Tài liệu Tổng hợp hóa dầu - Bài 5: Chế tạo chất tẩy rửa
Từ lâu, con ngƣời đã biết dùng một số dung dịch tẩy rửa tự tạo lấy, nhƣ
dùng nƣớc tro để ngâm tẩy dầu mỡ, dùng nƣớc bồ kết để gội đầu và giặt tẩy.
Ngày nay, do nhu cầu về chất tẩy rửa rất lớn, mà chất tẩy rửa nhƣ xà phòng
lại đƣợc chế tạo từ xút và các loại dầu thực vật nhƣ dầu dừa, dầu mè. Các
loại dầu này nên dùng làm thực phẩm cho con ngƣời. Do đó, phải tìm các chất
tẩy rửa thay thế rẻ tiền hơn, tốt hơn.
Dựa trên cơ sở phân tích trên, ngƣời ta thấy rằng có thể dùng những
chất hoặc hỗn hợp các chất có tính tẩy và tính hấp phụ để tẩy rửa. Do đó, họ
đã dùng các chất hữu cơ có tính hấp phụ và chất tạo bọt, mang đi kiềm hóa
thành muối kiềm. Khi phân tán trong nƣớc nó vừa có tính tẩy, vừa có tính hấp
phụ, đồng thời cho thêm chất phụ gia để hỗ trợ 2 tính chất trên. Các
ankylsunfat, ankansunfonat và arensunfonat là những chất hoạt động bề mặt
thông dụng, chúng đƣợc tổng hợp từ các quá trình sunfat hóa, sunfo hóa,
sunfoclo hóa và sunfooxy hóa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tổng hợp hóa dầu - Bài 5: Chế tạo chất tẩy rửa
128 BÀI 5. CHẾ TẠO CHẤT TẨY RỬA Mã bài: HDE5 Giới thiệu Từ lâu, con ngƣời đã biết dùng một số dung dịch tẩy rửa tự tạo lấy, nhƣ dùng nƣớc tro để ngâm tẩy dầu mỡ, dùng nƣớc bồ kết để gội đầu và giặt tẩy. Ngày nay, do nhu cầu về chất tẩy rửa rất lớn, mà chất tẩy rửa nhƣ xà phòng lại đƣợc chế tạo từ xút và các loại dầu thực vật nhƣ dầu dừa, dầu mè... Các loại dầu này nên dùng làm thực phẩm cho con ngƣời. Do đó, phải tìm các chất tẩy rửa thay thế rẻ tiền hơn, tốt hơn. Dựa trên cơ sở phân tích trên, ngƣời ta thấy rằng có thể dùng những chất hoặc hỗn hợp các chất có tính tẩy và tính hấp phụ để tẩy rửa. Do đó, họ đã dùng các chất hữu cơ có tính hấp phụ và chất tạo bọt, mang đi kiềm hóa thành muối kiềm. Khi phân tán trong nƣớc nó vừa có tính tẩy, vừa có tính hấp phụ, đồng thời cho thêm chất phụ gia để hỗ trợ 2 tính chất trên. Các ankylsunfat, ankansunfonat và arensunfonat là những chất hoạt động bề mặt thông dụng, chúng đƣợc tổng hợp từ các quá trình sunfat hóa, sunfo hóa, sunfoclo hóa và sunfooxy hóa. Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên có khả năng: - Mô tả các phƣơng pháp chế tạo chất tẩy rửa và cơ chế tẩy rửa - Chế tạo chất tẩy rửa từ nguyên liệu trong nƣớc. - Xác định hoạt tính tẩy rửa của sản phẩm đã điều chế trong phòng thí nghiệm. Nội dung chính 1. Phân loại chất hoạt động bề mặt (HĐBM) 1.1. Chất hoạt động bề mặt nonionic (NI) 1.1.1. Đặc điểm chung Có khả năng HĐBM không cao. Êm dịu với da, lấy dầu ít. Làm bền bọt, tạo nhũ tốt. Có khả năng phân giải sinh học Ít chịu ảnh hƣởng của nƣớc cứng và pH của môi trƣờng, tuy nhiên có khả năng tạo phức với một số ion kim loại nặng trong nƣớc.... 1.1.2. Phân loại và cách tổng hợp Hiện nay đƣợc dùng phổ biến nhất là quá trình etoxy hóa từ rƣợu béo với oxyt etylen: Công thức chung: R-O-(CH2-CH2-O-)nH. Các rƣợu béo này có nguồn gốc thiên nhiên: dầu thực vật, mỡ động vật 129 thông qua phản ứng H2 hóa từ axit béo tƣơng ứng: VD: n - CH3 - (CH2)13 - COOH + H2 n - CH3 - (CH2)13 - CH2OH Hoặc từ rƣợu tổng hợp: bằng cách cho olefin-1 phản ứng với H2SO4, rồi thủy phân (thu đƣợc rƣợu bậc 2). Trong thƣơng mại, loại này có tên gọi: tecitol 15-s-7, union caride 15-s-9... Copolimer: Công thức chung: HO-(OE)n-(OP)m-(OE)n-H. Hoặc: HO-(OP)n-(OE)m-(EP)n-H. Tỷ số PO/OE có thể thay đổi: 4 - 1 hoặc 9 - 1. Trọng lƣợng phân tử thấp nhất: 2000đvC, thông dụng nhất hiện nay là loại n = 2 và m = 30, chúng tạo bọt kém nên dùng phổ biến trong các sản phẩm tẩy rửa chuyên dùng cho máy: máy rửa chén, máy giặt, không gây hại cho môi trƣờng, độc tính yếu. Tuy nhiên dùng lƣợng không lớn vì khả năng phân hủy sinh học chậm. Các oxyt amin, ankyl amin, rƣợu amit, polyglycerol ete, polyglucosit (APG)... Nhóm này có tính chất nổi trội là rất ổn định với chất tẩy có clo, nƣớc javel, chất oxy hóa... thƣờng dùng làm tác nhân nền, tăng tính ổn định bọt, làm sệt, tạo ánh ánh xà cừ cho sản phẩm... đặc biệt dễ bị phân hủy sinh học, đó là oxit amin, ankyl amin, ankylmonoetanolamit, polyglycerol ete, anlkyl polyglucosit (APG), sunfonat Betain, ankylaminopropylsunfo betain, betain etoxy hóa. 1.2. Chất HĐBM anionic 1.2.1. Đặc điểm chung Có khả năng HĐBM mạnh nhất so với các loại khác. Làm tác động tẩy rửa chính trong khi phối liệu. Khả năng lấy dầu cao. Tạo bọt to nhƣng kém bền... Bị thụ động hóa (mất khả năng tẩy rửa trong nƣớc cứng, cứng tạm thời, các ion kim loại nặng (Fe3+, Cu2+...) 1.2.2. Phân loại và tổng hợp Chất HĐBM anionic rất đa dạng và từ rất lâu con ngƣời đã biết sử dụng trong công việc giặt giũ. Chia làm hai loại chính: Có nguồn gốc thiên nhiên: Đó chính là sản phẩm từ phản ứng xà phòng hóa của các estec axit béo với glyxerin (dầu cọ, dầu dừa, dầu nành, dầu lạc, dầu cao su... mỡ heo, mỡ cừu, mỡ bò, mỡ hải cẩu, mỡ cá voi...) Có nguồn gốc từ dầu mỏ: Thông qua phản ứng ankyl hóa, sunfo hóa các dẫn xuất anlkyl, aryl, 130 ankylbenzen sunfonic. Parafin sunfonate (SAS): hiện nay các SAS chƣa đƣợc sử dụng cho bột giặt vì giá thành còn cao. Do có khả năng phân hủy sinh học tốt nên rất đƣợc khuyến khích sử dụng. PAS: là chất HĐBM dạng este do phản ứng giữa rƣợu béo và oleum SO3. 1.3. Chất HĐBM cationic Đặc điểm chung Có khả năng HĐBM không cao. Là chất HĐBM có nhóm ái nƣớc là ion dƣơng: thông thƣờng là các dẫn xuất của muối amin bậc bốn của clo. Êm dịu với da, tẩy dầu ít, không dùng với mục đích tạo bọt. Làm bền bọt, tạo nhũ tốt... Có khả năng phân giải sinh học kém, hiện nay ngƣời ta dùng clorua ditearyl diamin amoni bậc bốn vì khả năng phân giải sinh học tốt hơn. Tƣơng lai trên thị trƣờng, sẽ có các cationic dạng nhóm chức este dễ phân giải sinh học hơn cho môi trƣờng, và giảm khả năng gây dị ứng khi sử dụng. Chủ yếu làm triệt tiêu tĩnh điện cho tóc, vải sợi... nên lƣợng dùng rất ít. 1.4. Chất HĐBM lưỡng tính 1.4.1. Đặc điểm chung Có khả năng HĐBM không cao Là chất HĐBM có các nhóm lƣỡng cực vừa tích điện âm vừa tích điện dƣơng (amin, este). Ở pH thấp chúng là chất HĐBM cationic và là anionic ở pH cao. Có khả năng phân hủy sinh học. Lƣợng dùng khoảng 0,2% -1% trong các sản phẩm tẩy rửa. 1.4.2. Phân loại và cách tổng hợp Trong nhóm các chất HĐBM lƣỡng tính, hiện nay các dẫn xuất từ betain đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. Chúng gồm các nhóm chính sau: Ankylamino propyl betain, Khi R là gốc lauryl thì có tính tẩy rửa rất tốt, khả năng tạo bọt mạnh, không là khô da, dịu cho da... hiện nay trên thị trƣờng thƣờng thấy phối trong: dầu gội, sữa tắm, nƣớc rửa chén... với tên gọi: cocoamino propyl betain (CAPB). 1.5. Dung dịch cao phân tử (CPT) a. Khái niệm Dung dịch cao phân tử là hệ keo ƣa lỏng. Khá bền về nhiệt động, là hệ keo thuận nghịch. Do kích thƣớc lớn nên có những tính chất đặc thù mà các 131 dung dịch khác không có. Dung dịch cao phân tử đƣợc hình thành do quá trình hòa tan vào trong dung môi có ε thích hợp. b. Đặc điểm cấu trúc cơ bản chất cao phân tử: M (tb) =104 – 106 đvc. Có cấu dạng khác nhau: thẳng, nhánh, lƣới không gian. Đa phần CPT tồn tại 2 liên kết: liên kết hóa học (vài trăm Kcal/mol) và liên kết giữa các CPT (vài Kcal/mol). Tính dẻo là do quá trình quay liên kết C-C... Độ phân cực CPT tăng chu kỳ phục hồi tăng... Số cầu nối ngoại phân tử tăng: giảm tính đàn hồi, mất khả năng biến dạng... Số nhóm có cực tăng: độ nhớt tăng, tính dẻo và tính chảy giảm... Vì vậy cần phải có hiểu biết nhất định về dung dịch CPT để phục vụ tốt khi phối liệu các sản phẩm từ CPT. 2. Nguyên liệu sản xuất các chất tẩy rửa 2.1. Axit dođexy benzen sunforic 2.1.1. Tính chất lý học Đođexy benzen sunfo axit, viết tắc là DBSA, có công thức phân tử là: C12H25C6H4SO3H Là chất lỏng màu đen nâu nên gọi là kem đen. Có độ nhớt cao, có phân tử lƣợng M = 326 đvC, tỷ trọng d = 1,05. Ở nhiệt độ thƣờng có hơi SO3 bay ra nên có mùi hắc và gây độc hại cho cơ quan hô hấp. Khi gặp nƣớc có hiện tƣợng vón cục lại và rất khó tan, tan ít khi khuấy mạnh. Khi rơi vào da làm khô da, để lâu làm bỏng nhẹ. Trên thị trƣờng bán DBSA có hàm lƣợng 96% đến 98% còn từ 1 đến 2% là H2SO4, từ 1 đến 2% là chất chƣa bị sunfo hóa. Điều chế Trong công nghiệp, ngƣời ta điều chế DBSA bằng cách sunfo hóa đođexy benzen. C12H25C6H5 SO3 C12H25C6H4SO3H Trong quá trình sản xuất, ngƣời ta sục SO3 từ dƣới tháp đi lên. Còn đođexy benzen thì tƣới từ trên xuống. Để tăng diện tích tiếp xúc, nên dùng đệm xốp ở trong tháp, việc này làm tăng hiệu suất tạo DBSA. Trong quá trình sunfo hóa, còn một lƣợng SO3 hòa tan vào DBSA, do đó DBSA còn một lƣợng SO3 mang theo trong sản phẩm và cũng còn một phần các chất chƣa bị sunfo hóa. 132 2.1.2. Ứng dụng DBSA đƣợc sử dụng làm chất tạo bọt trong công nghiệp sản xuất các chất tẩy rửa, DBSA đƣợc dùng sản xuất DBSNa là chất tẩy rửa chính. Ngoài ra, DBSA còn đƣợc dùng trong công nghệ tuyển khoáng. 2.1.3. Bảo quản DBSA đƣợc nhập từ nƣớc ngoài chứa trong thùng kín. Để ở nơi khô ráo và mát. Kho chứa DBSA không đƣợc gần lửa, phải đảm bảo quy tắc phòng chống cháy vì DBSA dễ cháy. Khi dùng xong phải đậy kín vì nó có hơi độc SO3 bay ra. Kho chứa và nơi sản xuất phải thoáng. Khi sử dụng tránh để DBSA bám vào da, vào mắt, cần có khẩu trang, găng tay cao su, kính bảo hộ, giầy, mũ Không để DBSA đổ ra nền vì nó độc và rất trơn sẽ bị té ngã. Khi đã bị đổ cần thu gom vào bồn thu hồi và phải làm sạch nền, bằng thấm mùn cƣa quét dọn đi. Không để các hóa chất khác lẫn vào kho DBSA. Khi bị DBSA bám vào da cần rửa ngay bằng nƣớc vòi chảy rồi rửa bằng xà phòng cho sạch. 2.2. Natri hyđroxit - NaOH 2.2.1. Tính chất lý học Natri hyđroxit là chất rắn, tinh thể có màu trắng có tỷ trọng d = 2,13, phân tử lƣợng M=40 đvC. Trong không khí rất dễ hút ẩm chảy rữa. Tan nhiều trong nƣớc, ở 200C tan 109 gam/100g H2O và ở 100 0C 347gam/100g H2O. Nóng chảy ở 3180C và sôi ở 13880C. Dung dịch xút có tính ăn da nên còn gọi là xút ăn da. Bị xút bám vào da để lâu gây bỏng nặng, do đó ta phải rửa ngay bằng dòng nƣớc chảy, rồi rửa bằng xà phòng cho kỹ, nhiều lần. 2.2.2. Điều chế Trong công nghiệp, ngƣời ta điều chế xút bằng nhiều phƣơng pháp. Nhƣng hiện nay phƣơng pháp điện phân dung dịch muối ăn đƣợc dùng nhiều nhất. Nguyên tắc của phƣơng pháp này là dùng dòng điện một chiều điện phân dung dịch muối ăn, giữa hai điện cực có màng ngăn. Ở trong dung dịch phân táchra các ion. NaCl Na + Cl- Và nƣớc cũng phân táchít H2O H + OH- 133 Tại cực dƣơng: ion Cl- và ion OH- tới, nhƣng chỉ có ion Cl- phóng điện (nhƣờng điện tử vào điện cực dƣơng). Cl- - e = Cl0 2Cl- -2e = 2Cl0 =Cl2 ↑ Tại cực âm ion Na+ và ion H+ tới. Nhƣng chỉ có ion H+ là phóng điện (nhận điện tử từ điện cực âm). H+ + e = H0 2H+ + 2e = 2H0 =H2 ↑ Còn dung dịch có các ion Na+ và OH- chính là dung dịch xút, dung dịch chảy ra còn mang theo muối chƣa bị điện phân. Ngƣời ta mang cô đặc rồi làm lạnh cho muối kết tinh, mang đi tách muối ra, còn dung dịch xút thu đƣợc mang đi sử dụng trong công nghiệp. Sở dĩ phải có màng ngăn giữa hai điện cực là để tránh cho clo bay sang cực âm, tác dụng với xút tạo nƣớc javen và làm cho hiệu suất điện phân giảm. 2.2.3. Ứng dụng Xút là một trong các hóa chất cơ bản nhất. Nó đƣợc ứng dụng rất nhiều trong công nghệ giấy, công nghệ sản xuất chất tẩy rửa, công nghệ nhuộm tẩy vải, công nghệ sản xuất thủy tinh lỏng... 2.2.4. Bảo quản Xút sản xuất nội địa là dung dịch xút, đƣợc chứa vào các thùng bằng sắt. Xút nhập ngoại là xút rắn, cũng đựng vào thùng sắt. Thùng chứa xút phải kín vì dễ hút ẩm, chảy rữa. Khi sử dụng xút, ngƣời công nhân nhất thiết phải đeo bảo hộ lao động từ quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang kín... Khi bị xút bám vào da phải rửa ngay bằng vòi nƣớc chảy, rồi rửa bằng xà phòng thật kỹ. Kho chứa xút phải khô thoáng, hệ thống điện phải cao, công tắc phải để bên ngoài phòng kho. Tránh để hở các đƣờng dây điện ở trong các kho hóa chất nhất là kho xút, vì điện dễ bị rò ra do ẩm. 2.3. Natri cacbonat - Na2CO3 2.3.1. Tính chất lý học Natri cacbonnat còn gọi là sôđa, là chất rắn, tinh thể màu trắng, có tỷ trọng d = 2.53, phân tử lƣợng M = 106 đvC. Nhiệt độ nóng chảy là 8510C. Khi đun nóng cao hơn nữa nó bị phân hủy. 134 Sôđa dễ tan trong nƣớc, ở 200C tan là 21,5g/100g H2O, ở 100 0C tan là 45,5g/100g H2O. Trong không khí ẩm nó dễ hút nƣớc và chảy rữa. Trên thị trƣờng sođa phải có hàm lƣợng nhƣ sau: Na2CO3 ≥ 99% các chất không tan ≤0,1%. Màu trắng và không có mùi. 2.3.2. Điều chế Trong công nghiệp điều chế sođa hiện nay dùng phƣơng pháp solvay. Nguyên tắc của phƣơng pháp là dùng nƣớc muối bão hòa hấp thụ NH3 và CO2 tạo thành natri bicacbonat kết tủa. NaClH + NH3 + CO2 + H2O NaHCO3 + NH4ClH Sau đó lọc lấy NaHCO3 rồi đem nung đƣợc sođa NaHCO3 NaCO3 + CO2 + H2O t0 Khí CO2 đƣợc thu quay trở lại công đoạn trƣớc. Amoni clorua NH4Cl đƣợc tái sử dụng NH3, để quay trở lại công đoạn đầu bằng nƣớc vôi tác dụng trong tháp tái sinh NH3 theo phản ứng: Ca(OH)2 + 2NH4Cl CaCl2 + 2NH3 + H2O 2.3.3. Ứng dụng Sođa dùng rất nhiều trong công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ nhuộm, chế tạo chất tẩy rửa, trong công nghiệp thủy tinh dùng sođa làm chất trợ dung. Trong dƣợc phẩm để chế tạo natri bicacbonat làm thuốc khử toan cho đau dạ dày Sođa cũng là hóa chất cơ bản đƣợc dùng rất nhiều. 2.3.4. Bảo quản Sođa phải đựng trong bao kín, thùng kín; kho để sođa phải khô ráo và thoáng mát. Sođa cũng ăn da nên khi sử dụng cần có trang bị bảo hộ lao động. 2.4. Natri silicat - Na2SiO3 2.4.1. Tính chất lý học Natrisilicat là chất rắn tinh thể trong suốt, tỷ trọng d=2,4. Phân tử lƣợng M=124 đvc, có nhiệt độ nóng chảy là 1080C. Natrisilicat dễ hút nƣớc. Ngậm nƣớc thành công thức nƣớc là: Na2SiO3.9H2O. Tan nhiều trong nƣớc nóng, ít tan trong nƣớc lạnh. Trong công nghiệp dùng natrisilicat khoảng 39%. Gọi là thủy tinh lỏng có quy chuẩn nhƣ sau: Hàm lƣợng nƣớc ≤ 60% 135 Hàm lƣợng Na2O ≥ 10% Mođun silicat từ 2,4 đến 2,8 Tỷ trọng d=1,383 Chất không tan ≤ 0,5% 2.4.2. Điều chế Trong công nghiệp điều chế thủy tinh lỏng bằng cách cho cát tác dụng với dung dịch xút trong thùng sắt đƣợc đun nóng. Trong cát chủ yếu là SiO2 tác dụng với xút theo phƣơng trình phản ứng t0SiO2 + NaOH Na2SiO3 + H2O Sau đó đem lọc lấy dung dịch thủy tinh lỏng đóng vào thùng phuy. 2.4.3. Ứng dụng và bảo quản Thủy tinh lỏng đƣợc dùng trong công nghệ sản xuất xà phòng, bột giặt, kem giặt, trong công nghệ sản xuất keo dán và trong công nghệ sản xuất xi măng. Làm chất kết tinh xây các lò chịu axit Thủy tinh lỏng bảo quản trong các thùng phuy kín. Khi bị đổ ra nền phải dọn đi hết. Khi sử dụng cần trang bị quần áo bảo hộ lao động. 2.5. Natritripoly photphat - Na5P3O10 2.5.1. Tính chất lý học Tripoli photphat natri là chất kết tinh, tinh thể nhỏ dạng bột màu trắng. Tỷ trọng d=0,8. Phân tử lƣợng M=368 đvC. Thành phần quy ra P2O5=57,6% và Na2O=42,2%. Dễ tan trong nƣớc: ở 20 0C tan 25,8g/100g H2O ở 100 0C tan 40,26g/100g H2O. Dễ hút ẩm chảy rữa. Nó tồn tại ở hai dạng thù hình: là dạng hyđrat hóa chậm và dạng hyđrat hóa nhanh. Trong thực tế hai dạng này lẫn lộn với nhau. Trên thị trƣờng có hai loại natri tripoly photphat có các tiêu chuẩn sau: Bảng 5.1. Bảng tiêu chuẩn natri tripolyphotphat Chỉ tiêu Loại 1 loại 2 Ẩm ≤ 1% ≤ 2% P2O5 ≥ 55% ≥47,5% pH (dd 1%) 9 -10 9 -10 Chất không tan ≤ 0,1% ≤ 0,25% 2.5.2. Điều chế Trong công nghiệp, ngƣời ta điều chế tripoly photphat natri bằng cách 136 trung hòa axit photphoric bằng xút đến pH = 9 ÷ 10 phản ứng xảy ra các nấc NaOH + H3PO4 NaH2PO4+ H2O NaOH + Na2HPO4 + H2O NaH2PO4 Sau đó đem cô đặc, kết tinh rồi đem sấy kết tủa khô, ta đƣợc sản phẩm là Na5P3O10. Ở nhà máy Supe photphat Lâm Thao - Vĩnh Phú đã sản xuất đƣợc natri tripoly photphat. 2.5.3. Ứng dụng và bảo quản Natri tripolyphotphat đƣợc dùng chủ yếu trong công nghệ sản xuất các chất tẩy rửa. Nó có tác dụng thấ ... Xúc tiến DM 0.6 Xúc tiến DPG 0.45 Lƣu huỳnh 2 Trƣớc khi hỗn hợp luyện nên tiến hành nhiệt sơ luyện làm cho độ nặn đạt 1000 defo. Cao su polybutađien (PB) Polybutađien là thành phần chính trong hỗn hợp làm lốp xe và các hỗn hợp khác, do đó polybutađien đã chiếm hàng thứ 2 sau SBR trong các loại cao su tổng hợp. Nguyên liệu là butađien Tính năng cao su – sodium butađien của liên Xô Cấu trúc hóa Cấu trúc hóa của cao su sodium với nhóm nguyên tử ở đoạn cuối, qua nhiều lần rửa vẫn không khử hết Na. Sức dính 197 Độ nặng của cao su sống tăng thì sức dính giảm xuống. Độ dính của cao su sodium butađien không chênh lệch lắm so với cao su thiên nhiên trên các vật liệu kim loại. Nếu cho thêm than đen có thể tăng độ nhớt. Sơ luyện Khác với cao su thiên nhiên và SBR, cao su sodium butađien không thể dùng nhiệt để sơ luyện và độ nặn cao su sống sẽ giảm xuống khi nhiệt độ tăng, và độ hòa tan sẽ giảm xuống vì hình thành cấu trúc không gian 3 chiều trong khối cao su. Tuy nhiên, nếu dùng thêm 2% phòng lão D và 3% axit stearic, khi tăng nhiệt độ có thể tăng độ nặn. Cao su sodium butađien khó gia công bằng máy móc. Tính thu hút oxy Cao su sống sodium butađien dễ thu hút oxy và mất đàn tính trong thời gian ngắn, cao su dễ bị cứng dòn. Do đó, trong quá trình gia công ban đầu phải dùng thuốc phòng lão 3-oxybutyric anđehit – α – napthylamin (1 – 2%) hay phòng lão D (0.5 – 2%) Tính năng cao su lƣu hóa: Cao su sodium butađien lƣu hóa không có chất độn lực kéo đứt chỉ từ 12 – 18kg/cm3. Các sản phẩm khác Với mức chất độn bằng nhau, sản phẩm polybutađien có sức kháng xé, sức kháng hút nƣớc và độ kháng còn thấp hơn cao su thiên nhiên và cao su SBR Vì tính thấm khí cao nên điện trở và tính kháng điện của PB gần giống cao su thiên nhiên. Ở nhiệt độ thấp độ nẩy của cao su PB không thay đổi nhiều do đó PB đƣợc phối hợp với các loại cao su khác để cải thiện tính năng này cho hỗn hợp. Ví dụ với tỉ lệ 70/30 neopren WRJ/ polybutađien, điểm dòn của hỗn hợp tốt hơn (-620F), độ biến dạng nén ít, giữ đƣợc lực kéo đứt tốt khi đã bị lão hóa (94% sau lão hóa 20 giờ ở 2120F). Cao su polybutađien dùng trong băng tải phối hợp với cao su thiên nhiên cải thiện đƣợc tính cắt, tính xé rách, tính kháng mòn, kháng nhiệt tốt và tính kháng uốn khúc dập nứt tốt. Ít khi dùng polybutađien mà không phối hợp với các loại cao su khác, chỉ trừ trƣờng hợp cần độ kháng mài mòn, độ nẩy cao, ví dụ làm banh golf hoặc banh trẻ con. Cao su polyclopren Trong các loại cao su tổng hợp, cao su polycloropren đứng hàng thứ 4 về 198 sản lƣợng và mức tiêu thụ. Năm 1982 mức tiêu thụ ở các nƣớc tƣ bản là 294.000 tấn. Sơ lƣợt về nguyên liệu và sản xuất cao su sống Polycloropren đƣợc hãng Dupont DeNemours giới thiệu vào năm 1932 và phát triển với tên thƣơng mại là Neopren GN (1939). Nó là chất trùng hợp của 2-clorobutađien -1,3. Đầu tiên chúng đƣợc điều chế từ vinylacetylen. Từ năm 1966 chúng đƣợc tổng hợp chính từ butađien theo phƣơng pháp của các hãng BP Chemical và Dupont DeNemours. Polycloropren có rất nhiều nhãn hiệu. Đầu năm 1972 có đến 7 hãng sản xuất loại cao su này. Mỗi hãng sản xuất không dƣới 10 nhãn hiệu và hãng Dupont DeNemours sản xuất đến 28 nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu có 1 đặc tính sử dụng riêng. Và mỗi ngày lại có thêm một nhãn hiệu mới. Tính năng của cao su sống Neopren dạng phôi đƣợc chia thành ba loại: thông dụng, làm keo và loại đặc biệt Tính năng của cao su lƣu hóa Cao su clopren dùng cho các mục đích thông thƣờng có đặc tính sau: Cao su polycloropren có thể lƣu hóa bằng axit kim loại nhƣ PbO hay ZnO hoặc với hệ thống lƣu hóa có tính lƣu huỳnh và chất xúc tiến hữu cơ, tuy nhiên tốc độ lƣu hóa của cao su cloropren chậm gấp đôi so với cao su thiên nhiên. Loại cao su này có đàn tính cao độ nên khó ép hình, ngoài ra rất dính kim loại tạo khó khăn cho thao tác hỗn luyện. Cƣờng lực kéo đứt, độ giãn dài khi đứt kém hơn so với cao su thiên nhiên, tính chịu nhiệt, chịu lạnh đều nhỏ. Khi ở 1000C cƣờng lực chỉ còn lại 30 – 40% cƣờng lực ở nhiệt độ thƣờng. Bên cạnh các khuyết điểm trên, cao su cloropren có các tính ƣu việt sau: Tính thẩm khí nhỏ hơn cao su thiên nhiên khoảng ½ + 1/3. Nhiệt nội sinh của cao su polycloropren nhỏ hơn các loại cao su tổng hợp khác. Nhiệt phân giải cao su polycloropren (133 – 1580C) cao hơn cao su thiên nhiên và khả năng chống cháy của cao su này cũng rất lớn vì trong phân tử có clo. Cao su clopren chịu tải trọng, chịu dầu khoáng rất tốt nên thƣờng để sản xuất các sản phẩm chịu dầu. Tính kháng oxi và ozon của cao su polycloropren rất mạnh, lực kéo đứt, 199 độ dãn dài của cao su này ít bị thay đổi khi bị lão hóa do oxy. Ứng dụng Tùy theo loại polyclopren ngƣời ta sử dụng để sản xuất các sản phẩm sau: Loại thông thƣờng: sản phẩm đúc khuôn, sản phẩm ép xuất, ống băng tải, bọc dây điện, đế, gót giầy, lốp xe, cán tráng vải và đệm chịu dầu v.v... Loại chất dính: dùng làm các loại keo dính nhanh và cƣờng độ dính lớn. Loại đặc biệt: sản phẩm các sản phẩm chịu dầu cao, cứng rắn, chất làm dẻo có thể lƣu hóa đƣợc đế dép. chất kết dính cao cứng để bảo vệ các thùng chứa, các tourbine v.v... Cao su tổng hợp polyisopren Iso-pren, có công thức CH2 = C(CH3) – CH=CH2 là chất lỏng không màu, sôi ở 340C. Cùng với không khí, nó tạo ra hỗn hợp nổ trong khoảng nồng độ 1.7 – 11.5% (phần thể tích). Nhƣ đã biết, nó là đơn vị cấu trúc của cao su tự nhiên. Cao su tổng hợp iso-pren có giá trị hơn butađien, mặc dù vậy, do tính khó khăn lớn của quá trình sản xuất nó nên lúc đầu ngƣời ta chọn cao su tổng hợp trên cơ sở butađien -1,3. Iso-pren đƣợc dùng để điều chế butyl bằng cách polime hóa đồng thời iso-buten với lƣợng bổ sung nhỏ iso-pren. Ứng dụng chính của iso-pren đƣợc tìm thấy gần đây, là để sản xuất cao su polyiso-pren với cấu trúc điều hòa lập thể, nhận đƣợc bằng cách iso-pren hóa với xúc tác cơ kim tƣơng tự nhƣ điều chế cao su cis-butađien. Trong số các loại cao su tổng hợp, đƣợc sản xuất nhằm mục đích làm lại hoặc cải tiến một phần tính năng của cao su thiên nhiên, chỉ có cao su tổng hợp polyiso-pren là có thành phần và cấu trúc hóa học gần gũi với cao su thiên nhiên nhất. Thành phần chính là cis-1,4-polyiso-pren nhƣ cao su thiên nhiên Nguyên liệu đi từ nhiều nguồn hyđrocacbon, cuối cùng là iso-pren. Phản ứng polyme hóa đƣợc thực hiện ở 5500C trong môi trƣờng iso-pentan dƣới áp suất 1.5bar với butyllithium làm chất xúc tác. Thời gian phản ứng 2 giờ, độ chuyển hóa khoảng 75%, nồng độ dung dịch cuối cùng khoảng 15% và khối lƣợng phân tử từ 1.106 – 2.106 Tuy nhiên, với hàm lƣợng cis – 1,4 nhƣ thế, ảnh hƣởng nhiều đến lực kéo đứt và ứng suất của sản phẩm nếu dùng toàn cao su tổng hợp polyiso- pren. Do đó, để cải thiện nhƣợc điểm này, ngƣời ta thƣờng trộn thêm 15 – 20% cao su thiên nhiên. 200 Trong thành phần cao su tổng hợp poliiso-pren có thể đƣợc thêm dầu naphten với tỉ lệ 25% so với cao su. Tính năng của sản phẩm Nói chung tính năng của sản phẩm làm từ cao su polyiso-pren tổng hợp kém hẳn cao su thiên nhiên, chỉ có tính kháng biến dạng nén và tính kháng lão hóa tƣơng đối tốt hơn, cao su tổng hợp polyiso-pren có hàm lƣợng cis -1,4 > 98%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ 1000C độ nảy của cao su polyiso-pren tổng hợp tốt hơn cao su thiên nhiên. Loại polyiso-pren latex đƣợc hãng Shell chemical sản xuất năm 1962, tính năng của sản phẩm tƣơng tự nhƣ sản phẩm của mủ li tâm cao su thiên nhiên. Ứng dụng Cao su polyiso-pren tổng hợp có thể đƣợc dùng trong các lĩnh vực hiện sử dụng cao su thiên nhiên nhƣ lốp xe tải, cán tráng vải mành lốp, lốp máy bay và lốp xe du lịch, sử dụng để sản xuất các mặt hàng dày dép, sản phẩm cơ, đệm đỡ ôtô và động cơ. 4. Thực hành tổng hợp polystyren 4.1. Hóa chất, dụng cụ - Axit xinamic - Hidroquinon - Peoxit của cyclohexanon - Benzol peoxit - ZnCl2 - 01 bộ cất (Claizen) - 04 ống nghiệm - 01 nồi cách thủy 4.2. Các chỉ dẫn an toàn 4.2.1. Lắp nhiệt kế đúng theo hướng dẫn. 4.2.2. Tránh cho peroxit tiếp xúc với nguồn nhiệt và tác nhân oxy hóa. 4.3. Các công việc chuẩn bị Chuẩn bị hóa chất đầy đủ. Dụng cụ khô, sạch. Chuẩn bị sổ ghi chép hiện tƣợng kết quả thí nghiệm. 4.4. Qui trình - Cho 30g axit cinamic vào bình Claizen, thêm vào một ít hiđroquinon. Lắp nhiệt kế, sinh hàn, co cổ và bình hứng. Đun nóng bình để loại CO2 và cất lấy styren ở nhiệt độ 100 – 120 0C. Phản ứng kết thúc sau 2giờ. 201 - Cho styren thu đƣợc vào 4 ống nghiệm, thêm vào ống nghiệm một ít benzolperoxit, ống nghiệm thứ 2 cho vào một ít peoxit của cyclohexanon và cho kẽm clorua vào ống nghiệm thứ 3 và ống nghiệm thứ 4 một ít hidroquinon. Đun cách thủy cả 4 ống nghiệm trong khoảng thời gian 1giờ 30phút. 4.5. Kết quả Nhận xét sản phẩm và giải thích. Ghi nhận sản phẩm. 4.6. Phiếu đánh giá thực hành Mục tiêu: Điều chế polistyren. Có thực hiện Không thực hiện Bƣớc hoạt động Đạt Không đạt Tiêu chuẩn của hoạt động 1. Mặc trang phục Mặc áo blue 2. Nhận hóa chất và dụng cụ, thiết bị Theo đúng yêu cầu của phòng thí nghiệm 3. Sắp xếp chỗ làm việc Đúng quy định, ngăn nắp và thuận tiện 4. Tiến hành thí nghiệm Đúng thao tác và đạt yêu cầu kỹ thuật 6. Ghi nhận kết quả Đảm bảo chính xác và đầy đủ 7. Kết thúc thí nghiệm Trả lại tình trạng ban đầu 8. Xử lý kết quả thí nghiệm Viết phƣơng trình phản ứng, nhận xét sản phẩm và tính hiệu suất phản ứng 9. Kết thúc công việc Nộp phiếu kết quả và bàn giao dụng cụ, thiết bị đã nhận 202 5. Câu hỏi và bài tập 5.1. Nêu những tính chất đặc trƣng của sản phẩm PP? 5.2. Trình bày ứng dụng của PE dƣới các dạng sản phẩm khác nhau? 5.3. Mô tả vai trò của chất độn trong quá trình sản xuất polyme? 5.4. Trình bày cơ chế phản ứng và mô tả sự ảnh hƣởng của xúc tác đến cơ chế phản ứng oxy hóa p-xylen tổng hợp axit terephtalic? 5.5. Hãy nêu những nhƣợc điểm của cao su SBR so với sản phẩm cao su tự nhiên? 5.6. Trình bày những tính năng của cao su polybutadien? 5.7. Hãy nêu những đặc điểm tổng quát về cao su iso-pren? 203 CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO 1. Trình bày cơ sở chọn phƣơng pháp trích tách parafin thấp phân tử và parafin cao phân tử? Lấy ví dụ minh họa cụ thể. 2. Hãy nêu vai trò của xúc tác dùng trong quá trình cracking? Trình bày khả năng tái sinh các lọai xúc tác? 3. Trình bày đặc điểm của quá trình tách, làm sạch sản phẩm hyđrocacbon thơm thu đƣợc từ quá trình reforming? 4. Nêu thành phần của sản phẩm olefin thu đƣợc từ 2 quá trình cracking nhiệt và cracking xúc tác. 5. So sánh những phƣơng pháp chế biến axetylen. 6. Tìm hiểu về xúc tác dùng trong các quá trình tổng hợp VC, VA? 7. Trong công nghệ tổng hợp VC từ axetylen, tỉ lệ các tác nhân tham gia phản ứng ảnh hƣởng đến độ chọn lọc của sản phẩm nhƣ thế nào? Giải thích?. 8. Trình bày sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến độ chọn lọc của quá trình oxy hóa đồng thể. 9. Hãy mô tả đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc họat động của các thiết bị sử dụng trong quá trình oxy hóa xúc tác dị thể? 10. Hãy nêu vai trò của xúc tác trong quá trình oxy hóa axetanđehit pha lỏng tạo thành axit axetic? 11. Tính toán cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt lƣợng của quá trình sản xuất axit axetic, năng suất 30.000 tấn/năm theo phƣơng pháp oxy hóa axetanđehit trong pha lỏng với xúc tác ban đầu là mangan axetat? Các số liệu cụ thể nhƣ sau: - Axit axetic: 99.3% trọng lƣợng - Tạp chất: + paraanđehit: 0.2% trọng lƣợng + Axit axetic: 0.25% trọng lƣợng + Anđehit crotonic: 0.05% trọng lƣợng + Nƣớc: 0.2% trọng lƣợng - Hiệu suất chung của quá trình: 96% - Tổn thất axit axetic: 4% trọng lƣợng - Thành phần xúc tác lỏng: + Axetatmangan: 5% trọng lƣợng 204 + Axit axetic: 70% trọng lƣợng + Nƣớc: 25% trọng lƣợng 12. Nêu tính chất các nguồn nguyên liệu chính để tổng hợp kem giặt 13. Hãy mô tả tổng quát quá trình tổng hợp sản phẩm tẩy rửa dạng lỏng? 14. Trình bày đặc điểm quá trình sản xuất xà phòng bằng phƣơng pháp trung hòa axit béo? 15. Trình bày tổng quát quá trình kiểm nghiệm hiệu năng sản phẩm dầu gội? 16. Tìm hiểu những vấn đề nảy sinh khi dùng thuốc bảo vệ thực vật. 205 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 1. Paraphin: là hyđrocacbon no mạch hở, trong công thức phân tử chỉ có liên kết đơn. Công thức tổng quát CnH2n+2 (n≥1) 2. Olefin: là hyđrocacbon chƣa no, trong công thức phân tử có chứa một liên kết đôi. Công thức tổng quát Cn H2n. (n ≥ 2) 3. Hyđrocacbon thơm: hyđrocacbon trong công thức phân tử có chứa nhân thơm. Công thức tổng quát CnH2n -6 (n ≥ 6). 4. Khí tổng hợp: Là hỗn hợp khí gồm 2 thành phần chính H2 và CO với tỉ lệ khác nhau. 5. Cracking: là phản ứng bẻ gãy mạch C-C của hyđrocacbon. 6. Reforming là tập hợp hàng loạt các phản ứng nhằm nâng cao chất lƣợng của xăng động cơ, trong đó xảy ra 2 phản ứng cơ bản là đồng phân hóa paraphin thành iso-paraphin và đehyđro hóa các hyđrocacbon vòng 6 cạnh thành hyđrocacbon thơm. 7. Zeolit: là chất xúc tác thế hệ mới, có cấu trúc rây phân tử, có bề mặt riêng lớn, có độ bền cơ và bền nhiệt lớn, độ chọn lọc và hoạt tính cao. 8. Quá trình cốc hóa: là sự tạo ra các sản phẩm cốc nhƣ muội than, các vòng thơm ngƣng tụ đa vòng. 9. Quá trình ankyl hóa: là quá trình đƣa nhóm ankyl (CnH2n+1) vào trong phân tử hợp chất hữu cơ ban đầu. 10. Quá trình nitro hóa: là quá trình đƣa nhóm nitro (NO2) vào trong phân tử hợp chất hữu cơ ban đầu. 11. Quá trình sunfat hóa, sunfo hóa: là quá trình đƣa nhóm sunfat, sunfo (HSO4, HSO3) vào trong phân tử hợp chất hữu cơ ban đầu. 12. Gốc tự do: là những nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử có chứa e độc thân và không mang điện tích. 13. Tác nhân cation: tác nhân mang điện tích dƣơng. 14. Bậc cacbon: Đƣợc tính bằng số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử đó. 15. Liên kết ion: là liên kết hóa học đƣợc hình thành do lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu. 206 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Hiếu, Công nghệ chế biến dầu, Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật. Hà Nội, 2002. 2. Louis Hồ Tấn Tài, Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân, Nhà xuất bản Dunod, 1999. 3. Nguyễn Xuân Hiền, Công nghệ học cao su, Trung tâm dạy nghề quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, 1987. 4. Nguyễn Thị Minh Hiền, Công nghệ chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành, Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật. Hà Nội, 2002. 5. Phan Minh Tân, Tổng hợp hữu cơ – hóa dầu I, II, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2002. 6. Trần Văn Thạnh, Trần Thị Việt Hoa, Phạm Thành Quân, Kỹ Thuật thực hành tổng hợp hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2002. 7. Trần Quang Hùng, Thuốc bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 1999. 8. Andre Loupy, Trần Kim Quy, Lê Ngọc Thạch, Phƣơng pháp học mới về tổng hợp hữu cơ, Đại học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
File đính kèm:
- tai_lieu_tong_hop_hoa_dau_bai_5_che_tao_chat_tay_rua.pdf