Thuế tài nguyên - Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Tổng quan về thuế Thu nhập doanh nghiệp

 1. Khái niệm

 2. Đặc điểm

 3. Vai trò

 Nội dung cơ bản luật thuế Thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

 

pptx 107 trang dienloan 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuế tài nguyên - Thuế thu nhập doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuế tài nguyên - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế tài nguyên - Thuế thu nhập doanh nghiệp
ThS. Trần Hải Hiệp 
THUẾ 
THU NHẬP DOANH NGHIỆP 
NỘI DUNG  
 Tổng quan về thuế Thu nhập doanh nghiệp 
	1. Khái niệm 
	2. Đặc điểm 
	3. Vai trò 
 Nội dung cơ bản luật thuế Thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. 
I 
II 
 TỔNG QUAN VỀ THUẾ TNDN 
1. Khái niệm 
	Thuế TNDN là thuế trực thu, thu vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. # 
TỔNG QUAN VỀ THUẾ TNDN 
2. Đặc điểm 
 - Thuế TNDN (thuế thu nhập công ty) là thuế trực thu nên chịu tác động trực tiếp từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
- Thuế TNDN điều tiết trực tiếp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế nên dễ tạo tâm lý trốn, tránh thuế. 
- Thuế TNDN có tính ổn định tương đối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư. # 
TỔNG QUAN VỀ THUẾ TNDN 
3.Vai trò 
	 - Góp phần khuyến khích đầu tư: thông qua việc giảm thuế suất, chuyển lỗ, miễn giảm thuế đối với đơn vị mới thành lập, khấu trừ chi phí 
	- Tạo nguồn thu cho NSNN. 
	- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành nghề, vùng lãnh thổ thông qua miễn giảm thuế khi đầu tư vào ngành nghề, vùng lãnh thổ được ưu đãi. # 
NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT THUẾ TNDN 
Luật thuế TNDN ở Việt Nam được áp dụng từ năm 1999 thay thế cho Luật thuế Lợi tức. 
NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT THUẾ TNDN 
 1. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ 
	Là thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác. 
	Thu nhập chịu thuế khác bao gồm cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam 
THU NHẬP MIỄN THUẾ 
- Thu nhập từ thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỷ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp: tưới, tiêu nước; cày, bừa, nạo vét kênh mương nội đồng; dịch vụ trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. 
- Thu nhập từ thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. 
- Thu nhập từ kinh doanh sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm. 
THU NHẬP MIỄN THUẾ 
- Thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam (tối đa không quá 01 năm kể từ ngày áp dụng). 
- Thu nhập từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp có 51% số lao động trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. 
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. 
THU NHẬP MIỄN THUẾ 
- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước sau khi bên nhận góp vốn, bên phát hành cổ phiếu đã nộp thuế TNDN theo quy định. 
	- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác. # 
2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ 
 Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 
	 - Doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật tổ chức tín dụng, luật kinh doanh bảo hiểm, luật chứng khoán, luật dầu khí 
	- Đơn vị sự nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh. 
	- Tổ chức thành lập hoạt động theo luật HTX. 
	- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam 
 - Tổ chức khác ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế. # 
NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT THUẾ TNDN 
NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT THUẾ TNDN 
 3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 
 Thuế TNDN Thu nhập tính thuế Thuế suất phải nộp = trong kỳ * thuế TNDN 
 Thu nhập Thu nhập Thu nhập Khoản lỗ được tính thuế = chịu thuế - miễn thuế - kết chuyển  trong kỳ trong kỳ trong kỳ trong kỳ 
 Thu nhập Doanh thu Chi phí Thu nhậpchịu thuế = trong kỳ - được trừ + chịu thuế kháctrong kỳ trong kỳ trong kỳ 
3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ 
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau: 
Thuế TNDN Thu nhập Phần trích quỹ T s 
phải nộp = tính thuế - KH&CN x T TNDN 
KỲ TÍNH THUẾ 
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. 
	Đối với doanh nghiệp mới thành lập có thời gian ngắn hơn 3 tháng tính đến 31/12 thì được cộng với kỳ tính thuế của năm tiếp theo. 
	Đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản, sáp nhập, chia, tách, có thời gian ngắn hơn 3 tháng tính từ 01/01 thì được cộng với kỳ tính thuế của năm trước đó. # 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
3.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế 
 Là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
- Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm (trả góp) thì doanh thu: 
	là giá bán hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm lãi trả chậm (trả góp). 
- Đối với hoạt động gia công thì doanh thu: 
	là số tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu và chi phí khác phục vụ cho việc gia công. 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
Đối với hàng hóa giao đại lý, ký gửi bán đúng giá: 
	+ Đối với đơn vị giao đại lý thì doanh thu là số tiền bán hàng hóa. 
	+ Đối với đơn vị nhận làm đại lý thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng. 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản thì doanh thu: 
là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng. 
Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu được phân bổ cho số năm trả tiền trước. 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
- Đối với hoạt động vận tải thì doanh thu: là toàn bộ số tiền được hưởng từ việc vận chuyển hành khách, hàng hóa trong kỳ. 
- Đối với hoạt động tín dụng, cho thuê tài chính thì doanh thu: là số lãi phải thu trong kỳ. 
Đối với khoản lãi đã hạch toán vào doanh thu nhưng đến kỳ trả nợ (gốc, lãi) mà khách hàng không trả được đúng hạn thì tổ chức tín dụng được hạch toán khoản này vào chi phí hoạt động kinh doanh, đến khi thu được nợ thì hạch toán vào thu nhập 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt thì doanh thu: 
 	là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình được nghiệm thu. 
- Đối với kinh doanh Casino, trò chơi điện tử có thưởng, giải trí có đặt cược thì doanh thu: 
	 là số tiền thu được từ hoạt động này trừ (-) tiền trả thưởng 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu tặng, cho; tiêu dùng nội bộ: 
	Xem như bán ra 
	doanh thu được xác định theo giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ này. 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
LƯU Ý: 
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: 
	không bao gồm thuế GTGT đầu ra. 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
Ví dụ : DN A nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, bán sản phẩm với giá 200.000 đ/SP, thuế suất 10%, thì trên hóa đơn sẽ ghi: 
Giá bán bán chưa thuế GTGT:	200.000 đ 
Thuế suất:	10% 
Thuế GTGT:	 	 	20.000 đ 
Giá thanh toán:	220.000 đ 
	Như vậy doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 200.000 đ, còn 20.000 đ là tiền thuế GTGT đầu ra. 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
Ví dụ: trong tháng tại một C.ty có tình hình tiêu thụ: 
1. Xuất khẩu 10.000 SP, giá bán tại cửa khẩu nhập 80.000 đ/sp (giá CIF), I & F chiếm 10% giá bán. 
2. Giao đại lý 40.000 SP, giá bán bao gồm thuế GTGT của đại lý theo hợp đồng là 77.000 đ/sp, hoa hồng cho đại lý là 10% trên giá bán chưa thuế GTGT. 
3. Bán cho Công ty thương mại 30.000 SP với giá bán bao gồm thuế GTGT là 66.000 đ/sp (chưa thu tiền). 
4. Bán lẽ 10.000 SP, giá bán bao gồm thuế GTGT là 75.900 đ/SP. 
 Yêu cầu : xác định doanh thu, biết rằng: 
	- Đại lý chỉ tiêu thụ được 90% 
	- C.ty thương mại chỉ mới thanh toán 95% số nợ. 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
Doanh thu 
= 10.000 SP * 80.000 đ/sp 
	+ 90% * 40.000 SP * 70.000 đ/sp 
	+ 30.000 SP * 60.000 đ/sp 
	+ 10.000 SP * 69.000 đ/SP. 
= 5.810 trđ 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
LƯU Ý: 
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB thì doanh thu để tính thuế thu nhập chịu thuế: 
	không bao gồm thuế GTGT đầu ra nhưng bao gồm thuế TTĐB. 
3.1.DOANH THU TÍNH THUẾ 
Ví dụ : trong tháng tại C.ty SX bia có tình hình tiêu thụ: 
1. Xuất khẩu 5.000 hộp bia, giá bán tại cửa khẩu xuất quy ra tiền Việt nam 137.000 đ/hộp (giá FOB). 
2. Bán lẽ 10.000 hộp bia, với giá bán bao gồm thuế GTGT là 140.800 đ/hộp. 
3. Giao đại lý 40.000 hộp bia, giá bán bao gồm thuế GTGT của đại lý theo hợp đồng với C.ty là 141.900 đ/hộp, hoa hồng đại lý 5% trên giá chưa thuế GTGT. 
Yêu cầu : xác định doanh thu, biết rằng: 
- Đại lý chỉ tiêu thụ 90%. 
- Thuế suất thuế TTĐB bia hộp là 75%, GTGT 10% 
3.1.DOANH THU TÍNH THUẾ 
Doanh thu: 
= 5.000 h * 137.000 đ/h 
	 + 10.000 h * 128.000 đ/h 
	 + 90% * 40.000 h * 129.000 đ/h 
= 6.609 trđ 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
LƯU Ý: 
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: 
 	 bao gồm cả thuế GTGT. # 
3.1. DOANH THU TÍNH THUẾ 
Ví dụ : Cơ sở B nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, bán sản phẩm với giá 220.000 đ, thuế suất 10% 
Trên hóa đơn chỉ ghi: Giá thanh toán 220.000 đ. 
 Như vậy doanh thu để tính thuế TNDN là 220.000 đ. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
3.2. Chi phí được trừ 
	Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ: 
	- Phải là những khoản chi có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. 
 	- Phải là những chi phí có liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ. # 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
1. Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ SXKD. 
	bao gồm cả khấu hao của TSCĐ phục vụ cho người lao động, như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà thay quần áo, nhà để xe, bể chứa nước sạch, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. 
Được xác định theo công thức: 
Chi phí = Mức tiêu hao * Đơn giá thực 
vật tư vật tư hợp lý tế xuất kho 
 	 Ghi chú: Các trường hợp tổn thất vật tư, hàng hóa vẫn được tính vào chi phí hợp lý kể cả phần tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác (trừ phần đã được bồi thường) 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
3. Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn giữa ca theo quy định của Luật lao động. 
	Các khoản tiền thưởng mang tính chất tiền lương và được ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể thì được tính vào chi phí.	 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
4. - Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; chi thưởng sáng kiến, cải tiến mang lại hiệu quả kinh doanh 
 (có quy chế quy định cụ thể và có hội đồng nghiệm thu). 
	- Chi y tế, đào tạo lao động trong nội bộ doanh nghiệp. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
- Chi tài trợ cho giáo dục: 
Tài trợ cho các trường công lập, dân lập và tư thục; tài trợ vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; tài trợ học bổng trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua cơ quan có chức năng huy động tài trợ; tài trợ cho các cuộc thi về môn học được giảng dạy trong trường mà đối tượng tham dự là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
- Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai: 
	Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập theo quy định; tài trợ cho cá nhân thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
- Chi tài trợ cho y tế: 
	Tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bệnh thông qua cơ quan có chức năng huy động tài trợ. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
- Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa: 
	Tài trợ cho hộ nghèo dưới hình thức bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà tình nghĩa cho người nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
5. Chi phí mua ngoài: 
- Điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm. 
- Thuê kiểm toán, dịch vụ pháp lý, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người. 
- Thuê thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa; tiền thuê tài sản cố định; thuê sửa chữa TSCĐ 
- Chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ; các dịch vụ kỹ thuật. 
- Công tác phí; phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định Luật Lao động; chi phí dịch vụ mua ngoài khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
6. - Các khoản chi lao động nữ. 
	(khám sức khỏe thêm; bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần 1, lần 2) 
	- Chi trang phục làm việc. 
	- Chi bảo hộ lao động.	 
	- Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh. 
	- Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, quỹ trợ cấp thất nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh. 
	- Chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, Đoàn thể tại cơ sở kinh doanh. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
7. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay. 
	Trường hợp vay các đối tượng khác vẫn được tính lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay nhưng không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.	 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
	 8. - Trích lập quỹ nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. 
	 - Trích các khoản dự phòng theo qui định như: dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng tổn thất đầu tư tài chính; dự phòng bảo hành hàng hóa; dự phòng trợ cấp mất việc làm. 
	 Ghi chú: Hàng năm DN được trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ (nếu trong vòng 5 năm mà DN không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% thì DN phải nộp lại phần thuế TNDN tính cho phần đã trích lập và tiền lãi ) 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
9. Trợ cấp thôi việc cho người lao động (phần thuộc trách nhiệm của cơ sở sử dụng lao động). 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
10. Chi phí về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ: chi phí bảo quản, chi phí đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, bảo hành hàng hóa, thuê kho, bãi; hoa hồng đại lý bán đúng giá (hoa hồng môi giới bảo hiểm). 
	Ghi chú: từ năm 2009 doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp nên mất việc, thôi việc sẽ do quỹ này chi trả. 
3.2. PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
11. Các khoản thuế, phí, lệ phí liên quan đến SXKD: 
- Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu. 
- Thuế TTĐB. 
- Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. 
- Thuế Môn bài. 
- Thuế Tài nguyên. 
- Thuế Sử dụng đất nông nghiệp. 
- Thuế Nhà, đất. 
- Các loại phí, lệ phí: cầu đường, phà, sân bay  
- Tiền thuê đất. # 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
12. Chi phí quản lý do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam. 
3.2. CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ 
13. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí và  ...  nợ. 
- Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh của các năm trước bị bỏ sót mới phát hiện. 
- Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế trừ (-) khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng. 
3.4.THU NHẬP CHỊU THUẾ KHÁC 
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản. 
- Quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, bằng tiền. 
- Tiền đền bù TSCĐ trên đất và hỗ trợ di dời sau khi trừ các khoản chi phí liên quan. 
- Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ không tính trong doanh thu: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống. 
3.4.THU NHẬP CHỊU THUẾ KHÁC 
- Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm. 
- Thu nhập từ lợi nhuận được chia của hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 
- Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. 
3.4.THU NHẬP CHỊU THUẾ KHÁC 
Ví dụ: Trong kỳ tính thuế DN Việt Nam A có khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài là 550 trđ. Khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế ở nước ngoài với mức thuế 150 trđ 
Hỏi: DN A có phải nộp thuế theo luật thuế TNDN của Việt Nam không? 
Thuế TNDN theo luật thuế Việt Nam 
	 = 700 trđ * 25% = 175 trđ 
Vậy DN A chỉ nộp thêm 
	= 175 trđ – 150 trđ = 25 trđ 
3.4.THU NHẬP CHỊU THUẾ KHÁC 
Ví dụ : Trong kỳ tính thuế DN Việt Nam A có khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài là 420 trđ. Khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế ở nước ngoài với mức thuế 180 trđ. 
Hỏi : DN A có phải nộp thuế theo luật thuế TNDN của Việt Nam không? 
	Thuế TNDN theo luật thuế Việt Nam 
	= 600 trđ * 25% = 150 trđ 
	Vậy DN A không phải nộp thuế TNDN ở Việt Nam đối với khoản thu nhập 600 trđ # 
3.5. X ÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ  
1. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. 
 Ví dụ : Năm 2011 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2012 DN A có phát sinh thu nhập chịu thuế là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2011 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập chịu thuế năm 2012. 
3.5. X ÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ  
Ví dụ: Năm 2011 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2012 DN B có phát sinh thu nhập chịu thuế là 15 tỷ đồng thì: 
+ DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập chịu thuế năm 2012; 
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2011 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. 
3.5. X ÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ 
2. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu. 
 Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập chịu thuế cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập chịu thuế của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. 
3.6. Thuế suất  
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam áp dụng mức thuế suất là 25% 
- Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm thì áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% tùy theo từng dự án. 
3.6. Thuế suất  
- Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau: 
+ Đối với dịch vụ: 5%; 
+ Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%; 
+ Đối với hoạt động khác (bao gồm cả hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật): 2%. 
3.6. Thuế suất  
Ví dụ: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như sau: 
Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng. 
4. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP  
1. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: 
Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai. 
4. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP  
2. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: 
(1): Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng. 
4. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP  
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không hạch toán riêng được, thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế (không bao gồm thu nhập khác) nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. 
4. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP  
(2): Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh nghiệp đăng ký kinh doanh doanh lần đầu. 
(3): Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. 
4. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP  
(4): Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu của doanh nghiệp . 
4. ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP  
Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng: 
a) Các khoản thu nhập khác. 
b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác. 
c) Thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật. 
d) Thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản. 
e) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 
 Thuế suất ưu đãi  
1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm): 
a) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ( NĐ số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 ) . 
b) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 
 Thuế suất ưu đãi  
2. Thuế suất ưu đãi 10% không quá ba mươi năm ( 30 năm ): Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: 
- Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 
- Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác; 
- Sản xuất sản phẩm phần mềm. 
 Thuế suất ưu đãi  
3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với: 
a) Phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá). 
b) Phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản. ( Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm theo quy định tại Luật Xuất bản ) . 
 Thuế suất ưu đãi  
4. Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) : 
áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ( Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 ) . 
5. Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động : 
áp dụng đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Quỹ tín dụng nhân dân và T ổ chức tài chính vi mô. 
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 
1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: 
a) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ( Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ ) . 
b) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 
c) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: 
- Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 
- Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; 
- Sản xuất sản phẩm phần mềm. 
d) Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn ( Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ ) . 
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 
2. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo : 
đối với doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn ( Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ ) . 
3. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo : 
đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ( Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ ) . 
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 
Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế 
Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. 
Ví dụ: Năm 2009, doanh nghiệp A thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu năm 2009 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phầm mềm thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2009. Trường hợp dự án sản xuất sản phẩm phầm mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2009, đến năm 2012 doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2012. 
Các trường hợp giảm thuế khác 
1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải được giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ , nếu hạch toán riêng được. 
2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số nếu hạch toán riêng được. 
5 . ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ QUYẾT TOÁN THUẾ  
 5.1. Đăng ký: 
	Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký nộp thuế GTGT. 
5 . ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ QUYẾT TOÁN THUẾ 
5.2. Kê khai, nộp thuế: 
	- Đối với những cơ sở đã áp dụng đầy đủ sổ sách kế toán: tự kê khai số thuế phải nộp theo từng quý và nộp tờ khai chậm nhất ngày thứ 30 của tháng đầu quý tiếp theo và tạm nộp thuế theo bản tự kê khai chậm nhất là ngày cuối cùng của ngày nộp tờ khai . 
	- Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ sổ sách kế toán thì xác định thuế TNDN theo mức ấn định của cơ quan thuế. 
5 . ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ QUYẾT TOÁN THUẾ 
5.3. Quyết toán thuế: 
 - Thuế TNDN thực hiện quyết toán hàng năm. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán chậm nhất không quá ngày thứ 90, kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán. 
	+ Nếu số thuế phải nộp cả năm > số thuế đã tạm nộp trong năm thì cơ sở phải nộp thêm 
	 + Nếu số thuế phải nộp cả năm < số thuế đã tạm nộp trong năm thì phần chênh lệch thừa sẽ được trừ vào kỳ sau. 
 - Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản thì phải gửi báo cáo quyết toán trong vòng 45 ngày kể từ khi có quyết định. 
5 . ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ QUYẾT TOÁN THUẾ 
- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản thì phải gửi báo cáo quyết toán trong vòng 45 ngày kể từ khi có quyết định. 
THUẾ TNDN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, CHỨNG KHOÁN 
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức 
THUẾ TNDN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, CHỨNG KHOÁN 
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán của doanh nghiệp đã tham gia đầu tư chứng khoán 
THUẾ TNDN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, CHỨNG KHOÁN 
Thuế TNDN = Thu nhập * thuế 
 phải nộp tính thuế suất 
Thu nhập = giá chuyển - giá mua - chi phí 
 tính thuế nhượng của phần vốn chuyển 
 chuyển nhượng nhượng 
THUẾ TNDN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, CHỨNG KHOÁN 
- Thuế suất: 25% 
- Đối với doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là thu nhập khác. 
- Đối với doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư, luật doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 
THUẾ TNDN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, CHỨNG KHOÁN 
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất, cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. 
THUẾ TNDN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN, CHỨNG KHOÁN 
- Thuế suất 25%. 
	- Đối với doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo từng lần phát sinh hoạt động chuyển nhượng. 
	- Đối với doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo TT 60/2007/TT-BTC. 
Thank You! 

File đính kèm:

  • pptxthue_tai_nguyen_thue_thu_nhap_doanh_nghiep.pptx