Thực trạng sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã

Mạng lới y tế cơ sở (YTCS) đợc xem nh

là nền tảng của hệ thống y tế quốc gia. Mọi chủ

trơng, chính sách, các hoạt động CSSK nhân

dân không thể thực hiện tốt nếu không có một

mạng lới YTCS vững mạnh. YTCS đóng vai trò

đặc biệt quan trọng trong hệ thống y tế, là tuyến

đầu tiên cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho

ngời dân. Củng cố và phát triển mạng lới y tế

cơ sở là chủ trơng nhất quán của Đảng, Nhà

nớc và Chính phủ và là một trong những trọng

tâm u tiên của ngành y tế.

Theo Quyết định 58/1994/QĐ-TTg và

Thông t liên bộ số 08/1995/TTLB, trạm y tế

đợc xác định là đơn vị kỹ thuật y tếđầu tiên tiếp

xúc với nhân dân, có nhiệm vụ thực hiện các

dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu

(CSSKBĐ), phát hiện dịch sớm và phòng chống

dịch bệnh, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông

thờng, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động

nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá

gia đình, tăng cờng sức khỏe.

 

pdf 7 trang dienloan 8041
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã

Thực trạng sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã
41
Chính sách - Số 10/2012 Y tế
Tạp chí 
Thực trạng sử dụng thuốc cho
nhóm bệnh nhân bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã
1 1
Hoàng Thu Thủy , Nguyễn Thị Thắng , 
1 1 2
Dương Huy Lương , Nguyễn Hoàng Giang và cộng sự 
Mạng lưới y tế cơ sở (YTCS) được xem như 
là nền tảng của hệ thống y tế quốc gia. Mọi chủ 
trương, chính sách, các hoạt động CSSK nhân 
dân không thể thực hiện tốt nếu không có một 
mạng lưới YTCS vững mạnh. YTCS đóng vai trò 
đặc biệt quan trọng trong hệ thống y tế, là tuyến 
đầu tiên cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho 
người dân. Củng cố và phát triển mạng lưới y tế 
cơ sở là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà 
nước và Chính phủ và là một trong những trọng 
tâm ưu tiên của ngành y tế.
Theo Quyết định 58/1994/QĐ-TTg và 
Thông tư liên bộ số 08/1995/TTLB, trạm y tế 
được xác định là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp 
xúc với nhân dân, có nhiệm vụ thực hiện các 
dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu 
(CSSKBĐ), phát hiện dịch sớm và phòng chống 
dịch bệnh, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông 
thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động 
nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá 
gia đình, tăng cường sức khỏe.
Thông tư số 10/2009/TT-BYT [5] quy định 
trạm y tế xã là cơ sở đăng ký khám chữa bệnh 
bảo hiểm y tế (KCB BHYT) ban đầu theo hướng 
dẫn của Luật Bảo hiểm y tế. Số TYT xã tham gia 
KCB BHYT tăng nhanh. Năm 2010 có tới 
10.047 trạm y tế (TYT) tham gia KCB BHYT, 
chiếm 92% tổng số TYT trong cả nước [2]. Do 
đó, công tác khám, chữa bệnh BHYT của các 
TYT xã cần được hướng dẫn cụ thể và theo dõi 
chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người 
tham gia BHYT, nhất là cung ứng đủ thuốc có 
chất lượng, đủ chủng loại và sử dụng thuốc an 
Đặt vấn đề toàn hợp lý cho bệnh nhân. Mặt khác, việc sử 
dụng thuốc kháng sinh (KS), kháng vi rút không 
hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc ngày 
càng gia tăng cả trong bệnh viện cũng như trong 
cộng đồng. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm 
hiểu sâu hơn thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh 
nhân BHYT tại trạm y tế thông qua bệnh á n của 
bệnh nhân bảo hiểm y tế bị viêm đường hô hấp 
trên cấp/viêm phế quản (VPQ) cấp điều trị tại 
trạm.
Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ y tế tuyến xã 
và tờ phơi điều trị của bệnh nhân viêm đường hô 
cấp trên cấp/VPQ cấp có BHYT. 
Nghiên cứu được tiến hành tại 4 tỉnh đại diện 
cho miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây 
nguyên bao gồm Hà Nam, Khánh Hòa, Kiên 
Giang và Gia Lai.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả 
có phân tích. Mẫu nghiên cứu được chọn theo 
phương pháp chọn mẫu có chủ đích. ở mỗi tỉnh 
lựa chọn 02 huyện, trong đó 1 huyện triển khai 
công tác khám chữa bệnh BHYT tương đối 
mạnh và 1 huyện còn hạn chế trong triển khai 
khám chữa bệnh BHYT. Tại mỗi huyện chọn 2 
Đối tượng, địa điểm và phương pháp 
nghiên cứu
1
 Khoa Nghiên cứu Y tế Công cộng, Viện Chiến lược và 
Chính sách Y tế
2
 Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
42
Nghiên cứu chính sách
xã để khảo sát trực tiếp với tiêu chí chọn một xã 
có bác sĩ và một xã chưa có bác sĩ. Cả hai xã 
được chọn đều đã triển khai khám chữa bệnh 
BHYT. Phương pháp thu thập số liệu tại thực địa 
bao gồm: phỏng vấn sâu cán bộ trạm y tế xã kết 
hợp với thu thập số liệu định lượng từ tờ phơi 
điều trị hiện có tại trạm của bệnh nhân được thu 
thập thông qua biểu mẫu có sẵn với cỡ mẫu được 
tính qua công thức ước tính một tỷ lệ:
n = 
2
d
2 
Z
(1 - a/2)
.p(1-p)
p = 30% (là tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn đường hô 
hấp cấp tại TYT xã, theo một số nghiên cứu về 
mô hình bệnh tật tại TYT xã). 
Z : Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% 
(1,96)
d: Độ chính xác mong muốn (= 0,05)
Theo công thức, số tờ phơi cần được phân 
tích là 504, để đảm bảo đủ cỡ mẫu cho phân tích, 
cỡ mẫu thực sự của nghiên cứu được cộng 10% 
tờ phơi không hợp lệ, do đó cỡ mẫu cần thiết cho 
nghiên cứu là 554 tờ phơi, trung bình mỗi tỉnh 
thu thập 138 tờ phơi. Trên thực tế thu được, phân 
tích tổng số 550 tờ phơi điều trị.
(1 - a/2)
Trong đó:
n: là số tờ phơi điều trị
Kết quả nghiên cứu
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân của 2 nhóm bệnh
Thông tin chung về nhóm bệnh nhân BHYT được nghiên cứu 
Trung bình tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm đường 
hô hấp trên chiếm 71%, gấp 2.5 lần so với tỷ lệ 
bệnh nhân VPQ được khám và điều trị tại 16 
Bảng 2: Cơ cấu tuổi của nhóm bệnh nhân được nghiên cứu
trạm y tế xã của 4 tỉnh. Tỷ lệ này cao nhất ở 
Khánh Hòa tỷ lệ viêm đường hô hấp trên gấp 6 
lần VPQ.
Theo bảng 2, tỷ lệ trung bình bệnh nhân ở lứa 
tuổi Ê 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 46,2%, chiếm 
gần 1/2 tổng số các bệnh nhân viêm đường hô 
hấp được nghiên cứu, nhóm bệnh nhân ³ 60 tuổi 
chiếm 25%.
Tình hình sử dụng thuốc của 2 nhóm bệnh Viêm đường hô hấp cấp và chi phí cho thuốc
Tình hình sử dụng thuốc
ChungChỉ số Hà Nam Kiên Giang Khánh Hòa Gia Lai
71,1%
28,9%
Viêm đường hô cấp trên cấp
VPQ cấp
 66,2%
 33,8%
83,9%
16,1%
86,0%
14,0% 
74,7%
25,3%
ChungNhóm tuổi Hà Nam Kiên Giang Khánh Hòa Gia Lai
46,2%
28,7%
25,1%
16 - 59 tuổi
³ 60 tuổi
33,5% 
 30,3%
 34,4%
56,5%
35,5%
8,1%
48,0%
34,0%
18%
77,9%
25,8%
6,3%
Ê 15 tuổi
43
Chính sách - Số 10/2012 Y tế
Tạp chí 
Bảng 3: Cơ cấu thuốc bảo hiểm được kê đơn cho bệnh nhân
viêm đường hô hấp trên/ VQP tại trạm y tế xã
Chỉ số Hà Nam Kiên Giang Khánh Hòa Gia Lai Chung
Tổng số thuốc trung bình
được kê/1 đơn thuốc
Tỷ lệ đơn thuốc có kê
kháng sinh
Tỷ lệ đơn thuốc có kê
nhóm thuốc giảm ho,
long đờm, giãn phế quản
3,58
(2,78 - 4,38)
98,8%
67,6%
4,21
(3,34 - 5,08)
100%
72,6%
3,78
(3,16 - 4,34)
100%
66%
3,39
(2,50 - 4,28)
95,8%
53,7%
3,64
(2,80 - 4,47)
98,7%
65%
Tỷ lệ đơn thuốc có kê
vitamin và khoáng chất
64,1% 58% 36% 55,8% 53,5%
Kết quả cho thấy số thuốc được kê trung bình 
cho một đơn thuốc viêm đường hô hấp cấp KCB 
BHYT tại TYT xã là khoảng 3,64 thuốc. Số 
thuốc kê trung bình trong 1 đơn cao nhất tại 
(4,62 thuốc) và thấp nhất tại Gia Lai (3,39 
thuốc). Trong đó số thuốc kê trung bình trong 
một đơn không có sự khác biệt giữa 2 bệnh viêm 
đường hô hấp trên và VPQ (p < 0,05). Tỷ lệ đơn 
thuốc được kê kháng sinh chiếm 98,7%. Trong 
nghiên cứu này không thấy có sự phối hợp 
kháng sinh trong cùng một đơn thuốc điều trị tại 
tuyến xã.
Nhóm KS sử dụng Hà Nam Kiên Giang Khánh Hòa Gia Lai Chung
1.Nhóm aminopenicilin
(amoxicilin)
2.Nhóm cephalosprorin
thế hệ 1
3.Nhóm nhạy pecicillinase
(penicilin V)
4.Nhóm cephalosprorin
thế hệ 2
36,9%
23,0%
36,3%
-
2,9%
21,0%
45,2%
-
29,0%
4,8%
18,0%
76,0%
-
-
6,0%
31,9%
8,8%
-
6,6%
14,3%
32,5 %
28,0%
22,7%
4,4%
5,3%5.Nhóm macrolid 
-
100%
- - 1% 0,3%7. Nhóm fluoroquinolon 
Tổng
6. Nhóm sulfamid &
trimethoprim 
0,9% - - 37,4% 6,8%
100% 100% 100% 100%
Trong 550 bệnh nhân được nghiên cứu có 
542 bệnh nhân được kê đơn kháng sinh. Trong 
số 7 nhóm KS được sử dụng từ nhóm 1 đến nhóm 
4 đều thuộc nhóm KS Beta-lactam, tổng cộng có 
tới 87,6% bệnh nhân được sử dụng Beta-lactam, 
trong đó: nhóm KS được sử dụng nhiều nhất cho 
điều trị viêm đường hô hấp cấp tại TYT xã là 
nhóm aminopenicilin chiếm 32,5%, đứng thứ 2 
là nhóm cephalosprorin thế hệ 1 (28%) và 
22,7% là của nhóm nhạy pecicillinase (Penicilin 
V), sử dụng nhóm cephalosprorin thế hệ 2 điều 
trị chiếm tỷ lệ thấp 4,4%.
Bảng 4: Phân bố nhóm KS được kê đơn cho bệnh nhân BHYT bị viêm đường hô hấp cấp 
44
Nghiên cứu chính sách
Tuy nhiên, với từng tỉnh thì tỷ lệ sử dụng từng 
nhóm KS rất khác nhau: chỉ có duy nhất tỉnh Hà 
Nam sử dụng Penicillin V trong điều trị nhóm 
viêm đường hô hấp cấp. Cephalosprorin thế hệ 1 
được sử dụng nhiều nhất với 76% tại Khánh Hòa, 
45,2% tại Kiên Giang. Cephalosprorin thế hệ 2 
chỉ sử dụng ở 2 tỉnh Kiên Giang và Gia Lai với 
29% và 6,6%. Nhóm sulfamid và trimethoprim 
được dụng nhiều nhất tại Gia Lai với tỷ lệ 35,8% 
(Bảng 4)
Kết quả phân tích chi tiết về nhóm kháng 
sinh sử dụng cho điều trị VPQ và viêm đường hô 
hấp trên cho thấy: trong các bệnh nhân được kê 
penicillin V ở tỉnh Hà Nam (22,7%) thì có tới 
58,6% sử dụng điều trị cho VPQ cấp.
Số ngày điều trị KS nhóm beta-lactam trung 
bình từ 4,1- 4,7 ngày (trừ penicillin V 5,9 ngày) 
là ít hơn so với quy định (dưới 5 ngày) trong điều 
trị viêm đường hô hấp cấp của bệnh nhân BHYT 
tại xã. Theo quy định, penicillin V phải được 
điều trị từ 10-14 ngày nhưng trên thực tế bệnh 
nhân chỉ được cấp thuốc điều trị trong vòng 5,9 
ngày (tỉnh Hà Nam). 
Bảng 5: Tỷ lệ đơn KS được kê không đúng dạng bào chế cho trẻ em
Hà Nam Kiên Giang Khánh Hòa Gia Lai Chung
Tỷ lệ kê đơn không đúng
dạng bào chế của KS 
Tỷ lệ kê đơn đúng dạng
bào chế của KS
18,3%
81,7%
5,7%
94,3%
4,2%
95,8%
37,7%
64,3%
21,1%
79,9%
Bảng 5 cho thấy đối với nhóm trẻ nhỏ còn 
một tỷ lệ 21,1% thuốc KS được kê đơn không 
đúng dạng bào chế của KS. Tỷ lệ này xảy ra tại 
tất cả 4 tỉnh nghiên cứu, tuy nhiên tại tỉnh Gia 
Lai tỷ lệ này là lớn nhất lên tới gần 40%. Cụ thể 
là đối với trẻ em, thuốc KS phải được dùng ở 
dạng bào chế là thuốc bột, siro hoặc có thể là 
thuốc viên với hàm lượng nhỏ, nhưng trên thực 
tế với những trường hợp này, thuốc được kê lại là 
hàm lượng của người lớn. Một số nguyên nhân 
được tìm hiểu trong nghiên cứu định tính là: (1) 
cán bộ y tế không có kiến thức về việc sử dụng 
thuốc đúng dạng bào chế cho trẻ em; (2) cán bộ 
y tế có kiến thức, có dự trù thuốc nhưng thuốc 
được cấp không đáp ứng được theo đúng nhu 
cầu thuốc được dự trù (tỉnh Gia Lai).
Chi phí trung bình cho 1 đơn thuốc BHYT
Bảng 6: Chi phí trung bình cho 1 đơn thuốc BHYT với bệnh nhân viêm đường hô hấp 
(đơn vị là nghìn đồng)
Hà Nam Kiên Giang Khánh Hòa Gia Lai Chung
Chi phí trung bình cho 1
đơn thuốc
Chi phí trung bình cho
nhóm KS
Chi phí trung bình cho
nhóm giảm ho, long đờm,
giãn phế quản
Chi phí trung bình cho nhóm
vitamin và khoáng chất
Chi phí trung bình cho nhóm
thuốc khác
Chi phí
25.543
(10.043-68.024)
23.010
(6.693-39.327)
32.786
(13.029-52.543)
46.571
(15.730-77.412)
29.548
(8.503-50.593)
13.681
3.887
3.323
4.076
16.053
2.504
1.080
4.699
20.244
3.527
2.910,1
6.430
16.675
3.025
18.800
8.103
15.062
3.549
5.706
5.056
45
Chính sách - Số 10/2012 Y tế
Tạp chí 
Chi phí trung bình cho một đơn thuốc BHYT 
tại trạm y tế xã với bệnh nhân bị viêm đường hô 
hấp là tương đối thấp, khoảng 29.500 đồng/1 
đơn, đơn thuốc được kê có chi phí trunh bình cao 
nhất là 46.000đ tại Gia Lai. Tuy nhiên, chi phí 
giữa các đơn thuốc có sự dao động khá lớn, đơn 
chi phí thấp nhất tại tỉnh Kiên Giang chỉ có 
6.693đ, đơn chi phí cao nhất 77.412đ. Tuy nhiên 
khi xét tỷ lệ chi phí trung bình cho nhóm thuốc 
KS/tổng chi phí trung bình cho 1 đơn thuốc 
khoảng 51%. 
Bàn luận
Tổng số thuốc trung bình/1 đơn thuốc của 
bệnh nhân BHYT cho nhóm bệnh viêm đường 
hô hấp cấp tại TYT xã là 3,64. Chỉ số này cao 
hơn so với kết quả khảo sát về tình hình sử dụng 
thuốc nói chung (không phân theo nhóm bệnh 
và không tách riêng cho nhóm BHYT) tại các cơ 
sở y tế các tuyến [6] (số thuốc trung bình/1 đơn 
thuốc tại TYT xã là 3,3). Như vậy việc sử dụng 
số thuốc trung bình/1 đơn cao hơn trong nghiên 
cứu này là không có sự khác biệt so với một số 
nghiên cứu khác. Tuy nhiên, theo khuyến cáo 
của WHO chỉ nên kê trung bình 1,5 thuốc/đơn 
tại tuyến xã. Không có sự phối hợp kháng sinh 
trong các đơn thuốc điều trị tại tuyến xã. Tuy 
nhiên, trong một nghiên cứu của Viện Chiến 
lược và Chính sách Y tế lại cho thấy số đơn 
thuốc có sử dụng kháng sinh tại TYT xã chiếm 
tỷ lệ rất cao (63,5%). Điều này có thể do kết quả 
nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách 
Y tế không tách riêng cho nhóm bệnh nhân có 
BHYT và không có BHYT. Như vậy, một giả 
thuyết có thể được đặt ra ở đây là tỷ lệ đơn thuốc 
kê kháng sinh ở nhóm bệnh nhân phải trả phí 
liệu có cao hơn nhiều nhóm bệnh nhân BHYT 
hay không. Một lý do nữa có thể do nghiên cứu 
này của chúng tôi chỉ tập trung vào nhóm bệnh 
viêm đường hô hấp cấp, trong khi nghiên cứu về 
tình hình sử dụng thuốc ngoại trú tại các tuyến 
thì lại ở tất cả các loại bệnh.
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp 
tính tại cộng đồng thường do virus, vi khuẩn 
hoặc cả virus-vi khuẩn do bội nhiễm vi khuẩn 
giai đoạn sau. Các nguyên nhân từ vi khuẩn 
thường gặp nhất có thể gồm: nhóm vi khuẩn 
Gram dương (như phế cầu Streptococcus 
pneumoniae, liên cầu nhóm A Streptococcus 
pyogenes, tụ cầu Staphylococcus) và nhóm vi 
khuẩn Gram âm (như Haemophilus influenzae, 
Moraxella catarrhalis).
Trên thực tế về các nhóm thuốc kháng sinh 
được sử dụng, nhóm kháng sinh được sử dụng 
nhiều nhất trong điều trị viêm đường hô hấp cấp 
tại TYT xã trong nghiên cứu này là nhóm 
Aminopenicilin, tiếp theo là nhóm cephalosprorin 
thế hệ 1 và nhóm nhạy Pecicillinase (Penicilin V). 
Theo hướng dẫn của eTG (electronic Therapeutic 
Guiderline) [3]: trong điều trị viêm đường hô hấp 
cấp (trên và dưới), nhóm KS đầu tiên nên lựa chọn 
là nhóm beta-lactam trừ khi người bệnh dị ứng với 
thuốc nhóm KS này. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, 87,6% bệnh nhân được sử dụng KS nhóm 
Beta-lactam điều trị viêm đường hô hấp cấp (viêm 
đường hô hấp trên và VPQ) tại trạm y tế xã, điều 
này có thể giải thích như sau: có rất nhiều thuốc 
KS thuộc nhóm này, là nhóm kháng sinh đầu tay 
cho các y bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm đường 
hô hấp (trừ các trường hợp dị ứng), ưu điểm về 
phổ tác dụng cũng như ít độc tính hơn so với các 
nhóm KS khác. Theo một nghiên cứu từ cơ sở y tế 
tư nhân, nhóm beta-lactam chiếm tỷ lệ cao nhất 
60,29% trong các nhóm KS sử dụng tại cơ sở y tế 
này [1]. Đối với việc sử dụng kháng sinh nhóm 
cephalosporin thế hệ 1 thì Tổ chức Y tế Thế giới 
khuyến cáo nên chọn cephalosporin thế hệ 1 để 
điều trị các nhiễm khuẩn do Staphylococci 
(nhiễm khuẩn do cầu khuẩn Gram dương) vì 
cephalosporin thế hệ 1 có tỷ lệ đề kháng thấp hơn 
các cephalosporin thế hệ 3 (dùng cephalosporin 
thế hệ 3 cho điều trị các vi khuẩn Gram âm).
Theo báo cáo của Chương trình theo dõi sự 
kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh năm 2002, 
2003, 2004 [4], Streptococcus pneumoniae, 
Haemophilus influenzae là tác nhân gây bệnh 
thường gặp trong trong các nhiễm khuẩn đường 
hô hấp có tỉ lệ đề kháng khá cao với các KS 
46
Nghiên cứu chính sách
thông thường thuộc nhóm Pecicillin như 
amoxicilin, pecicillin V... Amoxicilin được sử 
dụng với tỷ lệ cao nhất, trung bình 32,5% cho 
điều trị 2 bệnh viêm đường hô hấp trên và VQP 
cấp. Bên cạnh đó 58,6% bệnh nhân được sử 
dụng pecicillin V trong điều trị VQP. Điều này 
phân tích trên phương diện vi khuẩn học là chưa 
hợp lý vì pecicillin V là KS thuộc nhóm 
pecicillin phổ chọn lọc, chủ yếu tác dụng trên vi 
khuẩn Gram dương, trong khi đó nguyên nhân 
vi khuẩn gây VPQ cấp chủ yếu là nhóm Gram 
âm. Việc sử dụng chưa hợp lý này có thể làm 
tăng nguy cơ vi khuẩn tạo ra gen đề kháng, 
chủng đề kháng mới.
Nhóm macrolid là nhóm KS có hoạt phổ 
chọn lọc chủ yếu có tác dụng trên VK Gram 
dương có tác dụng trên VK kị khí và VK kí sinh 
trong tế bào. KS sử dụng gồm 2 loại 
azithromycin và spirammycin. Azithromycin 
có ưu điểm là thời gian bán thải của thuốc dài 
nên chỉ cần đưa thuốc 1 lần/ngày nhưng nhược 
điểm là giảm hấp thu do thức ăn nên cần tư vấn 
cho bệnh nhân uống thuốc khi đói để đảm bảo 
nồng độ điều trị cần thiết. Đây là một vấn đề 
quan trọng trong sử dụng thuốc, đặc biệt tại 
cộng đồng vì thói quen của người dân chỉ uống 
thuốc sau khi ă n no.
Một vấn đề nữa cần được bàn luận trong 
nghiên cứu này là sử dụng dạng bào chế của 
kháng sinh không phù hợp với lứa tuổi. Ngành 
công nghiệp dược sản xuất ra các dạng bào chế 
khác nhau là để thầy thuốc lựa chọn cho phù hợp 
với từng mức độ bệnh, tình trạng bệnh nhân, có 
thể phát huy tối đa tác dụng điều trị của thuốc 
nhất và thuận lợi trong sử dụng cho từng đối 
tượng (như người già và trẻ nhỏ). Tuy nhiên ở 
đây có đến 21,1% trẻ em không được sử dụng 
đúng dạng bào chế phù hợp với lứa tuổi. Cụ thể 
như kháng sinh dạng viên nang, nhộng được kê 
cho trẻ nhỏ < 1 tuổi, thậm chí vài trường hợp là 
trẻ sơ sinh. Với những trường hợp này, vì trẻ 
không thể uống cả viên thuốc, nên khi tháo bỏ 
nang nhộng để lấy thuốc bột bên trong thì hấp 
thụ của thuốc đã giảm đáng kể do dịch dạ dày 
trước khi có thể xuống đến ruột non để hấp thu. 
Với những trường hợp trẻ nhỏ được kê những 
dạng dùng của người lớn thì rất khó kiểm soát 
liều lượng thuốc, dễ dẫn đến sử dụng thuốc quá 
liều, chưa kể đến trường hợp viên thuốc quá to 
có thể mắc và gây tổn thương tại thực quản.
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ chi phí trung bình 
cho nhóm thuốc KS/tổng chi phí trung bình cho 
1 đơn thuốc chiếm trên 50%. Tỷ lệ này lại là cao 
so với số liệu thu thập từ nghiên cứu các cơ sở y 
tế trong toàn quốc của Vụ Điều trị (2005) [7], 
tiền chi cho thuốc KS chiếm 32% trong tổng 
tiền thuốc. Phân tích chi phí trung bình cho 1 
đơn thuốc BHYT là tương đối thấp, xấp xỉ 
30.000đ/đơn cho điều trị trung bình 5 ngày, vậy 
chi phí trung bình là 6000đ/ngày sử dụng thuốc. 
Nếu lấy trung bình 3 thuốc/đơn thì giá trị trung 
bình của mỗi loại thuốc sử dụng trong 1 ngày là 
2.000đ. Khi được hỏi về mức trần được khoán 
cho khám chữa bệnh thì hầu hết các cán bộ y tế ở 
các trạm đều trả lời là không có qui định. Tuy 
nhiên, 14/16 trạm y tế chúng tôi khảo sát đã áp 
dụng khoán định suất trong KCB BHYT (chỉ có 
TP Nha Trang - Khánh Hòa còn áp dụng phí 
dịch vụ trong thanh toán KCB). Việc khoán định 
suất trong KCB BHYT có thể là 1 trong các lý do 
mà trạm y tế khống chế định mức chi trong việc 
kê đơn cho bệnh nhân BHYT.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng 
thuốc điều trị cho bệnh nhân BHYT viêm đường 
hô hấp cấp tại trạm y tế vẫn còn nhiều hạn chế. 
Số thuốc trung bình được kê trong một đơn 
thuốc viêm đường hô hấp cấp là 3,64 thuốc, cao 
hơn gấp 2 lần so với khuyến cáo của WHO. 
Không có tình trạng phối hợp kháng sinh trong 
điều trị viêm đường hô hấp trên tại trạm y tế xã. 
Nhóm kháng sinh beta-lactam được sử dụng 
nhiều nhất, chiếm 87,6%, trong đó đứng hàng 
đầu là amoxicilin, tiếp theo là cephalosporin thế 
hệ 1, chiếm 28%. Sử dụng penicillin V điều trị 
VQP tại các trạm y tế khảo sát ở Hà Nam là chưa 
hợp lý về mặt vi khuẩn học, làm tăng thêm nguy 
47
Chính sách - Số 10/2012 Y tế
Tạp chí 
cơ kháng thuốc tại cộng đồng. Có 21,1% trẻ em 
không được sử dụng đúng dạng bào chế phù hợp 
với lứa tuổi, điều này có thể gây giảm hiệu quả 
điều trị giảm hấp thu thuốc hoặc nguy cơ quá 
liều. Tỷ lệ chi phí trung bình cho nhóm thuốc 
kháng sinh/tổng chi phí trung bình cho 1 đơn 
thuốc chiếm tỷ lệ trên 50%. Tuy nhiên chi phí 
trung bình cho 1 đơn thuốc BHYT là thấp và có 
sự dao động khá lớn trong chi phí giữa các đơn 
thuốc tại cùng 1 tỉnh. 
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Thu Ba và cộng sự, Tình hình sử dụng KS tại bệnh viện Hoàn Mỹ, Đà Nẵng từ tháng 
01/2007 đến tháng 10/2007. Nội san Y khoa Bệnh viện Hoàn Mỹ.
2. Dự á n tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở một số tỉnh trọng điểm. Đánh giá tình hình thực hiện 
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã, Hà Nội, tháng 6/2011.
3. eTG complete 2008, Therapeutic Guidelines Limited, Australia.
4. Tạp chí Dược lâm sàng, số 10 năm 2005. Báo cáo hoạt động theo dõi sự đề kháng KS của vi khuẩn 
gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2002, 2003, 2004 (Antibiotic Susceptibility Test Serveilance 
ASTS).
5. Thông tư 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, 
chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
6. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế. Nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng thuốc tại cơ sở y tế các 
tuyến. 2011.
7. Vụ Điều trị, 2005, Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện trong toàn quốc.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_su_dung_thuoc_cho_nhom_benh_nhan_bao_hiem_y_te_ta.pdf