Tóm tắt Luận án Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2000 toàn thế giới có

580 triệu người trên 60 tuổi và dự đoán đến năm 2020 thế giới sẽ có 1,21 tỷ

người cao tuổi. Đó là sự bùng nổ chưa từng có về số người cao tuổi trên thế

giới [22], [23]. Sự gia tăng dân số già hiện nay có ở tất cả các nước phát triển

và đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nổ dân

số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các mặt

xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế. Về phương diện dịch vụ y tế, sự thay đổi cơ

cấu dân số từ trẻ đến già làm thay đổi mô hình bệnh tật và sức khỏe đòi hỏi

nhiều chuyển biến thích nghi trong tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng

như quản lý y tế. Các bệnh mạn tính không lây truyền và thoái triển sẽ nổi trội

hàng đầu gây ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng làm việc, sinh hoạt và chất

lượng cuộc sống của con người nói chung và tuổi già nói riêng [22], [48],

[53].

Trong các bệnh mạn tính không lây truyền, sa sút trí tuệ là một rối loạn

khá phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một chứng bệnh nặng đe

dọa cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi; đồng thời cũng là

gánh nặng với gia đình người bệnh, cộng đồng và xã hội. Tỷ lệ mắc ở người

từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5 đến 10%; trên 80 tuổi là 20% và trên 90 tuổi có

thể đến 47% [22], [23], [35], [43]. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều.

Trung bình cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gấp đôi

pdf 137 trang dienloan 6601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

Tóm tắt Luận án Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội
1 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG 
-----------------*----------------- 
LÊ VĂN TUẤN 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI 
TẠI HAI QUẬN, HUYỆN HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI - 2014 
2 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG 
-----------------*----------------- 
LÊ VĂN TUẤN 
 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI 
TẠI HAI QUẬN, HUYỆN HÀ NỘI 
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế 
Mã số: 62.72.01.64 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. GS.TS. Lê Đức Hinh 
2. PGS.TS. Hoàng Văn Tân 
HÀ NỘI - 2014 
3 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số 
liệu kết quả trong Luận án trung thực và chưa từng được ai công bố trong 
bất kỳ công trình nào khác. 
 Tác giả 
Lê Văn Tuấn 
4 
LỜI CẢM ƠN 
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thế hệ Thầy giáo, Cô giáo, những 
người Anh, người Chị đi trước đã dìu dắt tôi từng bước trong suốt quá trình học 
tập và nghiên cứu khoa học. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TTND.GS.TS. Lê Đức Hinh, PGS.TS. 
Hoàng Văn Tân - Những người Thầy trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận 
tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Các Thầy là người định hướng 
và truyền cho tôi lòng say mê cũng như những kinh nghiệm quý báu trong nghiên 
cứu khoa học. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Khoa Sau Đại học - Viện Vệ 
sinh Dịch tễ Trung ương đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học 
tập và hoàn thành các nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo nghiên cứu 
sinh. 
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, các Phòng, Ban và Khoa Tâm Thần kinh - Bệnh 
viện Lão khoa Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá 
trình thực hiện nghiên cứu. 
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Y tế quận Đống Đa và huyện Sóc Sơn; 
Trạm Y tế, Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Hội Người cao tuổi hai phường Phương 
Mai, Kim Liên thuộc quận Đống Đa và hai xã Thanh Xuân, Minh Trí thuộc huyện 
Sóc Sơn, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này. 
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phòng và Bộ môn thuộc Trường Cao đẳng Y 
tế Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện 
nghiên cứu. 
Tôi xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo và các đồng nghiệp Vụ Công tác học sinh, sinh 
viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện thuận 
lợi cho tôi hoàn thành luận án này. 
Con luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc đối với Bố Mẹ, Người đã cho con cuộc sống, 
luôn chăm sóc và giúp đỡ con lớn khôn, trưởng thành. Xin cảm ơn vợ và hai con 
5 
Xuân Mai và Gia Huy, chỗ dựa tinh thần vững chắc của tôi, luôn động viên và tạo 
điều kiện tốt nhất về tình cảm, tinh thần cũng như vật chất hỗ trợ tôi trong quá 
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện thành công luận án này. 
 Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2014 
NCS. Lê Văn Tuấn 
6 
MỤC LỤC 
 Trang 
 Trang phụ bìa i 
 Lời cam đoan ii 
 Lời cảm ơn iii 
 Mục lục iv 
 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v 
 Danh mục các bảng vi 
 Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ vii 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
Chương 1. TỔNG QUAN 4 
1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của sa sút trí tuệ 4 
1.2. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ trên thế giới 9 
1.3. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ tại Việt Nam 11 
1.4. Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ 13 
1.5. Một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên 
thế giới và ở Việt Nam 
21 
1.6. Một số mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên thế giới 
và ở Việt Nam 
25 
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 
2.2. Địa điểm nghiên cứu 34 
2.3. Thời gian nghiên cứu 36 
2.4. Phương pháp nghiên cứu 36 
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 48 
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 48 
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50 
3.1. Tỷ lệ người cao tuổi và đặc điểm của người cao tuổi tại hai 50 
7 
quận, huyện Hà Nội 
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 54 
3.3. Kết quả nghiên cứu bệnh - chứng xác định một số yếu tố nguy 
cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 
63 
3.4. Mô hình hồi quy xác định các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ 
ở người cao tuổi tại Hà Nội 72 
Chương 4. BÀN LUẬN 74 
4.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 74 
4.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại 
hai quận, huyện Hà Nội 
78 
4.3. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 
tại hai quận, huyện Hà Nội 
86 
4.4. Đề xuất một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao 
tuổi tại cộng đồng Hà Nội 100 
4.5. Một số hạn chế của đề tài 104 
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 - 
108 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 PHỤ LỤC 
8 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BMI (Body Mass Index) : Chỉ số khối cơ thể 
ĐTĐ : Đái tháo đường 
ĐH-CĐ-TCCN : Đại học - cao đẳng - trung cấp chuyên 
nghiệp 
HDL 
(High density lipoprotein) 
: 
Lipoprotein tỷ trọng cao 
LDL 
(Low density lipoprotein) 
: 
Lipoprotein tỷ trọng thấp 
MMSE 
(Mini Mental State Examination) 
: 
Trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm trí 
thu nhỏ 
CI (confidence interval) : Khoảng tin cậy 
OR (Odd Ratio) : Tỷ suất chênh 
TBMN : Tai biến mạch não 
TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới 
THA : Tăng huyết áp 
9 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng Tên bảng Trang 
3.1. Tỷ lệ người cao tuổi so với dân số 50 
3.2. Tỷ lệ người cao tuổi theo nhóm tuổi 51 
3.3. Tỷ lệ người cao tuổi theo giới tính 52 
3.4. Trình độ học vấn của người cao tuổi 53 
3.5. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 54 
3.6. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi 55 
3.7. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính 56 
3.8. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn 56 
3.9. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tăng huyết áp 57 
3.10. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tai biến mạch não 58 
3.11. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh tim mạch 59 
3.12. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử giảm trí nhớ 60 
3.13. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử đái tháo đường 61 
3.14. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử có tăng lipid máu 62 
3.15. Mối liên quan giữa tai biến mạch não với sa sút trí tuệ 63 
3.16. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với sa sút trí tuệ 63 
3.17. Mối liên quan giữa tiếng thổi động mạch cảnh với sa sút trí 
tuệ 
64 
3.18. Mối liên quan giữa cơn thiếu máu não thoáng qua với sa sút 
trí tuệ ở người cao tuổi 
64 
3.19. Mối liên quan giữa thừa cân - béo phì với sa sút trí tuệ 65 
3.20. Mối liên quan giữa tăng cholesterol máu toàn phần với sa sút 
trí tuệ ở người cao tuổi 
65 
3.21. Mối liên quan giữa biến đổi LDL với sa sút trí tuệ 66 
3.22. Mối liên quan giữa biến đổi HDL với sa sút trí tuệ 66 
10
3.23. Mối liên quan giữa biến đổi triglycerid máu với sa sút trí tuệ 67 
3.24. Mối liên quan giữa biến đổi đường máu lúc đói với sa sút 
trí tuệ 
67 
3.25. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với sa sút trí tuệ 68 
3.26. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội với sa sút trí tuệ 68 
3.27. Mối liên quan giữa hoạt động giải trí với sa sút trí tuệ 69 
3.28. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với sa sút trí tuệ 69 
3.29. Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với sa sút trí tuệ 70 
3.30. Mối liên quan giữa uống rượu với sa sút trí tuệ 70 
3.31. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với sa sút trí tuệ 71 
3.32. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa sút trí tuệ 71 
3.33. Mô hình hồi quy xác định các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ 
ở người cao tuổi Hà Nội 
72 
11
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 
Hình vẽ 
sơ đồ 
biểu đồ 
Tên hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ 
Trang 
Các hình vẽ 
2.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội 35 
Các sơ đồ 
2.1. Một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ 37 
4.1. Mô hình dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại 
Hà Nội 
101 
Các biểu đồ 
3.1. Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại 
thành theo nhóm tuổi 
51 
3.2. Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại 
thành theo giới tính 
52 
3.3. Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại 
thành theo trình độ học vấn 
53 
3.4. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi theo khu vực 54 
12
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2000 toàn thế giới có 
580 triệu người trên 60 tuổi và dự đoán đến năm 2020 thế giới sẽ có 1,21 tỷ 
người cao tuổi. Đó là sự bùng nổ chưa từng có về số người cao tuổi trên thế 
giới [22], [23]. Sự gia tăng dân số già hiện nay có ở tất cả các nước phát triển 
và đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nổ dân 
số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các mặt 
xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế. Về phương diện dịch vụ y tế, sự thay đổi cơ 
cấu dân số từ trẻ đến già làm thay đổi mô hình bệnh tật và sức khỏe đòi hỏi 
nhiều chuyển biến thích nghi trong tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng 
như quản lý y tế. Các bệnh mạn tính không lây truyền và thoái triển sẽ nổi trội 
hàng đầu gây ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng làm việc, sinh hoạt và chất 
lượng cuộc sống của con người nói chung và tuổi già nói riêng [22], [48], 
[53]. 
Trong các bệnh mạn tính không lây truyền, sa sút trí tuệ là một rối loạn 
khá phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một chứng bệnh nặng đe 
dọa cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi; đồng thời cũng là 
gánh nặng với gia đình người bệnh, cộng đồng và xã hội. Tỷ lệ mắc ở người 
từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5 đến 10%; trên 80 tuổi là 20% và trên 90 tuổi có 
thể đến 47% [22], [23], [35], [43]. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều. 
Trung bình cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gấp đôi. 
Theo số liệu của châu Âu, nếu ở nhóm tuổi 60-64 tỷ lệ mắc sa sút trí 
tuệ là 1%, thì ở nhóm 65-69 tuổi tỷ lệ này là 2%, nhóm 70-74 tuổi là 4%, 
nhóm 75-79 tuổi là 8%, nhóm 80-84 tuổi là 16%. Từ 85 tuổi trở lên, trung 
bình cứ ba người có một người mắc bệnh Alzheimer và ở độ tuổi từ 95 trở lên 
thì cứ hai người có một người mắc sa sút trí tuệ [75], [115]. Dưới góc độ kinh 
tế, đây cũng là một trong những bệnh chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng sau các 
13
bệnh tim mạch và ung thư. Chi phí hàng năm dành cho sa sút trí tuệ rất lớn 
[228]. Theo ước tính, tổng chi phí cho công tác chăm sóc sa sút trí tuệ tại 
nước Anh là khoảng 6 tỷ bảng Anh mỗi năm bao gồm cả các dịch vụ sức khỏe 
và xã hội [35]. 
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sa sút 
trí tuệ. Theo kết quả dự báo của nghiên cứu Delphi [101], toàn thế giới có 
24,3 triệu người mắc sa sút trí tuệ; mỗi năm có thêm 4,6 triệu trường hợp mắc 
mới. Tại châu Á, các nghiên cứu dịch tễ học về sa sút trí tuệ của các nước 
trong khu vực cho thấy ở Hàn Quốc (1999) là 10,6%; ở Đài Loan (1994) là 
3,7%; ở Malaixia (2005) là 14,4%; ở Inđônêxia (2006) là 70,9%; ở Philippin 
(2003) là 11,5%; ở Thái Lan (2003) là 11,4% [35]. 
Ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, nhờ những thành tựu phát 
triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và y tế nhiều chỉ số phát triển đã được cải 
thiện, đặc biệt tuổi thọ trung bình trong nửa thế kỷ qua đã tăng lên hai lần 
(năm 1945 là 32, đến năm 1999 là 67,8). Năm 1950 nước ta chỉ có 1,95 triệu 
người già (chiếm 6,5% dân số); năm 1979 có 3,7 triệu người trên 60 tuổi 
chiếm 7,06% tổng dân số. Trong 25 năm qua, không những số người cao tuổi 
đang tăng lên nhanh chóng (4,6 triệu năm 1989, 6,2 triệu năm 1999 và 9,1 
triệu năm 2004) mà tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên tương ứng 
là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo dự báo, trong 25 năm tới, tỷ lệ người cao 
tuổi sẽ tăng gấp đôi lên tới 16% [41]. Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình 
bệnh tật ở Việt Nam cũng đang thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng 
của các bệnh thoái hoá, trong đó không còn nghi ngờ gì nữa, sa sút trí tuệ thật 
sự là thảm hoạ đối với người cao tuổi, không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở 
nhóm tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng 
sống của bản thân người cao tuổi cũng như người nhà bệnh nhân. 
Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng, đến nay 
mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 
tại cộng đồng, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu trên lâm sàng, 
14
chưa có các số liệu về dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Trong khi đó, 
các nhà chuyên môn hàng đầu về lão khoa nhận định rằng: Dưới góc độ kinh 
tế, sa sút trí tuệ cũng là một trong những bệnh chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng 
sau các bệnh tim - mạch và ung thư. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới 
đã chỉ rõ để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, một trong các xu 
hướng hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sa sút trí 
tuệ với hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh [177]. Câu hỏi đặt ra là: 
(1) Tình hình mắc sa sút trí tuệ của người cao tuổi ở Hà Nội ra sao? (2) Các 
yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ chủ yếu của người cao tuổi là những yếu tố nguy 
cơ nào? và (3) Trong số các yếu tố nguy cơ này có những yếu tố nào có thể 
cải biến và can thiệp dự phòng? Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề 
tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai 
quận, huyện Hà Nội” nhằm mục tiêu: 
1. Mô tả thực trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số xã, 
phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội từ tháng 9 năm 
2010 đến tháng 9 năm 2012. 
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại 
một số xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội. 
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người 
cao tuổi tại cộng đồng trên địa bàn Hà Nội. 
15
Chương 1 
TỔNG QUAN 
1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của sa sút trí tuệ 
1.1.1. Khái niệm về sa sút trí tuệ 
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới [231]: "Sa sút trí tuệ là sự 
phối hợp rối loạn tiến triển về trí nhớ và quá trình ý niệm hóa, ở mức độ gây 
tổn hại tới hoạt động sống hàng ngày, xuất hiện tối thiểu từ sáu tháng qua với 
rối loạn ít nhất một trong những chức năng như ngôn ngữ, tính toán, phán 
đoán, rối loạn tư duy trừu tượng, điều phối động tác, nhận biết hoặc biến đổi 
nhân cách". 
Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng bao gồm một tập hợp các triệu 
chứng phản ánh sự suy giảm toàn bộ về trí nhớ và trí tuệ nhưng không mất ý 
thức, gây trở ngại đến các hoạt động xã hội và nghề nghiệp của một cá thể đối 
tượng. Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh riêng biệt nhưng có thể do nhiều 
rối loạn khác nhau tác động lên não. Nói cách khác, đây là trạng thái suy giảm 
nhận thức nặng xảy ra ở những người tình trạng ý thức vẫn bình thường và 
không mắc những bệnh có thể gây ra suy giảm nhận thức (như mê sảng, trầm 
cảm) [16],[18], [34], [43], [51], [125]. Đây là một trong những rối loạn ảnh 
hưởng trầm trọng nhất đến người cao tuổi. Người mắc sa sút trí tuệ gặp nhiều 
trở ngại trong cuộc sống, sinh hoạt và các mối quan hệ của họ. Họ cũng mất 
khả năng giải quyết vấn  ... ease", 
Cochrane Database of Systematic Reviews, Article No:CD004034 
156. McKhann G, Folstein M, Drachman D, et al (1984), "Clinical diagnosis 
of Alzheimer’s disease: report of the NINCDS-ADRDA Work Group 
under the auspices of the Department of Health and Human Services 
Task force on Alzheimer’s disease", Neurology, 34, pp. 939–944. 
157. McMahon JA, Skeaff CM, Green TJ, et al (2006), "A controlled trial of 
homocysteine lowering and cognitive performance", N Engl J Med, 
354, pp. 2764–2772. 
158. Mintun MA, Sheline YI, Larossa GN, et al (2006), "PIB in a 
nondemented population: potential antecedent marker of 
Alzheimerdisease", Neurology, 67, pp. 446-452. 
159. Moore TL, Rosene DL, Killiany RJ, et al (2003), "Hypertension-induced 
changes in monoamine receptors in the prefrontal cortex of rhesus 
monkeys", Neuroscience letter, 120, pp. 177-189. 
160. Moroney JT, Berglund L, Tang M-X, et al (1999), "Low-density 
lipoprotein cholesterol and the risk of dementia with stroke", JAMA, 
282, pp. 254-260. 
161. Morris MC, Scherr PA, Beckett LA, et al (1998), "Vitamin E and 
vitamin C supplement use and risk of incident Alzheimer disease", 
Alzheimer Dis Assoc Disord, 12, pp. 121-126. 
162. Morris MC, Bienias JL, Evans DA, et al (2003), "Dietary fats and the 
risk of incident Alzheimer disease", Arch Neurol, 60, pp. 1072. 
163. Morris MC, Bienias JL Evans DA, et al (2003), "Consumption of fish 
and n-3 fatty acids and risk of incident Alzheimer disease", Arch 
Neurol, 60, pp. 940–946. 
164. Morris MC, Tangney CC, Evans DA, et al (2005), "Fish consumption 
and cognitive decline with age in a large community study", Arch 
Neurol, 62, pp. 1849-1853. 
132 
165. Morris MC, Tangney CC, Evans DA, et al (2006), "Dietary copper and 
high saturated and trans fat intakes associated with cognitive decline", 
Arch Neurol, 63, pp. 1085-1088. 
166. Morrison JH, Schmidt PJ, Brinton RD, et al (2006), "Estrogen, 
menopause, and the aging brain: how basic neuroscience can inform 
hormone therapy in women", J Neurosci, 26, 10332-10348. 
167. MRC/BHF Heart Protection Study (2002), "MRC/BHF Heart Protection 
Study of antioxidant vitamin supplementation in 20,536 high-risk 
individuals: a randomised placebo-controlled trial", Lancet, 360, pp. 
23-33. 
168. National Institutes of Health (1997), "The sixth report of Joint National 
Committee on prevention, detection, evaluation and treatment of high 
blood pressure", NIH publication, 98, pp. 11- 13. 
169. Nolan KA, Seligmann AW, Lino MM, et al (1998), "Absence of vascular 
dementia in an autopsy series from a dementia clinic", J Am Geriatr 
Soc, 46, pp. 597-604. 
170. Notkola IL, Pekkanen J, Sulkava R, et al (1998), "Serum total 
cholesterol, apolipoprotein E epsilon 4 allele, and Alzheimer’s 
disease", Neuroepidemiology, 17, pp. 14-20. 
171. Oslin D, Smith DM, Atkinson RM, Hendrie H (1998), "Alcohol related 
dementia: proposed clinical criteria", Int J Geriatr Psychiatry, 13 (4), 
pp. 202-212. 
172. Otto A, van Harskamp F, Stolk RP, Pols HA, Hofman A, Breteler MM 
(1999), "Diabetes mellitus and the risk of dementia: the Rotterdam 
Study", Neurology, 54 (6), pp. 1137-1143. 
173. Otto A, van Harskamp F, Stolk RP, et al (2000), "Diabetes mellitus and 
the risk of dementia: the Rotterdam Study", Neurology, 53, pp. 1937-
1942. 
174. Pahan K, Namboodiri AMS, Sheikh FG, et al (1997), "Lovastatin and 
phenylacetate inhibit the induction of nitric oxide synthase and 
cytokines in rat primary astrocytes, microglia, and macrophages", J 
Clin Invest, 100, pp. 2671–2679. 
175. Peila R, Masaki K, White LR, et al (2006), "Reducing the risk of 
dementia: efficacy of long-term treatment of hypertension", Stroke, 37, 
pp. 1165-1170. 
176. Petersen R, Waring SC, Smith G, et al (1999), "Mild cognitive 
impairment: clinical characterization and outcome", Arch Neurol, 56, 
pp. 303-308. 
177. Petersen RC, Ganguh Stevens JC , et al (2001), "Practice parameters: 
early detection of dementia, MCI (an evidence - based review)", Report 
133 
of the quality standards sub committee of the American Academy of 
Neurology, Neurology, 56, pp. 1133-1142. 
178. Petersen R (2005), "Vitamin E and donepezil for the treatment of mild 
cognitive impairment", N Engl J Med, 352, pp. 2379-2388. 
179. Pham TM, Albeck D, Ickes B, et al (1999), "Changes in brain nerve 
growth factor levels and nerve growth factor receptors in rats exposed 
to environmental enrichment for one year", Neuroscience, 94, pp. 279-
286. 
180. Piguet O, Creasey H, Grayson DA, et al (2003), "Vascular risk factors, 
cognition and dementia incidence over 6 years in the Sydney Older 
Persons Study", Neuroepidemiology, 22, pp. 165-171. 
181. Plassman BL, Helms M, Welsh KA, et al (1995), "Intelligence and 
education as predictors of cognitive state in late life: a 50 year follow-
up", Neurology, 45, pp. 1446-1450. 
182. Prencipe M, Ferretti C, Casini AR, Lattanzio MT, Fiorelli M, Culasso F 
(1996), "Prevalence of dementia in an elderly rural population: effects 
of age, sex, and education", J Neurol Neurosurg Psychiatry, 60 (6), pp: 
628-33. 
183. Prince M, Bird A, Lewis G, et al (1996), "A longitudinal study of factors 
predicting change in cognitive test scores over time, in an older 
hypertensive population", Psychol Med, 26, pp. 555-568. 
184. Qiu CJ, Zhang W, Tang MN, et al (2003), "The prevalence of MCI 
among resident aged 55 or over in Chengdu area, Zhonghua Liu Xing 
Bing Xue Za Zhi", 24 (12), pp. 1104-1107. 
185. Qiu C, Marengoni A. Winblad B, et al (2006), "Heart failure and risk of 
dementia and Alzheimer disease: a population-based cohort study", 
Arch Intern Med, 166, pp. 1003-1008. 
186. Quinn J, Moore MM, Montine K, et al (2004), "Suppression of 
longitudinal increase in CSF F2-isoprostanes in Alzheimer’s disease", 
Alzheimers Dis, 6, pp. 93-97. 
187. Quiu, et al (2007), "The epidemiology of dementia, an update, Currrent 
opinion in psychiatry", 20, pp. 380-385. 
188. Rapp SR, Shumaker SA, Espeland MA, et al (2003), "Effect of estrogen 
plus progestin on global cognitive function in postmenopausal women. 
The Women’s Health Initiative Memory Study: a randomized 
controlled trial", JAMA, 289, pp. 2663-2672. 
189. Refolo LM, Malester B, Pappolla MA, et al (2000), 
"Hypercholesterolemia accelerates the Alzheimer’s amyloid pathology 
in a transgenic mouse model", Neurobiol Dis, 7, pp. 321-331. 
134 
190. Reines SA, Morris JC, Block GA, et al (2004), "Rofecoxib: no effect on 
Alzheimer’s disease in a 1-year, randomized, blinded, controlled 
study", Neurology, 62, pp. 66-71. 
191. Riemenschneider M, Wagenpfeil Lautenschlager - N (2002), "CSF. tau 
and amyloid 42 proteins identify AD in subjects with MCI", PNeurol, 
59, pp. l729-1734. 
192. Rockwood K, Hogan DB, Kirkland S, et al (2002), "Use of lipid-
lowering agents, indication bias, and the risk of dementia in 
community-dwelling elderly people", Arch Neurol, 59, pp. 223-227. 
193. Rodriguez EG, Birzescu MA, Dodge HH, et al (2002), "Use of lipid-
lowering drugs in older adults with and without dementia: a 
community-based epidemiological study", J Am Geriatr Soc, 50, pp. 
1852-1856. 
194. Rogers J, Hempelman SR, Kirby LC, et al (1993), "Clinical trial of 
indomethacin in Alzheimer’s disease", Neurology, 43, pp. 1609-1611. 
195. Roster N, vichart I, Jellinger KA (2001), "Clinical significance of 
neurobiochemical profiles in the lumbar CSF of AD patients", I Neural 
Transit, l08, pp. 231-246. 
196. Rovio S, Kareholt I, Helkala EL, et al (2005), "Leisure-time physical 
activity at midlife and the risk of dementia and Alzheimer’s disease", 
Lancet Neurol, 4, pp. 705-711. 
197. Saczynski JS, Pfeifer LA, Masaki K, et al (2006), "The effect of social 
engagement on incident dementia: the Honolulu-Asia Aging Study", 
Am J Epidemiol, 163, pp. 333-340. 
198. Sahlin C, Pettersson FE, Nilsson LN, et al (2007), "Docosahexaenoic 
acid stimulates non-amyloidogenic APP processing resulting in reduced 
A levels in cellular models of Alzheimer’s disease", Eur J Neurosci, 
26, pp. 882-889. 
199. Sano M, Ernesto C, Thomas RG, et al (1997), "A controlled trial of 
selegiline, alpha-tocopherol, or both as treatment for Alzheimer’s 
disease: the Alzheimer’s Disease Cooperative Study", N Engl J Med, 
336, pp. 1216-1222. 
200. Santanello NC, Barber BL, Applegate WB, et al (1997), "Effect of 
pharmacologic lipid lowering on health-related quality of life in older 
persons: results from the Cholesterol Reduction in Seniors Program 
(CRISP) pilot study", J Am Geriatr Soc, 45, pp. 8-14. 
201. Scarmeas N, Stern Y (2004), "Cognitive reserve: implications for 
diagnosis and prevention of Alzheimer’s disease", Curr Neurol 
Neurosci Rep, 4, pp. 374-380. 
202. Scarmeas N, Stern Y, Tang MX, et al (2006), "Mediterranean diet and 
risk for Alzheimer’s disease", Ann Neurol, 59, pp. 912-921. 
135 
203. Scarmeas N, Stern Y, Mayeux R, et al (2006), "Mediterranean diet, 
Alzheimer disease, and vascular mediation", Arch Neurol, 63, pp. 
1709-1717. 
204. Seshadri S, Zornberg GL, Derby LE, et al (2001), "Postmenopausal 
estrogen replacement therapy and the risk of Alzheimer disease", Arch 
Neurol, 58, pp. 435-440. 
205. Shepherd J, Blauw GJ, Murphy MB, et al (2002), "Pravastatin in elderly 
individuals at risk of vascular disease (PROSPER): a randomized 
controlled trial", Lancet, 360, pp. 1623-1630. 
206. Signoret JL, Benoit N (1991), "Examination and memory", Rev, Prat, 41 
(10), pp. 866-868. 
207. Small GW, Mazziotta JC, Collins MT, et al (1995), "Apolipoprotein E 
type 4 allele and cerebral glucose metabolism in relatives at risk for 
familial Alzheimer’s disease", JAMA, 273, pp. 942-947. 
208. Soininen H, West C, Robbins J, et al (2007), "Long-term efficacy and 
safety of celecoxib in Alzheimer’s disease", Dement Geriatr Cogn 
Disord, 23, pp. 8-21. 
209. Solomon SD, McMurray JJV, Pfeffer MA, et al (2005), "Cardiovascular 
risk associated with celecoxib in a clinical trial for colorectal adenoma 
prevention", N Engl J Med, 352, pp. 1071-1080. 
210. Sonnen JA, Larson EB, Crane PK, et al (2007), "Pathological correlates 
of dementia in a longitudinal, population-based sample of aging", Ann 
Neurol, 62, pp. 406-413. 
211. Stessman J., Hammerman R., Cohen. (1997), "Home hospitalization in 
the spectrum of community geriatric care: Hadasah University 
Hospital", Muont Seonpus Jerusalem, Israel, Disabil, Rchabit., pp. 32-
37. 
212. Suh G-H, Kim J.K, Cho M.J (2003), Community study of dementia in the 
Korean rural population, 37 (5), pp. 606-12. 
213. Szekely C, Thorne J, Zandi P, et al (2004), "Nonsteroidal anti-
inflammatory drugs for the prevention of Alzheimer’s disease: a 
systematic review", Neuroepidemiology, 24, pp. 159-169. 
214. Szekely CA, Green RC, Breitner JC, et al (2008), "No advantage of A 
beta 42-lowering NSAIDs for prevention of Alzheimer dementia in six 
pooled cohort studies", Neurology, 70, pp. 2291-2298. 
215. Tervos, Kivipelto M, Hannien T, et al (2004), "Incidence and risk factors 
for MCI: a population based three - year follow - up study of 
cognitively impairment elderly subjects", Dement Geriatr Cogn 
Disord, 17 (3), pp. 196-203. 
136 
216. Tierney MC, Szalai JP, Snow G, et al (1996), "The prediction of 
Alzheimer disease: the role of patient and informant perceptions of 
cognitive deficits", Arch Neurol, 53, pp. 423-427. 
217. Van Praag H, Kempermann G, Gage FH (2000), "Neural consequences 
of environmental enrichment", Nat Rev Neurosci, 1, pp. 191-198. 
218. Van Praag H, Shubert T, Zhao C, et al (2005), "Exercise enhances 
learning and hippocampal neurogenesis in aged mice", J Neurosci 25, 
pp. 8680-8685. 
219. Vermeer SE, Prins ND, Den Heijer T, et al (2003), "Silent brain infarcts 
and the risk of dementia and cognitive decline", N Engl J Med, 348, pp. 
1215-1222. 
220. Wang W, Wu S, Cheng X, Dai H, Ross K, Du X, Yin W (2000), 
"Prevalence of Alzheimer's disease and other dementing disorders in an 
urban community of Beijing, China", Neuroepidemiology, 19 (4), 
pp:194-200. 
221. Whitehead D. (2004), "The European Health Promoting Hospitals (HPH) 
project: how far on?", Health Promot.Int., 19 (2), pp. 259-267. 
222. Whitmer RA, Sidney S, Selby J, et al (2005), "Midlife cardiovascular 
risk factors and risk of dementia in late life", Neurology, 64, pp. 277–
281. 
223. Willis SL, Tennstedt SL, Marsiske M, et al (2006), "Long-term effects of 
cognitive training on everyday functional outcomes in older adults", 
JAMA, 296, pp. 2805-2814. 
224. Wilson RS, Bennett DA, Mendes de Leon CF, et al (2005), "Distress 
proneness and cognitive decline in a population of older persons", 
Psychoneuroendocrinology, 30, pp. 11-17. 
225. Wilson RS, Schneider JA, Boyle PA, et al (2007), "Chronic distress and 
incidence of mild cognitive impairment", Neurology, 68, pp. 2085-
2092. 
226. Wilson RS, Krueger KR, Arnold SE, et al (2007), "Loneliness and risk 
of Alzheimer disease", Arch Gen Psychiatry, 64, pp. 234-240. 
227. Wilson RS, Arnold SE, Schneider JA, et al (2007), "Chronic distress, age 
related neuropathology, and late-life dementia", Psychosom Med 69, 
pp. 47-53. 
228. Winblad B, Jonsson L, Wimo A (2005), "The worldwide costs of 
dementia, presented at the Alzheimer’s Association International 
Conference on Prevention of Dementia", Washington, DC, 
229. Wolf H, Ecke GM, Bettin S, et al (2000), "Do white matter changes 
contribute to the subsequent development of dementia in patients with 
MCI? A longitudinal study", Int J Genat Psychiatry, 15, pp. 803-812. 
137 
230. Woo JI, Lee JH, Yoo KY, Kim CY, Kim YI, Shin YS (1998), 
"Prevalence estimation of dementia in a rural area of Korea", J Am 
Geriatr Soc, 46 (8), pp: 983-7. 
231. World Health Organization (1993), The ICD - 10 Classification of 
Mental and Behavioural Disorders, Diagnostic Criteria for Research, 
Geneva, Switzerland, World Health Organization, pp. 228- 233. 
232. Yaffe K, Barrett-Connor E, Lin F, et al (2002), "Serum lipoprotein 
levels, statin use, and cognitive function in older women", Arch Neurol, 
59, pp. 378-384. 
233. Yamada M, Sasaki H, Mimori Y, Kasagi F, Sudoh S, Ikeda J, Hosoda Y, 
Nakamura S, Kodama K (1999), "Prevalence and risks of dementia in 
the Japanese population: RERF's adult health study Hiroshima subjects. 
Radiation Effects Research Foundation", J Am Geriatr Soc, 47 (2), pp: 
189-95. 
234. Zandi PP, Sparks L, Khachaturian A, et al (2005), "Do statins reduce risk 
of incident dementia and Alzheimer disease?", Arch Gen Psychiatry, 
62, pp. 217-224. 
235. Zhang MY, Katzman R, Salmon D, Jin H, Cai GJ, Wang ZY, Qu GY, 
Grant I, Yu E, Levy P, et al (1990), "The prevalence of dementia and 
Alzheimer's disease in Shanghai, China: impact of age, gender, and 
education", Ann Neurol, 27 (4), pp: 428-37. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_dac_diem_dich_te_hoc_sa_sut_tri_tue_o_nguoi.pdf
  • docThong tin ve cac Ket luan moi cua Luan An 19.7.2014.doc
  • docThong tin ve cac Ket luan moi cua Luan An gui Co so Dao tao.doc
  • pdfTom tat Noi dung Luan An_NCS Le Van Tuan.pdf
  • pdfTom tat Noi dung LuanAn - ban dich theo tom tat moi nhat 19.7.pdf