Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 76 BN xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá

tràng tại khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho

thấy: Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 55,7 ± 2,3, nam mắc bệnh

nhiều hơn nữ. Biểu hiện lâm sàng khi vào viện: đại tiện phân đen 53,9%, nôn máu

14,5%. Đánh giá các yếu tố nguy cơ: 26,3% có điểm Blatchford ≥12; 5,3% BN có

điểm Rockall ≥6. Số BN phải truyền máu chiếm 52,6%; tổng lượng máu truyền

trung bình 615,1 ± 107,65 ml. PPI là nhóm thuốc được sử dụng chính trong điều

trị, gồm pantoprazol, esomeprazol và omeprazol. Omeprazol là PPI duy nhất được

sử dụng theo đường uống (56,6%). Trong nhóm nghiên cứu chỉ có 47 BN (61,8%)

phải sử dụng kháng sinh. Kiểu phối hợp hay sử dụng nhất là amoxicylin +

metronidazol (40,8%). Kết quả đánh giá lại sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng

sau 72 giờ không mang ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có 2 cặp tương tác thuốc đều ở

mức độ 2 là PPI + clarithromycin và gastropulgit + clarithromycin.

pdf 11 trang dienloan 5480
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
25 
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT 
TIÊU HÓA DO VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI KHOA N I TIÊU HÓA, 
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN 
Ngô Thị Mỹ Bình, Nguyễn Văn Dũng 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 76 BN xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá 
tràng tại khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho 
thấy: Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 55,7 ± 2,3, nam mắc bệnh 
nhiều hơn nữ. Biểu hiện lâm sàng khi vào viện: đại tiện phân đen 53,9%, nôn máu 
14,5%.. Đánh giá các yếu tố nguy cơ: 26,3% có điểm Blatchford ≥12; 5,3% BN có 
điểm Rockall ≥6. Số BN phải truyền máu chiếm 52,6%; tổng lượng máu truyền 
trung bình 615,1 ± 107,65 ml. PPI là nhóm thuốc được sử dụng chính trong điều 
trị, gồm pantoprazol, esomeprazol và omeprazol. Omeprazol là PPI duy nhất được 
sử dụng theo đường uống (56,6%). Trong nhóm nghiên cứu chỉ có 47 BN (61,8%) 
phải sử dụng kháng sinh. Kiểu phối hợp hay sử dụng nhất là amoxicylin + 
metronidazol (40,8%). Kết quả đánh giá lại sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng 
sau 72 giờ không mang ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có 2 cặp tương tác thuốc đều ở 
mức độ 2 là PPI + clarithromycin và gastropulgit + clarithromycin. 
Từ khóa: xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết do viêm loét dạ dày tá tràng, điều trị 
xuất huyết tiêu hóa 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính là một trong những cấp cứu thường gặp nhất của 
đường tiêu hóa (tỉ lệ khoảng 80%) [9], [13]. Khoảng hơn 50% là do loét dạ dày tá tràng 
[10],[14]. Hiện nay, nguyên tắc điều trị xuất huyết tiêu hóa chủ yếu là dựa theo khuyến 
cáo xử trí xuất huyết của Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam. Trong những năm gần đây, tỷ 
lệ BN đến khám và điều trị xuất huyết tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa 
trung ương Thái Nguyên tương đối cao. Việc đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị 
xuất hóa tiêu hóa có ý nghĩa hết sức thiết thực trên lâm sàng. Do đó chúng tôi thực hiện 
nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: 
1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân điều trị xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng 
tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 
2. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do viêm loét 
dạ dày tá tràng tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Các BN điều trị xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày 
tá tràng tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. 
- Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn đoán xác định xuất huyết tiêu hóa do viêm loét 
dạ dày tá tràng có thời gian điều trị nội trú ≥ 5 ngày. 
- Tiêu chuẩn loại trừ: BN điều trị nội trú < 5 ngày, BN bỏ trị. BN dị dạng mạch máu, 
BN có bệnh lý ác tính đường tiêu hóa trên. 
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa trung ương 
Thái Nguyên. Thời gian từ tháng 4/2015 – tháng 9/2015. 
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
26 
2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu: 
- Đánh giá việc lựa chọn thuốc và dịch truyền: Khuyến cáo xử trí XHTH cấp tính của 
Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam. 
- Đánh giá mức độ nặng và khả năng XHTH: Kết quả nội soi, thang Blatchford, thang 
Rockall. 
- Đánh giá tương tác thuốc: Sách tương tác thuốc của Bộ Y Tế, Phần mềm tra tương 
tác thuốc Drug Interaction facts. 
2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm thống kê y học SPSS 22.0. 
3. Kết quả nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên 
từ tháng 4 đến tháng 9/2015 cho thấy có 76 BN đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu. 
3.1 Đặc điểm về tuổi và giới 
Bảng 1. Phân bố BN theo tuổi và giới tính (n=76) 
Giới 
Tuổi 
Nam Nữ Tổng số 
n % n % n % 
<20 2 2,6 3 3,9 5 6,6 
20-39 10 13,2 3 3,4 13 17,1 
40-59 15 19,7 6 7,9 21 27,6 
 60 24 31,6 13 17,1 37 48,7 
Tổng 51 67,1 25 32,9 76 100 
Tuổi 
TB 
55,7 ± 2,3 
Nhận xét: Tỉ lệ BN mắc xuất huyết dạ dày tá tràng cao nhất ở nhóm tuổi trên 60 
(48,7%), thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 20 (6,6%). Tuổi trung bình của các BN tại thời điểm 
nghiên cứu là 55,7 ± 2,3. Nam mắc bệnh (67,1%) nhiều hơn nữ (32,9%). 
3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (n=76) 
Triệu chứng lâm sàng Số BN Tỷ lệ % 
Đ i tiện phân đen 41 53,9 
Nôn máu 11 14,5 
Đ i tiện phân đen + Nôn máu 21 27,6 
Đau thƣợng vị 57 75 
Bu n nôn, nôn 21 27,6 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
27 
Da xanh, niêm m ch nhợt 55 72,4 
Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt 44 57,9 
Khác 8 10,5 
Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng điển hình ở nhóm BN nghiên cứu là đại tiện phân 
đen và nôn máu chiếm tỉ lệ lần lượt là 53,9% và 14,5% tổng số BN. Các triệu chứng khác 
gồm đau thượng vị (75%), da xanh niêm mạch nhợt (72,4%), mệt mỏi, hoa mắt, chóng 
mặt (57,9%). 
Bảng 3. Tình trạng mạch và huyết áp tâm thu tại thời điểm nhập viện (n=76) 
Huyết động Số BN Tỷ lệ % Trung bình 
Mạch 
(lần/phút) 
<100 65 85,5 
86,8 ± 13,39 100 - 120 10 13,2 
>120 1 1,3 
Huyết áp tâm thu 
(mmHg) 
<90 2 2,6 
121,2 ± 22,27 
90 – 99 5 6,6 
100 – 109 9 11,8 
≥ 110 60 78,9 
Nhận xét: Đa số BN có mạch 100 mmHg 
(90,7%). Tỷ lệ BN có mạch nhanh (>100 lần/phút) chiếm 14,5%, huyết áp tâm thu thấp 
(<100mmHg) chiếm 9,2%. 
Bảng 4.Chỉ số hồng cầu và hemoglobin (n=76) 
Cận lâm sàng Số BN Tỷ lệ % Trung bình 
Hồng cầu 
(T/l) 
< 2,5 20 26,3 
3,4 ± 0,14 2,5 – 3,5 22 28,9 
> 3,5 34 44,8 
Hemoglobin 
(g/l) 
<100 46 60,5 
89,8 ± 4,25 100 - 119 12 15,8 
≥120 18 23,7 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
28 
Nhận xét: Số lượng hồng cầu trung bình của nhóm nghiên cứu là 3,4 ± 0,14 (T/l). 
Lượng hemoglobin trung bình là 89,8 ± 4,25 (g/l). Tỷ lệ BN có số lượng hồng cầu <2,5 
T/l chếm 26,3%, chỉ số hemoglobin <100 g/l chiếm 60,5%. 
Trong số 76 BN nghiên cứu, có 48 BN (63,2%) được làm và có kết quả nội soi. Kết 
quả nội soi được biểu diễn trong bảng sau: 
Bảng 5. Kết quả nội soi (n=48) 
Nội soi Số BN Tỷ lệ % 
Kết quả 
Viêm 20 41,7 
Loét 19 39,6 
Viêm + Loét 9 18,7 
Vị trí viêm, 
loét 
Dạ dày 27 56,3 
Hành tá tràng 8 16,7 
Cả dạ dày và tá tràng 10 20,8 
Tình trạng ổ 
loét 
Ổ loét đáy sạch 23 47,9 
Ổ loét đang chảy máu 5 10,4 
Nhận xét: Kết quả nội soi dạ dày trên 48 BN cho thấy vị trí tổn thương của nhóm 
nghiên cứu chủ yếu là ở dạ dày (56,3%). Có 41,7% BN bị viêm, 39,6% BN bị loét, cả 
viêm và loét chiếm 18,7% tổng số BN. Trong đó 5 BN (10,4%) có hình ảnh nội soi ổ loét 
đang chảy máu. 
3.3 Đánh giá BN th o các thang điểm 
Đánh giá các yếu tố nguy cơ và phân loại BN lúc vào viện theo thang Blatchford và 
thang Rockall cho các kết quả như sau: 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
29 
Bảng 6. Đánh giá BN theo các thang điểm 
Phân loại đánh giá theo thang điểm Số BN Tỷ lệ % 
Thang Blatchford ≤ 6 27 35,5 
7 - 11 29 38,2 
≥ 12 20 26,3 
Thang Rockall < 3 47 61,8 
3 - 5 25 32,9 
≥ 6 4 5,3 
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu có 20 BN (26,3%) có điểm Blatchford ≥12. Theo 
thang Rockall, đa số các BN (61,8%) có điểm Rockall <3, có 4 BN (5,3%) BN có điểm 
Rockall ≥6. 
3.4 Đánh giá tình tình sử dụng thuốc 
3.4.1 Th i gian nằm viện và mức độ sử dụng máu truyền 
Bảng 7. Thời gian nằm viện và mức độ sử dụng máu truyền 
 Số BN Tỷ lệ % Trung bình 
Thời gian nằm viện TB (ngày) - - 8,7 ± 3,4 
Lượng máu truyền 
(ml) 
< 500 16 21,1 
615,1 ± 107,65 500 – 1000 6 7,9 
> 1000 18 23,7 
Tổng số BN truyền máu 40 52,6 
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu có 40 BN phải truyền máu (chiếm 52,6%), thời gian 
nằm viện trung bình là 8,7 ± 3,4 ngày. Tỷ lệ BN truyền số lượng máu dưới 500ml chiếm 
21,1%, trên 1000ml chiếm 23,7%. Tổng lượng máu truyền trung bình là 615,1 ± 107,65 ml. 
3.4.2 Các loại dịch truyền và số lƣợng dịch truyền 
Bảng 8. Dịch truyền và số lượng dịch truyền 
Loại dịch truyền Số BN Tỷ lệ % Trung bình (l) 
NaCl 0,9% 71 93,4 2,3 ± 1,39 
Glucose 13 17,1 0,73 ± 0,26 
NaHCO3 1,4% 7 9,2 1,36 ± 1,11 
Ringer lactat 9 11,8 - 
Khác 10 13,2 - 
Nhận xét: Dịch truyền được sử dụng chủ yếu là NaCl 0,9% và Glucose dùng để bù 
nước cho BN. Lượng NaCl 0,9% trung bình được sử dụng ở mỗi BN là 2,3 ± 1,39 L. 
Ngoài ra còn sử dụng các dịch truyền khác để đảm bảo thể tích tuần hoàn và nuôi dưỡng 
tĩnh mạch cho những BN giảm thể tích tuần hoàn. 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
30 
3.4.3 Sử dụng PPI 
Bảng 9. Phân loại PPI theo đường sử dụng 
Sử dụng PPI Số BN Tỷ lệ % Tổng cộng 
Đường dùng Loại PPI Số BN Tỷ lệ % 
Đƣờng tiêm Pantoprazol 37 48,7 
69 90,7 Omeprazol 16 21,1 
Esomeprazol 30 39,5 
Đƣờng truyền Pantoprazol 22 28,9 
59 77,6 Omeprazol 15 19,7 
Esomeprazol 22 28,9 
Đƣờng uống Omeprazol 43 56,6 43 56,6 
Nhận xét: Pantoprazol được sử dụng chủ yếu trong cả 2 đường: đường tiêm (48,7%) 
và đường truyền tĩnh mạch (28,9%); Esomeprazol sử dụng theo đường tiêm 39,5%, 
đường truyền tĩnh mạch 28,9%. Omeprazol là PPI đường uống duy nhất được sử dụng ở 
nhóm BN nghiên cứu. 
3.4.3 Sử dụng kháng sinh 
Bảng 9. Phác đồ sử dụng kháng sinh 
Sử dụng kháng sinh 
Số BN Tỷ lệ % 
Tổng cộng 
Số BN Tỷ lệ % 
Phối hợp 
Amox + Metro 31 40,8 
43 56,6 Amox + Clari 9 11,9 
Dùng cả 2 phác đồ * 3 3,9 
Đơn độc 
Amox 2 2,6 4 5,2 
Metro 2 2,6 
Ghi chú: Amox: Amoxicylin Metro: Metronidazo Clari: Clarithromycin 
* Sử dụng phác đồ Amox + Metro sau đó chuyển sang phác đồ Amox + Clari. 
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu chỉ có 47 BN (61,8%) phải sử dụng kháng sinh. 
Kiểu phối hợp kháng sinh hay sử dụng nhất là amoxicylin + metronidazol (40,8%). Có 4 
BN (5,2%) chỉ sử dụng đơn độc một loại kháng sinh. 
3.4.4 Sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng sau 72 gi 
Sau 72 giờ, chỉ có 30 76 BN (39,5%) được làm lại xét nghiệm máu. Sự thay đổi các 
chỉ số cận lâm sàng sau 72 giờ như sau: 
Bảng 10. Bảng thay đổi các chỉ số cận lâm sàng sau 72 giờ 
Chỉ số Trong 6 giờ đầu Sau 72 giờ p 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
31 
Hồng cầu (T/l) 2,89 ± 0,17 3,3 ± 0,25 >0,05 
Hemoglobin (g/l) 77,04 ± 5,9 97,9 ± 9,54 >0,05 
Nhận xét: Sau 72 giờ từ lúc nhập viện, số lượng hồng cầu trung bình của nhóm 
nghiên cứu không có sự thay đổi gì. Lượng hemoglobin có tăng 8,1 g l nhưng không có ý 
nghĩa thống kê (p>0,05). 
3.4.4 Đánh giá tƣơng tác thuốc 
Bảng 11. Bảng tần suất gặp các tương tác thuốc 
Cặp tương tác Mức độ Số BN Tỷ lệ % 
PPI + Clarithromycin 2 12 15,8 
Gastropulgite + Clarithromycin 2 6 7,9 
Nhận xét: Tra cứu tương tác thuốc dựa théo sách “Tương tác thuốc” của Bộ Y tế và 
sử dụng phần mềm Drug Interaction facts nhận thấy chỉ có 2 cặp tương tác thuốc đều ở 
mức độ 2 nhưng có thể xử trí được là PPI + Clarithromycin (15,8%) và Gastropulgite + 
Clarithromycin (6%). 
4. BÀN LUẬN 
4.1 Đặc điểm BN 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng gặp 
ở mọi lứa tuổi và có xu hướng tăng theo tuổi. Tuổi trung bình của nhóm BN là 55,7 ± 
2,3. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (tỉ lệ 2 1). Đặc điểm về tuổi và giới tính của BN trong 
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của các tác giả khác [1], [4]. 
Triệu chứng lâm sàng hay gặp của xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng là 
nôn máu, đại tiện phân đen hoặc phân máu. Ngoài ra BN có thể có các triệu chứng như 
đau thượng vị, buồn nôn và các triệu chứng của hội chứng thiếu máu. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, tại thời điểm nhập viện, 53,9% BN có biểu hiện đại tiện phân đen, 14,5% 
BN có biểu hiện nôn máu. Tỷ lệ BN gặp cả hai biểu hiện trên là 27,6%. Theo Avery [6] 
và Kurt [12], có mối liên quan giữa nôn máu và mức độ xuất huyết, nôn máu là một trong 
những yếu tố nguy cơ liên quan tới chảy máu tái phát. 
Đánh giá mức độ mất máu hay theo dõi xuất huyết tái phát chủ yếu dựa vào tình trạng 
huyết động và các xét nghiệm cận lâm sàng [8], [11]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
BN lúc vào viện có số lượng hồng cầu trung bình 3,4 ± 0,14 (T/l); Hemoglobin trung 
bình 89,8 ± 4,25 (g/l); Mạch trung bình 86,8 ± 13,39 lần/phút; Huyết áp tâm thu trung 
bình 121,2 22,27mmHg. Như vậy, nhìn chung các BN có mức độ mất máu nhẹ. 
Theo Borman [7], BN có sốc có nguy cơ chảy máu tái phát gấp 8 lần BN không sốc, BN 
hạ huyết áp có nguy cơ chảy máu tái phát cao gấp 2,21 lần BN có huyết áp bình thường. Vấn 
đề sốc ban đầu được xác định khi mạch >100lần/phút và huyết áp tâm thu <100mmHg. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN có mạch >100lần/phút chiếm 14,5%, huyết áp tâm 
thu <100mmHg chiếm 9,2%. Theo Wong [15], hàm lượng hemoglobin <100g l thì nguy cơ 
chảy máu tái phát gấp 1,87 lần. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN có mức 
hemoglobin <100g/l khá cao (60,5%), mức hồng cầu <2,5T l cũng chiếm 26,3%. Như vậy 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
32 
nguy cơ chảy máu tái phát do sốc trong nhóm nghiên cứu không cao, nhưng nguy cơ chảy 
máu tái phát do 2 yếu tố hồng cầu và hemonglobin khá cao. 
Kết quả nội soi dạ dày 48/76 BN trong nhóm nghiên cứu cho thấy vị trí tổn thương 
chủ yếu là ở dạ dày (56,3%), tỉ lệ BN bị viêm và loét ngang nhau. Chỉ có 5 BN (10,4%) 
có hình ảnh ổ loét đang chảy máu. Điều này có thể giải thích là do các BN trong nghiên 
cứu không đến viện ngay trong những giờ đầu khi có triệu chứng xuất huyết; do không 
phát hiện được bệnh vì ổ loét nhỏ gây chảy máu rỉ rả; hoặc cũng có thể do một số BN tự 
điều trị tại nhà bằng thuốc nam, khi thấy các biểu hiện rõ rệt như đị tiện phân đen, nôn 
máu hoặc hoa mắt chóng mặt mới vào viện. 
Để đánh giá các yếu tố nguy cơ và phân loại tình trạng BN lúc vào viện, chúng tôi 
dựa vào hai thang điểm Blatchford và thang Rockall. BN có điểm Blatchford ≥ 12 hoặc 
Rockall ≥ 6 được coi là có yếu tố dự báo nguy cơ cao [3],[12]. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, nếu đánh giá theo thang Blatchford thì có 20 BN (26,3%) được coi là có yếu tố 
dự báo nguy cơ cao. Còn nếu đánh giá theo thang Rockall thì chỉ có 4 BN (5,3%) được 
coi là có yếu tố dự báo nguy cơ cao. 
4.2 Đánh giá thực tr ng sử dụng thuốc 
PPI là nhóm thuốc được sử dụng chính trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do viêm loét 
dạ dày tá tràng không. Các PPI được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng cho đến 
nay là omeprazol, esomeprazol và pantoprazol [2]. Các thuốc này có ưu điểm nâng pH 
dịch vị lên >6 trong thời gian nhanh và duy trì pH dịch vị ổn định trong thời gian lâu hơn. 
Phân tích các PPI được sử dụng trên nhóm BN nghiên cứu theo đường dùng thuốc cho 
thấy: Pantoprazol được sử dụng chủ yếu trong cả 2 đường: đường tiêm (48,7%) và đường 
truyền tĩnh mạch (28,9%); Esomeprazol sử dụng theo đường tiêm 39,5%, đường truyền 
tĩnh mạch 28,9%. Omeprazol là PPI đường uống duy nhất được sử dụng ở nhóm BN 
nghiên cứu (56,6%). 
Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng PPI liều 80mg tiêm tĩnh mạch, tiếp đó truyền 
liên tục 8mg/giờ liên tục trong 72 giờ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa thể đánh giá 
được hiệu quả điều trị của từng loại thuốc hay phác đồ điều trị do chúng tôi chỉ nghiên 
cứu mô tả cắt ngang, không tác động lên quá trình điều trị. Các BN được sử dụng PPI 
không theo phác đồ nhất định. Hơn nữa việc sử dụng thuốc điều trị trong khoa còn phụ 
thuộc vào vấn đề cung ứng thuốc của khoa Dược bệnh viện trong từng đợt đấu thầu. 
Các nghiên cứu điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng bằng thuốc ức chế 
bơm proton liều cao đều cho thấy bên cạnh việc làm giảm tỷ lệ tái xuất huyết, điều trị 
bằng thuốc ức chế bơm proton còn làm giảm số đơn vị máu truyền và thời gian nằm viện 
trung bình [13]. Chỉ định truyền máu trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi được áp dụng 
khi huyết áp tâm thu 100 lần/phút, Hb60 tuổi truyền 
máu khi Hb <100g/l. Trong nhóm nghiên cứu có 40 BN phải truyền máu (52,6%), thời 
gian nằm viện trung bình 8,7 ± 3,4 ngày. Tỷ lệ BN truyền số lượng máu dưới 500ml 
chiếm 21,1%, trên 1000ml chiếm 23,7%. Tổng lượng máu truyền trung bình là 615,1 ± 
107,65 ml. Sở dĩ trong nghiên cứu của chúng tôi các BN phải truyền máu khá nhiều và số 
ngày điều trị cũng kéo dài là do bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên là bệnh viện 
hạng 1 trực thuộc Bộ Y Tế nên đại đa số các BN có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám ban 
đầu phải ở tuyến cơ sở nên khi BN được chuyển đến thì cũng đã mất máu ở mức độ trung 
bình và nặng. 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
33 
Có 3 loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ 
dày tá tràng cho đối tượng nghiên cứu là amoxicylin, metronidazol và clarithromycin. 
Trong nhóm nghiên cứu chỉ có 47 BN (61,8%) phải sử dụng kháng sinh. Kiểu phối hợp 
kháng sinh hay sử dụng nhất là amoxicylin + metronidazol (40,8%). Có 3 BN (3,9%) 
phải sử dụng cả 2 phác đồ phối hợp kháng sinh trong thời gian điều trị tại viện do khoa 
dược hết metronidazol, thay thế bằng clarithromycin. Đơn trị liệu kháng sinh được áp 
dụng trên 4 BN (5,2%). 
Kết quả đánh giá lại sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng sau 72 giờ cho thấy giá trị 
trung bình của hồng cầu không có thay đổi gì. Nhưng giá trị hemoglobin thì tăng đáng kể 
(8,1g/l). Tuy nhiên sự khác biệt này lại không mang ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có thể 
giải thích điều này là do trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 30 76 BN (39,5%) được 
làm xét nghiệm công thức máu lần 2 sau 72 giờ. Do vậy kết quả này chưa thể phản ánh 
được được sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu sau 72 giờ là có ý 
nghĩa trên lâm sàng hay không. 
Tra cứu tương tác thuốc dựa théo sách “Tương tác thuốc” của Bộ Y tế và sử dụng 
phần mềm Drug Interaction facts, chúng tôi nhận thấy chỉ có 2 cặp tương tác thuốc đều ở 
mức độ 2 là PPI + Clarithromycin (15,8%) và Gastropulgite + Clarithromycin (6%). Tuy 
nhiên tương tác này cũng không mấy nghiêm trọng, có thể xử lý được. Cặp tương tác 
thuốc PPI + clarithromycin có ý nghĩa lâm sàng tích cực, tuy nhiên cũng cần phải khẳng 
định tiếp. PPI làm tăng pH dạ dày, góp phần làm tăng tính vững bền của clarithromycin, 
kèm theo tăng nồng độ macrolid này và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó trong các 
mô và dạ dày. Cặp tương tác thứ hai, gastropulgite là thuốc kháng acid, làm giảm hấp thu 
qua đường tiêu hóa dẫn đến giảm tác dụng của thuốc phối hợp. do vậy, cần uống hai 
thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ. 
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 tới tháng 9/2015 có 76 BN xuất huyết tiêu hóa do 
viêm loét dạ dày tá tràng phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và được đưa vào nghiên cứu 
của chúng tôi. Do số lượng BN còn ít, thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài còn nhiều 
hạn chế, chúng tôi chưa thể đánh giá được mối liên quan giữa một số yếu tố ảnh hưởng 
đến kết quả điều trị. 
5. KẾT LUẬN 
Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 55,7 ± 2,3, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. 
Biểu hiện lâm sàng khi vào viện: đại tiện phân đen 53,9%, nôn máu 14,5%. Đánh giá các 
yếu tố nguy cơ và phân loại BN lúc vào viện: 26,3% có điểm Blatchford ≥12; 61,8% có 
điểm Rockall <3, có 5,3% BN có điểm Rockall ≥6. Có 52,6% BN phải truyền máu với 
tổng lượng máu truyền trung bình 615,1 ± 107,65 ml. PPI là nhóm thuốc được sử dụng 
chính trong điều trị. Có 47 BN (61,8%) phải sử dụng kháng sinh. Kiểu phối hợp kháng 
sinh hay sử dụng nhất là amoxicylin + metronidazol (40,8%). Kết quả đánh giá lại sự 
thay đổi các chỉ số cận lâm sàng sau 72 giờ không có sự thay đổi mang ý nghĩa thống kê 
(p>0,05). Tra cứu tương tác thuốc dựa theo sách “Tương tác thuốc” của Bộ Y tế và sử dụng 
phần mềm Drug Interaction facts, nhận thấy chỉ có 2 cặp tương tác thuốc đều ở mức độ 2 và có 
thể khắc phục được là PPI + Clarithromycin (15,8%) và Gastropulgite + Clarithromycin (6%). 
5. KHUYẾN NGHỊ 
- Cung ứng đủ các thuốc cần thiết trong thời gian thời gian nằm viện, tránh chuyển 
đổi phác đồ trong quá trình điều trị. 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
34 
- Cân nhắc khoảng cách sử dụng các thuốc trong ngày của bệnh nhân để tránh xảy ra 
các tương tác thuốc. 
- Cần có thêm nghiên cứu sâu hơn với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá được hiệu quả sử 
dụng thuốc trong thời gian điều trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Ngọc Anh (2013), Kết quả điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá 
tràng bằng nội soi kết hợp esomeprazole tại bệnh viên đa khoa trung ương Thái Nguyên, 
Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II. 
2. Hội Khoa Học Tiêu Hóa Việt Nam, Khuyến cáo điều trị xuất huyết tiêu hoá trên 
không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 
3. Vũ Hải Hậu (2011), Nghiên cứu thang điểm Rockall và Blatchford trong tiên 
lượng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh 
viện, Đại học Y Hà Nội. 
4. Tạ Long (1991), “Một vài nhận xét qua 311 case chảy máu dạ dày tá tràng”, tạp 
chí Y học Quân sự, Cục Quân Y, tr 130-132. 
5. Lưu Thị Quyền (2014), Phân tích hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton với hai 
chế độ liều trong điều trị XHTH do loét dạ dày tá tráng tại khoa tiêu hóa bệnh viên Bạch 
Mai, Luận văn thạc sĩ dược học. 
6. Avery JF (1996), “Hematemesis and melena with special reference to causation 
and to the factor influencing the moriality from bleeding”, Aliment Pharmacol Ther. 
7. Borman PC, Theodoron NA, et al (1985), “Importance of hypovolaemic shock and 
endoscopic sign in predieting recurrent haemorrage from peptic ulceration: prospective 
evahuation”, BMJ 291, pp 245 – 325. 
8. Dudnick R,et al (1991), “Management of bleeding ulcers”, Med clinic of North 
American, 75 (4): 947 - 965. 
9. Ferguson CB, Mitchell RM (2005), “Nonvariceal upper gastrointestinal bleeding, 
Standard and new treatment”, Gastroenterol Clin North Am 34:607-621. 
10. Higham J, Kang J-Y, Majeed A, “Recent trends in admissions and mortality due 
to peptic ulcer in England: increasing frequency of hemorrhage among older subjects”, 
Gut 2002; 50: 460–4. 
11. Khuroo MS, Yattoo GN, et al (1997), “A comparison of omeprazole and placebo 
for bleeding peptic ulcer”, N Engl J Med, 336 (15): 1054 – 1058 
12. Kurt. J. (1998), Hematenesis, melena and hematochezzia, Harrisson’s principles 
14
th
, p180-183. 
13. T A Rockall, R F A Logan (1996), “Risk assessment after acute upper 
gastrointestinal haemorrhage”, Gut 38: 316-321. 
14. Van Leerdam ME, Vreeburg EM, Rauws EA, et al, “Acute upper GI bleeding: did 
anything change? Time trend analysis of incidence and outcome of acute upper GI 
bleeding between 1993 ⁄ 1994 and 2000”, Am J Gastroenterol 2003; 98: 1494–9. 
15. Wong SK, Ya LM et al (2002), “Predietion of therapeutic failure affter injection 
plus heater probe treament in patients with bleeding peptie ulcer”, Gur 50, pp 322 – 325. 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 
35 
CURRENT STATUS OF MEDICATION USE FOR GASTROINTESTINAL 
BLEEDING DUE TO PEPTIC ULCERIN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL 
HOSPITAL 
Ngo Thi My Binh, Nguyen Van Dung 
Thai Nguyen university of medical and phamacy 
SUMMARY 
Objective: The main objective of this study is evaluated the use of drugs in the 
treatment for gastrointestinal bleeding due to peptic ulcer patients in Thai Nguyen 
central general hospital. Subjects: 76 gastrointestinal bleeding due to peptic ulcer 
patients being treated in Thai Nguyen central general hospital were selected for 
this study. Methods: descriptive study. Results: The average age of patients were 
55,7 ± 2,3. Clinical symptoms: melaena (53,9%); vomiting blood (14,5%). Risk 
factors assessment: 26,3% of total patients had Blatchford scores ≥ 12; 5,3% had 
Rockall score ≥ 6. There were 52,6% of total patients who had to transfuse blood, 
total average of transfused blood was 615,1 ± 107,65ml. PPIs is the main drug 
group for treatment. There were 47 patients (61,8%) using antibiotics. Amoxicylin 
and metronidazole were the most commonly use. After 72 hours from 
hospitalized, the average value of red blood cells didn‟t change but hemoglobin 
increased (p>0,05). Two pairs of drug interactions was found, such as PPI + 
clarithromycin and gastropulgite + clarithromycin, but they all could be solved. 
Keywords: gastrointestinal bleeding, peptic ulcer, treatment of gastrointestinal 
bleeding. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_su_dung_thuoc_trong_dieu_tri_benh_xuat_huyet_tieu.pdf