Thành phần loài lưỡng cư và bõ sát ở xã Chiềng mai, huyện Mai sơn, tỉnh Sơn La

Qua 5 đợt khảo sát thực địa ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014, chúng tôi đã thu thập được 75 mẫu vật của 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ và 30 loài bò sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Trong đó có 6 loài bò sát bị đe dọa với 5 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2016). Đáng chú ý có một số loài hiếm gặp hoặc mới công bố gần đây như: Hylarana menglaensis, Cyrtodactylus bichnganae, Scincella ochracea và Sibynophis collaris. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp một số đặc điểm về phân bố theo sinh cảnh và nơi ở của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực này

pdf 10 trang dienloan 3240
Bạn đang xem tài liệu "Thành phần loài lưỡng cư và bõ sát ở xã Chiềng mai, huyện Mai sơn, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phần loài lưỡng cư và bõ sát ở xã Chiềng mai, huyện Mai sơn, tỉnh Sơn La

Thành phần loài lưỡng cư và bõ sát ở xã Chiềng mai, huyện Mai sơn, tỉnh Sơn La
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 60 - 69 
60 
THÀNH PHẦN LOÀI LƢỠNG CƢ VÀ BÕ SÁT 
Ở XÃ CHIỀNG MAI, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA 
Phạm Văn Anh1, Phạm Văn Nhã1, Sồng Bả Nênh1,8 
Nguyễn Kim Tiến2, Nguyễn Quảng Trƣờng 
3
1Trường Đại học Tây Bắc 
 2Trường Đại học Hồng Đức 
3Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 
Tóm tắt: Qua 5 đợt khảo sát thực địa ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ tháng 10/2013 đến 
tháng 5/2014, chúng tôi đã thu thập được 75 mẫu vật của 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ và 30 loài 
bò sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Trong đó có 6 loài bò sát bị đe dọa với 5 loài có tên trong Nghị định 
32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ 
IUCN (2016). Đáng chú ý có một số loài hiếm gặp hoặc mới công bố gần đây như: Hylarana menglaensis, 
Cyrtodactylus bichnganae, Scincella ochracea và Sibynophis collaris. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp một 
số đặc điểm về phân bố theo sinh cảnh và nơi ở của các loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực này. 
Từ khóa: Đa dạng, phân bố, lưỡng cư, bò sát, xã Chiềng Mai. 
1. Mở đầu 
Xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn có tọa độ địa lý từ 21°11'04" - 21°14'06" vĩ độ Bắc và 
103°57'42" - 104°00'52" kinh độ Đông, với tổng diện tích 2.136 ha, trong đó độ che phủ đạt 
39,4% [15]. Mặc dù rừng trên núi đá vôi quanh các khu vực dân cư đã bị tác động nhưng chất 
lượng sinh cảnh vẫn còn khá tốt. Các nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát (LCBS) ở tỉnh Sơn La 
chủ yếu tập trung ở các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) như: Nguyễn Văn Sáng và cộng sự 
(2010) đã thống kê được 78 loài ở KBTTN Xuân Nha [11], Nguyễn Văn Sáng (trong Lê Trần 
Chấn và cộng sự, 2012) [6] đã ghi nhận 49 loài ở KBTTN Tà Xùa và một số nghiên cứu khác 
của Phạm Văn Anh và cộng sự (2012 [1], 2014 [2], 2015 [3], 2016 [4]), Pham et al. (2014 [8], 
2015 [9], 2016 [10]), Le et al. (2015) [7]) đã ghi nhận bổ sung vùng phân bố của 31 loài 
lưỡng cư và bò sát (LCBS). Đáng chú ý đã mô tả một loài mới cho khoa học (Tylototriton 
anguliceps) và ghi nhận bổ sung 8 loài cho khu hệ LCBS của Việt Nam với các mẫu vật thu 
thập ở Sơn La. Ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn hầu như chưa có công bố nào về thành phần 
loài LCBS. Dựa vào kết quả khảo sát thực địa trong hai năm gần đây, chúng tôi đưa ra danh 
sách thành phần loài và thảo luận về đặc điểm phân bố, giá trị bảo tồn của khu hệ LCBS ở xã 
Chiềng Mai. 
2. Nguyên liệu và phƣơng pháp 
Nguyên liệu: Đã phân tích 75 mẫu vật LCBS thu được ở xã Chiềng Mai, huyện Mai 
Sơn. Các mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Khoa Sinh Hóa, trường Đại học Tây Bắc. 
Đã tiến hành 5 đợt khảo sát thực địa (Bảng 1, Hình 1), ở mỗi điểm khảo sát chúng tôi 
thu mẫu dọc theo đường mòn trong rừng, các vách núi đá vôi, hang, ao, ruộng và vực nước. 
8
 Ngày nhận bài: 15/8/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 
Liên lạc: Phạm Văn Anh, e - mail: phamanhdhsphn@gmail.com 
 61 
Mẫu vật được thu thập chủ yếu vào ban đêm từ 19h00 đến 24h00, một số loài bò sát 
được thu vào ban ngày. Các loài lưỡng cư, thằn lằn được thu thập bằng tay, rắn độc thu 
bằng kẹp. 
Sau khi chụp ảnh, hầu hết mẫu vật được thả lại tự nhiên, một số mẫu vật cần kiểm tra 
thêm về đặc điểm hình thái được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu. Mẫu được gây mê, đeo nhãn 
và định hình trong cồn 80-90% trong vòng 6-10 giờ, sau đó được bảo quản trong cồn 70%. 
Bảng 1. Địa điểm, thời gian khảo sát tại xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn 
Stt Điểm khảo sát (Bản) Thời gian nghiên cứu Tọa độ địa lý Số người 
1 
Huổi My 25-27/10/2013 N: 21°13'544"N 
E: 103°58'035" 
7 
2 
Cứp 15-17/11/2013 N: 21°13'036" 
E: 103°58'289" 
7 
3 
Vựt 21-23/3/2014 N: 21°12'205" 
E: 103°58'278" 
4 
4 
Hoa Sơn 1 11-13/4/2014 N: 21°11'556" 
E: 103°59'347" 
4 
5 
Cáy Ton 30/4-1/5/2014 N: 21°11'59" 
E: 104°00'348" 
5 
6 
Nà Đốc 2/4-4/5/2014 N: 21°11'046" 
E: 104°00'516" 
5 
Hình 1. Bản đồ vị trí các điểm khảo sát ở Chiềng Mai 
 62 
Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận một số loài thường bị săn bắt thông qua phỏng vấn 
người dân địa phương và quan sát di vật của chúng được lưu lại trong nhà dân (rắn, tắc kè). 
Định tên các loài theo các tài liệu Bourret (1942) [5], Smith (1935, 1943) [12,13] và các 
tài liệu có liên quan khác. 
Để đánh giá về sự tương đồng về thành phần loài LCBS ở xã Chiềng Mai với một số 
khu vực lân cận chúng tôi sử dụng phần mềm Past Statistics. Số liệu được mã hóa theo dạng 
đối xứng: có mặt (1) và không có mặt (0). Chỉ số Sorensen-Dice được sử dụng để so sánh sự 
tương đồng về thành phần loài giữa hai vùng. Chỉ số này được tính dựa theo công thức: 
djk = 2M/(2M+N), trong đó M là số loài xuất hiện ở cả hai vùng và N là tổng số loài chỉ xuất 
hiện ở một vùng. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Thành phần loài 
Qua phân tích mẫu vật và quan sát trực tiếp tại thực địa, chúng tôi đã ghi nhận được ở 
xã Chiềng Mai có 43 loài LCBS gồm 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ và 30 loài bò 
sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Đáng chú ý, chúng tôi đã thu thập được mẫu vật của một số 
loài bò sát mới được mô tả trong thời gian gần đây hoặc hiếm gặp như Hylarana menglaensis, 
Cyrtodactylus bichnganae, Scincella ochracea và Sibynophis collaris. 
Về mức độ đa dạng loài theo các họ, họ Rắn nước (Colubridae) đa dạng nhất với 9 loài, 
tiếp theo là các họ Nhái bầu (Microhylidae) và họ Tắc kè (Gekkonidae) cùng ghi nhận 5 loài; 
các họ còn lại ghi nhận từ 1-3 loài (Hình 2). 
Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ tương đồng thành phần loài LCBS ở xã Chiềng 
Mai với các khu vực lân cận ở tỉnh Sơn La bao gồm các KBTTN Copia [1-2, 4, 6, 7-10]; 
Xuân Nha [4, 6, 11], Sốp Cộp [2, 4, 7-10, 14]; Tà Xùa [6] và thành phố Sơn La [3]. 
Bảng 2. Danh sách các loài LCBS ở xã Chiềng Mai 
TT Tên khoa học Tên phổ thông TL 
Phân bố 
Sinh 
cảnh 
Nơi ở 
 AMPHIBIA LỚP LƢỠNG CƢ 
 ANURA BỘ KHÔNG ĐUÔI 
 Bufonidae Gray, 1825 Họ cóc 
 1 Duttaphrynus melanostictus Schneider, 1799 Cóc nhà M 2,3 II 
 Microhylidae Gunther, 1858 Họ Nhái bầu 
 2 Microhyla butleri Boulenger, 1900 Nhái bầu bút lơ M 1,2,3 II 
 3 Microhyla fissipes (Boulenger, 1884) Nhái bầu hoa M 1,2,3 II 
 4 Microhyla heymonsi Vogt, 1911 Nhái bầu hây môn M 1,2,3 II 
 5 Microhyla pulchra (Hallowell, 1861) Nhái bầu vân M 3 II 
 63 
 6 Micryletta inornata (Boulenger, 1890) Nhái bầu trơn M 3 II 
 Dicroglossidae Anderson, 1871 Họ Ếch nhái chính thức 
 7 Fejervarya limnocharis (Gravenhost, 1829) Ngóe M 1,2,3 II 
 8 Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834) Ếch đồng M 2 II 
 9 Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 2007 Ếch nhẽo ba-na M 1 I 
 Ranidae Rafinesque, 1814 Họ Ếch nhái 
 10 Hylarana guentheri (Boulenger, 1882) Chẫu chuộc M 2 II 
 11 Hylarana menglaensis Fei, Ye and Xie, 2008 Ếch suối meng-la M 1 I 
 12 Hylarana sp. Ếch suối 1 II 
 Rhacophoridae Hoffman, 1932 Họ Ếch cây 
 13 Polypedates mutus (Smith, 1940) Chẫu chàng mi-an-ma M 1,2,3 IV 
 REPTILIA LỚP BÕ SÁT 
 SQUAMATA BỘ CÓ VẢY 
 Sauria Phân bộ thằn lằn 
 Agamidae Gray, 1827 Họ nhông 
 14 Calotes versicolor (Daudin, 1802) Nhông xanh M 2,3 IV 
 Gekkonidae Gray, 1825 Họ Tắc kè 
 14 Cyrtodactylus bichnganae Ngo & Grismer, 2010 Thạch sùng ngón bích ngân M 1 III 
 16 Gekko reevesii (Gray, 1831) Tắc kè M 1 III 
 17 Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 Thạch sùng đuôi sần M 1,2 III 
 18 Hemidactylus sp. Thạch sùng đuôi dẹp M 1 III 
 19 Hemiphillodactylus sp. Thạch sùng đá M 1 III 
 Scincidae Gray, 1825 Họ Thằn lằn bóng 
 20 Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) Thằn lằn bóng đuôi dài M 2,3 II 
 21 Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa M 2,3 II 
 22 Scincella ochracea (Bourret, 1937) Thằn lằn cổ thân đỏ M 1 II 
 Serpentes Phân bộ Rắn 
 Typhlopidae Merrem, 1820 Họ Rắn giun 
 23 Ramphotyphlops braminus (Daudin, 1803) Rắn giun thường M 1,2 III 
 Pythonidae Fitzinger, 1826 Họ Trăn 
 24 Python molurus (Linnaeus, 1758) Trăn đất Đ 1 III 
 Xenopeltidae Bonaparte, 1845 Họ Rắn mống 
 25 Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827 Rắn mống M 2,3 II 
 Colubridae Oppel, 1811 Họ Rắn nƣớc 
 26 Ahaetulla prasina (Reinhardt, 1827) Rắn roi thường M 1,2 IV 
 27 Boiga multomaculata (Boie, 1827) Rắn rào đốm M 1 IV 
 28 Coelognathus radiatus (Boie, 1827) Rắn sọc dưa M 1,2,3 III 
 64 
 29 Dendrelaphis pictus (Smelin, 1789) Rắn leo cây thường M 1,2 IV 
 30 Lycodon fasciatus (Anderson, 1879) Rắn khuyết đốm M 1 II 
 31 Oligodon fasciolatus (Günther, 1864) Rắn khiếm đuôi vòng M 1 II 
 32 Orthriophis taeniurus (Cope, 1861) Rắn sọc đuôi M 1,3 III 
 33 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường M 1,3 II 
 34 Sibynophis collaris (Gray, 1853) Rắn rồng cổ đen M 2 II 
 Homalopsidae Họ Rắn bồng 
 35 Hypsiscopus plumbea (Boie, 1827) Rắn bồng chì M 2 I 
 36 Myrrophis chinensis (Gray, 1842) Rắn bồng trung quốc M 2 I 
 Natricidae Họ Rắn sãi 
 37 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ nhỏ M 2,3 II 
 38 Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1860) Rắn nước M 2 I 
 Pareatidae Họ Rắn hổ mây 
 39 Pareas margaritophorus (Jan, 1866) Rắn hổ mây ngọc M 1 IV 
 Elapidae Boie 1827 Họ Rắn hổ 
 40 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong Q 2,3 II 
 41 Bungarus multicinctus Blyth, 1860 Rắn cạp nia bắc Q 2,3 II 
 42 Naja atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang Q 1,3 III 
 Viperidae Oppel, 1811 Họ Rắn lục 
 43 Trimeresurus albolabris (Gray, 1842) Rắn lục mép trắng M 1,3 IV 
Ghi chú: Thông tin: TL. Tư liệu; M. mẫu vật; Q. Ghi nhận qua quan sát; Đ. Ghi nhận qua thông tin 
phỏng vấn. Nơi phân bố (sinh cảnh): 1. Rừng trên núi đá vôi; 2. Khu dân cư; 3. Trảng cỏ - cây bụi. 
Nơi ở: I. Ở nước; II. Ở mặt đất; III. Ở hang; IV. Ở trên cây. 
Hình 2. Đa dạng các loài trong họ LCBS ở xã Chiềng Mai 
 65 
Bảng 3. Hệ số tƣơng đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LCBS giữa xã Chiềng Mai 
với các KBTTN trong tỉnh Sơn La 
Khu vực Copia Sốp Cộp Xuân Nha Tà Xùa TP Sơn La Chiềng Mai 
Copia 1 
 Sốp Cộp 0,75449 1 
 Xuân Nha 0,58683 0,55128 1 
 Tà Xùa 0,46377 0,47244 0,70866 1 
 TP Sơn La 0,54015 0,61905 0,47619 0,49485 1 
 Chiềng Mai 0,56061 0,61157 0,47934 0,45652 0,87912 1 
Kết quả phân tích thống kê cho thấy thành phần loài LCBS ở xã Chiềng Mai có mức độ 
tương đồng cao nhất với thành phố Sơn La (djk = 0,87912), tiếp theo là KBTTN Sốp Cộp 
(djk = 0,61157), KBTTN Copia (djk = 0,56061); với hai KBTTN còn lại đều ở mức dưới trung 
bình, cụ thể như sau: so với Xuân Nha (djk = 0,47934) và so với Tà Xùa (djk = 0,45652) (Bảng 3). 
Hình 3. Phân tích tập hợp theo nhóm về sự tƣơng đồng của thành phần loài LCBS của 
xã Chiềng Mai và một số KBTTN trong tỉnh Sơn La 
Ghi chú: CM: Chiềng Mai, TX: Tà Xùa, XN: Xuân Nha, Co: Copia, TPSL: Thành phố Sơn La, 
SC: Sốp Cộp, giá trị gốc nhánh với số lần nhắc lại là 1000 
Kết quả phân tích theo tập hợp nhóm (Hình 2) thì thành phần loài LCBS ở xã Chiềng 
Mai và thành phố Sơn La tập hợp cùng một nhánh (chỉ số gốc nhánh 100), hai khu vực này 
cũng tách thành một nhánh riêng so với các KBTTN trong tỉnh, với chỉ số gốc nhánh là 91. 
Điều này có thể giải thích là do sinh cảnh ở xã Chiềng Mai và thành phố Sơn La chủ yếu là 
núi đá vôi, thảm thực vật đã bị tác động mạnh và trong khu vực nghiên cứu không có dạng 
sinh cảnh rừng trên núi đất như ở các KBTTN khác. 
3.2. Phân bố theo dạng sinh cảnh 
Dựa vào hiện trạng thảm thực vật và mức độ tác động của con người chúng tôi chia thành 
3 loại sinh cảnh ở xã Chiềng Mai: Rừng trên núi đá vôi, trảng cỏ - cây bụi và khu dân cư. 
 66 
Hình 4. Phân bố các loài LCBS theo sinh cảnh ở xã Chiềng Mai 
Sự phân bố của các loài LCBS theo 3 dạng sinh cảnh thể hiện trong Bảng 2 và Hình 4. 
Ở cả ba loại sinh cảnh đều bắt gặp 8 loài lưỡng cư vì các loài này chủ yếu là loài phổ biến 
phân bố rộng. Các loài bò sát phân bố nhiều nhất ở sinh cảnh rừng trên núi đá vôi với 19 loài, 
tiếp đến sinh cảnh khu dân cư với 16 loài và thấp nhất là sinh cảnh trảng cỏ cây bụi với 12 
loài. Rừng trên núi đá vôi có nhiều loài nhất vì khu vực này có thảm thực vật tốt hơn với 
nhiều hang hốc là nơi cư ngụ của nhiều loài tắc kè và rắn. Có 6 loài ghi nhận ở cả ba dạng 
sinh cảnh, chủ yếu là các loài phân bố rộng như: Microhyla butleri, M. fissipes, M. heymonsi, 
Fejervarya limnocharis, Polypedates mutus, và Coelognathus radiatus, 16 loài ghi nhận ở hai 
dạng sinh cảnh và có 21 loài chỉ ghi nhận ở một dạng sinh cảnh. 
3.3. Phân bố theo nơi ở 
Dựa vào vị trí thu thập mẫu trên thực địa chúng tôi phân chia thành 4 dạng nơi ở của 
lưỡng cư ở xã Chiềng Mai (ở nước, ở mặt đất, ở hang và ở trên cây). Đa số các loài lưỡng cư 
thu được ở trên mặt đất (10 loài), 2 loài ở nước, 1 loài ở trên cây và không có loài nào ở hang. 
Ở nhóm bò sát, bặt gặp nhiều nhất ở mặt đất (11 loài) và ở hang (10 loài), ở trên cây ghi nhận 
6 loài và thấp nhất ở nước (3 loài). Đa số các loài LCBS bắt gặp ở mặt đất vì đây là môi 
trường thuận lợi cho các hoạt động sống như: săn mồi, sinh sản bên cạnh đó nhóm bò sát 
bắt gặp nhiều ở hang vì khu vực nghiên cứu chủ yếu là sinh cảnh rừng trên núi đá vôi. 
Hình 5. Phân bố theo nơi ở của các loài LCBS ở xã Chiềng Mai 
8 8 8
19
16
12
0
5
10
15
20
Rừng trên núi đá vôi Khu dân cư và cây nông 
nghiệp
Trảng cỏ - cây bụi
Lƣỡng cƣ Bò sát
2
10
1
3
11
10
6
0
2
4
6
8
10
12
Ở nước Ở mặt đất Ở hang Ở trên cây
Lưỡng cư
Bò sát
 67 
3.4. Các loài quý hiếm 
Trong số 43 loài LCBS ghi nhận ở xã Chiềng Mai, có 6 loài bị đe dọa bao gồm 5 loài có 
tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): 1 loài ở bậc CR, 3 loài ở bậc EN và 1 loài ở bậc VU; 
1 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2016) ở bậc VU; và 5 loài có tên trong Nghị định 
32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đều thuộc nhóm IIB (Bảng 4). 
Bảng 4. Các loài LCBS quý, hiếm ở xã Chiềng Mai 
Tên Tiếng Việt Tên khoa học NĐ 32 2006) SĐVN (2007) IUCN (2016) 
Trăn đất Python molurus IIB CR 
Rắn sọc dưa Coelognathus radiatus IIB VU 
Rắn ráo Ptyas korros EN 
Rắn cạp nong Bungarus fasciatus IIB EN 
Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus IIB 
Rắn hổ mang Naja atra IIB EN VU 
Ghi chú: NĐ 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IIB: hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại; SĐVN: 
Sách Đỏ Việt Nam (2007) và IUCN (2016): Danh lục Đỏ IUCN (2016); CR: cực kỳ nguy cấp; EN: 
nguy cấp; VU: sẽ nguy cấp. 
4. Kết luận 
Đã ghi nhận ở xã Chiềng Mai có 43 loài gồm 13 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 5 họ, 1 bộ 
và 30 loài bò sát thuộc 27 giống, 12 họ, 1 bộ. Số loài LCBS phân bố ở sinh cảnh rừng trên núi 
đá vôi cao nhất với 19 loài, tiếp theo là sinh cảnh khu dân cư với 16 loài và thấp nhất là sinh 
cảnh trảng cỏ cây bụi với 12 loài. Số loài sống ở cả ba dạng sinh cảnh là 6 loài, ở hai dạng 
sinh cảnh là 16 loài và chỉ ở một dạng sinh cảnh là 21 loài. Đa số các loài LCBS ở trên mặt 
đất, gồm 10 loài lưỡng cư và 11 loài bò sát. 
Trong số các loài LCBS ghi nhận ở Chiềng Mai, có 6 loài bị đe dọa gồm 5 loài có tên 
trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 5 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài có 
tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2016). Một số loài mới được mô tả hoặc hiếm gặp ghi nhận ở 
khu vực nghiên cứu gồm Hylarana menglaensis, Cyrtodactylus bichnganae, Scincella 
ochracea và Sibynophis collaris. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ 
Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106-NN.05-2014.34. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phạm Văn Anh, Nguyễn Văn Tân, Nguyên Lân Hùng Sơn, Nguyễn Quảng Trường 
(2012), Lần đầu tiên ghi nhận hai loài ếch nhái Nanorana aenea (Smith, 1922) và 
Gracixalus quangi Rowley, Dau, Nguyen, Cao & Nguyen, 2011 (Amphibia: Anura) ở 
 68 
tỉnh Sơn La, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư, Bò sát ở Việt Nam lần thứ hai. 
Nxb Đại học Vinh, tr. 38 - 43. 
[2] Phạm Văn Anh, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Văn Tân, Trần Thị Thanh Nga, 
Nguyễn Quảng Trường, (2014), Lần đầu tiên ghi nhận ba loài ếch thuộc họ Cóc bùn 
Megophryidae (Amphibia: Anura) ở tỉnh Sơn La, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia 
Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 30(1S): 1 - 6. 
[3] Phạm Văn Anh, Từ Văn Hoàng, Khăm Đi Peng Ki Chư, Nguyễn Quảng Trường, 
Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Kim Tiến (2015). Đa dạng thành phần loài lưỡng cư, 
bò sát ở thành phố Sơn La, Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh 
vật, lần thứ 8. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 461 - 467. 
[4] Phạm Văn Anh, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Từ Văn Hoàng, Sổng 
Bả Nênh, Giàng A Hừ (2016). Các loài Nhái bầu (Microhylidae: Amphibia) ở tỉnh Sơn 
La, Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam, Hội nghị quốc 
gia lần thứ 2. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 37 - 42. 
[5] Bourret R., (1942). Les Batraciens de I’Indochine, Men Inst. Ocean Indoch, Hanoi, 517p. 
[6] Lê Trần Chấn, Vũ Đình Thống, Đặng Ngọc Cần, Phạm Văn Nhã, Trương Văn Lả, Ngô 
Xuân Tường, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Trường Sơn, Vũ Anh Tài, Trần Ngọc Ninh, 
Nguyễn Hữu Tứ, Nguyễn Viết Lương, Lê Mai Sơn, Lê Văn Hưng, Phạm Đăng Trung, 
Lê Bá Biên, Lưu Thế Anh, Nguyễn Ngọc Thành, Mai Thành Tân, Trần Thị Thúy Vân, 
Bùi Văn Cường, Giàng A Tạ, Bùi Văn Thành, Nguyễn Tiến Thỏa, Nguyễn Văn Chính 
(2012). Báo cáo tổng hợp dự án điều tra đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên 
Copia, Tà Xùa và Xuân Nha, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đa dạng và An toàn Sinh học, 
Hà Nội. 
[7] Le, T. D., Nguyen, T. T., Nishikawa, K., Nguyen, L. H. S., Pham, V. A., Matsui, M., 
Bernardes, M., and Nguyen, Q. T. (2015). A New Species of Tylototriton Anderson, 
1871 (Amphibia: Salamandridae) from Northern Indochina, Current Herpetology. 
Kyoto, 34(1): 38 - 50. 
[8] Pham, V. A., Nguyen, L. H. S., Nguyen, Q. T. (2014). New records of snakes (Squamata: 
Serpentes) from Son La Province, Vietnam, Herpetology Notes, 7: 771 - 777. 
[9] Pham, V. A., Le, T. D., Nguyen, L. H. S., Ziegler, T., Nguyen, Q. T. (2015). New 
provincial records of skinks (Squamata: Scincidae) from northwestern Vietnam., 
Biodiversity Data Journal. Published: 05 Feb 2015. 
[10] Pham, V. A., Le, T. D., Pham, T. C., Nguyen, L. H. S., Ziegler, T., Nguyen, Q. T. (2016). 
Two additional records of megophryid species, Leptolalax minimus (Taylor, 1962) and 
Leptobrachium masatakasatoi Matsui, 2013, for the herpetofauna of Vietnam, Revue 
suisse de Zoologie. pp. 43 - 47. 
[11] Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Xuân Đặng và Nguyễn Quảng Trường (2010). Đa dạng về 
thành phần loài bò sát và ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, 
Tạp chí Sinh học, 32(4): 54 - 61. 
[12] Smith M. A. (1935). The fauna of Bristish India, Ceylon and Burma, Reptilia and 
Amphibia. Vol II. Sauria, 440pp. 
 69 
[13] Smith, M. A. (1943). The fauna of Bistish india, Ceylon and Burma, reptilia and 
Amphibia. Vol III. Serpentes, 583pp. 
[14] Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2003). Dự án bổ xung, điều chỉnh xây dựng KBTTN 
Sốp Cộp tỉnh Sơn La, Chi cục Kiểm lâm Sơn La, 65 tr. 
[15] Ủy Ban nhân dân xã Chiềng Mai (2014). Báo cáo kết quả thực thực hiện nhiệm vụ phát 
triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2014. Phương hướng nhiệm vụ trọng 
tâm và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an 
ninh năm 2015, (Tài liệu nội bộ, 11tr). 
COMPONANT SPECIES OF THE HERPETOFAUNA 
IN CHIENG MAI COMMUNE, MAI SON DISTRICT, SON LA PROVINCE 
Pham Van Anh
1
, Pham Van Nha
1
, Song Ba Nenh
1
, 
Nguyen Kim Tien
2
, Nguyen Quang Truong 
3 
1
Tay Bac University 
 2
Hong Duc University 
3
Institute of Ecology and Biological Resources, Hanoi, Vietnam
Abstract: From the results of recent field surveys from Oct 2013 to May 2014, we herein report the first 
herpetofaunal list of Chieng Mai Commune, Mai Son District, Son La Province, comprising 13 species of 
amphibians (eight genera, five families, one order) and 30 species of reptiles (27 genera, 12 families, one order). 
Six of them are suffered from being distinction, including five species listed in the Governmental Decree No. 
32/2006/ND-CP, five species listed in the Vietnam Red Data Book (2007), and one species listed in the IUCN 
Red List (2016). Several newly described or poorly known species were found in the study area, viz. Hylarana 
menglaensis, Cyrtodactylus bichnganae, Scincella ochracea, and Sibynophis collaris. We also provide 
additional data of distribution pattern of reptiles and amphibian species in Chieng Mai area. 
Keywords: Diversity, distribution, amphibians, reptiles, Chieng Mai Commune. 

File đính kèm:

  • pdfthanh_phan_loai_luong_cu_va_bo_sat_o_xa_chieng_mai_huyen_mai.pdf