Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn tại khoa nội thận – lọc máu bệnh viện quận Bình thạnh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn đang

ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, được cho là

hệ quả tất yếu của việc không ngừng gia tăng

bệnh đái tháo đường và THA(7). Ước tính khoảng

10-13% người Mỹ trưởng thành mắc các giai

đoạn của bệnh thận mạn(5). Nhiều nghiên cứu tại

Mỹ, châu Âu, châu Á cho thấy khoảng 9-13%

dân số thế giới mắc bệnh thận mạn(12). Hiện nay,

trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người STM giai

đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận, ước

đoán tăng gấp đôi vào năm 2020(2). STM là gánh

nặng của nhiều nước trên thế giới do chi phí

điều trị cao. Việc điều trị bệnh nhân THA có biến

chứng suy thận rất khó khăn, phức tạp và chi phí

cao. Khoa Nội Thận – Lọc máu, Bệnh viện Quận

Bình Thạnh thành lập từ năm 2006, chất lượng

điều trị ngày càng được nâng cao, tạo được niềm

tin của người bệnh đến khám và điều trị góp

phần giảm tải bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên

việc điều trị THA trên bệnh nhân STM cần liên

tục, kéo dài và theo dõi chặt chẽ.

pdf 7 trang dienloan 10960
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn tại khoa nội thận – lọc máu bệnh viện quận Bình thạnh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn tại khoa nội thận – lọc máu bệnh viện quận Bình thạnh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014

Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn tại khoa nội thận – lọc máu bệnh viện quận Bình thạnh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 525
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP KÈM SUY THẬN MẠN 
TẠI KHOA NỘI THẬN – LỌC MÁU BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH, 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014 
Nguyễn Thị Anh Thi*, Nguyễn Văn Tập** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là vấn đề sức khỏe toàn cầu, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của suy 
thận mạn (STM). Mục tiêu điều trị THA là làm chậm tiến triển của bệnh thận, giảm nguy cơ tim mạch. Các 
thuốc điều trị THA ngày càng phong phú, đa dạng. Việc điều trị THA trên bệnh nhân STM cần liên tục, kéo dài 
và theo dõi chặt chẽ. 
Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc điều trị THA trên bệnh nhân THA có kèm STM tại khoa 
Nội thận – Lọc máu Bệnh viện Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 110 bệnh nhân được điều trị 
tại khoa Nội thận – Lọc máu Bệnh viện quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị theo phác đồ đa trị liệu chiếm đa số (76,4%). Các nhóm thuốc điều trị 
chủ yếu được sử dụng là thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) (82,72%) và thuốc Chẹn kênh Calci (71,82%). Tỷ lệ 
bệnh nhân phải thay đổi phác đồ điều trị (PĐĐT) 2 lần chiếm 49,09%, thay đổi PĐĐT 1 lần chiếm 24,55%. Sau 
một năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt HA mục tiêu chiếm 55,45% và hầu như không còn bệnh nhân THA độ 2 và 
độ 3, tỷ lệ bệnh nhân mắc mới các biến chứng tim mạch chiếm 4,55%. 
Kết luận: Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn cần chú ý đến bản chất của bệnh thận mạn. 
Những nhóm thuốc hạ áp có tác dụng làm giảm protein niệu được ưu tiên lựa chọn đầu tiên. 
Từ khóa: Tăng huyết áp, suy thận mạn, phác đồ điều trị, thuốc điều trị tăng huyết áp, huyết áp mục tiêu. 
ABSTRACT 
THE USAGE OF HYPERTENSION MEDICATIONS ON HYPERTENSIVE PATIENTS 
WITH CHRONIC RENAL FAILURE OF THE NEPHROLOGY AND DIALYSIS DEPARTMENT 
AT BINH THANH DISTRICT HOSPITAL, HO CHI MINH CITY IN 2014 
Nguyen Thi Anh Thi, Nguyen Van Tap 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 525 - 531 
Background: Hypertension is a globally healthy problem, is both an important cause and consequence of 
chronic renal failure. The aim of hypertension treatment is to decelerate the progression of kidney disease and 
reduce cardiovascular risk. Medications used to treat high blood pressure are more and more diverse and 
abundant. Treatment of hypertension on patients with chronic renal failure should be done continuously, 
sustainably and monitored closely. 
Objectives: To improve the quality of treatment, the safe, rational and effective usage of medicines, we did 
the research on the status of using the hypertension medications on hypertensive patients with chronic renal 
failure of The Nephrology and Dialysis Department at Binh Thanh District Hospital, Ho Chi Minh City in 2014. 
* Bệnh viện Quận Bình Thạnh ** Trường Đại học Y dược TP.HCM 
Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Thị Anh Thi ĐT: 0919777842 Email: thinta@bvbinhthanh.org.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 526
Methods: A cross-sectional study was carried out on 110 patients of the Nephrology and Dialysis 
Department at Binh Thanh District Hospital. 
Results: The results showed that the rate of patients treated according to the multi-therapy was 76.4%. An 
angiotensin-converting-enzyme inhibitors and calcium channel inhibitors drug were used for 82.72% and 
71.82% of patient. The rate of patients having to change treatment regimens twice was 49.09%, having to change 
treatment regimens once were 24.55%. After one-year treatment, the rate of patients achieving the target blood 
pressure was 55.45% and almost there was no hypertension stage II and hypertension stage III. The incidence rate 
of patients with cardiovascular complications was 4.55%. 
Conclusions: Treatment of hypertension in CKD patients should take into consideration the nature of 
underlying kidney disease. 
Keywords: Hypertension, chronic renal failure, treatment regimen, drug for hypertension, target blood 
pressure. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn đang 
ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, được cho là 
hệ quả tất yếu của việc không ngừng gia tăng 
bệnh đái tháo đường và THA(7). Ước tính khoảng 
10-13% người Mỹ trưởng thành mắc các giai 
đoạn của bệnh thận mạn(5). Nhiều nghiên cứu tại 
Mỹ, châu Âu, châu Á cho thấy khoảng 9-13% 
dân số thế giới mắc bệnh thận mạn(12). Hiện nay, 
trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người STM giai 
đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận, ước 
đoán tăng gấp đôi vào năm 2020(2). STM là gánh 
nặng của nhiều nước trên thế giới do chi phí 
điều trị cao. Việc điều trị bệnh nhân THA có biến 
chứng suy thận rất khó khăn, phức tạp và chi phí 
cao. Khoa Nội Thận – Lọc máu, Bệnh viện Quận 
Bình Thạnh thành lập từ năm 2006, chất lượng 
điều trị ngày càng được nâng cao, tạo được niềm 
tin của người bệnh đến khám và điều trị góp 
phần giảm tải bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên 
việc điều trị THA trên bệnh nhân STM cần liên 
tục, kéo dài và theo dõi chặt chẽ. Để góp phần 
vào việc nâng cao chất lượng điều trị, sử dụng 
thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả chúng tôi tiến 
hành đề tài này với mục tiêu: Nghiên cứu đặc 
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình sử 
dụng thuốc điều trị THA trên bệnh nhân THA 
có kèm STM tại khoa Nội thận – Lọc máu Bệnh 
viện Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh 
năm 2014. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Dân số nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán THA có 
kèm STM được điều trị tại khoa Nội thận – Lọc 
máu Bệnh viện Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ 
Chí Minh từ tháng 01/01/2014 đến 31/12/2014. 
Thiết kế nghiên cứu 
Cắt ngang hồi cứu. 
Tiêu chuẩn chọn lựa 
Bệnh nhân còn hồ sơ lưu trữ, hồ sơ lưu trữ 
không bị trùng lắp và được chẩn đoán xác định 
THA kèm STM, có thời gian điều trị 12 tháng 
liên tục. Tiêu chuẩn loại trừ là bệnh nhân THA 
thứ phát. Và dựa trên những tiêu chuẩn trên, 
bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chúng 
tôi thu thập được 110 ca từ hồ sơ bệnh án do 
phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện quận Bình 
Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. 
Xử lý số liệu 
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và 
phân tích số liệu. Mô tả và phân tích kết quả 
nghiên cứu qua các bảng và tính tỷ lệ phần trăm. 
Sử dụng test 2 để so sánh các tỷ lệ. 
Đạo đức nghiên cứu 
Đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân và bảo 
mật thông tin cá nhân. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 527
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm mẫu khảo sát 
Trong 110 bệnh nhân suy thận giai đoạn 5 
đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện 
được khảo sát, tỷ lệ nữ giới 46,36% và 53,64% 
nam giới. Nhóm tuổi < 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao 
nhất (43,64%), nhóm tuổi > 80 tuổi chiếm tỷ lệ 
thấp nhất (4,55%). 
Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội học của bệnh nhân 
THA 
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) 
Giới tính 
Nữ 51 46,36 
Nam 59 53,64 
Nhóm tuổi 
< 50 48 43,63 
50 – 59 25 22,73 
60 – 69 21 19,09 
70 – 79 11 10,00 
> 80 5 4,55 
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân THA kèm STM 
Phân độ THA theo Hội Tim mạch Việt Nam 
Bảng 2: Bảng phân độ THA 
Phân loại THA 
Điều trị không liên tục hay chưa được điều trị trước đó Điều trị liên tục Tổng 
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 
HA mục tiêu 0 0 27 24,55 27 24,55 
HA bình thường cao 0 0 56 50,91 56 50,91 
THA độ 1 7 6,36 6 5,45 13 11,82 
THA độ 2 10 9,09 0 0 10 9,09 
THA độ 3 4 3,64 0 0 4 3,64 
Tổng 21 19,09 89 80,91 110 100 
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị liên tục trước khi 
đưa vào khảo sát chiếm 80,91% và tỷ lệ bệnh 
nhân chưa được điều trị hay điều trị giai đoạn 
trước đó nhưng không liên tục chiếm 19,09%. 
Bảng 3: Thời gian THA 
Thời gian 
Điều trị không liên tục hay chưa được điều trị trước đó Điều trị liên tục Tổng 
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 
< 5 năm 21 19,09 77 70,00 98 89,09 
≥ 5 năm 0 0 12 10,91 12 10,91 
Tổng 21 19,09 89 80,91 110 100 
Tất cả bệnh nhân ở nhóm điều trị không liên 
tục hay chưa được điều trị trước đó có thời gian 
THA < 5 năm, tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm điều trị 
liên tục có thời gian ≥ 5 năm chiếm 10,91%. 
Bảng 4: Các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA 
Yếu tố nguy cơ Tần số Tỷ lệ (%) 
Tuổi cao (Nam >55, Nữ >65) 34 30,90 
Béo phì (BMI > 25) 19 17,30 
Rối loạn lipid máu 32 29,10 
Hút thuốc lá 16 14,50 
Uống rượu 0 0 
Tiền sử gia đình có bệnh mạch vành 22 20,00 
Yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA chiếm tỷ lệ 
cao là tuổi cao (30,90%) và rối loạn lipid máu 
(29,10%), kế đến theo thứ tự giảm dần là các yếu 
nguy cơ như tiền sử gia đình có bệnh mạch 
vành, béo phì và hút thuốc lá. 
Bảng 5: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA 
Tổn thương cơ quan đích Tần số Tỷ lệ (%) 
Suy tim 11 10,00 
Bệnh võng mạc 6 5,50 
Tai biến mạch máu não 18 16,40 
Bệnh mạch máu ngoại biên 4 3,60 
Khảo sát 110 bệnh nhân tổn thương cơ quan 
đích chiếm tỷ lệ cao là tai biến mạch máu não 
(16,40%), theo thứ tự giảm dần là suy tim, bệnh 
võng mạc và bệnh mạch máu ngoại biên. 
Khảo sát 110 bệnh nhân cho thấy các chỉ số 
chức năng thận, lipid máu, đường huyết trên 
mức giới hạn bình thường, các chỉ số điện giải và 
men gan trong giới hạn bình thường. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 528
Bảng 6: Một số chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân THA kèm STM 
Chỉ số Giá trị bình thường Trung bình trong mẫu khảo sát 
Chức năng thận 
Ure máu (mmol/L) 1,7 – 8,3 23,87 + 6,12 
Creatinin máu (mmol/L) 
Nam: 62 - 106 921,76 ± 437,66 
Nữ: 44 - 80 681,38 ± 215,28 
Acid Uric (mmol/L) 
Nam: 202 - 416 372 + 98,27 
Nữ: 143 - 399 315 + 122,1 
Điện giải 
Na+ (mmol/L) 133 - 147 137,7 + 2,57 
K+ (mmol/L) 3,4 – 4,5 3,94 + 0,45 
Cl- (mmol/L) 94 - 111 100,83 + 2,75 
Glucose Glucose (mmol/L) 4,1 – 6,7 9,7 ± 2,75 
Lipid máu 
Cholesterol tp 3,9 – 5,2 5,76 ± 1,27 
TG (mmol/l) 0,46 – 1,88 2,10 + 0,86 
HDL (mmol/l) = 1,45 1.43 + 0.2 
LDL (mmol/l) 3,4 3,51 + 0,5 
Men gan 
GPT (U/L) 
Nam: < 37 24,03 + 19 
Nữ: < 31 21,33 + 16,6 
GOT (U/L) 
Nam: < 41 21,38 + 12,17 
Nữ: < 31 21,18 + 11,6 
Tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân THA 
kèm STM 
Bảng 7: Phác đồ điều trị khởi đầu ở bệnh nhân THA 
kèm STM 
Điều trị khởi đầu Tần số Tỷ lệ (%) 
Đơn trị liệu 26 23,60 
Đa trị liệu 
Phối hợp 2 nhóm thuốc 28 25,50 
Phối hợp 3 nhóm thuốc 30 27,30 
Phối hợp 4 nhóm thuốc 26 23,60 
Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị với phác đồ 
đơn trị liệu chiếm 23,6%; phác đồ phối hợp 
chiếm 76,4%, trong đó, phác đồ phối hợp 3 thuốc 
chiếm tỷ lệ cao nhất 27,30%, theo thứ tự giảm 
dần là phác đồ phối hợp 2 thuốc và phác đồ phối 
hợp 4 thuốc. 
Bảng 8: Thay đổi phác đồ điều trị 
Số lần thay đổi phác đồ điều trị Tần số Tỷ lệ (%) 
0 29 26,36 
1 lần 27 24,55 
2 lần 54 49,09 
Trong thời gian khảo sát, tỷ lệ bệnh nhân 
thay đổi PĐĐT 2 lần chiếm đa số (49,09%), thay 
đổi PĐĐT 1 lần chiếm 24,55%. 
Nhóm thuốc ƯCMC được sử dụng nhiều 
nhất (82,72%), theo thứ tự giảm dần là nhóm 
thuốc Chẹn kênh Calci, nhóm thuốc ức chế 
adrenergic, thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc CTTA 
và nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp được sử 
dụng ít nhất. 
Bảng 9: Tổng hợp sử dụng các nhóm thuốc điều trị 
Nhóm thuốc Tần số Tỷ lệ (%) 
Nhóm thuốc lợi tiểu 49 44,55 
Nhóm thuốc ƯCMC 91 82,72 
Nhóm thuốc Chẹn kênh Calci 79 71,82 
Nhóm thuốc CTTA 43 39,09 
Nhóm thuốc ức chế adrenergic 61 55,45 
Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp 20 18 
Hiệu quả điều trị 
Bảng 10: Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu sau 
1 năm điều trị 
Thời điểm Tần số Tỷ lệ (%) 
Trước điều trị 26 23,64 
Sau 3 tháng 48 43,64 
Sau 6 tháng 51 46,36 
Sau 9 tháng 55 50,00 
Sau 12 tháng 61 55,45 
Bảng 11: Tỷ lệ mắc mới các biến cố tim mạch sau 1 
năm điều trị 
Biến cố tim mạch Tần số Tỷ lệ (%) 
Tai biến mạch máu não 1 0,91 
Nhồi máu cơ tim 1 0,91 
Cơn đau thắt ngực 3 2,73 
Suy tim nặng lên 0 0,00 
Tổng 5 4,55 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 529
Sau một năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt 
HA mục tiêu tăng từ 23,64% lên 55,45% và hầu 
như không còn bệnh nhân THA độ 2 và độ 3. 
Sau 1 năm điều trị có 5 bệnh nhân có các biến 
cố về tim mạch chiếm tỷ lệ 4,55%. 
BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ chênh lệch nam 
nhiều hơn nữ khoảng 10%, có thể giải thích kết 
quả này là do các bệnh nhân nam thường liên 
quan nhiều hơn đến các yếu tố nguy cơ của THA 
như béo phì, thuốc lá, uống bia rượu... Độ tuổi 
trung bình của toàn mẫu nghiên cứu là 53 tuổi, 
người lớn tuổi nhất là 86 tuổi phù hợp với các 
nghiên cứu thực hiện trước chỉ ra rằng từ 50 tuổi 
trở lên là lứa tuổi có tỷ lệ mắc THA cao(1,4,9,10,13). 
Tuổi là yếu tố nguy cơ của THA. Người càng lớn 
tuổi thì đối diện với nguy cơ THA càng cao. Khi 
càng lớn tuổi do quá trình lão hóa, động mạch 
giảm tính đàn hồi, gây ra hiện tượng xơ cứng 
động mạch, làm thay đổi cấu trúc và chức năng 
của động mạch. 
Phần lớn bệnh nhân khi chọn vào mẫu khảo 
sát đều đã được điều trị trước đó, tuy nhiên một 
số bệnh nhân mới điều trị THA không được 
thường xuyên hoặc điều trị một nơi khác mà 
bệnh viện không theo dõi HA được. Chúng tôi 
chia ra thành 2 nhóm đối tượng nhóm gồm 
những bệnh nhân chưa được điều trị hay điều trị 
gián đoạn và nhóm gồm những bệnh nhân đã 
được điều trị liên tục trước đó. Kết quả cho thấy 
ở nhóm bệnh nhân điều trị liên tục đa phần các 
bệnh nhân có mức HA bình thường hoặc bình 
thường cao một số đã đạt HA mục tiêu, chỉ có rất 
ít bệnh nhân là THA độ 1. Ngược lại ở nhóm 
chưa được điều trị hay điều trị gián đoạn thì 
bệnh nhân chủ yếu là THA độ 2 và độ 3 số còn 
lại THA độ 1. Kết quả này hoàn toàn phù hợp 
với các khảo sát lâm sàng về hiệu quả của các 
nhóm thuốc THA khi được dùng một cách liên 
tục. Cũng có thể thấy được hiệu quả của các 
nhóm thuốc hạ áp khi được sử dụng liên tục. 
Như vậy việc tuân thủ của bệnh nhân sẽ góp 
phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 
Có tới 89,09% bệnh nhân bị THA dưới 5 
năm, thời gian bị THA trung bình là 3,5 năm. 
Giá trị này cao hơn khảo sát của Lê Tiến Dũng 
(năm 2012)(6). Thời gian THA như trên là 
không cao nhưng cộng thêm yếu tố suy thận 
làm cho HA khó kiểm soát hơn. Vì vậy phát 
hiện sớm bệnh THA cũng như các biến chứng 
để hạn chế sự gia tăng tình trạng bệnh và giúp 
cho việc sử dụng thuốc thuận lợi, an toàn và 
nhanh đạt hiệu quả hơn. 
Yếu tố nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi là nguy cơ 
dẫn đến THA nhiều nhất và tiếp đến là yếu tố 
rối loạn lipid máu phù hợp với kết quả nghiên 
cứu của Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cộng sự 
(năm 2014)(8). Các xét nghiệm cận lâm sàng cũng 
cho thấy ở bệnh nhân THA kèm STM các chỉ số 
chức năng thận, lipid máu, đường huyết trên 
mức giới hạn bình thường. Việc tăng lipid máu 
là một yếu tố nguy cơ quan trọng của xơ vữa 
động mạch. Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch 
học Việt Nam nhóm thuốc statin là nhóm thuốc 
được lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn 
lipid máu vì nó làm giảm LDL hữu hiệu, có thể 
làm tăng HDL và giảm được Triglycerid kết hợp 
với chế độ ăn và vận động hợp lý (11). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân 
được điều trị bằng phác đồ đa trị liệu chiếm 
76,4% tương tự nghiên cứu của tác giả Nguyễn 
Hoài Thanh Tâm và cộng sự (năm 2014) phác đồ 
đa trị liệu chiếm đa số (8). Điều này cho thấy việc 
kiểm soát HA là một vấn đề khó khăn, nhất là 
khi càng nhiều nhóm thuốc phối hợp thì càng 
gặp nhiều vấn đề bất lợi về tuân thủ điều trị, tác 
dụng phụ và tương tác giữa các nhóm thuốc. 
Các nhóm thuốc được sử dụng trong mẫu 
khảo sát: Nhóm thuốc ƯCMC được sử dụng 
gồm các thuốc Lisinopril với tỷ lệ lớn nhất 
44,55%, sau đó là Perindopril chiếm 25,45% và 
cuối cùng là Imidapril chiếm 12,73%, do hiệu 
quả điều trị và giá thành rẻ nên nhóm thuốc này 
chiếm tỷ lệ cao nhất 82,72%. Nhóm thuốc Chẹn 
kênh Calci được sử dụng với tỷ lệ cao với 3 hoạt 
chất là Amlopidin, Nifedipin và Diltiazem trong 
đó Nifedipin được sử dụng nhiều nhất chiếm 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 530
45,45%, sau đó là Amlodipin chiếm 25,45%, cuối 
cùng là Diltiazem. Nhóm thuốc CTTA được sử 
dụng là Telmisartan và Losartan, trong đó 
Losartan chiếm 20,91%, Telmisartan chiếm 
18,18%, các thuốc thuộc nhóm CTTA đều có hiệu 
quả hạ áp tốt, bảo vệ thận và giảm protein niệu. 
Bên cạnh đó khả năng dung nạp thuốc tốt. Tuy 
nhiên nhóm thuốc này có giá thành tương đối 
cao đây sẽ là gánh nặng về tài chính đối với bệnh 
nhân STM. Thuốc giãn mạch trực tiếp sử dụng 
trong khảo sát là Hydralazin chiếm tỷ lệ 18%, 
đây là thuốc dùng để trị THA khó chữa ít đáp 
ứng với các nhóm thuốc khác. Trong nghiên cứu 
của Đôn Thị Thanh Thủy (năm 2013), THA ở 
bệnh nhân có bệnh thận mạn thì Chẹn kênh 
Canxi chiếm tỷ lệ cao nhất 60,5% kế đến là lợi 
tiểu (Furosemid 50,0%), ức chế thần kinh trung 
ương 39,5% (3). 
Sau một năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt 
HA mục tiêu chỉ có 55,45% thấp hơn so với kết 
quả khảo sát của nhóm bác sỹ Bạch Mai là 78,4% 
(9) và nghiên cứu của Đôn Thị Thanh Thủy và 
cộng sự cho thấy tỷ lệ đạt HA mục tiêu trên 
bệnh nhân có bệnh thận mạn là 60,5% (3). 
Kết quả từ nghiên cứu này, chúng tôi một 
lần nữa muốn khẳng định mối liên quan giữa 
bệnh thận mạn và THA càng nhấn mạnh thêm 
tầm quan trọng của việc kiểm soát HA và giảm 
protein niệu. Các thuốc vừa có tác dụng làm 
giảm protein niệu vừa hạ HA thường được chọn 
lựa ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân 
thường phải sử dụng 3 đến 4 thuốc điều trị THA 
để đạt được HA mục tiêu và giảm thiểu nguy cơ 
bệnh tim mạch, đặc biệt ở bệnh nhân mắc bệnh 
thận giai đoạn cuối. Thêm vào đó, việc điều 
chỉnh lối sống hợp lý hơn luôn được xem là yếu 
tố quan trọng trong bất kỳ một phác đồ điều trị 
tang huyết áp nào. 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị theo phác đồ 
đa trị liệu chiếm đa số (76,4%). Các nhóm thuốc 
điều trị chủ yếu được sử dụng là thuốc ƯCMC 
(82,72%) và thuốc Chẹn kênh Calci (71,82%). Tỷ 
lệ bệnh nhân phải thay đổi PĐĐT 2 lần chiếm 
49,09%, thay đổi PĐĐT 1 lần chiếm 24,55%. Sau 
một năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt HA mục 
tiêu chiếm 55,45% và hầu như không còn bệnh 
nhân THA độ 2 và độ 3, tỷ lệ bệnh nhân mắc 
mới các biến chứng tim mạch chiếm 4.55%. 
KIẾN NGHỊ 
Lấy bệnh nhân làm trung tâm để xác định lợi 
ích và tác dụng phụ của điều trị chống THA, từ 
đó xác định HA mục tiêu và loại thuốc nào cần 
được điều trị, điều trị hay phối hợp. Để việc 
kiểm soát HA đạt hiệu quả tốt, ngoài sử dụng 
thuốc hiệu quả nhân viên y tế tư vấn cho bệnh 
nhân về việc điều chỉnh lối sống. Ngoài ra, trong 
thực hành lâm sàng cần theo dõi các chỉ số chức 
năng thận, lipid máu, đường huyết một cách 
thường quy để tiên lượng sự tiến triển của bệnh 
THA kèm STM ở bệnh nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chu Hồng Thắng (2008). Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng 
huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã 
Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, Luận văn 
Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên: 
tr.36-41. 
2. Đỗ Gia Tuyển ( 2012). Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính, 
Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học: Hà nội: tr. 398-411. 
3. Đôn Thị Thanh Thủy và cộng sự (2013). Khảo sát tình hình sử 
dụng và hiệu quả thuốc chống tăng huyết áp ở bệnh tăng 
huyết áp tại khoa Tim mạch Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, 
Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương 
năm 2013. 
4. Fields LE, Cutler JA Burt VL, Hughes J, Roccella EJ, Sorlie P 
(2004). The burden of adult hypertention in the United States 
1999 to 2000: a rising tide, Hypertention, 44 (4): tr.398-404. 
5. Lê Thị Tiến, Đặng Anh Đào (2012). Tăng huyết áp trong bệnh 
thận mạn: vai trò của bằng chứng: tr.1. 
6. Lê Tiến Dũng (2012). Nghiên cứu vấn đề sử dụng thuốc điều 
trị tăng huyết áp trên bệnh nhân suy thận tại khoa thận tiết 
niệu bệnh viện Tỉnh Thanh Hóa, Luận văn chuyên khoa I, 
Trường đại học Dược Hà Nội. 
7. Maisonneuve et al (2000). Distribution of primary renal disease, 
American Journal of Kidney Disease, 35 (1): pp.157-165. 
8. Nguyễn Hoài Thanh Tâm, và cộng sự (2014), Khảo sát tình 
hình sử dụng thuốc huyết áp trong điều trị ngoại trú tại bệnh 
viện đa khoa Đồng Nai", Bệnh viện đa khoa Đồng Nai: tr.3-4. 
9. Nguyễn Thị Lan Phương (2010), Tỷ lệ tăng huyết áp và các 
hành vi nguy cơ tăng huyết áp ở người từ 25-64 tuổi tại huyện 
Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh, Luận án chuyên khoa cấp II: tr.44-
48. 
10. Nguyễn Văn Phúc (2011), Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các 
yếu tố nguy cơ ở người lớn 25-64 tuổi tại quận 12 thành phố 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 531
Hồ chí Minh, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. 
Hồ Chí Minh: tr.55-70. 
11. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Việt (2008), Rối loại lipid máu 
và nguy cơ bệnh tim mạch, Hội Tim Mạch học Việt Nam: tr.20. 
12. Shiba N, Shimokawa H (2011), Chronic kidney disease and 
heart failure--Bidirectional close link and common therapeutic 
goal, JCardiol, 57 (1): pp.8-17. 
13. Võ Thị Dễ, Đặng Vạn Phước (2007), Tần suất tăng huyết áp và 
các yếu tố nguy cơ ở tỉnh Long An năm 2005, Tạp chí Y Học 
TP. Hồ Chí Minh, 11 (1): tr.122-127. 
Ngày nhận bài báo: 23/10/2016 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2016 
Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_su_dung_thuoc_dieu_tri_tang_huyet_ap_tren_benh_nha.pdf