Tóm tắt Luận án Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của cao lỏng Đại an trên động vật thực nghiệm

Bệnh tim mạch đã và đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Hầu hết các bệnh lý tim mạch hiện nay là do xơ vữa động mạch. Do vậy, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch được bàn đến ngày càng nhiều thường liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch. Hội chứng rối loạn lipid máu là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch.

Y học hiện đại, đã tìm ra nhiều loại thuốc có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu: nhóm fibrat (bezafibrat, fenofibrat, gemgibrozil.), nhóm statin (fluvastatin, lovastatin, pravastatin.).

Một trong những xu hướng hiện nay trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu là sử dụng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả điều trị vừa hạn chế được các tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Các nghiên cứu lâm sàng về y học cổ truyền (YHCT) nhận thấy hội chứng rối loạn lipid máu và chứng đàm thấp có nhiều điểm tương đồng. Do vậy, có thể sử dụng phương pháp chữa đàm thấp trong YHCTđể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu.

Theo YHCT, rối loạn chức năng tỳ vị là nguồn gốc sinh ra chứng đàm thấp. Lựa chọn bài thuốc cổ phương "Đại an hoàn” và bào chế thành dạng cao lỏng với các vị thuốc như Sơn tra, Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Thần khúc. có tác dụng tiêu thực tích, kiện tỳ để giải quyết cơ chế sinh đàm thấp theo YHCT, cũng nhằm điều trị rối loạn lipid máu. Đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau:

1. Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của cao lỏng Đại an trên động vật thực nghiệm.

2. Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đại an trên bệnh nhân rối loạn lipid máu.

 

doc 24 trang dienloan 7320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của cao lỏng Đại an trên động vật thực nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của cao lỏng Đại an trên động vật thực nghiệm

Tóm tắt Luận án Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của cao lỏng Đại an trên động vật thực nghiệm
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch đã và đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Hầu hết các bệnh lý tim mạch hiện nay là do xơ vữa động mạch. Do vậy, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch được bàn đến ngày càng nhiều thường liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch. Hội chứng rối loạn lipid máu là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch. 
Y học hiện đại, đã tìm ra nhiều loại thuốc có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu: nhóm fibrat (bezafibrat, fenofibrat, gemgibrozil...), nhóm statin (fluvastatin, lovastatin, pravastatin...).
Một trong những xu hướng hiện nay trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu là sử dụng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả điều trị vừa hạn chế được các tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Các nghiên cứu lâm sàng về y học cổ truyền (YHCT) nhận thấy hội chứng rối loạn lipid máu và chứng đàm thấp có nhiều điểm tương đồng. Do vậy, có thể sử dụng phương pháp chữa đàm thấp trong YHCTđể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu.
Theo YHCT, rối loạn chức năng tỳ vị là nguồn gốc sinh ra chứng đàm thấp. Lựa chọn bài thuốc cổ phương "Đại an hoàn” và bào chế thành dạng cao lỏng với các vị thuốc như Sơn tra, Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Thần khúc... có tác dụng tiêu thực tích, kiện tỳ để giải quyết cơ chế sinh đàm thấp theo YHCT, cũng nhằm điều trị rối loạn lipid máu. Đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. 	Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của cao lỏng Đại an trên động vật thực nghiệm.
2. 	Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đại an trên bệnh nhân rối loạn lipid máu.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu thu được những kết quả cụ thể, có độ tin cậy về tác dụng của cao lỏng Đại an trên động vật thực nghiệm và trên bệnh nhân có rối loạn lipid máu, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trên quy mô lớn hơn nhằm đưa ra cơ sở khoa học cho việc áp dụng bài thuốc cổ phương Đại an hoàn, phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh lý rối loạn lipid máu. 
Ý nghĩa thực tiễn
Chuyển hóa lipid được nhiều nhà khoa học quan tâm vì rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch. Đề tài đã cung cấp những chứng cứ khoa học về tác dụng điều chỉnh RLLPM của cao lỏng Đại an, được bào chế từ bài thuốc cổ phương Đại an hoàn, tận dụng được các thảo dược sẵn có trong thiên nhiên vừa có hiệu quả điều trị vừa hạn chế các tác dụng phụ và có giá thành phù hợp. 
Những đóng góp mới
Cao lỏng Đại an có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và tác dụng chống xơ vữa động mạch trên mô hình động vật thực nghiệm.
- Ở mô hình gây tăng lipid máu nội sinh, cao lỏng Đại an ở các liều 9,6g và 19,2 g dược liệu/kg đều làm giảm có ý nghĩa thống kê các chỉ số TC, non-HDL-C so với lô mô hình (p≤ 0,01). Tác dụng tương đương với atorvastatin 100 mg/kg. 
- Ở mô hình gây tăng lipid máu ngoại sinh, cao lỏng Đại an ở các liều 4,8g và 9,6g dược liệu/kg/ngày và atorvastatin liều 10 mg/kg/ngày đều làm giảm nồng độ TC, LDL-C có ý nghĩa thống kê.
- Mức độ thoái hóa mỡ của gan ở các lô uống cao lỏng Đại an có giảm hơn so với lô mô hình. Hình ảnh đại thể và vi thể động mạch chủ của thỏ cho thấy rõ hiệu quả chống XVĐM của cao lỏng Đại an.
Cao lỏng Đại an có tác dụng điều trị bệnh nhân rối loạn lipid máu, tương đương với Axore 10mg (atorvastatin):
- Sau 60 ngày điều trị, nồng độ TC giảm 17,7%; nồng độ TG giảm 20,0%; nồng độ LDL- C giảm 14,1% (p 0,05); chỉ số TC/HDL- C giảm 15,7%; chỉ số LDL-C/HDL- C giảm 13,3% (p<0,01).
- Cao lỏng Đại an không gây ảnh hưởng đến chức năng hệ thống tạo máu và chức năng gan, thận ở các bệnh nhân RLLPM sau 60 ngày điều trị.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 128 trang, trong đó đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan 38 trang; Chất liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang; Kết quả nghiên cứu 36 trang; Bàn luận 32 trang; Kết luận 2 trang; Kiến nghị 1 trang. Có 128 tài liệu tham khảo đã được sử dụng, trong đó 51 tài liệu tiếng Việt, 8 tài liệu tiếng Trung, 69 tài liệu tiếng Anh. Luận án được trình bày và minh họa thông qua 45 bảng, 5 sơ đồ, 12 biểu đồ, 14 hình.
Chương 1 : TỔNG QUAN
1.1.Hội chứng rối loạn lipid máu 
1.1.1. Lipid và lipoprotein trong máu 
Các lipid chính có mặt trong máu là các acid béo tự do, triglycerid (TG), cholesterol toàn phần (TC) gồm cholesterol tự do (FC) và cholesterol este (CE), phospholipids (PL).
Lipoprotein (LP) là những phần tử hình cầu, bao gồm phần nhân chứa đựng những phân tử không phân cực là TG và CE, xung quanh bao bọc bởi lớp các phân tử phân cực: PL, FC và các protein. 
 1.1.2. Chuyển hóa lipoprotein
LP được chuyển hóa theo hai con đường ngoại sinh và nội sinh với sự tham gia của các enzyme và protein vận chuyển đóng vai trò sinh lý quan trọng trong chuyển hoá lipoprotein là LPL (lipoproteinlipase), HL (hepatic lipase) và LCAT (lecithin cholesterol acyl transferase).
Chylomicron: TG, TC, PL từ lipid thức ăn được hấp thu qua niêm mạc ruột non tạo thành; VLDL: giàu TG, được tạo thành ở gan (90%) và một phần ở ruột (10%) vào máu đến các mô ngoại vi, có vai trò vận chuyển TG nội sinh; IDL: trở lại gan, gắn vào các receptor đặc hiệu ở màng tế bào và chịu tác dụng của lipase gan; LDL: là chất vận chuyển chính cholesterol trong máu, chủ yếu dưới dạng CE, đến các mô ngoại vi; HDL: được tổng hợp tại gan hoặc từ sự thoái giáng của VLDL và CM trong máu. HDL có vai trò vận chuyển cholesterol từ các mô ngoại vi trở về gan, là yếu tố bảo vệ chống VXĐM.
1.1.3. Rối loạn chuyển hóa lipoprotein
Căn cứ vào kỹ thuật điện di, siêu ly tâm các thành phần lipid huyết thanh, năm 1965 Fredrickson đã phân chia RLLPM thành 5 typ dựa trên thay đổi của các thành phần lipid. Hội chứng RLLPM có thể là nguyên phát (các bệnh về gen) hoặc thứ phát sau các bệnh khác như béo phì, nghiện rượu, các rối loạn nội tiết (đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư,..) hoặc sau dùng kéo dài 1 số thuốc (thuốc lợi tiểu, glucocorticoid). Chế độ ăn và sự rối loạn chuyển hóa lipoprotein cũng có mối tương quan mật thiết với nhau.
1.1.4. Điều trị hội chứng rối loạn lipid máu
Thay đổi lối sống là vấn đề cơ bản và cốt lõi trong điều trị: chế độ ăn uống đúng, chế độ tập luyện thể dục. Thời gian đánh giá hiệu quả các biện pháp thay đổi lối sống thường từ 2 - 3 tháng. Chỉ định thuốc khi cần thiết. Đích điều trị dựa trên xét nghiệm và nguy cơ của bệnh nhân. 
Dựa vào cơ chế tác dụng trên lipoprotein, thuốc điều trị rối loạn lipid máu được chia thành 2 nhóm chính: nhóm làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid (chất tạo phức với acid mật ; chất ức chế hấp thu cholesterol) và nhóm làm giảm tổng hợp lipid (niacin; fibrat; statin). Ngoài ra còn có acid béo omega-3 (dầu cá) và Alirocumab và Evolocumab (những kháng thể đơn dòng nhân bản, mới được FDA phê duyệt).
1.2. Quan niệm của YHCT về rối loạn lipid máu
1.2.1. Chứng đàm thấp, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
Đàm thấp là sản phẩm bệnh lý, đàm là chất đặc, thấp không đặc như đàm, đàm thấp sau khi sinh sẽ gây ra những chứng bệnh mới. Nguồn gốc sinh ra đàm thấp do sự vận hoá bất thường của tân dịch, tân dịch ngưng tụ biến hoá mà thành. Bình thường sự vận hoá thủy thấp trong cơ thể được điều hoà bởi 3 tạng tỳ, phế, thận. Bởi vậy đàm thấp có liên quan đến 3 tạng này. Chứng thuộc tỳ là chứng quan trọng nhất trong vấn đề cơ chế sinh chứng đàm trệ. Đàm thấp do tỳ dương mất chức năng vận hoá, làm chuyển hoá tân dịch bị ngưng trệ lại thành thấp, thấp thắng sinh ra đàm. Có 2 loại đàm: đàm hữu hình và đàm vô hình. Đàm hữu hình là chất đàm sinh ra từ phế và thận. Hội chứng RLLPM theo YHCT là do đàm vô hình gây bệnh. Biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng, đàm thấp thì người béo phì, đi lại nặng nề. 
1.2.2. Sự tương đồng giữa hội chứng RLLPM và chứng đàm thấp
Căn cứ trên các biểu hiện lâm sàng, người ta thấy giữa hội chứng RLLPM và chứng đàm thấp có một sự tương đồng khá sâu sắc về bệnh nguyên, bệnh sinh và trị liệu, ví dụ về yếu tố bệnh nguyên như sau:
+ Yếu tố thể chất: thường là tiên thiên bất túc. Tương tự như nguyên nhân di truyền của YHHĐ.
+ Yếu tố ăn uống: ăn uống quá nhiều các chất cao lương, thức ăn ngọt béo làm tổn thương tỳ vị khiến vận hoát hất điều, đàm thấp nội sinh gây bệnh. Tương tự như việc ăn quá nhiều thức ăn mỡ động vật và phủ tạng mà YHHĐ thường đưa ra khuyến cáo trong chế độ ăn.
+ Yếu tố ít vận động thể lực: YHHĐ cũng đề cập đến một trong các nguy cơ của RLLPM cũng như các biến cố về tim mạch chính là ít vận động thể lực. 
+ Yếu tố tinh thần: lo nghĩ hại tỳ, giận dữ hại can, can mộc vượng khắc tỳ thổ làm công năng vận hóa suy giảm dẫn đến đàm trọc ứ trệ kinh mạch. Đây chính là yếu tố căng thẳng tinh thần (stress) của YHHĐ. 
1.2.3. Điều trị chứng đàm thấp bằng thuốc YHCT
- Nguyên tắc trị liệu: (1) Vì bệnh có đặc điểm là “bản hư tiêu thực” cho trong điều trị phải chú ý cả tiêu và bản.(2) Phải chú trọng phép chữa đàm vì đàm thấp có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. (3) Trị đàm phải chú ý nguyên tắc “trị đàm tiên trị khí, khí thuận đàm tự tiêu”. Gồm 3 phương pháp: bệnh nhẹ dùng hóa đàm, bệnh nặng dùng tiêu đàm, đàm ở một chỗ không ra phải dùng phép điều đàm. Vì đàm ở hội chứng RLLPM là đàm vô hình, lưu hành và ứ đọng ở huyết mạch nên khi điều trị, dùng phép hoá đàm để điều trị nguyên nhân sinh ra đàm, làm cho đàm tự hết.
- Các phương pháp điều trị cơ bản: có 9 pháp
Hoạt huyết hóa ứ; Tư âm dưỡng huyết; Trừ đàm hóa trọc; Thư can bình can; Lợi thủy thẩm thấp; Thanh nhiệt giải độc; Ôn kinh thông dương; Bổ ích nguyên khí.
1.3. Tình hình nghiên cứu điều trị RLLPM của thuốc YHCT
Đã có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới (đặc biệt ở Trung quốc) và Việt Nam về các thuốc điều trị RLLPM, cả trên thực nghiệm và lâm sàng. Các vị thuốc và bài thuốc đã thể hiện tác dụng khả quan trong điều trị hội chứng này, ví dụ như Giảo cổ lam, Đan sâm, Khương hoàng, Trạch tả, Hà diệp, Ngưu tất, Linh chi, Nghệ vàng, v.v. hay các bài thuốc: Nhị trần thang, Bán hạ bạch truật thiên ma thang, Giáng chỉ phương, Trạch tả thang, Linh quế truật cam thang, Giáng chỉ tiêu khát linhCác thuốc từ dược liệu cần tiếp tục được nghiên cứu và phát triển để có thể ứng dụng nhiều hơn nữa trong tương lai.
1.4. Tổng quan về bài thuốc Đại an hoàn
Bài thuốc “Đại an hoàn” của tác giả Chu Đan Khê được ghi trong cuốn Đan khê tâm pháp.
- Thành phần: Sơn tra 24g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Bán hạ chế 12g, Thần khúc 8g, Liên kiều 4g, Trần bì 4g, Lai phục tử 4g.
- Tác dụng: tiêu thực, kiện tỳ hòa vị, thanh nhiệt lợi thấp.
- Chủ trị: chữa chứng tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng nát, đầy bụng, đau bụng, chán ăn, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoạt.
- Giải nghĩa phương thuốc: vị thuốc Sơn tra đóng vai trò là Quân, có tác dụng tiêu tích các chất dầu mỡ. Các vị: Thần khúc, Lai phục tử, Bán hạ, Trần bì là Thần, trong đó Thần khúc và Lai phục tử có tác dụng tiêu tích các chất đường bột, có thêm tác dụng giáng khí hóa đàm. Trần bì và Bán hạ hành khí hóa trệ, hòa vị trừ đàm thấp. Các vị Phục linh và Bạch truật đóng vai trò Tá, làm tăng cường tác dụng kiện tỳ trừ thấp. Liên kiều là Sứ, tán kết thanh nhiệt do thực ngưng đình tích. 
* Dạng bào chế thuốc nghiên cứu
Thuốc nghiên cứu được bào chế dưới dạng cao lỏng, một dạng thuốc YHCT thường được sử dụng trên lâm sàng, có tính ổn định cao, hấp thu tốt và thuận tiện trong bảo quản hơn so với dạng thuốc sắc. Cao lỏng Đại an đã được nghiên cứu độc tính cấp tại Bộ môn Dược lý, Trường Đại học y Hà Nội. Kết quả: chưa xác định được LD50. 
Chương 2
CHẤT LIỆU - ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
2.1. Nghiên cứu thực nghiệm
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu
- Cao lỏng Đại an, bào chế với tỉ lệ 3:1 (1ml cao tương đương 3g dược liệu) tại Khoa dược bệnh viện Y học cổ truyền trung ương.
- Thuốc đối chứng: Viên nén Atorvastatin 10mg (STADA–Việt Nam).
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Chuột nhắt trắng chủng Swiss trưởng thành, chuột cống trắng chủng Wistar, thỏ khỏe mạnh chủng Newzealand White đạt tiêu chuẩn nghiên cứu do các trung tâm chăn nuôi động vật thí nghiệm có uy tín cung cấp.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Mô hình gây tăng lipid máu nội sinh: Áp dụng và điều chỉnh mô hình của Millar và cộng sự (2005).
- Mô hình gây rối loạn lipid máu ngoại sinh: Áp dụng mô hình của Nassiri và cộng sự (2009) có điều chỉnh hàm lượng acid cholic và PTU.
Nghiên cứu tác dụng chống xơ vữa động mạch của cao lỏng Đại an:
Các lô thỏ được gây tăng lipid máu và XVĐM bằng hỗn hợp dầu cholesterol và được uống thuôc thử trong 8 tuần. Các thông số đánh giá là chỉ số lipid máu (TC, TG, HDL-C, LDL-C), hoạt độ các enzym gan (AST, ALT), hình ảnh mô bệnh học của động mạch chủ và gan thỏ.
2.1.4. Địa điểm thực hiện: Bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội.
2.1.5. Xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê y sinh học. Kiểm định các giá trị bằng t-test Student hoặc test trước-sau. 
Chú thích
p ≤ 0,05
p ≤ 0,01
p ≤ 0,001
Khác biệt so với lô chứng sinh học
*
**
***
Khác biệt so với lô mô hình
c
b
a
2.2. Nghiên cứu lâm sàng
2.2.1. Chất liệu nghiên cứu
- Cao lỏng Đại an, bào chế với tỉ lệ 2:1 (1ml cao tương đương 2g dược liệu) tại Khoa dược bệnh viện Y học cổ truyền trung ương.
- Thuốc đối chứng: viên nén Axore 10mg (atorvastatin) của công ty Gracure, Ấn độ sản xuất. 
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 120 bệnh nhân được chẩn đoán có hội chứng RLLPM, có triệu chứng của đàm thấp theo YHCT, đến khám và điều trị tại Bệnh viện YHCT Trung ương. Bệnh nhân được lựa chọn theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu. 
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị, so sánh giữa hai nhóm. Cỡ mẫu nghiên cứu 120 bệnh nhân, được phân bố thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu (60 bệnh nhân) uống cao lỏng Đại an, mỗi ngày uống 40 ml, chia 2 lần, uống liên tục trong 60 ngày. Nhóm đối chứng (60 bệnh nhân), uống viên Axore 10mg x 1viên/ngày x 60 ngày. Tất cả bệnh nhân được hướng dẫn áp dụng chế độ ăn cho người có RLLPM trong suốt quá trình nghiên cứu. Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân ở mỗi nhóm được phân thành 3 thể thường gặp nhất trên lâm sàng theo YHCT là: Đàm trọc ứ trệ, Tỳ thận dương hư và Can thận âm hư.
Các chỉ số đánh giá: (tại các thời điểm D0, D30 và D60) Lâm sàng: chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI), mạch, huyết áp. Cận lâm sàng: công thức máu (số lượng HC, BC, TC, hàm lượng HGB, HTC); thành phần lipid máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C); ALT, AST, ure, creatinin, glucose. 
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh, Bệnh viện YHCTTƯ.
2.2.5. Xử lý số liệu: Sử dụng chương trình SPSS 16.0.Kiểm định các giá trị bằng t-test Student và χ2. 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm
3.1.1. Tác dụng điều chỉnh lipid máu trên mô hình nội sinh
Bảng 3.1. Tác dụng của cao Đại an lên nồng độ lipid máu
ở mô hình nội sinh (`X ± SD)
Lô nghiên cứu
n
TG
(mmol/L)
TC
(mmol/L)
HDL-C
(mmol/L)
Non-HDL-C
(mmol/L)
Mô hình
10
10,53 ± 2,30
8,37 ± 0,82
0,59 ± 0,06
7,78 ± 0,82
Atorvastatin
100mg/kg
10
15,46 ± 4,68b
6,79 ± 1,14b
0,64 ± 0,16
6,15 ± 1,08a
 ...  ± 0,26
↓ 6,8
p>0,05
D60
1,16 ± 0,24
↑8,4
1,07 ± 0,28
↓7,9
p>0,05
p0 – 30
>0,05 
>0,05
p0 – 60
>0,05 
>0,05
Bảng 3.12. Thay đổi nồng độ LDL- C sau điều trị.
Nhóm
Thời 
điểm
Cao Đại an (n= 60) (1)
Axore 10mg (n=60) (2)
P1-2
`X ± SD
 (mmol/L)
Mức giảm (%) 
`X ± SD
 (mmol/L)
Mức giảm (%) 
D0
3,94 ± 1,39
4,18 ± 1,51
p>0,05
D30
2,53 ± 0,96
24,2
3,21 ± 0,85
23,2
P<0,05
D60
2,87 ± 0,88
14,1
2,85 ± 0,64
31,8
p>0,05
p0 – 30
<0,001
<0,001
p0 – 60
<0,01
<0,001
3.2.4. Kết quả điều trị rối loạn lipid máu theo tiêu chuẩn đã đưa ra
3.2.4.1.Đánh giá hiệu quả điều trị theo YHHĐ
Biểu đồ 3.12. Kết quả điều trị rối loạn lipid máu theo YHHĐ
3.2.4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị theo YHCT
Biểu đồ 3.13. Kết quả điều trị rối loạn lipid máu theo YHCT
3.2.8.3. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị với thể bệnh của YHCT
Bảng 3.31. So sánh hiệu quả điều trị giữa các thể bệnh YHCT
Thể bệnh
Chỉ số 
Lipid 
(mmol/l)
Đàm trọc 
ứ trệ
(n = 30) (1)
Tỳ thận 
dương hư
n = 18 (2)
Can thận 
âm hư 
n = 12 (3)
p
% Thay đổi
% Thay đổi
% Thay đổi
Cholesterol
↓16.28 ± 19.62
↓16.82 ± 19.44
↓13.70 ± 15.78
P >0,05
P1-2 >0,05
P1-3 >0,05
P2-3 >0,05
Triglycerid
↓22.71 ± 29.90
↓11.93 ± 21.16
↓18.49 ± 30.90
P >0,05
P1-2 >0,05
P1-3 >0,05
P2-3 >0,05
HDL-C
↑6.52 ± 32.27
↑10.06 ± 22.74
↑7.86 ± 29.03
P >0,05
P1-2 >0,05
P1-3 >0,05
P2-3 >0,05
LDL-C
↓16.07 ±29.54
↓15.35 ± 27.77
↓12.84 ± 17.87
P >0,05
P1-2 >0,05
P1-3 >0,05
P2-3 >0,05
3.2.9. Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc
Bảng 3.33. Thay đổi một số chỉ số huyết học sau điều trị.
Nhóm
Chỉ số
Cao lỏng Đại an (n= 60)
( ± SD)
Axore 10mg (n=60)
( ± SD)
Trước điều trị 
Sau 60 ngày
Trước điều trị 
Sau 60 ngày
SL hồng cầu (T/l)
4,24 ± 0,43
4,32 ± 0,58
4,49 ± 0,49
4,51 ± 0,50
>0,05
>0,05
Hemoglobin (g/l)
127,17 
± 13,96
129,61
± 13,76
135,61
± 14,19
138,87
± 12,90
>0,05
>0,05
SL bạch cầu
(G/l)
6,64 ± 1,69
6,34 ± 1,78
6,94 ± 1,54
7,06 ± 1,50
>0,05
>0,05
SL tiểu cầu
(G/l)
245,27
± 44,71
253,59
± 64,24
250,58
± 69,53
259,41
± 56,86
>0,05
>0,05
Bảng 3.34. Thay đổi một số chỉ số hóa sinh máu sau điều trị.
Nhóm
Chỉ số
Cao lỏng Đại an (X ± SD)
Axore 10mg (X ± SD)
Trước điều trị 
Sau 60 ngày
Trước điều trị 
Sau 60 ngày
AST
(U/l)
27,56 ± 9,75
23,84 ± 6,73
32,88 ± 19,16
37,25 ± 13,26
>0,05
>0,05
ALT 
(U/l)
26,41 ± 10,35
26,33 ± 6,75
30,99 ± 18,20
36,34 ± 13,17
>0,05
>0,05
Ure
(mmol/l)
5,44 ± 1,56
5,40 ± 1,43
5,41 ± 1,54
4,94 ± 1,09
>0,05
<0,01
Creatinin (µmol/l)
96,52 ± 51,2
97,4 ± 17,8
88,1 ± 15,1
87,6 ± 14,5
>0,05
>0,05
Glucose (mmol/l)
5,23 ± 0,73
5,39 ± 0,75
5,20 ± 0,89
4,92 ± 0,63
>0,05
<0,05
Bảng 3.35. Một số triệu chứng không mong muốn.
Triệu chứng
Cao lỏng Đại an (n=60)
Axore 10mg (n=60)
Tổng (n=120)
Số BN
Tỷ lệ (%)
Số BN
Tỷ lệ (%)
Số BN
Tỷ lệ (%)
Mệt mỏi
0
0
2
3,4
1
0,8
Đau cơ
0
0
1
1,7
1
0,8
Mẩn ngứa
0
0
0
0
0
0
Khó tiêu
2
3,3
1
1,7
3
2,5
Ỉa chảy
1
1,7
0
0
1
0,8
Táo bón
0
0
0
0
0
0
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH LIPID MÁU CỦA CAO LỎNG ĐẠI AN TRÊN THỰC NGHIỆM
4.1.1. Tác dụng điều chỉnh lipid máu của cao lỏng Đại an trên mô hình gây rối loạn lipid máu nội sinh
Trên mô hình RLLPM nội sinh, chúng tôi chọn liều cao lỏng Đại an là 19,2 g dược liệu/kg (liều tương đương liều dùng trên người tính theo hệ số 12), liều thử thấp hơn là 9,6g dược liệu/kg (liều có tác dụng bằng một nửa liều dùng trên người, tính theo hệ số 12)
Do nồng độ TG ở các lô được tiêm màng bụng P-407 đều lớn hơn rất nhiều giới hạn đáng tin cậy của nồng độ TG để tính toán nồng độ LDL-C theo công thức Friedewald. Vì vậy, chỉ số non-HDL-C đã được sử dụng thay thế cho LDL-C để đánh giá mức độ RLLPM của chuột nhắt trắng cũng như đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc thử đối với tình trạng tăng cholesterol máu.
Cao lỏng Đại an ở các liều 9,6 g dược liệu/kg và 19,2 g dược liệu/kg đều làm giảm có ý nghĩa thống kê các chỉ số TC, non-HDL-C so với lô mô hình (p ≤ 0,001). Mức độ giảm tương đương với atorvastatin 100 mg/kg. Như vậy, cao lỏng Đại an đã thể hiện tác dụng điều chỉnh RLLPM khá tốt trên mô hình gây RLLPM nội sinh bằng P-407. Tác dụng gây RLLPM nội sinh của P-407 có liên quan đến một số enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid như ức chế hoạt động của enzym LPL và C7αH, kích thích hoạt động của HMG-CoA reductase và làm giảm số lượng LDLr. 
Một số vị dược liệu trong cao lỏng Đại an cũng đã được chứng minh tác dụng hạ lipid thông qua cơ chế thay đổi hoạt động của các enzym trên. Thành phần quercetin trong quả Sơn tra có khả năng ức chế tổng hợp cholesterol nội bào có thể do tác dụng ức chế hoạt động của HMG-CoA reductase; trong khi đó, ursolic acid – một thành phần hóa học khác của Sơn tra – có khả năng làm tăng số lượng các mRNA của enzym cholesterol 7α-hydroxylase (C7αH), thúc đẩy quá trình chuyển cholesterol thành acid mật, làm giảm được nồng độ cholesterol trong gan cũng như trong huyết tương. 
4.1.2. Tác dụng điều chỉnh lipid máu của cao lỏng Đại an trên mô hình gây rối loạn lipid máu ngoại sinh
Nghiên cứu trên mô hình RLLPM ngoại sinh đã dùng hai liều: 4,8g dược liệu/kg/ngày (liều có tác dụng bằng một nửa liều dùng trên người, tính theo hệ số 6)và 9,6g dược liệu/kg/ngày (liều tương đương liều dùng trên người tính theo hệ số 6) trong 4 tuần liên tục, so sánh với thuốc chuẩn là atorvastatin liều 10 mg/kg/ngày. 
Kết quả cho thấy, cao lỏng Đại an ở cả hai liều và atorvastatin liều 10 mg/kg/ngày đều làm hạn chế RLLPM thể hiện qua sự giảm nồng độ TC, LDL-C. Nồng độ TG ở các lô uống atorvastatin và cao lỏng Đại an có xu hướng giảm so với lô mô hình, tuy nhiên chỉ có atorvastatin 10 mg/kg có tác dụng làm giảm nồng độ có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình. Dựa trên các khảo sát hiệu lực đơn lẻ đối với các thành phần lipid máu của một số dược liệu thành phần của cao lỏng Đại an, có một số cơ chế hạ lipid máu có thể giải thích phần nào tác dụng điều chỉnh RLLPM của thuốc. Một trong những cơ chế đó là khả năng ức chế hấp thu lipid trong thức ăn của thân rễ Bán hạ liên quan đến thành phần β-sitosterol. 
Hiệu quả của bài thuốc cao lỏng Đại an trong điều chỉnh RLLPM còn được tăng cường nhờ khả năng hạ lipid máu của một số dược liệu khác như Sơn tra với tác dụng làm giảm số lượng HMG-CoA reductase và tăng số lượng mRNA của C7αH, Bạch truật với những cơ chế đang tiếp tục được nghiên cứu trên thực nghiệm.
4.1.3. Tác dụng chống xơ vữa động mạch của cao lỏng Đại an trên thực nghiệm
Số liệu ở biểu đồ 3.2 cho thấy cao lỏng Đại an làm giảm rõ rệt nồng độ TG, TC và LDL-C so với lô mô hình. Tác dụng điều chỉnh RLLPM của cao lỏng Đại an còn được thể hiện một phần qua hình ảnh vi thể và đại thể gan thỏ: mức độ thoái hóa mỡ của gan ở các lô uống atorvastatin và cao lỏng Đại an có xu hướng giảm hơn so với lô mô hình. Hình ảnh đại thể và vi thể động mạch chủ (ĐMC) của thỏ đã cho thấy rõ hiệu quả chống XVĐM của atorvastatin và cao lỏng Đại an: 3/3 mẫu bệnh phẩm của lô uống Atorvastatin 5 mg/kg, 2/3 mẫu bệnh phẩm của lô uống cao lỏng Đại an 4,8g dược liệu/kg có hình ảnh cấu trúc vi thể bình thường. Statin đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và ổn định mảng xơ vữa với một số cơ chế rõ ràng: cơ chế chống viêm với cải thiện chức năng nội mạc mạch làm tăng giải phóng NO, giảm sự kết dính bạch cầu, ức chế giải phóng CRP (C-reactive protein, protein phản ứng C); cơ chế chống oxy hóa với ức chế hoạt động của NAD(P)H oxidase, giảm sự hình thành của các superoxid, đồng thời giảm sự hình thành các LDL bị oxy hóa.... Một số dược liệu của cao lỏng Đại an có tác dụng chống viêm và/hoặc chống oxy hóa, do vậy đây cũng có thể những cơ chế chủ yếu chống XVĐM của thuốc.
4.2. TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH LIPID MÁU CỦA CAO LỎNG ĐẠI AN TRÊN LÂM SÀNG
4.2.1. Tác dụng cải thiện các triệu chứng cơ năng
Sau điều trị 60 ngày, cao lỏng Đại an và Axore đều có tác dụng làm giảm một số triệu chứng lâm sàng liên quan đến chứng đàm thấp của YHCT (lưỡi bệu, rêu trắng nhờn hoặc dính, mệt mỏi, tê nặng chân tay, đau đầu và hoa mắt). So sánh hiệu quả cải thiện các triệu chứng cơ năng theo YHCT ở 2 nhóm, nhận thấy nhóm bệnh nhân uống cao lỏng Đại an có mức độ cải thiện tốt hơn so với nhóm Axore, điều này gợi ý phương pháp kết hợp giữa YHCT và YHHĐ trong điều trị RLLPM là cần thiết và phát huy được thế mạnh của từng phương pháp để mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Cao lỏng Đại an được bào chế từ bài thuốc cổ phương Đại an hoàn, có các vị: Sơn tra, Thần khúc, Lai phục tử có tác dụng tiêu thực tích và giáng khí hóa đàm. Các vị Bán hạ, Trần bì, Phục linh có tác dụng hành khí hòa vị, hóa thấp. Theo lý luận của YHCT: tỳ là nguồn sinh đàm, tỳ hư không khống chế được thủy thấp nên ngưng tụ thành đàm trọc. Các vị thuốc trên hợp thành bài thuốc có tác dụng tiêu thực bổ tỳ, chữa chứng tỳ hư thực trệ không hóa, chán ăn, đại tiện không nhuận, rêu lưỡi nhờn, mạch hoạt. Do bài thuốc chữa vào gốc bệnh (bản) nên các triệu chứng (tiêu) gây ra bởi đàm thấp như đau đầu, chóng mặt, chân tay tê nặng, chán ăn bụng đầy, đại tiện rối loạn, lưỡi bệu rêu nhờn, đã được cải thiên rõ rệt.
4.2.2. Tác dụng của cao lỏng Đại an trên các chỉ số lipid máu
* Nồng độ TC giảm rõ rệt với p 0,05). So sánh với một số nghiên cứu khác, nhận thấy tác dụng hạ TC của cao lỏng Đại an cao hơn một số nghiên cứu khác: Trà cây rau mương (Nguyễn Thị Sơn), viên nén “Hạ mỡ” (Nguyễn Thùy Hương), viên nang ngưu tất (Bùi Thị Kim Hoa). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh TC máu cao là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng vữa xơ động mạch và bệnh mạch vành, việc làm giảm TC máu có tác dụng làm giảm tỉ lệ mắc và tử vong của bệnh này.
* Nồng độ TG: đây cũng là một thông số góp phần phản ánh nguy cơ xơ vữa động mạch. Cao lỏng Đại an đã làm giảm rõ rệt nồng độ TG so với trước điều trị với p <0,001. Mức độ giảm tương đương so với nhóm uống Axore tại D60. So sánh với kết quả nghiên cứu của một số loại thảo dược khác cho thấy, hiệu quả của cao lỏng Đại an tương đương với viên Ruvitat (Dương Thị Mộng Ngọc), kém hơn so với cốm tan Tiêu phì linh (Hà Thị Thanh Hương) và nấm Hồng chi (Phạm Thị Bạch Yến)
* Nồng độ HDL- C: HDL-C đóng vai trò loại trừ cholesterol thừa, vì vậy nó được gọi là “cholesterol tốt” và là cơ chế chống VXĐM quan trọng nhất. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy cao lỏng Đại an đã làm tăng nồng độ HDL-c sau 30 ngày điều trị và sau 60 ngày điều trị (6,5% và 8,4%). Mặc dù mức tăng này so với trước điều trị là không có ý nghĩa thống kê, nhưng lại tốt hơn so với nhóm dùng Axore (có xu hướng giảm đi)
* Nồng độ LDL- C: RLLPM có thể biểu hiện nhiều dạng, trong đó tăng choleserol toàn phần và tăng LDL-C được quan tâm nhiều nhất do có nhiều bằng chứng cho thấy giảm choleserol toàn phần và LDL-C có thể phòng ngừa BTM. Theo khuyến cáo của NCEP ATPIII, hạ LDL được coi là mục tiêu chính và non-HDL là mục tiêu thứ hai trong quản lý bệnh nhân RLLPM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao lỏng Đại an sau 30 ngày và 60 ngày điều trị đã làm giảm nồng độ LDL- C lần lượt là 24,2% và 14,1% so với trước điều trị với p<0,01. 
4.2.3. Đánh giá hiệu quả điều trị RLLPM của cao lỏng Đại an theo tiêu chuẩn của YHHĐ và YHCT
Theo tiêu chuẩn YHHĐ: tổng số bệnh nhân đạt hiệu quả tốt và khá chiếm 71,7%, ít hơn so với nhóm Axore (81,7%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Theo tiêu chuẩn YHCT, hiệu quả tốt chiếm 36,7%, hiệu quả khá chiếm 45,0%, không hiệu quả chiếm 18,3% và không có hiệu quả xấu. Ở nhóm Axore, hiệu quả tốt đạt 21,7%, khá đạt 40,0%, không hiệu quả là 31,6% và có 6,7% hiệu quả xấu. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Như vậy, so với thuốc Axore 10mg/24h, cao lỏng Đại an tỏ ra có ưu điểm hơn trong việc làm giảm một số biểu hiện của chứng đàm thấp trên bệnh nhân. Điều này có thể được giải thích là bên cạnh tác dụng hạ lipid máu của một số vị dược liệu trong bài thuốc đã được các nghiên cứu dược lý của YHHĐ chứng minh, bài thuốc còn mang lại tác dụng kiện tỳ tiêu tích, lợi thấp, từ đó có tác dụng trừ đàm trọc và cải thiện được rõ rệt các triệu chứng trên lâm sàng.
4.2.4. Tính an toàn của cao lỏng Đại an
Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy, sau 4 tuần uống thuốc, hoạt độ AST và ALT huyết thanh thỏ uống atorvastatin tăng cao rõ rệt so với các lô còn lại. Ở các lô uống cao lỏng Đại an không làm thay đổi hoạt độ aminotransaminase gan có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh học sau 8 tuần nghiên cứu. Như vậy, sử dụng cao lỏng Đại an vừa mang lại hiệu quả điều trị, vừa hạn chế được tác dụng không mong muốn trên gan khi sử dụng kéo dài. 
Trên lâm sàng, có 3 bệnh nhân (5%) ở nhóm uống cao lỏng Đại an có rối loạn tiêu hóa nhưng ở mức độ nhẹ và tự khỏi sau vài ngày không cần điều trị. Nhóm bệnh nhân uống Axore có 4 bệnh nhân bị mệt mỏi, đau cơ, rối loạn tiêu hóa. Xét nghiệm công thức máu và các xét nghiệm ALT, AST, ure, creatinin, glucose máu tại 2 thời điểm trước và sau điều trị không có sự khác biệt với p>0,05. 
KẾT LUẬN
1. Cao lỏng Đại an có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và tác dụng chống xơ vữa động mạch trên mô hình động vật thực nghiệm.
- Ở mô hình gây tăng lipid máu nội sinh, cao lỏng Đại an ở các liều 9,6g và 19,2 g dược liệu/kg đều làm giảm có ý nghĩa thống kê các chỉ số TC, non-HDL-C so với lô mô hình (p≤ 0,01). Mức giảm cholesterol máu của cao lỏng Đại an ở cả 2 liều tương đương với atorvastatin 100 mg/kg. 
- Ở mô hình gây tăng lipid máu ngoại sinh, cao lỏng Đại an ở các liều 4,8g và 9,6g dược liệu/kg/ngày đều làm giảm nồng độ TC, LDL-C có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị.
- Mức độ thoái hóa mỡ của gan ở các lô uống cao lỏng Đại an có giảm hơn so với lô mô hình. Hình ảnh đại thể và vi thể động mạch chủ của thỏ cho thấy rõ hiệu quả chống XVĐM của cao lỏng Đại an.
2. Cao lỏng Đại an có tác dụng điều trị bệnh nhân rối loạn lipid máu, tương đương với Axore 10mg (atorvastatin). Thuốc có tính an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ trên lâm sàng.
- Cao lỏng Đại an có tác dụng điều chỉnh RLLPM: sau 60 ngày điều trị, nồng độ TC giảm 17,7%; nồng độ TG giảm 20,0%; nồng độ LDL- C giảm 14,1% (p 0,05).
- Tỷ lệ kết quả tốt và khá ở nhóm điều trị cao lỏng Đại an (71,7%) ít hơn so với nhóm Axore (81,7%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 
- Cao lỏng Đại an có xu hướng tác dụng tốt hơn ở 2 thể Đàm trọc ứ trệ và Tỳ thận dương hư so với thể Can thận âm hư, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 
- Sau 60 ngày điều trị bằng cao lỏng Đại an, không thấy thay đổi về chức năng hệ thống tạo máu cũng như chức năng gan, thận ở các bệnh nhân RLLPM. 
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Nên sử dụng cao lỏng Đại an để điều trị cho bệnh nhân có RLLPM. Có thể sử dụng rộng rãi vì thuốc có giá thành thấp, hiệu quả điều trị cao, ít tác dụng phụ.
2. Tiếp tục nghiên cứu chuyển dạng đóng viên nang để tiện lợi hơn cho bệnh nhân sử dụng.

File đính kèm:

  • doctom_tat_luan_an_danh_gia_tac_dung_dieu_chinh_roi_loan_lipid.doc