Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn
rong quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ điện tử hiện đại hóa ở nước
ta, ngành công nghiệp điện tử lần lượt đi từ dạng lắp ráp những thiết bị điện tử thô
sơ cỡ lớn đến lắp ráp tinh vi cỡ nhỏ sau đó là sản xuất những thiết bị điện tử hiện
đại. Cho đến nay, công nghiệp điện tử phát triển rất mạnh, đi vào sản xuất, lắp ráp
những thiết bị điện tử tân tiến, thông minh hơn, hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu
phát triển của xã hội.
Qua quá trình phát triển trên, nhiều loại hình lao động mới cũng hình thành
theo, từ lao động thô đến lao động tinh vi, từ lao động ít ảnh hưởng đến chức năng
thị giác đến lao động ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác đó là sản xuất ra các
sản phẩm điện tử ngày càng chi tiết nhỏ và phức tạp, đây được coi như một loại
hình lao động thị giác rất cao.
Các nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy lao động sản xuất linh kiện điện tử
là dạng lao động đòi hỏi độ chính xác cao, gây căng thẳng cơ quan phân tích thị
giác và ảnh hưởng nhiều tới chức năng thị giác người lao động. Đặc trưng của dạng
lao động này là làm việc với linh kiện có kích thước rất nhỏ, đòi hỏi quan sát, thao
tác với độ chính xác cao và như vậy điều kiện lao động đặc trưng đòi hỏi chiếu sáng
đặc biệt, yêu cầu cao phải đảm bảo cả về cường độ chiếu sáng và kỹ thuật chiếu
sáng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG -----------------*------------------- TRẦN VĂN ĐẠI NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC Ở CÔNG NHÂN LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ BÁN DẪN Chuyên ngành: Sức khỏe nghề nghiệp Mã số: 62.72.01.59 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Tạ Thị Tuyết Bình 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hƣơng HÀ NỘI - 2017 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn” là công trình nghiên cứu của một tập thể cán bộ nghiên cứu Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, trong đó tôi là người tham gia quá trình thực hiện đề tài. Các số liệu sử dụng trong luận án đều được sự đồng ý của toàn bộ cán bộ nghiên cứu tham gia đề tài. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn đầy đủ. Nghiên cứu sinh Trần Văn Đại 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Lãnh đạo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường; tập thể Ban Lãnh đạo, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Đào tạo và Quản lý khoa học, giảng viên, cán bộ phòng, ban chức năng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS. Tạ Thị Tuyết Bình và PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - những người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã và đang công tác tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp & Môi trường, cùng với các Viện chuyên ngành khác nhau và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS. Trần Văn Đại 4 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 3 1.1. Sơ lược một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác 3 1.1.1. Sơ lược về giải phẫu nhãn cầu 3 1.1.2. Các cơ vận nhãn 5 1.1.3. Thần kinh thị giác 5 1.1.4. Sinh lý con mắt về mặt quang học 6 1.1.5. Một số bất thường của khúc xạ 6 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thị giác trong lao động 10 1.2.1. Khái niệm chức năng thị giác và quá trình tiếp nhận thị giác 10 1.2.2. Ảnh hưởng thị giác do đặc điểm và tính chất công việc 10 1.2.3. Ảnh hưởng thị giác do đặc điểm kỹ thật chiếu sáng 12 1.2.4. Những yếu tố do đặc điểm thị giác của người lao động 17 1.2.5. Một số triệu chứng căng thẳng thị giác 19 1.3. Đặc điểm và thực trạng lao động sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử 21 1.3.1. Đặc điểm ngành công nghiệp điện tử 21 1.3.2. Đặc điểm lao động sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử 23 1.4. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25 1.5. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 34 Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38 2.2.2. Nội dung nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu 42 5 2.3. Xử lý số liệu 46 2.4. Đạo đức nghiên cứu khoa học 46 Chƣơng 3 - KẾT QUẢ 48 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 48 3.2. Điều kiện lao động sản xuất linh kiện điện tử 51 3.2.1. Đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất 51 3.2.2. Đặc điểm nhà xưởng, loại hình chiếu sáng 52 3.2.3. Đặc điểm và tính chất công việc 55 3.2.4. Kết quả đo mức độ chiếu sáng 58 3.2.5. Đặc điểm chiếu sáng liên quan đến lao động chính xác cao 61 3.2.6. Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn và hơi khí độc 64 3.2.7. Đánh giá cảm nhận về điều kiện lao động 66 3.3. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác 68 3.3.1. Đánh giá căng thẳng thị giác và các triệu chứng kèm theo 68 3.3.2. Đánh giá biến đổi một số test chức năng thị giác 71 3.3.3. Đánh giá tỷ lệ tật khúc xạ và bệnh mắt 78 3.4. Đánh giá hiệu quả giảm căng thẳng thị giác qua bài tập thư giãn mắt 90 Chƣơng 4 - BÀN LUẬN 94 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 94 4.2. Điều kiện lao động sản xuất linh kiện điện tử 95 4.2.1. Đặc điểm nhà xưởng, loại hình chiếu sáng 95 4.2.2. Đặc điểm và tính chất công việc 96 4.2.3. Đánh giá mức độ chiếu sáng 98 4.2.4. Đặc điểm của chiếu sáng liên quan đến lao động chính xác cao 102 4.2.5. Đặc điểm vi khí hậu, tiếng ồn và hơi khí độc 106 4.2.6. Đánh giá cảm nhận về điều kiện lao động 108 4.3. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác 109 4.3.1. Đánh giá căng thẳng thị giác và các triệu chứng kèm theo 109 4.3.2. Đánh giá biến đổi một số test chức năng thị giác 114 6 4.3.3. Đánh giá tỷ lệ tật khúc xạ và bệnh mắt 120 4.4. Đánh giá hiệu quả giảm căng thẳng thị giác qua bài tập thư giãn mắt 127 KẾT LUẬN 129 1. Điều kiện lao động sản xuất linh kiện điện tử có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thị giác 129 2. Một số ảnh hưởng tới chức năng thị giác của công nhân sản xuất linh kiện điện tử 130 3. Phương pháp thư giãn mắt là giải pháp tốt làm giảm căng thẳng thị giác cho công nhân sản xuất linh kiện điện tử 131 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 132 KIẾN NGHỊ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ: Bảo hộ lao động BT: Bình thường CFF: Tần số nhấp nháy tới hạn CN: Công nhân CS: Chiếu sáng D: Diop ĐH - CĐ: Đại học - cao đẳng ĐKLĐ: Điều kiện lao động HCNK: Hội chứng nhà kín KT: Kiểm tra MP: Mắt phải MT: Mắt trái MTLĐ: Môi trường lao động NHANES: The National Health and Nutrition Examination Survey PTTH: Phổ thông trung học SKNN & MT: Sức khỏe nghề nghiệp & Môi trường SKTH: Sức khỏe trường học SXLKĐT: Sản xuất linh kiện điện tử TB: Trung bình TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSCP: Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép TKTL: Thần kinh tâm lý TKTƯ: Thần kinh trung ương TKTV: Thần kinh thực vật TL: Thị lực TGPX: Thời gian phản xạ TKX: Tật khúc xạ TMH: Tai - Mũi - Họng TSL: Tâm sinh lý RHM: Răng - Hàm - Mặt VTLĐ: Vị trí lao động X ± SD: Trung bình ± độ lệch chuẩn 8 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Trang 1. Bảng 1.1. Phân loại cận thị 7 2. Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu 41 3. Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49 4. Bảng 3.2. Một số chỉ số Ecgônômi tại các VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 55 5. Bảng 3.3. Một số chỉ số Ecgônômi tại các VTLĐ của nhà máy Ruler 57 6. Bảng 3.4. Mức độ chiếu sáng tại các VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 58 7. Bảng 3.5. Mức độ chiếu sáng tại các VTLĐ của nhà máy Ruler 59 8. Bảng 3.6. Kết quả đo mức độ chiếu sáng chung tại các nhà máy 60 9. Bảng 3.7. Độ phản xạ và hệ số K tại một số VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 61 10. Bảng 3.8. Độ phản xạ và hệ số K tại một số VTLĐ của nhà máy Ruler 62 11. Bảng 3.9. Kết quả góc nhìn mắt - đèn tại VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 63 12. Bảng 3.10. Kết quả góc nhìn mắt - đèn tại VTLĐ của nhà máy Ruler 64 13. Bảng 3.11. Kết quả đo vi khí hậu 64 14. Bảng 3.12. Kết quả đo tiếng ồn 65 15. Bảng 3.13. Kết quả đo hơi khí chì và thiếc 65 16. Bảng 3.14. Kết quả đo khí Formaldehyt và CO2 65 17. Bảng 3.15. Kết quả điều tra cảm nhận về MTLĐ của các nhóm công nhân 66 18. Bảng 3.16. Cảm nhận chủ quan về gánh nặng công việc của các nhóm 67 19. Bảng 3.17. Các triệu chứng căng thẳng thị giác 68 20. Bảng 3.18. Các triệu chứng kích thích da và niêm mạc 69 21. Bảng 3.19. Các triệu chứng căng thẳng thần kinh và đau mỏi cơ xương khớp 70 22. Bảng 3.20. Kết quả TGPX thị vận động của các nhóm nghiên cứu 71 23. Bảng 3.21. Kết quả đo tần số CFF của các nhóm đối tượng nghiên cứu 72 24. Bảng 3.22. Đánh giá test nhìn màu 73 25. Bảng 3.23. Đánh giá test lác ngang 74 9 26. Bảng 3.24. Đánh giá test lác đứng 75 27. Bảng 3.25. Đánh giá test nhìn hình nổi 76 28. Bảng 3.26. Đánh giá test nhìn chữ E ngã - hợp thị - cân bằng cơ 77 29. Bảng 3.27. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm nghiên cứu 78 30. Bảng 3.28. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo tuổi ≤ 25 tuổi 79 31. Bảng 3.29. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo tuổi ≥ 26 tuổi 79 32. Bảng 3.30. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo giới nam 80 33. Bảng 3.31. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo giới nữ 80 34. Bảng 3.32. Mức giảm thị lực theo thâm niên của nhóm công nhân SXLKĐT 81 35. Bảng 3.33. Kết quả đo tật khúc xạ hình cầu bằng máy đo khúc xạ kế tự động 82 36. Bảng 3.34. Kết quả đo tật khúc xạ hình trụ bằng máy đo khúc xạ kế tự động 83 37. Bảng 3.35. Tật khúc xạ cận thị qua thử kính của các nhóm nghiên cứu 84 38. Bảng 3.36. Tật khúc xạ viễn thị qua thử kính của các nhóm nghiên cứu 85 40. Bảng 3.37. TKX cận thị của hai nhóm theo tuổi ≤ 25 85 41. Bảng 3.38. TKX cận thị của hai nhóm theo tuổi ≥ 26 86 42. Bảng 3.39. Kết quả TKX cận thị của các nhóm nghiên cứu theo giới nam 86 43. Bảng 3.40. Kết quả TKX cận thị của các nhóm nghiên cứu theo giới nữ 87 44. Bảng 3.41. TKX cận thị theo thâm niên nghề của nhóm công nhân SXLKĐT 88 45. Bảng 3.42. Kết quả khám bệnh mắt của các nhóm công nhân nghiên cứu 89 46. Bảng 3.43. Kết quả khám sức khỏe chung đối tượng nghiên cứu 89 47. Bảng 3.44. Kết quả các triệu chứng căng thẳng thị giác trước và sau tập thư giãn 91 48. Bảng 3.45. Kết quả các triệu chứng đau mỏi trước và sau tập thư giãn 91 10 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TT Hình, sơ đồ, biểu đồ Trang 1. Hình 1.1. Giải phẫu nhãn cầu 3 2. Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 38 3. Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu 39 4. Sơ đồ 2.3. Các bước khám phát hiện TKX và bệnh mắt 45 5. Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu 49 6. Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tuổi đời và tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu 50 7. Biểu đồ 3.3. Đặc điểm trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 50 8. Biểu đồ 3.4. Đặc điểm trình độ nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 51 9. Biểu đồ 3.5. So sánh trung bình TGPX thị vận động của hai nhóm 71 10. Biểu đồ 3.6. So sánh trung bình CFF của hai nhóm 72 11. Biểu đồ 3.7. So sánh test nhìn màu giữa các nhóm 73 12. Biểu đồ 3.8. So sánh test lác ngang giữa các nhóm 74 13. Biểu đồ 3.9. So sánh test lác đứng giữa các nhóm 75 14. Biểu đồ 3.10. So sánh test nhìn hình nổi giữa các nhóm 76 15. Biểu đồ 3.11. Test nhìn chữ E ngã - hợp thị - cân bằng cơ giữa các nhóm 77 16. Biểu đồ 3.12. So sánh tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm nghiên cứu 78 17. Biểu đồ 3.13. So sánh tỷ lệ giảm thị lực theo thâm niên của nhóm SXLKĐT 82 18. Biểu đồ 3.14. So sánh tỷ lệ TKX hình cầu khi đo khúc xạ kế tự động 83 19. Biểu đồ 3.15. So sánh tỷ lệ TKX cận thị của các nhóm 84 20. Biểu đồ 3.16. So sánh tỷ lệ cận thị theo thâm niên của nhóm SXLKĐT 88 21. Biểu đồ 3.17. Các triệu chứng căng thẳng thị giác trước và sau tập thư giãn mắt 92 22. Biểu đồ 3.18. So sánh tỷ lệ đau mỏi trước và sau tập thư giãn mắt 92 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ điện tử hiện đại hóa ở nước ta, ngành công nghiệp điện tử lần lượt đi từ dạng lắp ráp những thiết bị điện tử thô sơ cỡ lớn đến lắp ráp tinh vi cỡ nhỏ sau đó là sản xuất những thiết bị điện tử hiện đại. Cho đến nay, công nghiệp điện tử phát triển rất mạnh, đi vào sản xuất, lắp ráp những thiết bị điện tử tân tiến, thông minh hơn, hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Qua quá trình phát triển trên, nhiều loại hình lao động mới cũng hình thành theo, từ lao động thô đến lao động tinh vi, từ lao động ít ảnh hưởng đến chức năng thị giác đến lao động ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác đó là sản xuất ra các sản phẩm điện tử ngày càng chi tiết nhỏ và phức tạp, đây được coi như một loại hình lao động thị giác rất cao. Các nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy lao động sản xuất linh kiện điện tử là dạng lao động đòi hỏi độ chính xác cao, gây căng thẳng cơ quan phân tích thị giác và ảnh hưởng nhiều tới chức năng thị giác người lao động. Đặc trưng của dạng lao động này là làm việc với linh kiện có kích thước rất nhỏ, đòi hỏi quan sát, thao tác với độ chính xác cao và như vậy điều kiện lao động đặc trưng đòi hỏi chiếu sáng đặc biệt, yêu cầu cao phải đảm bảo cả về cường độ chiếu sáng và kỹ thuật chiếu sáng. Ở nước ta cũng đã có những nghiên cứu về sức khoẻ người lao động trong các công ty lắp ráp điện tử. Người lao động làm việc trong các cơ sở được thiết kế tương đối hiện đại. Dây chuyền sản xuất là tự động hoặc bán tự động, làm việc trong nhà kín có điều hoà nhiệt độ. Điều kiện làm việc tưởng như rất thuận lợi, tuy nhiên bước đầu qua khảo sát sơ bộ điều kiện làm việc và sức khoẻ công nhân trong hai cơ sở lắp ráp điện tử liên doanh với nước ngoài, đã thấy có một số điều kiện làm việc bất lợi về môi trường và đặc điểm công việc, xuất hiện những ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là cơ quan thị giác. 12 Với những lý do trên, trong nghiên cứu này chúng tôi dự kiến tiến hành khảo sát điều kiện lao động đặc trưng nghề sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, trong đó đặc biệt chú ý đến đặc điểm của lao động thị giác như: kích thước chi tiết thao tác, khoảng cách từ mắt tới chi tiết, độ tương phản chi tiết/nền, độ phản xạ của nền, màu sắcvà các vấn đề về kỹ thuật chiếu sáng như chói loá, ánh sáng nhấp nháy Ngoài các vấn đề liên quan đến căng thẳng thị giác ở người lao động, đề tài dự kiến đánh giá sâu về biến đổi thị lực và tật khúc xạ. Đánh giá rối loạn một số chức năng thị giác do lao động như: nhìn hình nổi, nhìn màu sắc, rối loạn năng động hình làm cho hình ảnh của hai mắt không hợp nhất (lác ngang, lác đứng), hợp thị hai mắt, các vấn đề về trường thị giác, cân bằng cơ mắt, đồng thời khám phát hiện, đánh giá các bệnh của mắt và một số tác hại sức khoẻ ở người lao động. Trên cơ sở đó, phát hiện các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu suất lao động thị giác và gây bệnh mắt, đề xuất một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động nói chung và điều kiện kỹ thuật chiếu sáng nói riêng. Đề xuất chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện biện pháp luyện tập thư giãn mắt, nhằm giảm căng thẳng thị giác, dự phòng tổn thương và bệnh về mắt cho người lao động. Mục tiêu đề tài: 1. Đánh giá điều kiện lao động liên quan đến lao động thị giác của công nhân sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn tại một số doanh nghiệp. 2. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác của công nhân sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn và áp dụng giải pháp thư giãn mắt. 13 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 1.1. Sơ lƣợc một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác Cơ quan thị giác cấu tạo bao gồm: + Nhãn cầu (cơ quan thụ cảm) và các cơ vận nhãn + Thần kinh thị giác: dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ( cơ quan nhận và phân tích thông tin) 1.1.1 ... 16. Có qui định nghỉ giữa giờ: có không Nghỉ theo qui định vào những thời gian nào: 17. Nếu có, số lần nghỉ: lần. Thời gian mỗi lần nghỉ : phút Số lần nghỉ: nửa ca đầu: lần nửa ca sau: lần 18. Nghỉ tự do: có không 19. Hình thức nghỉ: Nghỉ tại chỗ làm việc đến phòng nghỉ 20. Chỗ nghỉ: Thuận lợi (ghế ngồi, nước uống) Không thuận lợi: 21. Có thực hiện bài tập thư giãn cơ thể/mắt: thực hiện cá thể thực hiện tập thể 22. Hình thức vận động: ngồi tại chỗ đến vị trí khác, ra ngoài Thể dục, vận động toàn thân thể dục, matxa mắt Cụ thể bài tập thế nào: 23. Có thời gian ra ngoài trong cả ca lao động: có không Nếu có, khi nào: Trang bị BHLĐ 24. Công nhân sử dụng trang bị BHLĐ: Quần áo Mũ Khẩu trang kính BHLĐ Khác là gì: 25. Tỷ lệ người sử dụng đầy đủ tất cả trang bị BHLĐ: số lượng: / công nhân 26. Tỷ lệ sử dụng kính BHLĐ ở vị trí có nguy cơ tai nạn thương tích mắt: số người: / công nhân 27. Có nguy cơ tai nạn thương tích: Mắt Nguyên nhân: Mặt Nguyên nhân: Tay Nguyên nhân: 156 Khác Nguyên nhân: Dự kiến đề xuất cải thiện điều kiện lao động .. .. . BỘ Y TẾ VIỆN SKNN & MT PHỤ LỤC 2 Mẫu 2 BẢNG KHẢO SÁT ECGÔNÔMI CHIẾU SÁNG TẠI VỊ TRÍ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ (dành cho nghiên cứu viên) Xí nghiệp: Phân xưởng: Vị trí lao động/công việc: Số VTLĐ/công việc tương tự trong PX: Mô tả thao tác quy trình làm việc tại vị trí lao động: Đặc điểm lao động: 1. Loại lao động: LĐ dây chuyền LĐ theo nhóm LĐ độc lập 2. Làm việc với máy: có không Nếu có, là máy gì: 3. Nhịp độ lao động: số thao tác trung bình/1 giờ: 4. Có sử dụng hàn: có không 5. Tiếp xúc với: hơi khí độc hại bụi nóng khác Nếu có hơi khí gì: 6. Tư thế lao động: đứng ngồi thoải mái gò bó 7. Mặt phẳng thao tác: vừa tầm phải với khi thao tác 8. Đo kích thước VTLĐ (kèm theo chụp ảnh): Bàn: cao rộng sâu Ghế: cao rộng sâu Tầm với khi thao tác: tối đa: tối thiểu:. Đánh giá kích thước VTLĐ: phù hợp không phù hợp Khảo sát, đo và đánh giá ecgônômi chiếu sáng tại VTLĐ 9. Kích thước chi tiết phải quan sát tại VTLĐ + Kích thước nhỏ nhất : cm 157 + Kích thước lớn nhất: cm + Kích thước chi tiết thường xuyên quan sát: cm 10. Màu sắc chi tiết: . có bóng không bóng 11. Màu sắc nền: .. có bóng không bóng 12. Màu sắc bàn/mặt phẳng làm việc: .. có bóng không bóng 13. Khoảng cách từ mắt tới chi thiết nhìn/thao tác: . 14. Chiều cao bề mặt làm việc so với mức khuỷ tay:.. 15. Làm việc với kính hiển vi/kính lúp: có không Chiếu sáng 16. Hình thức chiếu sáng: chung cục bộ cả 2 A. Chiếu sáng chung 17. Loại đèn chiếu sáng: đèn neon đèn dây tóc khác Là gì: 18. Chụp đèn có chụp đèn không có chụp 19. Màu sắc ánh sáng: 20. Phương thức chiếu sáng: Từ cạnh bên phía trước phía sau khác, là gì: 21. Có hiện tượng bị chói trực tiếp: có không Ng/nhân: Đèn treo thấp, không có chụp che Đối diện với cửa sáng 22. Có hiện tượng chói gián tiếp: có không Ng/nhân: Bàn/đồ vật bóng phản xạ ánh sáng vào mắt Khác 23. Ánh sáng có nhấp nháy không: có không 24. Chiếu sáng xung quanh : thấp hơn tại VTLĐ cao hơn Như tại VTLĐ B. Chiếu sáng cục bộ (nếu có) 25. Loại đèn chiếu sáng: đèn neon đèn dây tóc khác Là gì: 26. Chụp đèn có chụp đèn không có chụp 27. Màu sắc ánh sáng: 28. Phương thức chiếu sáng: Từ cạnh bên phía trước phía sau khác, là gì: 29. Có hiện tượng bị chói trực tiếp: có không 158 Ng/nhân: Đèn không có chụp che Đối diện với cửa sáng 30. Có hiện tượng chói gián tiếp: có không Ng/nhân: Bàn/đồ vật bóng phản xạ AS vào mắt Khác 31. Ánh sáng có nhấp nháy không: có không 32. Chiếu sáng xung quanh : thấp hơn tại VTLĐ cao hơn như tại VTLĐ 33. Bóng đèn vệ sinh sạch sẽ: có không 34. Chụp đèn vệ sinh sạch sẽ: có không 35. Định kỳ vệ sinh nguồn chiếu sáng: có không Dự kiến đề xuất cải thiện: BỘ Y TẾ VIỆN SKNN & MT PHỤ LỤC 3 Mẫu 3 BẢNG ĐIỀU TRA CẢM NHẬN MÔI TRƯỜNG SỨC KHOẺ CÔNG NHÂN SẢN XUẤT LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ Xí nghiệp/Doanh nghiêp:.. Phân xưởng: Thông tin cá nhân Họ và tên: Giới: nam nữ Tuổi đời: Nghề nghiệp: + Trước khi làm việc tại xí nghiệp:.. + Nghề nghiệp hiện tại: + Có định kỳ luân chuyển công việc không: có: không: Nếu có, là những việc gì: Thời gian làm việc tại XN: Có sử dụng kính khi làm việc: kính cận kính lão kính BHLĐ không sử dụng Trình độ văn hoá: Dưới PTTH PTTH ĐH, Cao đẳng Trình độ nghề nghiệp: Kỹ sư công nhân kỹ thuật khác là gì: Bậc thợ: Năng suất lao động trong ca: Công việc cụ thể: 159 Tự đánh giá về điều kiện lao động Môi trƣờng lao động Nhiệt độ không khí: nóng lạnh bình thường Độ thoáng: tốt ngột ngạt, bí Độ ẩm: bình thường ẩm ướt khô hanh Tiếng ồn: bình thường cao, gây khó chịu Bụi: có không Hơi khí độc: có không Nếu có, là gì................................... Hóa chất: có không nếu có, chất gì Phóng xạ: có không *Cảm nhận chiếu sáng không gian xung quanh nơi làm việc Chiếu sáng: Tốt, đủ làm việc Kém, không đủ Thoải mái/Dễ nhìn chi tiết Khó nhìn chi tiết Bị chói khi làm việc Màu sắc ánh sáng tạo cảm giác: Thoải mái, dễ chịu Bình thường Không thoải mái Màu sắc xung quanh (tường, bàn, máy) tạo cảm giác: Thoải mái, dễ chịu Bình thường Không thoải mái Thời gian làm việc: Làm việc theo giờ hành chính làm ca kíp Số giờ làm việc/ngày Tăng ca: có không Số ngày tăng ca trung bình/ 1 tháng................. Gánh nặng công việc: Khối lượng công việc: ít bình thường nhiều quá nhiều Nhịp độ lao động: chậm bình thường cao quá cao Trách nhiệm công việc: ít trung bình cao Mức độ tập trung chú ý: thấp trung bình cao Căng thẳng thần kinh: thấp trung bình cao Tư thế lao động: rất thoải mái bình thường gò bó, khó chịu Sử dụng trang bị Bảo hộ lao động: Kính Găng tay Quần áo Khẩu trang Khác là gì............................... Tình hình sức khoẻ - bệnh tật Số ngày nghỉ ốm năm qua: Trước khi vào nghề : Nhìn/đọc rõ ràng : có không Mắc bệnh mắt có không Nếu có, bệnh gì : 160 Sau khi vào nghề : Nhìn/đọc rõ ràng có không Mắc bệnh mắt có không Nếu có, bệnh gì : Anh/chị mắc các bệnh nào sau đây : Bệnh Trước khi vào nghề (ghi rõ bệnh) Hiện tại, sau khi vào nghề Tai- mũi - họng Răng - hàm - mặt Thần kinh - tâm thần (SNTK, TK toạ ) Tuần hoàn (THA, các bệnh tim ) Hô hấp (hen phế quản, viêm phổi ) Tiêu hoá (viêm loet dạ dày tá tràng, đại tràng, bệnh gan, mật ) Tiết niệu - sinh dục (viêm sỏi thận, bệnh phụ khoa) Hệ vận động (viêm cứng đau khớp, gãy xương) Các bệnh da (viêm da, nấm da, ghẻ, Eczema) Bệnh khác Ghi chú: BỘ Y TẾ VIỆN SKNN & MT PHỤ LỤC 4 Mẫu 4 BẢNG ĐIỀU TRA TRIỆU CHỨNG CĂNG THẲNG THỊ GIÁC, KÍCH THÍCH NIÊM MẠC VÀ THẦN KINH Ở CÔNG NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG Họ và tên: .............................................Tuổi đời: ... Giới tính: Nam Nữ Xí nghiệp/doanh nghiệp: Nghề nghiệp, vị trí LĐ: ................................................. Thời gian làm việc tại PX: . Thời gian điều tra: Trước ca lao động Sau ca lao động Anh/chị thường gặp những triệu chứng gì sau đây Triệu trứng Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Triệu trứng Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Mắt TK TV-TKTƯ Cảm giác nóng mắt Nhức đầu 161 Ngứa mắt, đỏ mắt Buồn nôn Chảy nước mắt Khát không tự nhiên Sưng mí mắt Cảm giác gai người Mỏi mắt, nhức mắt Cảm giác ngấy sốt Mắt nhìn mờ Hoa mắt, chóng mặt Nhìn hình ảnh bất thƣờng Choáng váng Mũi Thiếu minh mẫn Mũi bị ngứa Mệt mỏi Viêm chảy nước mũi ứa nước bọt Họng Đau bụng Họng bị ngứa Đau ngực Khản giọng Ngực bị chèn bóp Hắt hơi, ho khan Khó chịu vì mùi Khô giọng Cơ khớp Đau họng Đau mỏi cổ Khó thở Đau mỏi bả vai Da Đau mỏi khuỷu tay Khô môi Đau mỏi cổ, bàn tay Khô da Đau mỏi lưng Ngứa mặt Đau mỏi thắt lưng Ngứa tay Đau mỏi đùi Sẩn da Đau mỏi đầu gối Phát ban mặt Đau mỏi mắt cá chân Phát ban tay Đau toàn thân BỘ Y TẾ VIỆN SKNN & MT PHỤ LỤC 5 ĐỘ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG (THEO GRANDJEAN) Màu sắc, vật liệu Phản xạ (%) 162 Trắng 100 Nhôm, giấy trắng 80-85 Vàng chanh sẫm, màu ngà 70-75 Vàng sẫm, nâu nhạt, xanh lá cây nhạt, xanh da trời nhạt (màu xanh lam), hồng nhạt, màu kem 60-65 Vàng chanh, xanh dương, xám nhạt, hồng, da cam thẫm, xanh lơ 50-55 Gỗ nhạt, xanh da trời, phấn bột 40-45 Gỗ sồi nhạt, màu xi măng bột 30-35 Đỏ thẫm, xanh lá cây thẫm, xanh cỏ, xanh ô lưu, nâu 20-25 Xanh lơ đen, đỏ tía, nâu đỏ xám đen, nâu sẫm 10-15 Đen 0 BẢNG TƢƠNG PHẢN CHI TIẾT/NỀN Tƣơng phản chi tiết / nền Tiếp nhận thị giác Nét đen / nền trắng Rất tốt Xanh da trời / nền trắng Xanh lá cây / nền trắng Tốt Đỏ / nền trắng Đỏ / nền vàng Trung bình Xanh la cây / nền đỏ Đỏ / nền xanh lá cây Vàng da cam / nền đen Vàng da cam / nền trắng Kém PHÂN LOẠI MỨC CHÍNH XÁC CỦA CÔNG VIỆC THEO KÍCH THƢỚC CHI TIẾT THAO TÁC Các mức công việc Kích thƣớc chi tiết (mm) Mức độ chính xác của công việc Mức 1 <0,15 Công việc chính xác rất cao Mức 2 0,15-0,3 Công việc chính xác cao Mức 3 0,3-0,5 Công việc chính xác Mức 4 0,5-1 Công việc trung bình Mức 5 1-5 Công việc ít chính xác Mức 6 > 5 công việc thô BỘ Y TẾ VIỆN SKNN & MT PHỤ LỤC 6 163 PHƢƠNG PHÁP THƢ GIÃN MẮT Đối với những dạng lao động có căng thẳng thị giác như lao động với máy vi tính, lắp ráp điện tử.Thực hiện bài tập thư giãn mắt vào những giờ nghỉ ngắn có thể làm giảm căng thẳng thị giác do lao động gây ra. Đây là phương pháp thư giãn mắt đơn giản, dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian, không ảnh hưởng đến công việc. Nội dung chính của bài tập nhƣ sau: 1. Ấn và day xoa nhẹ lần lượt vào 4 vùng quanh hố mắt + Vùng 1: điểm giữa của cung lông mày + Vùng 2: cạnh sống mũi + Vùng 3: điểm giữa phía dưới mắt + Vùng 4: chỗ hõm hai bên thái dương 2. Sau đó thực hiện vươn vai nhẹ nhàng và nhìn ra khoảng cách xa một lúc. Phương pháp này sẽ giúp thư giãn hoàn toàn các cơ mắt. Cách ấn và day xoa nhẹ vào 4 vùng quanh hố mắt như sau: Vùng 1: Dùng 2 ngón tay cái ấn vào vùng 1 hai bên mắt, những ngón còn lại bóp lăn nhẹ trên trán. Xoa, day theo chuyển động vòng quanh. 8 lần 1 vòng, thực hiên 8 vòng. Vùng 2: Dùng 1 tay, đặt ngón cái và ngón trỏ vào vùng 2 hai bên mắt, ấn tay xuống dưới và xoa bóp hướng lên trên 8 lần 1 vòng, thực hiện 8 vòng. Vùng 3: Dùng ngón trỏ hai bên đặt vào vùng 3 hai bên mắt, ngón cái tựa vào góc hàm và các ngón còn lại đặt hai bên cằm tương ứng. Xoa, day theo chuyển động vòng quanh. 8 lần 1 vòng, thực hiên 8 vòng (làm như vùng 1). Vùng 4: Dùng ngón cái ấn vào vùng 4 hai bên, những ngón còn lại nắm chặt. Dùng khớp ngón trỏ đẩy nhẹ từ giữa sang bên cạnh của hố mắt phía trên 4 lần và tương tự tiếp tụp với phía dưới hố mắt 4 lần 1 vòng, thực hiện 8 vòng như vậy. 164 BỘ Y TẾ VIỆN SKNN & MT PHỤ LỤC 7 PHƢƠNG PHÁP ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THỊ GIÁC BẰNG MÁY VISIOTEST Đo một số chức năng thị giác bằng máy Visiotest Model 2000 Vision tester của hãng STEREO OPTICAL - Mỹ, một số chức năng sau: 1. Nhận thức màu sắc hay sắc giác (Color perception) Nhằm xác định có giảm thiếu hụt nhận thức màu sắc hay không, với sự cảm nhận màu sắc tương ứng với màu chuẩn của mắt người được Ishihara xây dựng. Để thực hiện thử nghiệm này, trong vòng tròn (kiểu tế bào) có các chữ và chấm màu sắc khác nhau trên một nền đen. Đối tượng có sự cảm nhận màu sắc tốt sẽ nhìn rõ đúng được các số mô phỏng. Đối tượng có sự cảm nhận màu sắc không tốt sẽ nhìn thấy các số (mô phỏng) không đúng hiện ra trước mắt. Cho đối tượng nhìn và đọc từng số trong 6 vòng tròn với các màu khác nhau, trong đó vòng tròn F không có số. Đánh giá: - Bình thường: đọc đúng 8 số - Cảm nhận màu thiếu hụt nhẹ: đọc đúng 5 - 7 số - Cảm nhận màu không đạt, có rối loạn: đọc đúng ≤ 4 số 2. Lác ngang (Lateral phoria) Đo quan hệ của 2 mắt trong mặt phẳng ngang. Mắt trái nhìn thấy khuôn nhạc có mũi tên chỉ, mắt phải thấy 15 nốt nhạc. Với cả 2 mắt mở, đối tượng nhìn thấy nốt nhạc trên khuôn nhạc. Đánh giá: - Mũi tên chỉ nốt nhạc thứ 8 biểu hiện bình thường (Orthophoric), - Mũi tên chỉ 1-8 chỉ ra lác ẩn trong - Esophoria (trong đó nếu chỉ 1-3 là biểu hiện lác ẩn trong nặng với mức độ lác ẩn nhiều hơn); - Mũi tên chỉ 8-15: là lác ẩn ngoài - Exophoria (trong đó nếu chỉ 14-15 là biểu hiện lác ẩn ngoài nặng với mức độ lác ẩn nhiều hơn). Mỗi số đại diện một công suất lăng trụ. 3. Lác đứng (Vertical phoria) Đo quan hệ của 2 mắt trong mặt phảng đứng (sự cân bằng nhóm cơ chéo). Mắt phải nhìn thấy 7 nốt nhạc, mắt trái nhìn thấy nét gạch đỏ đứt quãng. Đánh giá: - Cả 2 mắt nhìn thấy nét gạch đỏ đi ngang qua chân ô nhạc thứ 4 chỉ ra 2 mắt bình thường - Orthophoric. - Thấy qua chân ô nhạc từ 1-4 là lác ẩn trên trái - Left Hyperphoria, (trong đó 1-2 là biểu hiện lác ẩn trên trái nặng với mức độ lác ẩn nhiều hơn). 165 - Thấy qua chân ô nhạc từ 4-7 chỉ ra lác ẩn trên phải - Right Hyperphoria (trong đó 6-7 là biểu hiện lác ẩn trên phải nặng với mức độ lác ẩn nhiều hơn). Mỗi số đại diện một nửa công suất lăng trụ. 4. Nhìn hình nổi hay lập thể (Stereo depth) Đánh giá nhận thức nhìn chiều sâu, nhìn hình ảnh không gian 3 chiều. Để tiếp nhận được chiều sâu ảnh, yêu cầu 2 mắt phải nhìn cùng. Bao gồm 9 hình từ 1-9, mỗi hình sẽ có một hình nổi ở vị trí trên hoặc dưới hoặc trái hoặc phải. Đánh giá: - Nếu nhìn và trả lời đúng hình nổi từ hình 7-9: nhìn hình nổi bình thường, ứng với góc nổi có độ giây cung = 30o-20o - Nếu nhìn và trả lời đúng hình nổi từ hình 5-6: nhìn hình nổi chấp nhận được, ứng với góc nổi có độ giây cung = 50o-40o - Nếu nhìn và trả lời đúng ≤ hình 4: nhìn hình nổi kém, ứng với góc nổi có độ giây cung = 70o-400o 5. Nhìn mầu với chữ E ngã (Tumbling “E” color) Đánh giá kết hợp nhìn màu và thị lực. Có 8 chữ E ở các góc quay khác nhau. Đánh giá: - Nhìn được ≥ 5 chữ E ở 5 góc quay trở lên: bình thường. - Nhìn ≤ 4 chữ E là kết hợp màu và thị lực kém. 6. Hợp thị (Fusion) Đánh giá khả năng phối hợp nhìn của 2 mắt. Mắt trái nhìn thấy hộp đỏ và hộp trắng; mắt phải nhìn thấy hộp trắng và hộp xanh. Đánh giá: - Khi 2 mắt kết hợp cùng nhìn, nếu hợp thị bình thường sẽ nhìn thấy 3 hộp, trong đó hộp đỏ trên cùng, hộp giữa màu trắng và hộp màu xanh ở dưới cùng. - Nếu nhìn thấy khác thể hiện có hợp thị kém. 7. Đánh giá cân bằng cơ (Muscle balance) - Nhìn thấy quả bóng trong hộp biểu hiện có cân bằng cơ mắt bình thường, ở chính giữa có cân bằng tốt; - Nếu nhìn thấy quả bóng ở ngoài hộp: biểu hiện cân bằng cơ kém.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_dieu_kien_lao_dong.pdf