Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai
Các loài thú móng guốc chẵn (MGC) có vai trò rất quan trọng trong các hệ
sinh thái tự nhiên. Chúng là vật tiêu thụ đầu tiên, chuyển hóa các chất dinh dưỡng
từ thực vật sang các chất dinh dưỡng động vật. Các loài thú MGC cũng có giá trị
kinh tế rất lớn.
Ở Việt Nam, đã ghi nhận được 19 loài thú MGC thuộc 12 giống và 5 họ.
Tuy nhiên, hiện nay khu hệ thú MGC của Việt Nam đã bị suy giảm mạnh cả về
phạm vi vùng cư trú và độ phong phú cá thể. Đã có 2 loài đã bị tuyệt chủng trong
thiên nhiên gồm Bò xám (Bos sauveli), Hươu sao (Cervus nippon) và 15 loài
đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau phải đưa Sách Đỏ Việt Nam.
Vì vậy, đối với Việt Nam, bảo tồn các loài thú MGC và sinh cảnh của chúng
đang là vấn đề hết sức cấp thiết.
Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (KBTTN-VN Đồng Nai)
được thành lập năm 2004, tổng diện tích là 100.304 ha với 67.904 ha đất lâm
nghiệp và 32.400 ha đất ngập nước hồ Trị An (trước 2012, có tên là Khu bảo
tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu). Có địa hình khá bằng phẳng được che
phủ bởi thảm rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh và bán thường xanh, KBTTNVH Đồng Nai là nơi cư trú của 8 loài thú MGC. Khu hệ thú MGC ở đây còn rất
ít được nghiên cứu. Ngoài một số cuộc điều tra thống kê thành phần loài, chưa
có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống và chuyên sâu về sinh học, sinh
thái và bảo tồn các loài thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai được thực hiện.
Xuất phát từ sự cấp thiết phải bảo tồn và phát triển các loài thú MGC ở Việt
Nam nói chung và ở KBTTN-VH Đồng Nai nói riêng, tôi chọn thực hiện Luận án
“Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn
thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai” nhằm cung cấp các thông tin và
tư liệu đầy đủ và cập nhật nhất về tình trạng quần thể các loài, đặc điểm sinh học,
sinh thái một số loài, các đe dọa đến quần thể và sinh cảnh của chúng để đề xuất các
giải pháp quản lý, bảo tồn phù hợp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------------- NGUYỄN HOÀNG HẢO NGHI N CỨU ẢO T N QUẦN TH M NG GU C CH N (Artiodactyla) Ở KHU ẢO T N THI N NHI N - VĂN H A Đ NG NAI, TỈNH Đ NG NAI Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 62 62 02 05 T M TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2016 - Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Lâm nghiệp - Việt Nam - Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS Nguyễn uân Đặng. - Phản biện 1: TS. Đồng Thanh Hải Đơn vị công tác: Trường Đại học Lâm nghiệp - Phản biện 2: TS. Lê Đức Minh Đơn vị công tác: Trường Đại học Quốc gia Hà Nôi Luận án đƣợc bảo vệ: Tại Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Vào hồi 14 giờ 00 phút, ngày 12 tháng 11 năm 2015 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Luận án Các loài thú móng guốc chẵn (MGC) có vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên. Chúng là vật tiêu thụ đầu tiên, chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực vật sang các chất dinh dưỡng động vật. Các loài thú MGC cũng có giá trị kinh tế rất lớn. Ở Việt Nam, đã ghi nhận được 19 loài thú MGC thuộc 12 giống và 5 họ. Tuy nhiên, hiện nay khu hệ thú MGC của Việt Nam đã bị suy giảm mạnh cả về phạm vi vùng cư trú và độ phong phú cá thể. Đã có 2 loài đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên gồm Bò xám (Bos sauveli), Hươu sao (Cervus nippon) và 15 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau phải đưa Sách Đỏ Việt Nam. Vì vậy, đối với Việt Nam, bảo tồn các loài thú MGC và sinh cảnh của chúng đang là vấn đề hết sức cấp thiết. Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (KBTTN-VN Đồng Nai) được thành lập năm 2004, tổng diện tích là 100.304 ha với 67.904 ha đất lâm nghiệp và 32.400 ha đất ngập nước hồ Trị An (trước 2012, có tên là Khu bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu). Có địa hình khá bằng phẳng được che phủ bởi thảm rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh và bán thường xanh, KBTTN- VH Đồng Nai là nơi cư trú của 8 loài thú MGC. Khu hệ thú MGC ở đây còn rất ít được nghiên cứu. Ngoài một số cuộc điều tra thống kê thành phần loài, chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống và chuyên sâu về sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai được thực hiện. Xuất phát từ sự cấp thiết phải bảo tồn và phát triển các loài thú MGC ở Việt Nam nói chung và ở KBTTN-VH Đồng Nai nói riêng, tôi chọn thực hiện Luận án “Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai” nhằm cung cấp các thông tin và tư liệu đầy đủ và cập nhật nhất về tình trạng quần thể các loài, đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài, các đe dọa đến quần thể và sinh cảnh của chúng để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn phù hợp. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Ý nghĩa khoa học: Luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học về tình trạng quần thể và đặc điểm sinh cảnh của các loài thú MGC trong hệ sinh thái rừng 4 nhiệt đới thường xanh và bán thường xanh đất thấp đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam và đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn của loài Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) có giá trị bảo tồn và kinh tế cao nhưng còn ít được nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả của Luận án là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển các loài thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Các giải pháp quản lý, bảo tồn do Luận án đề xuất là những hướng dẫn cụ thể cho Ban Quản lý KBTTN-VH Đồng Nai thực hiện các hoạt động quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi KBTTN-VH Đồng Nai và có thể áp dụng cho Vườn Quốc gia Cát Tiên và các Khu bảo tồn lân cận khác. 3. Đóng góp mới của luận án Luận án đã cung cấp đủ số liệu khoa học tin cậy để khẳng định có 6 loài thú MGC đang sinh sống tại KBTTN-VH Đồng Nai và 2 loài thú MGC có thể không còn cư trú tại đây; đồng thời, cung cấp thông tin cập nhật và đầy đủ nhất về hiện trạng quần thể của mỗi loài trong Khu bảo tồn. Luận án đã xác định 4 dạng sinh cảnh chính cho thú MGC tại KBTTN-VH Đồng Nai, mô tả chi tiết đặc điểm của mỗi dạng sinh cảnh, tình trạng sử dụng sinh cảnh của mỗi loài thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai và xác định được 18 điểm sinh cảnh đặc biệt quan trọng cho thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai; chỉ ra sự khác biệt trong hình thức sử dụng sinh cảnh của mỗi loài. Luận án là công trình đầu tiên xác định một cách có hệ thống và khoa học vị trí phân loại của quần thể Cheo cheo tại KBTTN-VH Đồng Nai thuộc loài Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) thông qua các số liệu về hình thái ngoài, hình thái sọ và trình tự ADN gen thể; cung cấp nhiều thông tin, tư liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học và sinh thái của quần thể Cheo cheo kanchil tại KBTTN-VH Đồng Nai. Luận án là công trình đầu tiên đưa ra các giải pháp quản lý, bảo tồn cụ thể chi tiết cho từng loài thú MGC đang sinh sống trong KBTTN-VH Đồng Nai và cải tạo sinh cảnh của chúng. Các giải pháp này cũng có giá trị sử dụng đối với các quần thể thú MGC ở VQG Cát Tiên và các Khu bảo tồn khác của Việt Nam. 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHI N CỨU 1.1. Khái quát về hệ thống phân loại thú MGC 1.1.1. Đặc điểm và hệ thống phân loại bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) Thú MGC gồm các loài thú có kích thước cơ thể từ rất lớn tới trung bình, các chân đều mang số ngón chẵn (2 hoặc 4 ngón) và có guốc. Thú MGC được chia thành 2 nhóm: nhóm có sừng và nhóm không có sừng. Thú MGC ăn thực vật và có dạ dày thích nghi với việc tiêu hóa chất xenluloza thực vật. Trong dạ dày có hệ sinh vật và ký sinh trùng cộng sinh phong phú giúp phân hủy xenluloza. Đa số các loài có đặc điểm nhai lại thức ăn. Theo Wilson et al. (2005), bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) trên thế giới có khoảng 240 loài thuộc 89 giống và 10 họ. 1.1.2. Thành phần loài khu hệ thú MGC Việt Nam Theo thống kê gần đây nhất của Đặng Ngọc Cần và cs. (2008), khu hệ thú MGC ở Việt Nam có 19 loài thuộc 12 giống và 5 họ (Bảng 1.2). Trong đó, có 1 loài đã bị tuyệt chủng (Bò xám Bos sauveli), một loài đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên (Hươu sao Cervus nippon) và một loài có vị trí phân loài chưa rõ ràng (Lợn rừng trường sơn Sus bucculentus) (Groves et al. 2008). Bảng 1.2: Thành phần loài thú MGC ở Việt Nam TT Tên Việt Nam Tên khoa học 1. Họ Lợn Suidae Gray, 1821 1. Lợn rừng trường sơn Sus bucculentus Heude, 1892 2. Lợn rừng Sus scrofa Linnaeus, 1758 2. Họ Cheo cheo Tragulidae Milne-Edwards, 1864 3. Cheo cheo kanchil Tragulus kanchil (Raffles, 1821) 4. Cheo cheo lưng bạc Tragulus versicolor Thomas, 1910 3. Họ Hƣơu xạ Moschidae Gray, 1821 5. Hươu xạ Moschus berezovskii Flerov, 1929 4. Họ Hƣơu, Nai Cervidae Goldfuss, 1820 6. Hươu vàng Axis porcinus (Zimmermann, 1780) 6 TT Tên Việt Nam Tên khoa học 7. Hươu sao Cervus nippon Temminck, 1838 8. Mang thường, hoẵng Muntiacus muntjak (Zimmermann, 1780) 9. Mang ruzơven Muntiacus rooseveltorum Osgood, 1932 10. Mang trường sơn Muntiacus truongsonensis (Giao et al., 1997) 11. Mang lớn Muntiacus vuquangensis (Tuoc et al., 1994) 12. Nai cà tông Rucervus eldii (Mclelland, 1842) 13. Nai đen Rusa unicolor (Kerr, 1792) 5. Họ Trâu bò Bovidae Gray, 1821 14. Bò tót Bos frontalis Lambert, 1804 15. Bò rừng Bos javanicus d’Alton, 1823 16. Bò xám Bos sauveli Urbain, 1937 17. Trâu rừng Bubalus bubalis (Linnaeus, 1758) 18. Sao la Pseudoryx nghetinhensis Dung et al., 1993 19. Sơn dương Capricornis milneedwardsii David, 1869 Ghi chú: hệ thống phân loại theo Wilson & Reeder 2005. Hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu động vật về hệ thống phân loại và thành phần loài Cheo cheo ở Việt Nam. Nhiều tác giả (Van Peenen et al. 1969, Đặng Huy Huỳnh 1986, Corbet et al. 1992, Đặng Huy Huỳnh và cs. 1994, Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008,..) cho rằng ở Việt Nam chỉ có một giống Cheo cheo (Tragulus) với 2 loài: Cheo cheo nam dương Tragulus javanicus Osbeck, 1765 (tên đồng vật là Tragulus kanchil Gray, 1861) và Cheo cheo napu hay Cheo cheo lớn Tragulus napu F. Cuvier, 1822 (Tên đồng vật là: Tragulus versicolor Thomas 1910). Một số tác giả khác (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008, Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2009) lại cho rằng ở Việt Nam có 2 loài Cheo cheo là: Tragulus kanchil và Tragulus versicolor. Meijaard & Groves (2004) thẩm định lại hệ thống phân loại giống Cheo cheo (Tragulus) dựa trên phân tích nhiều chỉ tiêu hình thái sọ. Theo hệ thống phân loại này, Tragulus javanicus, Tragulus kanchil, Tragulus napu và Tragulus versicolor là những loài độc lập. Như vậy, theo Meijaard và Grove (2004), loài Tragulus javanicus không có ở Việt Nam, thay vào đó là loài Tragulus kanchil và loài Tragulus napu 7 không có ở Việt Nam, thay vào đó là loài Tragulus versicolor. Loài Tragulus kanchil có kích thước cơ thể lớn hơn loài Tragulus versicolor và không có ở Nam Dương, vì vậy, tên tiếng Việt "Cheo cheo nam dương" hay "Cheo cheo nhỏ " dùng cho loài này đều không phù hợp, Luận án đề nghị dùng tên "Cheo cheo kanchil" thay thế. Cheo cheo kanchil là loài thú quý, hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (bậc VU) và có giá trị kinh tế cao, nhưng còn rất ít được nghiên cứu về sinh học, sinh thái. Vì vậy, Luận án đã nghiên cứu sâu về sinh học, sinh thái của Cheo cheo kanchil làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp quản lý, bảo tồn hiệu quả và nhân nuôi phát triển loài thú quý, hiếm này. 1.2. Tình trạng bảo tồn của thú MGC 1.2.1. Tình trạng bảo tồn của thú MGC trên thế giới Danh lục Đỏ IUCN (2015) đã thống kê có 8 loài thú MGC đã bị tuyệt chủng và 122 loài khác đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau: 11 loài ở mức “rất nguy cấp – CR”, 40 loài ở mức “nguy cấp – EN”, 33 loài ở mức “sẽ nguy cấp – VU”, 20 loài ở mức “gần bị đe dọa – LR, nt” và 18 loài ở mức “thiếu dữ liệu – DD”. 1.2.2. Tình trạng bảo tồn của thú MGC ở Việt Nam Trong số 19 loài thú MGC ghi nhận ở Việt Nam có tới 14 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng và đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), chưa kể đến 3 loài rất hiếm trong tự nhiên nhưng chưa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam là Lợn rừng trường sơn (Sus bucculentus), Mang ruzơven (Muntiacus rooseveltorum) và Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis). Ba loài này đã được đưa vào Danh lục Đỏ IUCN (2015) ở mức “thiếu dữ liệu – DD”. Đây là lời cảnh báo khẩn cấp cho tình trạng bảo tồn của khu hệ thú MGC Việt Nam. 1.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của thú MGC 1.3.1. Phân bố và sinh cảnh của thú MGC Các loài thú MGC có phân bố rộng và thích nghi với rất nhiều dạng sinh cảnh khác nhau trên trái đất. Ở Việt Nam các loài thú MGC sống và hoạt động chủ yếu trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và các trảng cỏ cây bụi trên núi đất có bình độ thấp và ít dốc, một số loài sinh sống cả rừng trên núi đá, rừng tràm và rừng ngập mặn. Các loài khác nhau thường có khu vực sống khác nhau 8 nhưng nhìn chung các loài thú MGC của Việt Nam không đòi hỏi khắt khe về điều kiện sống. 1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn Họ Lợn (Suidae) và họ Lợn Taya (Tayassuidae): ăn tạp, có dạ dày đơn (một ngăn) và không nhai lại. Các loài thú MGC khác: chuyên ăn thực vật, có dạ dày phức và ruột tịt nhỏ; sử dụng hệ vi sinh vật sống trong dạ dày để phân hủy xenlulô và lignin; tất cả đều có tập tính nhai lại thức ăn. Họ Cheo cheo có dạ dày 3 ngăn, các họ còn lại có dạ dày 4 ngăn. Đa số các loài thú MGC có nhu cầu bổ sung khoáng chất ngoài thiên nhiên từ các điểm mỏ khoáng, gio cháy của cây cỏ. Thú càng lớn như Bò tót, Bò rừng, Hươu, Nai nhu cầu bổ sung muối khoáng càng cao, ngoại trừ các loài họ Lợn, nhu cầu thấp hơn vì ăn tạp. 1.3.3. Sinh sản Hầu hết các loài chỉ sinh con mỗi năm một lứa, Lợn rừng có thể sinh 4-8 con mỗi lứa, các loài thú MGC khác thường chỉ sinh 1-2 con mỗi năm. Thời gian mang thai từ 3-10 tháng. Chu kỳ động dục từ 20-30 ngày. Mùa sinh sản thường trùng với thời gian bắt đầu sinh trưởng mạnh của thực vật. 1.3.4. Tập tính Các loài họ Trâu bò hoạt động chủ yếu vào ban ngày nhất là sáng sớm và chiều tà, các loài họ Hươu nai, họ Cheo cheo, họ Hươn xạ hoạt động chủ yếu vào ban đêm, các loài họ Lợn hoạt động kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm. Rất ít loài MGC sống đơn lẻ, hầu hết các loài đều sống theo đàn, ngoại trừ các loài Mang, Hươu xạ và Cheo cheo. Các loài thú MGC có các loại "vũ khí" khác nhau để đấu tranh sinh tồn, chủ yếu là đấu tranh giữa các cá thể trong cùng loài. Vũ khí của các loài Hươu nai và các loài Trâu bò là sừng, của các loài Lợn, Cheo cheo là nanh. 1.4. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Vệt Nam và vùng nghiên cứu 1.4.1. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Việt Nam Nghiên cứu thú MGC ở Việt Nam được bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cùng với lịch sử nghiên cứu thú (Mammalia) của Việt Nam. Các nghiên cứu tập trung vào 2 hướng chính là: thống kê thành phần loài thú MGC ở các vùng miền và nghiên cứu sinh học, sinh thái của một số loài có giá trị kinh tế hoặc giá trị bảo tồn cao. Về thống kê thành phần loài có các công trình lớn như: 9 Van Peenen và cs. (1969), Đặng Huy Huỳnh và cs. (1981), Đào Văn Tiến (1985), Đặng Huy Huỳnh và cs, Đặng Ngọc Cần và cs. (2008). Nghiên cứu về sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài thú MGC ở Việt Nam không có nhiều, một số công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất thuộc hướng này có: Lê Hiền Hào (1973), Đặng Huy Huỳnh (1986), Đặng Huy Huỳnh và cs. (2008, 2010). Nhìn chung, đã có một số công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái của một số loài thú MGC ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa nhiều và đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo tồn và sử dụng bền vững các loài thú MGC nguy cấp, quý, hiếm và có giá trị kinh tế, bảo tồn ở Việt Nam. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở vùng nghiên cứu và lân cận Công tác nghiên cứu thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai và vùng lân cận mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát phát hiện thành phần loài và xác định các đe dọa đối với các loài và sinh cảnh, các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn của các loài thú MGC trong vùng nghiên cứu còn rất hạn chế, trừ một số nghiên cứu về loài Bò tót. Đây là một trở ngại đáng kể cho công tác quản lý, bảo tồn thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai và vùng lân cận. Chƣơng 2: MỤC TI U, NỘI DUNG, Đ I TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của Luận án là cung cấp dữ liệu khoa học làm cơ sở xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát triển quần thể các loài thú MGC ở KBTTN- VH Đồng Nai. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra hiện trạng quần thể các loài thú MGC trong vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm sinh cảnh và sự phân bố theo sinh cảnh của thú MGC trong vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Cheo cheo kanchil có giá trị bảo tồn cao trong vùng nghiên cứu. 10 - Điều tra ... ở Việt Nam. Vào tháng 6/2009, có 3 cá thể cái Cheo cheo kanchil 1 tháng tuổi được đưa vào nuôi tại Trung tâm cứu hộ của KBTTN-VH Đồng Nai. Đến tháng 7/2011, các cá thể này sinh con lứa đầu. Như vậy, tuổi thành thục sinh sản của Cheo cheo kanchil khoảng 2 năm tuổi. • Tranh giành con cái và giao phối Hoạt động đánh nhau, tranh giành Cheo cheo kanchil cái thường xảy ra vào khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 14 giờ chiều. Hoạt động giao phối của Cheo cheo kanchil xảy ra vào mùa khô (tháng 2) và mùa mưa (tháng 7, tháng 8) với tần suất giao phối cao nhất vào tháng 8. Thời gian xảy ra giao phối, tập trung từ 15 giờ đến 18 giờ. Cheo cheo kanchil giao phối ở tư thế con đực nằm trên lưng con cái, thời gian giao phối khoảng 3 – 5 phút. • Mùa sinh sản Kết quả theo dõi 3 năm trong điều kiện nuôi bán hoang dã đã ghi nhận được 31 lần Cheo cheo kanchil sinh con với tổng số 35 con non. Tỷ lệ con non được sinh ra phát triển khỏe mạnh chiếm 82,86 %. Trong điều kiện nuôi bán hoang dã, Cheo cheo kanchil sinh sản ở hầu hết các tháng trong năm, tập trung nhiều vào các tháng 5 và 6. Tháng 2 và tháng 9 không có cá thể cái nào sinh sản. Điều này, có thể do thời tiết bất lợi vào tháng 2 là tháng nắng nóng nhất của mùa khô và tháng 9 là tháng mưa nhiều nhất của mùa mưa. 21 • Thời gian mang thai, tỷ lệ cá thể cái sinh con và phát triển thai Qua theo dõi trong điều kiện nuôi bán hoang dã, đã xác định thời gian mang thai của loài Cheo cheo kanchil ở KBTTN-VH Đồng Nai vào khoảng 125 – 150 ngày. Tỷ lệ Cheo cheo kanchil cái sinh con năm 2010, đạt 50% số lượng con cái ở tuổi sinh sản, năm 2011 đạt 68,18% và năm 2012 đạt 56,36%. Cheo cheo kanchil sinh sản mỗi năm 01 lần và mỗi lứa 01 con. • Chăm sóc con và sinh trưởng của con non Chỉ có Cheo cheo kanchil mẹ chăm sóc con. Cheo cheo kanchil đực không tham gia vào việc nuôi dưỡng chăm sóc con. Trong khoảng 2 tuần đầu, Cheo cheo kanchil con chủ yếu nằm ngủ và bú mẹ, cứ 1-2 giờ chúng bú mẹ một lần, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Cheo cheo kanchil mẹ thường đi kiếm ăn và về cho con bú giữa các lần kiếm ăn. Sau khoảng 2 – 3 tuần tuổi, Cheo cheo kanchil con bắt đầu kiếm ăn ngoài và vẫn còn bú sữa. Trên 3 tháng tuổi, Cheo cheo kanchil con thôi bú mẹ và tự kiếm ăn độc lập. Cheo cheo kanchil sơ sinh có khối lượng trung bình 0,18 kg và dài thân- đầu là 22,5 cm, sau 3 tháng tuổi khối lượng đạt 0,45kg (tăng 2,5 lần), dài thân- đầu đạt 34 cm (tăng 1,5 lần). Sau đó Cheo cheo kanchil tăng trưởng chậm cho đến khi trưởng thành. 3.4.5. Tập tính hoạt động • Hoạt động kiếm ăn Trong điều kiện nuôi bán hoang dã, hoạt động kiếm ăn của Cheo cheo kanchil diễn ra ở hầu hết các giờ trong ngày nhưng nhiều hơn vào sáng sớm và chiều tối, ít hơn vào 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều, đây là khoảng thời gian Cheo cheo kanchil nghỉ ngơi để nhai lại thức ăn. Hoạt động kiếm ăn trong mùa khô thấp hơn mùa mưa. • Uống nước Hoạt động uống nước của Cheo cheo kanchil diễn ra nhiều lần và vào nhiều quảng thời gian khác nhau trong ngày. Số lần uống nước vào mùa khô nhiều gấp 1,75 đến 2,87 lần so với mùa mưa. Số lần uống nước ban ngày nhiều hơn ban đêm và cao nhất vào thời gian từ 10h đến 18h (Hình 3.32). Như vậy, rõ ràng số lần uống nước phụ thuộc vào nhiệt độ thời tiết trong ngày và theo mùa. 22 Hình 3.32: (trái) Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số lần uống nƣớc trong các giờ trong ngày và (phải) Cheo cheo kanchil uống nƣớc từ máng, bên cạnh là viên đá liếm khoáng • Nhu cầu muối khoáng Trong thiên nhiên, Cheo cheo kanchil thường hay đến các điểm suối hoặc hố nước giàu khoáng để uống hoặc liếm đất bổ sung khoáng cho cơ thể. Trong khu nuôi cứu hộ của KBTTN-VH Đồng Nai, quan sát cho thấy, một ngày Cheo cheo kanchil thường đến liếm khoáng khoảng 5 – 10 lần trong khi ăn thức ăn. • Vận động đi lại Kết quả nghiên cứu cho thấy, vào mùa mưa hoạt động vận động đi lại của Cheo cheo kanchil diễn ra cao hơn mùa khô 1,7 đến 2,6 lần và diễn ra tương đối đều trong các quảng thời gian trong ngày. Vào mùa khô, Cheo cheo kanchil vận động ít hơn và tập trung vào khoảng 7h sáng đến 18h tối. Nhìn chung, cho cả hai mùa Cheo cheo kanchil hoạt động vận động nhiều hơn vào thời gian từ 6h sáng đến 18h tối. • Nghỉ ngơi và nhai lại Sau khi ăn no chúng đứng hoặc nằm nghỉ dưới bóng mát hoặc trong hốc cây, nhà trú. Trong thời gian nghỉ ngơi, Cheo cheo kanchil thường kết hợp liếm lông, nhai lại thức ăn và quan sát xung quanh. Hoạt động nghỉ ngơi và nhai lại của Cheo cheo kanchil trong mùa mưa thường diễn ra trong khoảng từ 1 – 6h và 19 – 24h, trong mùa khô từ 7h sáng đến 15h chiều. • Bài tiết phân Cheo cheo kanchil bài tiết phân nhiều lần trong ngày. Chúng bài tiết phân vào một nơi cố định trong vài ngày liên tục, cho đến khi lượng phân đủ nhiều chúng mới chuyển đi nơi khác. Điều đó cho thấy Cheo cheo kanchil là loài sống định cư nhiều ngày tại một vùng sống nhất định. Khi bài tiết, chúng đứng ở tư thế hai chi trước thẳng, hai chi sau dạng ra và hơi chùng xuống. 23 3.5.2. Tình trạng quản lý bảo tồn thú MGC hiện nay ở KBTTN-VH Đồng Nai Trong thời gian qua KBTTN-VH Đồng Nai đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh KBTTN-VH Đồng Nai ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong KBTTN-VH Đồng Nai, còn nhiều cụm dân cư sinh sống, đa phần người dân còn có cuộc sống khó khăn và còn phải lệ thuộc vào tài nguyên rừng, tình trạng săn, bắt động vật rừng, tàn phá sinh cảnh, chăn thả gia súc trong rừng, vẫn còn xảy ra. Do thiếu thông tin về loài, dẫn đến tình trạng quy hoạch thiếu hoặc sai vùng bảo tồn thích hợp hay chưa có được sự lựa chọn và đưa ra các giải pháp ưu tiên để quản lý, bảo tồn kịp thời và hiệu quả. 3.5.3. Các áp lực đối với bảo tồn thú MGC và sinh cảnh của chúng ở KBTTN-VH Đồng Nai Luận án đã xác định các loại đe dọa và mức độ nghiêm trọng của chúng như sau (sắp xếp theo mức độ nghiêm trọng từ cao đến thấp): 1) Săn bắt động vật hoang dã, 2) Thu hái lâm sản ngoài gỗ, 3) Xâm lấn của các loài ngoại lai, 4) Chăn thả gia súc bên trong Khu bảo tồn, 5) Cháy rừng, 6) Xâm lấn đất rừng làm đất nông nghiệp và tàn phá sinh cảnh, 7) Khai thác gỗ trái phép và 8) Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế bên trong Khu bảo tồn. Các tác động nghiêm trọng nhất là: Săn bắt động vật hoang dã; Thu hái lâm sản ngoài gỗ; Xâm lấn của các loài ngoại lai; Chăn thả gia súc bên trong KBTTN-VH Đồng Nai. 3.5.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý bảo tồn thú MGC tại KBTTN-VH Đồng Nai 3.5.4.1. Đinh hướng giải pháp bảo tồn cho từng loài thú MGC Bảo tồn Bò tót (Bos frontalis) - Tăng cường tuần tra rừng tới tất cả các tiểu khu, đặc biệt là các tiểu khu có Bò tót phân bố tập trung để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi săn bắt động vật rừng, phá hoại và quấy nhiễu sinh cảnh của Bò tót. - Thực hiện cải tạo sinh cảnh cho Bò tót và các loài thú MGC khác ở các trảng cỏ và bàu nước quan trọng. Tạo thêm các điểm muối khoáng nhân tạo trong vùng hoạt động của Bò tót để cung cấp khoáng chất cho loài. - Thực hiện chương trình giám sát thường xuyên quần thể Bò tót, nhằm xác định sự thay đổi vùng hoạt động của Bò tót theo mùa và theo năm. 24 - Thực hiện công tác bảo tồn và khai thác nguồn gen của loài Bò tót bằng hoạt động di dời đàn Bò tót từ huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước về nhân nuôi bán hoang dã tại KBTTN- VH Đồng Nai. Bò rừng (Bos javanicus) Bò rừng không thường xuyên sinh sống trong KBTTN-VH Đồng Nai mà ở các khu rừng lân cận Khu bảo tồn. Vì vậy, cần có các biện pháp tác động tạo điều kiện thuận lợi cho các đàn Bò rừng này di chuyển về sinh sống tại KBTTN-VH Đồng Nai. Các biện pháp cần thực hiện sớm như: UBND tỉnh Đồng Nai cần sớm thực hiện dự án sắp xếp ổn định dân cư 2 xã Mã Đà và Hiếu Liêm ra ngoài vùng lõi của Khu bảo tồn. Thanh lý các hợp đồng giao khoán đất để triển khai thực hiện chương trình cải tạo sinh cảnh khu vực trảng Bò, trảng Min. Nai đen (Rusa unicolor) và Hoẵng (Muntiacus munjak): Để phục hồi và phát triển các quần thể Nai đen và Hoẵng trong KBTTN- VH Đồng Nai cần ngăn chặn tình trạng săn bắt động vật hoang dã và phá hoại, quấy nhiễu sinh cảnh của chúng, đặc biệt là chăn thả gia súc tự do trong Khu bảo tồn. Các hoạt động bảo tồn Nai đen và Hoẵng tương tự như các hoạt động bảo tồn Bò tót và có thể lồng ghép với nhau. Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) Quần thể Cheo cheo kanchil ở KBTTN-VH Đồng Nai là khá lớn hoàn toàn có thể tự phát triển bền vững nếu được bảo vệ tốt. Vì vậy, công tác bảo tồn Cheo cheo kanchil cần tập trung vào ngăn chặn tình trạng săn bắt, tăng cường kiểm tra tháo gỡ bẫy, đú và kiểm soát sự quấy nhiễu sinh cảnh, tổ chức các hoạt động gây nuôi sinh sản Cheo cheo kanchil cho mục đích kinh tế. Lợn rừng (Sus scrofa) Lợn rừng khá phổ biến ở KBTTN-VH Đồng Nai. Lợn rừng sinh sản và phát triển nhanh, nên công việc cần làm để bảo tồn quần thể Lợn rừng là kiểm soát tình trạng săn bắt động vật hoang dã trong Khu bảo tồn, tổ chức các trang trạng nuôi lợn rừng để phát triển kinh tế địa phương. 3.5.4.2. Thực hiện chương trình giám sát các loài thú MGC Mục đích của chương trình giám sát nhằm xác định xu thế biến đổi của các quần thể thú MGC và các nguyên nhân gây ra sự biến đổi đó làm cơ sở để điều chính các giải pháp quản lý bảo tồn loài cho phù hợp. Các chỉ thị giám sát mỗi loài gồm sự bắt gặp trực tiếp loài trong thiên 25 nhiên và các dấu vết hoạt động của chúng (dấu chân, phân, vết ăn, cọ mình). Các tác động đến quần thể và sinh cảnh của thú MGC. Sử dụng hệ thống tuyến điều tra lặp lại và hệ thống điểm điều tra của Luận án đã được thực hiện trên toàn bộ diện tích KBTTN-VH Đồng Nai. Áp dụng các phương pháp điều tra, hệ thống biểu mẫu và phương pháp tính toán số liệu của Luận án để áp dụng thực hiện chương trình giám sát. 3.5.4.3. Các giải pháp hành chính - Tăng cường tuần tra, kiểm soát trên toàn địa bàn KBTTN-VH Đồng Nai và vùng giáp ranh. - Thảo luận với cộng đồng và ký thỏa thuận không thả rông gia súc nhằm giảm những tác động tiêu cực đến thú hoang dã. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tầm quan trọng của rừng và đa dạng sinh học; về các quy định bảo vệ rừng và động vật hoang dã. - Di dời, sắp xếp ổn định dân cư đang sinh sống trong vùng lõi KBTTN-VH Đồng Nai ra ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học trong vùng lõi KBTTN-VH Đồng Nai. Xây dựng và thực hiện dự án vùng đệm nhằm nâng cao đời sống vật chất của nhân dân địa phương. - Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn đa dạng sinh học. KẾT LUẬN, T N TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Thần phần loài và tình trạng quần thể thú MGC ở K TTN-VH Đồng Nai Đã ghi nhận được 8 loài thú MGC, trong đó có 2 loài có thể không còn cư trú ở KBTTN-VH Đồng Nai là Sơn dương và Hươu vàng; 6 loài hiện còn sinh sống trong KBTTN-VH Đồng Nai gồm: Lợn rừng, Nai đen, Hoẵng, Cheo cheo kanchil, Bò tót và Bò rừng. Có 4 loài được ưu tiên bảo tồn, gồm 4 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007), 3 loài thuộc Danh lục Đỏ IUCN (2015), 3 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006) và 2 loài thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP (2013). 1.2. Sinh cảnh và sử dụng sinh cảnh của MGC ở K TTN-VH Đồng Nai Luận án đã xác định được 4 dạng sinh cảnh chính cho thú MGC. Các loài thú MGC sử dụng 2 dạng sinh cảnh (SC1, SC2) cho cả 4 mục đích (kiếm ăn, trú ẩn, giao lưu, nguồn nước); sinh cảnh 3 (SC3) chỉ sử dụng cho mục đích kiếm ăn, 26 giao lưu và nước uống; sinh cảnh 4 (SC4) chỉ sử dụng cho mục đích uống nước và đằm mình. Đã ghi nhận được 18 điểm sinh cảnh đặc biệt quan trọng đối với thú MGC gồm: 4 điểm khoáng, 10 nguồn nước, 4 bãi kiếm ăn quan trọng. 1.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Cheo cheo kanchil ở KBTTN-VH Đồng Nai Nghiên cứu đã khẳng định quần thể Cheo cheo ở KBTTN-VH Đồng Nai thuộc loài Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil). Đã xác định được 241 loài thực vật thuộc 65 họ là cây thức ăn, trong đó chúng ưa thích nhất 74 loài. Lượng thức ăn trung bình ngày trong mùa mưa (786 g/ngày/cá thể) cao hơn trong mùa khô (569,1 g/ngày/cá thể). Cheo cheo cái bắt đầu sinh sản ở khoảng 2 năm tuổi. Sinh sản xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, tập trung nhiều vào tháng 5-6. Mỗi năm Cheo cheo kanchil đẻ một lứa, mỗi lứa 1 con, thời gian mang thai khoảng 125 – 150 ngày. 1.4. Các đe dọa và giải pháp bảo tồn thú MGC ở K TTN-VH Đồng Nai Đã xác định 8 đe dọa chính đối với thú MGC và sinh cảnh của chúng. Các tác động nghiêm trọng nhất là: Săn bắt động vật hoang dã; Thu hái lâm sản ngoài gỗ; Xâm lấn của các loài ngoại lai; Chăn thả gia súc bên trong KBTTN-VH Đồng Nai. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp quản lý quần thể và sinh cảnh của mỗi loài thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai và một số giải pháp cho bảo tồn đa dạng sinh học nói chung trong KBTTN-VH Đồng Nai. 2. Tồn tại Các loài có số lượng cá thể tương đối phong phú phải áp dụng phương pháp tính toán số lượng rất phức tạp, Luận án chưa có đủ điều kiện để thực hiện các phương pháp tính số lượng phức tạp này. Các nghiên cứu về di truyền và dịch bệnh của các loài thú MGC cũng chưa được thực hiện. 3. Khuyến nghị 3.1. Trên cơ sở các giải pháp đề xuất tăng cường quản lý bảo tồn các loài thú MGC tại KBTTN-VH Đồng Nai là những hướng dẫn cụ thể đề nghị Ban quản lý thực hiện các hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi Khu bảo tồn và có thể áp dụng cho VQG Cát Tiên và các Khu bảo tồn lân cận khác. 3.2. Tiếp tục nghiên cứu về sinh học, sinh thái của loài Cheo cheo kanchil, chú trọng vào các nghiên cứu về di truyền, dịch bệnh. 3.3. Thực hiện các nghiên cứu về nhân nuôi bảo tồn loài Cheo cheo kanchil, Bò tót như một giải pháp can thiệp chủ động để giảm nguy cơ suy thoái di truyền trong các quần thể nhỏ, bị cô lập. CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đ CÔNG CỦA TÁC GIẢ LI N QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Hoàng Hảo (2005), Kết quả điều tra bò hoang (Bos spp.) ở tỉnh Bình Phước, Tạp chí Sinh học, tập 27, (4A), trang 60-62. 2. Đặng Huy Phương, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Hoàng Hảo (2010), Các loài thú ghi nhận ở Khu bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Công nghệ sinh học, tập, (3A), trang 1031-1038. 3. Nguyễn Hoàng Hảo, Trần Văn Mùi, Nguyễn Xuân Đặng (2011), Hiện trạng quần thể các loài thú móng guốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 21/10/2011, ISSN 1859-4425, trang 580-585. 4. Nguyễn Hoàng Hảo, Trần Văn Mùi, Nguyễn Xuân Đặng (2012), Kết quả khảo sát đánh giá một số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,(22), trang 89-92.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_bao_ton_quan_xa_thu_mong_guoc_cha.pdf