Tổ chức dạy học Tiếng Anh cho sinh viên đạt chuẩn bậc 3 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại trường Đại học xây dựng miền Trung - Thực trạng và giải pháp

Theo tinh thần của đề án ngoại ngữ quốc qia 2020 của Thủ tướng

Chính phủ, sinh viên trước khi tốt nghiệp phải đạt chuẩn bậc 3(B1) theo khung

năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Với sự chỉ đạo của nhà trường,

từ năm học 2014-2015 trường Đại học Xây dựng Miền trung đã triển khai mô

hình dạy bồi dưỡng tiếng Anh tương thích với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

dùng cho Việt Nam cho sinh viên đại học. Trung tâm Ngoại ngữ Tin học đã

khẩn trương nghiên cứu biên soạn chương trình giảng dạy, phương pháp giảng

dạy cho phù hợp với yêu cầu. Qua quá trình triển khai thực hiện giảng dạy giúp

nâng cao năng lực tiếng Anh của sinh viên và điều kiện chuẩn bậc 3 theo

khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tác giả xin nêu ra thực

trạng môn học tiếng Anh hiện nay ở trường Đại học Xây dựng Miền trung

đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc đào tạo

Tiếng Anh nhằm giúp sinh viên đại học đạt chuẩn bậc 3 theo khung năng lực

ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo qui định bộ Giáo dục và Đào tạo và

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cuả xã hội

pdf 8 trang dienloan 7720
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức dạy học Tiếng Anh cho sinh viên đạt chuẩn bậc 3 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại trường Đại học xây dựng miền Trung - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức dạy học Tiếng Anh cho sinh viên đạt chuẩn bậc 3 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại trường Đại học xây dựng miền Trung - Thực trạng và giải pháp

Tổ chức dạy học Tiếng Anh cho sinh viên đạt chuẩn bậc 3 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại trường Đại học xây dựng miền Trung - Thực trạng và giải pháp
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 122 
TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN ĐẠT CHUẨN BẬC 
3 (B1) THEO KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO 
VIỆT NAM TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG 
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
ThS. Nguyễn Thị Kim Cúc 
CN. Bùi Nguyên Tuân 
Trung Tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt: Theo tinh thần của đề án ngoại ngữ quốc qia 2020 của Thủ tướng 
Chính phủ, sinh viên trước khi tốt nghiệp phải đạt chuẩn bậc 3(B1) theo khung 
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Với sự chỉ đạo của nhà trường, 
từ năm học 2014-2015 trường Đại học Xây dựng Miền trung đã triển khai mô 
hình dạy bồi dưỡng tiếng Anh tương thích với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc 
dùng cho Việt Nam cho sinh viên đại học. Trung tâm Ngoại ngữ Tin học đã 
khẩn trương nghiên cứu biên soạn chương trình giảng dạy, phương pháp giảng 
dạy cho phù hợp với yêu cầu. Qua quá trình triển khai thực hiện giảng dạy giúp 
nâng cao năng lực tiếng Anh của sinh viên và điều kiện chuẩn bậc 3 theo 
khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tác giả xin nêu ra thực 
trạng môn học tiếng Anh hiện nay ở trường Đại học Xây dựng Miền trung 
đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc đào tạo 
Tiếng Anh nhằm giúp sinh viên đại học đạt chuẩn bậc 3 theo khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo qui định bộ Giáo dục và Đào tạo và 
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cuả xã hội. 
Từ khóa: Tổ chức dạy Tiếng Anh, chuẩn bậc 3 (B1), Trường Đại học xây dựng 
Miền Trung, Thực trạng – giải pháp. 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, 
ngoại ngữ đóng vai trò then chốt và là 
chìa khóa để phát triển hội nhập. 
Trong đó Tiếng Anh đã trở thành 1 ngôn 
ngữ chung được sử dụng trên rất nhiều 
quốc gia và là điều kiện tiên quyết 
trong tiến trình hội nhập và phát triển. 
Nếu thông thạo tiếng Anh, sinh viên 
có nhiều cơ hội tìm được việc làm và 
thành công trong công việc trong 
tương lai. 
Nhận thức được tầm quan trọng 
của ngoại ngữ, ngày 30 tháng 9 năm 
2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký 
Quyết định 1400/QĐ-TTg phê duyệt 
Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ 
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 
2008-2020” với mục tiêu chung là “ 
Đổi mới toàn diện việc dạy và học 
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục 
quốc dân, triển khai chương trình dạy 
và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, 
trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 
đạt được một bước tiến rõ rệt về trình 
độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của 
nguồn nhân lực, nhất là đối với một số 
lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số 
thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung 
cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng 
lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin 
trong giao tiếp, học tập, làm việc trong 
môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa 
văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế 
mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 123 
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá đất nước.” 
Để đáp ứng yêu cầu chung của nhà 
trường và của xã hội, hiện nay trường 
Đại học Xây dựng Miền trung đang ra 
sức đào tạo, giảng dạy để nâng cao hiệu 
quả đào tạo tiếng Anh ở các bậc học đặc 
biệt là bậc đại học giúp sinh viên tốt 
nghiệp đại học phải đạt trình độ ngoại 
ngữ bậc 3 (B1) theo khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam 
được qui định của Bộ giáo dục đào tạo. 
Việc đào tạo tiếng Anh ở trường Đại học 
Xây dựng Miền trung được quan tâm 
đáng kể, từ việc nâng cao trình độ giáo 
viên, đến việc lựa chọn giáo trình và 
biên soạn chương trình cho phù hợp với 
từng nhóm đối tượng sinh viên cũng như 
việc thay đổi cách kiểm tra đánh giá theo 
hướng áp dụng một số chứng chỉ quốc tế 
để xác định trình độ người học. Sự nỗ 
lực này đã góp phần cải thiện tình hình 
giảng dạy và học tập tiếng Anh trong 
nhà trường. Tuy nhiên, cho đến nay 
trường Đại học Xây dựng Miền trung 
vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc 
tổ chức dạy và học giúp sinh viên có thể 
đạt chuẩn đầu ra theo quy định. Sự khó 
khăn này xuất phát từ nhiều nguyên 
nhân khác nhau cần xem xét và đánh giá 
khách quan để có những biện pháp góp 
phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng 
Anh trong nhà trường giúp sinh viên đạt 
trình độ ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra 
theo Bộ giáo dục đào tạo qui định. 
1. Đối tƣợng sử dụng, ý nghĩa sử dụng 
và mức độ tƣơng thích giữa Khung 
năng lực ngoại ngữ Việt Nam 
(KNLNNVN) và Khung tham chiếu 
chung Châu Âu 
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc 
dùng cho Việt Nam áp dụng cho các 
chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ 
sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại 
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
Việc vận dụng theo chuẩn khung 
năng lực ngoại ngữ 6 bậc có ý nghĩa rất 
lớn đối với người dạy và người học. 
Giáo viên, giảng viên có thể lựa 
chọn và triển khai nội dung, cách thức 
giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người 
học đạt được yêu cầu của chương trình 
đào tạo. Giáo viên xây dựng chương 
trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, 
sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các 
tài liệu dạy học ngoại ngữ khác và xây 
dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh 
giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo 
đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại 
ngữ giữa các cấp học và trình độ đào tạo. 
Bên cạnh đó người học có thể hiểu 
được nội dung, yêu cầu đối với từng 
trình độ năng lực ngoại ngữ và tự đánh 
giá năng lực của mình. Hơn nữa việc 
vận dụng chuẩn khung năng lực ngoại 
ngữ 6 bậc tạo điều kiện thuận lợi cho 
việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công 
nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc 
gia ứng dụng Khung tham chiếu chung 
Châu Âu-(CEFR) COMMON 
EUROPEAN FRAMEWORK. 
KNLNNVN được phát triển trên 
cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và 
một số khung trình độ tiếng Anh của các 
nước, kết hợp với tình hình và điều kiện 
thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở 
Việt Nam 
KNLNNVN được chia làm 3 cấp 
(Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc 
(từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 124 
các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ 
thể như sau: 
KNLNNVN CEFR 
Sơ cấp 
Bậc 1 A1 
Bậc 2 A2 
Trung cấp 
Bậc 3 B1 
Bậc 4 B2 
Cao cấp 
Bậc 5 C1 
Bậc 6 C2 
• Khung quy chiếu chung các trình độ 
ngoại ngữ. 
 Hiện nay trên thế giới đang tồn tại 
nhiều các phân chia trình độ ngoại ngữ 
sử dụng các thang đo khác nhau. Tuy 
nhiên, ý nghĩa của các thang đo này 
thường rất gây trở ngại cho việc chuyển 
đổi và công nhận lẫn nhau giữa các hệ 
thống. Chẳng hạn, một sinh viên đã có 
chứng chỉ FCE sẽ được xem là tương 
đương với trình độ nào của TOEIC hay 
TOEFL? Cũng vậy, ở Việt Nam các 
trình độ ngoại ngữ được chia làm 3 mức 
là A (sơ cấp), B (trung cấp), và C (nâng 
cao), nhưng cụ thể người học ở mỗi trình 
độ có thể làm được những gì thì hầu như 
chẳng có ai có thể mô tả rõ ràng. Trên 
thực tế, hoàn toàn có thể xảy ra trường 
hợp chứng chỉ trình độ B do nơi này cấp 
sẽ cao hơn hoặc thấp hơn chứng chỉ B 
do nơi khác cấp. Để giải quyết vấn đề 
trên, CEF đã đưa ra một khung quy 
chiếu chung về năng lực ngoại ngữ của 
người học tạo điều kiện đánh giá chính 
xác năng lực học tập cho người học bao 
gồm 6 mức trình độ tổng quát như sau: 
Trình độ A (sử dụng căn bản): gồm 
2 mức A1 (giao tiếp „theo công thức 
formulaic), và A2 (giao tiếp đơn giản); 
Trình độ B (sử dụng độc lập): gồm 
2 mức B1 (giao tiếp độc lập trong một số 
tình huống hạn chế); và B2 (giao tiếp độc 
lập trong những tình huống quen thuộc); 
Trình độ C (sử dụng thành thạo): 
gồm 2 mức C1 (giao tiếp chủ động và 
thành thạo trong nhiều tình huống đa 
đạng), và C2 (giao tiếp chủ động và 
thành thạo trong hầu hết mọi tình huống). 
Ngoài 6 mức trình độ này, có thể 
nêu thêm 3 mức trình độ trung gian là 
A2+, B1+ và B2+, để trở thành 1 thang 
đo 9 mức. Sự phân biệt giữa tất cả các 
mức trình độ này được mô tả rất chi tiết 
và rõ ràng trong công trình đã nêu. Để 
dễ dàng cho việc tham chiếu, các mức 
trình độ nói trên được sắp xếp thành một 
Thang đo tổng quát (Global Scale) theo 
thứ tự từ cao đến thấp (từ trình độ C2 
đến trình độ A1), mỗi trình độ có kèm 
những điểm quy chiếu liên quan đến 
những khả năng sử dụng ngôn ngữ của 
người học, được viết bằng ngôn ngữ 
thông thường để bất cứ ai đọc lên cũng 
có thể hiểu. 
Thang đo tổng quát này vừa nhằm 
cung cấp một bản mô tả chung về trình 
độ cho những người sử dụng chứng chỉ 
(học viên, nhà tuyển dụng, vv), đồng 
thời đưa ra những định hướng tổng quát 
cho việc xây dựng mục tiêu học tập và 
giảng dạy của học viên và giảng viên. 
Tính tổng quát của các mức trình độ nói 
trên cho phép CEF trở thành khung quy 
chiếu chung để thực hiện quy đổi tương 
đương giữa các chứng chỉ ngoại ngữ 
hiện có. 
2. Thực trạng trong việc giảng dạy và 
học tiếng Anh ở trƣờng Đại học Xây 
dựng Miền trung hiện nay 
 Trước tiên chúng ta tìm hiểu một 
số nguyên nhân thách thức trong quá 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 125 
trình thực hiện lộ trình giảng dạy sinh 
viên đạt chuẩn đầu ra theo quy định. 
2.1. Thái độ học tập của sinh viên 
Trước hết phải kể đến thói quen 
thụ động trong học ngoại ngữ đã hình 
thành từ bậc phổ thông đối với số đông 
sinh viên. Tính thụ động này còn thể 
hiện qua hiện tượng thường xuyên 
không chuẩn bị bài, và chưa biết chủ 
động trong học tập của nhiều sinh viên. 
Trình độ của sinh viên không đồng 
đều. Mặc dù đã học tiếng Anh nhiều 
năm ở trường phổ thông nhưng kỹ năng 
nghe nói tiếng Anh rất yếu, kết quả kiểm 
tra tiếng Anh đầu vào chỉ có khoảng 7% 
sinh viên đạt yêu cầu. 
Phần lớn sinh viên nhìn nhận ngoại ngữ 
là một môn học kiến thức chứ không 
phải là quá trình tập luyện để đạt được 
kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong những 
ngữ cảnh phù hợp. Hơn nữa, sinh viên 
cho rằng tiếng Anh không phải là môn 
chuyên ngành chỉ là môn điều kiện nên 
hầu hết sinh viên học đối phó và chỉ cần 
bài thi đạt yêu cầu là được. 
Hầu hết sinh viên chưa tìm ra động 
lực học tập cũng như phương pháp học 
thích hợp, nói cách khác, họ ngại học 
tiếng Anh và nhiều khi lảng tránh việc 
nghe nói tiếng Anh. 
2.2. Phương pháp dạy học của giáo viên 
Trường Đại học xây dựng Miền 
trung có đội ngũ giảng viên có có trình 
độ chuyên môn vững vàng, giàu kinh 
nghiệm và nhiệt tình giảng dạy. Luôn tự 
trau dồi chuyên môn trong giảng dạy. 
Việc bồi dưỡng năng lực tiếng Anh được 
quan tâm đáng kể, nhiều giảng viên 
tiếng Anh được nhà trường cử đi đào tạo 
ở nước bản ngữ nên trình độ chuyên 
môn ngày càng được nâng cao. 
Tuy nhiên, phương pháp giảng 
dạy giao tiếp và trau dồi kỹ năng qua 
các bài tập tình huống có lẽ chưa được 
áp dụng triệt để. Trên lớp giáo viên còn 
giảng giải nhiều (teacher talk) thay vì 
vài trò người hướng dẫn (facilitator), 
dành nhiều thời giảng cấu trúc ngữ 
pháp, giải bài tập, đề kiểm tra, chưa tổ 
chức các hoạt động thực hành ngôn 
ngữ, khuyến khích, và động viên trải 
nghiệm thực tế. Giáo viên vẫn là trung 
tâm của quá trình giảng dạy, điều đó 
đồng nghĩa với việc sinh viên là đối 
tượng thụ động tiếp thu thông tin, họ 
chỉ làm theo những yêu cầu của giáo 
viên mà ít có sáng tạo trong việc sử 
dụng kiến thức mà họ đã tích lũy được. 
2.3. Công tác kiểm tra đánh giá 
Hiện nay, công tác kiểm tra đánh 
giá quá trình đang có lợi cho người học 
và thành tích chung trong công tác 
chuyên môn. Tuy nhiên, độ tin cậy của 
điểm số và việc đánh giá quá trình có tạo 
ra được tác động tích cực hay không tới 
việc trau dồi tiếng Anh của sinh viên vẫn 
luôn là câu hỏi nghi vấn. Thực tế cho 
thấy điểm số cao là do hiện diện trên lớp 
được tính điểm trong mục chuyên cần. 
Thêm vào đó là điểm thái độ đánh giá 
tinh thần học tập „động viên học trò là 
chính‟ trong tư tưởng của chúng ta khi 
cho điểm phần trình bày và thiếu công 
cụ đánh giá trực tiếp kiến thức kỹ năng 
cũng góp phần tăng thêm điểm ảo tạo 
nên việc đánh giá vẫn chưa tạo được tác 
động tích cực tới thái độ học tập của 
người học. Hay nói các khác, những quy 
định hướng dẫn về tiêu chí đánh giá 
chưa đủ chặt chẽ và cụ thể giúp tối đa 
giá trị điểm số, công bằng với người 
học, và quan trọng nhất là tạo được động 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 126 
cơ hướng đến chất lượng của thành tích 
học tập. 
2.4. Thời lượng và giáo trình giảng dạy 
Theo sự phân phối chương trình 
đào tạo dành cho sinh viên bậc đại học ở 
trường Đại học xây dựng Miền trung từ 
năm 2012 đến nay, tiếng Anh cơ bản 
gồm có 3 học phần trong đó học phần 
Anh văn 1 (2 tín chỉ), Anh văn 2 (2 tín 
chỉ), Anh văn 3 (2 tín chỉ) và tiếng Anh 
chuyên ngành ( 2 tín chỉ). Như vậy thời 
lượng học tiếng Anh của sinh viên trên 
lớp là 8 tín chỉ tương đương với 120 tiết. 
Qua hội thảo khoa học “ Tổ chức dạy và 
học ngoại ngữ nhằm thúc đẩy và hỗ trợ 
người học đạt chuẩn khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo 
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo” 
tại trường đại học Phú Yên ngày 
14/03/2014 cho thấy rằng ở các trường 
đại học khác thời lượng đào tạo tiếng 
Anh cao hơn nhiều so với trường Đại học 
xây dựng Miền trung. Hầu hết thời lượng 
giảng dạy tiếng Anh ở các trường đại học 
từ 180 tiết trở lên tương đương với 12 tín 
chỉ. Như vậy, để giúp cho sinh viên đạt 
chuẩn bậc 3 theo khung năng lực ngoại 
ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam là một 
thách thức lớn đối với đội ngũ giảng viên 
của trung tâm Ngoại ngữ Tin học trường 
Đại học xây dựng Miền trung. 
Từ năm học 2010 đến nay trường, 
Trung tâm Ngoại ngữ Tin học trường 
Đại học xây dựng Miền trung đã sử 
dụng bộ sách New Cutting Edge của 
Sarah Cunningham Peter Moor, 
Pearson Longman như là giáo trình 
chính thức cho việc giảng dạy tiếng 
Anh căn bản. Đây là bộ giáo trình được 
cập nhật nhiều thông tin mới tích hợp 4 
kỹ năng ngôn ngữ với nhiều chủ đề hay 
phù hợp với cuộc sống, bài tập đa 
dạng, hình ảnh rõ nét màu sắc sinh 
động, âm thanh trong đĩa rõ ràng, dễ 
nghe với tốc độ vừa phải. Tuy nhiên, 
hầu hết sinh viên đều sử dụng sách 
photo cho việc học tập. Vì sách phô tô 
nên chữ viết, hình ảnh rất nhỏ, mờ có 
phần không nhìn thấy, hình ảnh chỉ đen 
và trắng đã ảnh hưởng không nhỏ đến 
tư duy sáng tạo của sinh viên, giảng 
giải hình ảnh khi phát triển các kỹ năng 
nghe, nói của sinh viên, chất lượng học 
tập chưa phát huy hiệu quả. 
2.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 
dạy học 
Lãnh đạo nhà trường có quan tâm 
đến việc đầu tư cơ sở vật chất và trang 
thiết bị giảng dạy, máy chiếu để phục vụ 
giảng dạy, một phòng lab 30 máy dành 
cho sinh viên rèn luyện kỹ năng trong 
giờ học ngôn ngữ. Hơn nữa, trường cũng 
đã trang bị hệ thống thi kiểm tra trắc 
nghiệm trên máy tính và chuẩn bị đưa 
vào sử dụng. Tuy nhiên, nhìn chung 
trang thiết bị này vẫn còn hạn chế. Hầu 
hết, các phòng học cho giờ học tiếng 
Anh chưa trang bị loa, mirco. Mô hình 
lớp học được thiết lập chưa phù hợp đối 
với đặc thù giờ học tiếng Anh, lớp học 
còn quá đông, đa số hơn 50 sinh viên 
trên một lớp làm hạn chế hoạt động theo 
cặp nhóm, làm cho việc quản lý lớp của 
giáo viên gặp nhiều khó khăn. Internet 
đã được trang bị nhưng rất yếu, chưa 
được sử dụng hiệu quả cho hoạt động 
dạy và học của giảng viên và sinh viên 
trên lớp. 
3. Một vài giải pháp góp phần nâng cao 
chất lượng đào tạo tiếng Anh giúp sinh 
viên đạt chuẩn đầu ra theo KNLNNVN 
theo mô hình sử dụng CEF. 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 127 
Qua khảo sát các kết quả nghiên 
cứu đã thực hiện trong nhiều năm nay, 
cùng với tình hình thực trạng nêu trên 
chúng tôi mạnh dạn đưa ra những đề 
xuất theo hướng tích cực góp phần nâng 
cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại 
trường Đại học Xây dựng Miền trung. 
3.1. Đối với sinh viên 
Trước hết là giải pháp dành cho 
người học. Nhất thiết phải thức tỉnh 
nhận thức của sinh viên về tính tự chủ 
trong học tập - yếu tố quan trọng nhất 
trong quá trình thực hiện lộ trình đạt 
chuẩn đầu ra. Nhiều nghiên cứu trong 
lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh cho thấy 
sự tương quan theo tỷ lệ thuận giữa khả 
năng làm chủ được quá trình học và 
thành tích cao trong hoạt động học thuật 
(Rubin. 2005: 51). Chính vì vậy, luôn 
chủ động trong học tập phải là một trong 
những thói quen của người biết cách học 
hay của một chuyên gia học tập theo 
cách gọi của Joan Rubin trong The 
Expert Language Learner: a Review of 
Good Language Learner Studies and 
Learner Strategies (Rubin.2005). Theo 
học giả Rubin, tính tự chủ của người học 
thể hiện qua việc người học biết hoạch 
định, thực hiện và làm chủ được kế 
hoạch đặt ra bằng cách hiểu rõ được khó 
khăn, thuận lợi. Sau đó biết đánh giá, 
nhìn nhận việc học của mình cùng với 
việc tìm ra giải pháp khắc phục. Quy 
trình này lặp lại nhiều lần theo mô hình 
vòng tròn tự chủ trong học tập (Learner 
– self management. 2005:46) Vì vậy, để 
tăng nhận thức và khả năng tự học của 
sinh viên liên quan đến môn học và 
hướng đến đạt chuẩn bậc 3 sinh viên nên 
xem xét triển khai một số biện pháp cụ 
thể như sau: 
Thường xuyên hoạch định mục tiêu 
cụ thể cho từng học kỳ, chủ động phấn 
đấu trong học tập để đạt chuẩn. 
Nắm rõ đặc thù môn học ngoại 
ngữ: yêu cầu lượng thời gian nhất định 
giúp thực hành phương châm đơn giản là 
học đều, thường xuyên thay vì học dồn. 
Nâng cao nhận thức và khả năng tự học 
của mỗi sinh viên thông qua việc thực 
hiện các bài tập làm thêm hoặc nâng cao 
thường xuyên tại lớp. Tích cực tham gia 
các hoạt động trên lớp, chia sẻ kinh 
nghiệm, ý tưởng cho cặp, nhóm hoặc 
trước lớp, tập diễn đạt suy nghĩ của mình 
bằng tiếng Anh, mạnh dạn trao đổi với 
giáo viên những vấn đề chưa rõ liên 
quan đến bài học. 
Chú ý rèn luyện và trau dồi 
phương pháp học các kỹ năng nghe, 
nói, đọc, viết. Hiểu rõ và thành thạo 
phương pháp học (learning strategies) 
sẽ giúp người học phát huy tối đa tính 
tự chủ trong học tập. 
Tìm hiểu và vận dụng DIALANG 
– hệ thống kiểm tra trực tuyến các ngoại 
ngữ miễn phí, giúp sinh viên có cơ hội 
tự đánh giá trình độ tiếng Anh của mình 
và nhận các phản hồi vể những điểm 
mạnh và điểm yếu của chính mình trên 
website: www.dialang.org. 
3.2. Đối với giảng viên 
Trước hết, giảng viên xây dựng 
động cơ học tập cho sinh viên, phân tích 
cụ thể mục đích của môn học và tầm 
quan trọng của việc tiếng Anh. 
Trên lớp giảng viên cần phát huy vai trò 
là hướng dẫn viên, và hỗ trợ khi cần 
thiết, tạo sinh viên chủ động hơn trong 
học tập. 
Sử dụng CEF làm cơ sở xây dựng 
chương trình, lựa chọn giáo trình, xác 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 128 
định mức trình độ đầu vào, đầu ra, mức 
tăng trưởng, và kiểm tra đánh giá 
thường xuyên. 
Tăng thời lượng để rèn kỹ năng 
nghe nói cho sinh viên, khai thác công 
nghệ thông tin để hỗ trợ tối đa cho việc 
luyện âm, ngữ điệu và khả năng diễn đạt 
lưu loát của của sinh viên. 
Để khuyến khích sinh viên tích 
cực, chủ động và sáng tạo trong học 
tập, giảng viên cần tạo ra nhiều hoạt 
động trên lớp, làm việc theo cặp theo 
nhóm, qua đó giảng viên có thể xây 
dựng quy trình đánh giá ghi điểm 
thưởng và điểm phạt cho mỗi hoạt 
động tham gia trên lớp. 
Giảng viên hạn chế sử dụng tiếng 
Việt trên lớp và khuyến khích sinh viên 
nghe nói bằng tiếng Anh trên lớp. 
Giảng viên tích cực bồi dưỡng 
chuyên môn của mình qua việc tự điều 
chỉnh và hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ, 
tăng hiệu qủa hoạt động sư phạm trên 
lớp, cải tiến trong giảng dạy và học tập - 
hoạt động được coi là tất yếu, trực tiếp 
thúc đẩy chất lượng công tác đào tạo và 
đòi hỏi người dạy cần phát huy tối đa 
tính năng động và sáng tạo trong việc 
luôn tìm kiếm các biện pháp nghiệp vụ 
cụ thể. 
Tích cực tham gia vào các hội thảo 
khoa học, sinh hoạt chuyên môn để 
ngày càng giàu kinh nghiệm hơn trong 
công việc giảng dạy giúp sinh viên đạt 
chuẩn bậc 3 theo quy định của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo. 
3.3. Đối với nhà trƣờng 
Nhà trường trang bị đầy đủ phương 
tiện phù hợp với điều kiện giảng dạy đặc 
thù cho giờ học tiếng Anh, trang thiết bị 
nghe nhìn, internet đảm bảo chất lượng 
phục vụ cho việc giảng dạy và học tập 
trực tuyến trên lớp. Sĩ số lớp phù hợp 
không quá 30 sinh viên/ lớp. 
Tăng thêm thời lượng cho môn 
tiếng Anh trên lớp ít nhất là 180 tiết 
tương đương (12 tín chỉ). 
Tiếp tục phát huy việc khảo sát, 
kiểm tra, đánh giá, phân loại trình độ 
tiếng Anh đầu vào của sinh viên năm 
thứ nhất bậc đại học để định hướng kế 
hoạch xếp lớp theo năng lực và trình 
độ tiếng Anh của sinh viên từ đó lên kế 
hoạch bồi dưỡng kịp thời để sinh viên 
có thể đủ kiến thức tiếp tục tham gia 
vào học tiếng Anh chính khóa đồng 
thời giúp sinh viên nhận biết trình độ 
tiếng Anh hiện có ý thức để định 
hướng và có sự chuẩn bị tốt hơn. 
Phối hợp các đối tượng tình 
nguyện viên bản ngữ của các tổ chức 
quốc tế tham gia vào câu lạc bộ tiếng 
Anh để sinh viên có cơ hội tiếp cận và 
sử dụng tiếng Anh ngoài lớp. 
Tăng thêm giáo trình và tài liệu 
tham khảo tiếng Anh ở thư viện hỗ trợ 
cho sinh viên có điều kiện nâng cao 
năng lực ngôn ngữ. 
Mỗi năm nhà trường cần tạo điều 
kiện cho giảng viên tiếng Anh có cơ 
hội đi học tập, bồi dưỡng nghiên cứu 
chuyên môn, năng lực ngôn ngữ ở các 
nước bản ngữ. 
4. Kết luận 
Tóm lại, để giúp sinh viên đạt 
chuẩn bậc 3 theo khung năng lực ngoại 
ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, cả tập thể 
lãnh đạo nhà trường, giảng viên trung 
tâm ngọai ngữ cùng tất cả các sinh viên 
đại học trong trường phải nổ lực hết sức 
và quyết tâm cao. Sinh viên phải có 
cách nhìn tổng quan về quá trình phấn 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 129 
đấu bao gồm mức độ kiến thức, kỹ năng 
thu nhận được từ môn học chính khóa và 
đích bậc 3 KNLNNVN cần đạt được. 
Với sinh viên tự học và biết chủ động nỗ 
lực trong học tập khi thực hiện lộ trình 
trên là yếu tồ quan trọng hàng đầu. Với 
giảng viên cho thấy giảng dạy với 
phương pháp phù hợp như chú trọng 
hướng dẫn thực hiện các bài tập trau dồi 
kỹ năng, luyện chiến thuật học nghe, 
nói, đọc, viết là phương châm chủ đạo 
trong quá trình giảng dạy môn học. Đối 
với nhà trường, lộ trình đạt chuẩn bậc 3 
đối với sinh viên là một yếu tố quan 
trọng. Để tối đa hiệu quả là tính đồng 
bộ, và nhất quán trong cách tổ chức thực 
hiện mục tiêu này, không thể thiếu sự hỗ 
trợ từ phía nhà trường với sự cải tiến và 
trang bị mới các thiết bị hỗ trợ dạy và 
học ngôn ngữ. Nếu đảm bảo được tính 
đồng bộ của các hoạt động dạy, học, 
kiểm tra đánh giá, sự quyết tâm cao từ 
phía nhà trường, giảng viên và sinh viên, 
chúng tôi tin rằng việc đào tạo sinh viên 
ở trường Đại học Xây dựng Miền trung 
có trình độ năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn 
bậc 3 như quy định của Bộ Giáo dục 
Đào tạo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bachman, L.F & Palmer, A.S. 1996. Language Testing in Practice. OUP. 
[2] Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 2007. Giảng dạy tiếng Anh ở bậc đại học tại 
Việt Nam: Vấn đề và giải pháp. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
[3] N.T.T.Hà & V.Đ.Phước. 2007. Làm thế nào để có được hiệu quả đào tạo tiếng Anh 
trong chương trình chính quy không chuyên tại ĐHKT TP. Hồ Chí Minh trong cuốn 
Giảng dạy tiếng Anh ở bậc đại học tại Việt Nam: Vấn đề và giải pháp. Nhà xuất bản 
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 
[4] N.T.T.Hà. 2007. Hiện trạng học kỹ năng giao tiếp: vấn đề vả một số biên pháp 
khắc phục. trong cuốn Giảng dạy tiếng Anh ở bậc đại học tại Việt Nam: Vấn đề và giải 
pháp. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 
[5] Rubin, J. The Expert Language Learner: A Review of Good Language Learner 
Studies and Learner Strategies. Trong cuốn của K. Johnson, Expertise in Second 
Language Learning and Teaching. Trang 37-63. 
[6] Willis. J. 1996. A Framework for Task-Based Learning, Longman. 

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_day_hoc_tieng_anh_cho_sinh_vien_dat_chuan_bac_3_b1_t.pdf