Tóm tắt Luận án Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong thời gian qua hoạt động chăn nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế
(TT Huế) đã đạt được những thành tựu đáng kể, số lượng đàn và sản lượng thịt liên tục tăng lên. Bên cạnh sự
tăng lên về số lượng, chất lượng thịt cũng được nâng lên nhờ cải thiện hình thức nuôi và chất lượng con
giống. Chăn nuôi gà đã góp phần đáng kể vào tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; cải thiện
bữa ăn và nâng cao đời sống của người dân [6][12].
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gà chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương,
còn rất nhiều khó khăn và bất cập dẫn tới hiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao và bền vững, chưa tạo ra nhiều
việc làm và thu nhập cho người lao động. Có thể nói cả những người làm công tác quản lý và người chăn
nuôi còn băn khoăn, trăn trở trong việc lựa chọn hình thức nuôi, quy mô nuôi, giống gà nuôi, thời gian nuôi.
như thế nào sao cho đạt HQKT cao nhất. Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, luôn
biến động khó lường và đòi hỏi của hội nhập kinh tế hiện nay thì thách thức đối với ngành chăn nuôi gà ở
nước ta ngày càng lớn. Ngành chăn nuôi gà không chỉ phải đáp ứng tốt như cầu ngày càng cao và khắt khe
của người tiêu dùng trong nước, duy trì được sự ổn định trong hoạt động của mình để góp phần vào sự ổn
định nền kinh tế vĩ mô mà còn phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài và tiến tới xuất khẩu
sản phẩm. Để giải quyết những vấn đề này, không còn con đường nào khác là ngành chăn nuôi gà phải
không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và HQKT.
Mặc dù vậy, các nghiên cứu về HQKT chăn nuôi gà ở nước ta còn rất hạn chế so với yêu cầu đề ra, có
chăng các tổ chức và cá nhân chỉ tập trung nghiên cứu nhiều về vấn đề kỹ thuật và thể chế. Bên cạnh đó, nếu
so sánh với các nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài thì cách thức nhìn nhận vấn đề, hệ thống chỉ
tiêu tính toán và so sánh HQKT của các nhà khoa học trong nước là có sự khác biệt đáng kể.
Trước những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính thời sự này, chúng tôi chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế chăn
nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án tiến sĩ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua hoạt động chăn nuôi gia cầm nói chung và gà nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế (TT Huế) đã đạt được những thành tựu đáng kể, số lượng đàn và sản lượng thịt liên tục tăng lên. Bên cạnh sự tăng lên về số lượng, chất lượng thịt cũng được nâng lên nhờ cải thiện hình thức nuôi và chất lượng con giống. Chăn nuôi gà đã góp phần đáng kể vào tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; cải thiện bữa ăn và nâng cao đời sống của người dân [6][12]. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gà chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, còn rất nhiều khó khăn và bất cập dẫn tới hiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao và bền vững, chưa tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Có thể nói cả những người làm công tác quản lý và người chăn nuôi còn băn khoăn, trăn trở trong việc lựa chọn hình thức nuôi, quy mô nuôi, giống gà nuôi, thời gian nuôi... như thế nào sao cho đạt HQKT cao nhất. Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, luôn biến động khó lường và đòi hỏi của hội nhập kinh tế hiện nay thì thách thức đối với ngành chăn nuôi gà ở nước ta ngày càng lớn. Ngành chăn nuôi gà không chỉ phải đáp ứng tốt như cầu ngày càng cao và khắt khe của người tiêu dùng trong nước, duy trì được sự ổn định trong hoạt động của mình để góp phần vào sự ổn định nền kinh tế vĩ mô mà còn phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài và tiến tới xuất khẩu sản phẩm. Để giải quyết những vấn đề này, không còn con đường nào khác là ngành chăn nuôi gà phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và HQKT. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về HQKT chăn nuôi gà ở nước ta còn rất hạn chế so với yêu cầu đề ra, có chăng các tổ chức và cá nhân chỉ tập trung nghiên cứu nhiều về vấn đề kỹ thuật và thể chế. Bên cạnh đó, nếu so sánh với các nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài thì cách thức nhìn nhận vấn đề, hệ thống chỉ tiêu tính toán và so sánh HQKT của các nhà khoa học trong nước là có sự khác biệt đáng kể. Trước những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính thời sự này, chúng tôi chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng chăn nuôi, HQKT và các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT trong chăn nuôi gà ở tỉnh TT Huế, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao HQKT chăn nuôi gà đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu đề tài luận án nhằm giải quyết 3 mục tiêu cơ bản sau: (1) Hệ thống hoá và góp phần làm rõ CSKH về đánh giá và nâng cao HQKT trong chăn nuôi gà; (2) Đánh giá kết quả chăn nuôi gà trong giai đoạn 2009 – 2013; phân tích HQKT và các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi gà trong năm 2013 ở vùng nghiên cứu; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT chăn nuôi gà ở tỉnh TT Huế đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh TT Huế. Tuy nhiên, HQKT trong chăn nuôi gà còn liên quan đến khá nhiều đối tượng, chủ thể nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu HQKT của người chăn nuôi. Bên cạnh đó, chăn nuôi gà ở tỉnh TT Huế chủ yếu là chăn 2 nuôi gà thịt (CNGT), đàn gà thịt chiếm hơn 80% tổng đàn gà và đang có xu hướng ngày càng tăng lên, còn các mục đích chăn nuôi khác như gà giống hay gà đẻ có số lượng rất ít và có xu hướng ngày càng giảm xuống [6]. Trong chăn nuôi gà thịt bên cạnh các cơ sở chăn nuôi vì mục tiêu hàng hoá, còn có các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẽ, mục đích chăn nuôi chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu nội bộ gia đình và các chi phí đầu vào và kết quả đầu ra không được quản lý, theo dỏi đầy đủ. Xuất phát từ đó, đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt, trọng tâm là các cơ sở chăn nuôi gà thịt có tính chất hàng hoá và các bên liên đới có liên quan; không đi sâu phân tích, nghiên cứu các đối tượng chăn nuôi khác ngoài gà thịt, hoặc các đối tượng chăn nuôi gà thịt nhỏ lẽ, manh mún, mục đích chăn nuôi chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để đạt các mục tiêu của luận án, phạm vi nghiên cứu là: - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về đáng giá HQKT CNGT; thực trạng đầu tư, kết quả và HQKT CNGT theo hình thức, mùa vụ, loại giống, quy mô nuôi, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT CNGT; đo lường hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong CNGT; nghiên cứu thị trường, chuỗi cung gà thịt công nghiệp và bán công nghiệp ở tỉnh TT Huế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao HQKT CNGT ở vùng nghiên cứu đến năm 2020. - Về không gian: Tại tỉnh TT Huế, tập trung vào 3 huyện, thị xã đại diện là thị xã Hương Thuỷ, huyện Nam Đông và Quảng Điền. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp về tình hình chăn nuôi và tiêu thụ gà thịt được xem xét trong thời kỳ 2000 – 2013, số liệu về đặc điểm cở bản nói chung và CNGT nói riêng ở tỉnh TT Huế được xem xét trong thời kỳ 2009 – 2013; số liệu sơ cấp được khảo sát từ các cơ sở CNGT trong năm 2013, 2014. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 4.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá HQKT CNGT, từ đó lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và HQKT CNGT phù hợp với điều kiện hiện nay ở Việt Nam. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn (1) Đánh giá thực trạng phát triển, chỉ ra những khó khăn, bất cập trong phát triển ngành CNGT ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 - 2013. (2) Xác định và so sánh HQKT CNGT theo các tiêu chí khác nhau; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT CNGT để có cơ sở khoa học nhằm định hướng ngành CNGT phải đi lên bằng “đôi chân” nào? Đây là vấn đề còn nhiều hoài nghi, trăn trở trong thời gian qua. (3) Phân tích HQKT CNGT trong bối cảnh rủi ro để thấy được khả năng phát triển của ngành trong điều kiện hiện nay. So sánh kết quả và HQKT CNGT với một số hoạt động kinh tế khác để có cơ sở khoa học tái cấu trúc ngành chăn nuôi. (4) Đo lường hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kỹ thuật để thấy được những hạn chế trong tổ chức, quản lý hoạt động CNGT, từ đó có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp cải thiện khả năng thực hành của người chăn nuôi. (5) Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT CNGT, đây là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý và người chăn nuôi tham khảo, áp dụng nhằm góp phần hoàn thành chiến lược, mục tiêu phát triển chăn nuôi ở tỉnh TT Huế đến năm 2020 như đã đề ra. 3 PHẦN II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới và ở Việt Nam 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt trên thế giới Morrison và Gunn (1983)[83] đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí và kết quả sản xuất, phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá HQKT của 128 trang trại CNGT ở bang Utah – Mỹ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy HQKT CNGT chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như quy mô nuôi, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, tỷ lệ hao hụt, mùa vụ chăn nuôi và thời gian nuôi. Ưu điểm của nghiên cứu này là đã phân tích rõ HQKT theo nhiều tiêu thức khác nhau, để từ đó có cơ sở khoa học đề xuất người chăn nuôi nên nuôi với quy mô, mùa vụ, thời gian nuôi như thế nào để đạt được HQKT cao nhất. Việc nhìn nhận và đánh giá HQKT CNGT đa chiều của Morrison và Gunn là có thể kế thừa và vận dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này là chưa chỉ rõ cách tiếp cận, khung phân tích và chưa định lượng được ảnh hưởng các các yếu tố đến HQKT CNGT. Ahmad và CTV (2008)[53], Adepoju (2008)[54] đã sử dụng phương pháp phân tổ thống kê, phân tích ngân sách và các chỉ tiêu phân tích như TC, FC và VC, TR, lợi nhuận để phân tích HQKT CNGT ở Nigeria và Pakistan. Bên cạnh đó, bằng phương pháp phân tích hồi quy, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA), các tác giã đã định lượng được ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKT, đo lường được hiệu quả kỹ thuật trong CNGT để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm năng cao HQKT CNGT. Những phương pháp phân tích định lượng của Ahmad và Adepoju là rất hữu ích và có thể kế thừa, sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu tính toán theo chúng tôi là không phù hợp với thực trạng CNGT ở Việt Nam hiện nay, nơi nhiều chủ thể lấy công làm lãi và hoạt động chăn nuôi dựa nhiều vào nguồn lực tự có; nhiều nông hộ không có TSCĐ và nếu có cũng rất khó xác định chi phí này vì những TSCĐ đó được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, HQKT chưa được phân tích theo nhiều tiêu thức khác nhau, HQKT trong điều kiện rủi ro cũng chưa được đề cập để thấy được bức tranh toàn cảnh về HQKT CNGT. Hassan và Nwanta (2008)[76], Emam và Hassan (2010)[67] đã sử dụng phương pháp mô tả thống kê, phương pháp phân tích ngân sách và hệ thống chỉ tiêu phân tích như của Ahmad và Adepoju để nghiên cứu HQKT CNGT theo vùng sinh thái ở Nigeria và theo quy mô nuôi ở Sudan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hoạt động CNGT góp phần cung cấp protein, cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân ở hai vùng nghiên cứu; chi phí thức ăn chiếm từ 74 – 80% trong tổng chi phí CNGT và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chi phí, HQKT giữa các vùng sinh thái và quy mô nuôi. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ trình độ phối hợp các loại thức ăn và nguồn thức ăn mà người chăn nuôi sử dụng, những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, gần nguồn cung cấp thức ăn hơn sẽ có chi phí thấp hơn nên đặt HQKT cao hơn. Mặc dù các nghiên cứu này không phân tích rõ HQKT sẽ thay đổi như thế nào khi giá thức ăn thay đổi và chưa định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT, nhưng các nghiên cứu này cho thấy chi phí thức ăn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến HQKT CNGT. Vì thế, việc tiết giảm chi phí thức ăn như sử dụng hợp lý thức ăn, sự sẵn có các cơ sở cung cấp thức ăn để người chăn nuôi dễ tiếp cận và có điều kiện mua với giá rẽ hơn là cơ sở quan trọng để nâng cao HQKT CNGT. Ahmad và Chohan (2008)[53] đã sử dụng phương pháp phân tích ngân sách và hệ thống chỉ tiêu phân tích như của Adepoju để đánh giá HQKT của 60 trang trại CNGT ở vùng Jammu và Kashmir – Pakistan vào hai mùa vụ là mùa Đông và mùa Hè. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào mùa Đông HQKT CNGT cao hơn do các trang trại có thể nuôi với mật độ cao hơn, quy mô lớn hơn và đặc biệt là có giá bán cao hơn. Tuy nhiên, 4 nghiên cứu này không phân tích rõ HQKT của các loại giống, hình thức nuôi hay theo vùng sinh thái. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng HQKT CNGT chịu sự ảnh hưởng của khí hậu thời tiết từng mùa và biến động giá cả, do đó để nâng cao HQKT CNGT người chăn nuôi cần năm rõ quy luật khí hậu thời tiết và giá cả để đưa ra các quyết định tối ưu về thời điểm nuôi và mật độ nuôi. Emaikwu và Chikwendu (2011)[68] đã sử dụng hàm hồi quy Cobb- Douglas để nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội đến quy mô CNGT ở Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trên 80% sự biến động của quy mô CNGT là chịu sự tác động của các yếu tố trong mô hình, trong đó các yếu tố như: thu nhập của hộ, trình độ văn hoá, số năm kinh nghiệp, nghề nghiệp chính là tác động thuận chiều và có ý nghĩa kinh tế và thống kê đối với quy mô nuôi; trong khi đó các yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, quy mô hộ là tác động nghịch chiều và không có ý nghĩa kinh tế và thống kê đến quy mô CNGT. Mặc dù nghiên cứu này không chỉ rõ HQKT CNGT có phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi hay không nhưng nghiên cứu này gợi ý rằng để CNGT ở quy mô lớn người chăn nuôi cần phải có năng lực về tài chính, kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất tốt và có kinh nghiệm chăn nuôi dồi dào và ngược lại. Begun (2005)[59] và Micah (2011)[81] khi nghiên cứu HQKT và chuỗi cung gà thịt của các cơ sở có hợp đồng và không có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ở Bangladesh và Áo đã cho thấy rằng: HQKT CNGT của các cơ sở có hợp đồng là cao hơn, do những cơ sở này giảm thiểu được rủi ro do biến động giá cả thị trường, được nhận những tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi, kinh nghiệm quản lý nên hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là cao hơn; Chuỗi cung cả hai hệ thống đều sử dụng các đầu vào là giống nhau, tuy nhiên số lượng đầu vào của mỗi hệ thống là khác nhau. Về đầu ra, những cơ sở không có hợp đồng phải tự tiêu thụ sản phẩm và chủ yếu bán dưới dạng tươi sống trực tiếp đến người tiêu dùng, hoặc thông qua những người bán lẻ và đặc biệt sản phẩm chăn nuôi của họ thường không tiếp cận được các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như siêu thị. Trong khi đó, những cơ sở có hợp đồng không phải lo khâu tiêu thụ, sản phẩm chăn nuôi của họ được các nhà máy thu mua và chế biến rồi bán trực tiếp đến người tiêu dùng, siêu thị hoặc xuất khẩu với giá bán cao hơn sản phẩm của những cơ sở không có hợp đồng. Như vậy, những nghiên cứu của Begun và Micah gợi ý rằng trong CNGT sự hợp tác, liên kết giữa người chăn nuôi với các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao HQKT, vì theo các tác giả điều này giúp cho người chăn nuôi chủ động hơn trong hoạt động chăn nuôi, tiếp cận các yếu tố đầu vào dễ và đảm bảo chất lượng hơn, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhanh hơn và đặc biệt là giảm thiểu được rủi ro do dịch bệnh và biến động của giá cả thị trường nhờ được chia sẽ những khó khăn này với các đối tác. 1.2. Khái quát các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam Các nghiên cứu của Lê Như Tuấn (1994)[43], Nguyễn Văn Đức và Trần Long (2008)[62] hay của Lê Văn Thắng 2011[27], đã sử dụng phương pháp mô tả thống kê, phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất và hệ thống chỉ tiêu đánh giá dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Ưu điểm của những nghiên cứu này là đã đánh giá và so sánh được HQKT CNGT theo một số tiêu thức khác nhau như quy mô, hình thức và thời gian nuôi, từ đó rút ra được những nhận định quan trọng là: trong cấu thành chi phí chăn nuôi thì thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 70%), tiếp theo là chi phí giống và chi phí thú y; HQKT CNGT của hình thức bán công nghiệp cao hơn công nghiệp, quy mô vừa cao hơn quy mô nhỏ và thời gian nuôi tối ưu là khoảng 80 ngày. Nhưng hạn chế của các nghiên cứu này là chưa định lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKT CNGT, chưa phân tích HQKT trong điều kiện rủi ro và hiệu quả kỹ thuật trong CNGT cũng chưa được đề cập. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này không nghiên cứu HQKT cho các giống gà khác nhau và việc đánh đánh giá HQKT chỉ trong một vụ nuôi, vì thế chưa có cái toàn diện về HQKT. 5 Nghiên cứu của Đinh Xuân Tùng (2012)[91] và Nguyễn Quốc Nghi (2011)[27] đã sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả tài chính, phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích ... hành” tốt hơn hoạt động CNGT và để nâng cao hơn nữa TE và qua đó để nâng cao kết quả và HQKT CNGT các cơ quan quản lý cần tăng cường các chương trình tập huấn và người chăn nuôi nên tích cực tham gia các khoá tập huấn này. Bảng 3.20: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật (TE) Các yếu tố Hệ số Sai số chuẩn Gía trị t Mức ý nghĩa - Trình độ văn hoá 0,0278 0,00380 7,33 0,000 - Kinh nghiệm nuôi 0,0515 0,00395 13,06 0,000 - Số lần tập huấn 0,1140 0,00951 11,99 0,000 - Quy mô nuôi 0,0001 0,00003 1,77 0,078 - Hình thức nuôi 0,0013 0,00066 1,96 0,072 - Vùng nuôi 0,0621 0,02495 2,49 0,047 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2013 19 Với mức độ tin cậy 90% TE của các cơ sở CNGT sẽ tăng khi tăng quy mô, tuy nhiên hệ số ảnh hưởng là rất nhỏ 0,0001, vì thế người chăn nuôi cần tính toán kỹ trước khi quyết định tăng quy mô. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy với mức độ tin cậy 95%, TE của các cơ sở CNGT ở Hương Thuỷ cao hơn các vùng khác là 0,0621%. Kết quả này gợi ý cần xây dựng các mô hình CNGT điển hình ở Hương Thuỷ để từ đó người chăn nuôi ở các địa phương khác có thể tham quan, học hỏi và vận dụng. 3.5. Thị trƣờng đầu vào, đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà thịt ở tỉnh TT Huế 3.5.1. Thị trường các yếu tố đầu vào Kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn tinh còn nhiều bất cập, khó khăn. Hầu hết các đầu vào cơ bản này được các cơ sở chăn nuôi mua từ thương lái, các đại lý nhập từ các tỉnh, thành phố khác. Trên địa bàn tỉnh TT Huế hiện nay hầu như không có các cơ sở sản xuất các yếu tố đầu vào này. Chính vì thế đã làm tăng chi phí chăn nuôi và trong một số thời điểm nhất định có sự khan hiếm về con giống Kiến Lai nên đã ảnh hưởng đến kế hoạch chăn nuôi và giảm HQKT. 3.5.2. Thị trường đầu ra Nhìn chung chuỗi cung gà thịt trên địa bàn là đơn giản, ngắn gọn và không có tác nhân hay người tiêu dùng ngoài tỉnh. Chứng tỏ rằng sản phẩm CNGT được tiêu thụ trong nội bộ tỉnh. Gà thịt được tiêu thụ chủ yếu thông qua 3 tác nhân là người thu gom, bán buôn và bán lẽ. Tuy nhiên, năng lực của các tác nhân thấp, khối lượng kinh doanh manh mún và đặc biệt tính hợp tác, liên kết thấp, không có sự ràng buộc về pháp lý đã làm cho hoạt động CNGT gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, sản phẩm được chế biến thô sơ và phải chịu nhiều loại thuế, phí vì thế VA được tạo ra thấp và được phân phối không đồng đều. Sự nắm bắt thông tin về diễn biến thị trường của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế dẫn đến khó có điều kiện để đưa ra quyết định kinh tế tối ưu. 20 CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.1. Những căn cứ để xây dựng các giải pháp 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế 4.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật 4.2.1.1. Giải pháp về con giống - Hình thành và phát triển các vùng giống nhân dân, khuyến khích lai tạo giống địa phương và các giống nhập nội để tạo ra những đặc trưng, khác biệt. - Nghiên cứu và nhập một số giống gà nhập nội có năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với địa phương. - Thu hút, hỗ trợ đầu tư để xây dựng các trại gà giống bố, mẹ có quy mô từ 500 mái đẻ trở lên ở các huyện, thị xã có ưu thế về chăn nuôi như Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Hương Thuỷ và Phong Điền. 4.2.1.2. Giải pháp về thức ăn - Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn. - Tăng diện tích trồng ngô, đậu tương... để tăng nguồn thức ăn thô tại chỗ. - Thúc đẩy chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, tập trung để các đại lý thức ăn cấp I, nhà máy sản xuất thức ăn có thể phân phối trực tiếp đến người chăn nuôi. - Chính quyền địa phương cần làm “bà đỡ” cho mối quan hệ hợp tác giữa người chăn nuôi, ngân hàng và công ty sản xuất thức ăn. 4.2.1.3. Giải pháp về thú y và phòng trừ dịch bệnh - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch điều kiện chăn nuôi, nhập, xuất chuồng và tiêu thụ. - Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới thú y và tạo mọi điều kiện để cán bộ hoàn thành nhiệm vụ. - Hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ ở các khu vực đông dân cư, khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, tập trung ở các vùng xa khu dân cư. 4.2.1.4. Giải pháp về thông tin tuyên truyền và khuyến nông - Cần thông tin kịp thời, chính xác tình hình diễn biến dịch bệnh. - Phổ biến, tuyên truyền những kinh nghiệm của một số địa phương, cơ sở CNGT có HQKT cao. - Xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình về tổ chức CNGT có HQKT cao. - Mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình tập huấn cho người chăn nuôi. - Tăng cường thăm quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương. 4.2.2. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ - Hỗ trợ về vốn tín dụng, kiến thức thị trường, khả năng hạch toán kinh doanh để nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi. - Sở Công thương và các cơ quan chức năng cần nghiên cứu cơ chế, hỗ trợ để khuyến khích sự hợp tác liên kết ngang và dọc trong hoạt động chăn nuôi. - Thành lập tổ hỗ trợ thông tin ở các huyện, xã nhằm cung cấp thông tin cho người chăn nuôi. - Rà soát, điều chỉnh các loại thuế, phí phù hợp hơn. - Tăng cường thúc đẩy phát triển kinh tế để góp phần vào mở rộng quy mô và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm gà thịt trên địa bàn. - Tăng cường kiểm tra, xử lý hiện tượng gà thải nhập lậu, sản phẩm thịt gà không rõ nguồn gốc. 21 4.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách 4.2.3.1. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực - Bổ sung cán bộ và điều chỉnh quy chế làm việc, phụ cấp để họ yên tâm công tác. - Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại, tăng cường đi thực tiễn để nắm bắt thông tin và hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi. - Tăng cường mở các lớp tập huấn, tham quan các mô hình CNGT có HQKT cao trong và ngoài tỉnh. 4.2.3.2. Chính sách về đất đai và quy hoạch - Cần kiểm tra, rà soát lại quỹ đất để xác định vị trí, diện tích cụ thể dành cho CNGT. - Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuê đất với thời gian và giá thuê hợp lý hơn 4.2.3.3. Chính sách về tín dụng Tăng mức vốn vay, giảm lãi suất cho vay phù hợp hơn; tiến hành cấp đất, cấp sổ đỏ để người chăn nuôi có thể sử dụng làm tài sản thế chấp khi vay vốn. 4.2.3.4. Các chính sách hỗ trợ khác - Tăng đầu tư xây dựng CSHT ở vùng chăn nuôi mới; hỗ trợ người chăn nuôi một phần chi phí phát sinh khi chuyên sang địa điểm mới. - Thành lập quỹ hộ trợ chăn nuôi, để hỗ trợ người chăn nuôi khi gặp rủi ro. - Hỗ trợ người chăn nuôi về kỹ thuật tiêm phòng và tiến hành tiêm phòng, phun thuốc định kỳ. - Nghiên cứu chính sách hộ trợ bằng tiền mặt hoặc bằng lãi suất ưu đãi cho các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn mới thành lập. 4.2.4. Nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất - Khuyến khích thành lập các nhóm hộ, HTX trong chăn nuôi và tạo điều kiện để các tổ chức này phát huy được vai trò đối với các thành viên. - Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho các mối quan hệ hợp tác, liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ. - Khuyến khích phát triển hình thức nuôi BCN, duy trì hình thức nuôi CN và hạn chế tối đa hình thức chăn nuôi nhỏ lẽ, thả rông. - Nên sử dụng các giống gà nhập nội có khả năng thích ứng tốt và có chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thói quen, thị hiếu tiêu dùng như giống Kiến Lai. - Nên tăng mật độ nuôi, quy mô nuôi, đặc biệt vào vụ Đông để bán sản phẩm vào dịp tết âm lịch. - Tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có, cải thiện chế độ cho ăn, phối hợp các loại thức ăn hiệu quả hơn để tiết giảm chi phí thức ăn. - Tích cực học hỏi khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý để từng bước cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào. - Tăng cường công tác thú ý, phong trừ dịch bệnh, cải thiện chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm giảm hạn chế dịch bệnh, giảm tỷ lệ hao hụt và ô nhiễm môi trường. 4.2.5 Nhóm giải pháp về tổ chức chăn nuôi ở các cơ sở - Tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có, cải thiện chế độ cho ăn, phối hợp các loại thức ăn hiệu quả hơn để tiết giảm chi phí thức ăn. - Nâng cao mật độ nuôi vào mùa Đông; rút ngăn thời gian nuôi khoảng 10 ngày để nâng cao HQKT. - Tích cực học hỏi khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý để từng bước cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào. - Tăng cường công tác thú ý, phong trừ dịch bệnh, cải thiện chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm giảm hạn chế dịch bệnh, giảm tỷ lệ hao hụt và ô nhiễm môi trường. 22 PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghiên cứu luận án với đề tài “Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế” chúng tôi có một số kết luận sau: (1) Hiện nay có nhiều hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu dựa trên nền tảng hệ thống tài khoản quốc gia được các nhà khoa học trong nước sử dụng là tỏ ra thích hợp hơn vì nó phù hợp với đặc điểm, tính chất, quy mô chăn nuôi ở nước ta. (2) Ngành chăn nuôi gà thịt của tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều khó khăn và bất cập. Tuy nhiên, với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và chất lượng con giống đã làm cho số lượng đàn, sản lượng thịt gà hơi ngày càng tăng lên. Chăn nuôi gà thịt đã góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, nâng cao giá trị sản xuất và cơ cấu ngành chăn nuôi gia cầm trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. (3) Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt là tương đối cao, cụ thể: bình quân người chăn nuôi thu được 1.975 ngàn đồng thu nhập hỗn hợp, 1.455 đồng lợi nhuận kinh tế ròng/100kg gà hơi xuất chuồng; người chăn nuôi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được 0,41 đồng thu nhập hỗn hợp và 0,30 đồng lợi nhuận kinh tế ròng; thu nhập/ngày công lao động đạt khoảng 295 ngàn đồng, cao hơn so với hoạt động chăn nuôi lợn thịt hay lãi suất ngân hàng và công lao động khác ở địa phương tại thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt là không bền vững và rất nhạy cảm trước các rủi ro như biến động của giá cả thị trường hay dịch bệnh, đặc biệt là đối với hình thức nuôi công nghiệp. Có sự khác biệt về kết quả và hiệu quả kinh tế theo các tiêu chí đánh giá khác nhau, đó là: kết quả và hiệu quả kinh tế của hình thức nuôi bán công nghiệp cao hơn công nghiệp, giống Kiến Lai cao hơn giống Tam Hoàng và Lương Phượng, vùng đồng bằng trung du cao hơn vùng đồi núi, vụ Đông cao hơn vụ Hè và quy mô gia trại cao hơn quy mô trang trại hay nông hộ. (4) Bằng các phương pháp phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt cho thấy: Có mối quan hệ tương quan nghịch giữa các biến chi giống, thức ăn, thời gian nuôi và mối quan hệ tương quan thuận giữa các biến trình độ học vấn, quy mô nuôi đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi gà thịt là 0,926, tức trong điều kiện sản xuất và chi phí thực tế năng suất chăn nuôi gà thịt đã đạt 92,6% so với năng suất lý thuyết. Điều này có nghĩa nếu trình độ kỹ thuật, tay nghề của người chăn nuôi được nâng lên, các cơ sở chăn nuôi gà thịt có thể tiết giảm 7,4% chi phí (thức ăn, thú y, công lao động) và từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Thị trường các yếu tố đầu vào còn nhiều khó khăn và bất cập; thì trường đầu ra còn manh mún, khả năng nắm bắt thông tin của người chăn nuôi còn hạn chế, năng lực của các tác nhân trong chuỗi cung yếu, tính hợp tác, liên kết thấp, sản phẩm được chế biến thô sơ nên giá trị gia tăng tạo ra ít và được phân phối không đồng đều. Chính những yếu tố này đã góp phần làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt. (5) Để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 5 nhóm giải pháp chủ yếu, đó là: nhóm giải pháp về kỹ thuật, nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ, nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất và nhóm giải pháp thuộc về các cơ sở chăn nuôi. 23 2. Kiến nghị 2.1. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế (1) Người chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng, đất đai, khó xây dựng các mối quan hệ hợp tác, liên kết. Bên cạnh đó, quy hoạch về phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là ở những vùng xa khu dân cư, nhưng những vùng này lại có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Vì thế, cần kiểm tra, rà soàt lại những khó khăn, bất cập này để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả. (2) Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có các cơ sở sản xuất thức ăn, con giống hay nhà máy chế biến nên đã gây khó khăn cho hoạt động chăn nuôi và làm giảm hiệu quả kinh tế. Vì thế, cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút vốn đầu tư, hợp tác đầu tư nhằm xây dựng sơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động chăn nuôi. (3) Kết quả nghiên cứu các kịch bản cho thấy hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt là bấp bênh, khó tiên liệu. Vì thế, nên dành nguồn ngân sách hợp lý để thành lập quỹ hỗ trợ chăn nuôi, tiến tới thành lập quỹ bảo hiểm chăn nuôi nhằm tạo sự yên tâm và chia sẻ rủi ro với người chăn nuôi. (4) Tăng cường công tác khuyến nông và truyền thông về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, biến động giá cả thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm từ chăn nuôi cho đến tiêu thụ sản phẩm. 2.2. Đối với người chăn nuôi (1) Chủ động tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác trong chăn nuôi cũng như trong tiêu thụ sản phẩm để hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ ổn định và an toàn hơn. (2) Tích cực theo dõi diễn biến thị trường về các vấn đề như: giá cả đầu vào, đầu ra, dịch bệnh, thói quen, sở thích người tiêu dùng trong từng giai đoạn để có quyết định đầu tư chính xác, hợp lý. (3) Nên nuôi giống Kiến Lai theo hình thức BCN, tăng quy mô và mật độ nuôi vào mùa Đông. Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các khoá tập huấn về khoa học kỹ thuật, tính toán hợp lý hơn các chi phí đầu vào, tận dụng triệt để các phụ phẩm nông nghiệp và lao động nhàn rổi để tiết giảm chi phí. (4) Tuyệt đối chấp hành công tác phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Không vì lợi ích nhỏ trước mắt mà quên mất lợi ích bền vững, lâu dài. (5) Nên thay đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẽ, thả rông bằng chăn nuôi quy mô vừa và lớn, tập trung, có áp dụng các giải pháp xử lý chất thải tiên tiến để nâng cao năng suất, HQKT và bảo vệ môi trường. 24 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Lê Hiệp, Trần Đăng Huy, So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt giữa hình thức công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ - tỉnh Thừa Thiên Huế, tạp chí khoa học Đại học Huế, số 4, năm 2013. 2. Nguyen Tai Phuc, Nguyen Le Hiep, Sustainable development for animal husbandry sector in the economic structural transformation of agriculture at Thue Thien Hue provice, Journal of science, Hue university, No 2, 2013. 3. Nguyễn Lê Hiệp, Nguyễn Tài Phúc, Phân tích chuỗi cung gà thịt trên địa bàn huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, tạp chí khoa học Đại học Huế, số 5, năm 2014.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_hieu_qua_kinh_te_chan_nuoi_ga_o_tinh_thua_th.pdf