Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm quán ăn tại thị xã Dĩ an, tỉnh Bình dương, năm 2013
Đặt vấn đề: An toàn thực phẩm (ATTP) tại các quán ăn đang là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Trong đó, vấn đề vệ sinh bàn tay người nấu ăn, ô nhiễm vi sinh vật mẫu thức ăn và thực trạng ATTP đang là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các cấp quản lý.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ quán ăn đạt tiêu chuẩn ATTP và xác định mối liên quan giữa kiến thức của người chế biến thực phẩm, kết quả xét nghiệm bàn tay người chế biến thực phẩm, thực trạng an toàn thực phẩm quán ăn với kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn đã chế biến tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, mẫu nghiên cứu bao gồm 400 quán ăn, 400 mẫu thức ăn chín và 400 người nấu ăn chính được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp kiến thức của người chế biến và bảng kiểm để quan sát thực hành của người chế biến, bảng kiểm để quan sát trực tiếp các điều kiện vệ sinh của quán ăn.Tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm và phương pháp thử được dựa theo quyết định số 46 /2007/QĐ‐BYT. Chúng tôi sử dụng phép kiểm chi bình phương để xác định mối liên quan giữa các biến số. Kết quả nghiên cứu: Trong số 400 quán ăn được khảo sát, có 16,8% quán đạt đầy đủ các điều kiện theo quy định. Các điều kiện về vệ sinh cơ sở, vệ sinh nhân viên và vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm đạt dưới 40%. Người nấu ăn có kết quả xét nghiệm phết tay đạt là 87,3%. Trong tổng số 400 mẫu thức ăn chín, có 72,7% mẫu thức ăn đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật. Có mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh cá nhân với chất lượng mẫu thức ăn chín (PR=1,4; KTC95%: 1,3‐1,6; p<0,001). có="" mối="" liên="" quan="" giữa="" kiến="" thức="" đúng="" chung="" với="" chất="" lượng="" mẫu="" thức="" ăn="" chín="" (pr="1,2," ktc95%:="" 1,1‐1,3;="" p="0,01).">0,001).>
Kết luận: Các quán ăn thực hiện chưa tốt các quy định về ATTP. Các mẫu thức ăn chín có tỉ lệ ô nhiễm vi sinh vật cao. Có mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh cá nhân, kiến thức đúng chung của người nấu ăn với chất lượng mẫu thức ăn chín
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm quán ăn tại thị xã Dĩ an, tỉnh Bình dương, năm 2013
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 168 THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM QUÁN ĂN TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2013 Đào Ngọc Yến* TÓM TẮT Đặt vấn đề: An toàn thực phẩm (ATTP) tại các quán ăn đang là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Trong đó, vấn đề vệ sinh bàn tay người nấu ăn, ô nhiễm vi sinh vật mẫu thức ăn và thực trạng ATTP đang là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các cấp quản lý. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ quán ăn đạt tiêu chuẩn ATTP và xác định mối liên quan giữa kiến thức của người chế biến thực phẩm, kết quả xét nghiệm bàn tay người chế biến thực phẩm, thực trạng an toàn thực phẩm quán ăn với kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn đã chế biến tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương năm 2013. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, mẫu nghiên cứu bao gồm 400 quán ăn, 400 mẫu thức ăn chín và 400 người nấu ăn chính được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp kiến thức của người chế biến và bảng kiểm để quan sát thực hành của người chế biến, bảng kiểm để quan sát trực tiếp các điều kiện vệ sinh của quán ăn.Tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm và phương pháp thử được dựa theo quyết định số 46 /2007/QĐ‐BYT. Chúng tôi sử dụng phép kiểm chi bình phương để xác định mối liên quan giữa các biến số. Kết quả nghiên cứu: Trong số 400 quán ăn được khảo sát, có 16,8% quán đạt đầy đủ các điều kiện theo quy định. Các điều kiện về vệ sinh cơ sở, vệ sinh nhân viên và vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm đạt dưới 40%. Người nấu ăn có kết quả xét nghiệm phết tay đạt là 87,3%. Trong tổng số 400 mẫu thức ăn chín, có 72,7% mẫu thức ăn đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật. Có mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh cá nhân với chất lượng mẫu thức ăn chín (PR=1,4; KTC95%: 1,3‐1,6; p<0,001). Có mối liên quan giữa kiến thức đúng chung với chất lượng mẫu thức ăn chín (PR=1,2, KTC95%: 1,1‐1,3; p=0,01). Kết luận: Các quán ăn thực hiện chưa tốt các quy định về ATTP. Các mẫu thức ăn chín có tỉ lệ ô nhiễm vi sinh vật cao. Có mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh cá nhân, kiến thức đúng chung của người nấu ăn với chất lượng mẫu thức ăn chín Từ khóa: Quán ăn, an toàn thực phẩm ABSTRACT FOOD SAFETY IN RESTAURANTSIN DI AN TOWN, BINH DUONG PROVINCE, 2013 Dao Ngoc Yen* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 169 – 176 Background: Food Safety in restaurants is an important public health issue and one of the major concerns of authorities. Objectives: To determine the proportion of restaurants complying with food safety laws and to assess whether food handlers’ food safety knowledge and hand hygiene practice, and food safety compliance levels of restaurants are associated with microbial quality of cooked foods in restaurants in Di An town, Binh Duong province in 2013. Method: A descriptive cross‐sectional study was conducted. 400 food handlers, 400 samples of cooked food and 400 restaurants were taken. Data were collected by face‐to‐face interviews, observation, and microbial * Trung tâm Y tế Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương Tác giả liên lạc: BS.CKII Đào Ngọc Yến ĐT: 0918467411 Email: bsngocyen@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 169 examination using a questionnaire, an observational check list and microbial analysis based on Decision No. 46 / 2007/QD‐BYT. Results: Only about 17% of restaurants were in full compliance with food safety laws. Less than 73% of cooked food samples met microbial criteria. There were relationships between food handlers’ personal hygiene and microbial quality of cooked food (PR=1.4; 95% CI: 1.3‐1.6; p<0.001) and between food handlers’ knowledge and microbial quality of cooked food (PR = 1.2; 95% CI: 1.1‐1.3; p = 0.01). Conclusion: Most restaurants did not strictly comply with food safety laws. The proportion of contaminated foods was still high. There was an association between personal hygiene, food safety knowledge and microbial quality of cooked foods. Keywords: Restaurant,food safety ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. An toàn thực phẩm đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi(3). Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội là sự phát triển đa dạng các loại thực phẩm phục vụ cho đời sống con người. Tuy nhiên, thực phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.Trong mười năm từ 2001 đến 2010, nước ta đã xảy ra 1.892 vụ ngộ độc thực phẩm, với 55.381 người mắc và 514 người tử vong. Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng ở nơi có công nghiệp phát triển và tập trung nhiều ở các loại hình dịch ăn uống bình dân như: Quán ăn, bếp ăn tập thể v.v.(4). Thị xã Dĩ An nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Bình Dương, giáp hai thành phố công nghiệp lớn là thành phố Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng ngộ độc thực phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân của người chế biến thức ăn đặc biệt là chất lượng vệ sinh bữa ăn cho người lao động tại các quán ăn uống bình dân trên địa bàn thị xã Dĩ An đang được các cấp chính quyền quan tâm, đặc biệt là với sự thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua đã gây gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng trong cộng đồng người dân thị xã Dĩ An. Nhằm tìm ra những đề xuất và giải pháp cải thiện tình hình an toàn thực phẩm, nâng cao đời sống cho người dân và công nhân tại các khu công nghiệp nói riêng và trên địa bàn thị xã Dĩ An nói chung trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm quán ăn tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, năm 2013” Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ quán ăn trên địa bàn thị xã Dĩ An đạt tiêu chuẩn về ATTP (vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh bảo quản thực phẩm, vệ sinh đối với con người). Xác định tỉ lệ người nấu ăn có kiến thức về: vệ sinh ngoại cảnh, bảo quản thực phẩm đã chế biến, kiến thức về vệ sinh cá nhân trong chế biến thực phẩm, kiến thức về ngộ độc thực phẩm (nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và triệu chứng của ngộ độc thực phẩm). Xác định tỉ lệ bàn tay người chế biến thức ăn và mẫu thực phẩm có mức độ ô nhiễm vi sinh vật đạt theo quyết định số 46/2006/QĐ‐BYT. Xác định mối liên quan giữa kiến thức của người chế biến thực phẩm, kết quả xét nghiệm bàn tay người chế biến thực phẩm, thực trạng an toàn thực phẩm quán ăn với kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn đã chế biến. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 170 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Từ 9/2012 đến 10/2013, tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đối tượng nghiên cứu Các quán ăn có địa điểm cố định trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Người trực tiếp chế biến thực phẩm chính tại các quán ăn trên địa bàn thị xã Dĩ An. Mẫu thức ăn đã chế biến chuẩn bị phục vụ cho khách. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Cỡ mẫu bao gồm 400 quán ăn được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 12.0. Sử dụng các phương pháp thống kê: Tỷ lệ %, bảng phân phối tần số được sử dụng để mô tả đơn biến. Sử dụng kiểm định χ2 xác định sự khác biệt 2 tỷ lệ. Phân tích phân tầng đề tìm các yếu gây nhiễu hoặc tương tác, dùng mô hình hồi quy Poisson để xác định mối liên quan và chỉnh cho các biến số nhiễu hoặc tương tác(1). Ước lượng mối liên quan bằng số đo kết hợp tỉ số tỉ lệ mắc (PR). KẾT QUẢ‐BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=400) Đa số người nấu ăn tại các quán ăn là nữ (68,3%), ở độ tuổi từ 35‐54 tuổi (70,3%); có trình độ học thấp, chủ yếu là cấp 2‐3 (83,5%). Chỉ có khoảng 50% người nấu ăn được tập huấn và khám sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ Y tế. Quán ăn có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP là thấp (44,3%), có thực hiện xét nghiệm nguồn nước định kỳ là (41%). Chỉ có 27,5% quán ăn có sổ theo dõi lưu mẫu thức ăn. Có khoảng 30% quán ăn có hồ sơ nguồn gốc thực phẩm và có giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thực trạng an toàn thực phẩm quán ăn (n=400) Biểu đồ 1: Điều kiện vệ sinh cơ sở và vệ sinh cá nhân (n=400) Điều kiện vệ sinh cơ sở Tỉ lệ quán ăn đạt điều kiện vệ sinh cơ sở là thấp (41,3%), trong đó chủ yếu là do các quán ăn chưa có nhà vệ sinh và nơi rửa tay đạt tiêu chuẩn theo quy định (<61%). Kết quả nghiên cứu này là thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích San, tại Hà Nội, năm 2011 có tỉ lệ đạt vệ sinh cơ sở là 69,2%(6). Điều này có thể là do, người nấu ăn và chủ cơ sở thiếu kiến thức nên chưa nhận thấy tầm quan trọng của nhà vệ sinh hay cũng có thể là do người chủ các quán ăn không trang bị đầy đủ các phương tiện rửa tay vì tốn chi phí. Quán ăn có thùng rác đựng chất thải và thức ăn thừa có nắp đậy chỉ chiếm 68,5%, như vậy còn một lượng lớn các thùng rác không có nắp đậy. Đây là điều kiện để ruồi, gián, chuột v.v. phát triển, gây ảnh hưởng lớn đến vệ sinh môi trường nơi chế biến và có khả năng gây ô nhiễm thực phẩm cao. Trong nghiên cứu này, vị trí nhà bếp, nhà ăn là điều kiện cũng được các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 171 quán ăn quan tâm nhiều (88%) có thể do đây là yếu tố mỹ quan nên được các quan ăn quan tâm nhiều hơn.. Điều kiện vệ sinh cá nhân Tỉ lệ quán ăn đạt chiếm tỉ lệ thấp (27%), trong đó chủ yếu là do quán ăn trang bị đầy đủ trang phục cho người nấu ăn (41%). Điều này có thể là do chủ quán ăn sợ tốn chi phí nên không trang bị trang phục cho người nấu ăn, bên cạnh đó một số người nấu ăn cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của trang phục khi nấu ăn nên thường ngại không mặc hoặc mặc không đầy đủ. Ngoài tính mỹ quan, trang phục (nón, tạp dề, khẩu trang, găng tay.v.v.) là một trong những biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm. Kết quả này cho thấy cần có giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người nấu ăn về tầm quan trọng của trang phục khi nấu ăn và tuân thủ các quy định về trang phục khi nấu ăn. Các điều kiện về vệ sinh cá nhân khác như: Không ăn uống hoặc nhai kẹo cao su trong khu vực nấu ăn, giữa vệ sinh và cắt ngắn móng tay, không đeo trang sức chiếm tỉ lệ cao hơn quy định về trang phục, gần 80%. Tuy nhiên, nhìn chung tỉ lệ này vẫn còn thấp. Trong quá trình chế biến thực phẩm những quy định nêu trên là một trong những chìa khóa quan trọng nhằm tránh gây ô nhiễm thực phẩm, nếu không thực hiện tốt những quy định này thì vô tình bàn tay, móng tay, trang sức của người nấu ăn sẽ là trung gian gây ô nhiễm thực phẩm. Từ những kết quả trên cho thấy, tuy tỉ vệ sinh cá nhân giữa các nghiên cứu có khác nhau do các tiêu chí đánh giá có thể không đồng nhất nhưng cũng đều cho thấy vệ sinh cá nhân của người nấu ăn hiện nay là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nguyên nhân của tình trạng này là do người nấu ăn thiếu kiến thức và thực hành vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến thực phẩm. Tỉ lệ quán ăn đạt các điều kiện vệ sinh đối với dụng cụ (89,3%). Điều này cho thấy các quán ăn đã tuân thủ tương đối tốt các quy định của pháp luật về vệ sinh đối với dụng cụ, bên cạnh đó người tiêu dùng cũng ngày quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh đối với dụng cụ ăn uống trong quá trình sử dụng thực phẩm, do đó các quán ăn cũng phải thay đổi để đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Bảng 1: Điều kiện vệ sinh dụng cụ Điều kiện vệ sinh dụng cụ n (%) Ống đựng đũa, thìa khô, sạch, làm bằng vật liệu không thấm nước 392 (98) Bát, đĩa, cốc, đũa, tách được rửa sạch, giữ khô 391 (97,8) Có dao, thớt riêng cho thực phẩm sống và chin 388 (97) Dụng cụ chế biến sau khi dùng xong được giữ sạch 383 (95,8) Đạt điều kiện vệ sinh dụng cụ 357 (89,3) Bảng 2: Điều kiện bảo quản thực phẩm Điều kiện vệ sinh bảo quản thực phẩm n Có tủ kính bày bán thực phẩm 338 (84,5) Có dụng cụ để hâm nóng thức ăn liên tục 282 (70,5) Thức ăn đã nấu chín được che đậy nhưng không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp trên thức ăn 249 (62,3) Điều kiện vệ sinh bảo quản thực phẩm 110 (27,5) Các quán ăn thực hiện đầy đủ các điều kiện vệ sinh bảo quản thực phẩm đạt là thấp (27,5%), trong đó chủ yếu là các cơ sở chưa thực hiện tốt việc che đậy thức ăn sau khi đã nấu chín và thực hiện hâm nóng thức ăn sau mỗi 2 giờ. Đây cũng là thực trạng chung của các cửa hàng dịch vụ kinh doanh thức ăn, uống. Việc không hâm nóng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc tại các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, các quán kinh doanh ăn uống thường có vị trí sát đường giao thông do đó mà việc che chắn thức ăn sau khi đã chế biến là công việc cần thiết và cần có chương trình tuyên truyền các quán ăn thực hiện tốt công việc này. Tỉ lệ quán ăn đạt đầy đủ các điều kiện ATTP chỉ chiếm 16,8%. Theo quy định của Bộ Y tế thì những cửa hàng không đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm thì không được phép tiếp tục kinh doanh để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thực tế phần lớn những quán ăn là những hộ có thu nhập thấp, kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào công việc kinh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 172 doanh buôn bán này, do đó việc quản lý quán ăn là công việc rất khó khăn và cần phải có sự hợp tác của cả người kinh doanh, người tiêu dùng và các ban ngành đoàn thể có liên quan. Kiến thức về an toàn thực phẩm của người nấu ăn (n=400) Kiến thức đúng về vệ sinh ngoại cảnh: Người nấu ăn có Kiến thức đúng về vệ sinh ngoại cảnhchỉ chiếm tỉ lệ 63,3%. Kết quả nghiên cứu này là thấp hơn so với nghiên cứu của Đào Thị Hà, tại tỉnh Bà Rịa‐Vũng Tàu, năm 2011 (98,8%)(5). Điều này có thể là do khác biệt về đối tượng phục vụ. Các quán ăn trên địa bàn thành phố Vũng Tàu chủ yếu là phục vụ cho khách du lịch, do đó người nấu ăn quan tâm nhiều hơn đến điều kiện về vệ sinh ngoại cảnh. Các quán ăn trên địa bàn thị xã Dĩ An chủ yếu là phục vụ cho công nhân, lao động có thu nhập thấp do đó mà người nấu ăn ít có hiểu biết về điều kiện vệ sinh ngoại cảnh hơn. Bên cạnh đó, Dĩ An là nơi phát triển mạnh về công nghiệp của tỉnh nên số lượng quán ăn và người nấu ăn cũng biến động theo số lượng công nhân và lao động nhập cư, các quán ăn được hình thành mới ngày càng nhiều và biến động phức tạp nên cơ quan quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như tuyên truyền, tập huấn các kiến thức về an toàn thực phẩm cũng như các văn bản quy phạm pháp luật cho nhóm đối tượng này. Kiến thức về bảo quản thực phẩm: Người nấu ăn biết được cần phải có tủ kính để bảo thức ăn và bảo quản thức ăn sống chín riêng biết chiếm tỉ lệ cao (>90%). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 75% người nấu ăn biết được cần phải để thức ăn cách mặt đất ít nhất 60cm và sau 2 giờ cần phải hâm nóng lại thức ăn, kiến thức đúng về bảo quản thực phẩm chỉ chiếm tỉ lệ 56%. Kết quả này là thấp hơn so với nghiên cứu của Đào Thị Hà, tại tỉnh Bà Rịa‐Vũng Tàu, năm 2011 (97,1%)(5). Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm là do người nấu ăn và người phục vụ ăn uống thiếu kiến thức về bảo quản thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm làm cho thực phẩm bị hư hỏng, biến chất. Bênh cạnh đó, với kết quả nghiên cứu này thì chỉ có 56% người nấu ăn có kiến thức đúng về bảo quản thực phẩm thì công tác tập huấn, tuyên truyền các kiến thức về bảo quản thực phẩm cho người nấu ăn trên địa bàn thị xã Dĩ An là vấn đề cấp thiết và phải được quan tâm nhiều hơn nữa nhằm nâng cao kiến thức cho người nấu ăn. Kiến thức về vệ sinh cá nhân: Người nấu ăn phải thực hiện các quy định về vệ sinh cá nhân như: Phải có đầy đủ trang phục riêng, giữ vệ sinh và cắt ngắn móng tay, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Kết quả nghiên cứu này cho thấy: Đa phần người nấu ăn biết được quy định cần phải cắt ngắn móng tay khi nấu ăn (92,3%). Tuy nhiên chỉ có khoảng 75% người nấu ăn biết được cần phải có trang phục riêng khi nấu ăn, các thời điểm cần phải rửa tay hay cần khám sức khỏe 6 tháng/lần, do đó người nấu ăn có kiến thức đúng về vệ sinh cá nhân chỉ chiếm tỉ lệ 63,7%. Điều này cho thấy người nấu ăn đã có hiểu biết về các quy định đối với người nấu ăn nhưng sự hiểu biết này là chưa đầy đủ. Người nấu ăn chưa có hiểu biết đầy đủ về trang phục cũng như cách thức rửa tay và các thời điểm cần phải rửa tay. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả hay cũng có thể là do người nấu ăn chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng của việc thực hành vệ sinh cá nhân trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên về vấn đề rửa tay, hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cũng không có văn bản nào có hướng dẫn về cách thức về rửa tay, cũng như các thời điểm rửa tay. Các kiến thức này chủ yếu là do tìm hiểu của giảng viên và truyền đạt lại cho người nấu ăn, do đó người nấu ăn thiếu nguồn thông tin để tìm hiểu và thực hành khi cần thiết. Qua những ghi nhận trên chúng ta thấy được những lỗ hỏng trong chuỗi kiến thức về vệ sinh cá nhân và nó cần phải được bổ sung kịp thời, cần được nhấn mạnh trong nội dung bài giảng nhằm tránh đi những mối nguy mà những sai sót đó đem lại. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 173 Kiến thức về nguyên nhân gây ngộ độc: Người nấu ăn thiếu kiến thức về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm (45,9%), điều này có thể là do các kiến thức về nguyên nhân gây ngộ độc thường là những kiến thức khó, có liên quan nhiều đến chuyên môn (vi khuẩn, virus, độc tố v.v.) mà người nấu ăn trong nghiên cứu này đa phần là người có trình độ học vấn thấp do đó khả năng tiếp nhận các thông tin về ngộ độc thực phẩm còn hạn chế. Tỉ lệ người nấu ăn có kiến thức về triệu chứng về ngộ độc thực phẩm chiếm tỉ lệ thấp (51,5%). Người nấu ăn chủ yếu biết đến các triệu chứng về đường tiêu hóa: Buồn nôn và nôn (93,7%), đau bụng (81,7%). Kết quả xét nghiệm bàn tay người nấu ăn và mẫu thức ăn chín (n=400) Xét nghiệm bàn tay người chế biến Trong nghiên cứu này đã tiến hành phết tay và làm xét nghiệm 3 chỉ tiêu: E.coli, Salmonella, Staphylococcus aureus kết quả cho thấy người nấu ăn có kết quả xét nghiệm phết tay đạt cả 3 chỉ tiêu là 87,3%. Trong đó, bàn tay bị nhiễm E.coli là nhiều nhất, 9%. Tuy nhiên, nhìn chung người nấu ăn cũng thực hiện tương đối tốt quá trình vệ sinh tay và nguy cơ ô nhiễm thực phẩm từ bàn tay người nấu ăn là thấp. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực an toàn thực phẩm đặc biệt đối với loại hình dịch vụ ăn uống, tuy nhiên hiện tại chưa tìm được nghiên cứu đánh giá vệ sinh bàn tay của người chế biến thực phẩm nên không có số liệu để so sánh đánh giá so với nghiên cứu khác. Bên cạnh đó do vấn đề kinh phí và thời gian nên nghiên cứu chưa thể thực hiện các xét nghiệm khác (virus, ký sinh trùng) trên bàn tay người nấu ăn để có đánh giá chính xác nhất về thực trạng ô nhiễm bàn tay nhưng đây là một căn cứ để xây dựng kế hoạch quản lý cũng như tuyên truyên về vệ sinh tay cho người chế biến thực phẩm. Xét nghiệm mẫu thức ăn Bảng 3. Kết quả xét nghiệm đánh giá ô nhiễm mẫu thức ăn chín Kết quả xét nghiệm TV (KTV)* Đạt n(%) E.coli 15(6-24) 364 (91,2) Coliform 460(160-1.100) 302 (75,5) Staphylococcus aureus 450(200-700) 397 (99,5) Đạt cả 3 chỉ tiêu 291 (72,7) TV: Trung vị; KTV: Khoảng tứ vị, (*) Khoảng tứ vị tính trên số mẫu không đạt Theo quy định Bộ Y tế (2) thì giới hạn ô nhiễm: E.Coli không vượt quá 0/100g, Coliforms không được vượt quá 50/100g, Staphylococcus aureus không được vượt quá 100/100g thức ăn chín có nguồn gốc từ thịt hoặc cá. Trong 36 mẫu thức ăn chín bị ô nhiễm E.coli thì có gần 50% mẫu thức ăn chín bị ô nhiễm có số lượng E.coli trên 24/100g thức ăn chín. Trong 93 mẫu có số lượng Coliform trên 50, có gần 50% mẫu thức ăn có hàm lượng trên 1.100 Coliform/100g thức ăn chín. Mẫu ô nhiễm Staphylococcus aureus thấp nhất là 700 và cao nhất là 900 Staphylococcus aureus/100g thức ăn chín. Tỉ lệ mẫu thức ăn chín đạt cả 3 chỉ tiêu E.coli, Coliform, Staphylococcus aureus là 72,7%. Kết quả này là thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích San tại Hà Nội, năm 2011 (82,5%). Đây là thực trạng đáng báo động về chất lượng thức ăn tại các quán ăn uống, việc sử dụng những thực phẩm không an toàn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc, trong đó có nhiều vụ ngộ độc mà cơ quan chưa thể thống kê được cũng như đánh giá tác hại của chúng gây ra cho cá nhân người sử dụng và cho cộng đồng. Ô nhiễm thực phẩm và các yếu tố liên quan Bảng 4: Mối liên quan giữa ô nhiễm thực phẩm và thực trạng ATTP (phân tích đa biến) Nguy cơ PR (KTC95%) p Điều kiện vệ sinh cá nhân đạt 1,4(1,3-1,6) <0,001 Điều kiện bảo quản thực phẩm đạt 1,1 (0,9-1,2) 0,075 Biến số điều kiện vệ sinh cá nhân khi phân tích đơn biến có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Biến số điều kiện bảo quản thực phẩm khi phân tích Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 174 đơn biến không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), tuy nhiên điều kiện bảo quản thực phẩm là một yếu tố được quan tâm, nhiều y văn trước đây cho thấy có mối liên quan giữa ô nhiễm thực phẩm và điều kiện bảo quản thực phẩm nên được chọn vào phân tích đa biến. Các quán ăn có điều kiện vệ sinh cá nhân đạt chuẩn có tỉ lệ mẫu thức ăn chín đạt cao hơn 1,4 lần so với các quán ăn không có điều kiện vệ sinh cá nhân đạt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ ô nhiễm thức ăn chủ yếu liên quan đến các điều kiện từ con người. Do đó, nếu thực hiện tốt điều kiện con người sẽ hạn chế được ô nhiễm thực phẩm. Bảng 5: Mối liên quan giữa ô nhiễm thực phẩm với kiến thức của người nấu ăn Kiến thức chung Mẫu thực phẩm PR(KTC95%) p Đạt n(%) Không đạt n(%) Đúng 115(80,4) 28(19,6) 1,2(1,1-1,3) 0,01 Sai 176(68,5) 81(31,5) Quán ăn có người nấu ăn có kiến thức đúng chung về an toàn thực phẩm thì có tỉ lệ xét nghiệm mẫu thức ăn đạt cao hơn 1,2 lần so với cơ sở có người nấu ăn không có kiến thức đúng chung về an toàn thực phẩm. Điều này có thể là do người có kiến thức sẽ thực hành đúng về an toàn thực phẩm hơn, do đó các mẫu thức ăn sẽ được chế biến đúng cách hơn, bảo quản đúng cách hơn nên sẽ ít bị ô nhiễm hơn. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tỉ lệ người có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn còn thấp, do đó các cấp quản lý cần phải có giải pháp nâng cao kiến thức cũng như nhận thức của người nấu ăn qua đó nâng cao chất lượng suất ăn cho người tiêu dùng. Bảng 6: Mối liên quan giữa ô nhiễm thực phẩm với xét nghiệm bàn tay Xét nghiệm bàn tay Mẫu thực phẩm PR (KTC95%) p Đạt n (%) Không đạt n (%) Đạt 250(71,7) 99(28,3) 0,8(0,7-1,1) 0,18 Không đạt 41(80,4) 10(19,6) Chưa tìm thấy mối liên quan giữa xét nghiệm bàn tay với ô nhiễm mẫu thức ăn. Điều này có thể là do khi nấu ăn người nấu ăn dùng găng tay khi chế biến thức ăn hoặc dùng các dụng cụ để gắp và múc thức ăn, do đó mà trong nghiên cứu này chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hay cũng có thể là do quá trình lấy mẫu thức ăn để xét nghiệm, mẫu thức ăn được lấy từ tủ trưng bày thức ăn, ở công đoạn này thức ăn chưa tiếp xúc với bàn tay của người phục vụ. KẾT LUẬN Tỉ lệ quán ăn đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về ATTP chiếm tỉ lệ thấp (16,8%). Trong đó, các điều kiện về vệ sinh cơ sở, vệ sinh nhân viên và vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm chỉ đạt dưới 40%. Tỉ lệ người nấu ăn có kiến thức đúng chung về an toàn thực phẩm là thấp (35,7%), trong đó đặc biệt là các kiến thức về vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh cá nhân, kiến thức về bảo quản thực phẩm. Người nấu ăn có kết quả xét nghiệm phết tay đạt chiếm tỉ lệ tương đối cao (87,3%). Kết quả xét nghiệm phết tay chủ yếu bị nhiễm E.coli. Chỉ có 72,7 mẫu thức ăn đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật. Trong đó, mẫu thức ăn bị ô nhiễm coliform là nhiều nhất. Có mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh cá nhân với kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn chín; Có mối liên quan giữa kiến thức đúng chung với ô nhiễm mẫu thức ăn. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa điều kiện bảo quản thực phẩm với chất lượng mẫu thức ăn chín KIẾN NGHỊ Tăng cường công tác thanh kiểm tra ATTP, cương quyết xử lý nghiêm các cơ sở không đạt tiêu chuẩn ATTP. Trong quá trình thanh kiểm tra cần kết hợp với tuyên truyền hương dẫn các điều kiện mà các quán ăn có tỉ lệ đạt thấp như: Điều kiện vệ sinh đối với cơ sở, vệ sinh đối cá nhân, vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Nâng cao kiến thức về ATTP cho người nấu ăn, cần chú trọng đến các kiến thức về vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh cá nhân và kiến thức về bảo quản thực phẩm cho người nấu ăn vì người nấu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 175 ăn. Các tài liệu tập huấn cần phải thiết kế đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ vì đa phần người nấu ăn có trình độ học vấn thấp. Truyền thông hướng dẫn vệ sinh bàn tay cho người nấu ăn. Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm. Đặc biệt chú ý đến ô nhiễm Coliform vào thực phẩm. Cần có những công trình nghiên cứu đầy đủ các chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh vật, lý hóa, kim loại nặng trong thực phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barros AJ, Hirakata VN. (2003). Alternatives for logistic regression in cross‐sectional studies: an empirical comparison of models that directly estimate the prevalence ratio. BMC Medical Research Methodology. 3 (20)123‐133. 2. Bộ Y tế (2007). Quyết định 46/2007/QĐ‐BYT của Bộ Y tế về việc ban hành ʺQuy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm. 3. Bộ Y tế (2011) Chiến lược quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm 2010 – 2020 và tầm nhìn đến 2030.Hà Nội. Tr.20. 4. Cục An toàn thực phẩm (2000) Vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng ngộ độc. NXB Hà Nội.Hà Nội. Tr1‐5. 5. Đào Thị Hà (2011). Khảo sát kiến thức an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại tỉnh Bà Rịa ‐Vũng Tàu. năm 2011. Tạp Chí Y học Thực hành. 842(3) 317‐326. 6. Nguyễn Thị Bích San (2011). Thực trạng An toàn thực phẩm và kiến thức thực hành của người chế biến thức ăn tại quận Cầu Giấy. Hà Nội. năm 2010‐2011. Tạp chi Y học thực hành. 842 (4) 77‐85. Ngày nhận bài báo: 22/5/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/6/2014 Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
File đính kèm:
- thuc_trang_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_quan_an_tai_thi_xa_di_a.pdf