Tác dụng kiểm soát đường huyết của viên nang khổ qua trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

Sự gia tăng nhanh chóng bệnh ĐTĐ tại các

nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

đang gây ra những gánh nặng về y tế và làm

giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Hiện nay,

có nhiều loại thuốc khác nhau dùng để kiểm soát

đường huyết và điều trị bệnh ĐTĐ. Thuốc từ

nguồn thảo dược cũng được quan tâm nghiên

cứu và một số bài thuốc, vị thuốc có tác dụng hạ

đường huyết được công bố, trong đó Khổ qua

đã được nghiên cứu trên mô hình súc vật cũng

như trên người đều cho thấy tác dụng hạ đường

huyết. Khổ qua có thể dùng độc vị hay kết hợp

với các sản phẩm khác (Hoàn tiêu khát: Khổ qua,

Ô rô, Lô hội; Trà Khổ qua + O rô; viên nang Khổ

qua.)[4][ 6][7][13][14][15] [21]. Tuy nhiên, các nghiên cứu

trên đều được thực hiện trong một thời gian

ngắn (4 tuần), không đủ để đánh giá Khổ qua có

thực sự kiểm soát đường huyết hay không

(thông qua chỉ số HbA1C). Trong khi đó việc

đánh giá và so sánh hiệu quả hạ đường huyết

của các nhóm thuốc với nhau chủ yếu dựa vào

khả năng làm giảm HbA1C (có sự liên quan giữa

sự giảm HbA1C và giảm các biến chứng trên

mạch máu nhỏ), cùng các tác dụng không mong

muốn, tính dung nạp vv [5][29 ]

Nhằm đánh giá được tác dụng hạ và kiểm

sóat đường huyết trên bệnh nhân đái tháo

đường type 2, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

hiệu quả hạ đường huyết của Khổ qua thông

qua việc đánh giá 2 chỉ số là đường huyết và

HbA1C với thời gian điều trị là 12 tuần.

pdf 10 trang dienloan 3380
Bạn đang xem tài liệu "Tác dụng kiểm soát đường huyết của viên nang khổ qua trên bệnh nhân đái tháo đường type 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác dụng kiểm soát đường huyết của viên nang khổ qua trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

Tác dụng kiểm soát đường huyết của viên nang khổ qua trên bệnh nhân đái tháo đường type 2
 368 
TÁC DỤNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT CỦA VIÊN NANG KHỔ QUA 
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 
Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Bay 
TÓM TẮT: 
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Đái tháo đường là một đại dịch của thế giới trong thế kỷ 21, bệnh có xu 
hướng tăng nhanh ở Việt Nam trong thời gian gần đây do sự thay đổi về lối sống. Bệnh gây nhiều biến chứng 
nguy hiểm, làm tăng chi phí điều trị. Có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng hạ đường huyết của 
Khổ qua trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Nghin cứu này nhằm đánh giá tác dụng kiểm soát đường huyết 
trong thời gian dài, thông qua chỉ số HbA1c, của Khổ qua phối hợp với Sinh địa, qua đó gián tiếp chứng minh khả 
năng làm giảm các biến chứng mạn tính của thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. 
Đối tượng và thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có nhóm chứng, sắp xếp ngẫu 
nhiên, thực hiện tại Cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; khoa YHCT, khoa Nội Tiết Bệnh viện 175, 
trong thời gian từ tháng 9/2007 đến tháng 8 năm 2008. 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là Đái tháo 
đường type 2 có đường huyết lúc đói ≥ 7mmol/l và ≤ 12.22mmol/l v/hoặc HbA1C ≥ 7%, được chia ngẫu nhiên làm 
2 nhóm, một nhóm dùng viên nang khổ qua và một nhóm dùng Gliclazide MR 30mg. Thời gian theo dõi và đánh 
giá mỗi bệnh nhân 12 tuần thông qua trị số đường huyết lúc đói mỗi 2 tuần, HbA1C trước và sau điều trị. Ngoài 
ra đề tài cũng theo dõi tác dụng phụ của thuốc qua các triệu chứng hạ đường huyết, các trị số về công thức máu, 
BUN, Creatinine, SGOT, SGPT, lipid máu, Huyết áp, cân nặng trước và sau điều trị. 
Kết quả: Viên nang Khổ qua làm giảm đường huyết trung bình l 1.43 mmol/l, HbA1C giảm trung bình l 1.62 
mmol/l, v tỉ lệ giảm HbA1C ≥ 1% l 46.67% sau 12 tuần điều trị. Kết quả có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). So với 
nhóm Gliclazide MR, kết quả khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Trong thời gian điều trị không ghi 
nhận tác dụng phụ trên cả 2 nhóm. 
Kết luận: Viên nang khổ qua được bào chế phối hợp từ Khổ qua và Sinh địa có tác dụng giảm đường huyết có 
hiệu quả và an toàn trong thời gian dài. 
Từ khóa: 
ABSTRACT 
THE EFFECT OF MOMORDICA CHARANTICA CAPSULE PREPARATION ON GLYCEMIC 
CONTROL IN TYPE 2 DIABETES MELLITUS 
Le Ngoc Thanh, Nguyen Thi Bay 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 368 - 376 
Background and objectives: Diabetes is a global epidemic in the 21thcentury, which is increasing in Vietnam 
due to change of lifestyle. Diabetes is causes numerous dangerous complications and increases the cost of 
treatment. The hypoglycemic effect of M. charantica was proven by many studies. The main objective of this study 
is to determine if addition of M. charantia capsules to standard treatment guideline can decrease HbA1c levels in 
type 2 diabetic patients. 
Research design and methods: A prospective randomized trial was conducted from September 2007 and 
August 2008. The trial included 60 patients, 30 years old and above, who were either diagnosed for the first time 
with diabetes or poorly controlled type 2 diabetes with HbA1c ≥ 7% or fasting plasma glucose levels between 
7mmol/L and 11mmol/L. The patients were randomized into 2 groupes either M. charantia capsules or Gliclazide 
MR 30mg. The trial group received 9 capsules of M. charantica three times a day before meals, for 2 weeks. The 
 369 
control group received 2 capsules Gliclazide MR 30mg one time a day before meal, for 2 weeks. The dose would be 
increased if fasting blood glucose > 7mmol/L after 2 weeks. The primary efficacy endpoint was changed in the 
HbA1c level in the two groups after 12 weeks of treatment. The secondary efficacy endpoints included its effect on 
fasting blood glucose, serum cholesterol, and weight. Safety endpoints included effects on blood analysis, serum 
creatinine, hepatic transaminases (ALT and AST), sodium, potassium, and adverse effects. 
RESULTS: HbA1c decreased similarly in both groups from 9.31% to 7.69% with M.charantica capsule and 
from 9.25% to 7.58% with gliclazide MR (p< 0.05). Approximately 47% of the patients had HbA1c levels 
decreased more than 1% with M charantica. There was no significant effect on mean fasting blood sugar, total 
cholesterol, and weight or on blood analysis, serum creatinine, ALT, AST, sodium, and potassium. There was no 
adverse effects. 
Conclusion: The hypoglycemic effects of M. charantica capsule were proven to be effective and safe on the long 
run. 
Keywords: 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sự gia tăng nhanh chóng bệnh ĐTĐ tại các 
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam 
đang gây ra những gánh nặng về y tế và làm 
giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Hiện nay, 
có nhiều loại thuốc khác nhau dùng để kiểm soát 
đường huyết và điều trị bệnh ĐTĐ. Thuốc từ 
nguồn thảo dược cũng được quan tâm nghiên 
cứu và một số bài thuốc, vị thuốc có tác dụng hạ 
đường huyết được công bố, trong đó Khổ qua 
đã được nghiên cứu trên mô hình súc vật cũng 
như trên người đều cho thấy tác dụng hạ đường 
huyết. Khổ qua có thể dùng độc vị hay kết hợp 
với các sản phẩm khác (Hoàn tiêu khát: Khổ qua, 
Ô rô, Lô hội; Trà Khổ qua + O rô; viên nang Khổ 
qua..)[4][ 6][7][13][14][15] [21]. Tuy nhiên, các nghiên cứu 
trên đều được thực hiện trong một thời gian 
ngắn (4 tuần), không đủ để đánh giá Khổ qua có 
thực sự kiểm soát đường huyết hay không 
(thông qua chỉ số HbA1C). Trong khi đó việc 
đánh giá và so sánh hiệu quả hạ đường huyết 
của các nhóm thuốc với nhau chủ yếu dựa vào 
khả năng làm giảm HbA1C (có sự liên quan giữa 
sự giảm HbA1C và giảm các biến chứng trên 
mạch máu nhỏ), cùng các tác dụng không mong 
muốn, tính dung nạp vv [5][29 ] 
Nhằm đánh giá được tác dụng hạ và kiểm 
sóat đường huyết trên bệnh nhân đái tháo 
đường type 2, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
hiệu quả hạ đường huyết của Khổ qua thông 
qua việc đánh giá 2 chỉ số là đường huyết và 
HbA1C với thời gian điều trị là 12 tuần. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình thử 
nghiệm lâm sàng mở, ngẫu nhiên, có đối chứng. 
Thuốc nghiên cứu là viên nang khổ qua hàm 
lượng 500mg, và thuốc đối chứng là Diamicron 
MR 30mg. Dân số nghiên cứu là chọn các bệnh 
nhân được chẩn đóan xác định Đái tháo đường 
type 2 theo tiêu chuẩn WHO 1999, bao gồm các 
tiêu chí: 
- Đường huyết lúc đói ≥ 126mg/ dl (7mmol/l) 
và ≤ 220mg/dl (12.22mmol/l) và/hoặc HbA1C ≥ 
7% 
- Tuổi ≥ 30, đồng ý tham gia nghiên cứu 
- Không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ chính 
bao gồm Đái tháo đường type 1, hoặc bệnh nhân 
phụ thuộc insulin, nhiễm ceton, có các bệnh cấp 
hoặc mạn tính khác được biết là sẽ ảnh hưởng 
đến việc kiểm soát đường huyết, viêm gan cấp 
(AST, ALT tăng gấp 3 lần giới hạn trên bình 
thường), suy thận (creatinine máu >150µmol/l), 
có thai hoặc đang cho con bú. 
Tiến hành thực hiện nghiên cứu 
Mỗi bệnh nhân được tiến hành theo dõi điều 
trị trong thời gian 12 tuần (3 tháng) 
Bước 1 
Mỗi bệnh nhân đến khám được lập một hồ 
sơ nghiên cứu, phiếu theo dõi 
 370 
Bước 2 
Thực hiện các xét nghiệm để đưa vào nghiên 
cứu 
Cận lâm sàng khi bắt đầu nghiên cứu: CTM, 
đường huyết lúc đói, HbA1C, SGOT, SGPT, ure 
máu, creatinine máu, Bilan lipid máu, TPTNT, 
ECG, Xquang ngực thẳng nếu cần. 
Cận lâm sàng sau khi kết thúc nghiên cứu: 
CTM, đường huyết lúc đói, HbA1C, insulin máu, 
SGOT, SGPT, ure máu, creatinine máu, Bilan 
lipid máu. 
- Trong thời gian thực hiện nghiên cứu mỗi 2 
tuần thử đường huyết lúc đói 
Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc khác 
thuốc nghiên cứu, cho ngưng 48 giờ, sau đó tiến 
hành nghiên cứu. 
Bước 3 
Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng viên 
nang khổ qua hoặc Diamicron MR 30mg theo 
phương pháp ngẫu nhiên đơn 
Nhóm thử nghiệm dùng viên nang khổ qua 500mg: 
- Liều dùng: 3 viên ∗ 3 lần uống (trước ăn 
sáng, trưa, chiều) 
- Sau 2 tuần đầu đánh giá lại kết quả đường 
huyết, nếu đường huyết trở về giới hạn 
<126mg/dL thì giữ nguyên liều cũ, nếu đường 
huyết chưa trở về bình thường tăng liều lên 4 
viên * 3 lần uống. Sau 2 tuần kế tiếp, nếu đường 
huyết trở về bình thường (<126mg/dL) thì giữ 
nguyên liều cũ, nếu chưa trở về bình thường thì 
tiếp tục tăng liều, tăng đến khi đạt liều tối đa là 6 
viên * 3 lần uống. 
Nhóm chứng dùng viên Diamicron MR 30 mg (hãng 
Servier) 
- Liều dùng: 1 viên uống trước ăn sáng 
- Sau 2 tuần đầu đánh giá lại kết quả đường 
huyết, nếu đường huyết trở về giới hạn 
<126mg/dL thì giữ nguyên liều cũ, nếu đường 
huyết chưa trở về bình thường tăng liều. Sau 2 
tuần kế tiếp, nếu đường huyết trở về bình 
thường, thì giữ nguyên liều cũ, nếu chưa trở về 
bình thường hoặc tăng liều, nếu chưa đạt liều tối 
đa (liều tối đa 120mg: 4 viên) 
Bệnh nhân cả hai nhóm đều được dùng 
thuốc liên tục trong thời gian mỗi 2 tuần, nếu 
đường huyết không ổn định cần phải thay đổi 
liều ở cả hai nhóm và được hướng dẫn đồng 
nhất về chế độ ăn dành cho người ĐTĐ, luyện 
tập thể lực bằng cách đi bộ 30-45 phút/ ngày 
Đối với các bệnh lý đi kèm ĐTĐ, việc điều trị 
được thực hiện bằng những loại thuốc không 
ảnh hưởng đến đường huyết. 
Bước 4 
Theo dõi và đánh giá các biến số (triệu 
chứng lâm sàng, sinh hiệu, sinh hóa, huyết học, 
kết quả điều trị) dựa vào các tiêu chuẩn đã quy 
ước. 
Ngưng thực hiện nghiên cứu khi 
- Bệnh diễn tiến nặng dần không đáp ứng 
với điều trị (Kết quả đường huyết vẫn tăng sau 
khi dùng liều tối đa) 
- Không làm đầy đủ các xét nghiệm theo quy 
định. 
- Bệnh nhân bỏ điều trị hay tự ý dùng các 
loại thuốc khác có ảnh hưởng đến kết quả 
nghiên cứu. 
Các biến số theo dõi 
Để đánh giá hiệu quả 
- HbA1C : theo dõi sự thay đổi của trị số này 
lúc bắt đầu và kết thúc điều trị. 
- Glucose huyết: được sử dụng để chỉnh liều 
trên mỗi cá nhân, trị số này được kiểm tra sau 
mỗi 2 tuần bệnh nhân đến khám. 
Để đánh gía độ an toàn 
- Những dấu hiệu và triệu chứng của hạ 
đường huyết: dựa trên 4 mức độ: độ 1 
(nhẹ và thoáng qua), độ 2 (không thể hoạt 
động thoáng qua), độ 3 (cần phải có sự hỗ trợ từ 
bên ngoài) độ 4 (cần có sự hỗ trợ y tế). Các triệu 
chứng này được theo dõi trong suốt 12 tuần 
nghiên cứu 
- Sự thay đổi của các trị số: công thức máu, 
BUN, Creatinine máu, SGOT, SGPT, Cholesterol 
 371 
máu, Triglyceride máu, HDL –C, LDL-C lúc bắt 
đầu và kết thúc điều trị 
Cở mẫu nghiên cứu 
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỉ lệ 
HbA1C giảm ≥ 1% sau 12 tuần điều trị bằng viên 
nang Khổ qua. Các công trình nghiên cứu trước 
đây đều chưa có được kết quả này, do đó chúng 
tôi đặt giả thuyết tỉ lệ này vào khoảng 10%, với 
độ chính xác d = 0.05, = 0.05, ta có công thức tính 
cở mẫu như sau: 
n = (Z1- /2 / d)2 * p * (1 –p) = (1.96/0.05)2 * 0.1* 
0.9 = 139 
Trong đó: = 0.05 d: sai số = 0.05 p = 10% 
Như vậy mỗi nhóm nghiên cứu cần 139 bệnh 
nhân.Tuy nhiên do thời gian thực hiện đề tài có 
giới hạn, cho nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo 
sát mỗi nhóm là 30 bệnh nhân. 
 Sử dụng phần mềm SPSS 10.05, EXCEL 5.0 
để nhập, quản lý và phân tích số liệu. Các biến 
số nghiên cứu được phân tích bằng các test 
thống kê thích hợp, giá trị p được xem có ý 
nghĩa về mặt thống kê khi p< 0,05 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu 
Có 60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong 
đó 30 người sử dụng Diamicron MR, 30 người 
sử dụng Khổ qua. Các bệnh nhân được phân bố 
ngẫu nhiên nên không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về độ tuổi trung bình, giới, BMI, đường 
huyết trung bình, HbA1C trung bình, thời gian 
mắc bệnh 
Đặc ñiểm bệnh 
nhân 
Nhóm KQ Nhóm DM 
Tuổi 57.67 ± 12.24 58.06 ± 12.96 
Giới(Nam/ Nữ) % 50/50 53/47 
BMI 21.93 ±2.3 23.76± 3.31 
Huyết áp 124.58±12.12 / 81 ± 
8.5 
 127.06± 17.5/ 80 
± 8.9 
Thời gian phát hiện 
ĐTĐ 
< 1 năm (43%), 
1-5 năm (17%), 
> 5 năm (40%) 
< 1 năm (23%) 
1-5 năm (43%) 
> 5 năm (34 %) 
Bệnh cảnh kèm 
theo 
Không (20%) 
THA (20%) 
Không (20%) 
THA (27%) 
Đặc ñiểm bệnh 
nhân 
Nhóm KQ Nhóm DM 
RLLM (30%) 
THA + RLLM (30%) 
RLLM (20%) 
THA + RLLM 
(33%) 
Thể lâm sàng 
YHCT 
Không (30%) 
Am hư (40%) 
Đàm thấp (30%) 
Không (33%) 
Am hư (43%) 
Đàm thấp (24%) 
HbA1C 9.31 ± 2.03 9.25 ± 2.1 
Glucose 8.93 ± 1.59 8.77 ± 1.64 
Kết quả trên chỉ số đường huyết lúc đói 
Tác dụng trên chỉ số đường huyết trước và sau 
điều trị 
Bảng 1: Chỉ số đường huyết trước và sau điều trị 
ĐH (mmol/ l) Khổ qua (n=30) Diamicron (n= 30) 
Trước ñiều trị 8.93± 1.59 8.77± 1.64 
Sau ñiều trị 7.5± 1.86 6.6 ± 1.29 
Kết quả 1.43 ± 2.16 2.15 ± 1.96 
So sánh trước 
sau 
p =0.0025 <0.05 p = 0.0017 < 0.05 
So sánh 2 nhóm p =0.18 > 0.05 
Nhận xét: 
Chỉ số đường huyết trước và sau điều trị ở 
nhóm Khổ qua khác nhau có ý nghĩa thống kê. 
Chỉ số đường huyết trước và sau điều trịở 
nhóm Diamicron khác nhau cóý nghĩa thống kê 
Tác dụng hạ đường huyết ở 2 nhóm khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê. 
So sánh chỉ số đường huyết trung bình sau mỗi 
2 tuần 
Bảng 2: So sánh chỉ số đường huyết trung bình sau 
mỗi 2 tuần 
Tuần KQ DM 
T0 8.93± 1.59 8.77 ± 1.64 
T2 8.08± 1.48 7.74 ± 1.55 
T4 7.92 ± 1.4 7.32 ± 2.32 
T6 8.75± 1.79 7.12 ± 1.15 
T8 7.9 ± 1.24 7.45 ± 2.13 
T10 7.57 ± 1.65 7.63 ± 1.41 
T12 7.5 ± 1.86 6.61± 1.29 
So sánh 
Mỗi nhóm 
F = 3.13 > F 0.05 = 
2.15 
P =0.006 < 0.05 
F = 4.38 > F0.05 = 2.15 
P =0.0036 < 0.05 
Nhận xét: Kết quả đường huyết trung bình 
sau mỗi 2 tuần điều trị ở cả 2 nhóm đều khác 
biệt có ý nghĩa thống kê. 
 372 
8.93
8.08 7.92 8.75 7.9 7.57
7.58.77
7.74 7.32
7.12
7.45 7.63 6.61
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 2 3 4 5 6 7 tuần
Khổ qua
Diamicron
Biểu đồ 2: Diễn tiến đường huyết sau mỗi 2 tuần điều trị giữa 2 nhóm 
 373 
 So sánh mức độ giảm đường huyết trung bình sau 4 tuần điều trị 
Bảng 3: So sánh mức độ giảm đường huyết trung bình sau 4 tuần đầu điều trị: 
Tuần KQ DM So sánh 2 nhóm 
Tuần 2 0,87 ±1,3 1,33 ± 1,76 P = 0,3 > 0,05 
Tuần 4 1,1 ± 1,67 1,4 ± 2,07 P =0,92 > t 0,05 
Nhận xét: Kết quả hạ đường huyết trung bình trong 4 tuần đầu ở cả 2 nhóm khác nhau 
không có ý nghĩa thống kê 
So sánh mức độ giảm đường huyết dựa trên mức đường huyết ban đầu 
Bảng 4: So sánh mức độ giảm đường huyết dựa trên mức đường huyết ban đầu: 
Mức ĐH ban 
ñầu 
KQ DM So sánh 2 
nhóm 
> 9 mmol/l 0,65 ± 0,19 1,3± 0,2 P =0,189 > 
0,05 
≤ 9 mmol/l 2,85 ± 0,99 3,43± 0,40 P=0,587 >0,05 
So sánh trong 
nhóm 
P =0,017 
<0,05 
P =0,002 < t 
0,05 
Nhận xét: Trong cùng 1 nhóm thuốc có mức hạ đường huyết trung bình khác nhau có ý 
nghĩa thống kê với mức đường huyết ban đầu > 9mmol/l và ≤ 9mmol/l. 
 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hạ đường huyết trung bình giữa 2 
nhóm thuốc ở các mức đường huyết ban đầu > 9 mmol/l và ≤ 9 mmol/l 
So sánh mức độ giảm đường huyết dựa trên HbA1C ban đầu: 
Bảng 5: So sánh mức độ giảm đường huyết dựa trên HbA1C ban đầu: 
Mức HbA1C KQ DM So sánh 2 nhóm 
> 8.5% 1.3 ± 0.32 1.42±0.38 P =0.866 > 0.05 
≤8.5 % 1.53 ± 0.6 2.71± 0.33 P =0.122 >0.05 
So sánh trong nhóm P =0.77 >0.05 P= 0.073 > 0.05 
Nhận xét: Trong cùng 1 nhóm thuốc mức hạ đường huyết trung bình khác nhau không 
có ý nghĩa thống kê với mức HbA1C ban đầu > 8.5 % và ≤ 8.5% 
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hạ đường huyết trung bình giữa 2 
nhóm thuốc với mức HbA1C ban đầu > 8.5 % và ≤ 8.5% 
Kết quả trên chỉ số HbA1C 
Tỉ lệ thay đổi HbA1C: 
Bảng 6: So sánh mức độ giảm HbA1C giữa 2 nhóm 
HbA1C KQ DM 
Trước 9,31 ± 2,03 9,25 ± 2,1 
Sau 7,69 ± 1,34 7,576 ± 1,58 
Giảm 1,62 ± 2,26 1,68± 2,17 
So sánh cùng nhóm P =0,0006 <0,05 P =0,0009 < 0,05 
So sánh 2 nhóm P = 0,91> 0,05 
Nhận xét: Khổ qua làm thay đổi HbA1C sau điều trị có ý nghĩa thống kê 
Diamicron làm thay đổi HbA1C sau điều trị có ý nghĩa thống kê 
Mức độ giảm HbA1C khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm Khổ qua và 
Diamicron 
 374 
Tỉ lệ giảm HbA1C 
Bảng 7: Tỉ lệ giảm HbA1C ≥1% 
Mức ñộ giảm HbA1C KQ DM 
≥ 1% 14/30 = 46.67% 18/30 = 60% 
< 1% 16/30 = 53.33% 12/30 = 40% 
So sánh 2 nhóm U = 1.054 < 1.96 
Nhận xét: Tỉ lệ giảm HbA1C ≥1% khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. 
Bảng 8: Những đặc tính của ở nhóm thuốc khổ qua có HbA1C giảm ≥ 1% 
Khổ qua Đặc tính 
HbA1C ≥ 1% HbA1C < 1% 
< 1 năm 7/14 = 50% 6/16= 37,5% 
1-5 năm 2/14 =14,28% 3/16 =18,75% 
Thời gian 
mắc bệnh 
> 5 năm 5/14 = 35,72% 7/16= 43,75% 
>23 2/14= 14,28% 4/16 = 25% BMI tuần 
12 ≤ 23 12/14 =85,72% 12/16= 75% 
> 8,5% 3/14=21,42 % 5/16 = 31,25% HbA1C ban 
ñầu ≤ 8,5 % 11/14 =78,58% 11/16 =68,75% 
Mức độ giảm HbA1C dựa trên HbA1C ban đầu 
Bảng 9: So sánh mức độ giảm HbA1C trung bình dựa trên HbA1C ban đầu 
HbA1C ban ñầu KQ DM So sánh 2 
nhóm 
≤ 8,5 2,38 ± 0,56 2,58 ±0,4 P =0,86 >0,05 
> 8,5 0,46± 0,13 0,52 ±0,2 P =0,95 >0,05 
So sánh cùng 
nhóm 
P =0,002 
<0,05 
P =0,001 < 
0,05 
Nhận xét: Mức độ giảm HbA1C trung bình có ý nghĩa thống kê trong cùng 1 nhóm thuốc 
ở 2 nhóm có HbA1C ban đầu khác nhau 
Mức độ giảm HbA1C trung bình khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm thuốc 
khác nhau có cùng nhóm HbA1C ban đầu. 
Các kết quả đánh giá độ an toàn 
Trong quá trình điều trình điều trị 12 tuần chúng tôi ghi nhận ở cả hai nhóm thuốc đều 
không có ảnh hưởng trên công thức máu, bilan lipid máu, men gan, chức năng thận. Thuốc 
cũng không gây hạ đường huyết hay bất kỳ tác dụng phụ nào khác. 
BÀN LUẬN 
Ảnh hưởng của thuốc trên chỉ số đường huyết 
Kết quả hạ đường huyết sau 12 tuần điều trị 
Sau 12 tuần điều trị, với liều dùng khởi đầu là 3 viên * 3 lần uống trước ăn của viên 
nang Khổ qua, 1 viên uống trước ăn sáng của Diamicron MR, liều dùng có thể tăng lên 
nếu kết quả đường huyết không giảm sau 2 tuần kiểm tra lại. Kết quả cho thấy, ở nhóm 
Khổ qua đường huyết giảm trung bình là 1.43mmol/L, ít hơn so với nhóm Diamicron 
MR đường huyết giảm trung bình là 2.15 mmol/L, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý 
nghĩa về mặt thống kê (p = 0.18) 
 375 
So sánh với các công trình nghiên cứu tương tự về tác dụng hạ đường huyết của Khổ 
qua cho thấy kết quả hạ đường huyết trong công trình này giảm nhiều hơn. Sự khác biệt 
này theo chúng tôi là do có sự tác động tích cực trong việc điều chỉnh liều khi đường huyết 
chưa có sự kiểm soát tốt (tăng liều thuốc khi đường huyết chưa về bình thường) 
Còn đối với Diamicron MR, công trình nghiên cứu GUIDE sau 27 tuần điều trị glucose 
giảm trung bình 1.3 mmol/l, nghiên cứu DIAMICRON MR Study Group glucose giảm 
trung bình 2.1 mmol/ l. Như vậy tác dụng hạ đường huyết của nhóm chứng trong nghiên 
cứu này giảm không khác so với các nghiên cứu tương tự. 
Kết quả hạ đường huyết sau 4 tuần đầu điều trị 
Sau 2 tuần đầu điều trị, nhóm Khổ qua đường huyết giảm trung bình 0.87 mmol/ l, ít 
hơn nhóm Diamcron giảm trung bình 1.33 mmol/L, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý 
nghĩa thống kê (P = 0.3) 
Sau 4 tuần đầu điều trị, nhóm Khổ qua giảm trung bình 1.1 mmol/l, ít hơn so với nhóm 
Diamicron giảm trung bình 1.4 mmol/l, tuy nhiên sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa 
thống kê (P = 0.92) 
Kết quả này phù hợp với thử nghiệm trên chuột cho thấy Khổ qua có tác dụng hạ 
đường huyết trên chuột bắt đầu từ ngày thứ 4 và tác dụng hạ đường huyết tương đương 
với gliclazide. 
Tuy nhiên so với các công trình nghiên cứu tương tự về Khổ qua thì kết quả này có khác 
biệt, các kết quả trước đây đường huyết thường tăng vào tuần lễ thứ 4 của nghiên cứu, còn 
công trình này đường huyết vẫn tiếp tục giảm vào tuần lễ thứ 4. Sự khác biệt này theo 
chúng tôi là do có sự điều chỉnh liều khi đường huyết kiểm soát không tốt, điều này ở các 
công trình khác không có. 
Kết quả đường huyết với các phân nhóm 
Xét về phân nhóm theo chỉ số đường huyết trước điều trị 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết khác biệt có ý nghĩa 
thống kê ở nhóm có đường huyết ban đầu ≤ 9mmol/l so với nhóm có đường huyết ban đầu 
> 9 mmol/l (2.85mmol/l so với 0.65 mmol/l) (P =0.017). Điều này phù hợp với các nghiên cứu 
trước đây kết luận Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết tốt nhất ỡ mức < 9mmol/L) 
Kết quả này cũng tương tự ở nhóm Diamicron, mức độ hạ đường huyết của nhóm có 
đường huyết ban đầu ≤ 9mmol/l là 3.43 mmol/l, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm 
còn lại có đường huyết giảm trung bình là 1.3 mmol/L (P =0.002). Kết quả này phù hợp với 
các kiến thức hiện nay là nhóm thuốc sulfonylurea có tác dụng hạ đường huyết tốt nhất 
trong khoảng < 10mmol/L 
Xét về phân nhóm theo chỉ số HbA1c trước điều trị 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả 2 nhóm Khổ qua và Diamicron tác dụng hạ đường 
huyết ở nhóm có HbA1c ban đầu > 8.5 mmol/l thấp hơn so với nhóm có HbA1C ≤ 8.5 mmol/l, 
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P = 0.77; P =0.073). Chúng tôi không tìm 
được dữ liệu so sánh với các công trình nghiên cứu khác về kết quả này. 
Ảnh hưỞng của thuốc trên chỉ số HbA1C 
Kết quả thay đổi HbA1C sau 12 tuần điều trị 
 376 
Sau 12 tuần điều trị, ở nhóm Khổ qua chỉ số HbA1C giảm trung bình là 1.62 %, sự giảm 
này khác biệt có ý nghĩa thống kê(P = 0.0006). Ở nhóm Diamicron kết quả này là 1.68% sự 
giảm này cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (P =0.0009). Khi so sánh mức độ giảm giữa 2 
nhóm thuốc với nhau, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P =0.91) 
Trước đây chỉ có một công trình nghiên cứu ở Philippin đánh giá tác dụng của Khổ qua 
trong sự thay đổi của HbA1C, tuy nhiên công trình này chưa có kết luận do “power” quá 
thấp. Do đó chúng tôi chỉ có thể so sánh kết quả này với nhóm chứng là Diamicron. 
So sánh với nghiên cứu GUIDE, trong nghiên cứu của chúng tôi HbA1C tuy giảm 
nhiều hơn (1.68% so với 1.3%) nhưng vẫn nằm dưới mức hạ HbA1C tối đa mà một thuốc 
sulfonylurea khi dùng đơn trị liệu có thể đạt được (khoảng 2%). 
Với việc làm giảm HbA1C có ý nghĩa, điều này chứng minh tác dụng hạ đường huyết 
hiệu quả trong thời gian ít nhất là 3 tháng của viên nang Khổ qua bằng phương pháp điều 
trị tích cực (điều chinh liều theo kết quả đường huyết) 
Kết quả giảm HbA1C ≥ 1% sau 12 tuần điều trị 
Sau 12 tuần điều trị, ở nhóm Khổ qua có 47% bệnh nhân có HbA1C giảm ≥ 1% có ít hơn 
so với nhóm Diamicron là 60%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 
Việc Khổ qua có thể làm giảm HbA1C ≥ 1% ngay trong 3 tháng đầu điều trị rát có ý 
nghĩa, điều đó gián tiếp chứng minh rằng Khổ qua cũng có thể làm giảm các biến chứng 
mạch máu lớn, nhỏ, biến chứng tử vong trên bệnh nhân ĐTĐ type 2. 
Đặc điểm ở nhóm bệnh nhân dùng Khổ qua có HbA1C giảm ≥ 1% là: thời gian phát hiện 
bệnh còn sớm (< 1 năm chiếm 50%), có BMI chủ yếu ≤ 23 (85.72 %) và có HbA1C ban đầu 
thường ≤ 8.5 % (78.58%) 
Với kết quả này chúng ta có thể lựa chọn Khổ qua như là một trong những sự lựa chọn 
đầu tiên trong việc điều trị những bệnh nhân ĐTĐ type 2 với những đặc điểm như sau: 
những bệnh nhân mới phát hiện ĐTĐ, có BMI ở mức bình thường và HbA1C khởi đầu 
không cao. 
KẾT LUẬN 
Qua kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, trong đề tài này chúng tôi rút ra những 
kết luận như sau: 
1. Viên nang Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết đối với những bệnh nhân ĐTĐ type 
2 có mức đường huyết trong giới hạn từ 7 mmol/l – 12.2 mmol/l, nhất là đối với những bệnh 
nhân có mức đường huyết ban đầu là ≤ 9 mmol/ l và HbA1C ban đầu ≤ 8.5 % 
Thuốc có tác dụng hạ đường huyết ngay trong 2 tuần đầu điều trị. 
Thuốc có thể được sử dụng trên các bệnh nhân ĐTĐ type 2 có biểu hiện các chứng trạng 
YHCT hoặc không, do thuốc có tác dụng hạ đường huyết không khác nhau giữa các thể 
bệnh này. 
2. Viên nang Khổ qua có tác dụng làm giảm HbA1C đặc biệt là đối với những trường hợp 
thời gian phát hiện bệnh sớm, có BMI nằm trong giới hạn bình thường và HbA1C ban đầu ≤ 
8.5% 
Tỉ lệ làm giảm HbA1C ≥ 1% sau 12 tuần điều trị bằng Khổ qua là 47%, 
 377 
3. Không ghi nhận tác dụng phụ hạ đường huyết và không gây ảnh hưởng trên gan, 
thận, tế bào máu trong suốt thời gian điều trị. 
So sánh với Diamiron MR 30mg 
- Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết tương đương 
- Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết trong 2 tuần đầu tương đương. 
- Khổ qua có tác dụng hạ HbA1C tương đương. 
- Tỉ lệ làm giảm HbA1C ≥ 1% của Khổ qua là tương đương. 
Kiến nghị 
- Có những nghiên cứu khác dài hơn (24 tuần, 1 năm) để đánh giá tác dụng trên sự 
kiểm soát HbA1C của viên nang Khổ qua. 
- Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn (tối thiểu là 139) để có thể có kết luận chính xác hơn về 
tỉ lệ HbA1C ≥ 1% và mức độ giảm HbA1C trung bình. 
- Nghiên cứu về sự kết hợp giữa viên nang Khổ qua với các thuốc hạ đường huyết khác 
(metformin, glitazone) đối với những trường hợp thất bại với đơn trị liệu bằng Khổ qua. 
TÀI LIệU THAM KHảO 
1. Buse JB., Polonsky KS., Burant CF. (20 03) Type 2 Diabetes Mellitus, Williams Textbook of Endocrinology, Saunders, page 1427 
– 1467. 
2. Cao Hồng Vân (2004) “ Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của hoàn tiêu khát trên bệnh nhân Đái tháo đường type 2” Luận văn 
Thạc sĩ YHCT, Khoa YHCT, Đại học Y Dược TP. HCM, trang 51 -103 
3. Dans AM, Villarruz MV, Jimeno CA, Javelosa MA, Chua J, Bautista R, Velez GG The effect of Momordica charantia 
capsule preparation on glycemic control in type 2 diabetes mellitus needs further studies, PMID: 17493509 [PubMed - 
indexed for MEDLINE 
4. Đỗ Tất Lợi (2004) “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học, trang 734 – 735, 837 – 841 
5. Đồng thuận 2006 của ADA và EASD: Thái độ xử trí tích cực tăng đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ type 2: Phác đồ đồng 
thuận trong khởi đầu và điều chỉnh chế độ điều trị. Thời sự tim mạch học, trang 01 -12 
6. Drouin P. (2000) “ Diamicron MR once daily is effective anhd well tolerated in type 2 diabetes A double – blind, 
randomized, multinational study, Journal of Diabetes and Its complication 14, page 185 -191 
7. Huỳnh Văn Hải (2006) “ Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của viên nang khổ qua trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 ” Luận văn 
chuyên khoa cấp 1, Khoa YHCT, Đại Học Y Dược TP. HCM, trang 35 – 67 
8. Lê Hữu Trác “ tiêu khát” Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, tập 1-2, Nhà xuất bản Y học, trang 35 
9. Lê Lương Đống, Đặng Vũ Thu Hằng, Mai Xuân Tường (2003) “Đánh giá tác dụng của cao lỏng mướp đắng trên bệnh 
nhân ĐTĐ type 2 đã điều trị bằng tân dược ổn định” Tạp chí y dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế số 9/2003, trang 7-10 
10. Lê Thị Ngoan (2003) “ Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của trà Khổ qua – Ô rô so sánh với trà Khổ qua trên bệnh nhân Đái 
tháo đường type 2”, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa 2, Khoa YHCT, Đại học Y Dược TP. HCM, trang 36 -117 
11. Mai Thế Trạch (1996) “Y học cổ truyền và bệnh Đái tháo đường” Tạp chí Y học TP.HCM, trang 13 – 19 
12. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007) “ Bệnh Đái tháo đường”, Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học, trang 373 -
442 
13. Nguyễn Thị Bay (2007) “ Bệnh Đái tháo đường” Bệnh học và điều trị nội khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 327 -364 
14. Pickup JC., Williams G (2005) “Textbook of Diabetes: selected chapters”, Blackwell, page 2.1 -2.11, 4.5 -4.16, 6.1 -6.11, 8.1 -8.11 
15. Schernthaner G., Grimaldi A., U Dimario(2004) GUIDE study: double-blind comparison of once-daily gliclazide MR and 
glimepiride in type 2 diabetic patients, European Journal of Clinical Investigation 34, 535–542 
16. Stratton IM, Adler Al, Andrew H, et al 2000, Association of glycemia with macrovascular and microvascular complications 
of type 2 diabetes (UKPDS 35): prospective observational study. BMJ. 321 : 405 – 412 
17. Tạ Văn Bình (2006),Bệnh Đái tháo đường – tăng glucose máu. Nhà xuất bản Y học, trang 24-36, trang 50, trang 214 -284, trang 
383 – 563. 
18. Trần Văn Kỳ (1995) “ Sinh địa”, Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản TP.HCM, trang 94 -97 

File đính kèm:

  • pdftac_dung_kiem_soat_duong_huyet_cua_vien_nang_kho_qua_tren_be.pdf