Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam bộ trong bối cảnh hiện nay
Nghiên cứu đánh giá thực trạng
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm
nhạc dân gian Khmer Nam Bộ trong bối cảnh
hiện nay. Nghiên cứu sử dụng các phương
pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu,
phương pháp điền dã dân tộc học. Kết quả
cho thấy công tác bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer
Nam Bộ thời gian qua chủ yếu được thực hiện
theo hướng tự phát, lưu truyền theo phương
thức truyền miệng, truyền dạy gắn với các
nghệ nhân, nghệ sĩ. Các hình thức sưu tầm,
nghiên cứu, giới thiệu, đào tạo tuy đã được
quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam bộ trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam bộ trong bối cảnh hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 DOI: 10.35382/18594816.1.35.2019.198 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ÂM NHẠC DÂN GIAN KHMER NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Phạm Tiết Khánh1, Nguyễn Đăng Hai2, Phạm Thị Tố Thy3 THE SITUATION OF PRESERVATION AND PROMOTION OF THE CULTURAL VALUES OF KHMER FOLK MUSIC IN THE SOUTH OF VIETNAM Pham Tiet Khanh1, Nguyen Dang Hai2, Pham Thi To Thy3 Tóm tắt – Nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phương pháp điền dã dân tộc học. Kết quả cho thấy công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ thời gian qua chủ yếu được thực hiện theo hướng tự phát, lưu truyền theo phương thức truyền miệng, truyền dạy gắn với các nghệ nhân, nghệ sĩ. Các hình thức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, đào tạo tuy đã được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế. Từ khóa: âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ, bảo tồn và phát huy, giá trị văn hóa. Abstract – This study evaluated the cur- rent condition of the preservation and pro- motion of cultural values of Khmer folk music. The study used sociological inves- tigation methods, in-depth interviews, and ethnographic fieldwork methods. The results showed that the preservation and promotion of the cultural values of Khmer folk music in the south of Vietnam were mainly done 1,2,3Trường Đại học Trà Vinh Ngày nhận bài: 09/9/2019; Ngày nhận kết quả bình duyệt: 20/9/2019; Ngày chấp nhận đăng: 01/10/2019 Email: pttothy@tvu.edu.vn 1,2,3Tra Vinh University Received date: 09th September 2019 ; Revised date: 20th September 2019; Accepted date: 01st October 2019 spontaneously, via oral transmission between artisans and artists. Even though research into Khmer folk music, introduction of out- siders to Khmer folk music, and training have begun to be collected and researched, it is still very limited. Keywords: cultural values, preservation and promotion, Vietnam Southern Khmer folk music. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nam Bộ là vùng đất có nhiều dân tộc cùng cộng cư từ lâu đời, trong đó người Khmer có lịch sử định cư khá sớm, có nhiều ảnh hưởng về mặt văn hóa, xã hội và ngôn ngữ trong vùng. Đây là tộc người có dân số đông nhất trong các tộc người thiểu số ở Nam Bộ. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.640 người [1], cư trú chủ yếu ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trải qua quá trình cộng cư lâu dài và ổn định cùng các dân tộc anh em ở Nam Bộ, người Khmer đã tạo dựng một nền văn hóa – nghệ thuật dân gian độc đáo và đa dạng với nhiều loại hình, loại thể khác nhau, có nội dung tư tưởng nhân văn sâu sắc và giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trong đó, nền âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ với nhiều thể loại khác nhau chứa đựng những giá trị độc đáo về nội dung tư tưởng và hình 9 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT thức nghệ thuật, gắn bó mật thiết với nhịp sống đời thường, với sinh hoạt văn hóa cộng đồng và các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ như: dàn nhạc Ngũ âm, dàn nhạc Mô hô ri, dàn nhạc cưới, dàn nhạc Sko Thum, dàn nhạc A răk, múa trống Chhay dăm, đồng dao, Chom riêng Cha pây, hát ru, hát A day,... Có thể nói, nền âm nhạc dân gian của người Khmer Nam Bộ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện và khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và đặc biệt là giữa các dân tộc ở vùng đất Nam Bộ. Chính vì vậy, loại hình nghệ thuật này đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer Nam Bộ cũng như của các dân tộc Việt Nam. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, tâm hồn của người Khmer Nam Bộ, đặc biệt là trong thời đại mới, góp phần phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị của đất nước, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của toàn xã hội. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập và giao lưu ngày càng sâu rộng, sự phát triển và phổ biến của các phương tiện nghe nhìn hiện đại, các chương trình âm nhạc mới, hấp dẫn trên truyền hình, các trang mạng xã hội. . . , nền âm nhạc dân gian của người Khmer Nam Bộ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Nhiều tác phẩm âm nhạc, nhiều loại nhạc khí đang có nguy cơ bị mai một, đánh mất bản sắc; nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã phải từ bỏ đam mê vì công việc mưu sinh nhọc nhằn, nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ kì cựu đã qua đời; giới trẻ ngày càng thờ ơ và không mặn mà với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ. Trong đó, một số thể loại đang có nguy cơ mai một, cần bảo tồn khẩn cấp như nghệ thuật trình diễn dân gian Chom riêng Cha pây, dàn nhạc A răk,. . . vì các nghệ nhân, nghệ sĩ thuộc lĩnh vực này còn rất ít và đa số họ đã lớn tuổi, sức khỏe yếu, trong khi đó đội ngũ kế thừa chưa được đầu tư đào tạo bài bản, các phương thức sưu tầm, lưu trữ vốn di sản âm nhạc chưa được đầu tư thực hiện một cách có hệ thống. Trên cơ sở đó, bài báo được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu góp phần đề ra các cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ thời gian tới. Cấu trúc bài viết gồm hai nội dung chính: Một là, xác định thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ về các phương diện: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hình thức, nội dung bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ; Và hai là, xác định thành tựu, hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ trong thời gian qua và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trên. II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Việc đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập ở những mức độ khác nhau. Ý kiến chia sẻ của các nhà nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ những tham luận tại các hội thảo khoa học như: Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - di sản văn hóa dân tộc (2013) tại Trường Đại học Trà Vinh, Nghệ thuật âm nhạc phương Đông – Bản sắc và giá trị (2014) tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ – Thực trạng và giải pháp (2019) tại Trường Đại học Trà Vinh... Theo Thạch Mu Ni [2], nghệ thuật biểu diễn của người Khmer Nam Bộ trong thời gian qua đã đạt được không ít thành tựu như việc dàn dựng ngày càng công phu, có bài bản, lớp diễn logic hơn; nhiều đội nhạc, đội văn nghệ quần chúng Khmer được khôi phục và phát triển... Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra thực tế mai một của một số loại hình nghệ thuật, tiêu biểu như nghệ thuật sân khấu Rô băm. Nguyên nhân chủ yếu là do nội dung 10 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT nghệ thuật thiếu phong phú, chất lượng nghệ thuật chưa cao, kĩ năng diễn xướng còn hạn chế, không gian phổ biến nghệ thuật còn hạn hẹp, kênh phổ biến nghệ thuật thiếu hợp lí. Nguyễn Đăng Hai và cộng sự [3] phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống Khmer Nam Bộ tại Việt Nam. Theo các tác giả, công tác đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam tồn tại một số bất cập về cơ cấu ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo. Sơn Ngọc Hoàng [4] phân tích thực trạng sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy nhạc khí dân gian Khmer Nam Bộ. Từ thực tiễn nghiên cứu tại Kiên Giang, Bùi Công Ba [5] cho rằng bên cạnh những thành tựu đạt được, một số thể loại âm nhạc và sân khấu dân gian Khmer ở tỉnh Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ mai một. Nguyên nhân của sự mai một thời gian qua là do việc điều tra, sưu tầm chưa đồng bộ và thiếu khoa học; do sự tác động của lối sống hiện đại; thiếu định hướng, tuyên truyền từ các cơ quan chức năng. . . [5]. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển cũng được đề cập trong các bài viết của Lâm Vĩnh Phương [6], Nguyễn Thị Mỹ Liêm [7], Thạch Mu Ni [8]. . . Nguyễn Thị Mỹ Liêm [7] cho rằng cần giải quyết một cách biện chứng giữa bảo tồn và phát triển. Theo đó, chúng ta cần bảo tồn âm nhạc dân gian ngay trong đời sống cộng đồng, tức “bảo tồn sống”; đồng thời, chúng ta cần kế thừa, tiếp biến các giá trị của nhân loại. Tương tự, Thạch Mu Ni [8] cũng cho rằng âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ cần được bảo tồn và phát triển theo hai hướng: vừa giữ được truyền thống, vừa cải biên nâng cao ngang tầm với xu thế hiện đại và vừa giữ được bản sắc, vừa tiếp nhận có chọn lọc. Bên cạnh các bài viết có tính khái quát, nhiều bài viết đề cập đến thực trạng bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của người Khmer Nam Bộ. Lê Tiến Thọ [9] cho rằng khó khăn lớn nhất trong bảo tồn và phát huy sân khấu Dù kê chính là nguồn nhân lực còn hạn chế, đặc biệt là trình độ của đội ngũ sáng tác và biểu diễn. Lâm Vĩnh Phương [6] nêu lên những khó khăn trong bảo tồn sân khấu Dù kê: sự tác động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, xu hướng đồng hóa nghệ thuật, chưa có những khảo sát, điều tra cơ bản về nghệ thuật Khmer để bảo tồn, những bất đồng về quan điểm bảo tồn và phát huy giữa các nhà quản lí, nghiên cứu. . . Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, Phan Thị Thu Hiền và cộng sự [10] cho rằng công tác bảo tồn, phát huy sân khấu Dù kê cần gắn với phát triển du lịch của địa phương. Như vậy, thực trạng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu, ở các mức độ khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn về nguồn nhân lực, kinh phí, công tác tuyên truyền. . . Tuy nhiên, các tác giả chưa đưa ra cụ thể các kết quả khảo sát, điều tra chi tiết ở khu vực Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, việc khảo sát và đánh giá một cách hệ thống thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer ở khu vực Nam Bộ là cần thiết. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU A. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu Để đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ, chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc điều tra, khảo sát, sưu tầm thực địa tại các địa phương của Nam Bộ – Việt Nam và Campuchia từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 8 năm 2019. Đối với khu vực Đông Nam Bộ, chúng tôi khảo sát tại hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. Đối với khu vực Tây Nam Bộ, chúng tôi khảo sát tại tám tỉnh, thành: Trà Vinh, Sóc Trăng, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Việc lựa chọn 10 tỉnh, thành trên vì đây là những nơi tập trung nhiều người Khmer sinh sống. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các nghệ nhân, nghệ sĩ là Khmer Nam Bộ; các nhà nghiên cứu âm nhạc và văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam Bộ; các nhà quản lí, cơ quan quản lí, đào tạo về văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam Bộ tại các khu vực nghiên cứu; các tài liệu, tư liệu, hiện vật, nhạc khí... về âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ. 11 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT Đồng thời, nhằm có cơ sở so sánh, đánh giá hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer giữa Việt Nam và Campuchia, chúng tôi mở rộng phạm vi khảo sát ở một số khu vực của Campuchia. Tại Campuchia, chúng tôi khảo sát các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, quản lí đào tạo âm nhạc dân gian Khmer Campuchia tại Phnom Penh và Siem Reap. Về phía các nghệ nhân, nghệ sĩ, các đoàn nghệ thuật, chúng tôi khảo sát mô hình bảo tồn và phát huy âm nhạc dân gian của người Khmer Campuchia tại Làng Văn hóa (Siem Reap), mô hình bảo tồn và phát huy âm nhạc dân gian tại Cambodian Living Arts (Siem Reap), mô hình bảo tồn văn hóa dân gian tại quần thể Angkor Wat (Siem Reap), cơ sở chế tác nhạc cụ truyền thống Khmer (Phnom Penh), mô hình bảo tồn văn hóa – nghệ thuật dân gian tại Bảo tàng Quốc gia Campuchia (Phnom Penh). Về phía các nhà quản lí, cơ sở đào tạo về âm nhạc dân gian Khmer Campuchia, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các nhà nghiên cứu, quản lí tiêu biểu của các đơn vị như Khoa Âm nhạc – Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Hoàng gia Campuchia, các chuyên gia công tác tại Đoàn Nghệ thuật Quân đội Campuchia, Bộ Văn hoá và Nghệ thuật Campuchia, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Campuchia. B. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin Nhằm thu thập ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu, nhà quản lí, đào tạo, các nghệ nhân, nghệ sĩ, chúng tôi sử dụng hai mẫu phiếu điều tra xã hội học khác nhau cho hai đối tượng là các nghệ nhân, nghệ sĩ và các nhà quản lí, đào tạo. Kết quả, đối với các nhà quản lí, đào tạo, chúng tôi thu nhận được 46 phiếu hợp lệ; đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ, chúng tôi thu nhận được 222 phiếu hợp lệ. Bên cạnh đó, trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu các nghệ nhân, nghệ sĩ; các nhà quản lí, đào tạo để hiểu sâu hơn kết quả khảo sát. Tại Campuchia, chúng tôi tiến hành phỏng vấn hơn 20 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, các nhà quản lí, đào tạo tiêu biểu về âm nhạc dân gian Khmer Campuchia. Dữ liệu điều tra xã hội học được xử lí bằng phần mềm SPSS 22. Đối với các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 4 lựa chọn (1: Hoàn toàn đồng ý; 2: Đồng ý một phần; 3: Không đồng ý; 4: Hoàn toàn không đồng ý), giá trị khoảng cách = (giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất) / n = (4-1)/4 = 0.75. Ý nghĩa các mức như sau: 1.0 – 1.75: Hoàn toàn đồng ý 1.76 – 2.5: Đồng ý 2.51 – 3.25: Không đồng ý 3.26 – 4.0: Hoàn toàn không đồng ý Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát, đánh giá nhiều văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – nghệ thuật nói chung, âm nhạc Khmer Nam Bộ nói riêng. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Âm nhạc dân gian của người Khmer Nam Bộ khá phong phú và đa dạng cả về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Nó bao gồm các làn điệu dân ca, dân nhạc, các loại nhạc cụ và âm nhạc trong những điệu múa dân gian. Kết quả khảo sát các nghệ nhân, nghệ sĩ tại Nam Bộ, chúng tôi xác định cơ cấu các thể loại âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ: dân ca (Hình 1) và dàn nhạc dân gian (Hình 2). Qua đó, chúng ta nhận thấy ba loại hình dân ca phổ biến nhất trong đời sống người Khmer ở các tỉnh, thành của Nam Bộ là hát trong lễ nghi phong tục (17.6%), Chom riêng Cha pây (17.2%), hát ru (16.2); ba loại hình dàn nhạc tiêu biểu nhất là dàn nhạc Ngũ âm (11.8%), dàn nhạc dây (10.8%) và dàn nhạc Chhay dăm (10.1%). Âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ có những đặc trưng riêng góp phần quan trọng vào việc định hình nền âm nhạc dân gian cổ truyền ... a đã sưu tầm vẫn còn thiếu nhiều, chưa bao quát đầy đủ các thể loại dân ca Khmer Nam Bộ. Đặc biệt, các tác giả chưa đề cập đến lĩnh vực nhạc khí Khmer Nam Bộ. Theo thống kê được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1999 của Viện Âm nhạc, các dân tộc Khmer Nam Bộ, Chăm và Hoa có 919 bài dân ca, 667 bài dân nhạc, trong khi đó dân tộc Kinh có 8.977 bài dân ca, 2.055 bài dân nhạc, các dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn – Tây Nguyên có 1.529 bài dân ca, 1.374 bài dân nhạc, các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có 5.466 bài dân ca [20]. Điều này cho thấy, việc sưu tầm, nghiên cứu dân ca, dân nhạc của người Khmer còn hạn chế so với các dân tộc khác ở Việt Nam. Nghiên cứu về nhạc khí Khmer Nam Bộ cũng đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là nghiên cứu của Phạm Duy [21], Lê Ngọc Canh [22], Nguyễn Thị Mỹ Liêm [23], Sơn Ngọc Hoàng và cộng sự [24], [25], Hoàng Túc [26]... Trong đó, đáng lưu ý là hai công trình Nhạc khí dân tộc Khmer Nam Bộ và Nhạc khí dân tộc Khmer Sóc Trăng. Các công trình đã tiến hành phân loại, mô tả chi tiết từng loại nhạc khí của người Khmer Nam Bộ. Qua khảo sát công tác sưu tầm, nghiên 17 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT cứu, giới thiệu âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, công tác sưu tầm dân ca, dân nhạc Khmer được thực hiện một cách có hệ thống diễn ra chủ yếu vào thập niên 80 của thế kỉ XX, tức cách nay đã hơn 30 năm. Các sưu tầm về âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ hiện chủ yếu tập trung vào dân ca. Trong dân ca, nhiều thể loại vẫn chưa được sưu tầm, một số thể loại mới chỉ sưu tầm được một số lượng rất hạn chế so với thực tế đang lưu truyền trong nhân dân như Chom riêng Cha pây, dàn nhạc A răk. . . Tuy người Khmer có chữ viết riêng nhưng các bài dân ca, dân nhạc chưa được sưu tầm và lưu giữ bài bản bằng văn tự, sách vở mà tồn tại chủ yếu qua truyền miệng, hoặc chỉ được khai thác ở số ít nghệ nhân, nghệ sĩ và mang đậm chất dân gian. Thứ hai, việc thống kê, phân loại, định danh các thể loại âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ cũng chưa được thực hiện một cách có hệ thống dựa trên các cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn. Việc xác định các thể loại, cơ cấu thể loại, đặc trưng, giá trị của âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ cũng chưa được thực hiện khoa học. Thứ ba, trong một số công trình sưu tầm dân ca Khmer Nam Bộ, việc dịch thuật và kí âm một số bài dân ca, dân nhạc cũng còn một số nhầm lẫn. Chính vì vậy, chúng ta cần tổ chức sưu tầm, kí âm các tác phẩm dân ca, nhạc khí Khmer Nam Bộ một cách có hệ thống hơn. Việc xây dựng hệ thống thang âm riêng để kí âm các bài bản dân ca, nhạc khí Khmer Nam Bộ nhằm truyền bá và bảo tồn âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ là vô cùng quan trọng. Tuy còn hạn chế nhưng những công trình trên là nguồn tư liệu có giá trị và cần thiết cho công tác nghiên cứu, truyền dạy và đào tạo âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ. D. Công tác tuyên truyền, quảng bá Thực tế thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã nỗ lực bảo tồn, truyền bá âm nhạc dân gian Khmer trong đời sống các dân tộc ở Nam Bộ bằng nhiều hình thức khác nhau như hội thi, hội diễn, liên hoan, các chương trình Bảng 3: Các hình thức truyền bá âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ Số lượng Tỉ lệ (%) Đài truyền hình 192 15.2% Các đoàn, đội, nhóm, câu lạc bộ nghệ thuật 171 13.5% Đài phát thanh 163 12.9% Các loại băng, đĩa 128 10.1% Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về nghệ thuật 127 10.1% Các cá nhân, gia đình 114 9.0% Các trường dân tộc nội trú 103 8.2% Các trang mạng xã hội 100 7.9% Các loại tài liệu giấy 95 7.5% Các loại hình báo điện tử 69 5.5% Tổng 100% (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) phát thanh, truyền hình bằng tiếng Khmer. . . Năm 2013, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã chủ trì phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức “Liên hoan Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ nhất”. Năm 2018, Ban Truyền hình tiếng dân tộc – Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình Sóc Trăng phối hợp tổ chức liên hoan dân ca Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 1 tại tỉnh Sóc Trăng. Các đài phát thanh, truyền hình: VTV5 Tây Nam Bộ, Đài Phát thanh – Truyền hình Sóc Trăng, Đài Phát thanh – Truyền hình Trà Vinh. . . không ngừng sản xuất và phát sóng các chương trình bằng tiếng Khmer, trong đó, nhiều thể loại âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ được ghi hình và trình chiếu nhằm phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, nơi có đông học sinh Khmer cũng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ. Việc tổ chức các hội thi, hội diễn với quy mô toàn quốc góp phần giới thiệu sự độc đáo của âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ tới 18 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT công chúng trong và ngoài nước. Đồng thời, đây còn là dịp để các nghệ sĩ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nhằm bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, góp phần đề cao văn hóa, cái đẹp và các giá trị nhân văn, tình đoàn kết hữu nghị của các dân tộc. Nhằm đánh giá hiệu quả của các hình thức lưu giữ, truyền bá âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ trong cộng đồng, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi “Theo Ông/Bà, âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ ngày nay được lưu truyền hiệu quả qua các phương tiện nào?”. Kết quả thu được như Bảng 3 cho thấy, hình thức lưu truyền hiệu quả chủ yếu là thông qua đài truyền hình, đài phát thanh; các đoàn, đội, nhóm, câu lạc bộ nghệ thuật Khmer; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về nghệ thuật. E. Nguyên nhân về thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ Tuy công tác bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ thời gian qua luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển nhưng nhiều loại hình vẫn có nguy cơ mai một, đánh mất bản sắc. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua phân tích, kết hợp với kết quả khảo sát ý kiến các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà quản lí, đào tạo, chúng tôi xác định nguyên nhân mai một của các loại hình âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ thời gian qua chủ yếu là do sự tác động của các thiết bị điện tử, phương tiện nghe nhìn hiện đại; sự tác động của các thể loại âm nhạc, chương trình giải trí hiện đại; sự thay đổi về thị hiếu âm nhạc của người dân; sự tác động của nền kinh tế thị trường. . . Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Sơn Ngọc Hoàng [4], Bùi Công Ba [5]. Bên cạnh đó, các nghệ nhân, nghệ sĩ không đồng tình ý kiến cho rằng nội dung, hình thức âm nhạc dân gian hiện nay kém hấp dẫn. Kết quả khảo sát được thể hiện qua Bảng 4. Những khó khăn trong việc truyền dạy âm nhạc dân gian Khmer tại địa phương hiện nay chủ yếu vẫn là thiếu cơ sở vật chất, kinh phí và đội ngũ kế thừa. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua kết quả điều tra, khảo sát âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ trong năm 2018-2019, chúng tôi nhận thấy: Thời gian qua, tuy Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ nhưng thực tế, thực trạng mai một, đánh mất bản sắc đối với một số loại hình âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ là có thực. Việc một số loại hình âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ mai một do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Đó là do sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa dẫn tới sự thay đổi thị hiếu thẩm mĩ của người dân; sự tác động của các phương tiện nghe nhìn hiện đại, của các thể loại âm nhạc khác; sự thay đổi của môi trường diễn xướng. . . ; bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ thời gian qua chủ yếu được thực hiện theo hướng tự phát, sự lưu truyền theo phương thức truyền miệng gắn với các nghệ nhân, nghệ sĩ. Các hình thức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, đào tạo tuy đã được thực hiện nhưng còn hạn chế. Từ thực trạng trên, chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng cần: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nhằm khuyến khích mọi tổ chức cá nhân tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ; cần có chính sách vinh danh các nghệ nhân, nghệ sĩ có tài năng, có cống hiến cho âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ; đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, kinh phí cho các đoàn nghệ thuật Khmer trọng điểm; củng cố và duy trì các đội, nhóm, câu lạc bộ, đoàn nghệ thuật Khmer chuyên và không chuyên ở các khu vực có đông người Khmer sinh sống ở khu vực Nam Bộ. . . ; xây dựng nhà diễn tập đoàn nghệ thuật Khmer tại các địa phương, khuyến khích phong trào văn nghệ quần chúng phát triển. Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng. Gắn kết bảo tồn với phát triển kinh tế du lịch tại các địa phương nhằm nâng cao 19 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT Bảng 4: Nguyên nhân mai một của các loại hình âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ Nguyên nhân Giá trị trung bình 1. Sự tác động của các thiết bị điện tử, phương tiện nghe nhìn hiện đại 1.30 2. Sự tác động của của các thể loại âm nhạc, chương trình giải trí hiện đại 1.31 3. Sự thay đổi về thị hiếu âm nhạc của người dân 1.36 4. Sự tác động của nền kinh tế thị trường 1.36 5. Sự lưu truyền theo phương thức truyền miệng gắn với các nghệ nhân, nghệ sĩ 1.43 6. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lí, cơ sở đào tạo, các nghệ nhân, nghệ sĩ và người dân chưa tốt 1.47 7. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển 1.49 8. Thiếu môi trường diễn xướng, diễn tấu 1.56 9. Các cơ quan quản lí, các cấp chính quyền địa phương chưa quan tâm, đầu tư đúng mức 1.57 10. Sự biến đổi của không gian và môi trường diễn xướng 1.58 11. Các cơ sở giáo dục, đào tạo về âm nhạc không mặn mà với ngành âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ 1.67 12. Sự tác động của tình hình chính trị, văn hóa - xã hội 1.68 13. Cộng đồng chưa hiểu hết ý nghĩa sâu sắc của âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ 1.83 14. Cộng đồng ít quan tâm đến âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ 1.90 15. Nội dung, hình thức kém hấp dẫn và khó hiểu 2.12 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) đời sống cho người dân. Thứ ba, về công tác đào tạo, truyền dạy, trong điều kiện kinh phí khó khăn, trước mắt, Nhà nước cần tăng cường đầu tư phục dựng, truyền dạy một số loại hình nghệ thuật có nguy cơ bị mai một cao như Chom riêng Cha pây, đồng dao, hát ru, giáo huấn ca, đàn Cha pây đong veng, Dàn nhạc A răk. Thứ tư, tổ chức sưu tầm, nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm âm nhạc dân gian sang các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Anh. Việc tổ chức dịch thuật sẽ góp phần đưa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ đến công chúng trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số Nhà ở Trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009; 2010. [2] Thạch Mu Ni. Các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh. 2014;13:18–26. [3] Nguyễn Đăng Hai, Phạm Thị Tố Thy. Đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật Khmer Nam Bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. In: Nghệ thuật âm nhạc phương Đông: Bản sắc và giá trị. Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 2014. p. 420–430. [4] Sơn Ngọc Hoàng. Thực trạng nghiên cứu, sưu tầm và truyền dạy nhạc khí dân gian Khmer Nam Bộ. In: Kỉ yếu hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp. Trường Đại học Trà Vinh; 2019. p. 16–25. [5] Bùi Công Ba. Việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc và sân khấu dân gian Khmer Nam Bộ ở tỉnh Kiên Giang. In: Kỉ yếu hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp. Trường Đại học Trà Vinh; 2019. p. 65–72. [6] Lâm Vĩnh Phương. Kinh nghiệm truyền dạy, đào tạo đội ngũ sáng tác, biểu diễn loại hình sân khấu Dù kê tại Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh. 2014;13:68–73. [7] Nguyễn Thị Mỹ Liêm. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển âm nhạc dân gian trong bối cảnh hiện nay. In: Kỉ yếu hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp. Trường Đại học Trà Vinh; 20 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT 2019. p. 26–31. [8] Thạch Mu Ni. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc và tiếp nhận trong âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay. In: Kỉ yếu hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp. Trường Đại học Trà Vinh; 2019. p. 41–45. [9] Lê Tiến Thọ. Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - di sản văn hóa dân tộc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh. 2014;13:27–31. [10] Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Hiền. Bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu dân gian gắn với du lịch (từ kịch múa mặt nạ Hahoe Hàn Quốc đến những gợi ý cho Dù kê của miền Tây Nam Bộ Việt Nam). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh. 2014;13:39–47. [11] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia; 2001. [12] Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa. Dân ca Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Văn nghệ; 1978. [13] Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa, Minh Luân. Dân ca Hậu Giang. Hậu Giang: Sở Văn hóa Thông tin Hậu Giang; 1986. [14] Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Giang, Thạch Han. Dân ca Cửu Long. Cửu Long: Sở Văn hóa Thông tin Cửu Long; 1986. [15] Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Giang. Dân ca Kiên Giang. Sở Văn hóa Thông tin Kiên Giang; 1985. [16] Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Giang, Từ Nguyên Thạch. Dân ca Sông Bé. Sông Bé: Nhà Xuất bản Tổng hợp Sông Bé; 1991. [17] Nguyễn Trúc Phong, Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Giang. Dân ca Trà Vinh. Trà Vinh: Sở Văn hóa Thông tin Trà Vinh; 2004. [18] Chu Xuân Diên chủ biên. Văn học dân gian Bạc Liêu. Hà Nội: Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; 2011. [19] Nguyễn Văn Hoa (sưu tầm). 100 làn điệu dân ca Khmer. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Trẻ; 2004. [20] Phương Thảo. Hội thảo khoa học về công tác thống kê vốn di sản âm nhạc cổ truyền. Nhân dân diện tử; 2010. [21] Phạm Duy. Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam. Sài Gòn: Hiện Đại; 1972. [22] Lê Ngọc Canh. Nghệ thuật âm nhạc truyền thống Khmer Nam Bộ. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. 2004;5. [23] Nguyễn Thị Mỹ Liêm. Giáo trình âm nhạc truyền thống Việt Nam. Hà Nội: Âm nhạc; 2014. [24] Sơn Ngọc Hoàng, Đào Huy Quyền, Ngô Khị. Nhạc khí dân tộc Khmer Nam Bộ. Hà Nội: Khoa học Xã hội; 2005. [25] Sơn Ngọc Hoàng, Đào Huy Quyền, Ngô Khị. Nhạc khí dân tộc Khmer Sóc Trăng. Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; 2007. [26] Hoàng Túc. Diễn ca Khmer Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Thời đại; 2011. 21
File đính kèm:
- thuc_trang_bao_ton_va_phat_huy_gia_tri_van_hoa_am_nhac_dan_g.pdf