều trị, 
kế hoạch giảm liều và ngừng thuốc từ từ 
các yếu tố tâm 
Lý cũNg có thể 
Làm tăNg Nguy 
cơ Lạm dụNg 
thuốc, Như tiềN 
sử cá NhâN hoặc 
gia đìNh có hàNh 
vi NghiệN, các 
vấN đề về pháp 
Luật LiêN quaN 
đếN rượu hoặc 
ma túy và NhữNg 
thay đổi troNg 
cuộc sốNg gầN 
đây (Như Người 
thâN qua đời), 
bị cô Lập xã hội, 
căNg thẳNg và 
áp Lực tài chíNh. 
25xuân 2019 (số 98+99)
xuân
KỶ hợi
2019
Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
và thận trọng trong trường hợp việc sử dụng 
thuốc không còn đem lại lợi ích.
lạM dụng thuốc không kê đơn: vai 
trò của dược sĩ cộng đồng 
Nhiều thuốc OTC được bán tại các nhà thuốc 
có nguy cơ bị lạm dụng tương tự thuốc kê 
đơn, ví dụ thuốc giảm đau chứa codein, thuốc 
kháng histamin có tác dụng an thần, thuốc 
nhuận tràng, loperamid, thuốc chống sung 
huyết mũi, chế phẩm điều trị ho và cảm lạnh, 
paracetamol và NSAID (cần lưu ý, sử dụng 
không hợp lý paracetamol và các NSAID có 
thể dẫn đến đau đầu do lạm dụng thuốc, 
ngộ độc gan và thận). Dược sĩ có cơ hội tư 
vấn cho bệnh nhân về những biện pháp giúp 
ngăn ngừa mất kiểm soát việc sử dụng thuốc. 
Tương tác giữa bệnh nhân và dược sĩ có thể 
tác động đáng kể đến việc đưa ra quyết định 
về các thuốc được cấp phát cũng như cách sử 
dụng các thuốc này. 
Nếu bệnh nhân đến mua thuốc OTC có nguy 
cơ bị lạm dụng, dược sĩ nên cân nhắc các 
trường hợp:
• Người mua tự chẩn đoán bệnh không 
chính xác.
• Liều dùng không phù hợp.
• Sử dụng kéo dài.
• Phản ứng có hại và tương tác với các 
thuốc khác; đặc biệt là người cao tuổi có 
thể dùng nhiều loại thuốc đồng thời.
• Nhận thức sai hoặc thiếu thông tin về 
nguy cơ có thể xuất hiện liên quan đến việc 
sử dụng thuốc.
• Bị lôi cuốn bởi các quảng cáo hướng đến 
đối tượng khách hàng, dẫn đến lựa chọn 
thuốc không phù hợp.
Một số biện pháp sau có thể được thực hiện 
để giảm lạm dụng thuốc OTC:
• Tập huấn cho nhân viên khả năng nhận 
biết các trường hợp có thể lạm dụng thuốc 
OTC và làm theo các quy trình đã được 
chuẩn bị sẵn; bao gồm các dược sĩ thay thế, 
nhân viên làm việc vào cuối tuần, có lịch 
làm việc không cố định hoặc không thường 
xuyên tham gia vào hoạt động bán thuốc.
• Tìm hiểu thông tin về tình trạng lạm dụng 
thuốc tại địa phương, xây dựng mối liên hệ 
với các nhà thuốc khác và bác sĩ trong khu 
vực.
• Chuyển tất cả các yêu cầu cấp phát một 
số thuốc nhất định đến dược sĩ phụ trách 
liên quan.
 dược sĩ có cơ 
hội tư vấN cho 
bệNh NhâN về 
NhữNg biệN pháp 
giúp NgăN Ngừa 
mất kiểm soát 
việc sử dụNg 
thuốc. tươNg 
tác giữa bệNh 
NhâN và dược sĩ 
có thể tác độNg 
đáNg kể đếN việc 
đưa ra quyết 
địNh về các 
thuốc được cấp 
phát cũNg Như 
cách sử dụNg 
các thuốc Này. 
26 xuân 2019 (số 98+99)
xuân
KỶ hợi
2019
Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
NguồN: www.bpac.org.nz, tháng 10/2018
• Hạn chế lượng thuốc tối đa được bán cho 
mỗi khách hàng.
• Không trưng bày công khai một số loại 
thuốc.
• Từ chối tái cấp phát thuốc theo đơn đối với 
một số thuốc cho một khách hàng, ví dụ thuốc 
được lưu ý hạn chế bán hoặc một số khách 
hàng đã biết.
• Tư vấn cho bệnh nhân về nguy cơ lạm dụng 
một số thuốc.
• Cung cấp hướng dẫn sử dụng thuốc cho 
bệnh nhân thông qua trao đổi miệng hoặc văn 
bản.
• Chuyển bệnh nhân đến gặp bác sĩ điều trị 
nếu có bất kỳ lo ngại nào.
• Tìm hiểu về những tổ chức quản lý vấn đề 
nghiện rượu và ma tuý để có thể chuyển bệnh 
nhân đến.
phát hiện lạM dụng thuốc
Mặc dù tuân thủ các nguyên tắc kê đơn để 
tránh nguy cơ lạm dụng, một số bệnh nhân có 
thể vẫn trở nên lạm dụng thuốc. Các đặc điểm 
lâm sàng và hành vi có thể gợi ý tình trạng 
lạm dụng thuốc bao gồm:
• Yêu cầu được cấp phát một thuốc cụ thể và 
không muốn chấp nhận thuốc khác thay thế.
• Tự ý tăng liều.*
• Yêu cầu tái cấp phát thuốc theo đơn sớm 
hơn dự kiến.
• Thông báo bị mất đơn thuốc hoặc thuốc đã 
được cấp phát.
• Có các triệu chứng và dấu hiệu thiếu thuốc.
(*) Tăng liều theo kiểu bậc thang là đáp ứng sinh 
lý bình thường đối với một số loại thuốc, như opi-
oid và benzodiazepin, do sự phụ thuộc hay thích 
nghi của hệ thần kinh, tuy nhiên nên khuyến cáo 
bệnh nhân không được tự ý tăng liều.
Các biện pháp xác định lạm dụng thuốc
Có thể áp dụng một số biện pháp giúp xác định 
tình trạng lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, mặc dù có 
thể thúc đẩy sự trao đổi rõ ràng giữa bác sĩ và 
bệnh nhân, các biện pháp này cũng có thể tác 
động xấu đến lòng tin của bệnh nhân. Ngoài ra, 
bằng chứng về hiệu quả của các biện pháp này 
trong việc giảm lạm dụng thuốc còn hạn chế. Do 
đó, các biện pháp sau nên được thực hiện một 
cách thận trọng và cân nhắc dựa trên tình trạng 
lâm sàng của từng cá nhân:
• Xét nghiệm ma tuý: Đây là tiêu chuẩn vàng 
nhưng thường không được thực hiện thường 
xuyên trong chăm sóc ban đầu tại New Zea-
land và xét nghiệm cũng không có sẵn cho tất 
cả các loại thuốc; bộ xét nghiệm ma túy có thể 
được sử dụng trong một số điều kiện, như ở 
nơi làm việc.
• Số lượng thuốc: Yêu cầu bệnh nhân mang 
theo thuốc đã được cấp phát và đối chiếu với 
lượng thuốc dự kiến còn dư.
• Kiểm tra lâm sàng các trường hợp đáng chú 
ý; theo dõi tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân 
để đảm bảo bệnh nhân không được kê đơn 
cùng một loại thuốc từ nhiều bác sĩ tại thời 
điểm thăm khám, cấp phát thuốc hoặc theo 
thời gian.
• Cam kết điều trị chính thức (khác với kế 
hoạch điều trị chung được đồng thuận giữa 
người kê đơn và bệnh nhân): Chỉ rõ rằng bệnh 
nhân đồng ý nhận thuốc chỉ từ một bác sĩ và 
một nhà thuốc (cần thiết nếu kê đơn thuốc bị 
giới hạn sử dụng), không chuyển tiếp thuốc và 
không yêu cầu tái cấp phát thuốc sớm.

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_thuoc_an_toan_hieu_qua_thuoc_ke_don.pdf