Tóm tắt Luận án Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên thế giới. Theo ước tính

của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2000 trên thế giới đã có khoảng 972

triệu người bị tăng huyết áp (chiếm 26,4% dân số), và có tới 7,5 triệu người tử

vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp. Dự báo đến năm 2025 có

khoảng 1,56 tỷ người bị tăng huyết áp [1].

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh

lý về tim mạch. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch

hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do tăng huyết áp [2].

Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng: Kết quả

điều tra dịch tễ học của Viện Tim mạch Trung Ương tại 8 tỉnh, thành phố của

cả nước năm 2008 cho thấy tỷ lệ người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên bị tăng

huyết áp là 25,1% [2]. Theo điều tra quốc gia gần đây (2015) của Cục Y tế dự

phòng - Bộ Y tế ở người trưởng thành từ 18 - 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố

cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 18,9% [3].

Tăng huyết áp là căn bệnh diễn tiến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo.

Những dấu hiệu của tăng huyết áp thường không đặc hiệu và người bệnh

thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường cho đến khi xảy ra

tai biến. Vì vậy, tăng huyết áp mà phần lớn không tìm thấy nguyên nhân

(khoảng 95%) đang trở thành mối đe dọa toàn thể nhân loại bởi nhiều biến

chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy tim, suy thận

mạn thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến

sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình

và xã hội.

pdf 220 trang dienloan 5000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng

Tóm tắt Luận án Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
TRƢƠNG THỊ THÙY DƢƠNG 
HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH 
 TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC DINH DƢỠNG 
NHẰM CẢI THIỆN MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ 
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI - 2016 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
TRƢƠNG THỊ THÙY DƢƠNG 
HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH 
 TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC DINH DƢỠNG 
NHẰM CẢI THIỆN MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ 
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG 
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng 
Mã số: 62.72.03.03 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
 1. PGS.TS. Lê Thị Hƣơng 
 2. PGS.TS. Lê Thị Tài 
HÀ NỘI - 2016 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Trương Thị Thùy Dương, nghiên cứu sinh khóa 31,Trường Đại học 
Y Hà Nội, chuyên ngành Dinh Dưỡng, xin cam đoan: 
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn 
của PGS.TS. Lê Thị Hương và PGS.TS. Lê Thị Tài. Để thực hiện luận án này 
tôi đã được Ban chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu thực trạng, xây 
dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi 
khí hậu ở Việt Nam” của Trường Đại học Y Hà Nội mã số ĐTĐL.2012-G/32 
do PGS.TS. Lê Thị Tài làm chủ nhiệm đề tài cho phép tôi được tham gia và sử 
dụng một phần số liệu của đề tài. 
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã 
được công bố tại Việt Nam. 
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, 
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi 
nghiên cứu. 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. 
 Hà Nội, tháng 12 năm 2016 
 Ngƣời viết cam đoan 
 Trƣơng Thị Thùy Dƣơng 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học - Trường 
Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tận tình 
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Trung tâm y tế huyện Bình Lục, Ủy ban nhân 
dân, Trạm Y tế và các ban ngành xã An Lão, huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam 
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của Viện Y học dự phòng và 
Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến 
thức về chuyên môn và nghiên cứu khoa học. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Hiến trong ban chủ nhiệm 
đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, 
kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” 
của Trường Đại học Y Hà Nội đã cho phép, tạo điều kiên thuận lợi và giúp 
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị Hương và 
PGS.TS. Lê Thị Tài, hai cô đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt tôi trong suốt 3 năm 
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. 
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Gia đình, đồng nghiệp 
và bạn bè, những người luôn sát cánh, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt 
quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong công việc và cuộc sống. 
Tác giả 
Trƣơng Thị Thùy Dƣơng 
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt 
CDC 
: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ 
 (Centers for Disease Control and Prevention) 
CSHQct : Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp 
CSHQch : Chỉ số hiệu quả của nhóm chứng 
95% CI : Khoảng tin cậy 95% (Confidence Interval) 
ĐMĐ : Điểm mong đợi 
HA : Huyết áp 
HDL- C : Lipoprotein có tỷ trọng cao - vận chuyển Cholesterol 
 (High Density Lipoprotein- Cholesterol) 
HQCT : Hiệu quả can thiệp 
JNC : Liên Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ 
 (Joint National Committee) 
ESH : Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu 
 (European Society of Hypertension) 
ISH : Hiệp hội tăng huyết áp thế giới 
 (International Society of Hypertention) 
JNC : Liên Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ 
 (Joint National Committee) 
LDL- C 
PVS 
RAA 
TLN 
: Lipoprotein có tỷ trọng thấp - vận chuyển Cholesterol 
(Low Density Lipoprotein- Cholesterol) 
: Phỏng vấn sâu 
: Hệ Renin - Angiotensin - Aldosteron 
: Thảo luận nhóm 
THA : Tăng huyết áp 
TTGDDD : Truyền thông giáo dục dinh dưỡng 
TTGDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe 
TBMMN 
VB/VM 
: Tai biến mạch máu não 
: Vòng bụng/vòng mông 
WHO 
WHO/ISH 
: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) 
: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)/ 
 Hiệp hội tăng huyết áp thế giới (International Society of 
Hypertention) 
WHR : Tỉ số Vòng bụng/Vòng mông (Waist/Hip Ratio) 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................................................................................................. 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................................................................................................... 
MỤC LỤC ............................................................................................................................................................................................................................................ 
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................................................................................................................ 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................................................................................................................. 
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................................................................................................................... 1 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................................................ 4 
1.1. Tăng huyết áp và tình hình tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam ................. 4 
1.2. Vai trò của dinh dưỡng và một số biện pháp dự phòng tăng huyết áp ở 
cộng đồng ....................................................................................................................................................................................................................... 24 
1.3. Mô hình và vai trò của truyền thông giáo dục dinh dưỡng phòng chống 
tăng huyết áp tại cộng đồng ......................................................................................................................................................... 33 
1.4. Một số nghiên cứu can thiệp áp dụng mô hình truyền thông giáo dục 
dinh dưỡng tại cộng đồng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ của 
tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam .............................................................................................................. 36 
1.5. Khái quát về địa bàn nghiên cứu huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ........................... 44 
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 46 
2.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................................................................................................. 46 
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................................................................................................... 46 
2.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................................................................................... 46 
2.4. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................................................................................................... 47 
2.5. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................................................................................................................... 48 
2.6. Nội dung, các biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................................................................... 51 
2.7. Các bước xây dựng mô hình và hoạt động của mô hình can thiệp 
truyền thông giáo dục dinh dưỡng phòng chống tăng huyết áp tại xã 
An Lão ................................................................................................................................................................................................................................. 54 
2.8. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin .................................................................................................................... 61 
2.9. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................................................................................................. 67 
2.10. Sai số và khống chế sai số ........................................................................................................................................................... 68 
2.11. Các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................................................ 69 
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 71 
3.1. Thực trạng, một số yếu tố nguy cơ và kiến thức, thực hành phòng 
chống tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã Đồn Xá (xã đối 
chứng) và An Lão (xã can thiệp) của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam .......... 71 
3.2. Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải 
thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng ................................................... 89 
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................................................................................................... 116 
4.1. Thực trạng, một số yếu tố nguy cơ và kiến thức, thực hành phòng 
chống tăng huyết áp của người trưởng thành tại hai xã An Lão và Đồn 
Xá của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ............................................................................................................... 116 
4.2. Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải 
thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng .............................................. 126 
4.3. Một số hạn chế của đề tài ............................................................................................................................................................. 145 
4.4. Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................................................................................... 145 
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................................................................................................... 147 
1. Thực trạng, một số yếu tố nguy cơ và kiến thức, thực hành phòng chống 
tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã An Lão và Vân Đồn của 
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ........................................................................................................................................... 147 
2. Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện 
một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng ................................................................ 148 
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................................................................................................................... 150 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................................................................... 
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................... 
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................................................................................................... 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp theo WHO / ISH (2003) ................................................................................... 4 
Bảng 1.2. Phân bố tăng huyết áp trên 100.000 dân theo vùng sinh thái (từ 
năm 2000 đến năm 2013 ............................................................................................................................................. 14 
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu tại hai xã của huyện 
Bình Lục, tỉnh Hà Nam tại thời điểm điều tra ban đầu ....................................... 71 
Bảng 3.2. Giá trị trung bình về chỉ số nhân trắc, BMI và huyết áp của đối 
tượng nghiên cứu ở hai xã đối chứng và xã can thiệp của huyện 
Bình Lục .................................................................................................................................................................................................... 72 
Bảng 3.3. Tỷ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ở hai xã ....................................... 73 
Bảng 3.4. Tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ với tăng huyết áp ở hai xã ..................................... 74 
Bảng 3.5. Liên quan giữa giới, chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu ở hai 
xã với tăng huyết áp ............................................................................................................................................................ 75 
Bảng 3.6. Liên quan giữa độ tuổi của đối tượng nghiên cứu với tăng huyết áp ..... 76 
Bảng 3.7. Liên quan giữa thói quen ăn uống và lối sống của đối tượng 
nghiên cứu với tăng huyết áp ............................................................................................................................. 77 
Bảng 3.8. Kiến thức về số đo huyết áp của bản thân về khái niệm, các dấu hiệu 
và hậu quả của tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ở hai xã ............ 78 
Bảng 3.9. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu với 
tăng huyết áp ở hai xã ...................................................................................................................................................... 80 
Bảng 3.10. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp dự phòng 
tăng huyết áp ở hai xã ...................................................................................................................................................... 82 
Bảng 3.11. Mức độ kiến thức của đối tượng nghiên c ... m 7 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
VIỆN ĐÀO TẠO YHDP VÀ YTCC 
MẪU HƢỚNG DẪN 
THẢO LUẬN NHÓM BAN CHỈ ĐẠO HUYỆN 
(Sau can thiệp) 
1. Những kết quả đạt được của hoạt động ban chỉ đạo trong phòng chống tăng 
huyết áp? 
2. Các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng phòng chống tăng huyết 
áp đã đạt được? 
3. Tác động, ảnh hưởng của đề tài đến Ban Chỉ đạo, đến cán bộ y tế và đến 
người dân 
4. Ý kiến đề nghị của các Ông/Bà 
Phụ lục 17 - Mẫu thảo luận nhóm 8 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
VIỆN ĐÀO TẠO YHDP VÀ YTCC 
MẪU HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM 
ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO, BAN NGÀNH ĐOÀN THỂ XÃ AN LÃO 
(Sau can thiệp) 
1. Đánh giá về những thay đổi kiến thức, thực hành phòng chống tăng huyết 
áp tại xã An Lão 
2. Những hoạt động của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng phòng 
chống tăng huyết áp đã thực hiện và kết quả đạt được? 
3. Ý kiến đề nghị của các Ông/Bà? 
Xin trân trọng cảm ơn Ông/Bà! 
Phụ lục 18 
Bảng 18.1. Bảng chấm điểm kiến thức của đối tượng nghiên cứu về phòng 
chống tăng huyết áp 
Các tiêu chí đánh giá kiến thức 
Tính 
điểm 
Kiến thức về số đo huyết áp Biết số đo huyết áp của bản thân 1 
Kiến thức về khái niệm tăng huyết áp 
1. HA tối đa ≥140 mmHg và HA tối 
thiểu ≥90 mmHg 
1 
2. Huyết áp tối đa ≥140 mmHg hoặc 
huyết áp tối thiểu ≥90 mmHg 
1 
Kiến thức về các dấu hiệu của THA 
Đau đầu 1 
Hoa mắt chóng mặt 1 
Đau ngực 1 
Nóng mặt/đỏ mặt 1 
Kiến thức về hậu quả/biến chứng của THA 
Đột quỵ não/TBMMN 1 
Suy tim/bệnh tim mạch khác 1 
Biến chứng mắt 1 
Liệt 1 
Suy gan/suy thận 1 
Tử vong 1 
Tổng điểm về kiến thức khái niệm, dấu hiệu và hậu quả của THA (điểm 
mong đợi) 
12 
Tính tỷ lệ giữa tổng điểm đạt được về kiến thức khái niệm, dấu hiệu và hậu 
quả của THA/điểm mong đợi 
Kiến thức về các yếu tố nguy cơ của THA 
Thói quen ăn mặn 1 
Ăn nhiều đường 1 
Ăn nhiều chất béo 1 
Thừa cân/béo phì 1 
Ít vận động 1 
Hút thuốc lá 1 
Uống nhiều rượu, bia 1 
Tuổi cao 1 
Căng thẳng tinh thần 1 
Tiền sử gia đình có người tăng huyết áp 1 
Tổng điểm kiến thức về các yếu tố nguy cơ (điểm mong đợi) 11 
Tính tỷ lệ giữa tổng điểm đạt được về kiến thức các yếu tố nguy cơ của 
THA/điểm mong đợi 
Kiến thức về các biện pháp dự phòng THA 
Luyện tập thể thao 1 
Bỏ thuốc lá 1 
Không uống rượu /bia 1 
Giảm cân nặng 1 
Ăn nhiều rau/quả 1 
Ăn ít chất béo 1 
Ăn ít muối 1 
Không thức khuya 1 
Tổng điểm kiến thức về các biện pháp dự phòng (điểm mong đợi) 8 
Tính tỷ lệ giữa tổng điểm đạt được về kiến thức các biện pháp dự phòng/điểm 
mong đợi 
Tổng điểm kiến thức chung về phòng chống tăng huyết áp (điểm mong đợi) 31 
Tính tỷ lệ tổng điểm đạt được về kiến thức chung THA/điểm mong đợi 
Bảng 18.2. Bảng chấm điểm thực hành của đối tượng nghiên cứu về 
 tăng huyết áp 
Các tiêu chí đánh giá thực hành 
Tính 
điểm 
Thực hành về phòng biến 
chứng của tăng huyết áp 
Ăn giảm muối 1 
Ăn giảm đường 1 
Tăng cường ăn rau quả 1 
Không uống rượu bia 1 
Không hút thuốc lá 1 
Giảm cân nặng 1 
 Không thức quá khuya 1 
 Tránh căng thẳng thần kinh 1 
 Uống thuốc huyết áp thường xuyên 1 
Tổng điểm thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp (điểm mong đợi) 9 
Tỷ lệ tổng điểm đạt được về thực hành phòng biến chứng tăng huyết 
áp/điểm mong đợi 
Phụ lục 19 
 TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP 
(Dùng để phát thanh và phát tới từng hộ gia đình) 
Tăng huyết áp ngày nay đã trở thành một bệnh khá phổ biến, gây nguy 
hại lớn tới sức khoẻ. Tăng huyết áp là nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến 
bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. 
Thế nào là tăng huyết áp? 
Người bình thường không bị tăng huyết áp là người có huyết áp tối đa dưới 
140 mi li mét thủy ngân và huyết áp tối thiểu dưới 90 mi li mét thủy ngân. 
Khi huyết áp tối đa đo được từ 140 mi li mét thủy ngân trở lên và huyết 
áp tối thiểu từ 90 mi li mét thủy ngân trở lên là bị tăng huyết áp. Ví dụ: người 
có huyết áp là 140/90 mi li mét thủy ngân, hay 140/70 mi li mét thủy ngân 
hay 120/90 mi li mét thủy ngân đều coi là người bị tăng huyết áp. 
Làm thế nào để biết mình có bị tăng huyết áp hay không? 
Chỉ có một số ít các bệnh nhân tăng huyết áp là có một vài triệu chứng 
làm cho họ đi khám bệnh như: đau đầu, chóng mặt, cảm giác “ruồi bay”, mặt 
đỏ bừng, ù tai, Còn lại phần lớn người bị bệnh tăng huyết áp thường không 
thấy có biểu hiện gì khác thường. Vì vậy đo huyết áp là cách duy nhất để biết 
mình có bị tăng huyết áp hay không. 
Tăng huyết áp có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sức khỏe? 
Người bị bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị có thể sẽ gây ra nhiều 
biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng chính của tăng huyết áp đó là: 
- Các biến chứng về tim như: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim 
- Các biến chứng về não như: Tai biến mạch máu não, thường gặp là 
nhũn não, xuất huyết não có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. 
- Các biến chứng về thận như: Đái ra protein, phù, suy thận 
- Các biến chứng về mắt như: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai 
thị trong mắt. 
- Các biến chứng về mạch máu như: Phình hoặc phình tách thành động 
mạch, các bệnh động mạch ngoại vi 
Những ngƣời nhƣ thế nào thì dễ bị tăng huyết áp? 
- Người ăn mặn hơn những người khác, tức là ăn nhiều hơn 1 thìa cà phê 
muối một ngày. 
- Người ăn nhiều mỡ động vật. 
- Người hút thuốc lá, thuốc lào. 
- Người uống nhiều rượu, bia. 
- Người có huyết áp tối đa từ 120 đến 139 mi li mét thủy ngân và huyết 
áp tối thiểu từ 80 đến 89 mi li mét thủy ngân. 
- Người thừa cân, béo phì. 
- Người mắc bệnh đái tháo đường. 
- Người có rối loạn mỡ máu, mỡ máu cao. 
- Người hay căng thẳng, lo âu quá mức. 
- Khi thời tiết thay đổi thất thường như nắng nóng, áp thấp nhiệt đới, bão 
từ hoặc quá lạnh là dễ bị tăng huyết áp, đặc biệt đối với người già. 
Làm thế nào để phòng bệnh tăng huyết áp? 
Các biện pháp sau đây được áp dụng cho tất cả mọi người để phòng bệnh 
tăng huyết áp: 
- Ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ kali và các chất vi lượng, cụ thể là: 
+ Ăn giảm muối, tức là ăn ít hơn 1 thìa cà phê muối mỗi ngày. 
+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. 
+ Hạn chế những thức ăn có nhiều dầu, mỡ, nhất là mỡ động vật. 
- Giữ cân nặng hợp lý, không để quá béo. 
- Hạn chế uống rượu bia, tức là: 
+ Với nam: không uống quá 2 cốc chuẩn một ngày và tổng cộng không 
quá 12 cốc chuẩn một tuần. 
+ Với nữ: không uống quá 1 cốc chuẩn một ngày và tổng cộng không 
quá 8 cốc chuẩn một tuần. Một cốc chuẩn là tương đương với 330ml bia hoặc 
120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh. 
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào hoàn toàn. 
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc 
vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày. 
- Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; 
- Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, tránh bị quá nóng hoặc quá lạnh đột ngột. 
Khi đƣợc chẩn đoán là tăng huyết áp cần đƣợc theo dõi, điều trị nhƣ 
thế nào? 
- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi huyết áp thường 
xuyên, lâu dài theo hướng dẫn của thày thuốc. 
- Điều trị bằng thuốc đúng và đủ hàng ngày theo chỉ định của thày thuốc. 
Tóm lại: Tăng huyết áp là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng được. 
Người bị bệnh tăng huyết ápvẫn có thể sống lâu, sống khỏe mạnh nếu phát 
hiện sớm, sử dụng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý theo 
đúng hướng dẫn của cán bộ y tế. 
Phụ lục 20 
TỜ RƠI CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ 
 ĐỂ PHÒNG, CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP 
Phụ lục 21 
Hộp 21.1. Kết quả xây dựng mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng 
 tại cộng đồng 
 “Ban chỉ đạo của huyện, xã được thành lập; các thông tin về thực hiện đề 
tài các thành viên của Ban chỉ đạo đã nắm được qua giao ban và một số đại 
diện ban ngành đã có những hoạt động chỉ đạo cụ thể”. 
PVS đại diện cán bộ y tế huyện 
Hộp 21.2. Kết quả xác định nhu cầu truyền thông 
 của đối tượng nghiên cứu 
 “Phải nâng cao hiểu biết cho mọi người nếu không sẽ ảnh hưởng đến chính 
mình và những người xung quanh... Tuyên truyền cho người dân thường xuyên, 
bên cạnh đó cũng phải có chế tài cụ thể, giống như luật giao thông”. 
 “Tập huấn kết hợp phát tài liệu cho các gia đình thì phù hợp hơn, người 
dân có thể đọc trong gia đình.” 
 “Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể tuyên truyền giáo 
dục cho người dân đến tận thôn xóm, thường xuyên, liên tục” 
TLN lãnh đạo cộng đồng 
“Đã có những chương trình tăng huyết áp nhưng chỉ tập trung vào bệnh 
nhân còn toàn dân thì chưa làm được. Truyền thông cho người dân hiểu biết 
và thực hành. Tuyên truyền giáo dục, kiên trì bền bỉ vẫn là quan trọng nhất. 
Tuy nhiên phải có kiến thức đầy đủ, phải có kỹ năng”. 
“Lồng ghép với các hoạt động của thôn xóm, nhưng nên có các tờ rơi; 
phải có kế hoạch, thời gian nào, nội dung gì, đối tượng gì. Đơn giản, ngắn 
gọn, dễ hiểu”. 
TLN cán bộ Y tế xã 
Hộp 21.3. Kết quả về tài liệu truyền thông 
“Tài liệu thì rất tốt, có thể dùng đọc trực tiếp trên loa đài tuyên truyền 
cho dân, dân đọc dễ hiểu. Đề nghị đề tài tặng cho mỗi xã trong huyện mỗi 
xã 2 cuốn sách, một cho đài truyền thanh, một cho trạm y tế xã để làm tài liệu 
truyền thông cho các xã”. 
PVS đại diện cán bộ y tế huyện 
“Tài liệu được biên soạn phát cho dân có nội dung dễ hiểu, dân tự đọc 
được, các xã dùng tuyên truyền trên loa đài rất tốt”. 
 TLN cán bộ y tế tuyến huyện 
“Cuốn sách là những kiến thức rất cần thiết, rất tốt cho các hộ gia đình, 
cho cán bộ y tế thôn, xã”. 
PVS cán bộ y tế xã 
“Cảm thấy rất may mắn khi có quyển sách này của đề tài cung cấp và tài 
liệu rất có ích, viết ngắn gọn, rõ ràng, có thể sử dụng để đọc trực tiếp trên đài”. 
TLN ban chỉ đạo huyện 
 “Qua một năm với cuốn cẩm nang của chương trình được phát, qua 
phát biểu của các đại biểu ở đây chứng tỏ người dân đã có ý thức tìm hiểu và 
thực hiện theo các hướng dẫn được đề cập trong cuốn sách rất tốt. Nếu giáo 
dục được quan tâm sẽ có tác dụng tốt. Chương trình đã mang lại kết quả tốt”. 
TLN người dân thôn An Lão, xã An Lão 
“Đây là tài liệu rất quan trọng, chị em chúng tôi có tham khảo và biết 
cách phòng chống nhiều căn bệnh cũng như phòng chống biến đổi khí hậu. 
Một năm trở lại đây rất ít trường hợp THA và đột quỵ xảy ra ở thôn. Nhiều 
người già đã quan tâm đến phòng bệnh mãn tính”. 
TLN người dân thôn An Lão, xã An Lão 
Hộp 21.4. Kết quả về nhu cầu đào tạo cán bộ tham gia hoạt động 
 truyền thông giáo dục dinh dưỡng 
““Cần giáo dục cho người dân phòng chống bệnh, cán bộ phải có kiến 
thức để tuyên truyền Cần có kỹ năng truyền thông trực tiếp. Từng cán bộ y 
tế ở mỗi địa bàn phải gương mẫu làm trước, và vận động, hướng dẫn mọi 
người dân cùng chấp hành/thực hiện.Cần đào tạo cho y tế thôn bản để thực 
hiện truyền thông cho người dân.Các ban ngành khác cùng phối hợp”. 
TLN cán bộ Y tế xã An Lão 
Hộp 21.5. Kết quả về kết quả đào tạo cán bộ tham gia hoạt động 
 truyền thông giáo dục dinh dưỡng 
“Cán bộ tham gia đề tài đã được học tập về kiến thức, kỹ năng chuyên 
môn về truyền thông nên đã áp dụng vào công việc của mình tốt”. 
TLN cán bộ y tế huyện 
“Đã có ban chỉ đạo phối hợp thực hiện đề tài, đã có biến chuyển trong 
nhận thức và hành động của một số cán bộ ban ngành đoàn thể. Tác động 
đến cán bộ ngành y tế là rõ nhất”. 
PVS lãnh đạo cộng đồng 
Hộp 21.6. Kết quả về hoạt động truyền thồng giáo dục dinh dưỡng 
“Hoạt động tuyên truyền có thể nói là đã được thực hiện tốt và mang lại 
hiệu quả”. 
TLN cán bộ y tế huyện 
 “Đài xã, thôn tuyên truyền thường xuyên, ban ngành tham gia đồng đều hơn” 
PVS lãnh đạo cộng đồng 
“Các hoạt động TTGDDD đã được thực hiện nhiều hơn trước đây nhiều, 
có cán bộ đến tận hộ gia đình để truyền thông về phòng chống tăng huyết áp. 
Thực tế là như vậy nhờ có tuyên truyền nhiều trên loa đài, các ban ngành 
phối hợp mà thời gian gần đây các hoạt động và ý thức của dân về phòng 
chống dịch bệnh đã tăng lên nhiều hơn hẳn trước đây”. 
 TLN người dân, xã An Lão 
Hộp 21.7. Kết quả khả năng duy trì và nhân rộng hoạt động truyền thông 
giáo dục dinh dưỡng của hoạt động truyền thông 
“Thực hiện đề tài phù hợp với xây dựng nông thôn mới nên tính duy trì của 
đề tài là thuận lợi, phù hợp với yêu cầu hiện nay về xây dựng nông thôn mới”. 
PVS đại diện cán bộ y tế huyện 
“Chương trình kết thúc về hình thức nhưng các hoạt động của nó là duy 
trì được, cán bộ y tế sẵn sàng, có cố gắng với sự chỉ đạo của xã, ban ngành 
cùng tham gia”. 
 PVS đại diện cán bộ y tế xã An Lão 
“Chương trình này có thể duy trì được vì mọi người đều nhận thức được 
vai trò quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày. Đề nghị tăng truyền 
thông hơn nữa về tận thôn xóm và làm liên tục sẽ có hiệu quả tốt”. 
PVS cán bộ y tế xã An Lão 
“Chúng tôi muốn các thông tin này không chỉ được phổ biến trong phạm vi 
hẹp mà cần và nên tiếp tục phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể, lồng ghép vào 
các cuộc họp để liên tục tuyên truyền cho dân ra các xã khác trong huyện”. 
TLN ban chỉ đạo huyện 
“Do đó mặc dù chương trình đã kết thúc nhưng vẫn có thể duy trì nếu có 
tinh thần trách nhiệm để nhắc nhở và tuyên truyền cho người dân trong các 
hoạt động thường kỳ của đại phương. Nếu có khó khăn gì đã có thông tin 
trong sách rồi, “mưa dầm thấm lâu” do đó nếu tiếp tục duy trì tuyên truyền, 
lồng ghép với các hoạt động với tinh thần trách nhiệm của chính quyền và y 
tế chắc chắn chương trình sẽ được duy trì”. 
TLN cán bộ y tế xã An Lão 
“Chương trình đã làm thay đổi cả cán bộ và ý thức của dân nên nếu 
được duy trì sẽ rất tốt”. 
TLN người dân, xã An Lão 
Hộp 21.8. Kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người dân 
trước can thiệp 
“Người trong độ tuổi lao động thì thờ ơ với sức khỏe, chỉ người già mới 
quan tâm bảo vệ sức khỏe”. 
TLN cán bộ y tế xã 
“Dân chúng em là điếc không sợ súng, trừ các nhà có kinh tế 6 tháng 
khám bệnh một lần, còn lại thường bệnh giai đoạn cuối mới đi khám”. 
TLN người dân xã 
Hộp 21.9. Sự thay đổi kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người dân 
“Qua việc thực hiện đề tài đã giúp cho người dân thay đổi nhận thức rất 
nhiều và có thay đổi hẳn so với ngày trước, ý thức của người dân đã được nâng 
cao lên rất nhiều thông qua các hoạt động truyền thông nhiều và liên tục”. 
TLN ban chỉ đạo huyện 
“Hoạt động của đề tài đã có tác động đến kiến thức, thực hành của cả 
cán bộ y tế và người dân xã An Lão”. 
TLN cán bộ y tế tuyến huyện 
“Những người bị THA đã có ý thức đi khám và uống thuốc hàng ngày 
chứ không đứt đoạn như trước cứ uống hết thuốc thấy HA bình thường là 
dừng, tăng cao lại đi xin thuốc”. 
PVS đại diện cán bộ y tế xã An Lão 
 “Tác động của chương trình đã mang lại kết quả thực sự cho dân. Cán 
bộ y tế thì thấy trách nhiệm của mình hơn và quan tâm hơn”. 
TLN cán bộ y tế xã 
“Tôi đã làm theo tài liệu tuyên truyền để chủ động phòng các biến chứng 
của THA. Tôi thấy tài liệu được phát là rất quý”. 
TLN người dân, xã An Lão 
 “Người cao tuổi, người tăng huyết áp quan tâm đến bệnh tật nhiều hơn, 
chú ý luyện tập và ăn uống hợp lý để chăm sóc sức khỏe”. 
TLN người dân, xã An Lão 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_hieu_qua_cua_mo_hinh_truyen_thong_giao_duc_d.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾNG ANH - TRƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG - CN DINH DƯỠNG.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT- TRƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG - CN DINH DƯỠNG.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG ANH TRƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG-CN DINH DƯỠNG.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG VIỆT TRƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG-CN DINH DƯỠNG.pdf