Tóm tắt Luận án Hiệu quả của fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí mMnh (từ năm 1990 đến năm 2012)

Fluor hóa nước máy là một trong những hình thức sử dụng fluor

để dự phòng sâu răng hữu hiệu nhất cho cộng đồng. Gần đây, Trung

Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật của Hoa Kỳ (CDC) đã

liệt kê chương trình fluor hóa nước vào một trong mười chương

trình y tế quan trọng nhất của thế kỷ thứ 20 (CDC, 2000).

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên trong cả nước đã

thực hiện chương trình fluor hóa nước máy với nồng độ fluor trong

nước là 0,70,1ppm F (1/1990) tại nguồn nước ra từ nhà máy nước

Thủ Đức. Tuy nhiên, nồng độ này đã được điều chỉnh xuống

0,50,1ppm F vào tháng 6 năm 2000 do phát hiện có tình trạng răng

nhiễm fluor trên trẻ em 8 tuổi của thành phố.

Theo báo cáo của Trung Tâm Y tế Dự Phòng thành phố Hồ Chí

Minh, bản đồ nồng độ fluor trong nước máy của thành phố Hồ Chí

Minh chia làm hai vùng rõ rệt: vùng có fluor hóa nước máy và vùng

không có fluor hóa nước máy.

Các bằng chứng hiệu quả của fluor hóa nước máy tại thành phố

với nồng độ 0,7 ppm F đã được chứng minh rõ ràng trong những

nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, việc phân tích tổn phí của chương

trình trên cơ sở hiệu quả giảm sâu răng đạt được vẫn chưa được đề

cập trong những nghiên cứu này.

Tuy nhiên, từ khi giảm nồng độ fluor trong nước máy, chưa có

một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ và chi tiết về hiệu quả cũng

như tổn phí của chương trình ở nồng độ 0,5 ppm này.

pdf 27 trang dienloan 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Hiệu quả của fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí mMnh (từ năm 1990 đến năm 2012)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Hiệu quả của fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí mMnh (từ năm 1990 đến năm 2012)

Tóm tắt Luận án Hiệu quả của fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí mMnh (từ năm 1990 đến năm 2012)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÍNH 
HOÀNG TRỌNG HÙNG 
HIỆU QUẢ CỦA FLUOR HOÁ NƯỚC MÁY 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
(TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2012) 
Chuyên ngành: Răng-Hàm-Mặt 
Mã số: 62720601 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2016 
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Người hướng dẫn khoa học: 
1- PGS.TS. Ngô Thị Quỳnh Lan 
2- TS. Ngô Đồng Khanh 
Phản Biện 1: 
Phản Biện 2: 
Phản Biện 3: 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận án cấp Trường 
Họp tại Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
vào hồi: Giờ Ngày Tháng Năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
1- Thư viện Quốc Gia 
2- Thư Viện Đại Học Y Dược Tp.HCM 
3- Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Tp.HCM 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Fluor hóa nước máy là một trong những hình thức sử dụng fluor 
để dự phòng sâu răng hữu hiệu nhất cho cộng đồng. Gần đây, Trung 
Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật của Hoa Kỳ (CDC) đã 
liệt kê chương trình fluor hóa nước vào một trong mười chương 
trình y tế quan trọng nhất của thế kỷ thứ 20 (CDC, 2000). 
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên trong cả nước đã 
thực hiện chương trình fluor hóa nước máy với nồng độ fluor trong 
nước là 0,7 0,1ppm F (1/1990) tại nguồn nước ra từ nhà máy nước 
Thủ Đức. Tuy nhiên, nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 
0,5 0,1ppm F vào tháng 6 năm 2000 do phát hiện có tình trạng răng 
nhiễm fluor trên trẻ em 8 tuổi của thành phố. 
Theo báo cáo của Trung Tâm Y tế Dự Phòng thành phố Hồ Chí 
Minh, bản đồ nồng độ fluor trong nước máy của thành phố Hồ Chí 
Minh chia làm hai vùng rõ rệt: vùng có fluor hóa nước máy và vùng 
không có fluor hóa nước máy. 
Các bằng chứng hiệu quả của fluor hóa nước máy tại thành phố 
với nồng độ 0,7 ppm F đã được chứng minh rõ ràng trong những 
nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, việc phân tích tổn phí của chương 
trình trên cơ sở hiệu quả giảm sâu răng đạt được vẫn chưa được đề 
cập trong những nghiên cứu này. 
Tuy nhiên, từ khi giảm nồng độ fluor trong nước máy, chưa có 
một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ và chi tiết về hiệu quả cũng 
như tổn phí của chương trình ở nồng độ 0,5 ppm này. 
Nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu như sau: 
 Mục tiêu cụ thể: 
1. Đánh giá hiệu quả giảm sâu răng răng sữa của fluor hóa nước
máy với nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F trên trẻ em 3 tuổi, 5
tuổi và 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến
năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả giảm sâu răng răng vĩnh viễn của fluor hóa
nước máy với nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F trên trẻ em 8
2 
tuổi, 12 tuổi và 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 
1990 đến năm 2012. 
3. Đánh giá sự thay đổi tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình 
trạng nhiễm fluor răng, theo sau việc fluor hóa nước máy ở 
nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F trên trẻ em 8 tuổi, 12 tuổi và 
15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến năm 
2012. 
4. Đánh giá tác động của fluor hóa nước máy lên sinh hoạt hàng 
ngày của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua 
thang đo lường nha xã hội học Child-OIDP phiên bản Việt. 
5. Xác định tổn phí-lợi ích của fluor hóa nước máy tại thành phố 
Hồ Chí Minh ở 2 nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F. 
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm mục đích là để 
xác định bằng chứng hiệu quả của chương trình fluor hóa nước 
được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến nay. 
Tập trung vào chứng minh hiệu quả dự phòng sâu răng, giảm thiểu 
tình trạng răng nhiễm fluor theo sau việc điều chỉnh nồng độ fluor 
trong nguồn nước máy của thành phố vào năm 2000, cải thiện chất 
lượng cuộc sống của cá thể được hưởng chương trình, và định giá 
trị lợi ích về mặt kinh tế do chương trình mang lại. Trên cơ sở các 
bằng chứng khoa học này, các ban ngành liên quan tại thành phố sẽ 
định lại chiến lược dự phòng sâu răng cho trẻ em và cư dân tại 
thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới. 
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI 
1. Cung cấp các bằng chứng khoa học cho các Ban ngành liên 
quan tại thành phố Hồ Chí Minh trong việc đưa ra quyết định 
ngưng hay duy trì chương trình fluor hóa nước máy tại thành 
phố hiện nay. 
2. Góp thêm số liệu khoa học đáng tin cậy cho chương trình 
giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả của chương trình 
fluor hóa nước tại thành phố Hồ Chí Minh. 
3. Đưa ra được diễn tiến sâu răng của trẻ em tại thành phố Hồ 
Chí Minh ở hầu hết mọi lứa tuổi từ cuối thập niên 1980 đến 
nay. 
4. Giúp các nhà nha khoa công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh 
có cơ sở dữ liệu để xây dựng chiến lược dự phòng sâu răng 
3 
cho trẻ em và thanh thiếu niên tại thành phố trong bối cảnh 
mới. 
CẤU TRÚC LUẬN ÁN 
Ngoài phần đặt vấn đề, luận án gồm 4 chương: Chương I (Tổng 
quan tài liệu) gồm 33 trang, Chương II (Đối tượng và phương pháp 
nghiên cứu) gồm 16 trang, Chương III (Kết quả nghiên cứu) gồm 45 
trang, Chương IV (Bàn luận) gồm 44 trang. Bên cạnh đó, luận án có 
phần “kết luận” 4 trang và phần “kiến nghị” 1 trang. 
Luận án có 49 bảng, 16 biểu đồ và 1 sơ đồ, 212 tài liệu tham 
khảo (51 tiếng Việt, 161 tiếng Anh). 
NỘI DUNG 
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. FLUOR HÓA NƯỚC MÁY: 
1.1.1. Định nghĩa fluor hóa nước máy: 
Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ đã chính thức định nghĩa fluor hóa 
nước là sự điều chỉnh nồng độ fluor tự nhiên trong những nguồn 
nước cung cấp cho công cộng không có fluor lên một nồng độ tối 
ưu có lợi cho sức khỏe răng miệng. 
1.1.2. Nồng độ fluor tối ưu: 
Nồng độ fluor hóa nước tối ưu cho các hệ thống cấp nước công 
cộng ở Hoa Kỳ thay đổi theo vùng địa lý và tùy theo nhiệt độ trung 
bình hàng năm của từng vùng. Nồng độ này nằm trong khoảng 0,7 
ppm F đến 1,2 ppm F. Ppm và mg/l là 2 đơn vị tương đương nhau. 1 
ppm tương ứng với 1 mg/l. 
1.1.3. Lịch sử và hiệu quả fluor hóa nước: 
 Lịch sử fluor hóa nước máy ở Hoa Kỳ bắt đầu vào thập kỷ đầu 
tiên của thế kỷ thứ XX và chia làm 4 thời kỳ: (1) phát hiện lâm 
sàng, (2) giai đoạn nghiên cứu dịch tễ học, (3) thời kỳ chứng minh, 
và (4) giai đoạn chuyển giao công nghệ. 
McDonagh và cộng sự (2000) đã chứng minh hiệu quả giảm sâu 
răng vượt trội của fluor hóa nước máy thông qua tổng quan hệ 
thống từ 88 nghiên cứu liên quan. Tổng quan này đã kết luận rằng 
trung bình khác biệt tỷ lệ % sâu răng giữa vùng có và không có 
fluor hóa nước máy là -5,0%-64% (14,6%); và trung bình khác biệt 
SMT-R/smt-r giữa 2 vùng này là 0,5-4,4 (2,25). 48% cá thể sống 
4 
trong cộng đồng có nồng độ 1 ppm F trong nước đã bị nhiễm fluor 
trên răng, trong đó 12,5% có ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 
Tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng răng nhiễm fluor ngày 
nay được chứng minh là do sử dụng fluor từ các nguồn khác ngoài 
fluor có sẵn trong nước. 
Fluor hóa nước máy được xem là một chương trình dự phòng có 
hiệu quả kinh tế cao nhất trong các chương trình dự phòng sâu răng 
bằng biện pháp fluor hiện nay. 
Ngoài ra, Ủy Ban nghiên cứu Y Khoa và Sức Khỏe quốc gia Úc 
(2007) cũng rút ra những kết luận tương tự về hiệu quả của fluor 
hóa nước trong việc làm giảm sâu răng cho cộng đồng. 
1.1.4. Fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Được sự đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, 
chương trình fluor hóa nước máy do Cố Giáo Sư Võ Thế Quang 
làm chủ nhiệm đã tiến hành vào tháng 4/1989, có sự hiện diện của 
BS. Woong Hee Deong, đại diện của WHO. 
Từ năm 1990 chương trình fluor hóa nước mới thực sự bắt đầu 
với nồng độ 0,7 ± 0,1 ppm. Tuy nhiên, từ tháng 6 năm 2000 nồng 
độ này đã được điều chỉnh xuống còn 0,5 ppm F. 
Do hệ thống cấp nước qua đường dẫn không đủ, nên sự phân 
phối nước máy có fluor không giống nhau và chia thành phố làm 
hai vùng: có fluor hóa nước và không fluor hóa nước máy. 
Fluor hóa nước triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh bước đầu 
đã được chứng minh có hiệu quả. Bằng chứng giảm sâu răng cũng 
như tình trạng răng nhiễm fluor ở nồng độ 0,7 ppm đã được chứng 
minh qua các công trình nghiên cứu trước đây. 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trẻ 3, 5, 8, 12 và 15 tuổi sinh 
ra và lớn lên tại thành phố Hồ Chí Minh. 
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: So sánh hồi cứu (lịch sử) kết hợp 
cắt ngang phân tích. 
Thiết kế nghiên cứu đã sử dụng cả phân tích định tính và định 
lượng theo 3 nhóm đo lường chính như sau: 
- Đo lường hiệu quả giảm gánh nặng bệnh tật răng miệng (sâu 
răng và tình trạng răng nhiễm fluor) do chương trình mang 
lại. 
5 
- Đo lường hiệu quả xã hội của chương trình, chủ yếu dựa vào 
các thang đo lường nha xã hội để đánh giá hiệu quả của 
chương trình trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của 
cộng đồng. 
- Đo lường hiệu quả kinh tế của chương trình, chủ yếu tập 
trung vào khía cạnh tổn phí và hiệu quả. 
2.2.1. Giai đoạn 1: Hồi cứu dữ liệu điều tra sức khỏe răng miệng 
tại TP.HCM ở các năm 1989, 1993, 1998, 2000 và 2003. 
- Điều tra năm 1989: Điều tra ban đầu trước khi tiến hành chương 
trình fluor hóa nước tại thành phố Hồ Chí Minh. 
- Điều tra năm 1993: Điều tra sau 3 năm fluor hóa nước với nồng 
độ 0,7 ppm F tại thành phố Hồ Chí Minh. 
- Điều tra năm 1998: điều tra sau 8 năm fluor hóa nước máy với 
nồng độ 0,7 ppm F tại thành phố Hồ Chí Minh. 
- Điều tra năm 2000: Điều tra sau 10 năm fluor hóa nước với nồng 
độ 0,7 ppm F. Trong nghiên cứu này, chỉ hồi cứu dữ liệu sâu răng 
(smt-r/smt-mr) của trẻ 5 tuổi. 
- Điều tra năm 2003: Điều tra sau 12 năm fluor hóa nước với nồng 
độ 0,7 ppm F. 
2.2.2. Giai đoạn 2: Tiến hành các điều tra cắt ngang để khảo sát 
tình trạng sâu răng và nhiễm fluor răng ở trẻ 3 tuổi, 5 tuổi, 8 tuổi, 12 
tuổi và 15 tuổi sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy của 
thành phố xuống 0,5 ppm F trong năm 2011 (đối với trẻ 8 tuổi) và 
2012 (đối với các nhóm trẻ khác). Ngoài ra, điều tra năm 2012, 
nghiên cứu đã khảo sát tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh 
hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi (Chỉ số Child-OIDP). 
Ghi nhận tình trạng sâu răng và nhiễm fluor răng: 
- Khám lâm sàng tình trạng sâu răng sữa và vĩnh viễn ngay tại 
trường học, dưới ánh sáng tự nhiên, theo tiêu chí của WHO 
năm 1997, bởi 5 điều tra viên đã được huấn luyện định chuẩn 
(Kappa: 0,84-0,92). 
- Khám lâm sàng tình trạng nhiễm fluor răng theo chỉ số Dean 
năm 1942, ngay tại trường học bởi 5 điều tra viên đã được 
định chuẩn (Kappa: 0,83-0,93). 
Hồi cứu tiền sử cư ngụ của trẻ: Bảng câu hỏi gửi đến phụ huynh 
học sinh trước ngày khám, để xác định tiền sử cư ngụ và nguồn 
nước mà trẻ đã được sử dụng để ăn/uống từ lúc còn trong bụng mẹ, 
đến khi sinh ra và đến khi trẻ được 8 tuổi. 
6 
Ghi nhận chỉ số Child-OIDP: 
- Bước 1: Phỏng vấn trẻ về những khó chịu từ răng miệng mà 
trẻ gặp phải trong 3 tháng qua. Việc phỏng vấn này dựa theo 
bảng Child-OIDP và thực hiện ngay tại lớp học. 
- Bước 2: Ghi nhận mức độ, tần suất và nguyên nhân răng 
miệng tác động lên 8 hoạt động sống hàng ngày của trẻ, dựa 
trên những khó chịu mà trẻ đã liệt kê bước 1. 
2.2.3. Giai đoạn 3: So sánh và so sánh hồi cứu 
- Các dữ liệu điều tra trong giai đoạn 2 được so sánh với dữ 
liệu hồi cứu trong giai đoạn 1, nhằm đánh giá những thay đổi 
sâu răng cũng như tình trạng nhiễm fluor răng, giữa 2 thời 
điểm lịch sử fluor hóa nước máy với nồng độ khác nhau (0,7 
ppm F và 0,5 ppm F) ở các nhóm tuổi khác nhau. 
- So sánh sự khác biệt về tỷ lệ cũng như mức độ trầm trọng sâu 
răng và tình trạng nhiễm fluor răng, giữa các nhóm trẻ cùng 
trang lứa sống giữa vùng có và không có fluor hóa nước máy, 
ở các thời điểm lịch sử khác nhau của chương trình từ năm 
1990 đến năm 2012. 
2.2.4. Giai đoạn 4: Phân tích tổn phí hiệu quả cũng như lợi ích của 
chương trình ở 2 thời điểm fluor hóa nước máy với nồng độ 0,7 
ppm F và 0,5 ppm F. 
- Phân tích chi phí fluor hóa nước hàng năm 
- Đo lường hiệu quả giảm sâu răng: 
Hiệu quả giảm sâu răng = Giảm smt-r (smt-mr) /SMT-R (SMT-
MR) = Thay đổi smt-r (smt-mr)/SMT-R (SMT-MR) ở vùng có fluor 
hóa (điều tra sau cùng-điều tra ban đầu) - Thay đổi smt-r (smt-
mr)/SMT-R (SMT-MR) ở vùng không có fluor hóa (điều tra sau 
cùng-điều tra ban đầu) 
Hiệu quả giảm sâu răng = Tăng tỷ lệ % không sâu răng = Thay 
đổi % không sâu răng ở vùng có fluor hóa (điều tra sau cùng-điều tra 
ban đầu) - Thay đổi % không sâu răng ở vùng không có fluor hóa 
(điều tra sau cùng-điều tra ban đầu) 
- Tổn phí lợi ích = Tổn phí cho chương trình/Tổn phí cần để dự 
phòng/điều trị các mặt răng sâu. Trong đó: 
 Tổn phí cho chương trình = tổng chi phí cần cho chương trình fluor hóa 
nước máy hàng năm 
 Tổn phí cần thiết để dự phòng/điều trị mặt răng sâu= Số SMT-MR/smt-mr 
giảm x chi phí trám mặt răng sâu* 
7 
 (*): giả định phí để trám một mặt răng sâu theo khung giá áp dụng tại 
Bệnh viện RHM Tp.HCM năm 2012 cộng với chi phi do mất thời gian đi 
trám răng (được tính trung bình bằng 1 giờ công lao động**/một mặt răng 
sâu của phụ huynh trong việc đưa trẻ đi trám răng) 
 (**):Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 
 (*): Ước tính này cũng giả định chi phí cho điều trị răng nhiễm fluor là 
không đáng kể (Giffin và cộng sự, 2002) 
2.2.5. Giai đoạn 4: Liên kết các bằng chứng 
2.3. Các biến nghiên cứu: 
2.3.1. Tình trạng răng nhiễm fluor: 
Các điểm số của chỉ số Dean (1942): 
0 (Bình thường): men răng màu trắng kem sữa 
0,5 (Nghi ngờ): vài đốm trắng, đỉnh tuyết 
1 (Rất nhẹ): trắng đục <25% bề mặt răng. 
2 (Nhẹ): trắng đục >25% và < 50% bề mặt răng. 
3 (Trung bình): trắng đục gần như toàn bộ bề mặt răng. 
4 (Nặng): trắng đục toàn bộ và khiếm khuyết men răng 
Chỉ số nhiễm fluor cộng đồng (CFI): 
Trung bình các điểm số nhiễm fluor trên răng của các cá thể 
khám. Ý nghĩa cộng đồng của CFI được xác định dựa theo thang 
phân loại sau của CFI. 
2.3.2. Tình trạng sâu răng: Tình trạng sâu răng được đánh giá theo 
tiêu chí của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (1989, 1997) và tiêu chí này đã 
được áp dụng cho tất cả các điều tra trong nghiên cứu này. 
- Chỉ số S-R/s-r và SMT-R/smt-r 
- Chỉ số S-MR/s-mr và SMT-MR/smt-mr 
2.3.3. Child-OIDP: 
- Tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày 
được đo lường thông qua chỉ số Child-OIDP (2001). 
- Tác động của các vấn đề sức khỏe răng miệng lên sinh hoạt 
hàng ngày của trẻ được đo lường dựa trên các tham số sau: 
 Tỷ lệ % tác động: Tỷ lệ % trẻ có ít nhất một hoạt động sống 
hàng ngày bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng. 
 Điểm số tác động 
 Cường độ tác động 
 Phạm vi tác động 
2.3.4. Chi phí (Đồng): 
- Chi phí fluor hóa nước ở nồng độ 0,7 ppm F/0,5 ppm F 
- Tổng chi phí fluor hóa nước máy 
8 
- Chi phí trám một mặt răng sữa/vĩnh viễn sâu 
- Chi phí tiết kiệm từ điều trị sâu răng/tổng chi phí fluor hóa 
- Chi phí trung bình một giờ công lao động 
2.4. Kiểm soát sai lệch chọn lựa: 
- Bảng câu hỏi hồi cứu về nơi cư ngụ của trẻ từ khi sinh ra cho 
đến thời điểm nghiên cứu. 
- Nguồn fluor hấp thu: Bảng câu hỏi gởi đến phụ huynh để thu 
thập nguồn nước dùng để ăn/uống của gia đình trẻ. 
2.5. Kiểm soát sai lệch thông tin: Huấn luyện định ch ...  Chí Minh, lại hơi cao hơn so với tỷ lệ % dân 
số có nhiễm fluor trên răng ở nồng độ 0,4 ppm F trong tổng quan 
của Mc.Donagh. 
Có sự giảm đáng kể tỷ lệ và mức độ trầm trọng răng nhiễm fluor 
của trẻ em sống ở vùng có fluor hóa nước máy thành phố Hồ Chí 
Minh khi nồng độ fluor trong nguồn nước này đã được điều chỉnh 
xuống 0,5 ppm F. Sự giảm này cũng tương tự như các nghiên cứu 
tại Hồng Kông, khi quốc gia này giảm nồng độ fluor trong nước 
máy từ 1 ppm F xuống 0,8 ppm F, 0,7 ppm F và 0,5 ppm F. 
Việc giảm nồng fluor trong nước máy xuống 0,5 ppm F đã làm 
giảm đáng kể tỷ lệ và mức độ trầm trọng răng nhiễm fluor của trẻ 8 
tuổi và 12 tuổi. Mặc dầu CFI là “âm tính” ở 2 nhóm trẻ này, nhưng 
nếu chiếu theo tiêu chí của Dean (1942) thì việc giảm này vẫn chưa 
đạt được “ngưỡng tối thiểu” của tình trạng răng nhiễm fluor theo 
sau fluor hóa nước máy. 
Sự khác biệt về tình trạng răng nhiễm fluor giữa các nhóm tuổi 
và giữa các thời điểm điều tra trong cùng nhóm tuổi, được giải thích 
dựa trên sự hình thành mô cứng của răng và chỉ số sử dụng để đo 
lường vấn đề răng miệng này. 
Tăng tỷ lệ % trẻ em ở vùng không có fluor hóa nước máy có tình 
trạng răng nhiễm fluor tại thành phố Hồ Chí Minh theo sau fluor 
hóa nước máy, với cả nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F, được giải 
thích dựa trên hiệu ứng “hào quang” (Lewis và Banting, 1994) và 
“khuyếch tán” (Griffin, 2000) của fluor hóa nước máy. 
Nhìn chung, tỷ lệ và mức độ trầm trọng răng nhiễm fluor của trẻ 
em tại thành phố Hồ Chí Minh sau fluor hóa nước, vẫn thấp hơn rất 
nhiều so với trẻ cùng trang lứa sống ở các tỉnh thành của Việt Nam 
có nồng độ fluor tự nhiên trong nước uống cao. 
Có thể có những nguồn fluor khác ngoài fluor trong nước máy 
góp phần làm gia tăng tỷ lệ và mức độ trầm trọng răng nhiễm fluor 
của trẻ em sống tại vùng có và không có fluor hóa nước máy của 
thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, cần xác định nguy cơ nhiễm fluor 
răng của trẻ sống trong cộng đồng có fluor hóa nước máy hiện nay. 
19 
4.5. Tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng 
ngày của trẻ 12 tuổi ở F+ và F- trong năm 2012. 
Sử dụng thang đo lường nha xã hội học, để đo lường hiệu quả 
của các chương trình chăm sóc răng miệng, trong việc cải thiện chất 
lượng cuộc sống, được xem là một trong những tham số đánh giá 
mới đối với chương trình fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí 
Minh. Trong nghiên cứu này, chỉ số Child-OIDP dùng để đo lường 
tác động của các vấn đề răng miệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày của 
trẻ em được sử dụng cho mục đích nêu trên. 
Đau răng và có lỗ sâu trên răng là 2 vấn đề răng miệng phổ biến 
hơn ở trẻ 12 tuổi sống ở vùng không có fluor hóa nước máy so với 
trẻ sống ở vùng có fluor hóa nước tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có 
hoạt động ăn nhai và học tập bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng 
miệng giữa vùng có fluor và không có fluor hóa nước máy. 
Trẻ 12 tuổi sống ở vùng có fluor hóa nước ít bị tác động trầm 
trọng của các vấn đề răng miệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày hơn là 
trẻ sống ở vùng không có fluor hóa nước máy. 
Đau răng và có lỗ sâu trên răng là 2 nguyên nhân chủ yếu ảnh 
hưởng đến các hoạt động ăn nhai, nghỉ ngơi, học tập và tinh thần 
của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05) về tỷ lệ % học sinh 12 tuổi bị đau răng và 
có lỗ sâu trên răng có ảnh hưởng đến 4 hoạt động này giữa vùng có 
và không có fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh. 
So sánh dữ liệu nghiên cứu này với các kết quả nghiên cứu trên 
trẻ em cùng trang lứa tại Bình Dương và Cần Thơ trong các điều tra 
gần đây cho thấy trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh ít bị tác động 
của các vần đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của mình hơn là 
trẻ cùng trang lứa ở các thành phố nêu trên, đặc biệt là trẻ sống tại 
vùng có fluor hóa nước máy của thành phố. 
4.6. Tổn phí–lợi ích của fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ 
Chí Minh từ năm 1990 đến năm 2012. 
Fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh đã tiết kiệm 
đáng kể chi phí điều trị sâu răng cho cá nhân và cộng đồng. Nồng 
độ 0,5 ppm F đã chứng tỏ tiết kiệm được chi phí điều trị răng sâu 
hơn là nồng độ 0,7 ppm F trong nước. 
Tổn phí dành cho fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí 
Minh, cũng như chi phí tiết kiệm cho điều trị sâu răng của trẻ em tại 
20 
thành phố theo sau fluor hóa nước (nồng độ 0,7 ppm F hay 0,5 ppm 
F), thấp hơn rất nhiều so với các ước tính ở Hoa Kỳ, Canada, và 
thậm chí ở Hồng Kông. Tuy nhiên, khó để so sánh những lợi ích về 
mặt kinh tế của chương trình tại thành phố Hồ Chí Minh với các 
nước phương tây, cũng như các quốc gia phát triển ở châu Á do 
những cách biệt về điều kiện kinh tế xã hội. 
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của fluor hóa nước máy tại thành 
phố Hồ Chí Minh đã sử dụng các dữ liệu ghi nhận sâu răng theo sau 
fluor hóa nước, một cách có hệ thống và phù hợp với lịch sử châm 
fluor vào nước máy của thành phố. 
Có 6 mặt hạn chế trong phân tích tổn phí hiệu quả của fluor hóa 
nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến nay. Đa số 
những hạn chế này cũng đang được các nhà nghiên cứu tranh cãi, và 
cũng là hạn chế của nhiều nghiên cứu liên quan trên thế giới hiện 
nay. 
KẾT LUẬN 
1- Hiệu quả giảm sâu răng sữa của việc fluor hóa nước máy: 
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ và mức độ trầm 
trọng sâu răng sữa ở trẻ 3 tuổi và 5 tuổi sống giữa vùng có và 
không có fluor hóa nước máy, dù nồng độ fluor trong nước máy 
là 0,7 ppm F hay 0,5 ppm F. Sự khác biệt này không tìm thấy ở 
các điều tra trước fluor hóa nước máy. 
- Trẻ 3 tuổi/5 tuổi ở vùng không có fluor hóa nước có nguy cơ 
sâu răng gấp 2,36/4,75 lần so với trẻ ở vùng không có fluor hóa 
nước, dù là được hấp thu fluor từ nước máy với nồng độ 0,7 
ppm F hay 0,5 ppm F. So với thời điểm trước fluor hóa nước 
máy, tỷ lệ % sâu răng của trẻ 3 tuổi đã giảm 5,26 /2,22 lần sau 
fluor hóa nước với nồng độ 0,7 ppm F và 4,76/4,55 lần sau fluor 
hóa nước máy với nồng độ 0,5 ppm F (p<0,001). 
- Fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh đã làm giảm 
18,2%-18,7% sâu răng sữa ở 3 trẻ tuổi và giảm 18,0% - 27,0% 
sâu răng sữa ở 5 trẻ tuổi. 
- Trung bình một trẻ 3 tuổi và 5 tuổi sống trong cộng đồng có 
fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh đã giảm 1,79 - 
2,35 và 4,94 - 3,99 răng sữa sâu. 
21 
- Trung bình một trẻ 3 tuổi và 5 tuổi sống tại vùng có fluor hóa 
nước máy ở thành phố Hồ Chí Minh đã giảm 2,63 - 4,77 và 
8,95 - 10,56 mặt răng sữa sâu. 
- Nồng độ 0,5 ppm F duy trì hiệu quả giảm sâu răng sữa tương tự 
nồng độ 0,7 ppm F. 
2- Hiệu quả giảm sâu răng vĩnh viễn của việc fluor hóa nước 
máy tại thành phố Hồ Chí Minh: 
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ và mức độ trầm 
trọng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi và 15 tuổi sống giữa vùng 
có và không có fluor hóa nước máy, dù nồng độ fluor trong 
nước máy là 0,7 ppm F hay 0,5 ppm F. Sự khác biệt này không 
tìm thấy ở điều tra trước fluor hóa nước máy. 
- Trẻ 12 tuổi sống ở vùng không có fluor hóa nước có nguy cơ 
sâu răng 3,89 lần (p<0,001) so với trẻ cùng trang lứa sống ở 
vùng không có fluor hóa nước dù là được hấp thu fluor từ nước 
máy với nồng độ 0,7 ppm F hay 0,5 ppm F. So với thời điểm 
trước khi bắt đầu chương trình fluor hóa, tỷ lệ % sâu răng vĩnh 
viễn của trẻ 12 tuổi đã giảm 5,88 lần và 6,66 lần (p<0,001), 
tương ứng với nồng độ fluor trong nước máy là 0,7 ppm F và 
0,5 ppm F. 
- Trẻ 15 tuổi sống ở vùng không có fluor hóa nước có nguy cơ 
sâu răng gấp 3,45 lần (p<0,001) so với trẻ cùng trang lứa sống ở 
vùng không có fluor hóa nước, dù là nồng độ fluor trong nước 
máy là 0,7 ppm F hay 0,5 ppm F. Trẻ 15 tuổi trong điều tra sau 
fluor hóa nước máy với nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F đã 
giảm sâu răng 4,35 lần và 3,03 lần so với trẻ cùng trang lứa 
trong điều tra khi tiến hành fluor hóa nước máy tại thành phố. 
Sự giảm này có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,001). 
- Fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh đã làm giảm 
31,6%-43,2% sâu răng vĩnh viễn ở 12 trẻ tuổi và giảm 24,0%-
33,8% sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 15 tuổi. 
- Trung bình một trẻ 12 tuổi và 15 tuổi sống trong cộng đồng có 
fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh đã giảm 1,53–
21,83 và giảm 2,25–2,89 răng vĩnh viễn sâu. 
- Trung bình một trẻ 12 tuổi và 15 tuổi sống trong vùng có fluor 
hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh đã giảm 2,89 – 3,25 
và 4,99 – 5,09 mặt răng vĩnh viễn sâu. 
22 
- Nồng độ 0,5 ppm F trong nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh 
vẫn duy trì được hiệu quả giảm sâu răng vĩnh viễn tương tự 
nồng độ 0,7 ppm F. 
- Có xu hướng TĂNG sâu răng vĩnh viễn ở vùng không có fluor 
hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 
3- Tình trạng răng nhiễm fluor theo sau fluor hóa nước máy tại 
thành phố Hồ Chí Minh: 
- Ở trẻ 8 tuổi: 
 Tỷ lệ % răng nhiễm fluor giảm từ 22,0% (ở nồng độ 0,7 
ppm F) xuống 18,4% (ở nồng độ 0,5 ppm F). 
 CFI giảm từ mức “giới hạn” (ở nồng độ 0,7 ppm F) xuống 
“âm tính” (ở nồng độ 0,5 ppm F) tại vùng F+. 
- Ở trẻ 12 tuổi: 
 Tỷ lệ % nhiễm fluor răng giảm từ 31,4% (0,7 ppm) xuống 
24,3 % (0,5 ppm) 
 CFI giảm từ mức “giới hạn/nhẹ” xuống “âm tính” ở vùng 
F+ 
- Ở trẻ 15 tuổi: So giữa nồng độ 0,7 ppm F, nồng độ 0,5 ppm F 
 Tỷ lệ % nhiễm fluor răng giảm từ 30,0 % (0,7 ppm F) 
xuống 26,2 % (0,5 ppm F) 
 CFI KHÔNG thay đổi, giữ ở mức “Giới hạn” ở vùng F+ 
- Giảm nồng độ fluor trong nước máy từ 0,7 ppm F xuống 0,5 ppm 
F tại thành phố Hồ Chí Minh đã làm giảm đáng kể tỷ lệ và mức độ 
trầm trọng của tình trạng răng nhiễm fluor ở cả trẻ 8 tuổi và 12 tuổi. 
Tuy nhiên, sự giảm này không tìm thấy được ở trẻ 15 tuổi. 
4- Tác động của fluor hóa nước máy lên sinh hoạt hàng ngày 
của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh: 
- Fluor hóa nước máy đã cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ 
12 tuổi, thông qua việc làm giảm đáng kể tác động của các vấn 
đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi sống tại 
vùng có fluor hóa nước máy của thành phố Hồ Chí Minh. 
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có 
hoạt động ăn nhai và học tập bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng 
miệng giữa vùng có fluor và không có fluor hóa nước máy. 
- Trẻ 12 tuổi sống ở vùng có fluor hóa nước ít bị tác động trầm 
trọng của các vấn đề răng miệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày hơn 
là trẻ sống ở vùng không có fluor hóa nước máy. 
23 
- Đau răng và có lỗ sâu trên răng là 2 nguyên nhân chủ yếu ảnh 
hưởng đến các hoạt động ăn nhai, nghỉ ngơi, học tập và tinh 
thần của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Có sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về tỷ lệ % học sinh 12 tuổi bị đau 
răng và có lỗ sâu trên răng có ảnh hưởng đến 4 hoạt động này 
giữa vùng có và không có fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ 
Chí Minh. 
5- Tổn phí và hiệu quả của fluor hóa nước máy tại thành phố 
Hồ Chí Minh: 
- Trung bình chi phí châm fluor mỗi năm cho một cá thể sống tại 
vùng có fluor hóa nước máy của thành phố Hồ Chí Minh là 
144,54 đồng nếu là nồng độ 0,7 ppm F, và là 96,36 đồng nếu là 
nồng độ 0,5 ppm F. 
- Trung bình chi phí để phòng ngừa một mặt răng sữa khỏi bị sâu, 
bằng chương trình fluor hóa nước, cho trẻ em ở độ tuổi mẫu 
giáo từ 3-5 tuổi là 68,44-164,87 đồng nếu là nồng độ 0,7 ppm F, 
và 53,83 đồng – 60,60 đồng nếu là nồng độ 0,5 ppm F. 
- Trung bình chi phí để phòng ngừa một mặt răng vĩnh viễn khỏi 
bị sâu, bằng chương trình fluor hóa nước, cho trẻ em 12 tuổi là 
533,69 đồng nếu là nồng độ 0,7 ppm F, và 400,11 đồng nếu là 
nồng độ 0,5 ppm F. 
- Một đồng dành cho fluor hóa nước máy tiết kiệm được 424,57-
1022,83 đồng dành cho điều trị răng sữa sâu nếu là nồng độ 0,7 
ppm F, và 1155,04-1300,33 đồng nếu là nồng độ 0,5 ppm F. 
- Tương tự, một đồng dành cho fluor hóa nước máy tiết kiệm 
được 262,33 đồng dành cho điều trị răng vĩnh viễn sâu nếu là 
nồng độ 0,7 ppm F và 349,90 đồng nếu là nồng độ 0,5 ppm F. 
- Nồng độ 0,5 ppm fluor trong nước máy tiết kiệm đáng kể chi 
phí cho cá nhân và cộng đồng trong điều trị răng sữa sâu hơn là 
nồng độ 0,7 ppm F, mặc dầu hiệu quả giảm sâu răng không thay 
đổi. 
Hiệu quả của việc Fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí 
Minh đã khẳng định cam kết của một chương trình dự phòng sâu 
răng hiệu quả, an toàn, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng 
đồng và là chương trình nha khoa công cộng chi phí thấp-hiệu quả 
cao như đã đề ra ngay từ lúc triển khai. 
24 
KIẾN NGHỊ 
 Bằng chứng hiệu quả cao trong dự phòng sâu răng sữa và vĩnh 
viễn cho trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã khẳng 
định việc duy trì và mở rộng chương trình fluor hóa nước máy 
là rất cần thiết và fluor hoá nước máy nên được xem là một 
trong những chiến lược dự phòng sâu răng tương lai không chỉ 
cho trẻ em mà nhân dân toàn thành phố Hồ Chí Minh 
 Cải thiện tích cực mạng lưới phân phối nước máy qua đó mở 
rộng chương trình fluor hóa nước máy đến các quận/huyện chưa 
có chương trình trong toàn thành phố Hồ Chí Minh. 
 Chiến lược dự phòng sâu răng cho trẻ em tại thành phố Hồ Chí 
Minh nên cân nhắc đến sự phân cực sâu răng của trẻ em sống 
tại vùng có và không có fluor hóa nước của thành phố. Nên tập 
trung dự phòng cho nhóm trẻ sâu răng cao. 
 Cần phân tích tổng liều lượng fluor hấp thu ở trẻ em ở các lứa 
tuổi chìa khóa để xác định liều lượng fluor tối ưu cho chương 
trình dự phòng sâu răng của thành phố trong tương lai. 
 Khảo sát sự hiện diện của fluor trong các mô keratin (tóc, 
móng) và mô khóang hóa (răng) ở trẻ em sống tại vùng có fluor 
hóa nước và không có fluor hóa nước máy để xác định sự hấp 
thu của fluor và giá trị lợi ích về mặt sinh học của fluor hóa 
nước máy tại thành phố. 
 Cần thực hiện thêm các nghiên cứu phân tích xu hướng tăng sâu 
răng vĩnh viễn của trẻ sống ở vùng không có fluor hóa nước và 
xác định chiến lược dự phòng sâu răng thích hợp cho nhóm dân 
số này. 
 Xác định bản đồ fluor trong nước uống của thành phố Hồ Chí 
Minh. 
 Cần thực hiện các nghiên cứu dịch tễ học phân tích để xác định 
bằng chứng về nguy cơ sâu răng cũng như tình trạng răng 
nhiễm fluor của trẻ em sống ở cả hai vùng có và không có fluor 
hóa nước máy. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Hoàng Trọng Hùng, Ngô Đồng Khanh (2013), “Thay đổi 
tình trạng sâu răng và tình trạng răng nhiễm fluor của trẻ 8 
tuổi, sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy tại 
thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Tp HCM, Tập 17-
Số 4, tr 222-8. 
2. Hoàng Trọng Hùng, Ngô Thị Quỳnh Lan (2013), “Tình 
trạng nhiễm fluor răng ở các răng cửa và răng cối lớn vĩnh 
viễn thứ nhất của trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh”, 
Tạp chí Y học Tp HCM, Phụ bản tập 17- Số 3, tr 163-69. 
3. Hoàng Trọng Hùng, Ngô Thị Quỳnh Lan (2014), “Tác 
động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày 
của trẻ 12 tuổi tại hai vùng có và không có fluor hoá nước 
máy của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012”, Tạp chí Y 
học Tp HCM, Phụ Bản Tập 18-Số 2, tr 249-56. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_hieu_qua_cua_fluor_hoa_nuoc_may_tai_thanh_ph.pdf