Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn hà nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà

Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có những thay

đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời với sự nảy sinh các mối

quan hệ mới và là bước chuyển đổi vai trò từ “người phụ nữ” trở thành “người

mẹ”. Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và của trẻ sơ sinh cần

được quan tâm nhiều nhất.

Theo Tổ chức y tế thế giới, có khoảng 60% tử vong bà mẹ và 32% tử

vong sơ sinh xảy ra vào ngày thứ nhất sau sinh. Khoảng 13% và 4% tỷ lệ tử

vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau

sinh [111]. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau sinh cao nhất thế giới, mỗi năm

có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh và có 850.000 trẻ

không thể sống sót sau tuần đầu tiên [51]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế

năm 2009, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là 69/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong

sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [5]. Hai tuần đầu sau sinh là khoảng thời

gian mà tần suất xuất hiện của các biến chứng sau sinh phổ biến nhất. Các biến

chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch,

nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, tầng sinh môn, hoặc rối

loạn tâm thần sau sinh. Trẻ sơ sinh có thể có những vấn đề sức khỏe như nhiễm

khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý.[108].

pdf 146 trang dienloan 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn hà nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn hà nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà

Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn hà nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG 
PHẠM PHƯƠNG LAN 
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SAU SINH CỦA BÀ MẸ Ở 
HAI BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ 
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHĂM SÓC SAU SINH TẠI NHÀ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
HÀ NỘI, 2014 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG 
PHẠM PHƯƠNG LAN 
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SAU SINH CỦA BÀ MẸ Ở 
HAI BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ 
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHĂM SÓC SAU SINH TẠI NHÀ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
Chuyên ngành: Y tế công cộng 
Mã số : 62.72.03.01 
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Vương Tiến Hòa 
TS. Nguyễn Thị Thùy Dương 
HÀ NỘI, 2014 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện 
một cách nghiêm túc, trung thực, đúng quy trình và đảm bảo tính khoa học. 
Các số liệu và kết quả trong luận án không trùng lặp với bất kỳ công trình 
nghiên cứu của tác giả nào khác trong, ngoài nước và chưa được công bố, hoặc sử 
dụng ở bất kỳ đâu. 
Tác giả 
 Phạm Phương Lan 
Lời cám ơn 
Để hoàn thành bản luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và 
hỗ trợ chân thành, hiệu quả của nhiều đơn vị, cá nhân, các thày, cô giáo, các 
đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong gia đình. 
 Trước tiên, tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám đốc và Cơ sở đào tạo sau 
đại học- Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương tạo mọi điều kiện và giúp đỡ hỗ trợ tôi 
hoàn thành luận án. 
 Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi chân thành gửi đến: PGS.TS. Vương Tiến 
Hòa, TS. Nguyễn Thị Thùy Dương và đặc biệt là cố PGS.TS. Lê Anh Tuấn 
những người thày, cô đã tận tình hướng dẫn khoa học, truyền dạy cho tôi những 
kiến thức và kinh nghiệm quý báu của các thày cô giúp tôi có thể hoàn thành 
cuốn luận án này. 
 Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện 
Phụ sản trung ương, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì đã tạo điều kiện cho tôi 
thực hiện nghiên cứu tại cơ sở. Tôi cũng xin cám ơn toàn thể các bác sỹ, nữ hộ 
sinh, điều dưỡng và các đồng nghiệp đã tham gia thu thập số liệu, đóng góp 
nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình xử lý và phiên giải số liệu. 
 Cuối cùng, tôi luôn ghi nhớ sự chia sẻ, động viên, hết lòng của bố mẹ, 
chồng, hai con, và bạn bè đã giúp đỡ, cho tôi thêm nghị lực để học tập và hoàn 
thành bản luận án này. 
Hà nội, ngày 15 tháng 1 năm 2014 
 Phạm Phương Lan 
CÁC TỪ VIẾT TẮT 
BPTT Biện pháp tránh thai 
CS Chăm sóc 
CSTN Chăm sóc tại nhà 
CSSS Chăm sóc sau sinh 
CTC Cổ tử cung 
CSHQ Chỉ số hiệu quả 
HQCT Hiệu quả can thiệp 
Pctc Tỷ lệ trước can thiệp 
Psct Tỷ lệ sau can thiệp 
DTBS Dị tật bẩm sinh 
DV Dịch vụ 
HA Huyết áp 
IMR Tỷ suất tử vong sơ sinh/ Infant mortality Ratio 
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình 
MMR Tỷ suất tử vong mẹ/ Marternal Mortality Ratio 
NC Nghiên cứu 
NCCT Nghiên cứu can thiệp 
NKHS Nhiễm Khuẩn hậu sản 
PSTW Phụ sản trung ương 
QG Quốc gia 
RCT Thử nghiệm lâm sàng/ Randomised Control Trial 
SKSS Sức khỏe sinh sản 
TCMR Tiêm chủng mở rộng 
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới 
TSM Tầng sinh môn 
 MỤC LỤC 
Lời cam đoan 
Lời cám ơn 
Bảng chữ viết tắt 
Mục lục 
Danh mục bảng 
Danh mục biểu đồ 
Danh mục sơ đồ và hình 
§Æt vÊn ®Ò 1 
Môc tiªu nghiªn cøu 2 
Chương I. TỔNG QUAN 
1.1. Chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại cộng đồng 
1.1.1. Một số khái niệm 
1.1.2. Sinh lý hậu sản thường và sơ sinh đủ tháng 
 1.1.2.1.Giải phẫu và sinh lý hậu sản thường 
 1.1.2.2. Sơ sinh đủ tháng và những vấn đề sức khỏe 
 1.1.3. Những nguy cơ của bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản 
1.1.3. 1. Những nguy cơ của bà mẹ 
1.1.3.2. Những nguy cơ của trẻ sơ sinh 
1.1.4. Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế 
 1.1.4.1. Thời điểm CSSS 
 1.1.4.2. Nội dung CSSS theo hướng dẫn quốc gia về SKSS 
 1.1.4.3 Chính sách nghỉ sau sinh của bà mẹ. 
1.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về CSSS 
 1.2.1. Kiến thức và thực hành CSSS trên thế giới 
 1.2.2. Kiến thức và thực hành CSSS tại Việt Nam 
1.3. Các mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà 
3 
3 
3 
4 
4 
7 
9 
9 
12 
13 
14 
15 
16 
18 
18 
21 
23 
 1.3.2. Mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà trên thế giới 
 1.3.3. Mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà ở Việt Nam 
23 
26 
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Địa điểm nghiên cứu 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
 2.2.1. Thiết kế mô tả cắt ngang 
 2.2.1.1. Thời gian nghiên cứu 
 2.2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 
 2.2.1.3. Cỡ mẫu 
 2.2.1.4. Cách chọn mẫu 
 2.2.1.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 
 2.2.1.6. Các biến số nghiên cứu chính 
 2.2.2. Thiết kế can thiệp 
 2.2.2.1. Thời gian nghiên cứu 
 2.2.2.2. Đối tượng nghiên cứu 
 2.2.2.3. Cỡ mẫu 
 2.2.2.4. Cách chọn mẫu 
 2.2.2.5. Mô tả can thiệp 
 2.2.2.6. Các biến số nghiên cứu chính 
2.3. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 
2.4. Tiến trình nghiên cứu 
2.5. Xử lý và phân tích số liệu 
2.6. Sai số, giới hạn và hạn chế của đề tài và biện pháp khắc 
phục 
2.7. Đạo đức nghiên cứu 
30 
30 
31 
32 
32 
32 
33 
33 
34 
34 
36 
36 
36 
37 
38 
39 
42 
43 
43 
45 
46 
47 
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu CSSS của 
bà mẹ đến sinh con tại hai địa điểm nghiên cứu 
 3.1.1. Thực trạng chăm sóc sau sinh tại gia đình 
 3.1.1.1. Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu 
 3.1.1.2. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ 
 3.1.1.3. Người chăm sóc các bà mẹ 
 3.1.1.4. Tiếp cận thông tin về chăm sóc sau sinh của bà mẹ tại 
cộng đồng 
 3.1.1.5. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh 
 3.1.2. Thực trạng kiến thức về CSSS của bà mẹ 
 3.1.2.1. Kiến thức bà mẹ theo các nội dung chuyên biệt 
 3.1.2.2. Kiến thức chung về CSSS 
 3.1.3. Thực trạng thực hành về CSSS của bà mẹ 
 3.1.3.1. Thực hành của bà mẹ theo các nội dung chuyên biệt 
 3.1.3.2. Thực hành chung về CSSS 
 3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành CSSS 
của bà mẹ 
 3.1.5. Nhu cầu của bà mẹ về dịch vụ CSSS 
 3.3.1. Khó khăn của bà mẹ trong thời kỳ hậu sản 
 3.3.2. Nhu cầu của bà mẹ thời kỳ sau sinh 
 3.3.3. Nhu cầu về chăm sóc tại nhà 
3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại hai bệnh 
viện đã chọn 
 3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
 3.2.2. Đặc điểm lần sinh tại thời điểm nghiên cứu 
 3.2.3. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ 
 3.2.4. Hiệu can thiệp về thay đổi kiến thức 
 3.2.5. Hiệu quả can thiệp về thay đổi thực hành 
 3.2.6. Kiểm định sự khác biệt TB điểm kiến thức và thực hành 
49 
49 
49 
53 
54 
55 
56 
59 
59 
 69 
71 
71 
75 
76 
79 
79 
81 
83 
85 
88 
89 
90 
93 
94 
chung CSSS của bà mẹ sau can thiệp 
 3.2.7.Đánh giá của bà mẹ về chất lượng dịch vụ 
 3.2.8. Đánh giá dịch vụ về phía người cung cấp 
96 
98 
Chương 4. BÀN LUẬN 
4.1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu CSSS của 
bà mẹ đến sinh con tại hai địa điểm nghiên cứu 
 4.1.1. Thực trạng chăm sóc sau sinh tại gia đình 
 4.1.1.1. Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu 
 4.1.1.2. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ 
 4.1.1.3. Người chăm sóc các bà mẹ 
 4.1.1.4. Tiếp cận thông tin về chăm sóc sau sinh của bà mẹ tại 
cộng đồng 
 4.1.1.5. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh 2 tuần sau 
khi xuất viện 
 4.1.2. Thực trạng kiến thức CSSS của bà mẹ 
 4.1.2.1. Kiến thức bà mẹ về CSSS theo các nội dung chuyên 
biệt 
 4.1.2.2. Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS 
 4.1.3. Thực hành CSSS của bà mẹ 
 4.1.3.1. Thực hành của bà mẹ về CSSS theo các nội dung 
chuyên biệt 
 4.1.3.2. Thực hành chung về CSSS 
 4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành CSSS 
của bà mẹ 
 4.1.5. Nhu cầu của bà mẹ về dịch vụ CSSS 
 4.1.5.1. Khó khăn của bà mẹ trong thời kỳ hậu sản 
 4.1.5.2. Nhu cầu của bà mẹ thời kỳ sau sinh 
 4.1.5.3. Nhu cầu về dịch vụ CS chăm sóc tại nhà 
4.2.Đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại hai bệnh 
viện đã chọn 
100 
100 
100 
101 
102 
103 
104 
106 
111 
112 
== 
114 
114 
116 
116 
116 
116 
119 
 4.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
 4.2.2. Đặc điểm lần sinh tại thời điểm nghiên cứu 
 4.2.3. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ 
 4.2.4. Hiệu quả can thiệp của mô hình đến sự thay đổi kiến thức 
 4.2.5. Hiệu quả can thiệp của mô hình đến sự thay đổi thực hành 
 4.2.6. Kiểm định sự khác biệt TB điểm kiến thức và thực hành 
CSSS của bà mẹ sau can thiệp 
 4.2.7. Đánh giá của bà mẹ về chất lượng dịch vụ 
 4.2.8. Các yếu tố thuận lợi và cản trở thực hiện mô hình 
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 
119 
119 
120 
120 
121 
122 
123 
123 
125 
KẾT LUẬN 128 
KIẾN NGHỊ 130 
DANH MỤC BÀI BÁO CÔNG BỐ 132 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145-169 
PHỤ LỤC 
- Phụ lục 1: Mẫu phiếu 1- Phiếu câu hỏi cho bà mẹ 
- Phụ lục 2: Mẫu phiếu 2- Phiếu đánh giá chi phí – hiệu quả 
- Phụ lục 3: Mẫu phiếu 3- Phỏng vấn sâu c¸c ®èi t­îng kh¸c 
- Phụ lục 4: Mẫu phiếu 4- Phỏng vấn sâu cán bộ y tế 
 - Phụ lục 5: Mẫu phiếu 5- Phiếu ghi chép CSSS 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng Tên bảng Trang 
1.1. Tổng hợp các vấn đề sức khỏe của bà mẹ sau sinh 10 
2.1. Nội dung can thiệp chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh thời kỳ sau 
sinh theo Hướng dẫn quốc gia về SKSS 
41 
2.2. Tính giá dịch vụ chăm sóc tại nhà 41 
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 49 
3.2. Đặc điểm lần sinh tại thời điểm nghiên cứu 51 
3.3. Ngày nằm viện trung bình của bà mẹ theo nơi cư trú 52 
3.4. Điều kiện sinh hoạt của bà mẹ sau sinh 53 
3.5. Người giúp bà mẹ sau sinh 54 
3.6. Nguồn thông tin chủ yếu về CSSS 55 
3.7. Sức khỏe của bà mẹ hai tuần sau sinh 56 
3.8. Những thay đổi về cảm xúc sau sinh của bà mẹ 57 
3.9. Sức khỏe của trẻ sơ sinh theo địa bàn cư trú 58 
3.10. Kiến thức bà mẹ về dấu hiệu nguy hiểm sau sinh 59 
3.11. Kiến thức về trệu chứng nhiễm khuẩn sinh dục của bà mẹ 60 
3.12. Kiến thức bà mẹ về vấn đề có thể gặp sau sinh 60 
3.13. Kiến thức bà mẹ về chăm sóc trẻ 61 
3.14. Kiến thức bà mẹ về chế độ lao động, nghỉ ngơi phù hợp 62 
3.15. Kiến thức bà mẹ về vệ sinh sau đẻ 63 
3.16. Kiến thức về chế độ ăn uống của bà mẹ sau sinh 64 
3.17. Kiến thức về bổ sung vi chất của bà mẹ sau sinh 66 
3.18. Kiến thức bà mẹ về thời điểm giao hợp 67 
3.19. Kiến thức bà mẹ về các biện pháp tránh thai được lựa chọn 68 
3.20. Tự đánh giá của bà mẹ về kiến thức CSSS 69 
3.21. Thực hành của bà mẹ về vệ sinh lao động theo địa bàn cư 
trú 
71 
3.22. Thực hành về dinh dưỡng theo địa bàn cư trú 72 
3.23. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ và 
nơi cư trú 
76 
3.24. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ và 
nhóm tuổi 
76 
3.25. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ và 
học vấn 
77 
3.26. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ và 
thu nhập 
77 
3.27. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ và 
số con sống 
78 
3.28. Mối liên quan giữa tỷ lệ đạt về kiến thức và thực hành 79 
3.29. Các khó khăn của sản phụ trong chăm sóc trẻ 79 
3.30. Biến cố về tinh thần trong thời kỳ sau sinh của bà mẹ 80 
3.31. Nhu cầu về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh 81 
3.32. Sự cần thiết phải có CBYT thăm khám trong thời kỳ sau 
sinh 
84 
3.33. Đồng ý tham gia dịch vụ CSSS 84 
3.34. Lý do không sử dụng dịch vụ 85 
3.35. Phân bố đối tượng theo nơi cư trú và địa điểm nghiên cứu 86 
3.36. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 87 
3.37. Đặc điểm sinh nở của bà mẹ tại thời điểm nghiên cứu 88 
3.38. Điều kiện sinh hoạt của bà mẹ sau sinh 89 
3.39. Sự thay đổi kiến thức CSSS của bà mẹ sau sau can thiệp 
theo dấu hiệu bệnh 
91 
3.40. Sự thay đổi kiến thức CSSS của bà mẹ sau can thiệp theo vệ 
sinh lao động 
92 
3.41. Sự thay đổi kiến thức CSSS của bà mẹ sau sau can thiệp 
theo dinh dưỡng 
92 
3.42. Sự thay đổi kiến thức CSSS của bà mẹ sau sau can thiệp 
theo biện pháp KHHGĐ 
93 
3.43. Sự thay đổi về TB điểm kiến thức chung về CSSS của bà 
mẹ sau can thiệp 
95 
3.44. Sự thay đổi về TB điểm thực hành chung về CSSS của bà 
mẹ sau can thiệp 
95 
3.45. Đánh giá của bà mẹ nhóm can thiệp về DV CSSK tại nhà 96 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 
 1.1 Lượng sữa trung bình trong 7 ngày đầu sau sinh 7 
 1.2 Biểu đồ giảm Bilirubin 8 
 1.3 Thời gian nghỉ sinh theo các quốc gia 17 
3.1 Số con trung bình của các đối tượng nghiên cứu 52 
3.2 Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS 69 
3.3 Kiến thức của bà mẹ CSSS theo các nhóm chuyên biệt 70 
3.4 Thực hành chung của bà mẹ về CSSS 75 
3.5 Sự thay đổi của kiến thức chung CSSS của bà mẹ 90 
3.6 Sự thay đổi của thực hành chung CSSS của bà mẹ 94 
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH 
Hình Tên hình/ sơ đồ Trang 
1.1. Các giai đoạn chăm sóc y tế của bà mẹ và trẻ sơ sinh 14 
2.1. Bản đồ Hà nội 30 
2.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp 39 
2.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu 40 
2.4. Tiến trình nghiên cứu 44 
- 1 - 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có những thay 
đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời với sự nảy sinh các mối 
quan hệ mới và là bước chuyển đổi vai trò từ “người phụ nữ” trở thành “người 
mẹ”. Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và của trẻ sơ sinh cần 
được quan tâm nhiều nhất. 
 Theo Tổ chức y tế thế giới, có khoảng 60% tử vong bà mẹ và 32% tử 
vong sơ sinh xảy ra vào ngày thứ nhất sau sinh. Khoảng 13% và 4% tỷ lệ tử 
vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau 
sinh [111]. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau sinh cao nhất thế giới, mỗi năm 
có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh và có 850.000 trẻ 
không thể sống sót sau tuần đầu tiên [51]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế 
năm 2009, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là 69/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong 
sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [5]. Hai tuần đầu sau sinh là khoảng thời 
gian mà tần suất xuất hiện của các biến chứng sau sinh phổ biến nhất. Các biến 
chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch, 
nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, tầng sinh môn, hoặc rối 
loạn tâm thần sau sinh.... Trẻ sơ sinh có thể có những vấn đề sức khỏe như nhiễm 
khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý....[108]. 
Nếu giai đoạn ngay sau sinh, các sản phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc 
một cách khoa học sẽ tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ-con, góp phần 
giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, đảm bảo sự an toàn, phòng tránh hoặc phát 
hiện sớm những biến chứng sau sinh, giúp bà mẹ chóng hồi phục về sức khỏe, 
trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh và môi trường mới sau sinh. Tuy 
nhiên, hầu hết các hoạt động chăm sóc sau sinh (CSSS) hiện nay mới chỉ được 
- 2 - 
chú trọng trong thời gian các bà mẹ nằm viện (24-48 giờ đầu tiên). Các thăm 
khám sau sinh kể từ khi xuất viện cho đến hết thời kỳ hậu sản (42 ngày) hiện 
chưa được quan tâm [51], [94]. Công tác chăm sóc sau sinh bị xem nhẹ làm giảm 
cơ hội nâng cao sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, cũng như làm chậm quá trình 
phát hiện sớm và điều trị bệnh tật ...  quy là 9,6 
ngày. Một khảo sát hộ gia đình tại Quảng Xương, Thanh Hóa về làm mẹ an 
toàn năm 2000 thời gian khám sau sinh trung bình thường quy là 10,4 ngày. 
Thời gian thăm khám như vậy được đánh giá là quá muộn vì đa số các biến cố 
về sức khỏe xảy ra trong tuần đầu tiên sau đẻ [41],[92]. 
Sau khi áp dụng mô hình can thiệp CSSS tại nhà đã có tác động tích cực 
đến kiến thức về CSSS của bà mẹ. Kiến thức chung về CSSS của bà mẹ nhóm 
can thiệp đã tăng cao hơn nhiều so với trước can thiệp với CSHQ là 45,4%. 
Đồng thời sau can thiệp kiến thức CSSS của bà mẹ nhóm can thiệp tăng rõ rệt 
so với bà mẹ nhóm chứng với HQCT là 37,2%. Hiệu quả can thiệp về kiến thức 
CSSS đã được đánh giá trên 4 nhóm bao gồm: phát hiện các dấu hiệu bệnh; vệ 
sinh, lao động; dinh dưỡng tiết chế và kế hoạch hóa gia đình. 
Kết quả cho thấy sau can thiệp kiến thức của các bà mẹ ở nhóm can thiệp 
về CSSS đã tăng rõ rệt so với trước can thiệp với CSHQ dao động từ 40,3% đến 
89,8%. Đồng thời kiến thức của các bà mẹ ở nhóm can thiệp được nâng cao hơn 
so với kiến thức về CSSS của các bà mẹ thuộc nhóm chứng với HQCT từ 
29,7% đến 60,5%. 
4.2.5. Hiệu quả của mô hình đến thực hành CSSS của bà mẹ 
Mô hình chăm sóc tại nhà đã có tác động làm thay đổi thực hành chung 
của bà mẹ về chăm sóc sau sinh. Sau can thiệp, thực hành của các bà mẹ nhóm 
can thiệp tốt hơn so với trước can thiệp với CSHQ là 50,8%. Bên cạnh đó, kết 
122
quả cũng cho thấy thực hành chung về CSSS của các bà mẹ nhóm can thiệp tốt 
hơn so với nhóm chứng với HQCT là 39,9%. 
Can thiệp cũng tác động tích cực đến thực hành cụ thể của các bà mẹ về 
CSSS. Sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ cho con bú hoàn toàn ở nhóm can thiệp 
tăng hơn so với trước can thiệp trong vòng tháng đầu sau sinh; tỷ lệ bà mẹ uống 
thêm viên sắt sau đẻ tăng so với trước can thiệp trong thời gian chăm sóc sau 
sinh tại nhà. Kết quả này cũng thống nhất với một số nghiên cứu khác trên thế 
giới về tác động tích cực của mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà lên thực hành 
của bà mẹ. Một nghiên cứu can thiệp tại Băngladesh năm 2002 và 2004 trên 
3110 cặp mẹ con tại 10 xã nông thôn cho thấy sau hai năm tiến hành can thiệp 
chăm sóc sau sinh, tỷ lệ trẻ được ủ ấm tăng từ 14% (2002) lên 55% (2004); 
76,2% được bú mẹ so với khảo sát ban đầu là 38,6% [45]. 
Sau can thiệp các bà mẹ đã thực hành CSSS tốt hơn, tỷ lệ các bà mẹ có 
thực hành CSSS đúng đã được tăng cao. Điều đó cho thấy, mô hình can thiệp 
CSSS tại nhà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mô hình này là một mô 
hình có hiệu quả giúp nâng cao kiến thức về CSSS, đồng thời tăng cường thực 
hành đúng về CSSS cho các bà mẹ, góp phần nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và 
trẻ sơ sinh. 
4.2.6. So sánh sự thay đổi về trung bình điểm kiến thức và thực hành 
chung về CSSS của bà mẹ sau can thiệp 
Sử dụng t test ghép cặp để kiểm định sự thay đổi về trung bình điểm kiến 
thức CSSS của bà mẹ. Kết quả cho thấy trung bình điểm kiến thức chung của bà 
mẹ trước can thiệp khá thấp (20,5 điểm/ 42 điểm). Sau can thiệp đã tăng lên 1,6 
điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp ( p< 0.001). Can 
123
thiệp chăm sóc tại nhà cũng làm tăng tổng điểm về thực hành chăm sóc sau sinh 
của bà mẹ có ý nghĩa thống kê với mức chênh gần 1 điểm so với trước can 
thiệp. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế là những thay đổi về thực hành đòi 
hỏi phải có thời gian dài hơn những thay đổi về mặt kiến thức. Tuy nhiên, 
những thay đổi về kiến thức lại là tiền đề cho những thay đổi về hành vi. 
 Nhìn chung, can thiệp đã tạo ra sự thay đổi về kiến thức và thực hành của 
bà mẹ về chăm sóc sau sinh, đặc biệt có thể thấy sự thay đổi rõ về mặt bằng 
kiến thức chung trước và sau can thiệp. Tuy điểm cách biệt trước và sau can 
thiệp chưa nhiều (cao nhất là 1,6 điểm) nhưng là tín hiệu khả quan cho việc tiến 
hành can thiệp mang tính sâu rộng tại các địa bàn khác nhau. 
4.2.7. Đánh giá về chất lượng dịch vụ 
Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc tại nhà bằng cách hỏi về 
phản hồi của bà mẹ đã sử dụng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các 
bà mẹ trong nhóm can thiệp đánh giá mô hình CSSS tại nhà là có hiệu quả và 
thái độ của cán bộ y tế ân cần khi cung cấp dịch vụ. Đa số bà mẹ cho rằng giá 
dịch vụ vừa phải và hợp lý. Đây là mô hình tốt có thể triển khai rộng rãi tại 
cộng đồng. Để triển khai mô hình này thì các nhóm cán bộ y tế gồm: bác sỹ, nữ 
hộ sinh tham gia thành các tổ đội đến khám và chăm sóc sau sinh tại nhà cho 
các bà mẹ trong giai đoạn sau sinh từ khi xuất viện cho đến khi 42 ngày sau 
sinh. 
Mô hình cần được triển khai rộng rãi, đặc biệt là tại địa bàn nông thôn, các 
cơ sở y tế tuyến huyện để giúp các bà mẹ có thể tiếp cận một cách tốt nhất với 
các kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh. Đồng thời giảm tải cho khu vực 
y tế tuyến trung ương. 
124
Ngoài những nội dung chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh theo hướng dẫn 
quốc gia về sức khỏe sinh sản, các một số nội dung khác: gói dịch vụ chăm sóc 
da em bé, gói dịch vụ massage làm giảm mỏi cơ và phục hồi cơ bụng cho mẹ, ... 
4.2.8. Các yếu tố thuận lợi và cản trở khi thực hiện mô hình 
4.2.8.1.Các yếu tố thuận lợi 
Yếu tố thuận lợi đầu tiên và cơ bản nhất can thiệp dựa vào nội dung chăm 
sóc sau sinh của hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản. Can thiệp được sự 
ủng hộ của Ban giám đốc hai bệnh viện nơi tiến hành nghiên cứu. Vì vậy khi áp 
dụng không bị lúng túng. Ban giám đốc bệnh viện Ba Vì kỳ vọng, nếu nghiên 
cứu can thiệp thành công về dịch vụ CSSS có thể là gợi ý để mở rộng các hoạt 
động thăm khám tại nhà như thay băng, cắt chỉ và theo dõi các trường hợp phẫu 
thuật ngoại khoa đã ra viện. 
Về trang thiết bị chuyên môn, do thiết bị khám lưu động khá đơn giản, 
chỉ bao gồm 01 máy siêu âm và 01 hộp dụng cụ có gía trị khoảng 180 triệu 
đồng, hoàn toàn nằm trong khả năng thanh toán của một đơn vị đầu tư y tế cấp 
huyện. 
Về con người: Yếu tố con người vô cùng quan trọng vì nó giúp duy trì hệ 
thống. Ngoài chuyên môn giỏi, cán bộ y tế tham gia chăm sóc sau sinh tại nhà 
cần phải có thêm các kiến thức về xã hội, có kỹ năng giao tiếp tốt, phải chân 
thành và cởi mở mới có thể làm các bà mẹ cảm thấy tin tưởng. Mô hình triển 
khai dịch vụ này tại Bệnh viện Phụ sản trung ương giao cho đơn vị chăm sóc tại 
nhà, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì phân công kiêm nhiệm cho khoa Sản. Nhân viên 
tham gia dịch vụ được tập huấn về chuyên môn và kỹ năng tư vấn, có thể tham 
gia hoạt động dịch vụ ngay được. 
125
4.2.8.2. Các yếu tố cản trở 
Về phương tiện vận chuyển, xe máy vẫn là lựa chọn tốt nhất vì có thể chủ 
động và phù hợp với địa bàn nông thôn hơn là ô tô. 
Về sự hợp tác của cộng đồng , chúng ta cần xây dựng các chiến lược giáo 
dục, tuyên truyền cho cộng đồng về dịch vụ chăm sóc tại nhà. Có thể in và phát 
các tài liệu liên quan đến dịch vụ này. Ví dụ như bản hướng dẫn: “những điều 
gia đình và sản phụ cần biết khi đăng ký dịch vụ thăm khám tại nhà” 
 Ở địa bàn nông thôn, có thể kết hợp với các chương trình truyền thông 
khác giáo dục cho gia đình, đặc biệt là những thành viên như bà nội, bà ngoại, 
chồng là những người có ảnh hưởng nhiều nhất đến thực hành của bà mẹ về 
chăm sóc sau sinh một cách khoa học. 
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 
 Nghiên cứu được thiết kế để đạt được hai mục tiêu: mô tả thực trạng về 
kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ, và đánh giá hiệu quả mô 
hình chăm sóc tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại 2 bệnh 
viện được chọn. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên hai địa bàn khác biệt: thành 
thị và nông thôn giúp mô tả thực trạng về kiến thức, thực hành của các bà mẹ về 
chăm sóc bản thân và chăm sóc con thời kỳ sau sinh. Đây cũng là tiền đề để xây 
dựng thiết kế nghiên cứu can thiệp sau này. Trong nghiên cứu cắt ngang, phần 
thiết kế định tính giúp nghiên cứu viên hiểu rõ thêm về tập quán chăm sóc sau 
sinh của các bà mẹ cũng như những nhu cầu của bà mẹ (dù là nhỏ nhất) trong 
giai đoạn này. Đây cũng chính là một điểm mạnh của nghiên cứu. 
Thiết kế nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau được sử dụng, tuy nhiên 
để tránh vi phạm đạo đức nghiên cứu (quan niệm rằng các bà mẹ được quyền sử 
126
dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh như nhau), các đối tượng thuộc hai nhóm 
không được tuyển chọn ngẫu nhiên. Đây chính là sự khác biệt duy nhất của 
thiết kế sử dụng cho nghiên cứu này với thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu 
nhiên có đối chứng [83]. Quy trình chọn mẫu theo trình tự: tất cả các bà mẹ đều 
được tư vấn về dịch vụ chăm sóc sau sinh (ở phòng đẻ) sau đó họ sẽ tự quyết 
định xem có đăng ký dịch vụ chăm sóc sau sinh hay không. Trong trường hợp 
không được lựa chọn ngẫu nhiên, nghiên cứu sẽ phải đối mặt với các sai số do 
chọn mẫu. Các sai số do đối tượng không được phân bổ ngẫu nhiên (sai số do 
chọn mẫu) chỉ có thể bị loại bỏ bởi hai phương pháp: hoặc so sánh sự tương 
đồng của hai nhóm trước khi can thiệp, hoặc chọn mẫu ghép cặp [37], [97]. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chọn phương pháp ghép cặp theo độ 
tuổi mẹ, thu nhập và số con (theo kết quả của nghiên cứu cắt ngang) để đảm 
bảo không có sự khác biệt giữa hai nhóm có thể ảnh hưởng đến đánh giá về 
hiệu quả can thiệp. 
Cỡ mẫu lấy đủ theo theo thiết kế ban đầu trong cả hai nghiên cứu nên rất 
thuận lợi cho quá trình phân tích số liệu. Các dịch vụ chăm sóc sau sinh thống 
nhất giữa hai bệnh viện theo nội dung chăm sóc sau sinh của Hướng dẫn quốc 
gia về sức khỏe sinh sản 2009. Các cán bộ tham gia dịch vụ đều có chuyên môn 
tốt và được tập huấn về tư vấn. 
Bệnh viện Phụ sản trung ương được lựa chọn có chủ đích chứ không phải 
ngẫu nhiên theo lý do tác giả đã trình bày trong phần địa điểm nghiên cứu 
 Do thời gian can thiệp ngắn nên nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc tìm 
hiểu sự khác biệt về kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh chứ 
khi tiến hành can thiệp chứ chưa đi sâu khai thác tác động của can thiệp lên các 
kết quả sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh như làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ-con, 
127
hay làm giảm tỷ lệ vàng da, suy dinh dưỡng ở trẻ hay thực hành của bà mẹ về 
kế hoạch hóa gia đình. 
Một số khiá cạnh nghiên cứu chưa được khai thác trong nghiên cứu này 
như sự khác biệt về thời điểm khám thai lần đầu, hoặc so sánh các gói can thiệp 
khác nhau về lượng thời gian can thiệp (trong tuần đầu tiên, 6 tuần, hoặc 6 
tháng đầu sau đẻ). 
128
KẾT LUẬN 
1. Thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu chăm sóc sau sinh của bà 
mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện Ba Vì 
Kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh còn nhiều hạn chế. 
- Về kiến thức chăm sóc sau sinh nói chung chỉ có 36,2% bà mẹ đạt yêu cầu, 
trong đó kiến thức phát hiện dấu hiệu bệnh cao nhất chiếm 38%, tiếp theo là 
kiến thức về kế hoạch hóa gia đình chiếm 33,8%; vệ sinh, lao động: 21,7%. 
Kiến thức về dinh dưỡng đạt thấp nhất: 13%. 
- Về thực hành chăm sóc sau sinh chỉ có 34,6% các bà mẹ đạt. Có 34,4% các 
bà mẹ không vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày, 24,4% các bà mẹ kiêng không 
tắm, tỷ lệ uống bổ sung viên sắt và Vitamin A sau sinh rất thấp (15,8% và 
0,4%). 
- Các vấn đề sau sinh mà bà mẹ thường gặp nhất là: đau và ra máu (17,4%), 
các vấn đề tuyến vú (10,1%) và nhiễm khuẩn (9,3%). Trẻ em thường gặp 
nhất vấn đề về vàng da (3,5%). Bà mẹ và trẻ sơ sinh trong nhóm nông thôn 
gặp các vấn đề về sức khoẻ nhiều hơn trong nhóm thành thị. 
- Tuổi bà mẹ, số con sống là những yếu tố tác động đến kiến thức và thực 
hành về chăm sóc sau sinh. Các bà mẹ trên 30 tuổi, đã sinh con lần thứ 2 trở 
lên có kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh tốt hơn. Bà mẹ có kiến thức 
về chăm sóc sau sinh kém thì có hơn 7 lần nguy cơ có thực hành về chăm 
sóc sau sinh không đạt. 
- Nhu cầu được cung cấp thông tin khoa học về chăm sóc cho mẹ và con 
chiếm tỷ lệ cao nhất: 75,9%. Tiếp theo là các nhu cầu về kiểm tra sức khỏe 
129
sau sinh: 66,4%, được quan tâm chia sẻ: 55,9%. và chăm sóc con tốt là 
55,5%. 
2. Hiệu quả của mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ 
sinh: 
Mô hình CSSS tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh được tiến hành tại hai bệnh 
viện trong thời gian 10 ngày sau sinh đã có tác động tốt đến kiến thức và thực 
hành của bà mẹ về CSSS. 
- Kiến thức chung về CSSS được nâng cao với chỉ số hiệu quả là 45,4%. Hiệu 
quả tăng rõ rệt trong nhóm vệ sinh- lao động với chỉ số hiệu quả là: 89,8%. 
- Thực hành CSSS đúng tăng từ 36,4% lên 54,9% trong nhóm can thiệp. 
- Can thiệp làm tăng 1,6 điểm trung bình kiến thức và gần 1 điểm trung bình 
về thực hành về CSSS của các bà mẹ. 
- Mô hình CSSS tại nhà được chấp nhận tại cộng đồng với tỷ lệ 100% các bà 
mẹ đánh giá về tính hiệu quả của mô hình. 
- Mô hình đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về tư vấn, cung cấp thông tin của bà 
mẹ sau sinh; thời điểm ngay sau xuất viện là hợp lý, có thể triển khai tại cấp 
huyện với kinh phí đầu tư thấp. Nhược điểm của mô hình là thời gian chờ 
đến lượt chăm sóc dài, sự phối hợp của gia đình chưa tốt, bà mẹ chưa chủ 
động hỏi cán bộ y tế các thông tin về chăm sóc sau sinh. 
130
KIẾN NGHỊ 
1. Nhân rộng mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ở 
các tuyến: 
Mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà có thu phí trong thời gian 10 ngày sau 
sinh có thể được tổ chức triển khai từ các bệnh viện tuyến huyện trở lên. Nộ 
Đây là dịch vụ có thu phí, do cán bộ y tế đảm nhiệm, bao gồm thăm khám y 
tế và tư vấn. Nội dung của chăm sóc theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch 
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ y tế ban hành năm 2009. 
2. Gợi ý xây dựng đào tạo “bác sỹ gia đình” để chuyên môn hóa hình thức 
chăm sóc tại cộng đồng trong thời gian tới 
Có thể kiến nghị Bộ y tế nghiên cứu mở thêm hình thức đào tạo bác sỹ gia 
đình để chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ y tế cung cấp cho mô hình này. 
3. Các nghiên cứu tiếp theo 
Cần tiến hành các nghiên cứu về mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà với thời 
gian chăm sóc dài hơn hoặc tiến hành dựa vào cộng đồng để đánh giá sự 
thay đổi lên tình trạng sức khỏe hoặc dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ sơ sinh. 
131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 
 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Phạm Phương Lan, Vương Tiến Hòa, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Hưng 
(2011), “ Kiến thức, thực hành, và nhu cầu chăm sóc sau sinh của các bà 
mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện đa khoa 
Ba Vì”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXI, số 7 (125), Tr.165-174. 
2. Phạm Phương Lan, Vương Tiến Hòa, Nguyễn Thị Thùy Dương, Lê Anh 
Tuấn (2012), “Hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà cho các bà mẹ 
đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện Ba Vì”, Tạp 
chí Y học dự phòng, tập XXII, số 6 (133), Tr.124-132. 
3. Phạm Phương Lan, Nguyễn Thị Thùy Dương, Vương Tiến Hòa (2013), 
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành chăm sóc sau 
sinh của các bà mẹ đến sinh con tại bệnh viện tại Bệnh viện Phụ sản 
trung ương và Bệnh viện Ba Vì năm 2011”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 
XXIII, số 7 (143), Tr.110-116 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cham_soc_sau_sinh_cua_ba_me_o_hai_benh_vien_tren.pdf
  • docban dich E tom tat.final.doc
  • docthong tin l.an-Lan.doc
  • docxtóm tắt luận án- lan- bản final.docx