Tóm tắt Luận án Đánh giá hiệu quả mô hình đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số theo chương trình 18 tháng tại tỉnh Hà Giang

Giảm tử vong mẹ (TVM) là những mục tiêu quan trọng nhất của Mục tiêu tiêu thiên niên kỷ

5 (MDG 5). Trên thế giới ở các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân hàng

đầu gây tử vong, bệnh tật và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo số liệu công bố năm 2010 của

UNFPA, WHO, UNICEF và Ngân hàng Thế giới, trên phạm vi toàn cầu ước tính có khoảng 287.000

ca tử vong mẹ; tiểu vùng Sahara châu Phi (56%) và Nam Á (29%), chiếm 85% gánh nặng toàn cầu

(245.000 ca tử vong mẹ); Ở cấp quốc gia, Ấn Độ 19% (56.000) và Nigeria 14% (40.000) hai nước

chiếm một phần ba số ca tử vong mẹ trên toàn cầu [40].

Ở Việt Nam tỷ suất tử vong mẹ (TVM) đã giảm từ 233/100.000 (1990) xuống 165/100.000

(2001) và xuống còn 63/100.000 năm 2006-2007 [54] và 69/100.000 vào năm 2009 [48]. Tuy nhiên,

có sự chênh lệch giữa lớn các vùng miền về TVM [54]. Ở các khu vực miền núi, khó khăn TVM cao

hơn so với đồng bằng khoảng 2,5 - 3 lần (108 so với 36/100.000 trẻ đẻ sống). Kết quả điều tra tại 14

tỉnh năm 2007-2008 cho thấy TVM rất cao ở các vùng Tây Bắc (242/100 000), Tây Nguyên

(108/100.000) và Đông Bắc (86/100.000) [63]. Theo số liệu thống kê Bộ Y tế thì tỷ lệ phụ nữ có thai

được khám đủ 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén và khi đẻ có cán bộ y tế được đào tạo đỡ đẻ tăng dần

trong những năm gần đây và đặc biệt là Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu vào năm 2015. Tuy nhiên,

phân tích sâu từ điều tra MICS 2000, 2006 và 2010 cho thấy tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai và tỷ

lệ các ca đẻ có cán bộ được đào tạo đỡ có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Tỷ lệ này thấp hơn hẳn ở

khu vực miền núi, khó khăn và người dân tộc thiểu số. Hơn thế nữa chất lượng của khám thai còn chưa

đạt chuẩn quốc gia về sức khoẻ sinh sản [49], [50].

pdf 25 trang dienloan 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Đánh giá hiệu quả mô hình đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số theo chương trình 18 tháng tại tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Đánh giá hiệu quả mô hình đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số theo chương trình 18 tháng tại tỉnh Hà Giang

Tóm tắt Luận án Đánh giá hiệu quả mô hình đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số theo chương trình 18 tháng tại tỉnh Hà Giang
NGUYỄN ĐÌNH DỰ 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG 
 Mã số: 62.72.03.01 
HÀ NỘI - 2015 
 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 
 HANOI SCHOOL OF PUBLIC HEALTH 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CÔ ĐỠ THÔN BẢN 
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO CHƯƠNG TRÌNH 18 THÁNG 
 TẠI TỈNH HÀ GIANG 
 0 
 Công trình được hoàn thành tại:Trường Đại học Y tế công cộng 
 Hướng dẫn khoa học: 
 PGS.TS. Bùi Thị Thu Hà 
 PGS.TS. Vũ Hoàng Lan 
 Phản biện 1: .................................................................. 
 Phản biện 2: .................................................................. 
 Phản biện 3: .................................................................. 
 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tổ chức 
tại Trường Đại học Y tế công cộng 
 Vào hồi..........giờ........ phút, ngày ........ tháng ......... năm 2016 
 Có thể tìm hiểu luận án tại: 
 - Thư viện Quốc gia 
 - Thư viện Trường Đại học Y tế công cộng 
 1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Giảm tử vong mẹ (TVM) là những mục tiêu quan trọng nhất của Mục tiêu tiêu thiên niên kỷ 
5 (MDG 5). Trên thế giới ở các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân hàng 
đầu gây tử vong, bệnh tật và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo số liệu công bố năm 2010 của 
UNFPA, WHO, UNICEF và Ngân hàng Thế giới, trên phạm vi toàn cầu ước tính có khoảng 287.000 
ca tử vong mẹ; tiểu vùng Sahara châu Phi (56%) và Nam Á (29%), chiếm 85% gánh nặng toàn cầu 
(245.000 ca tử vong mẹ); Ở cấp quốc gia, Ấn Độ 19% (56.000) và Nigeria 14% (40.000) hai nước 
chiếm một phần ba số ca tử vong mẹ trên toàn cầu [40]. 
 Ở Việt Nam tỷ suất tử vong mẹ (TVM) đã giảm từ 233/100.000 (1990) xuống 165/100.000 
(2001) và xuống còn 63/100.000 năm 2006-2007 [54] và 69/100.000 vào năm 2009 [48]. Tuy nhiên, 
có sự chênh lệch giữa lớn các vùng miền về TVM [54]. Ở các khu vực miền núi, khó khăn TVM cao 
hơn so với đồng bằng khoảng 2,5 - 3 lần (108 so với 36/100.000 trẻ đẻ sống). Kết quả điều tra tại 14 
tỉnh năm 2007-2008 cho thấy TVM rất cao ở các vùng Tây Bắc (242/100 000), Tây Nguyên 
(108/100.000) và Đông Bắc (86/100.000) [63]. Theo số liệu thống kê Bộ Y tế thì tỷ lệ phụ nữ có thai 
được khám đủ 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén và khi đẻ có cán bộ y tế được đào tạo đỡ đẻ tăng dần 
trong những năm gần đây và đặc biệt là Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu vào năm 2015. Tuy nhiên, 
phân tích sâu từ điều tra MICS 2000, 2006 và 2010 cho thấy tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai và tỷ 
lệ các ca đẻ có cán bộ được đào tạo đỡ có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Tỷ lệ này thấp hơn hẳn ở 
khu vực miền núi, khó khăn và người dân tộc thiểu số. Hơn thế nữa chất lượng của khám thai còn chưa 
đạt chuẩn quốc gia về sức khoẻ sinh sản [49], [50]. 
 Báo cáo rà soát về người đỡ đẻ có kỹ năng tại Việt Nam năm 2009 cho thấy rằng, mặc dù tỷ 
lệ đẻ tại các cơ sở y tế cao tới 87,7%, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền. Tỷ lệ đẻ tại nhà 
vẫn còn cao ở những vùng miền núi, có nhiều dân tộc thiểu số, đường xa, kinh tế khó khăn cộng với 
phong tục tập quán còn lạc hậu là những yếu tố cản trở cơ bản trong việc sinh con tại cơ sở y tế [59]. 
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên quan mật thiết giữa tỷ suất TVM với tập quán sinh con tại 
nhà, số lần sinh con và trình độ học vấn của bà mẹ (TVM ở những phụ nữ sinh con lần thứ 3 trở lên 
cao gấp 5,6 lần so với phụ nữ sinh con lần thứ hai trở xuống, sinh tại nhà cao gấp trên 5 lần so với tại 
cơ sở y tế; TVM ở phụ nữ mù chữ hoặc chỉ biết đọc, biết viết cũng cao gấp gần 2,5 lần so với phụ nữ 
có trình độ tiểu học). Mặt khác kết quả khảo sát mạng lưới chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) của Bộ 
Y tế năm 2010 cho thấy có sự thiếu hụt trầm trọng cán bộ y tế được đào tạo về sản khoa bao gồm cả 
chăm sóc trẻ sơ sinh ở khu vực miền núi [57]. Có 8% số trạm y tế xã chưa có y sỹ sản nhi hoặc hộ sinh 
trung học trở lên. Đặc biệt tại 62 huyện nghèo vẫn còn 15,4% trạm y tế chưa có y sĩ sản nhi hoặc nữ 
hộ sinh trung học. 
 Để có các biện pháp thực hiện nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh; Tổ chức 
Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra Chiến lược hiệu quả giảm tử vong mẹ được khuyến nghị bao gồm: (1) 
đào tạo người đỡ đẻ có kỹ năng; (2) đảm bảo cung cấp dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản và 
toàn diện và (3) thực hiện tốt chương trình kế hoạch hoá gia đình [37]. 
 Ở Việt Nam Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản mà Việt Nam cam kết 
 2 
hướng tới là sự công bằng và hiệu quả; Bộ Y tế có kế hoạch hành động về sức khoẻ sinh sản và làm 
mẹ an toàn giai đoạn 2012-2020 đã đề ra mục tiêu “Tăng cường tiếp cận các dịch vụ có chất lượng về 
chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, ưu tiên những vùng khó khăn/đặc biệt khó khăn 
nhằm thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng miền”. Mục tiêu phấn đấu đạt TVM vào 2015 là 
58,3/100.000 trẻ đẻ sống, trong đó sự chênh lệch giữa miền núi và đồng bằng sẽ giảm từ 72 xuống 
55/100.000 vào 2015; tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần sẽ tăng từ 79,2 lên 87%; và 
chênh lệch giữa miền núi và đồng bằng sẽ giảm từ 30% xuống 25% vào 2015; tỷ lệ ca đẻ được cán bộ 
y tế qua đào tạo đỡ tăng lên 97% vào 2015, giảm chênh lệch miền núi và đồng bằng từ 19% xuống 
14% vào 2015 [58]. 
 Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ Quốc, là tỉnh nghèo có 6/62 huyện nghèo nhất trên 
cả nước (Huyện Đồng Văn và Xín Mần, địa bàn thực hiện nghiên cứu là thuộc diện 2/6 huyện nghèo 
của tỉnh Hà Giang), kinh tế chậm phát triển, giao thông đi lại không thuận lợi, có nhiều dân tộc thiểu 
số sinh sống, phong tục tập quán lạc hậu tỷ lệ mà mẹ thiếu các thông tin về chăm sóc sức khoẻ nói 
chung và đặc biệt trong lĩnh vực làm mẹ an toàn nói riêng. Trong những năm qua ngành y tế Hà Giang 
đã quan tâm và củng cố hệ thống mạng lưới y tế cơ sở đến các thôn bản nhưng phần lớn hệ thống nhân 
viên y tế thôn bản của tỉnh Hà Giang là nam giới nên khó tiếp cận với PNCT và bà mẹ trong khám 
thai, đỡ đẻ và thực hiện các hoạt động tuyên truyền vận động về KHHGĐ, 
 Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện kế hoạch hành động đối với các thôn bản 
thuộc vùng khó khăn nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao là mở rộng hình thức đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn 
bản, ưu tiên lựa chọn nữ nhân viên y tế thôn bản người dân tộc thiểu số để đào tạo thành cô đỡ thôn 
bản [58]. Năm 2009-2011 được sự hỗ trợ tài chính của UNFPA, UBND tỉnh Hà Giang và các nhà hảo 
tâm; tỉnh Hà Giang đã đào tạo được 29 CĐTB người dân tộc thiểu số, sau khi kết thúc khoá đào tạo 
các CĐTB đã trở về địa phương công tác; Để có bằng chứng về kết quả triển khai mô hình thí điểm 
đào tạo CĐTB người dân tộc thiểu số, mục đích nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách về 
hiệu quả của mô hình; tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình đào tạo cô đỡ thôn 
bản người dân tộc thiểu số theo chương trình 18 tháng tại tỉnh Hà Giang” với các mục tiêu cụ thể như 
sau: 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
1. Mục tiêu chung 
 Đánh giá hiệu quả mô hình đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số chương trình 18 
tháng tại tỉnh Hà Giang để cung cấp bằng chứng cho nhà hoạch định chính sách về mô hình cô đỡ thôn 
bản tại các địa bàn khó khăn của tỉnh Hà Giang. 
2. Mục tiêu cụ thể 
 2.1. Đánh giá kết quả đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số chương trình 18 tháng tại 
2 huyện tỉnh Hà Giang. 
 2.2. Đánh giá hoạt động của cô đỡ thôn bản người dân tộc sau đào tạo chương tình 18 tháng 
tại 2 huyện tỉnh Hà Giang. 
 2.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của cô đỡ thôn bản sau đào tạo. 
 3 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 Luận án cung cấp bằng chứng khoa học về phương pháp nghiên cứu thiết kế dọc, dựa vào 
mô hình lý thuyết của KirkPatrick đánh giá chương trình đào tạo với 4 cấp độ: phản hồi, thay đổi kiến 
thức, hành vi và tác động. Cung cấp bằng chứng cho nhà hoạch định chính sách những thông tin tốt 
nhất về đánh giá tác động của chương trình đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số 
tại tỉnh Hà Giang, giúp cho việc hoạch định chính sách, xây dựng các chiến lược, kế hoạch dài hạn, 
triển khai chương trình can thiệp nhằm thực hiện tốt chương trình LMAT tại Việt Nam nói chung và 
tỉnh Hà Giang nói riêng. 
 Phương pháp nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu kết hợp (nghiên cứu 
định lượng kết hợp với định tính), tìm hiểu về việc đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản người dân tộc 
thiểu số và tìm hiểu và một số yếu tố liên quan tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của 
cô đỡ thôn bản. 
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 
 Luận án gồm 6 chương, 118 trang trong đó (đặt vấn đề 3 trang, mục tiêu nghiên cứu 1 trang, 
tổng quan 45 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 7 trang, kết quả nghiên cứu 43 trang, bàn 
luận 16 trang, kết luận 2 trang và kiến nghị 1 trang), 37 bảng, 14 biểu đồ, 77 tài liệu tham khảo. 
Chương 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Chương trình làm mẹ an toàn (Bối cảnh ra đời) 
a) Tử vong mẹ trên thế giới và ở Việt Nam 
* Trên thế giới: Ở các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân 
hàng đầu gây tử vong, bệnh tật và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo con số công bố năm 
2010 hợp tác giữa UNFPA, WHO, UNICEF và Ngân hàng Thế giới Trên phạm vi toàn cầu ước tính có 
khoảng 287.000 ca tử vong mẹ xảy ra trong năm 2010, giảm 47 % so với thời điểm năm 1990; Tiểu 
vùng Sahara châu Phi (56%) và Nam Á (29%) chiếm 85% gánh nặng toàn cầu (245.000 ca tử vong 
mẹ) trong năm 2010; Ở cấp quốc gia, hai nước chiếm một phần ba số ca tử vong mẹ trên toàn cầu; Ấn 
Độ ở mức 19% (56.000) và Nigeria ở mức 14% (40.000). 
 Tỉ số tử vong mẹ trên toàn thế giới trong năm 2010 là rất cao 210 ca tử vong mẹ trên 
100.000 trẻ đẻ sống, giảm 400 bà mẹ chết trên 100.000 trẻ đẻ sống so với năm 1990. Tỉ số tử vong mẹ 
các nước trong khu vực đang phát triển (240) cao hơn 15 lần so với trong khu vực phát triển (16). 
Châu Phi cận Sahara có tỷ số tử vong mẹ cao nhất 500/100.000 trẻ đẻ sống, trong khi Đông Á là thấp 
nhất trong số tử vong mẹ vùng đang phát triển, 37/100.000 trẻ đẻ sống. Các nước phát triển tỉ số tử 
vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống theo thứ tự giảm dần Nam Á (220), châu Đại dương (200), Đông 
 4 
Nam Á (150), châu Mỹ Latin và vùng Caribbean (80), Bắc Phi (78), Tây Á (71) và vùng Caucasus và 
Trung Á (46) chi tiết thể hiện qua bảng dưới đây: 
Bảng 1. Các con số ước tính tỉ số tử vong mẹ, nguy cơ tử vong mẹ và khoảng dao động phân theo 
các khu vực của Mục tiêu Thiên niên kỷ Liên hiệp quốc, 2010. 
Khoảng dao động của 
(TSTVM) 
Khu vực 
MMR 
(Tỷ số 
TVM) ƯL dưới ƯL trên 
Số trường 
hợp TV 
mẹ 
Nguy cơ 
TV mẹ (1 
trên) 
Trên toàn thế giới 210 170 300 287.000 180 
Các khu vực phát triển 16 14 18 2200 3800 
Các KV đang phát triển 240 190 330 284000 150 
Bắc Phi 78 52 120 2800 470 
Cận Sahara 500 400 750 162000 39 
Đông Á 37 24 58 6400 1700 
Đông Á (không bao gồm 
Trung Quốc) 
45 27 85 400 1500 
Nam Á 220 150 310 8300 160 
Nam Á (không bao gồm ấn 
độ) 
240 160 380 28000 140 
Đông Nam Á 150 100 220 17000 290 
Tây Á 71 48 110 3500 430 
Caucasus and Trung Á 46 37 62 750 850 
Châu Mỹ La tinh và Caribe 80 68 99 8800 520 
Châu Mỹ La tinh 72 61 88 7400 580 
Caribbean 190 140 290 1400 220 
Châu Đại dương 200 98 430 510 130 
(Nguồn: Tỷ số tử vong bà mẹ năm 2010/WHO, UNICEF, UNFPAvà World Bank) 
 Tỉ số tử vong mẹ giữa các nước giàu và nước nghèo có sự chênh lệch rất lớn. Tính đến thời 
điểm năm 2010 tổng cộng có 40 quốc gia có tỉ số tử vong mẹ cao cao (tử vong mẹ ≥ 300 ca trên 
100.000 trẻ đẻ sống gọi là mức cao). Chad và Somalia tỉ số tử vong mẹ rất cao (≥ 1.000 bà mẹ chết 
trên 100.000 trẻ đẻ sống) giao động mức tương ứng 1.100 và 1.000; tám nước tỉ số tử vong mẹ cao là: 
Sierra Leone (890), Cộng hòa Trung Phi (890), Burundi (800), Guinea-Bissau (790), Liberia (770), 
Sudan (730), Cameroon (690) và Nigeria (630). Mặc dù hầu hết các nước châu Phi cận Sahara có tỉ số 
tử vong mẹ cao, Mauritius (60), Sao Tome và Principe (70) và Cape Verde (79) tỉ số tử vong mẹ nằm 
trong nhóm gọi là có tỉ số tử vong thấp (có 20-99 ca tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống là mức thấp); 
trong khi đó Botswana (160), Djibouti (200), Namibia (200), Gabon (230), Guinea Xích Đạo (240), 
Eritrea (240) và Madagascar (240) có tỉ số tử vong mẹ vừa phải (100-299 ca tử vong mẹ trên 100.000 
 5 
trẻ đẻ sống). Chỉ có bốn quốc gia bên ngoài khu vực châu Phi cận Sahara có tỉ số tử vong mẹ cao: 
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (470), Afghanistan (460), Haiti (350) và Đông Timor (300) [40]. 
 * Tử vong mẹ Ở Việt Nam 
Tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) Mục tiêu của Việt Nam là giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ 233/100.000 
năm 1990 xuống còn 58.3/100.000 vào năm 2015 [36] và Việt Nam đã thực hiện có sự tiến bộ đáng kể 
trong việc đạt được mục tiêu này. Tổng điều tra năm 2009 cho thấy tỉ suất tử vong mẹ là 69/100.000 
trong năm 2009 [24] và tỷ lệ giảm hàng năm là 8.4/100.000. Kết quả là phù hợp với ước tính của 
WHO, UNICEF, UNFPA và Ngân hàng Thế giới và tính toán của họ cho thấy rằng MMR ở Việt Nam 
là 59/100.000 trong năm 2010 với tỷ lệ giảm hàng năm 4.5-5.5/100.000[38], [41]. Để đạt được các 
mục tiêu MDG 5, mức giảm trung bình hàng năm của tỷ số tử vong mẹ từ 2009 đến 2015 cần giảm 
1.7/100.000. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006-2009 hầu như không có sự thay đổi trong tỷ số tử vong 
mẹ, qua đó cho thấy rằng mặc dù tốc độ cần giảm tỷ số tử vong mẹ là thấp hơn so với các năm trước, 
Việt Nam sẽ cần phải phát huy nỗ lực lớn hơn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, bao gồm cả gia 
đình lập kế hoạch và phòng ngừa có thai không mong muốn, trong vùng sâu vùng xa để đạt được 
MDG 5 vào năm 2015. Mặc dù các nguồn số liệu khác nhau tỷ số tử vong mẹ, chỉ có ba nguồn dữ liệu 
của Việt Nam trong các năm 2001, 2006 và 2009 [24], [33], [54] (Bảng 7). Các dữ liệu của HMIS chỉ 
chiếm một tỷ lệ nhỏ các ca tử vong thực tế của bà mẹ trong cả nước. Ví dụ , trong năm 2011, mặc dù 
chỉ có 193 ca tử vong mẹ đã được báo cáo trong HMIS, WHO ước tính rằng con số thực tế đứng ở 
mức 870 ca tử vong. Dựa trên báo cáo thấp này, HMIS thường xuyên không thể được sử dụng để ước 
lượng MMR. 
441
46
162
199
178
143
45
249
26
108 110
39 31 33
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
MN P.Bắc ĐB
S.Hồng
Phía Bắc Phía Nam Tây
Nguyên
Sông
MeKong
Đông Nam
QG 2001
QG 2006
Biểu đồ 1. Tỷ số tử vong mẹ theo các vùng 
(Nguồn: Điều tra tỷ số tử vong mẹ 2001–2002 và 2006–2007) 
 Mặc dù giảm tỷ số tử vong mẹ, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn và Tây Nguyên 
tiếp tục duy trì trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2006, chênh lệch này dao động từ 2,5 đến 
3 lần (hình 22). Phân tích thêm các yếu tố khác cho thấy sự chênh lệch của tỷ lệ tử vong mẹ theo trình 
độ giáo dục, dân tộc và nghề nghiệp thì tỷ lệ tử vong mẹ trong số những người mù chữ cao hơn 4-6 lần 
so với những người biết chữ; tỷ lệ tử vong mẹ của người dân tộc thiểu số (dân tộc H'Mông, Thái, Ba 
Na, Tày, Dao, Nùng) cao hơn 4 lần so v ... 
Kết quả thực hiện (n=26) 
2013 2014 
Nội dung 
T6 T12 T6 T12 
P 
Số ca trung bình (X±SD) 8,0 
(±2,3) 
8,2 
(±2,6) 
7,4 
(±3,2) 
7,0 
(±2,3) 
Số ít nhất (n) 3 3 3 4 
Số nhiều nhất (n) 14 13 15 12 
P>0,05 
 16 
 Việc thực hiện tư vấn kế hoạch hóa gia đình là một nhiệm vụ được các CĐTB phải thực hiện 
song song với công tác chăm sóc trong và sau sinh; qua kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm tại tuyến 
huyện và xã, công tác thực hiện tư vấn KHHGĐ đạt hiệu quả cao, đặc biệt là các thôn bản có CĐTB 
hoạt động; công tác tư vấn về thực hiện KHHGĐ sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. 
3.2.3. Sử dụng dịch vụ y tế 
Bảng 23. Nhận biết của PNCT và bà mẹ có con ≤ 1 tuổi về CĐTB 
Kết quả thực hiện 
(n=300) 
Nội dung 
2013 2014 
P 
Tần số 255 269 
Có biết (n,%) Tỷ lệ % 85,0% 89,6% 
Tần số 39 26 
Không biết (n,%) Tỷ lệ % 13,0% 8,6% 
Tần số 6 5 
Không trả lời (n%) Tỷ lệ % 2,0% 1,6% 
P<0,001 
 Kết quả trên cho thấy hoạt động của CĐTB tại cộng đồng đã đóng góp tích cực trong công tác 
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, kết quả phỏng vấn các bà mẹ có thai và bà mẹ có con ≤1 tuổi thực 
hiện trong năm 2013 và 2014 cho thấy, các bà mẹ đã biết tại thôn bản có CĐTB hoạt động tỷ lệ (58,0 
và 89,6%); tỷ lệ bà mẹ không biết (13,0; 8,67) và không trả lời (2,0%; 1,67%). Nhận biết của PNCT và 
bà mẹ có con ≤1 tuổi về CĐTB qua các lần đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,001. 
Biểu đồ 8. Nhận biết của PNCT và bà mẹ có con < 1 tuổi về CĐTB 
 Nhận biết của phụ nữ có thai và bà mẹ có con ≤ 1 tuổi nhận biết về cô đỡ thôn bản 
 “Phần lớn phụ nữ có thai và bà mẹ có con ≤1 tuổi đều biết là tại thôn bản có cô đỡ thôn 
bản hoạt động, các ý kiến cho rằng lý do nhận biết là phụ nữ có thai và bà mẹ có con ≤1 tuổi đã 
nhận dịch vụ từ cô đỡ thôn bản đã cung cấp như: khám thai, tư vấn KHHGĐ, truyền thông, 
tuyên truyền vận động bà con thực hiện chương trình làm mẹ an toàn tại hộ gia đình và tại cộng 
đồng, tham gia đỡ đẻ tại trạm y tế,” ,”(4.3-PVS-BMCC-6T-LT-DV) 
Có biết, 85
Không 
biết, 13 Không trả 
lời, 2
Năm 2013
Có 
biết, 90%
Không 
biết, 8.6
Không trả 
lời, 1.6
Năm 2014
 17 
Tuy nhiên còn một số bà mẹ không có ý kiến gì, điều đó là do PNCT hoặc bà mẹ có 
con ≤1 tuổi sống ở thôn bản không có CĐTB hoạt động, (3.2-TYT-PC-DV). 
Bảng 24. Nhận dịch vụ từ cô đỡ thôn bản 
Kết quả thực hiện 
(n=300) 
Nội dung 
2013 2014 
P 
Tần số 239 258 
Có nhận (n,%) Tỷ lệ % 79,67 86,0 
Tần số 61 36 
Không nhận (n,%) Tỷ lệ % 20,33 12,0 
Tần số 0 6 
Không trả lời, ý kiến khác, 
(n%) 
Tỷ lệ % 0 2,0 
P<0,001 
 Nhận xét của các bà mẹ có thai và bà mẹ có con <1 tuổi về các CĐTB cung cấp dịch vụ tại 
cộng đồng; tỷ lệ bà mẹ có nhân dịch vụ trong năm 2013 và 2014 tương đương (79,67%; 86%); không 
nhận (20,33%; 12,0%); không trả lời (0%; 2,0%); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,001. 
0
20
40
60
80
100
2013 2014
79.67 86
20.33 14
Có nhận
Không nhận
 Biểu đồ 9. Phụ nữ có thai và bà mẹ có con ≤ 1 tuổi nhận dịch vụ từ CĐTB 
Bảng 25. Sử dụng các dịch vụ CĐTB cung cấp 
Kết quả thực hiện 
(n=150) 
Nội dung 
2013 2014 
P 
Tần số 227 242 
Hiệu quả tốt 
(n,%) 
Tỷ lệ % 94,9 93,8 
Tần số 2 5 
Không hiệu quả (n,%) Tỷ lệ % 0,84 1,94 
P>0,05 
 18 
Kết quả thực hiện 
(n=150) 
Nội dung 
2013 2014 
P 
Tần số 227 242 
Tần số 10 11 
Không trả lời, ý kiến khác 
(n%) 
Tỷ lệ % 4,18 4,26 
 Qua kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp phỏng vấn các bà mẹ và thảo luận nhóm; các ý 
kiến của bà mẹ và đại diện chính quyền địa phương đánh giá rất cao về hoạt động của cô đỡ thôn bản 
tại cộng đồng, cũng như sự cần thiết của cô đỡ thôn bản hoạt động tại thôn bản đặc biệt đối với những 
thôn bản khó khăn. Phụ nữ có thai và bà mẹ có con ≤1 tuổi đã được nhận dịch vụ từ cô đỡ thôn bản 
đầy hài lòng với dịch vụ cô đỡ thôn bản đã cung cấp như khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh, tư vấn 
kế hoạch hoá gia đình,.... nhận xét của các bà mẹ thông qua kết quả nghiên cứu năm 2013 và 2014 
hiệu quả tốt (94,9%; 93,8%); không hiệu quả (2%, 5%); không trả lời, ý kiến khác (4,18%; 4,26%). 
Không có sự khác biệt về sử dụng các dịch vụ mà CĐTB cung cấp trong các lần đánh giá với P>0,05. 
Bảng 26. Xu hướng chuyển tuyến 
Kết quả thực hiện 
Chuyển tuyến 2012 2013 2014 
P 
Đẻ tại nhà (%) 55,3 38,5 36,1 
Trạm Y tế xã (%) 42,7 58,5 62,4 
Bệnh viện huyện, tỉnh (%) 2% 3% 1,5% 
P<0,001 
 Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ các bà mẹ đẻ tại nhà cao, tỷ lệ đẻ tại nhà tổng hợp theo năm 
từ năm 2012 đến 2014 tương đương (55,3%; 38,5%; 36,1%); đẻ tại trạm y tế xã (42,7%; 58,5%; 
62,4%); đẻ tại bệnh viện tuyến tỉnh, huyện (2%; 3%; 1,5%). Qua kết quả phỏng vấn sâu các bà mẹ và 
nhà quản lý tuyến tỉnh, huyện xã hiện nay vẫn còn các bà mẹ đẻ tại nhà do bà mẹ tự đỡ hoặc chồng, 
người nhà đỡ chưa có sự trợ giúp của cán bộ y tế được đào tạo về chuyên môn đỡ đẻ. 
 Về xu hướng chuyển tuyến hiện nay tại tỉnh Hà Giang đã và đang thực hiện theo Thông tư số 
07/2013/TT-BYT, ngày 08/3/2013 của Bộ Y tế về việc quy định tiêu chuẩn chức năng nhiệm vụ của 
nhân viên y tế thôn bản. Các cô đỡ thôn bản đã nghiêm túc thực hiện các quy định và nhiệm vụ nói 
trên; kết quả thực hiện chương trình về làm mẹ an toàn như: cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ 
tại các thôn bản và xã có cô đỡ thôn bản hoạt động được cải thiện đáng kể qua các năm; P<0,001 sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
 19 
3.2.4. Sử dụng dịch vụ tại cộng đồng 
Bảng 28. Tỷ lệ khám thai >= 3 lần 
Huyện Đồng Văn Huyện Xín Mần Tổng 
(TB) 
Nội dung 
Xã có 
cô đỡ 
Xã 
không 
có CĐ 
Xã có 
cô đỡ 
Xã 
không 
có CĐ 
Xã có 
cô đỡ 
Xã 
không 
có CĐ 
2011 20,7% 20,2% 59,43% 58,2% 40,06% 39,2% 
2012 41,92% 39,6% 53,37% 52,1% 47,64% 45,85% 
2013 57,38% 56,1% 59,73% 61,4% 58,55% 58,75% 
2014 70,26% 65,3% 65,88% 51% 68,7% 58,15% 
 Bảng kết quả trên cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám thai đúng và đủ 3 lần trong 3 thời kỳ 
thai nghén đã được cải thiện đáng kể qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014; các chỉ số được thể 
hiện rõ ở xã và đặc biệt là tại các thôn bản có CĐTB hoạt động. Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn 
sâu cán bộ quản lý tuyến tỉnh, huyện, xã các ý kiến đều cho rằng sự năng động và nhiệt tình của các 
CĐTB trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ có thai đi khám thai đồng thời thực hiện công tác 
khám và quản lý thai nghén tại các hộ gia đình và cộng đồng. 
34,7
44,0
58,6 62,3
0,0
10,0
20,0
30,0
40,0
50,0
60,0
70,0
.2011 .2012 .2013 .2014
Biểu đồ 12. Tỷ lệ bà mẹ đẻ tại trạm y tế tại xã có CĐTB hoạt động 
 Biểu đồ cho thấy tỷ lệ bà mẹ đến trạm y tế đẻ tăng qua các năm năm 2011 (34,7%); năm 
2014 (62,3%). 
3.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của CĐTB 
3.3.1. Môi trường chính sách 
 Thực hiện chính sách hiện hành đối với CĐTB trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn 
gặp nhiều khó khăn: 
 “Về tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ của cô đỡ thôn bản áp dụng theo Thông 
tư số 07/2013/TT-BYT, ngày 08/3/2013 của Bộ Y tế; tại Điểm a Mục 2 Thông tư đã nêu rõ: 
căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương Sở Y tế có trách nhiệm trình UBND tỉnh quyết 
định số lượng, quy trình xét chọn, đơn vị quản lý, chi trả phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, 
 20 
bản trên cơ sở quy định của pháp luật; danh sách những thôn bản còn có khó khăn về công 
tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cần bố trí 01 cô đỡ thôn, bản. Tuy nhiên hiện nay Sở 
Y tế đã lập đề án trình UBND tỉnh nhưng chưa được UBND tỉnh phê duyệt. 
 Về thực hiện chế độ phụ cấp quá thấp so với nhiệm vụ được giao: mức phụ cấp đang 
áp dụng là 0,5 mức lương tối thiểu ngoài ra không có thêm các khoản phụ cấp, hỗ trợ nào 
khác. Địa bàn về địa lý của các thôn bản như tỉnh Hà Giang rộng, giao thông đi lại khó 
khăn; các CĐTB được giao nhiệm vụ cả YTTB và CĐTB, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của 
người dân ngày một cao, chế độ phụ cấp quá thấp không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối 
thiểu của gia đình, mặt khác các CĐTB phần lớn là người trụ cột trong gia đình do đó các 
CĐTB không yên tâm công tác; để đảm bảo duy trì được các hoạt động cũng như động viên 
các CĐTB yên tâm công tác, nhiệt tình và hăng say làm việc; đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế, 
UBND tỉnh điều chỉnh và có chính sách đãi ngộ phù hợp cho CĐTB”, (1.1-PVS-SYT-NVY). 
 Bảng 36. Chi trả dịch vụ 
2013 2014 Nội dung 
T6 T12 T6 T12 
P 
Phí dịch vụ (miễn phí) 100% 100% 100% 100% 
Trả một phần phí dịch vụ 0 0 0 0 
Phí cung cấp dịch vụ 0 0 0 0 
P>0,05 
 Qua kết quả trên cho thấy các bà mẹ khi nhận dịch vụ từ CĐTB cung cấp là miễn phí hoàn 
toàn. Qua kết quả phỏng vấn nhà quản lý tuyến tỉnh, huyện, xã đều cho rằng các CĐTB là người được 
tuyển chọn và đào tạo bài bản và là những người nhiệt tình, các dịch vụ làm mẹ an toàn mà CĐTB 
cung cấp là yên tâm và miễn phí hoàn toàn; không có sự khác biệt về chi trả dịch vụ với P>0,05. 
Chương 4 
BÀN LUẬN 
4.1. Hiệu quả chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản 18 tháng 
 * Kết quả học tập của Cô đỡ thôn bản 
 Chương trình đào tạo CĐTB người dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang gồm 4 module, thời gian 
đào tạo là 18 tháng; các học viên cả 2 khoá đều được học đủ 4 module; địa điểm đào tạo được bố trí 
linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các học viên trong quá trình học. Module 1 và module 
4 tổ chức học tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang; module 2 học tại Trường Trung cấp y tế tỉnh Hà 
Giang, module 3 thực hành ở Bệnh viện huyện Đồng Văn và Xín Mần và các Trạm y tế xã nơi CĐTB 
được cử đi đào tạo. 
 Các Cô đỡ thôn bản được cung cấp kiến thức về tư vấn và khuyên phụ nữ trong thời kỳ 
mang thai, chuẩn bị cho cuộc đẻ và các kỹ năng thực hiện 4 thủ thuật cơ bản của CĐTB bao gồm kỹ 
năng khám thai, đỡ đẻ thường, chăm sóc bé và xử trí chảy máu sau đẻ. 
 21 
Kết quả hoạt động của Cô đỡ thôn bản 
 Các CĐTB đã thực hiện tốt công tác khám và quản lý thai nghén tại cộng đồng theo quy định 
của Bộ Y tế; các phụ nữ trong thời kỳ mang thai phải được khám thai đúng và đủ 3 lần trong 3 thời kỳ 
thai nghén. Trong quá trình khám và quản lý thai nghén các phụ nữ có thai có các dấu hiệu bất thường 
được các CĐTB tư vấn chuyển tuyến trên khám và quản lý thai, đặc biệt là thực hiện chuyển tuyến kịp 
thời trước khi đẻ. Trung bình mỗi CĐTB đã phát hiện được khoảng hơn 1-2 trường hợp thai bất 
thường trong 1 năm. Việc phát hiện thai bất thường chuyển tuyến kịp thời có ý nghĩa quan trọng, giúp 
giảm tỷ lệ tai biến sản khoa cũng như tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh tại địa phương. 
Chương 5 
KẾT LUẬN 
5.1. Hiệu quả chương trình đào tạo CĐTB 
 Chương trình đào tạo 18 tháng được thiết kế tương đối linh hoạt theo các module, cho phép 
người học được lựa chọn các module học tập tùy thuộc vào điều kiện và trình độ cá nhân. 
 Chương trình đào tạo này đã đáp ứng được kỳ vọng của địa phương, phù hợp với điều kiện 
kinh tế, văn hoá, xã hội và địa lý của địa bàn khó khăn miền núi, hướng tới đào tạo ra CĐTB đạt được 
những yêu cầu chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em do Bộ Y tế quy định đối với YTTB. 
 Bộ tài liệu gồm 6 loại gồm 4 module, được hiệu chỉnh nhiều vòng sau khi nhận được ý kiến 
đóng góp của các chuyên gia; tài liệu đáp ứng mục tiêu học tập, phù hợp về nội dung và thời gian và 
văn hóa của Việt Nam. 
 Công tác đào tạo giảng viên, tuyển chọn học viên được Sở Y tế thực hiện theo đúng quy trình 
có nhiều bên liên quan tham gia vào quá trình thực hiện lớp học từ tuyến Trung ương, tỉnh, huyện và 
xã. 
5.2. Hoạt động của cô đỡ thôn bản tại địa phương 
 Các CĐTB đã phát huy trình độ của mình, thực hiện tốt các công việc được giao theo chức 
năng nhiệm vụ của YTTB (CĐTB). 
 Những công việc CĐTB thực hiện tại địa phương có tác động lớn đối với cộng đồng, tăng 
cường nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khoẻ của người dân. Phụ nữ đã chủ động đi khám thai 
và đẻ tại cơ sở y tế; những đóng góp đó đã góp phần làm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tai biến 
sản khoa tại cộng đồng; mô hình CĐTB phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa của địa phương; 
sự chấp nhận của cộng đồng đã khẳng định được nhu cầu thật sự với mô hình này. 
5.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của CĐTB tại địa phương 
 Tỉnh Hà Giang chưa có chính sách gì để khuyến khích, hỗ trợ thêm cho CĐTB so với chính 
sách chung theo quy định của Chính phủ và Bộ Y tế; việc tuyển dụng CĐTB vào hệ thống nhân viên y 
tế thôn bản còn khó khăn, hiện nay mới tuyển dụng được 19/26 CĐTB vào hệ thống làm nhân viên 
YTTB. Chế độ phụ cấp hàng tháng thấp 0,5 hệ số lương cơ bản, với mức phụ cấp trên so với nhiệm vụ 
 22 
hiện nay các CĐTB đang thực hiện là chưa phù hợp. 
 Có sựng đồng thuận ủng hộ của chính quyền địa phương trong triển khai mô hình CĐTB 
người dân tộc thiểu số. Mô hình phù hợp với phong tục tập quán của địa phương, hoạt động của 
CĐTB tại cộng đồng đạt hiệu quả và được cộng đồng tín nhiệm. 
Chương 6 
KHUYẾN NGHỊ 
6.1. Bộ Y tế 
Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo CĐTB để thực hiện chương trình LMAT tại các thôn 
bản vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang. Chương trình đào tạo CĐTB 18 tháng, cần phải xác 
định chính xác địa bàn (thôn bản) đặc biệt khó khăn thiếu nguồn nhân lực, áp dụng với đối tượng cử đi 
đào tạo có trình độ học vấn thấp. 
 Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp với nhiệm vụ của các CĐTB đang thực hiện để tăng thu 
nhập cho các CĐTB thì họ mới yên tâm công tác. 
 Tiếp tục duy trì chương trình đào tạo CĐTB theo nhiều module (1-4); tổ chức đào tạo, tập 
huấn nâng cao kiến thức về truyền thông thay đổi hành vi, tuyên tuyền vận động, tiếp cận cộng đồng 
và cập nhật kiến thức chuyên môn cho CĐTB. 
6.2. UBND tỉnh 
 Tuyển dụng số CĐTB chưa được tuyển dụng vào hệ thống; có cơ chế, tạo điều kiện để tăng 
thu nhập cho các CĐTB, có chế độ động viên khen thưởng kịp thời; 
 Chỉ đạo Sở Y tế và UBND huyện thực hiện tốt công tác tuyển chọn học viên để cử đi đào tạo 
và bố trí sắp xếp các CĐTB được tuyển dụng vào đúng vị trí và phân công nhiệm vụ cho các CĐTN 
thực hiện. 
6.3. Nhà tài trợ 
 Tài trợ kinh phí để đào tạo, tập huấn cho CĐTB, mua trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên 
môn và phương tiện đi lại cho CĐTB. 
 23 
DANH MỤC 
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Nguyễn Đình Dự, Trần Thị Đức Hạnh, Vũ Thị Hoàng Lan, Bùi Thị Thu Hà; Đánh giá kiến 
thức và thực hành về làm mẹ an toàn của cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số sau 3 năm đào 
tạo tại tỉnh Hà Giang năm 2014, Tạp chí Y tế công cộng; số 37/10/2015, tr 39-44. 
2. Nguyễn Đình Dự, Trần Thị Đức Hạnh, Vũ Thị Hoàng Lan, Bùi Thị Thu Hà; Đánh giá kết quả 
thực hiện nhiệm vụ của cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số tại tỉnh Hà Giang sau 3 năm tốt 
nghiệp; Tạp chí Y học thực hành; số 10/2015 tr 19-22. 
3. Nguyễn Đình Dự; Đánh giá mô hình đào tạo 18 tháng cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số 
tỉnh Hà Giang; Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 Sức khỏe sinh sản & Sức khỏe tình dục từ bằng 
chứng tới chính sách; Bộ Y tế - UNFPA – Trường Đại học y tế công cộng năm 2014; Tr 24. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_danh_gia_hieu_qua_mo_hinh_dao_tao_co_do_thon.pdf