Tóm tắt Luận án Khả năng sản xuất và đa hình gen Prkag3 của lợn lũng pù và lợn bản

Lợn Lũng Pù và lợn Bản (lợn Bản Hòa Bình) là 2 giống lợn bản địa có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển bởi chúng có tầm vóc trung bình, khả năng sản xuất khá so với các giống lợn bản địa khác, số lượng tương đối nhiều, đặc điểm ngoại hình tương đối đồng nhất và đặc biệt là hai giống lợn này có thể chịu được điều kiện sống khắc nghiệt của các vùng núi đá cao, dinh dưỡng kém. Đã có một số nghiên cứu riêng lẻ trên các đối tượng lợn Lũng Pù và lợn Bản, tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và một số tính trạng sản xuất của chúng mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách có hệ thống về tiềm năng di truyền của các tính trạng sản xuất, đặc biệt là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình với kiểu gen của tính trạng chất lượng thịt của hai giống lợn này.

Từ thực tế trên, việc đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất, kết hợp với nghiên cứu đa hình gen PRKAG3 và xác định ảnh hưởng của gen này đến chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản là cần thiết nhằm đưa ra những định hướng chọn lọc, sử dụng nguồn gen hai giống lợn này có hiệu quả góp phần tăng cường sự bền vững trong các hệ thống sản xuất chăn nuôi lợn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản”.

 

doc 24 trang dienloan 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Khả năng sản xuất và đa hình gen Prkag3 của lợn lũng pù và lợn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Khả năng sản xuất và đa hình gen Prkag3 của lợn lũng pù và lợn bản

Tóm tắt Luận án Khả năng sản xuất và đa hình gen Prkag3 của lợn lũng pù và lợn bản
MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lợn Lũng Pù và lợn Bản (lợn Bản Hòa Bình) là 2 giống lợn bản địa có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển bởi chúng có tầm vóc trung bình, khả năng sản xuất khá so với các giống lợn bản địa khác, số lượng tương đối nhiều, đặc điểm ngoại hình tương đối đồng nhất và đặc biệt là hai giống lợn này có thể chịu được điều kiện sống khắc nghiệt của các vùng núi đá cao, dinh dưỡng kém. Đã có một số nghiên cứu riêng lẻ trên các đối tượng lợn Lũng Pù và lợn Bản, tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và một số tính trạng sản xuất của chúng mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách có hệ thống về tiềm năng di truyền của các tính trạng sản xuất, đặc biệt là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình với kiểu gen của tính trạng chất lượng thịt của hai giống lợn này. 
Từ thực tế trên, việc đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất, kết hợp với nghiên cứu đa hình gen PRKAG3 và xác định ảnh hưởng của gen này đến chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản là cần thiết nhằm đưa ra những định hướng chọn lọc, sử dụng nguồn gen hai giống lợn này có hiệu quả góp phần tăng cường sự bền vững trong các hệ thống sản xuất chăn nuôi lợn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
	Đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất và ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng phát triển hai giống lợn này.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống từ đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng đến năng suất và chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Đây cũng là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu xác định đa hình gen PRKAG3 và bước đầu nhận định ảnh hưởng của nó đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt (màu sắc thịt) đối với 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về nguồn gen lợn bản địa. 
Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc định hướng chọn lọc nâng cao chất lượng 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản.
 - Các kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu năng suất, là cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 2 giống lợn này trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở vùng núi cao.
TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đã đánh giá được tương đối đầy đủ và có hệ thống từ đặc điểm ngoại hình về màu sắc lông da, khả năng sinh sản, sinh trưởng đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt ở lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Xác định được đa hình gen PRKAG3 bao gồm 4 đa hình G52S/HphI, T30N/StyI, V199I/BsaHI, R200Q/BsrBI ở cả 2 giống lợn Lũng Pù và Bản.
- Bước đầu đánh giá được ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt của lợn Bản: đa hình T30N/StyI và G52S/HphI ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ sáng và đa hình T30N/StyI ảnh hưởng đến độ vàng của thịt.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm ngoại hình của các giống lợn bản địa
Các giống lợn bản địa của Việt Nam rất phong phú và được phân bố khắp các vùng của đất nước, tại mỗi vùng có những giống với các nét đặc trưng riêng. Nhiều nghiên cứu đã cho biết Việt Nam hiện có khoảng 26 giống lợn bản địa (Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2013; Nguyễn Văn Đức, 2012). Đã có một số nghiên cứu trên lợn Lũng Pù (Nguyễn Văn Đức, 2005; Nguyễn Văn Đức và cs., 2008; Nguyễn Văn Đức và cs., 2012; Trịnh Quang Phong và cs., 2009; Trịnh Quang Phong và cs., 2011) và nghiên cứu trên lợn Bản (Quách Văn Thông, 2009; Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009).
1.2. Năng suất sinh sản của các giống lợn bản địa
Phần lớn các giống lợn bản địa có tuổi động dục lần đầu sớm, năng suất sinh sản thấp (5 – 8 con/lứa) số lứa đẻ/nái/năm từ 1,1 – 1,5 lứa. Tuy nhiên, cũng có giống như Móng Cái có khả năng sinh sản cao (10 – 15 con/lứa), mỗi năm đẻ từ 1,5 – 2 lứa (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010; Từ Quang Hiển và cs., 2004; Nguyễn Mạnh Cường và cs., 2010; Hồ Trung Thông và cs., 2011). Một số nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Lũng Pù như: (Vũ Ngọc Sơn và cs., 2009; Nguyễn Văn Đức và cs., 2008; Trịnh Quang Phong và cs., 2011; Trinh Quang Phong và cs., 2012; Nguyễn Văn Đức và cs., 2010) và một số nghiên cứu trên lợn Bản (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009; Vũ Đình Tôn và cs., 2012; Quách Văn Thông, 2009).
1.3. Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các giống lợn bản địa
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt của các giống lợn bản địa được công bố như Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2010; Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2009; Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2005; Lê Đình Cường và cs., 2004; Hồ Trung Thông và cs., 2011; ..v.v. cho biết khẳng năng sinh trưởng, cho thịt của các giống lợn bản địa là không cao.
Cũng đã có một số nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Lũng Pù (Vũ Ngọc Sơn và cs., 2009; Nguyễn Văn Đức và cs., 2008; Trịnh Quang Phong, 2011; Nguyễn Văn Đức và cs., 2008) và các nghiên cứu đối với lợn Bản (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009; Quách Văn Thông, 2009) đã được công bố, tuy nhiên các nghiên cứu cũng không đầy đủ mà về khả năng sinh trưởng, cho thịt và đặc biệt là đánh giá về chất lượng thịt hậu như chưa được nghiên cứu. 
Vì vậy, trong nghiên cứu này ngoài việc tiến hành đánh giá khả năng sinh sản, chúng tôi đánh giá đầy đủ và có hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của giống lợn này trên cả con đực thiến và lợn cái.
1.4. Gen liên quan đến chất lượng thịt lợn
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu xác định các chỉ thị phân tử ADN ở vật nuôi bằng các kỹ thuật di truyền phân tử nhằm tìm ra những chỉ thị ADN có mối liên quan với các tính trạng sản xuất hữu ích (Lê Minh Sắt, 1997; Đinh Văn Chỉnh và cs., 1999; Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2005; Đỗ Võ Anh Khoa và cs., 2010).
Một số ít các nghiên cứu về gen liên quan đến năng suất và chất lượng thịt của các giống lợn bản địa và tổ hợp lai nội x ngoại cũng đã được các tác giả trong nước công bố (Nguyễn Văn Hậu và cs., 2000; Lê Thị Thúy và cs., 2004; Nguyễn Văn Cường và cs., 2003).
Gen PRKAG3 được đánh giá là có vai trò ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn của nhiều giống lợn ngoại (Ciobanu và cs., 2001; Milan và cs., 2000; Anna Grandlund và cs., 2011; Meadus và cs., 2002; Škrlep và cs., 2009) và một số giống lợn bản địa Trung Quốc (Lu-Sheng Huang và cs., 2004), nhưng gen này chưa được nghiên cứu ở bất kỳ giống lợn nào ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đa hình gen PRKAG3 trên 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản để xác định mức độ ảnh hưởng của đa hình gen này đến chất lượng thịt.
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm ngoại hình của 303 cá thể lợn Lũng Pù, 277 cá thể lợn Bản ở thế hệ bố mẹ và thế hệ con. Đánh giá khẳ năng sinh sản của 218 ổ đẻ lợn Lũng Pù và 213 ổ đẻ lợn Bản.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng (37 lợn Lũng Pù, 38 lợn Bản), khả năng cho thịt và chất lượng thịt (30 lợn LP và 29 lợn Bản).
- Xác định đa hình gen PRKAG3 của 150 cá thể lợn Lũng Pù và 150 cá thể lợn Bản.
- Lợn Lũng Pù được nuôi tại xã Lũng Pù huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, lợn Bản được nuôi tại xã Phú Cường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
- Đề tài được nghiên cứu từ 01/2012 đến 06/2015.
Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Xác định đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn Lũng Pù và lợn Bản
- Đặc điểm về màu sắc lông, da của lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Khả năng sinh trưởng của lợn Lũng Pù và lợn Bản
- Năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản
2.1.2. Xác định đa hình gen PRKAG3 ở lợn Lũng Pù, lợn Bản và ảnh hưởng của gen này đến chất lượng thịt lợn Bản
- Xác định đa hình gen PRKAG3 ở lợn Lũng Pù và lợn Bản.
- Xác định ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Bản.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của lợn Lũng Pù và lợn Bản
Đặc điểm ngoại hình của lợn Lũng Pù và lợn Bản
Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình được tập trung vào đánh giá đặc điểm về màu sắc lông, da của lợn Lũng Pù và lợn Bản trên các tiêu chí: Lũng Pù: (i) toàn thân màu đen, (ii) toàn thân màu đen nhưng có 6 điểm trắng (bốn khuỷu đến móng, trán và chóp đuôi) và (iii) toàn thân màu đen nhưng có loang trắng ở bụng; Đối với lợn Bản: (i) toàn thân màu đen, (ii) toàn thân màu đen nhưng có 4 móng chân màu trắng và (iii) toàn thân màu đen nhưng có loang trắng ở bụng. 
Năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù và lợn Bản
- Chọn mỗi giống 40 lợn cái hậu bị và 4 lợn đực hậu bị. Các cá thể lợn đực, lợn cái được chọn không có quan hệ huyết thống với nhau. Khối lượng trung bình của lợn được chọn là 20 kg/con. 
- Mỗi giống được bố trí thí nghiệm trong 10 hộ nông dân (4 con/hộ) với điều kiện chăn nuôi tương đồng nhau. Số lợn nái 40 con/giống được ghép đôi giao phối luân phiên với 4 đực giống từ lứa 1 đến lứa 6. Áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 1547 – 2007 về tiêu chuẩn, khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm.
- Theo dõi đàn lợn thí nghiệm tại các nông hộ bằng phương pháp đặt sổ ghi chép hàng ngày.
Khả năng sinh trưởng của lợn Lũng Pù và lợn Bản
- Lợn sau khi được chọn làm thí nghiệm được bấm thẻ tai và cân khối lượng từng con để đưa vào nuôi dưỡng. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần, tỷ lệ đực thiến và cái là 1:1.
- Chế độ nuôi dưỡng: Sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương để phối trộn theo Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 1547 – 2007 về tiêu chuẩn, khẩu phần ăn cho lợn bản địa.
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn lợn thịt từ 2 tháng tuổi cho đến khi lợn đạt 8 tháng tuổi bằng việc cân khối lượng và ghi chép hàng tháng.
2.3.1.4. Năng suất và chất lượng thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản
a) Năng suất thịt:
- Chọn lợn mổ khảo sát: Lợn mổ khảo sát được chọn từ đàn lợn khảo sát sinh trưởng với tỷ lệ đực, cái là 1:1.
- Mổ khảo sát theo phương pháp cổ điển, sử dụng nửa trái của lợn để phân tách thịt, mỡ, xương, da và cân từng phần theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3899-1984). 
b) Chất lượng thịt
- Mẫu cơ thăn được lấy ngay sau khi giết thịt ở vị trí xương sườn 13 – 14, bảo quản trong hộp đá và vận chuyển về phòng thí nghiệm. Cơ thăn được cắt thành 3 mẫu với độ dày từ 3 cm, mẫu được bảo quản ở 4oC để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng thịt.
- Giá trị pH45, pH24, màu sắc thịt, tỷ lệ mất nước bảo quản, chế biến được xác định theo phương pháp của Warner và cs. (1997) và độ dai (mềm) thịt theo phương pháp Channon và cs. (2003).
Đa hình gen PRKAG3 ở lợn Lũng Pù, lợn Bản và ảnh hưởng của đa hình gen này đến chất lượng thịt lợn Bản
Xác định đa hình gen PRKAG3 và giải trình tự
- Tách chiết ADN tổng số từ mẫu mô tai được thực hiện theo quy trình bộ kít tách ADN của hãng Bioneer (Hàn Quốc). 
- Xác định đa hình các đoạn gen PRKAG3 nghiên cứu bằng phương pháp PCR-RFLP:
- Giải trình tự gen PRKAG3 bằng phương pháp giải trình tự trực tiếp của Sanger trên máy sequencer ABI3130.
- Phân tích trình tự gen PRKAG3 bằng phần mềm chuyên dụng Bioedit v7.2.5 tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Tế bào động vật – Viện Chăn nuôi.
Xác định ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Bản
Sau khi xác định được đa hình kiểu gen PRKAG3, những cá thể lợn mang những kiểu gen đặc trưng được đánh dấu, nuôi theo dõi đến 8 tháng tuôi và tiến hành mổ khảo sát để đánh giá mối liên quan của từng kiểu gen với chất lượng thịt.
XỬ LÝ SỐ LIỆU 
Số liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm SAS 9.0 (2002), để tính toán các tham số thống kê LSM, SE, LSMeans với so sánh cặp pdiff hiệu chỉnh bằng phương pháp Tukey với mô hình phân tích như sau:
	Yijkl = µ + Bi + Lj + Nk + Ɛijkl
Trong đó:	Yijkl : Giá trị thu được của chỉ tiêu cần tính
	µ : Trung bình quần thể
	Bi : Ảnh hưởng của bố (iLũng Pù =từ 1 đến 4; iBản = từ 1 đến 4). 
	Lj : Ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (j = 1 từ 1 đến 6).
	Nk : Ảnh hưởng của năm thứ k (k = từ 2012 đến 2015).
	Ɛijkl: Sai số ngẫu nhiên.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN LŨNG PÙ VÀ LỢN BẢN
3.1.1. Đặc điểm ngoại hình của lợn Lũng Pù và lợn Bản
Lợn Lũng Pù có đặc trưng nổi bật là toàn thân màu đen với 6 điểm trắng chiếm tỷ lệ cao 65,68%, ở thế hệ bố mẹ chiếm tỷ lệ 75,00%, cao hơn thế hệ con (64,09%) và sai khác không có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Lợn Bản có đặc trưng toàn thân màu đen với 4 móng chân màu trắng chiếm tỷ lệ cao 59,21%, trong đó thế hệ bố mẹ 65,91%, thế hệ con 57,94%, không có sự phân ly khác biệt giữa thế hệ con với thế hệ bố mẹ (p=0,3239). 
Bảng 1: Một số đặc điểm ngoại hình của lợn Lũng Pù và lợn Bản
Đặc điểm nổi bật
Tổng số
TH Bố mẹ
TH Con
X2
(giá trị p)
n
%
n
%
n
%
Lợn Lũng Pù
Toàn thân màu đen
54
17,82
5
11,36
49
18,92
0,2260
Toàn thân màu đen nhưng có 6 điểm trắng (4 khuỷu đến móng, trán và chóp đuôi)
199
65,68
33
75,00
166
64,09
0,1589
Toàn thân màu đen nhưng có loang trắng ở bụng
50
16,50
6
13,64
44
16,99
0,5797
Tổng
303
100
44
100
259
100
Lợn Bản
Toàn thân màu đen
62
22,38
8
18,18
54
23,18
0,4660
Toàn thân màu đen nhưng có 4 móng chân màu trắng
164
59,21
29
65,91
135
57,94
0,3239
Toàn thân màu đen nhưng có loang trắng ở bụng
51
18,41
7
15,91
44
18,88
0,6405
Tổng
277
100
44
100
233
100
3.1.2. Năng suất sinh sản của lợn cái Lũng Pù và lợn Bản
3.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù chịu ảnh hưởng của lứa đẻ với mức từ P<0,05 đến P<0,001. Chịu ảnh hưởng mạnh nhất là các chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ (P<0,001), khối lượng cai sữa/con không chịu ảnh hưởng của lứa đẻ. Các yếu tố bố và năm không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn Lũng Pù.
Bảng 2: Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Lũng Pù
Chỉ tiêu
Bố
Lứa đẻ
Năm
R2
Số con sơ sinh sống/ổ (con)
ns
**
ns
0,1886
Số con cai sữa/ổ (con)
ns
**
ns
0,2013
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
ns
***
ns
0,2563
Khối lượng sơ sinh/con (kg)
ns
*
ns
0,1061
Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
ns
***
ns
0,1909
Khối lượng cai sữa/con (kg)
ns
ns
ns
0,0909
Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)
ns
*
ns
0,0935
Ghi chú: NS: P≥0,05; *: P<0,05; ** : P<0,01 ; ***: P<0,001
Tất cả các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn Bản đều chịu ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ từ mức P<0,05 đến P<0,001, ngoại trừ khối lượng cai sữa/con. Trong đó, các chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ chịu ảnh hưởng lớn nhất (P<0,001) và khối lượng cai sữa/con không chịu ảnh hưởng của lứa đẻ. Chỉ tiêu hệ số lứa đẻ/nái/năm chịu ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ và năm ở mức P<0,05.
Bảng 3: Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản
Chỉ tiêu
Bố
Lứa đẻ
Năm
R2
Số con sơ sinh sống/ổ (con)
ns
 ... 53,09
0,47
15
53,57
0,47
a* (màu đỏ)
30
15,57
0,16
15
15,20b
0,22
15
15,95a
0,22
b* (màu vàng)
30
9,00
0,24
15
8,88
0,33
15
9,11
0,33
TLMNBQ (%)
30
1,96
0,10
15
1,68b
0,14
15
2,24a
0,14
TLMNCB (%)
30
30,40
0,54
15
30,95
0,76
15
29,86
0,76
Độ dai (N)
30
60,66
1,22
15
62,19
1,72
15
59,12
1,72
Ghi chú: Các giá trị LSM trong cùng hàng, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05,
Giá trị pH45 và pH24 của lợn Bản được trình bày ở bảng 13. pH45 ở lợn đực thiến là 6,18, ở lợn cái là 6,20 và không sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05), trung bình chung là 6,19. Sau 24 giờ bảo quản, pH24 trung bình giảm xuống 5,69 và giá trị này không có sai khác (P>0,05) giữa lợn đực thiến và lợn cái.
Kết quả nghiên cứu trên giống lợn Lũng Pù (bảng 12) và lợn Bản (bảng 13) cho thấy, màu sắc thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản đều nằm trong giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu này ở mỗi giống sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa lợn đực thiến và lợn cái, trừ chỉ tiêu a* ở lợn Lũng Pù (P<0,05).
Bảng 13: Chất lượng thịt của lợn Bản
Chỉ tiêu
Chung
Lợn đực thiến
Lợn cái
n
LSM
SE
n
LSM
SE
n
LSM
SE
pH45
29
6,19
0,03
15
6,18
0,04
14
6,20
0,04
pH24h
29
5,69
0,02
15
5,67
0,03
14
5,71
0,04
L* (độ sáng)
29
55,36
0,53
15
55,61
0,73
14
55,11
0,76
a* (màu đỏ)
29
14,96
0,38
15
14,90
0,53
14
15,02
0,55
b* (màu vàng)
29
8,42
0,18
15
8,55
0,25
14
8,28
0,25
TLMNBQ (%)
29
2,28
0,11
15
2,03b
0,16
14
2,53a
0,16
TLMNCB (%)
29
28,94
0,39
15
28,06a
0,54
14
29,82b
0,56
Độ dai (N)
29
61,48
3,70
15
65,04
5,15
14
57,91
5,33
Ghi chú:	Các giá trị LSM trong cùng hàng, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05,
Thịt lợn Lũng Pù mất nước do bảo quản là 1,96% và có sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P0,05).
Đối với lợn Bản, tỷ lệ mất nước bảo quản là 2,28%, tỷ lệ mất nước chế biến trung bình là 28,94%, lợn cái có tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến đều cao hơn so với lợn đực thiến, các sai khác đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Độ dai của thịt lợn Lũng Pù (60,66 N) thấp hơn lợn Bản (61,48 N), hay nói cách khác là thịt của lợn Lũng Pù mềm hợn thịt lợn Bản. 
3.2. ĐA HÌNH GEN PRKAG3 Ở LỢN LŨNG PÙ, LỢN BẢN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN BẢN
3.2.1. Đa hình gen PRKAG3
3.2.1.1. Nhân đặc hiệu vùng exon 1 và exon 3 gen PRKAG3
Khuếch đại thành công hai đoạn gen PRKAG3 vùng exon 1 và exon 3 với các kích thước tương ứng là 270 bp và 258 bp và chỉ xuất hiện 1 băng ADN sáng nét. Các đoạn gen PRKAG3-exon1 và exon 3 được nhân lên tương ứng với trình tự mã hóa gen PRKAG3 mã số AF214521.1 trên ngân hàng gen www.ncbi.nlm.nih.gov).
3.2.1.2. Đa hình vùng exon 1 và exon 3 gen PRKAG3
a) Đa hình vùng exon 1 gen PRKAG3 (G52S/HphI và T30N/StyI)
Điểm đa hình thứ nhất tại vị trí 154, thay đổi nucleotide giữa G và A (G154A) dẫn đến thay đổi axít amin G và S tại vị trí 52 trong chuỗi polypeptide (G52S). Điểm đa hình thứ hai tại vị trí 89, thay đổi giữa nucleotide C và A (C89A) dẫn đến thay đổi axít amin tại vị trí 30 (T30N). 
Tại vị trí đa hình G52S chúng tôi phát hiện có 2 dạng alen là S và G, tương ứng với 3 kiểu gen SS, SG và GG. Tại vị trí T30N phát hiện có 2 dạng alen là T và N, tương ứng với 3 kiểu gen NN, TN và TT xuất hiện trong hai giống lợn nghiên cứu. 
Đa hình tại vị trí G52S và T30N của gen PRKAG3 ở giống lợn Lũng Pù và Bản phù hợp với nghiên cứu của Lu-Sheng Huang và cs. (2004) cũng tìm thấy 9/21 giống lợn bản địa của Trung Quốc.
b) Đa hình vùng exon 3 gen PRKAG3 (V199I/BsaHI và R200Q/BsrBI)
Phân tích đa hình V199I vùng exon 3 gen PRKAG3 ở giống lợn Bản và lợn Lũng Pù, chúng tôi phát hiện được 2 alen V và I (Hình 15), tuy nhiên chỉ tìm thấy 2 kiểu gen VV và IV. Kết quả trên cũng phù hợp với Lu-Sheng Huang và cs. (2004) cho biết, alen I hầu như không xuất hiện ở các giống lợn bản địa Trung Quốc và xuất hiện với tần số rất thấp ở một số giống lợn ngoại.
Tại vị trí R200Q ở lợn Bản và lợn lũng Pù, chúng tôi chỉ phát hiện có duy nhất một dạng alen là R trên giống lợn nghiên cứu tương ứng với kiểu gen RR.
Từ các kết quả phân tích trên cho thấy các cặp mồi sử dụng để nhân đặc hiệu và phân tích đa hình tại các vùng exon 1 và exon 3 gen PRKAG3 ở lợn Bản và lơn Lũng Pù là đặc hiệu, chính xác và phù hợp với các nghiên cứu đã công bố trên thế giới.
3.2.1.3. Giải trình tự
Kết quả giải và phân tích trình tự vùng exon 1 gen PRKAG3 cho thấy vùng gen này được khuếch đại hoàn toàn đặc hiệu, các điểm đa hình được xác định tại các vị trí A154G và A89C là hoàn toàn chính xác phù hợp với các điểm cắt bởi các enzyme HphI và StyI tương ứng (Hình 3).
Hình 3: Hình ảnh giải trình tự gen PRKAG3 vùng exon 1
Hình 4: Hình ảnh giải trình tự gen PRKAG3 vùng exon 3
Kết quả giải và phân tích trình tự vùng exon 3 gen PRKAG3 cũng cho thấy đoạn gen này được nhân lên là đặc hiệu và chính xác. Các điểm đa hình được xác định hoàn toàn phù hợp với các điểm cắt của các enzyme BsaHI và BsrBI như đã công bố (Hình 4).
3.2.2. Tần số kiểu gen và tần số alen của các đa hình gen PRKAG3
3.2.2.1. Đối với lợn Lũng Pù
Kết quả phân tích tần số alen và tần số kiểu gen tại các điểm đa hình vùng exon 1 và exon 3 gen PRKAG3 của giống lợn Lũng Pù được thể hiện ở bảng 14. 
Bảng 14: Tần số kiểu gen và tần số alen của các đa hình gen PRKAG3 ở lợn Lũng Pù
Đa hình
Tần số kiểu gen
Tần số alen
G52S/HphI
(n=150)
GG
SG
SS
G
S
1,00
0
0
1,00
0,00
T30N/StyI (n=150)
NN
TN
TT
T
N
0
0
1
1,00
0,00
V199I/BsaHI (n=150)
VV
IV
II
V
I
1
0
0
1,00
0,00
R200Q/BsrBI (n=150)
RR
QR
QQ
R
Q
1
0
0
1,00
0,00
Đối với đa hình G52S/HphI chỉ xuất hiện alen G, đa hình T30N/StyI chỉ xuất hiện alen T, đa hình V199I/BsaHI chỉ xuất hiện alen V và đa hình R200Q/BrsBI chỉ xuất hiện alen R. Do vậy tại mỗi đa hình thì tần số của kiểu gen và tần số của alen đều bằng 1. 
Kết quả nghiên cứu này cho thấy tính đa hình của gen PRKAG3 không được thể hiển tại 4 điểm đa hình trong quần thể lợn Lũng Pù. 
3.2.2.2. Đối với lợn Bản
a) Đa hình G52S/HphI
Qua đánh giá đa hình G52S/HphI ở quần thể lợn Bản cho thấy tần số kiểu gen đồng hợp GG=0,82 đat giá trị cao hơn so với kiểu gen dị hợp SG=0,11 và đồng hợp tử SS=0,07. Tần số alen G (0,88) cao hơn so với tần số alen S (0,12). 
Bảng 15: Tần số kiểu gen và tần số alen của các đa hình gen PRKAG3 ở lợn Bản
Đa hình
Tần số kiểu gen
Tần số alen
G52S/HphI
(n=150)
GG
SG
SS
G
S
0,82
0,11
0,07
0,88
0,12
T30N/StyI (n=150)
NN
TN
TT
T
N
0,01
0,03
0,96
0,97
0,03
V199I/BsaHI (n=150)
VV
IV
II
V
I
0,98
0,02
0,00
0,99
0,01
R200Q/BsrBI (n=150)
RR
QR
QQ
R
Q
1,00
0,00
0,00
1,00
0,00
Kết quả phân tích đa hình T30N/StyI ở giống lợn Bản cho thấy tần số alen T (0,97) đạt giá trị cao hơn so với tần số alen N (0,03), tần số kiểu gen TT là cao nhất (0,96) trong khi tần số của hai kiểu gen còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp trong quần thể (TN=0,03, NN=0,01). 
Tại điểm đa hình V199I/BsaHI, alen V xuất hiện với tần số cao 0,99 còn alen I có tần số rất thấp chỉ đạt 0,01 trong quần thể và trong nghiên cứu này chỉ tìm thấy hai kiểu gen IV và VV. 
Đa hình R200Q/BsrBI cho thấy tần số kiểu gen đồng hợp tử RR (1,00), tần số alen R (1,00). 
Như vậy, lợn Bản ở mỗi đa hình trong nghiên cứu đều tồn tại các kiểu gen tương ứng, cụ thể đa hình G52S/HphI và T30N/StyI xuất hiện 3 kiểu gen trong quần thể; đa hình V199I/BsaHI, kiểu gen VV chiếm ưu thế trong quần thể hơn kiểu gen IV, chưa tìm thấy kiểu gen II và đa hình R200Q/BsrBI chỉ xuất hiện một kiểu gen RR. 
3.2.3. Ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Bản
3.2.3.1. Đa hình G52S/HphI
Hai chỉ tiêu pH 45 phút và pH 24 giờ ở hai kiểu gen GG và SG điều thể hiện không khác biệt nhau về mặt thống kê (P>0,05). 
Kiểu gen SG có tỷ lệ mất nước chế biến cao hơn kiểu gen GG, nhưng lại thấp hơn về chỉ tiêu mất nước bảo quản, tuy nhiên không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai kiểu gen (P>0,05). 
Giá trị L* ở kiểu gen GG cao hơn kiểu gen SG và thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P0,05). 
Độ dai của thịt lợn Bản thì những cá thể lợn mang kiểu gen GG cho giá trị độ dai (61,89 N) thấp hơn gen SG (66,10 N). Tuy nhiên, sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 16: Ảnh hưởng của đa hình G52S/HphI đến chất lượng thịt lợn Bản
Chỉ tiêu
GG (n=23)
SG (n=6)
LSM
SE
LSM
SE
pH45’
6,20
0,02
6,31
0,04
pH24h
5,71
0,02
5,65
0,04
L* (độ sáng)
55,37a
0,41
52,92b
0,81
a* (độ đỏ)
14,81
0,33
16,16
0,66
b* (độ vàng)
8,23
0,16
8, 55
0,31
TLMNBQ (%)
2,35
0,12
1,94
0,23
TLMNCB (%)
29,42
0,45
30,17
0,88
Độ dai (N)
61,89
3,36
66,10
6,58
Ghi chú: Các giá trị LSM trong cùng hàng, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05.
3.2.3.2. Đa hình T30N/StyI
Đối với chỉ tiêu giá trị pH giữa các kiểu gen (NN=6,32, TN=6,13, TT=6,24), sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) đối với chỉ tiêu pH45’, nhưng pH 24 giờ thể hiện sự khác biệt gần có ý nghĩa thống kê (P=0,074).
Đối với chỉ tiêu tỷ lệ mất nước do bảo quản dao động từ 2,02 đến 2,77%, tỷ lệ mất nước chế biến từ 28,74 đến 29,45%. Sự sai khác giữa 3 kiểu gen trên cả 2 chỉ tiêu mất nước bảo quản và chế biến là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 17: Ảnh hưởng của đa hình T30N/StyI đến chất lượng thịt lợn Bản
Chỉ tiêu
NN (n=3)
TN (n=4)
TT (n=22)
LSM
SE
LSM
SE
LSM
SE
pH45’
6,32
0,06
6,13
0,05
6,24
0,02
pH24h
5,92
0,06
5,77
0,05
5,68
0,02
L* (độ sáng)
58,58a
1,30
56,25a
1,13
54,10b
0,48
a* (độ đỏ)
14,5 6
1,00
15,12
0,86
15,16
0,37
b* (độ vàng)
7,23a
0,35
7,68a
0,31
8,56b
0,13
TLMNBQ (%)
2,02
0,28
2,77
0,24
2,18
0,10
TLMNCB (%)
28,74
1,26
29,41
1,09
29,45
0,46
Độ dai (N)
65,52
9,52
62,64
8,25
62,41
3,52
Ghi chú: Các giá trị LSM trong cùng hàng, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05.
Không tìm thấy sự khác biệt giữa ba kiểu gen về độ đỏ (a*) của thịt. Tuy nhiên, đã tìm thấy có sự khác nhau giữa kiểu gen TT với kiểu gen NN và TN ở hai chỉ tiêu độ sáng (L*) và độ vàng (b*) với mức ý nghĩa (P<0,05). Như vậy đa hình T30N/StyI có ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ sáng và độ vàng của màu sắc thịt.
3.2.3.3. Đa hình V199I/BsaHI
Sau khi giết mổ, độ pH ở các kiểu gen giảm nhanh, giá trị pH45’ ở kiểu gen IV là 6,30 và VV là 6,21 và giảm lần lượt còn 5,68 và 5,70 ở 24 giờ giết mổ. Tuy nhiên, không có ảnh hưởng của kiểu gen đến pH ở 45 phút và 24 giờ (P>0,05). Tương tự, tỷ lệ mất nước giữa các kiểu gen là cũng sai không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). 
Bảng 18: Ảnh hưởng của đa hình V199I/BsaHI đến chất lượng thịt của lợn Bản
Chỉ tiêu
IV (n=3)
VV (n=26)
LSM
SE
LSM
SE
pH45’
6,30
0,06
6,21
0,02
pH24h
5,68
0,07
5,70
0,02
L* (độ sáng)
54,64
1,30
54,89
0,44
a* (độ đỏ)
14,09
0,96
15,21
0,33
b* (độ vàng)
8,51
0,45
8,28
0,15
TLMNBQ (%)
2,44
0,34
2,25
0,12
TLMNCB (%)
29,10
1,25
29,63
0,43
Độ dai (N)
56,37
9,27
63,50
3,15
Đối với chỉ tiêu màu sắc thịt, không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của kiểu gen tại điểm đa hình V199I/BsaHI đến màu sắc thịt của lợn Bản (P>0,05). 
Độ dai của thịt lợn Bản, giữa hai kiểu gen IV và VV cũng sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). 
Khi so sánh sự ảnh hưởng của các đa hình gen PRKAG3 trong nghiên cứu đến các chỉ tiêu chất lương thịt ở lợn Bản với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau cho thấy sự ảnh hưởng của các đa hình này đến các chỉ tiêu chất lượng thịt không giống nhau ở các giống lợn khác nhau.
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
4.1.1. Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất và chất lượng thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản 
- Đặc trưng nổi bật của lợn Lũng Pù là toàn thân màu đen có 6 điểm trắng và lợn Bản với đặc trưng toàn thân màu đen có 4 móng chân màu trắng đề chiếm tỷ lệ cao trong quần thể của từng giống. 
- Năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù và lợn Bản chịu ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ và không chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là đực phối và năm. Các chỉ tiêu số con và khối lượng lợn con/ổ qua các lứa đẻ ở cả hai giống lợn biến động theo xu hướng quy luật là tăng dần từ lứa 1, đạt cao ở lứa 3 – 4 và giảm dần ở lứa 5 – 6.
- Khả năng sinh sản của lợn Lũng Pù và lợn Bản tương đương so với nhiều giống lợn bản địa khác. Lợn Lũng Pù có số con sơ sinh sống/ổ đạt 7,42 con, số con cai sữa/ổ đạt 7,03 con và khối lượng cai sữa ở 45 ngày tuổi đạt 29,03 kg/ổ. Các chỉ tiêu này ở lợn Bản tương ứng là 7,10 con/ổ, 6,76 con/ổ và 25,31 kg/ổ. 
- Lợn Lũng Pù và lợn Bản 8 tháng tuổi đạt khối lượng tương ứng 44,80 kg và 31,85 kg. Tăng khối lượng trung bình giai đoạn 2 - 8 tháng tuổi là 209,98 g/ngày và 146,44 g/ngày, lợn đực thiến và lợn cái là khác nhau.
- Khối lượng lợn giết mổ trung bình ở lợn Lũng Pù là 44,31 kg, ở lợn Bản là 32,14 kg, đạt tỷ lệ móc hàm tương ứng là 74,28% và 71,04%. Tỷ lệ nạc của lợn Bản (40,31%) cao hơn lợn Lũng Pù (38,80%). 
- Chất lượng thịt của lợn Lũng Pù: pH45 của cơ thăn đạt 6,22, giá trị L* là 53,33 và tỷ lệ mất nước bảo quản là 1,96 %. Ở lợn Bản, các chỉ tiêu tương ứng là 6,19; 55,36 và 2,28 %. Độ dai của thịt lợn Lũng Pù (60,66 N) thấp hơn so với lợn Bản (61,48 N).
4.1.2. Tính đa hình gen PRKAG 3 ở lợn Lũng Pù, lợn Bản và ảnh hưởng của gen này đến chất lượng thịt lợn Bản
- Đã nhân PCR thành công và đặc hiệu các đoạn gen PRKAG3 trên hai vùng exon 1 và exon 3.
- Sử dụng phương pháp PCR-RFLP đã xác định được tính đa hình vùng exon 1 và exon 3 gen PRKAG3 (G52S/HphI, T30N/StyI, V199I/BsaHI và R200Q/BsrBI) ở lợn Lũng Pù và lợn Bản. Ở lợn Lũng Pù không thể hiện tính đa hình ở các đoạn gen nghiên cứu.
- Tần số alen và tần số kiểu gen tại các điểm đa hình trên vùng exon 1 và exon 3 ở lợn Lũng Pù chỉ xuất hiện một kiểu gen duy nhất: tần số kiểu gen cho mỗi đa hình GG, TT, VV và RR đều bằng 1; tần số alen G, T, V và R bằng 1.
 - Đối với lợn Bản đã tìm thấy sự xuất hiện của cả 2 alen ở 3 điểm đa hình (G52S/HphI, T30N/StyI, V199I/BsaHI). Riêng đa hình R200Q/BsrBI chỉ tìm thấy duy nhất 1 alen R. Kiểu gen chiếm ưu thế hay có tần số cao nhất tương ứng cho mỗi đa hình là GG (0,82), TT(0,95), VV(0,98) và RR (1,0); tương ứng alen có tần số cao nhất là G (0,88), T (0,96), V(0,99) và R (1,0). 
- Bước đầu đã xác định được ảnh hưởng của một số đa hình (G52S, T30N và V199I) gen PRKAG3 đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn Bản. Đa hình T30N ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ sáng L* và độ vàng b*. Đa hình G52S ảnh hưởng đến chỉ tiêu màu sắc thịt (L*) nhưng đa hình V199I không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn Bản.
4.2. Đề nghị
	- Tăng cường chọn lọc đàn hạt nhân đã có và kết hợp với xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp cho hai giống lợn Lũng Pù và lợn Bản nhằm nâng cao chất lượng đàn nái nền cho các địa phương chăn nuôi 2 giống lợn này.
- Sử dụng các kết quả ban đầu về đa hình gen PRKAG3 trong nghiên cứu này làm cơ sở nghiên cứu nâng cao chất lượng thịt cho 2 giống lợn này và các giống lợn bản địa khác.

File đính kèm:

  • doctom_tat_luan_an_kha_nang_san_xuat_va_da_hinh_gen_prkag3_cua.doc