Tần số tim và sự sử dụng thuốc chẹn bêta ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

Mục tiêu: Tăng tần số tim (TST) là yếu tố tiên lượng độc lập tử vong và các biến cố tim mạch trong hội

chứng vành cấp (HCVC). Chẹn bêta được xem là hòn đá tảng trong điều trị HCVC, trong đó giảm TST là một

trong những cơ chế tác động giúp chẹn bêta phát huy hiệu quả trong nhóm bệnh lý này. Trong thực hành lâm sàng, TST vẫn chưa được quan tâm và sự sử dụng thuốc chẹn bêta nhằm đạt TST mục tiêu vẫn chưa đúng mức.

Mục tiêu của chúng tôi là khảo sát TST và tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn bêta trong điều trị HCVC.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên BN HCVC tại khoa nội tim mạch, Bệnh viện

Chợ Rẫy từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2016.

Kết quả: Có 148 bệnh nhân (BN) HCVC tham gia nghiên cứu trong 6 tháng tiến hành đề tài. TST trung

bình lúc xuất viện là 75,72 ± 13,39 (lần /phút). Tỉ lệ BN đạt mục tiêu TST 50-60 lần/phút trong nhóm có sử dụng chẹn bêta là 16,3%. Tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn bêta trên BN HCVC trong 24 giờ đầu nhập viện là 27,7%, sau 24 giờ đến lúc xuất viện là 62,2%, toa xuất viện là 71,6%. Thời gian trung bình khởi động sử dụng chẹn bêta là 3,24±2,42 ngày. Loại chẹn bêta được sử dụng nhiều nhất là Metoprolol (47,1%). 97,82% BN trong NC sử dụng ≤25% so với liều đích.

Kết luận: TST trong NC cao hơn so với TST trên các đối tượng tương tự trong các NC khác, tỉ lệ TST đạt

mục tiêu theo AHA 2012 còn thấp. Tỉ lệ sử dụng sớm chẹn bêta trong 24 giờ đầu nhập viện còn thấp, tỉ lệ này cải thiện theo thời gian. Liều chẹn bêta sử dụng còn thấp so với các nước đang phát triển.

pdf 6 trang dienloan 3660
Bạn đang xem tài liệu "Tần số tim và sự sử dụng thuốc chẹn bêta ở bệnh nhân hội chứng vành cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tần số tim và sự sử dụng thuốc chẹn bêta ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

Tần số tim và sự sử dụng thuốc chẹn bêta ở bệnh nhân hội chứng vành cấp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 179
TẦN SỐ TIM VÀ SỰ SỬ DỤNG THUỐC CHẸN BÊTA 
Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP 
Hồ Đăng Duẫn*, Châu Ngọc Hoa** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Tăng tần số tim (TST) là yếu tố tiên lượng độc lập tử vong và các biến cố tim mạch trong hội 
chứng vành cấp (HCVC). Chẹn bêta được xem là hòn đá tảng trong điều trị HCVC, trong đó giảm TST là một 
trong những cơ chế tác động giúp chẹn bêta phát huy hiệu quả trong nhóm bệnh lý này. Trong thực hành lâm 
sàng, TST vẫn chưa được quan tâm và sự sử dụng thuốc chẹn bêta nhằm đạt TST mục tiêu vẫn chưa đúng mức. 
Mục tiêu của chúng tôi là khảo sát TST và tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn bêta trong điều trị HCVC. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên BN HCVC tại khoa nội tim mạch, Bệnh viện 
Chợ Rẫy từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2016. 
Kết quả: Có 148 bệnh nhân (BN) HCVC tham gia nghiên cứu trong 6 tháng tiến hành đề tài. TST trung 
bình lúc xuất viện là 75,72 ± 13,39 (lần /phút). Tỉ lệ BN đạt mục tiêu TST 50-60 lần/phút trong nhóm có sử dụng 
chẹn bêta là 16,3%. Tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn bêta trên BN HCVC trong 24 giờ đầu nhập viện là 27,7%, sau 24 
giờ đến lúc xuất viện là 62,2%, toa xuất viện là 71,6%. Thời gian trung bình khởi động sử dụng chẹn bêta là 
3,24±2,42 ngày. Loại chẹn bêta được sử dụng nhiều nhất là Metoprolol (47,1%). 97,82% BN trong NC sử dụng 
≤25% so với liều đích. 
Kết luận: TST trong NC cao hơn so với TST trên các đối tượng tương tự trong các NC khác, tỉ lệ TST đạt 
mục tiêu theo AHA 2012 còn thấp. Tỉ lệ sử dụng sớm chẹn bêta trong 24 giờ đầu nhập viện còn thấp, tỉ lệ này cải 
thiện theo thời gian. Liều chẹn bêta sử dụng còn thấp so với các nước đang phát triển. 
Từ khóa: Tần số tim, hội chứng vành cấp, thuốc chẹn bêta 
SUMMARY 
HEART RATE AND THE USAGE OF BETA BLOCKERS IN PATIENTS WITH ACUTE CORONARY 
SYNDROME 
Ho Dang Duan, Chau Ngoc Hoa 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 179 - 184 
Objectives: Increased heart rate is an independent predictor of mortality and major cardiovascular events in 
patient with acute coronary syndrome (ACS). Beta blocker is considered a cornerstone therapy in the management 
of patients with ACS. Reducing heart rate is among the mechanisms by which beta blockers exert beneficial effects. 
In clinical practice, increased resting heart rate in ACS patients has not been properly concerned and the use of 
beta-blocker has been underutilized. We aim to identify resting heart rate and the rate of beta blocker indication in 
ppatients with ACS. 
Methods: A cross-sectional study was carried out from January 2016 to June 2016 to investigate patients 
with acute coronary syndrome at the Cardiovascular Department, Cho Ray Hospital. 
Results: 148 patients participated in our study in 6 months. The average heart rate at the time of discharge is 
75.72 ± 13.39 (pulse per minute). The percentage of patients who achieve a target heart rate of 50-60 pulse per 
minute with beta blockers is 16.3%. The rate of beta blockers within the first 24 hoursis 27.7%, from this time to 
 Bênh viện Quận Thủ Đức, ** BM Nội, Đại học Y Dược TP. HCM 
Tác giả liên lạc: ThSBS Hồ Đăng Duẫn ĐT: 0919222448 Email: hodangduan@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Nội Khoa 180
discharge is 62.2%, and at the time of discharge is 71.6%. The average initiating time for beta blocker is 3.24±2.42 
days. Metoprolol is the most common type of beta blocker, which accounted for 47.1% of patients. 97.82% of 
patients received ≤ 25% of optimal dose of beta blockers. 
Conclusions: Our finding on the heart rate of patients with ACS was higher than those from other studies. 
The percentage of patients who achieve target heart rate as recommened by AHA 2012 guideline is low, and the 
rate of initiating beta blocker within the first 24 hours is also low, yet gradually increasing with time. The dose of 
beta blockers is lower than those in developed countries. 
Key words: Heart rate, acute coronary syndrome, beta blocker 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thống kê năm 2010 về bệnh tim của Hiệp 
Hội Tim Hoa Kỳ (AHA) đã cho số liệu 17,6 triệu 
người Mỹ có bệnh động mạch vành (BĐMV), 
bao gồm 8,5 triệu người từng bị nhồi máu cơ tim 
và 10,2 triệu người có đau thắt ngực(11). Tỉ lệ hiện 
mắc này tăng theo tuổi ở cả hai phái. Trong thời 
gian qua tỉ lệ mới mắc của BĐMV đã giảm. Trái 
với các nước đã phát triển, tình hình BĐMV có 
xu hướng tăng ở các nước đang phát triển và đây 
cũng là một trong những nguyên nhân gây tử 
vong hàng đầu ở các nước này(16) 
Các khuyến cáo quốc tế đang được sử dụng 
rộng rãi tại Việt Nam về điều trị hội chứng vành 
cấp luôn được cập nhật dựa trên kết quả của các 
nghiên cứu lâm sàng gần đây. Trong đó thuốc 
chẹn bêta được xem như là liệu pháp hòn đá 
tảng trong điều trị HCVC. Nhiều công trình 
nghiên cứu ở bệnh nhân HCVC đã chỉ ra rằng 
chẹn bêta có lợi trong giai đoạn cấp của bệnh 
như giảm tỉ lệ tử vong, đột tử do tim, tái nhồi 
máu, các rối loạn nhịp thất nguy hiểm. Do đó 
AHA khuyến cáo sử dụng sớm chẹn bêta cho 
bệnh nhân nhập viện vì HCVC(2,12). 
Giảm tần số tim là một trong những cơ chế 
giúp chẹn bêta phát huy hiệu quả trong HCVC. 
Nhịp tim càng chậm thì công của tim càng thấp, 
do đó tiêu thụ oxy bởi cơ tim càng ít. Mặt khác, 
nhịp tim càng chậm thì thời gian tưới máu cho 
tim trong thời tâm trương càng dài. Khuyến cáo 
của ACC/AHA năm 2012 về điều trị ĐTNKOĐ 
và NMCT không ST chênh lên khuyến cáo nên 
đưa nhịp tim về 50-60 lần/phút(10). 
Trên thực tế, việc sử dụng chẹn bêta trong 
HCVC vẫn còn nhiều hạn chế và kiểm soát TST 
vẫn chưa được các bác sĩ lâm sàng quan tâm 
đúng mức. Nghiên cứu của Herman và cộng sự 
(2009) cho thấy 99,6% BN HCVC được sử dụng 
chẹn bêta nhưng chỉ có 5,3% BN có tần số tim đạt 
50-60 lần/phút theo khuyến cáo của AHA 2007(8). 
Tại Việt Nam chưa có NC về TSTtrên nhóm BN 
HCVC và việc sử dụng thuốc chẹn bêta nhằm 
đạt được TST mục tiêu như thế nào. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả các bệnh nhân nhập khoa nội tim 
mạch Bệnh viện Chợ Rẫy từ thời gian 01/2016 
đến 06/2016 với chẩn đoán: ĐTNKOĐ, 
NMCTKSTCL, NMCTSTCL. 
Tiêu chuẩn nhận bệnh 
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán (có hoặc 
không có CTĐMVQD/MBCĐMV) 
- ĐTNKOĐ 
- NMCTKSTCL 
- NMCTSTCL 
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân không có HCVC hoặc nghi ngờ 
không có hội chứng này. 
BN tử vong. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Sau khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được hỏi 
thăm bệnh sử và khám lâm sàng, tiến hành 
phỏng vấn bảng câu thu thập số liệu, theo dõi 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 181
diễn tiến trong quá trình điều trị. Khi BS trực 
tiếp điều trị cho chỉ định xuất viện, chúng tôi sẽ 
tiến hành đo điện tâm đồ để xác định tần số tim. 
Trước khi tiến hành đo, chúng tôi giải thích và 
dặn dò bệnh nhân nằm nghỉ tại giường trong 5 
phút, khi đó chúng tôi tiến hành đo điện tim. 
Điện tim 12 chuyển đạo sau khi đo xong sẽ được 
tính tần số tim dựa vào khoảng trung bình 5 
đoạn P-P của 5 chuyển đạo liên tiếp. 
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 
Các số liệu được lấy thông qua qua việc 
hỏi bệnh sử, tiền căn, hồ sơ sức khỏe, khám 
lâm sàng và hồ sơ bệnh án theo mẫu phiếu thu 
thập số liệu. Nhập số liệu bằng phần mềm 
SPSS 22 for Windows. 
KẾT QUẢ 
Có tổng cộng 148 BN HCVC được đưa vào 
nghiên cứu trong thời gian từ tháng 01/2016 đến 
tháng 06/2016, trong đó có 27 BN được chẩn 
đoán ĐTNKOĐ, 56 BN được chẩn đoán 
NMCTKSTCL, 65 BN được chẩn đoán 
NMCTSTCL. 
Đặc điểm dân số 
Độ tuổi dân số NC trung bình là 68,54±12,97 
(tuổi) và tập trung chủ yếu ở nhóm 60-69 tuổi, tỉ 
lệ nam giới bị HCVC cao hơn nữ giới 
(nam:nữ=1,59; p=0.004) nhưng tuổi trung bình 
của nam lại thấp hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (nam: 67,54±13,50 (tuổi), nữ: 72,77±11,77 
(tuổi), p=0,014). 
Bảng 1. Đặc điểm dân số – xã hội 
Đặc điểm Tần số (%) 
Tuổi, năm (TB±ĐLC) 68,54±12,97 
Giới: Nam 
 Nữ 
91(61,5) 
57(38,5 
Có sử dụng bảo hiểm y tế 99(66,8) 
Nơi cư trú: TPHCM 
 Tỉnh 
131(88,5) 
17(11,5) 
Bảng 2. Đặc điểm liên quan đến HCVC 
Thông số Tỉ lệ (%) 
Các yếu tố nguy cơ tim mạch 
Hút thuốc lá 
38,5 
Thông số Tỉ lệ (%) 
Tăng huyết áp 
Thừa cân-béo phì 
Rối loạn lipid máu 
Đái tháo đường 
78,4 
29 
35,1 
25 
Triệu chứng đau ngực 
Điển hình 
Không điển hình hoặc không đau ngực 
69,5 
30,5 
Thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc 
nhập viện 
<6 giờ 
6-12 giờ 
> 12 giờ 
8,8 
15,5 
75,7 
Phân độ KILLIP 
KILLIP I 
KILLIP II 
KILLIP III 
KILLIP IV 
85,34 
3,45 
8,62 
2,59 
Các rối loạn nhịp tim trong quá trình điều trị 
Rung nhĩ cơn 
Nhanh thất 
Rung thất 
Blốc nhĩ thất 
Nhịp chậm xoang 
2,7 
1,4 
1,4 
4,73 
2,02 
Các phương pháp điều trị 
Nội khoa đơn thuần 
Can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu 
Can thiệp động mạch vành qua da chương trình 
Mổ bắc cầu động mạch vành 
89,88 
3,37 
6,75 
0 
Tần số tim trong HCVC 
Bảng 3. TST trong HCVC 
TST Trung bình (lần/phút) 
TST lúc nhập viện 
TST lúc xuất viện 
86,74±17,94 
75,72±13,39 
TST lúc xuất viện của nhóm có 
sử dụng chẹn bêta 
TST lúc xuất viện của nhóm 
không có sử dụng chẹn bêta 
73±11,63 
80,2±14,92 
Bảng 4. TST đạt mục tiêu trong HCVC 
Dân số chung 
(%) 
Nhóm có sử dụng 
chẹn bêta (%) 
Tần số tim 50-60 
lần/phút 
13,5 16,3 
Tần số tim >60 
lần/phút 
85,8 83,7 
Chẹn bêta trong HCVC 
Tỉ lệ chẹn bêta được sử dụng trong 24 giờ 
đầu nhập viện là 27,7%, sau 24 giờ nhập viện 
đến lúc xuất viện là 62,2%, toa lúc xuất viện là 
71,6%. Thời gian trung bình khởi động sử dụng 
chẹn bêta là 3,24±2,42 ngày. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Nội Khoa 182
Biểu đồ 1: Tỉ lệ các loại chẹn bêta được sử dụng 
Bảng 4: Các liều chẹn bêta được sử dụng 
 Bisoprolol Metoprolol Carvedilol Nebivolol 
Liều 
trung 
bình 
1,91±0,53m
g 
24,69±11,63
mg 
6,25mg 
5,53±0,75m
g 
Liều cao 
nhất 
2,5mg 50mg 6,25mg 7,5mg 
Liều thấp 
nhất 
1,25mg 12,5mg 6,25mg 5mg 
Bảng 5: Liều chẹn bêta so với liều đích 
≤25% liều 
đích 
26-50% liều 
đích 
>50% liều 
đích 
Bisopolol (N=39) 39 0 0 
Metoprolol (N=47) 47 0 0 
Nebivolol (N=2) 0 1 1 
Carvedilol (N=4) 4 0 0 
Tổng số BN sử 
dụng chẹn bêta 
(N=92) 
97,82% 
(90/92) 
1,09%(1/92) 1,09%(1/92) 
Liều đích của Bisoprolol theo NC CIBIS II là 
10mg(1), liều đích của Metoprolol theo NC 
COMMIT/CCS2 là 200mg(6), liều đích của 
Carvedilol theo NC CAPRICORN là 50mg(4), liều 
đích của Nebivolol theo NC SENIORS là 10mg(5). 
BÀN LUẬN 
TST lúc xuất viện 
NC của chúng tôi ghi nhận tần số tim trung 
bình trên BN HCVC khi xuất viện là 75,72±13,39 
lần /phút. Con số này cao hơn so với NC của tác 
giả Fazan Irani (2012)(9), Marie France Seronde 
(2014)(14) và Herman (2009)(8). 
Tần số tim trung bình lúc xuất viện của NC 
chúng tôi cao hơn so với tần số tim của các NC 
còn lại có thể do tỉ lệ sử dụng chẹn bêta của 
chúng tôi trong thời gian nằm viện thấp hơn 
(62,2%) so với Herman (99,6%), Farza Irani 
(97%), France Seronde (90%). Liều trung bình 
của chẹn bêta trong nghiên cứu của chúng tôi 
thấp hơn so với các NC trên cũng là một yếu tố 
làm cho tần số tim trung bình của chúng tôi lớn 
hơn. Ngoài ra, số lượng BN được tái thông mạch 
vành rất thấp (10,12%) cũng góp phần làm cho 
tần số tim của BN lúc xuất viện cao hơn (BN 
được tái tưới máu giúp cán cân cung-cầu oxy cơ 
tim được tái lập, giảm đau ngực, cải thiện chức 
năng tim và làm giảm tần số tim). 
TST đạt mục tiêu 
Tỉ lệ BN HCVC có tần số tim lúc xuất viện 
đạt mục tiêu 50-60 lần/phút trong nhóm có sử 
dụng chẹn bêta trong thời gian nằm viện là 
16,3%. Tỉ lệ tần số tim đạt mục tiêu trong nhóm 
có sử dụng chẹn bêta cao hơn so với tác giả 
Herman (5,3%)(8) và thấp hơn so với tác giả 
Farzan Irani (19%)(9). 
Tỉ lệ BN đạt tần số mục tiêu 50-60 lần/phút 
trong NC của chúng tôi (16,3%) lớn hơn so với 
tác giả Herman (5,3%). Điều này có thể giải thích 
do cách lấy TST của chúng tôi khác nhau: trong 
NC của Herman, nhịp tim BN được tính trung 
bình trong suốt quá trình nằm viện. Còn trong 
NC của chúng tôi, những BN được sử dụng chẹn 
bêta sau khi đã được điều trị nội khoa ổn định và 
được chỉ định xuất viện, chúng tôi tiến hành đo 
điện tâm đồ để xác định tần số tim lúc xuất viện. 
Mặc dù tỉ lệ sử dụng chẹn bêta trong NC 
Herman cao (99,6%), liều trung bình cao hơn 
trong NC chúng tôi nhưng do cách lấy tần số tim 
khác chúng tôi nên tỉ lệ đạt tần số tim của chúng 
tôi cao hơn. 
NC của tác giả Farzan Irani Cách lấy tần số 
tim của tác giả Farzan là chỉ ghi nhận nhịp tim 
trong 24 giờ trước xuất viện qua bảng theo dõi 
sinh hiệu của điều dưỡng. Tỉ lệ đạt tần số tim 
mục tiêu của tác giả này cao hơn chúng tôi (tuy 
không nhiều) nhưng có thể giải thích được do 
liều trung bình chẹn bêta của chúng tôi thấp 
hơn, tỉ lệ BN được tái tưới máu trong NC của 
Farzan (51,6%) cao hơn chúng tôi (10,12%). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 183
Tỉ lệ sử dụng chẹn bêta trong NC 
Kết quả NC chúng tôi cho thấy trong 24 giờ 
đầu nhập viện có 27,7% BN được sử dụng chẹn 
bêta, >24 giờ đến lúc xuất viện là 62,2%, toa lúc 
xuất viện là 71,6%. Tỉ lệ sử dụng chẹn bêta ≤ 24 
giờ đầu nhập viện thấp hơn so với tác giả Phạm 
Nguyễn Vinh và CS trong NC MEDI-ACS 
(59%)(13). Tỉ lệ sử dụng chẹn bêta trong thời gian 
>24 giờ đến lúc xuất viện của NC chúng tôi 
(62,2%) tương đương với tác giả Suphot 
Srimachota và CS (62%)(15), tỉ lệ này thấp hơn so 
với dân số UK (United Kingdom) trong nghiên 
cứu GRACE (69,7%)(3), EURO-HEART (74,1%)(7). 
Tỉ lệ kê toa chẹn bêta tại thời điểm xuất viện của 
chúng tôi (71,6%) cao hơn so với Phạm Nguyễn 
Vinh và CS (55%), dân số UK trong NC GRACE 
(65,5%). Tỉ lệ này của chúng tôi (71,6%) tương 
đương với NC EURO-HEART (70,8%). 
Tỉ lệ sử dụng chẹn bêta sớm trong NC chúng 
tôi thấp hơn so với tác giả Phạm Nguyễn Vinh 
và CS có thể do nhóm BN chúng tôi có các yếu tố 
nguy cơ dễ bị choáng tim khi sử dụng chẹn bêta 
sớm như: nhập viện trể (> 12 giờ chiếm 75,7%), 
HA tâm thu tại thời điểm nhập viên < 120mmHg 
chiếm tỉ lệ khá cao (43,9%), nhóm BN > 70 tuổi 
chiếm tỉ lệ cao (52%), nhóm BN có tần số tim lúc 
nhập viện > 110 lần/phút chiếm 11,5%. Thêm 
một lý do nữa để giải thích bác sĩ lâm sàng trong 
nghiên cứu chúng tôi hạn chế sử dụng nhóm 
chẹn bêta sớm trong 24 giờ đầu nhập viện là do 
tỉ lệ nhóm BN nhồi máu thành dưới ±thất phải 
chiểm tỉ lệ cao 36,93%. Nhồi máu vùng thành 
dưới ± thất phải thường liên quan đến tắc ĐMV 
phải. Khi nhóm ĐMV này bị tắc thì nguồn cấp 
máu cho nút xoang và nút nhĩ thất bị ảnh hưởng, 
từ đó dẫn đến nhóm BN này có nguy cơ bị các 
rối loạn nhịp chậm như: suy nút xoang, blốc nhĩ 
thất. Do đó các BS thường thận trọng hơn khi sử 
dụng chẹn bêta sớm trong nhóm BN này. Ngoài 
ra, nhóm BN NMCT có PSTMTT lúc nhập viện < 
40% chiếm tỉ lệ 46,53% cũng có thể là một 
nguyên nhân khiến các BS lâm sàng e ngại việc 
khởi động chẹn bêta trong 24 giờ đầu với tâm lý 
sợ suy tim mất bù, phù phổi. 
Tỉ lệ sử dụng chẹn bêta trong NC chúng tôi 
cải thiện theo thời gian. Khi xuất viện có tới 
71,6% BN được kê toa chẹn bêta, tỉ lệ này lớn 
hơn so với nghiên cứu MEDI-ACS (55%). Tỉ lệ 
chẹn bêta tại thời điểm xuất viện của chúng tôi 
tương đương với NC EURO-HEART. 
Trong NC của chúng tôi, vẫn còn đó 28,4% 
BN không được sử dụng chẹn bêta sau khi 
xuất viện. Điều này có thể lý giải do những 
BN này có chống chỉ định của chẹn bêta: nhịp 
chậm xoang (2,02%), những ca biến chứng 
blốc nhĩ thất (4,73%) mặc dù hồi phục nhịp 
xoang những BS lâm sàng vẫn ngại sử dụng, 
ngoài ra một số ca do BN lớn tuổi có các bệnh 
lý đi kèm như COPD/Hen hoặc phân suất tống 
máu thất trái giảm nhiều làm cho BS hạn chế 
khởi động chẹn bêta. 
KẾT LUẬN 
Qua NC 148 trường hợp BN HCVC tại Khoa 
Tim mạch BV Chợ Rẫy, chúng tôi nhận thấy tần 
số tim trung bình lúc xuất viện của BN là 
75,72±13,39 (lần/phút) cao hơn so với các NC 
khác. Tỉ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu tần số tim 50-
60 lần/phút trong nhóm có sử dụng chẹn bêta là 
16,3%. Trong khi đó, tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn 
bêta trong 24 giờ đầu nhập viện là 27,7 %, tỉ lệ 
này cải thiện theo thời gian với 71,6% BN được 
kê toa lúc xuất viện. Loại chẹn bêta được sử 
dụng nhiều nhất là Metoprolol với 47,1% và 
97,82% BN trong NC được sử dụng ≤ 25% liều 
đích của chẹn bêta. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. The Cardiac Insufficiency Bisoprolol Study II (CIBIS-II) (1999): 
a randomised trial. Lancet, 353 (9146), pp. 9-13. 
2. Amsterdam EA, Wenger NK, Brindis RG, Casey DE, Jr, 
Ganiats TG, et al. (2014), "2014 AHA/ACC Guideline for the 
Management of Patients with Non-ST-Elevation Acute 
Coronary Syndromes: a report of the American College of 
Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice 
Guidelines". J Am Coll Cardiol, 64 (24), pp. e139-228. 
3. Carruthers KF, Dabbous OH, Flather MD, Starkey I, Jacob A, et 
al. (2005), "Contemporary management of acute coronary 
syndromes: does the practice match the evidence? The global 
registry of acute coronary events (GRACE)". Heart, 91 (3), pp. 
290-8. 
4. Doughty RN, Whalley GA, Walsh H, Gamble GD, Lopez-
Sendon J, et al. (2004), "Effects of carvedilol on left ventricular 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Nội Khoa 184
remodeling after acute myocardial infarction: the 
CAPRICORN Echo Substudy". Circulation, 109 (2), pp. 201-6. 
5. Flather MD, Shibata MC, Coats AJ, Van Veldhuisen DJ, 
Parkhomenko A, et al. (2005), "Randomized trial to determine 
the effect of nebivolol on mortality and cardiovascular hospital 
admission in elderly patients with heart failure (SENIORS)". 
Eur Heart J, 26 (3), pp. 215-25. 
6. Garton M (2006), "COMMIT/CCS-2 studies".Lancet, 368 (9536), 
pp. 642; author reply 642-3. 
7. Hasdai D, Behar S, Wallentin L, Danchin N, Gitt AK, et al. 
(2002), "A prospective survey of the characteristics, treatments 
and outcomes of patients with acute coronary syndromes in 
Europe and the Mediterranean basin; the Euro Heart Survey of 
Acute Coronary Syndromes (Euro Heart Survey ACS)". Eur 
Heart J, 23 (15), pp. 1190-201. 
8. Herman M, Donovan J, Tran M, McKenna B, Gore J. M, et al. 
(2009), "Use of beta-blockers and effects on heart rate and blood 
pressure post-acute coronary syndromes: are we on target?". 
Am Heart J, 158 (3), pp. 378-85. 
9. Irani F, Herial N, Colyer WR, Jr. (2012), "Impact of an acute 
coronary syndrome pathway in achieving target heart rate and 
utilization of evidence-based doses of beta-blockers". Am J Ther, 
19 (6), pp. 397-402. 
10. Jneid H, Anderson JL, Wright RS, Adams CD, Bridges CR, et al. 
(2012), "2012 ACCF/AHA focused update of the guideline for 
the management of patients with unstable angina/non-ST-
elevation myocardial infarction (updating the 2007 guideline 
and replacing the 2011 focused update): a report of the 
American College of Cardiology Foundation/American Heart 
Association Task Force on Practice Guidelines". J Am Coll 
Cardiol, 60 (7), pp. 645-81. 
11. Lloyd-Jones D, Adams RJ, Brown TM, Carnethon M, Dai S, et 
al. (2010), "Executive summary: heart disease and stroke 
statistics--2010 update: a report from the American Heart 
Association". Circulation, 121 (7), pp. 948-54. 
12. O'Gara PT, Kushner FG, Ascheim DD, Casey DEJr, Chung MK, 
et al. (2013), "2013 ACCF/AHA guideline for the management 
of ST-elevation myocardial infarction: a report of the American 
College of Cardiology Foundation/American Heart Association 
Task Force on Practice Guidelines". Circulation, 127 (4), pp. 
e362-425. 
13. Phạm Nguyễn Vinh, các cộng sự (2009), "Nghiên cứu quan sát 
điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành 
cấp". Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 58, tr. 12-25. 
14. Seronde MF, Geha R, Puymirat E, Chaib A, Simon T, et al. 
(2014), "Discharge heart rate and mortality after acute 
myocardial infarction". Am J Med, 127 (10), pp. 954-62. 
15. Srimahachota S, Kanjanavanit R, Boonyaratavej S, Boonsom W, 
Veerakul G, et al. (2007), "Demographic, management practices 
and in-hospital outcomes of Thai Acute Coronary Syndrome 
Registry (TACSR): the difference from the Western world". J 
Med Assoc Thai, 90 Suppl 1, pp. 1-11. 
16. Yusuf S, Reddy S, Ounpuu S, Anand S. (2001), "Global burden 
of cardiovascular diseases: part I: general considerations, the 
epidemiologic transition, risk factors, and impact of 
urbanization". Circulation, 104 (22), pp. 2746-53. 
Ngày nhận bài báo: 01/12/2016 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2016 
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017 

File đính kèm:

  • pdftan_so_tim_va_su_su_dung_thuoc_chen_beta_o_benh_nhan_hoi_chu.pdf