Thực trạng trứng gà tồn dư kháng sinh và kiến thức của người kinh doanh trứng tại các chợ ở quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh

Trứng gà là thức ăn bổ dưỡng có thể sử

dụng cho cả trẻ em và người lớn(6). Bên cạnh đó,

trứng cũng tồn tại nguy cơ về an toàn thực

phẩm. Theo nghiên cứu của Tổ chức JICA (Nhật

Bản) năm 2016 tại Việt Nam về tồn dư kháng

sinh trong trứng gà ở các siêu thị tại TP. Hồ Chí

Minh, kết quả cho thấy 16 mẫu trứng có tồn dư

nhiều loại kháng sinh khác nhau(10). Sau khi xử lý

nhiệt, lượng kháng sinh tồn dư trong sữa và

trứng giảm không có ý nghĩa(3). Đối với con

người, thuốc kháng sinh tồn dư trong thực

phẩm tạo ra mối đe dọa tiềm tàng với độc tính

trực tiếp như gây ung thư, phản ứng dị ứng, tiếp

xúc thường xuyên với kháng sinh liều thấp dẫn

đến sự thay đổi của vi sinh vật làm tăng khả

năng kháng thuốc(5,9,1) dẫn đến không hiệu quả

khi điều trị kháng sinh trong lâm sàng(3). Do đó,

việc tồn dư kháng sinh trong trứng gà sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng

và là một vấn đề của sức khỏe cộng đồng.

TP. Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn

nhất cả nước về sản lượng trứng gia cầm, bình

quân tiêu thụ 3,4 - 4 triệu quả trứng các loại

(trứng gà, vịt) mỗi ngày. Là vị trí khu vực cửa

ngõ của thành phố, Quận 8 tiếp nhận nguồn

cung cấp trứng gia cầm chính từ các tỉnh Đồng

bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, mức sử

dụng kháng sinh ở các trang trại gà tại Đồng

bằng sông Cửu Long là khá cao, khoảng 06 lần

so với một số nước châu Âu, phần lớn được

dùng với mục đích dự phòng hơn là điều trị(2).

Cho tới nay, các nghiên cứu về vấn đề trứng tồn

dư kháng sinh tại TP. Hồ Chí Minh rất hạn chế,

trong khi tình trạng sử dụng kháng sinh cấm và

lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi thì chưa

được kiểm soát chặt chẽ.

pdf 9 trang dienloan 5040
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng trứng gà tồn dư kháng sinh và kiến thức của người kinh doanh trứng tại các chợ ở quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng trứng gà tồn dư kháng sinh và kiến thức của người kinh doanh trứng tại các chợ ở quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng trứng gà tồn dư kháng sinh và kiến thức của người kinh doanh trứng tại các chợ ở quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 453
THỰC TRẠNG TRỨNG GÀ TỒN DƯ KHÁNG SINH VÀ KIẾN THỨC 
CỦA NGƯỜI KINH DOANH TRỨNG TẠI CÁC CHỢ 
Ở QUẬN 8 -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thị Xuân Diễm*, Trần Ngọc Minh Tuấn*, Huỳnh Ngọc Thanh**, Phan Bích Hà* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Theo nghiên cứu của Tổ chức JICA (Nhật Bản) năm 2016 tại Việt Nam về tồn dư kháng sinh 
trong trứng gà ở các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy 16 mẫu trứng có tồn dư nhiều loại kháng 
sinh khác nhau. Đối với con người, tiếp xúc thường xuyên với kháng sinh liều thấp dẫn đến sự thay đổi của vi 
sinh vật làm tăng khả năng kháng thuốc, dẫn đến không hiệu quả khi điều trị kháng sinh trong lâm sàng. Do đó, 
việc tồn dư kháng sinh trong trứng gà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và là một vấn đề của 
sức khỏe cộng đồng. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tồn dư kháng sinh trong trứng gà được bán tại các chợ trên địa bàn Quận 8 - TP. 
Hồ Chí Minh và tỉ lệ kiến thức đúng của tiểu thương kinh doanh trứng gà về tồn dư kháng sinh. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2017. 136 
mẫu trứng gà (bao gồm gà ta và gà công nghiệp, có nhãn hiệu và không nhãn hiệu) từ 67 địa điểm kinh doanh 
trứng gà tại 14 chợ trên địa bàn quận 8 – TP. Hồ Chí Minh được kiểm nghiệm hàm lượng kháng sinh trong 
trứng gà bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS). Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn phỏng 
vấn trực tiếp 67 tiểu thương về kiến thức tồn dư kháng sinh trong trứng gà. 
Kết quả: 45/136 mẫu trứng gà có tồn dư kháng sinh chiếm 33,1%. Tỉ lệ tồn dư kháng sinh ở trứng gà ta và 
trứng gà công nghiệp lần lượt là 54,6% và 22,8%. 59,7% tiểu thương có kiến thức chung chưa đúng về kháng 
sinh trong trứng gà. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trứng gà tồn dư kháng sinh và loại trứng gà 
(p<0,001; PR=2,39; KTC (95%): 1,51 – 3,89); giữa kiến thức kháng sinh trong trứng gà với trình độ học vấn 
(p=0,011; PR=2,1; KTC (95%): 1,18-3,73); giữa kiến thức kháng sinh trong trứng gà với tập huấn kiến thức an 
toàn thực phẩm (p <0,001; PR=3,56; KTC (95%): 1,54-8,29); giữa kiến thức kháng sinh trong trứng gà với thông 
tin nghe về kháng sinh trong trứng gà (p=0,002; PR=2,62; KTC (95%): 1,39-4,96). 
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng tồn dư kháng sinh trong trứng gà tại quận 8 - TP. Hồ 
Chí Minh, đồng thời cảnh báo nguy cơ về an toàn thực phẩm. Việc sử dụng trứng gà còn tồn dư kháng sinh sẽ 
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. 
Từ khóa: kháng sinh, trứng gà 
ABSTRACT 
SITUATION ABOUT ANTIBIOTIC RESIDUES IN CHICKEN EGGS AND KNOWLEDGE 
OF THE TRADERS IN THE MARKETS IN DISTRICT 8 IN HO CHI MINH CITY 
Nguyen Thi Xuan Diem, Tran Ngoc Minh Tuan, Huynh Ngoc Thanh, Phan Bich Ha 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 453 – 461 
Background: According to the study of JICA (Japan) in 2016 in Vietnam on antibiotic residues in chicken 
eggs in supermarkets in Ho Chi Minh City, the results showed that 16 samples of eggs had many different 
antibiotic residues. For humans, regular exposure to low-dose antibiotics leads to changes in microorganisms that 
increase resistance, leading to ineffective treatment. Therefore, antibiotic residues in chicken eggs will directly 
*Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh **Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: CN.Nguyễn Thị Xuân Diễm ĐT: 0985682895 Email: nguyenthixuandiem@iph.org.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 454
affect consumer health and is a problem of public health. 
Objectives: Determining the rate of antibiotic residues in chicken eggs sold at markets in District 8 in Ho 
Chi Minh City and the right knowledge rate of shopkeeper trading chicken eggs about antibiotic residues. 
Methods: A cross-sectional descriptive study was carried out from March to July 2017. A total of 136 
samples of chicken eggs (including free-range and industrial egg, branded and non-branded) from 67 locations of 
chicken eggs trading in 14 markets in District 8 in Ho Chi Minh City were tested for antibiotic content by Liquid 
chromatography-tandem mass spectrometry method (LC-MS/MS). Pre-written questionnaires were used to 
directly interview 67 traders on antibiotic residues knowledge in chicken eggs. 
Results: Samples of chicken eggs with antibiotic residues accounted for 33.1% (45/136 samples). The rate of 
antibiotic residues in chicken eggs and industrial eggs is 54.6% and 22.8%, respectively. There were 59.7% of 
shopkeepers who had incorrect general knowledge about antibiotics in chicken eggs. There was a statistically 
significant relationship between chicken eggs with antibiotic residues and chicken eggs (p<0.001; PR=2.39; CI 
(95%): 1.51 - 3.89); between antibiotic knowledge in chicken eggs and education level (p=0.011; PR=2.1; CI 
(95%): 1.18-3.73); between antibiotic knowledge in chicken eggs and training on food safety knowledge (p<0.001; 
PR=3.56; CI (95%): 1.54-8.29); between antibiotic knowledge in chicken eggs and information about antibiotics 
in chicken eggs (p=0.002; PR=2.62; CI(95%): 1.39-4.96). 
Conclusions: The results of the study evaluated the status of antibiotic residues in chicken eggs in District 8 
in Ho Chi Minh City, and warned of the risk of food insecurity. This is a potential danger to public health. The 
government needs to strengthen management and supervision of antibiotics used in animal husbandry. 
Keywords: antibiotics, chicken eggs 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trứng gà là thức ăn bổ dưỡng có thể sử 
dụng cho cả trẻ em và người lớn(6). Bên cạnh đó, 
trứng cũng tồn tại nguy cơ về an toàn thực 
phẩm. Theo nghiên cứu của Tổ chức JICA (Nhật 
Bản) năm 2016 tại Việt Nam về tồn dư kháng 
sinh trong trứng gà ở các siêu thị tại TP. Hồ Chí 
Minh, kết quả cho thấy 16 mẫu trứng có tồn dư 
nhiều loại kháng sinh khác nhau(10). Sau khi xử lý 
nhiệt, lượng kháng sinh tồn dư trong sữa và 
trứng giảm không có ý nghĩa(3). Đối với con 
người, thuốc kháng sinh tồn dư trong thực 
phẩm tạo ra mối đe dọa tiềm tàng với độc tính 
trực tiếp như gây ung thư, phản ứng dị ứng, tiếp 
xúc thường xuyên với kháng sinh liều thấp dẫn 
đến sự thay đổi của vi sinh vật làm tăng khả 
năng kháng thuốc(5,9,1) dẫn đến không hiệu quả 
khi điều trị kháng sinh trong lâm sàng(3). Do đó, 
việc tồn dư kháng sinh trong trứng gà sẽ ảnh 
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng 
và là một vấn đề của sức khỏe cộng đồng. 
TP. Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn 
nhất cả nước về sản lượng trứng gia cầm, bình 
quân tiêu thụ 3,4 - 4 triệu quả trứng các loại 
(trứng gà, vịt) mỗi ngày. Là vị trí khu vực cửa 
ngõ của thành phố, Quận 8 tiếp nhận nguồn 
cung cấp trứng gia cầm chính từ các tỉnh Đồng 
bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, mức sử 
dụng kháng sinh ở các trang trại gà tại Đồng 
bằng sông Cửu Long là khá cao, khoảng 06 lần 
so với một số nước châu Âu, phần lớn được 
dùng với mục đích dự phòng hơn là điều trị(2). 
Cho tới nay, các nghiên cứu về vấn đề trứng tồn 
dư kháng sinh tại TP. Hồ Chí Minh rất hạn chế, 
trong khi tình trạng sử dụng kháng sinh cấm và 
lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi thì chưa 
được kiểm soát chặt chẽ. 
Với mong muốn xác định tỉ lệ tồn dư kháng 
sinh trong trứng gà khi trứng tới bàn ăn để cảnh 
báo cho người dân tuân thủ nghiêm ngặt việc sử 
dụng kháng sinh từ trang trại. Vì vậy, để làm rõ 
vấn đề này, nhất là tại Quận 8 - TP. Hồ Chí 
Minh, chúng tôi thực hiện khảo sát tình hình tồn 
dư kháng sinh trong trứng gà được bán tại các 
chợ (nhà bán lẻ) trên địa bàn Quận 8 - TP. Hồ 
Chí Minh. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 455
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỉ lệ tồn dư kháng sinh trong trứng 
gà được bán tại các chợ trên địa bàn Quận 8 - TP. 
Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan đến tỉ lệ tồn 
dư kháng sinh. 
Xác định tỉ lệ kiến thức đúng của tiểu 
thương kinh doanh trứng gà tại các chợ trên 
địa bàn Quận 8 - TP. Hồ Chí Minh về tồn dư 
kháng sinh. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Các mẫu trứng gà có nguồn gốc (thương 
hiệu) hoặc không có nguồn gốc (không có 
thương hiệu) được bán tại các điểm kinh doanh 
trứng gia cầm và người trực tiếp quản lý việc 
kinh doanh trứng (gọi tắt là tiểu thương) tại các 
chợ trên địa bàn Quận 8 - TP. Hồ Chí Minh. 
Tiêu chuẩn nhận vào 
Người trực tiếp quản lý việc buôn bán trứng 
gà và mẫu trứng gà còn nguyên vẹn, vỏ trứng 
không móp, không bể. 
Tiêu chuẩn loại ra 
Từ lần vắng mặt đầu tiên, tiểu thương vắng 
mặt lần thứ 02 tại thời điểm nghiên cứu sẽ 
không lấy mẫu trứng tại điểm kinh doanh này. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 
Thời gian nghiên cứu 
Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2017. 
Địa điểm nghiên cứu: 
Các quầy bán trứng gà tại 14 chợ trên địa 
bàn Quận 8 – TP. Hồ Chí Minh. 
Cỡ mẫu 
Sử dụng công thức ước lượng một tỉ lệ: 
2
)(1
)2/1(
2
d
n
pp 
  
Với n là cỡ mẫu tối thiểu, đơn vị mẫu trứng 
gà (một mẫu trứng gà tương ứng 06 -10 quả có 
cùng chủng loại); 
α là xác xuất sai lầm loại I (α = 0,05); 
Z(1-α/2) là hệ số tin cậy, với độ tin cậy là 95% 
thì Z(1-α/2) = 1,96; 
p là tỉ lệ trứng tồn dư kháng sinh trong trứng 
gà ước tính, theo một nghiên cứu của Tổ chức 
JICA (Nhật Bản) năm 2016 tại TP. Hồ Chí 
Minh(10), lấy p = 0,144; 
d là sai số của ước lượng được lấy ở mức 0,05. 
Tính được n = 98 mẫu. 
Dự trù mất mẫu tỉ lệ 2% thì 
N= 
Trong đó N là cỡ mẫu sau khi dự trừ mất 
mẫu, n là cỡ mẫu tính từ công thức (n = 98); vậy 
N = 122,5. Do đó, cỡ mẫu sau khi dự trù mất 
mẫu là 123 mẫu trứng. 
Dựa vào thực tế, từ 67 địa điểm kinh doanh 
trứng gà tại 14 chợ trên địa bàn Quận 8 – TP. Hồ 
Chí Minh, chúng tôi lấy 136 mẫu trứng gà và 
phỏng vấn 67 tiểu thương. 
Phương pháp chọn mẫu 
Lấy mẫu toàn bộ. 
Tại mỗi điểm kinh doanh, lấy hết toàn bộ 
những mẫu có nhãn hiệu gồm trứng gà công 
nghiệp và trứng gà ta; đối với mẫu không nhãn 
hiệu lấy một mẫu trứng gà ta và một mẫu trứng 
gà công nghiệp (nếu có đầy đủ). Đồng thời tiến 
hành phỏng vấn tiểu thương tại điểm kinh 
doanh trứng thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn. 
Một số khái niệm trong nghiên cứu 
Trứng gà 
Có vỏ màu vàng cứng, bề ngoài của trứng 
thường có hình bầu dục, hai đầu không cân 
bằng, một đầu to một đầu nhỏ. Trứng có bao bì 
hoặc không có bao bì. Trứng gà công nghiệp có 
kích cỡ quả trứng lớn, vỏ màu nâu. Trứng gà 
công nghiệp là sản phẩm của gà công nghiệp. 
Trứng gà ta có kích cỡ quả trứng nhỏ, vỏ trứng 
màu hồng phấn, gà đẻ trứng được nuôi theo 
hình thức thả vườn hoặc làm chuồng thoáng 
rộng rãi có ổ lót cho gà đẻ trứng. Trứng gà có 
nguồn gốc là trứng có bao bì nhãn hiệu, chứa 
trong vỉ nhựa, có nhãn sản phẩm, xác định được 
nhà cung cấp. Trứng gà không rõ nguồn gốc là 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 456
trứng gà để lẫn lộn trong cùng một khay hoặc 
giỏ, không có bao bì chứa đựng, không nhãn 
hiệu, không có nhãn sản phẩm. 
Tiểu thương 
Là người trực tiếp quản lý việc kinh doanh 
trứng tại cửa hàng kinh doanh trứng trong chợ 
không quan tâm đến có đứng tên trên giấy phép 
kinh doanh hay không. 
Tồn dư kháng sinh 
Là hiện tượng kháng sinh chưa đào thải hết 
trong cơ thể vật nuôi gây tích lũy tại các mô, các 
phủ tạng. Việc tồn dư kháng sinh trong trứng là 
do cơ sở chăn nuôi không tuân thủ theo quy 
định về thời gian ngưng thuốc, cũng như liều 
lượng kháng sinh vì sự chuyển hóa kháng sinh 
trong mỗi cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố 
như: giống, loài, tuổi, tình trạng sức khỏe. 
Trứng có tồn dư kháng sinh khi kết quả xét 
nghiệm phát hiện ít nhất một loại kháng sinh. 
Hàm lượng kháng sinh có trong trứng gà được 
xác định bằng kiểm nghiệm và biểu thị bằng đơn 
vị tính là µg/kg. 
Thu thập dữ liệu 
Lấy mẫu trứng gà tuân thủ theo đúng tiêu 
chuẩn Việt Nam TCVN 9600-2013. Mẫu sau khi 
lấy xong cho vào vỉ nhựa, mã hóa bằng ký hiệu 
và số thứ tự, để vào thùng giấy ở nhiệt độ 
thường, vận chuyển bằng xe máy về Trung tâm 
Kiểm nghiệm ATTP Khu vực Phía Nam – Viện Y 
tế công cộng TP. Hồ Chí Minh trong ngày để xét 
nghiệm. Mẫu chưa xét nghiệm được bảo quản 
tại phòng thí nghiệm ở nhiệt độ từ 4 – 8 độ C. 
Kết quả trả theo ký hiệu mẫu, không thể hiện tên 
cơ sở. 
Dựa vào nghiên cứu của Tổ chức JICA (Nhật 
Bản) năm 2016 tại Việt Nam về tồn dư kháng 
sinh trong trứng gà ở các siêu thị tại TP. Hồ Chí 
Minh(10) và Thông tư số 24/2013/TT-BYT “Quy 
định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y 
trong thực phẩm”, chúng tôi chọn các kháng 
sinh xét nghiệm trong nghiên cứu đề tài này bao 
gồm nhóm Sulfonamides (Sulfachlorpyridazin, 
Sulfaclozin, Sulfadimethoxine, Sulfamerazine, 
Sulfadimidine, Sulfadoxine, Sulfamethoxazole, 
Sulfamethoxypyridazine, Sulfamonomethoxine, 
Sulfapyridine), nhóm Quinolones 
(Ciprofloxacin, Danofloxacin, Difloxacin, 
Enrofloxacin, Marbofloxacin, Norfloxacin, 
Ofloxacin, Orbifloxacin, Sarafloxacin), nhóm β-
lactams (Ampicilin, Aspoxicillin, Oxacillin, 
Penicillin G, Penicillin V), nhóm Macrolides 
(Tilmicosin, Spiramycin, Tylosin), nhóm 
Tetracycline (Tetracycline, Oxytetracycline, 
Doxycycline, Chlotetracycline), nhóm 
Diaminopyrimidine (Trimethoprim), nhóm 
Aminoglycoside (Neomycin, Spectinomycin). 
Kiểm nghiệm hàm lượng kháng sinh bằng 
phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ 2 lần 
(LC-MS/MS). Phương pháp phân tích được 
Trung tâm Kiểm nghiệm ATTP Khu vực phía 
Nam nghiên cứu và xác nhận giá trị sử dụng, có 
độ chính xác, độ nhạy cao, đáp ứng cho công tác 
thanh kiểm tra, quản lý của các cơ quan chức 
năng trong việc kiểm soát kháng sinh trong thịt, 
trứng gia cầm. 
Nhập và xử lý số liệu 
Dữ liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 
3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13.0. 
KẾT QUẢ 
Đặc tính của mẫu nghiên cứu 
Bảng 1: Đặc điểm của tiểu thương (n=67) 
Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) 
Tuổi 
Dưới 35 tuổi 9 13,4 
Trên 35 tuổi 58 86,6 
Giới 
Nam 11 16,4 
Nữ 56 83,6 
Học vấn 
Dưới tiểu học 2 3,0 
Tiểu học 15 22,4 
THCS 25 37,3 
THPT 22 32,8 
Trung cấp/Cao đẳng/Đại học 3 4,5 
Tuổi nghề 
Dưới 1 năm 6 8,9 
Từ 1-5 năm 9 13,4 
Từ 6 -10 năm 17 25,4 
Trên 10 năm 35 52,3 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 457
Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) 
Tập huấn kiến thức VSATTP 
Có 37 55,2 
Không 30 44,8 
Đa số tiểu thương là nữ giới (83,6%), nam 
giới chiếm tỉ lệ 16,4%. Các tiểu thương có độ tuổi 
từ trên 35 tuổi chiếm tỉ lệ 86,6%, các tiểu thương 
có độ tuổi từ 35 tuổi trở xuống chiếm tỉ lệ 13,4%. 
Trình độ học vấn của tiểu thương chủ yếu là 
THCS chiếm tỉ lệ 37,3%, tiếp đến là THPT chiếm 
tỉ lệ 32,8%, tiểu học chiếm 22,4%, có 4,5% tiểu 
thương có trình độ trên cấp trung học phổ thông 
và 3,0% tiểu thương có  ... 
(52,3%), dưới 01 năm chiếm tỉ lệ 8,9%. Tiểu 
thương có tham gia lớp tập huấn kiến thức 
VSATTP chiếm tỉ lệ 55,2% và tiểu thương không 
có tham gia lớp tập huấn kiến thức VSATTP 
chiếm tỉ lệ 44,8% (Bảng 1). 
Tồn dư kháng sinh trong trứng gà 
Bảng 2: Tần suất và tỉ lệ % trứng gà tồn dư kháng 
sinh (n=136) 
Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) 
Nguồn gốc (n=136) 
Có 41 30,1 
Không 95 69,9 
Tồn dư kháng sinh (n=136) 
Không 
91 
66,9 
Có 45 33,1 
Kết quả nghiên cứu 136 mẫu trứng gà, phân 
theo nguồn gốc, tỉ lệ trứng gà không có nguồn 
gốc chiếm tỉ lệ cao (69,9%), trứng gà có nguồn 
gốc chiếm tỉ lệ thấp (30,1%). Tỉ lệ tồn dư kháng 
sinh chung trên tổng số 136 mẫu trứng gà chiếm 
33,1% (Bảng 2). 
Trứng gà không nhãn hiệu chiếm tỉ lệ cao, 
88,6% đối với trứng gà ta và 60,9% đối với gà 
công nghiệp. Trứng gà có nhãn hiệu chiếm tỉ lệ 
thấp, trong đó trứng gà ta có nhãn hiệu chiếm tỉ 
lệ 11,4% và trứng gà công nghiệp có nhãn hiệu 
chiếm tỉ lệ 39,1%. Tỉ lệ tồn dư kháng sinh ở trứng 
gà ta chiếm 54,6%, trứng gà công nghiệp tồn dư 
kháng sinh chiếm tỉ lệ 22,8% (Bảng 3). 
Bảng 3: Phân loại tồn dư KS và nguồn gốc theo phân 
loại trứng gà (n=136) 
Đặc tính 
Trứng gà ta (N = 44) Trứng gà CN (N = 92) 
Có (%) Không (%) Có (%) Không (%) 
Nhãn hiệu 5 (11,4%) 39 (88,6%) 36 (39,1%) 56 (60,9%) 
Tồn dư KS 24 (54,6%) 20 (45,5%) 21 (22,8%) 71 (77,2%) 
Tỉ lệ tiểu thương có kiến thức đúng về tồn dư 
kháng sinh 
Bảng 4: Kiến thức chung đúng về kháng sinh trong 
trứng gà (n=67) 
Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) 
Kiến thức chung đúng về KS trong trứng gà 
Đúng 
27 
 40,3 
Chưa đúng 40 59,7 
Nghe thông tin về KS trong trứng gà 
Có 29 43,3 
Không 38 56,7 
Kết quả cho thấy tiểu thương có kiến thức 
chung chưa đúng về tồn dư kháng sinh trong 
trứng gà chiếm tỉ lệ cao hơn (59,7%) so với tiểu 
thương có kiến thức chung đúng về tồn dư 
kháng sinh trong trứng gà (40,3%). Tiểu thương 
chưa từng nghe nói về tồn dư kháng sinh trong 
trứng gà chiếm tỉ lệ cao 56,7%, tiểu thương có 
nghe nói về tồn dư kháng sinh trong trứng gà 
chiếm tỉ lệ 43,3% (Bảng 4). 
Mối liên quan giữa tỉ lệ tồn dư kháng sinh 
trong trứng gà với nguồn gốc trứng, loại trứng 
gà 
Không có mối liên quan giữa trứng gà tồn 
dư kháng sinh với nguồn gốc trứng (p >0,05). Có 
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trứng gà 
tồn dư kháng sinh và loại trứng gà (p< 0,001; 
PR=2,39; KTC (95%): 1,51 – 3,89). Trong đó, trứng 
gà ta có tồn dư kháng sinh cao gấp 2,39 lần so 
với trứng gà công nghiệp (Bảng 5). 
Bảng 5: Mối liên quan giữa trứng tồn dư kháng sinh với nguồn gốc và loại trứng gà 
Biến số 
Trứng tồn dư KS 
PR (KTC 95%) p 
Có (%) Không (%) 
Nguồn gốc 
Có nguồn gốc 11 (26,8) 30 (73,2) 
0,74 (0,41-1,33) 0,308 
Không nguồn gốc 34 (35,8) 61 (64,2) 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 458
Biến số 
Trứng tồn dư KS 
PR (KTC 95%) p 
Có (%) Không (%) 
Loại trứng gà 
Trứng gà ta 24 (54,5) 20 (45,5) 2,39 (1,51-3,89) <0,001 
Trứng gà CN 21 (22,8) 71 (77,2) 
Mối liên quan giữa kiến thức về kháng sinh 
trong trứng gà và biến số nền 
Không có mối liên quan giữa kiến thức 
kháng sinh trong trứng gà với tuổi, giới 
(p>0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa kiến thức kháng sinh trong trứng gà với 
trình độ học vấn (p=0,011; PR=2,1; KTC: 1,18-
3,73). Trong đó, người có trình độ trên trung 
học cơ sở có kiến thức đúng gấp 2,1 lần so với 
người có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống. 
Không có mối liên quan giữa kiến thức kháng 
sinh trong trứng gà với tuổi nghề (p >0,05). Có 
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến 
thức kháng sinh trong trứng gà với tập huấn 
kiến thức VSATTP (p <0,001; PR=3,56; KTC 
(95%): 1,54-8,29). Trong đó, những người được 
tập huấn kiến thức VSATTP có kiến thức đúng 
cao gấp 3,56 lần so với những người không 
được tập huấn. Có mối liên quan có ý nghĩa 
thống kê giữa kiến thức kháng sinh trong 
trứng gà với thông tin nghe về kháng sinh 
trong trứng gà (p=0,002; PR=2,62; KTC (95%): 
1,39-4,96). Trong đó, những người có nghe 
thông tin về kháng sinh trong trứng gà có kiến 
thức đúng cao gấp 2,62 lần so với những người 
không nghe thông tin về kháng sinh (Bảng 6). 
Bảng 6: Mối liên quan giữa kiến thức về kháng sinh trong trứng gà và biến số 
Biến số 
Kiến thức về KS trong trứng gà PR 
(KTC 95%) 
p 
Có (%) Không (%) 
Tuổi 
Dưới 35 tuổi 5 (55,6) 4(44,4) 
0,68 (0,35-1,34) 0,316 
Từ 35 tuổi trở lên 22 (37,9) 36 (62,1) 
Giới 
Nam 5 (45,5) 6 (54,5) 
0,86 (0,42-1,78) 0,703 
Nữ 22 (39,3) 34 (60,7) 
Trình độ học vấn 
0,011 
THCS trở xuống 12 (28,6) 30 (71,4) 
Trên THCS 15(60,0) 10 (40,0) 2,1 (1,18-3,73) 
Tuổi nghề 
Dưới 1 năm 3 (50,0) 3 (50,0) 1 
0,560 
Từ 1-5 năm 2 (22,2) 7 (77,8) 0,44 (0,10-1,93) 
Từ 6-10 năm 6 (35,3) 11 (64,7) 0,71 (0,25-1,99) 
Trên 10 năm 16 (45,7) 19 (54,3) 0,91 (0,38-2,31) 
Tập huấn VSATTP 
Có 22(59,5) 15(40,5) 3,56(1,54-8,29) <0,001 
Không 5(16,7) 25(83,3) 
Thông tin về KS 
Có 18(62,1) 11(37,9) 2,62(1,39-4,96) 0,002 
Không 9(23,7) 29(76,3) 
BÀN LUẬN 
Tỉ lệ tồn dư kháng sinh chung trên tổng số 
136 mẫu trứng gà là 33,1%, kết quả này cao hơn 
2,3 lần so với nghiên cứu năm 2016 của Tổ chức 
JICA (14,4%) về tồn dư kháng sinh trong trứng 
gà ở TP. Hồ Chí Minh(10). Do đề tài chúng tôi thu 
thập mẫu tại các chợ còn Tổ chức JICA thu thập 
mẫu tại các siêu thị, có thể lý giải được tại các 
siêu thị có hệ thống quản lý chất lượng giám sát 
chặt chẽ nguồn thực phẩm từ nhà cung cấp 
trước khi nhập hàng vào siêu thị và bán lại cho 
người tiêu dùng nên trứng tồn dư kháng sinh từ 
các mẫu lấy tại siêu thị có chiếm tỉ lệ thấp. Trong 
khi đó, trứng được bán tại các chợ dân sinh, do 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 459
người kinh doanh tự nhập hàng thông qua thỏa 
thuận hợp lý với nhà cung cấp, không có hệ 
thống quản lý chất lượng giám sát, kiểm nghiệm 
nên khả năng tồn dư kháng sinh trong mẫu 
trứng bán tại các chợ cao. Việc tồn dư kháng 
sinh trong trứng tại các chợ dân sinh cao hơn tại 
siêu thị cũng đã được ghi nhận trong nghiên cứu 
tại Đài Loan vào năm 2014, tỉ lệ trứng tồn dư 
kháng sinh tại các chợ cao hơn gấp 3 lần tại các 
siêu thị (12% so với 4%; p = 0,006) với tỉ lệ tồn dư 
kháng sinh chung trong trứng gà là 8%(11). Tình 
trạng tồn dư kháng sinh trong trứng được phát 
hiện ở nhiều nước trên thế giới, tại Cộng hòa 
Dominica (năm 2014) chiếm tỉ lệ 51%(7) và 
Nigeria (năm 2014) chiếm tỉ lệ 75,2%(8). Phát hiện 
này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi (33,1%) lần lượt gấp 1,5 lần và 2,3 lần. 
Cộng hòa Dominica và Nigeria là hai nước thuộc 
Châu Mỹ Latinh và Châu Phi, kinh tế kém phát 
triển, thiếu hụt lương thực, vấn đề an toàn thực 
phẩm, y tế chưa được chú trọng, bên cạnh đó 
kháng sinh được sử dụng rộng rãi thiếu kiểm 
soát là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tồn dư kháng 
sinh trong trứng cao. Nghiên cứu cho thấy, các 
mẫu trứng qua phân tích có tồn dư kháng sinh 
hầu hết là các kháng sinh cấm dùng trong thú y 
tại Việt Nam theo Thông tư số 08/VBHN-
BNN&PTNT và kháng sinh cấm dùng cho gà đẻ 
trứng theo quy định của Châu Âu. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả 
nghiên cứu năm 2014 - 2015 của Tổ chức JICA(10) 
về các kháng sinh cấm tồn dư trong trứng gà. 
Hiện nay, ở Việt Nam số lượng trang trại nuôi gà 
với quy mô nhỏ lại thiếu thông tin về kháng sinh 
và dễ dàng mua được các loại thuốc kháng sinh 
từ các cửa hàng nông dược(4), người chăn nuôi có 
thể tự mua kháng sinh dùng cho người để điều 
trị cho gà với mục đích nhanh khỏi bệnh mà 
không biết được tác hại thật sự của việc sử dụng 
không đúng đối tượng và liều lượng. 
Chúng tôi đã tìm thấy mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê giữa trứng gà tồn dư kháng sinh 
và loại trứng gà (p <0,001; PR=2,39; KTC (95%): 
1,51 – 3,89). Trứng gà ta có tồn dư kháng sinh 
cao gấp 2,39 lần so với trứng gà công nghiệp. 
Trứng gà ta thường được nuôi tại các hộ gia 
đình hoặc trang trại nhỏ, lẻ. Do việc chọn lựa gà 
mái đẻ trứng phần lớn dựa vào kinh nghiệm, 
thiếu chọn lọc nên gà mái đẻ có nguy cơ mắc 
bệnh trong thời gian đẻ trứng. Mặt khác, việc lựa 
chọn loại kháng sinh, quyết định liều lượng, thời 
gian ngừng thuốc và phối hợp kháng sinh chủ 
yếu dựa vào kinh nghiệm của người chăn nuôi 
hoặc từ chỉ dẫn của bạn bè, người thân. Điều này 
dẫn đến việc sử dụng kháng sinh không hợp lý 
trong phòng-trị bệnh cho gà đẻ trứng. Đối với gà 
công nghiệp, thường được nuôi tại các trại chăn 
nuôi quy mô vừa và lớn, được chọn lọc chỉ toàn 
gà mái để nuôi lấy trứng, sức khỏe gà mái ổn 
định. Ngoài ra, người chăn nuôi được cán bộ thú 
y địa phương giám sát, tuyên truyền và tập huấn 
kiến thức dùng kháng sinh hợp lý. Do đó, nguy 
cơ tồn dư kháng sinh trong trứng công nghiệp ít 
hơn 2,39 lần so với trứng gà ta. 
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa 
kiến thức kháng sinh trong trứng gà với trình độ 
học vấn (p=0,011; PR=2,1; KTC (95%): 1,18-3,73). 
Trong đó, người có trình độ trên THCS có kiến 
thức đúng gấp 2,1 lần so với người có trình độ từ 
THCS trở xuống. Có mối liên quan có ý nghĩa 
thống kê giữa kiến thức kháng sinh trong trứng 
gà với tập huấn kiến thức VSATTP (p <0,001; 
PR=3,56; KTC (95%): 1,54-8,29). Trong đó, những 
người được tập huấn kiến thức VSATTP có kiến 
thức đúng cao gấp 3,56 lần so với những người 
không được tập huấn. Có mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê giữa kiến thức kháng sinh trong 
trứng gà với thông tin nghe về kháng sinh trong 
trứng gà (p=0,002; PR=2,62; KTC (95%): 1,39-
4,96). Trong đó, những người được có nghe 
thông tin về kháng sinh trong trứng gà có kiến 
thức đúng cao gấp 2,62 lần so với những người 
không nghe thông tin về kháng sinh trong trứng 
gà. Như vậy, tiểu thương có trình độ càng cao, 
được tập huấn kiến thức VSATTP, có nghe 
thông tin về kháng sinh thì có nhiều điều kiện 
tiếp nhận thông tin về tồn dư kháng sinh trong 
trứng gà cũng như trong thực phẩm, đồng thời 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 460
các tiểu thương này có quan tâm đến vấn đề an 
toàn thực phẩm. Do các tiểu thương được học và 
tiếp nhận thông tin từ truyền thông, từ nhân 
viên y tế. Kiến thức đúng về tồn dư kháng sinh 
trong trứng gà và trong thực phẩm là kiến thức 
khoa học. Vì vậy, tiểu thương trình độ học vấn 
thấp, không tham gia tập huấn kiến thức 
VSATTP, chưa từng nghe thông tin về kháng 
sinh trong trứng gà hoặc thực phẩm thì họ có ít 
hiểu biết về vấn đề này. 
KẾT LUẬN 
Trong 136 mẫu trứng gà được thu thập tại 
14 chợ trên địa bàn Quận 8 – TP. Hồ Chí Minh 
đem phân tích 33 loại kháng sinh thuộc các 
nhóm Sulfamide, Quinolone, β-Lactams, 
Macrolides, Tetracylin, Aminoglycoside và 
Diaminopyrimidine, kết quả cho thấy tỉ lệ tồn 
dư kháng sinh chung chiếm 33,1%. Trong đó, 
trứng gà ta tồn dư kháng sinh chiếm tỉ lệ 
54,6%, trứng gà công nghiệp chiếm tỉ lệ 22,8%. 
Chúng tôi tìm thấy mối liên quan quan có ý 
nghĩa thống kê giữa trứng gà tồn dư kháng 
sinh và loại trứng gà (p <0,001; PR=2,39; KTC 
(95%): 1,51-3,89). Trong đó, trứng gà ta có tồn 
dư kháng sinh cao gấp 2,39 lần so với trứng gà 
công nghiệp. Không có mối liên quan giữa 
giữa trứng gà tồn dư kháng sinh với nguồn 
gốc trứng. Kiến thức chung đúng của tiểu 
thương về kháng sinh trong trứng gà đạt 
40,3%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa kiến thức kháng sinh trong trứng gà với 
trình độ học vấn (p=0,011; PR=2,1; KTC (95%): 
1,18-3,73). Trong đó, người có trình độ trên 
trung học cơ sở có kiến thức đúng gấp 2,1 lần 
so với người có trình độ từ trung học cơ sở trở 
xuống. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa kiến thức kháng sinh trong trứng gà với 
tập huấn kiến thức VSATTP (p <0,001; 
PR=3,56; KTC (95%): 1,54-8,29). Ngoài ra, 
những người được tập huấn kiến thức 
VSATTP có kiến thức đúng cao gấp 3,56 lần so 
với những người không được tập huấn. Có 
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến 
thức về tồn dư kháng sinh trong trứng gà và 
thông tin có nghe về kháng sinh (p=0,002; 
PR=2,62; KTC (95%): 1,39–4,96). Trong đó, 
người có từng nghe về kháng sinh trong trứng 
gà có kiến thức đúng cao gấp 2,62 lần so với 
người không nghe thông tin về kháng sinh. 
KIẾN NGHỊ 
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 
cho người dân nói chung và người kinh doanh 
trứng gia cầm về việc tác hại của tồn dư kháng 
sinh trong thực phẩm và khả năng lây truyền các 
vi sinh vật kháng thuốc vào người thông qua 
chuỗi thực phẩm. Mở rộng thêm các nghiên cứu 
sâu hơn về tồn dư kháng sinh trong trứng gà tại 
trang trại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ahaduzzaman M, Hassan M, Alam M, et al (2014). 
Antimicrobial Resistance Pattern against Staphylococcus aureus 
in Environmental Effluents. Research Journal for Veterinary 
Practitioners, 2(1):13-16. 
2. Carrique-Mas JJ, Campbell JI., Wagenaar JA, et al (2015). 
Antimicrobial usage in chicken production in the Mekong Delta 
of Vietnam. Zoonoses Public Health, 62(S1):70-78. 
3. Chowdhury S, Hassan MM, Alam M, et al (2015). Antibiotic 
residues in milk and eggs of commercial and local farms at 
Chittagong, Bangladesh. Vet World, 8(4):467-71. 
4. Do TT Nga, Horby P, Wertheim HF, et al (2014). Antibiotic sales 
in rural and urban pharmacies in northern Vietnam: an 
observational study. BMC Pharmacol Toxicol, pp.15-6. 
5. Hassan MM, Amin KB, Ahaduzzaman M, Alam M, Faruk MSA 
and Uddin I (2014). Antimicrobial resis tance pattern against E. 
coli and salmonella in layer poultry. Research Journal for 
Veterinary Practitioners, 2(2):30-35. 
6. Kassis N, Drake SR, Beamer SK, et al (2010). Development of 
nutraceutical egg products with omega-3-rich oils. LWT - Food 
Science and Technology, 43(5):777-783. 
7. Moscoso S, de los Santos FS, Andino AG, et al (2015). Detection 
of quinolones in commercial eggs obtained from farms in the 
Espaillat Province in the Dominican Republic. Journal of Food 
Protection, 78(1):214-217. 
8. Olatoye O, Kayode ST (2012). Oxytetracycline residues in retail 
chicken eggs in Ibadan, Nigeria. Food Addit Contam Part B 
Surveill, 5(4):255-9. 
9. Paige JC, Tollefson L, Miller M (1997). Public health impact on 
drug residues in animal tissues. Vet Hum Toxicol, 39(3):162-9. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 461
10. Yamaguchi T, Okihashi M, Harada K, et al (2017). Detection of 
antibiotics in chicken eggs obtained from supermarkets in Ho 
Chi Minh City, Vietnam. Journal of Environmental Science and 
Health Part B, pp.1-4. 
11. Yang SC, Yu MC, Lee YH and Wang JL (2016). Antibiotic 
Residues in Meat and Eggs in Taiwan: A Local Surveillance. 
British Journal of Medicine & Medical Research, 12(11):1-6. 
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_trung_ga_ton_du_khang_sinh_va_kien_thuc_cua_nguoi.pdf