Tóm tắt Luận án Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là vấn đề sức

khỏe cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam [82]. BPTNMT là bệnh

đa thành phần [120], yêu cầu phải được đánh giá toàn diện [165].

Yêu cầu này là một thách thức trên thực hành lâm sàng.

Trước 2011, GOLD đề nghị đánh giá BPTNMT dựa trên duy nhất

FEV1 [79]. Đáng tiếc, FEV1 tương quan yếu đến vừa với triệu chứng

lâm sàng [22], nên không thể đại diện đánh giá toàn diện BPTNMT.

Từ 2011, GOLD đề nghị đánh giá BPTNMT dựa trên 3 thành phần:

triệu chứng lâm sàng, tiền căn đợt cấp, hạn chế luồng khí [80] và

được đồng thuận cao [178]. Tuy nhiên, một số tác giả đề nghị tìm

thêm chứng cứ cho mô hình mới [213] để giải đáp các câu hỏi về thứ

tự ưu tiên của các thang mMRC, CAT, CCQ với các điểm cắt tương2

ứng trong đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT [25], [101]; về

khả năng đại diện đánh giá toàn bộ chức năng hô hấp BPTNMT của

FEV1 [70]; tính đại diện đánh giá toàn diện BPTNMT của kết hợp ba

thành phần triệu chứng lâm sàng, tiền căn đợt cấp, FEV1 [82].

pdf 27 trang dienloan 6420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tóm tắt Luận án Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
LÊ KHẮC BẢO 
KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ 
PHẾ THÂN KÝ VỚI MỨC ĐỘ KHÓ THỞ, KHẢ NĂNG 
GẮNG SỨC, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRONG 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 
Chuyên ngành: NỘI HÔ HẤP 
Mã số: 62720144 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 
Công trình được hoàn thành tại: 
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS.TS. Trần Văn Ngọc – TS. Nguyễn Thị Tố Như 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường 
họp tại: 
Vào lúc giờ, ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM 
- Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA 
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Lê Khắc Bảo (2015). “Tương quan tăng kháng lực đường thở, 
tắc nghẽn luồng khí, ứ khí phế nang trong đánh giá chức năng hô 
hấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Y học TP. Hồ Chí Minh; tập 
19 phụ bản của số 1; tr. 523 – 531. 
2. Lê Khắc Bảo (2015). “So sánh giá trị điểm mMRC và CCQ 
trong đánh giá triệu chứng lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn 
tính”. Y học TP. Hồ Chí Minh; tập 19 phụ bản của số 1; tr. 541 – 
548. 
3. Lê Khắc Bảo (2015). “Mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Y học TP. Hồ Chí Minh; tập 19 
phụ bản của số 1; tr 532 – 540. 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. Đặt vấn đề: 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát tương quan 
giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng 
sức, chất lượng cuộc sống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” 
với mục tiêu tổng quát xây dựng mô hình đánh giá toàn diện 
BPTNMT. Bốn mục tiêu chuyên biệt là xác định trong BPTNMT: 
(1) Hệ số tương quan đơn biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, 
FRC, RV/TLC với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng 
cuộc sống, tiền căn đợt cấp. 
(2) Hệ số tương quan đơn biến giữa mMRC, CCQ với mức độ 
khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp. 
(3) Hệ số tương quan đơn biến giữa FEV1, sGaw, FRC. 
(4) Mô hình tương quan đa biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, 
FRC, RV/TLC, mMRC, BDI, 6MWD, CCQ, SGRQ, tiền căn đợt cấp 
2. Tính cấp thiết: 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là vấn đề sức 
khỏe cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam [82]. BPTNMT là bệnh 
đa thành phần [120], yêu cầu phải được đánh giá toàn diện [165]. 
Yêu cầu này là một thách thức trên thực hành lâm sàng. 
Trước 2011, GOLD đề nghị đánh giá BPTNMT dựa trên duy nhất 
FEV1 [79]. Đáng tiếc, FEV1 tương quan yếu đến vừa với triệu chứng 
lâm sàng [22], nên không thể đại diện đánh giá toàn diện BPTNMT. 
Từ 2011, GOLD đề nghị đánh giá BPTNMT dựa trên 3 thành phần: 
triệu chứng lâm sàng, tiền căn đợt cấp, hạn chế luồng khí [80] và 
được đồng thuận cao [178]. Tuy nhiên, một số tác giả đề nghị tìm 
thêm chứng cứ cho mô hình mới [213] để giải đáp các câu hỏi về thứ 
tự ưu tiên của các thang mMRC, CAT, CCQ với các điểm cắt tương 
2 
ứng trong đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT [25], [101]; về 
khả năng đại diện đánh giá toàn bộ chức năng hô hấp BPTNMT của 
FEV1 [70]; tính đại diện đánh giá toàn diện BPTNMT của kết hợp ba 
thành phần triệu chứng lâm sàng, tiền căn đợt cấp, FEV1 [82]. 
Nghiên cứu tương quan giữa triệu chứng lâm sàng (khó thở, 
khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, đợt cấp và chức năng hô 
hấp (hạn chế luồng khí, tăng kháng lực đường thở, ứ khí phế nang 
trong BPTNMT có thể giải đáp các câu hỏi trên [193]. Một số nghiên 
cứu tương quan đơn biến giữa chức năng hô hấp và triệu chứng lâm 
sàng trên thế giới [22],[102],[150],[158] và tại Việt Nam [6],[12], 
[15],[16] đã giúp trả lời một phần các câu hỏi trên. Tuy nhiên, các 
nghiên cứu tương quan đa biến giữa triệu chứng lâm sàng và chức 
năng hô hấp để xây dựng mô hình đánh giá toàn diện [214] hoặc 
phân loại kiểu hình BPTNMT [44], [45] còn ít. 
3. Những đóng góp mới của luận án: 
(1) Đề xuất xem xét ưu tiên dùng bộ câu hỏi CCQ đánh giá triệu 
chứng lâm sàng BPTNMT với điểm cắt CCQ = 1; nếu dùng bộ câu 
hỏi mMRC, xem xét dùng điểm cắt mMRC = 1 thay cho mMRC = 2. 
(2) Đề xuất xem xét dùng mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT 
với ba thành phần chính: hạn chế luồng khí, ứ khí phế nang, triệu 
chứng lâm sàng; đại diện lần lượt bởi Post FEV1, Post FRC và CCQ. 
4. Bố cục luận án: 
Luận án có 127 trang: mở đầu 4 trang, tổng quan tài liệu 36 
trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22 trang, kết quả nghiên 
cứu 26 trang, bàn luận 37 trang, kết luận và kiến nghị 2 trang. Luận 
án có 42 bảng, 14 biểu đồ, 3 sơ đồ, 8 hình và 218 tài liệu tham khảo 
trong đó 21 tài liệu tiếng Việt, 197 tài liệu tiếng Anh, 112 tài liệu 
mới trong 5 năm chiếm 51% toàn bộ tài liệu tham khảo. 
3 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Định nghĩa và gánh nặng bệnh tật BPTNMT: 
GOLD 2014 định nghĩa: “BPTNMT là bệnh thường gặp, có thể 
ngăn ngừa và điều trị. Bệnh đặc trưng bởi hạn chế luồng khí kéo dài, 
thường tiến triển nặng dần, kèm tăng đáp ứng viêm mạn tính tại 
đường thở và phổi với khí và hạt độc hại. Đợt cấp và bệnh đồng mắc 
góp phần vào độ nặng toàn bộ trên từng bệnh nhân” [82]. Định nghĩa 
cho thấy BPTNMT là đa thành phần cần đánh giá toàn diện [165]. 
Đánh giá BPTNMT được xem là toàn diện khi đáp ứng được 6 
mục tiêu điều trị: (1) giảm khó thở, (2) tăng khả năng gắng sức, (3) 
tăng chất lượng cuộc sống, (4) làm chậm tốc độ suy giảm chức năng 
hô hấp, (5) ngăn ngừa đợt cấp và (6) giảm tử vong [82]. Biến số đánh 
giá toàn diện BPTNMT cần có chức năng hô hấp (hạn chế luồng khí, 
tăng kháng lực đường thở, ứ khí phế nang) và triệu chứng lâm sàng 
(khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, đợt cấp). 
Tần suất bệnh toàn bộ, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế do BPTNMT 
ở mức cao và đang gia tăng trên toàn thế giới kể cả Việt Nam [82]. 
1.2. Chức năng hô hấp trong BPTNMT: 
Chức năng hô hấp trong BPTNMT bao gồm: (1) Chỉ số hạn chế 
luồng khí: FEV1, FEV1/FVC [167]; (2) chỉ số tăng kháng lực đường 
thở: Raw (kháng lực đường thở), Gaw (suất dẫn đường thở), sRaw, 
(kháng lực đường thở đặc hiệu) sGaw (suất dẫn đường thở đặc hiệu) 
[63]; (3) chỉ số ứ khí phế nang: RV (thể tích khí cặn), FRC (dung 
tích khí cặn chức năng), TLC (tổng dung lượng phổi) [138]. 
Phế thân ký với công cụ đo lường phế thân kế cho phép đo 
chính xác, tin cậy các chỉ số chức năng hô hấp trong BPTNMT [63]. 
ERS/ATS (Hội hô hấp châu Âu/ Hội lồng ngực Hoa Kỳ) qui định các 
tiêu chuẩn kỹ thuật và qui trình chuẩn đo chức năng hô hấp [142]. 
4 
1.3. Triệu chứng lâm sàng trong BPTNMT: 
Khó thở gắng sức trong BPTNMT do cơ hô hấp suy yếu không 
đáp ứng được nhu cầu thông khí cao của cơ thể [27]. Các công cụ 
đánh giá khó thở tại thời điểm gồm thang tương ứng thị giác [127], 
câu hỏi Borg cải biên [176]; và theo thời khoảng gồm mMRC [129], 
BDI/TDI (chỉ số khó thở nền tảng/ chỉ số khó thở thay đổi) [128]. 
Giảm khả năng gắng sức là thuật ngữ để chỉ tình trạng cơ thể 
không thể đạt mức gắng sức tối đa [168]. Giảm khả năng gắng sức 
do giảm khả năng thông khí sức cơ ngoại biên [168]. Khả năng 
gắng sức được đánh giá với 6MWD (6 minute walk distance: khoảng 
cách đi bộ 6 phút) khi thực hiện 6MWT (6 minute walk test: trắc 
nghiệm đi bộ 6 phút), kết quả trắc nghiệm đi bộ hình thoi, kết quả 
của trắc nghiệm gắng sức tim phổi [163]. 
Giảm chất lượng cuộc sống là thuật ngữ mô tả ảnh hưởng của 
BPTNMT lên đời sống làm giảm khả năng tham gia các hoạt động 
hàng ngày [109]. Giảm chất lượng cuộc sống trong BPTNMT được 
đánh giá với các bộ câu hỏi SGRQ [109], CCQ [208], CAT [105]. 
Đợt cấp BPTNMT là biến cố cấp tính của bệnh, thể hiện qua sự 
nặng lên của các triệu chứng hô hấp: ho, khạc đàm, khó thở, vượt ra 
khỏi dao động bình thường hằng ngày, yêu cầu phải thay đổi điều trị 
[82]. Nguy cơ vào đợt cấp phân bố không đều: bệnh nhân có đợt cấp 
≥ 2 lần/ năm được định nghĩa là nhóm có đợt cấp thường xuyên [82]. 
Tiền căn đợt cấp đã được chứng minh là yếu tố tiên lượng độc lập, 
mạnh nhất giúp tiên đoán đợt cấp trong tương lai [93]. 
1.4. Tương quan chức năng hô hấp và triệu chứng lâm sàng: 
Các nghiên cứu tương quan giữa chức năng hô hấp (hạn chế 
luồng khí, tăng kháng lực đường thở, ứ khí phế nang) với triệu chứng 
lâm sàng (khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền 
5 
căn đợt cấp) trong BPTNMT ở trong [5],[6],[12],[15],[16] và ngoài 
nước [89],[130],[150],[158],[204],[210] đều cho thấy tương quan từ 
yếu đến vừa giữa chức năng hô hấp và triệu chứng lâm sàng. 
1.5. Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT: 
Thang điểm BODE [58], BODE cập nhật [172], ADO [172], 
ADO cập nhật [173] được chứng minh tiên lượng tử vong BPTNMT. 
Thang điểm DOSE [107] được chứng minh đánh giá mức độ nặng 
BPTNMT. Tất cả đều dựa trên nhiều thành phần đánh giá BPTNMT 
nhưng chưa được chứng minh có thể đánh giá toàn diện BPTNMT. 
GOLD 2011 đề nghị mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT dựa 
trên nhiều thành phần [80], chấm dứt thời kỳ đánh giá BPTNMT dựa 
trên một thành phần. Rodríguez-Roisin và Agustí cho rằng: “GOLD 
2011 thực sự là cuộc cách mạng trong mô hình đánh giá tòan diện 
BPTNMT” [178]. Vài nghiên cứu thấy so với mô hình cũ, mô hình 
mới tương quan với chất lượng cuộc sống, chi phí y tế mạnh hơn 
[37], tiên lượng tử vong, khả năng gắng sức tốt hơn [149]. 
Tuy nhiên, Linda Leivseth chứng minh mô hình cũ tiên lượng tử 
vong tốt hơn mô hình mới [119]. Paul Jones [101] và David Price 
[171] cùng nhận thấy BPTNMT sẽ được phân loại khác nhau khi dựa 
trên tiêu chí mMRC và CAT. Jadwiga A Wedzicha cho rằng mô hình 
mới đã tốt nhưng cần bổ sung chứng cứ [213]. 
1.6. Phương pháp thống kê phân tích thành phần chính (PCA): 
Thống kê PCA (Principal Component Analysis) là phương pháp 
phân tích tương quan đa biến (multivariate analysis) nhằm tái cấu 
trúc bộ dữ liệu n biến số thành bộ dữ liệu m thành phần chính, trong 
đó m << n mà không làm mất đi đáng kể biến thiên của n biến số, 
cho phép xây dựng mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT có m thành 
phần chính từ n biến số đánh giá toàn diện BPTNMT ban đầu [98]. 
6 
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Thiết kế nghiên cứu: 
Cắt ngang mô tả phân tích dân số toàn bộ tại thời điểm ban đầu 
nhằm xây dựng mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT và kiểm định 
bên trong tính giá trị của mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT. 
Cắt ngang mô tả phân tích dân số dưới nhóm [193] tại ba thời 
điểm tháng 0, 3, 6 trên bệnh nhân khám đủ ba lần nhằm kiểm định 
bên trong tính ổn định của mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT. 
2.2. Cỡ mẫu: 
Cỡ mẫu đủ lớn để giải quyết 4 mục tiêu nghiên cứu liên quan 
thống kê phân tích tương quan đơn biến Pearson và thống kê PCA. 
Công thức tính cỡ mẫu cho phân tích tương quan Pearson [193]: 
n = [ 
2 (Z + Z) 
]
2
 + 3 
ln [(1 + r) / (1 – r)] 
Công thức tính cỡ mẫu tạm chấp nhận cho thống kê PCA [193]: 
 n = 5 x số lượng biến số. 
Hệ số r kỳ vọng = 0,34 và 16 biến số được phân tích n = 80. 
55% kỳ vọng khám đủ 3 lần cỡ mẫu ban đầu: n = 80 ÷ 0,55 = 146. 
2.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Bệnh nhân BPTNMT tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đến khám 
bệnh tại phòng khám hô hấp bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM từ 
01/2009 – 01/2011 được mời tầm soát vào nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn nhận bệnh: (1) có chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 
2006 [78], (2) đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại: (1) triệu chứng giống BPTNMT mà không phải 
là BPTNMT, (2) có bệnh gây nhiễu kết quả, (3) không thể trả lời các 
bộ câu hỏi nghiên cứu, không làm được 6MWT hay phế thân ký. 
7 
2.4. Biến số nghiên cứu: 
Đặc điểm dân số học: tuổi, giới, BMI, tình trạng hút thuốc lá 
hiện tại, tiền căn hút thuốc lá ± tiếp xúc chất đốt sinh khối, tiền căn 
đợt cấp BPTNMT 12 tháng trước. 
Triệu chứng lâm sàng: mức độ khó thở (mMRC, BDI); khả năng 
gắng sức (6MWD), chất lượng cuộc sống (CCQ, SGRQ). 
Chỉ số phế thân ký: hạn chế luồng khí (FEV1, FEV1/FVC), tăng 
kháng lực đường thở (sGaw), ứ khí phế nang (FRC, RV/TLC). 
Qui trình trả lời các bộ câu hỏi, thực hiện 6MWT, phế thân ký 
được chuẩn hóa theo các khuyến cáo tương ứng. 
2.5. Phân tích thống kê: 
Dữ liệu được lưu trữ và xử lý với phần mềm SPSS 15.0. 
Dữ liệu toàn bộ bệnh nhân ban đầu dùng để xây dựng rồi kiểm 
định bên trong mô hình. Dữ liệu các bệnh nhân khám đủ 3 lần dùng 
để kiểm định tính ổn định của mô hình qua 6 tháng. 
Thống kê mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu làm cơ sở đánh giá 
giá trị áp dụng kết quả nghiên cứu và so sánh với nghiên cứu khác. 
Thống kê phân tích tương quan đơn biến Pearson và tương quan 
đa biến với phương pháp phân tích thành phần chính PCA giúp xây 
dựng mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT. 
Thống kê phân tích phương sai một chiều ANOVA giúp kiểm 
định bên trong tính giá trị mô hình với p < 0,05 là có ý nghĩa. Phân 
tích nhân tố khẳng định (CFA) sẽ được thực hiện trong một nghiên 
cứu khác để kiểm định bên ngoài giá trị mô hình. 
2.6. Vấn đề đạo đức: 
Đề cương nghiên cứu được xem xét và duyệt qua hội đồng đạo 
đức. Nghiên cứu đã được thực hiện đúng theo các qui định về đạo 
đức khi tiến hành nghiên cứu y sinh. 
8 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
(
*
)
 Lý do không tái khám: nơi tái khám xa nhà và hạn chế thời gian. 
Sơ đồ 3.1: Số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu 
Đặc điểm dân số nghiên cứu: 
 Tuổi trung bình 66 11 [40 – 87], 93% nam, 93% từng hút 
thuốc lá, 43% tiếp tục hút, 25% có ≥ 1 đợt cấp năm trước đó. 
Đồng ý tham gia (n= 174) 
Khám lần 1 (n = 151) 
Khám lần 2 (n = 87) 
Khám lần 3 (n = 75) 
Hình thành mô hình (n = 151) 
Kiểm định tính giá trị (n = 151) 
Kiểm định tính ổn định (n = 75) 
Bước 3: 
Phân tích thống kê 
 Không tái khám lần 3 (n =12) 
+ 12 từ chối tái khám (*) 
 Không tái khám lần 2 (n=64) 
 + 56 từ chối tái khám (*) 
 + 8 mất liên lạc 
Bước 2: 
Thu thập biến số 
Loại khỏi nghiên cứu (n = 23) 
 + 9 lao phổi 
 + 4 gù vẹo cột sống 
 + 3 dãn phế quản 
 + 2 suy tim trái 
 + 5 không thể đo phế thân ký 
Bước 1: 
Thu dung bệnh nhân 
9 
 Triệu chứng lâm sàng: khó thở vừa (BDI: 6,5 2,7), khả năng 
gắng sức bảo tồn (6MWD: 476 114), chất lượng cuộc sống 
giảm vừa (SGRQ: 51 18). 
 Chức năng hô hấp: hạn chế luồng khí (FEV1: 56 20%), phân 
bố rộng từ 17% đến 98% dự đoán; tăng kháng lực đường thở 
(sGaw: 27 14%); ứ khí phế nang (FRC: 154 80%). 
 Phân loại theo GOLD 2011 [80]: nhóm A: 30% (46/151); B: 
20% (30/151); C; 11% (16/151); D: 39% (59/151). 
3.1. Tương quan đơn biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC, 
RV/TLC với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng 
cuộc sống, tiền căn đợt cấp: 
Bảng 3.4: Hệ số tương quan giữa chức năng hô hấp và triệu chứng 
lâm sàng 
n = 151 BDI 6MWD SGRQ Đợt cấp 
Hạn chế luồng khí 
 Post FEV1 (% dự đoán) 0,42 0,39 – 0,39 – 0,13 * 
 Post FEV1/FVC (%) 0,38 0,35 – 0,31 – 0,10 * 
Kháng lực đường thở  
 Post sGaw (% dự đoán) 0,43 0,53 – 0,33 – 0,08 * 
Ứ khí phế nang 
 Post FRC (% dự đoán) – 0,23 – 0,33 0,26 – 0,05 * 
 Post RV/TLC (%) – 0,42 – 0,55 0,37 – 0,07  ... 3.12). 
14 
Bảng 3.12: Biến số đại diện cho ba thành phần chính 
Thành phần chính Biến số Tiêu chí nhẹ Tiêu chí nặng 
Hạn chế luồng khí Post FEV1 ≥ 50% < 50% 
Ứ khí phế nang Post FRC ≤ 120% > 120% 
Triệu chứng lâm sàng CCQ < 1 ≥ 1 
Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT: 
Hình 3.2: Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT 
Mô hình đánh giá toàn diện này khác GOLD ở các điểm [82]: 
 Thành phần triệu chứng lâm sàng được ưu tiên đánh giá với 
CCQ, với điểm cắt CCQ = 1 thay cho CCQ = 1 – 1,5 [82]; nếu 
dùng mMRC, điểm cắt mMRC = 1 thay cho mMRC = 2 [82]. 
 Thành phần tiền căn đợt cấp được giản lược [82]. 
 Thành phần ứ khí phế nang đánh giá với FRC được bổ sung. 
CCQ A B 
 C D 
A+ B+ 
 C+ D+ 
FEV1 = 50% 
≥ 50% 
< 50% 
< 1 ≥ 1 
120% = FRC 
> 120% 
≤ 120% 
15 
Giá trị mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT: 
Phân nhóm dân số nghiên cứu ban đầu theo mô hình mới: 
 Nhóm A: 10% (15/151) – Nhóm A +: 7% (10/151). 
 Nhóm B: 15% (23/151) – Nhóm B +: 24% (37/151). 
 Nhóm C: 1% (2/151) – Nhóm C +: 7% (10/151). 
 Nhóm D: 6% (9/151) – Nhóm D +: 30% (45/151). 
Phân tích phương sai một chiều ANOVA tìm liên hệ giữa ba 
biến số phân loại bệnh: Post FEV1, Post FRC, CCQ (Bảng 3.12) với 
sáu biến số kết cục đánh giá toàn diện BPTNMT giúp kiểm định bên 
trong giá trị mô hình đánh giá toàn diện (Bảng 3.13). 
Bảng 3.13: Giá trị mô hình đánh giá toàn diện BPNTMT 
B
iế
n
 k
ết
 c
ụ
c
đ
á
n
h
 g
iá
B
P
T
N
M
T
Biến số phân loại BPTNMT: CCQ, Post FEV1, Post FRC 
Số tiêu chí nặng 0 1 2 3 p 
BDI 9,13 7,74 6,64 4,56 < 0,001 
6MWD 533 532 492 395 < 0,001 
SGRQ 23,9 46,4 51,1 62,4 < 0,001 
Post FEV1 72 70 59 36 < 0,001 
Tiền căn đợt cấp 0,07 0,49 0,47 0,85 0,18 
BODE 1,07 1,97 2,75 5,31 < 0,001 
Số bệnh nhân 15 35 56 45 
 Dữ liệu được trình bày dưới dạng trị số trung bình. 
Phép kiểm ANOVA một chiều, p < 0,05 là có ý nghĩa 
Trong số ba biến số phân loại của mô hình đánh giá toàn diện 
BPTNMT, số lượng biến số nằm ở tiêu chí nặng càng nhiều, khó thở 
càng nặng, khả năng gắng sức càng giảm, chất lượng cuộc sống càng 
kém, chức năng phổi càng xấu, nguy cơ tử vong càng cao (BODE 
tăng) với p < 0,001. Khuynh hướng tương tự xảy ra với nguy cơ đợt 
cấp dù khác biệt chưa đạt ý nghĩa thống kê với p = 0,18. 
16 
Tính ổn định của mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT: 
Lần 1 (n = 75) Lần 2 (n = 75) Lần 3 (n = 75) 
Biểu đồ 3.10: Tính ổn định của ba thành phần chính qua ba lần khám
30 
45 
Post FEV1 
≥ 50% < 50%
4 
41 3 
38 
1 
3 
24 
6 6 
0 
23 
1 
50 
25 
Post FRC 
≤ 120% > 120%
11 
14 
4 
10 
7 
4 
35 
15 6 
9 
30 
5 
55 
20 
CCQ 
< 1 ≥ 1 
2 
18 
5 
13 
2 
0 
40 
15 
5 
10 
31 
9 
17 
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 
4.1. Tương quan đơn biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC, 
RV/TLC với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng 
cuộc sống, tiền căn đợt cấp: 
Tất cả các chỉ số phế thân ký đều tương quan từ yếu đến vừa, có 
ý nghĩa thống kê, với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng 
cuộc sống; không tương quan tiền căn đợt cấp trong BPTNMT 
(Bảng 3.4). Kết quả nghiên cứu này, nhìn chung, tương đồng với các 
nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước, ngoại trừ một số khác biệt về 
cỡ mẫu, đặc điểm dân số, biến số nghiên cứu giữa các nghiên cứu đã 
khiến cho các hệ số tương quan không hoàn toàn đồng nhất. 
Như vậy, không chỉ số phế thân ký nào gồm hạn chế luồng khí 
(FEV1, FEV1/FVC); tăng kháng lực đường thở (sGaw); ứ khí phế 
nang (FRC, RV/TLC) có thể đơn độc đánh giá toàn diện BPTNMT. 
Kết quả nghiên cứu chúng tôi góp phần củng cố các chứng cứ 
về tương quan đơn biến từ yếu đến vừa giữa chức năng hô hấp với 
triệu chứng lâm sàng, ủng hộ mô hình GOLD mới thay đổi đánh giá 
BPTNMT từ dựa trên một thành phần sang nhiều thành phần [80]. 
4.2. Tương quan đơn biến giữa mMRC và CCQ với mức độ khó 
thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, đợt cấp: 
Hai điểm mMRC và CCQ đều tương quan từ vừa đến mạnh có ý 
nghĩa thống kê với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng 
cuộc sống; tương quan yếu có ý nghĩa thống kê với tiền căn đợt cấp 
trong BPTNMT (Bảng 3.5). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với 
các nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước. Như vậy, có thể dùng 
mMRC hoặc CCQ đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT. Kết quả 
nghiên cứu góp phần ủng hộ cho mô hình GOLD mới dùng mMRC 
hoặc CCQ đại diện đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT [82]. 
18 
CCQ tương quan mạnh với khó thở (BDI) và chất lượng cuộc 
sống (SGRQ); nhưng mMRC chỉ tương quan mạnh với BDI và vừa 
với SGRQ (Bảng 3.5). Trong khi đó, SGRQ rất tin cậy để đánh giá 
triệu chứng lâm sàng BPTNMT [82]. Các nghiên cứu khác cũng xác 
định tương quan mạnh giữa CCQ với SGRQ [191], [208], và đề nghị 
CCQ đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT thay SGRQ [207]. 
CCQ, không phải mMRC, tương quan mạnh với SGRQ, gợi ý ưu 
tiên CCQ hơn là mMRC đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT. 
Điều này hợp logic là CCQ đánh giá triệu chứng lâm sàng (ho, khó 
thở, hoạt động chức năng, tâm thần) đầy đủ hơn mMRC (khó thở). 
Khảo sát tương quan giữa mMRC và CCQ với SGRQ cho phép 
tìm ra điểm cắt cho mMRC và CCQ cùng bằng 1. Điểm cắt mMRC = 
1 thay cho mMRC = 2 trong nghiên cứu chúng tôi tương đồng với 
nghiên cứu của Paul Jones [101]. Điểm cắt CCQ = 1 chưa được kiểm 
chứng qua các nghiên cứu tiến cứu khác, có khác điểm cắt CCQ = 
1,5 trong nghiên cứu hồi cứu của Kon [115]. Do hạn chế của cỡ mẫu 
nhỏ trong nghiên cứu chúng tôi, cần phải nghiên cứu thêm để kiểm 
định lại điểm cắt CCQ = 1. 
Kết quả nghiên cứu chúng tôi giúp cung cấp vài chứng cứ ban 
đầu mang tính khảo sát để xem xét ưu tiên dùng CCQ đánh giá triệu 
chứng lâm sàng BPTNMT và xem xét dùng hai điểm cắt mới CCQ = 
1 và mMRC = 1 khác biệt so với mô hình GOLD mới [82]. 
4.3. Tương quan đơn biến giữa FEV1, sGaw, FRC: 
Hạn chế luồng khí tương quan mạnh với tăng kháng lực đường 
thở, ứ khí phế nang tương quan vừa với cả hạn chế luồng khí và tăng 
kháng lực đường thở (Bảng 3.7). Kết quả nghiên cứu này khá tương 
đồng với các nghiên cứu khác, dù phương pháp đánh giá biến số tăng 
kháng lực đường thở và ứ khí phế nang ở các nghiên cứu khác có 
19 
khác biệt so với nghiên cứu chúng tôi. Chúng tôi dùng phế thân ký. 
Các nghiên cứu khác đánh giá tăng kháng lực đường thở với phế 
thân ký, FOT, IOS, đánh giá ứ khí phế nang với phế thân ký, hô hấp 
ký kèm bộ phận hòa loãng He, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. 
Như vậy, hạn chế luồng khí có thể đại diện đánh giá tăng kháng 
lực đường thở nhưng không thể đại diện đánh giá ứ khí phế nang 
trong BPTNMT. FEV1 không thể đại diện đánh giá toàn diện chức 
năng hô hấp trong BPTNMT. 
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cung cấp chứng cứ cho thấy cần 
xem xét bổ sung thêm ứ khí phế nang để đánh giá chức năng hô hấp 
trong mô hình GOLD mới [82]. 
4.4. Tương quan đa biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC, 
RV/TLC, mMRC, BDI, 6MWD, CCQ, SGRQ, đợt cấp: 
Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT có ba thành phần chính: 
hạn chế luồng khí, ứ khí phế nang, triệu chứng lâm sàng; đại diện lần 
lượt bởi ba biến số: Post FEV1, Post FRC, CCQ (Hình 3.2). Kết quả 
nghiên cứu này bổ sung chứng cứ cho mô hình GOLD mới: 
 Đánh giá BPTNMT dựa trên FEV1 chỉ đánh giá được 29%. Kết 
hợp FEV1 và triệu chứng lâm sàng (CCQ) tăng tỷ lệ đánh giá 
toàn diện từ 29% lên 51%. Đây là chứng cứ ủng hộ kết hợp triệu 
chứng lâm sàng + FEV1 trong mô hình GOLD mới [82]. 
 Bổ sung thành phần ứ khí phế nang vào mô hình GOLD mới 
tăng tỷ lệ đánh giá toàn diện 51% lên 76%. Đây là chứng cứ để 
xem xét bổ sung ứ khí phế nang vào mô hình GOLD mới [82]. 
 CCQ phù hợp với thành phần chính triệu chứng lâm sàng nhiều 
hơn mMRC, 6MWD, tiền căn đợt cấp; khả thi khi áp dụng trên 
lâm sàng nhiều hơn BDI, SGRQ (Bảng 3.10) cũng là một chứng 
cứ để xem xét ưu tiên dùng CCQ đánh giá triệu chứng lâm sàng. 
20 
Tiền căn đợt cấp, khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc 
sống cùng thuộc thành phần chính triệu chứng lâm sàng (Bảng 3.10). 
Do đó, mô hình chúng tôi (Hình 3.2) không đánh giá riêng tiền căn 
đợt cấp BPTNMT như mô hình GOLD mới [82]. 
 Alex J. Mackay nhận thấy người có tiền căn đợt cấp thường 
xuyên có điểm số CAT cao hơn có ý nghĩa [125]. Điều này gợi 
ý triệu chứng lâm sàng hiện tại có thể đại diện tiền căn đợt cấp. 
 Alvar Agusti phân tích dữ liệu trên hơn 16.000 bệnh nhân từ 4 
nghiên cứu lớn: COPDGene [87], [174], Copenhagen [117], 
Cocomics [187], ECLIPSE [23] và nhận thấy 69% bệnh nhân có 
song hành giữa triệu chứng hiện tại và tiền căn đợt cấp [24]. 
 Lisa Langsetmo nhận thấy có đến 68% đợt cấp đã không được 
báo cáo [118]. Không song hành giữa triệu chứng hiện tại nhiều 
với tiền căn đợt cấp ít có thể có đến 2/3 là do sai số báo cáo. 
 Jaap CA Trappenburg chứng minh đánh giá hằng ngày và ghi 
nhật ký triệu chứng lâm sàng với CCQ giúp phát hiện thêm 
22/38 (58%) số đợt cấp đã không được báo cáo [202]. 
 Các chứng cứ trên cho thấy tiền căn đợt cấp và triệu chứng lâm 
sàng có thể tương quan với nhau mạnh hơn báo cáo. Đánh giá 
chung triệu chứng lâm sàng và tiền căn đợt cấp là có sơ sở. 
 Tuy nhiên, John R Hurst chứng minh rằng giá trị lớn nhất của 
tiền căn đợt cấp là tiên đoán đợt cấp mới [93]. Đây là chứng cứ 
mà mô hình GOLD yêu cầu đánh giá riêng tiền căn đợt cấp [82]. 
 Nghiên cứu chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ, mang tính khảo sát, 
không được thiết kế để kiểm định khả năng đánh giá đợt cấp của 
mô hình. Do đó, chúng tôi chưa thể kết luận được giá trị của 
việc đánh giá chung tiền căn đợt cấp và triệu chứng lâm sàng 
trong tiên đoán đợt cấp mà cần phải nghiên cứu thêm. 
21 
Mô hình của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của 
Wegner cho thấy các biến số đánh giá toàn diện BPTNMT có thể 
được tái cấu trúc thành ba thành phần chính: hạn chế luồng khí, ứ khí 
phế nang và triệu chứng lâm sàng [214]. 
So sánh với nghiên cứu xây dựng kiểu hình lâm sàng BPTNMT 
của Burgel [44], hạn chế luồng khí và triệu chứng lâm sàng là hai 
thành phần chính tương tự nhau giữa hai nghiên cứu [44]. Burgel có 
thêm thành phần chính thời gian, chúng tôi có thêm thành phần chính 
ứ khí phế nang [44]. Nguyên nhân là do chúng tôi không phân tích 
các biến số thời gian (tuổi, số gói.năm hút thuốc lá) trong khi đó 
Burgel không phân tích các biến số ứ khí phế nang [44]. 
 Tuổi cao đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ tử vong độc lập 
trong BPTNMT thể hiện qua thang điểm ADO [172] và ADO 
cập nhật [173]. Thành phần chính thời gian được đưa vào mô 
hình đánh giá toàn diện BPTNMT như vậy là hợp lý. 
 Tuy nhiên, biến số tuổi dường như có vai trò mờ nhạt hơn các 
biến số khác. Burgel thấy kiểu hình 1 (tuổi trẻ, hạn chế luồng 
khí và khó thở nặng, chất lượng cuộc sống kém, đợt cấp nhiều) 
tử vong cao hơn kiểu hình 2 (tuổi cao, hạn chế luồng khí và khó 
thở nhẹ, chất lượng cuộc sống giảm ít, đợt cấp ít) [46]. 
 Ngược lại, thành phần ứ khí phế nang có vai trò rõ ràng hơn. 
Một nghiên cứu lớn hơn cũng của Burgel được thực hiện để 
hình thành và kiểm định kiểu hình lâm sàng BPTNMT có biến 
số ứ khí phế nang cho thấy ba kiểu hình lâm sàng BPTNMT, 
với ứ khí phế nang là một tiêu chuẩn phân loại then chốt, được 
chứng minh có thể tiên lượng tử vong [45]. 
Các nghiên cứu khác cũng nêu rõ ứ khí phế nang nên là thành 
phần độc lập đánh giá BPTNMT. 
22 
 Izquierdo-Alonso phân loại BPTNMT thành 3 kiểu hình: (1) khí 
phế thủng; (2) viêm phế quản mạn; (3) BPTNMT và hen [95]. 
Kiểu hình khí phế thủng phổ biến nhất [95]. 
 Castaldi phân tích 10192 người của nghiên cứu COPDGene và 
nhận diện 4 kiểu hình: (1) hạn chế luồng khí/khí phế thủng 
không có hay nhẹ; (2) ưu thế khí phế thủng nhẹ thùy trên; (3) ưu 
thế bệnh đường thở; (4) khí phế thủng nặng [53]. Ứ khí phế 
nang / khí phế thủng là tiêu chí phân loại BPTNMT then chốt. 
 Hướng dẫn quốc gia Tây Ban Nha đề nghị ứ khí phế nang / khí 
phế thủng là tiêu chí phân loại BPTNMT then chốt [144]. 
Kết quả nghiên cứu chúng tôi chỉ được kiểm định bên trong mà 
chưa được kiểm định bên ngoài vì thế kết quả nghiên cứu chỉ mang 
tính khảo sát hơn là khẳng định. Dù kết quả kiểm định bên trong cho 
thấy mô hình chúng tôi liên quan chặt với các biến số kết cục đánh 
giá toàn diện BPTNMT (Bảng 3.13) và ổn định qua thời gian 6 tháng 
(Biểu đồ 3.10), mô hình vẫn cần được nghiên cứu kiểm định bên 
ngoài và thử dùng trên lâm sàng để khảo sát giá trị trên đời thực. 
Kết quả nghiên cứu chúng tôi đã cung cấp được một số chứng 
cứ mang tính khảo sát, gợi ý mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT 
có thể được xem xét trong cải tiến mô hình GOLD mới. 
Hạn chế của đề tài: 
 Bản chất của nghiên cứu có ý nghĩa khảo sát hơn là khẳng định. 
Mô hình chúng tôi chưa thể áp dụng ngay lập tức vào lâm sàng 
mà cần được kiểm định bên ngoài với một nghiên cứu khác. 
 Thông tin về bệnh đồng mắc không được thu thập một cách tin 
cậy, chính xác với các xét nghiệm khách quan. Vai trò của bệnh 
đồng mắc không thể được làm rõ trong mô hình đánh giá toàn 
diện BPTNMT. 
23 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký 
với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống trong 
BPTNMT có thiết kế cắt ngang mô tả phân tích trên 151 bệnh nhân 
kết hợp phân tích dưới nhóm trên 75 bệnh nhân đã khám 3 lần trong 
6 tháng để xây dựng rồi kiểm định bên trong tính giá trị và tính ổn 
định mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT cho phép kết luận trong 
BPTNMT: 
(1) Hệ số tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ 
khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống:  r  = 
0,23 – 0,61. 
(2) Hệ số tương quan giữa CCQ và mMRC với mức độ khó thở, 
khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống:  r  = 0,47 – 0,74. 
(3) Hệ số tương quan giữa hạn chế luồng khí với tăng kháng lực 
đường thở:  r  = 0,75 – 0,77; giữa hạn chế luồng khí với ứ 
khí phế nang:  r  = 0,48 – 0,49; giữa tăng kháng lực đường 
thở với ứ khí phế nang:  r  = 0,57 – 0,58. 
(4) Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT gồm 3 thành phần hạn 
chế luồng khí, ứ khí phế nang, triệu chứng lâm sàng; đại diện 
bởi 3 biến số Post FEV1, Post FRC, CCQ; giúp đánh giá 
76% toàn bộ BPTNMT. Mô hình liên hệ chặt với mức độ 
nặng toàn bộ của bệnh và ổn định qua 6 tháng theo dõi. 
24 
KIẾN NGHỊ 
(1) Thực hiện một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, sử dụng 
phương pháp thống kê phân tích nhân tố khẳng định CFA để 
kiểm định ngoài mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT đã 
được hình thành trong nghiên cứu chúng tôi. 
(2) Thử áp dụng mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT từ 
nghiên cứu chúng tôi vào thực hành lâm sàng trên một nhóm 
bệnh nhân để đánh giá tính giá trị của mô hình trên đời thực: 
 Khi đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT, ưu tiên 
dùng bộ câu hỏi CCQ với điểm cắt CCQ = 1; nếu dùng 
bộ câu hỏi mMRC, thử dùng điểm cắt mMRC = 1 thay 
cho điểm cắt mMRC = 2. 
 Khi đánh giá chức năng hô hấp BPTNMT, xem xét đánh 
giá thêm ứ khí phế nang bên cạnh đánh giá hạn chế 
luồng khí, khi điều kiện cho phép, và đặc biệt trên đối 
tượng bệnh nhân BPTNMT nhóm D. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_khao_sat_tuong_quan_giua_cac_chi_so_phe_than.pdf