Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình

Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là chủ đề nổi cộm rất được xã hội quan tâm bởi liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Với diện tích rau ngày được mở rộng, quá trình đầu tư thâm canh ngày càng cao. Đi cùng với quá trình đó là tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, nitrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rau xanh.

Tại tỉnh Quảng Bình diện tích trồng rau biến động từ 5.500 đến 6.000 ha, năng suất rau bình quân đạt 95 đến 100 tạ/ha. Trong cơ cấu các loại rau, diện tích rau ăn lá chiếm khoảng 60% và phần lớn trong số đó là các loại rau họ cải. Giống với thực trạng chung cả nước, sản xuất rau ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều bất cập, điều đáng lo ngại nhất là nhiều hộ sản xuất rau mới chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng, ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn khá phổ biến.

 Trước thực trạng đó, để thúc đẩy sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 557/QĐ-UBND ngày 30 tháng 03 năm 2009 về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2015. Tuy nhiên, mức độ phát triển rau an toàn hiện tại vẫn còn chậm, chưa mang tính đột phá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó có những hạn chế về mặt kỹ thuật. Nhiều quy trình sản xuất rau an toàn còn khó áp dụng, một số quy trình chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của địa phương. Đặc biệt các quy trình sản xuất rau an toàn trên họ hoa thập tự còn ít và chưa hoàn thiện. Với yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình”.

 

doc 55 trang dienloan 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
NGUYỄN CẨM LONG
NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT
CẢI XANH AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP 
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành	: Khoa học cây trồng
 Mã số	: 62.62.01.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HUẾ, NĂM 2014
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là chủ đề nổi cộm rất được xã hội quan tâm bởi liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Với diện tích rau ngày được mở rộng, quá trình đầu tư thâm canh ngày càng cao. Đi cùng với quá trình đó là tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, nitrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rau xanh. 
Tại tỉnh Quảng Bình diện tích trồng rau biến động từ 5.500 đến 6.000 ha, năng suất rau bình quân đạt 95 đến 100 tạ/ha. Trong cơ cấu các loại rau, diện tích rau ăn lá chiếm khoảng 60% và phần lớn trong số đó là các loại rau họ cải. Giống với thực trạng chung cả nước, sản xuất rau ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều bất cập, điều đáng lo ngại nhất là nhiều hộ sản xuất rau mới chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng, ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn khá phổ biến. 
 Trước thực trạng đó, để thúc đẩy sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 557/QĐ-UBND ngày 30 tháng 03 năm 2009 về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2015. Tuy nhiên, mức độ phát triển rau an toàn hiện tại vẫn còn chậm, chưa mang tính đột phá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó có những hạn chế về mặt kỹ thuật. Nhiều quy trình sản xuất rau an toàn còn khó áp dụng, một số quy trình chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của địa phương. Đặc biệt các quy trình sản xuất rau an toàn trên họ hoa thập tự còn ít và chưa hoàn thiện. Với yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Quảng Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định hiện trạng sản xuất và những tồn tại trong sản xuất rau an toàn tại tỉnh Quảng Bình. 
- Xác định những biện pháp kỹ thuật cần áp dụng trong sản xuất rau cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình.
- Xác lập mô hình và đề xuất quy trình sản xuất cải xanh an toàn ở tỉnh Quảng Bình theo hướng VietGAP.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định một số nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất rau tại tỉnh Quảng Bình làm căn cứ để xây dựng các giải pháp khắc phục.
- Làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố canh tác với mức độ an toàn sản phẩm rau, đóng góp vào cơ sở lý luận trong sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ở nước ta.
- Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP, có hiệu quả trong điều kiện tỉnh Quảng Bình.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài áp dụng vào sản xuất sẽ góp phần làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất cải xanh ở tỉnh Quảng Bình, hướng đến sản xuất bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân.
- Cung cấp cơ sở khoa học và góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất rau cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP tại Quảng Bình.
1.4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Giới hạn về không gian
 Đề tài được thực hiện tại tỉnh Quảng Bình. Điều tra thực trạng sản xuất rau được tiến hành tại 5 điểm gồm: xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch); Phường Đức Ninh (thành phố Đồng Hới); xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Hồng Thuỷ (huyện Lệ Thủy); xã Quảng Long (huyện Quảng Trạch). Các thí nghiệm và xây dựng mô hình trình diễn được thực hiện tại xã Đồng Trạch huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh thành phố Đồng Hới.
1.4.2. Giới hạn về thời gian
- Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2000 - 2013. Số liệu sơ cấp thu thập thông tin về tình hình sản xuất rau của các nông hộ được điều tra trong giai đoạn 2010 - 2011. Các số liệu thí nghiệm và mô hình được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2013.
1.4.3. Giới hạn về nội dung 
 - Xác định một số hạn chế trong sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 
 - Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật nhằm hạn chế dư lượng nitrat và thuốc bảo vệ thực vật trên rau cải xanh. 
1.5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Cung cấp những dẫn liệu khoa học về hạn chế sản xuất rau ở tỉnh Quảng Bình
- Luận án đã xác định được giống cải xanh mỡ số 6 có nhiều ưu điểm và thích hợp với điều kiện trồng ở Quảng Bình phù hợp với sản xuất rau an toàn.
- Từ kết quả thu được hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ trồng; lượng bón, thời điểm bón đạm; liều lượng thay thế của phân bón sinh học Wegh đối với phân đạm; sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học; cùng với sự kế thừa nghiên cứu đã công bố trong nước và nước ngoài đã xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP trên giống cải xanh mỡ số 6.
1.5. Cấu trúc luận án
 Luận án trình bày trong 148 trang, được chia làm 7 phần gồm: phần mở đầu 4 trang, chương 1 về tổng quan tài liệu nghiên cứu 37 trang, chương 2 về vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 14 trang, chương 3 về kết quả nghiên cứu và thảo luận 91 trang, phần kết luận và đề nghị 2 trang, phần các công trình khoa học đã công bố có liên quan 1 trang và phần tài liệu tham khảo 13 trang. Luận án có 54 bảng số liệu, 8 hình và sử dụng 122 tài liệu tham khảo, trong đó có 69 tài liệu tiếng Việt và 53 tài liệu tiếng Anh. Ngoài ra còn có các phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
Rau họ hoa thập tự được trồng khá phổ biến trên thế giới và là nguồn cung cấp rau cung cấp lượng rau 
chủ yếu vào mùa đông cho con người trên khắp thế giới. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay vấn đề tăng cường, nâng cao chất lượng rau quả ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và nitrat là phổ biến hơn cả bởi vì rau xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, khối lượng sinh khối lớn nên là đối tượng sử dụng phân bón, thuốc BVTV cao hơn so với các cây trồng khác. Các nghiên cứu tập trung vào các biện pháp kỹ thuật sau: (i) - Các giống khác nhau cho khả năng sinh trưởng, năng suất, kháng bệnh và phẩm chất cũng khác nhau. Giống đóng vai trò có ý nghĩa trong dư lượng nitrat; (ii) - Mật độ rau cải khác nhau thì cho khối lượng cây và năng suất khác nhau. Mỗi giống có một mật độ, khoảng cách hợp lý để đạt năng suất cao, khi trồng dày lượng nitrat sẽ tăng lên do điều kiện chiếu sáng yếu. (iii)- Trong một giới hạn nhất định năng suất rau tăng tỷ lệ thuận với lượng phân đạm. Tuy nhiên, hàm lượng nitrat trong rau cũng tăng theo lượng phân đạm bón vì vậy việc bón quá liều lượng, bón quá muộn gây tích lũy NO3- trong rau thương phẩm. Nhiều nghiên cứu bón từ 60 - 90 kg N và thời gian cách ly 14 ngày cho năng suất, hiệu quả kinh tế và đảm bảo dư lượng NO3- nằm trong ngưỡng an toàn. (iv)- Việc áp dụng phân bón sinh học không chỉ làm giảm việc sử dụng 20 - 50% phân bón hóa học, nhưng đồng thời làm tăng năng suất cây trồng từ 10 - 20%. Sử dụng phân bón sinh học có tác dụng làm giảm hàm lượng nitrat (v)- Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc, chế phẩm sinh học trên rau cải xanh đem lại hiệu quả cao trong phòng trừ sâu hại, đồng thời ít ảnh hưởng đến các loài thiên địch chính trên đồng ruộng.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu được trình bày ở trên đã cung cấp cơ sở khoa học khá đầy đủ để xây dựng các nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm xây dựng được các biện pháp kỹ thuật tổng hợp áp dụng vào sản xuất cho rau cải xanh, góp phần lầm tăng năng suất, phẩm chất, hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Giống rau cải xanh thí nghiệm: Gồm 8 giống cải xanh: Xanh mỡ Trang Nông - (đối chứng); Xanh Lùn Thanh Giang; Xanh lá vàng; Xanh mỡ số 6; Mơ Hoàng Mai; Xanh cao cây Trang Nông; Xanh mỡ cao sản; Xanh tàu lá chuối. Phân bón: + Đạm Urê: 46% N; Phân bón sinh học Wehg. Thuốc bảo vệ thực vật: Thí nghiệm được tiến hành đối với thuốc thảo mộc tự chế biến từ các vật liệu sẵn có của địa phương như ớt, gừng, tỏi; thuốc trừ sâu sinh học Rholam Super 50WSG (emamectin + matrine) và Dylan 2.5 EC (emamectin) và thuốc trừ sâu hóa học Regell 800WG (Fipronil), phun nước lã làm đối chứng.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP
 - Nghiên cứu một số giống rau cải xanh thích hợp cho quy trình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình; Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng năng suất và phẩm chất rau cải xanh; Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc đối với một số loài sâu hại rau cải xanh; Nghiên cứu ảnh hưởng của liều đạm và thời gian bón đến năng suất và phẩm chất rau cải xanh; Nghiên cứu ảnh hưởng phân sinh học Wehg và khả năng thay thế một phần đạm tới năng suất và phẩm chất rau cải xanh
2.2.3. Xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất rau
+ Điều tra tình hình canh tác rau theo phiếu phỏng vấn hộ sản xuất bằng bộ câu hỏi có sẵn qui mô 150 hộ (30 hộ/điểm) tại 5 điểm gồm: xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch); Phường Đức Ninh (thành phố Đồng Hới); xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Hồng Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ); xã Quảng Long (huyện Quảng Trạch). Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2010 - 04/2011. 
2.3.2. Phương pháp bố trí các thí nghiệm
 Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm một số giống rau cải xanh (Brasica juncea L.) phục vụ sản xuất rau tại tỉnh Quảng Bình
- Thí nghiệm gồm 8 công thức: Công thức I :Xanh mỡ Trang Nông (XMTN) đối chứng; Công thức II: Lùn Thanh Giang (XLTG); Công thức III: Xanh lá vàng (XLV); Công thức IV: Xanh mỡ số 6 (XMS6); Công thức V: Mơ Hoàng Mai (MHM); Công thức VI: Xanh cao cây Trang Nông (XCCTN); Công thức VII: Xanh mỡ cao sản (XMCS); Công thức VIII: Xanh tàu lá chuối (XTLC). Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB (Randomized complet block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Thời gian thực hiện (2 vụ): từ tháng 12/2010 - 6/2011
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat đối với cải xanh (Brasica juncea L.) tại Quảng Bình 
- Thí nghiệm được bố trí gồm 7 công thức với mật độ (khoảng cách cây x hàng) như sau: Công thức I: 100 cây/m2 (10 cm x 10 cm); Công thức II: 75 cây/ m2 (10 cm x 15 cm); Công thức III: 44 cây/m2 (15 cm x 15 cm); Công thức IV: 33 cây/m2 (15 cm x 20 cm); Công thức V: 25 cây/m2 (20 cm x 20 cm); Công thức VI: 20 cây/m2 (20 cm x 25 cm); Công thức VII: 16 cây/m2 (25 cm x 25 cm). Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB (Randomized complet block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 11/2011 - 4/2012.
Thí nghiệm 3: Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc đối với một số loài sâu hại rau cải xanh tại Quảng Bình
- Thí nghiệm gồm có 8 công thức: Công thức Ớt (50 g quả ớt chín + 30 g xà phòng + 3 lít nước); Công thức Gừng (50 g củ gừng + 12 g xà phòng bánh + 3 lít nước); Công thức Tỏi (85 g củ tỏi băm nhỏ + 50 ml dầu thực vật + 10 g xà phòng bánh + 0,5 lít nước); Công thức Ớt + gừng + tỏi (25g củ gừng + 50 g củ tỏi + 25 g quả ớt chín + 10 ml dầu thực vật + 12 g xà phòng bánh + 3 lít nước); Công thức Rholamsuper 50WSG (Thuốc trừ sâu sinh học); Công thức Dylan 2.5 EC (Thuốc trừ sâu sinh học); Công thức Rigell 800WG (Thuốc trừ sâu hóa học được dùng để so sánh); Công thức: Nước lã (Đối chứng). Tỷ lệ và cách chế biến thuốc thảo mộc được tham khảo phương pháp của HDRA (2000), Sridhar et al. (2002) và Vijayalakshmi et al. (1999). Lượng dung dịch thuốc phun là 600 lít/ 1 ha. Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB (Randomized complet block), lặp lại 3 lần, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 4/2012 - 12/2012
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat trong rau cải xanh
- Thí nghiệm gồm 10 công thức với 2 yếu tố: Đạm (N) có 5 liều lượng: 0, 30, 60, 90, 120 kg N/ha. Thời gian bón đạm kết thúc trước thu hoạch 5 ngày (T1) và kết thúc trước thu hoạch 12 ngày (T2). Các công thức thí nghiệm được ký hiệu như sau: N0T1; N30T1; N60T1; N90T1; N120T1; N0T2; N30T2; N60T2; N90T2; N120T2. Thí nghiệm được bố trí trên nền gồm (tính cho 1 ha): 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng + 60 kg P205 + 40 kg K20. Bố trí thí nghiệm: theo phương pháp ô lớn và ô nhỏ (Split - plot), trong đó thời điểm bón đạm được bố trí trên ô lớn và liều lượng đạm được bố trí trên ô nhỏ, với 3 lần nhắc lại. Mỗi ô lớn có diện tích 50 m2 và mỗi ô nhỏ có diện tích là 10 m2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm: thí nghiệm nghiên cứu được thực hiện tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 1/2013 - 6/2013
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu khả năng thay thế một phần phân đạm bằng chế phẩm sinh học Wehg trên rau cải xanh
- Thí nghiệm gồm 8 công thức: Công thức I: 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng + 70 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20 (Nền 1); Công thức II: 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng + 35 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20 (Nền 2); Công thức III: Nền 2 + 2 lít phân Wehg; Công thức IV: Nền 2 + 2,5 lít phân Wehg; Công thức V: Nền 2 + 3 lít phân Wehg; Công thức VI: Nền 2 + 3,5 lít phân Wehg; Công thức VII: Nền 2 + 4 lít phân Wehg. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB (Randomized complet block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thuộc thí nghiệm là 10 m2. Địa điểm thực hiện thí nghiệm: thí nghiệm nghiên cứu được thực hiện tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 1/2013 - 6/2013
 2.3.3. Xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Qu ... 
65,70a
23,08b
51,72b
71,57b
76,49a
52,29b
18,65ab
Rigell
65,72a
82,67a
70,93b
58,43b
18,31c
60,83a
78,23a
65,42b
53,72ab
14,80b
LSD0,05
6,16
7,95
5,87
6,73
3,23
8,12
4,48
8,01
6,26
4,60
 Remarks: The different letters in the same column and in the same crop show the meaningful difference at P <0.05; DAS: Date after spraying 
 In the two experimental crops, the herbal formulas are more 50% effective on erevicoryne brasicae resistance. The biomedical pesticides take the highest effect in 5 days after spraying (Rolamsuper 50WSG is 68.50 - 70.03% and 80.77 - 85.66%, Dylan 2.5EC is 63.21 - 67.30% and 76.49 - 77.02%) and there is no difference compared to the formula using chemical pesticide Rigell 800WG in Winter-Spring Crop, but they are more effective in the Spring and Summer. 
3.3. BUILDING A DEMONSTRATION MODEL AND PROPOSING A TECHNICAL PROCESS OF MANUFACTURING SAFE BRASSICA JUNCEA L. ACCORDING TO VIETGAP STANDARDS IN QUANG BINH PROVINCE
3.3.1. Results of the dispalying model of manufacturing Brassiac junceal L. Safely according to VietGAP standards in the Winter-Spring Crop 2003 in Quang Binh Province
 - Productivity of the model of manufacturing Xanh Mo So 6 variety 
Table 3.4.6. Productivity of the model of manufacturing Xanh Mo So 6 variety
Criteria
Dong Trach
Duc Ninh
Model of Xanh Mo So 6 variety (using nitrogen fertilizer)
Control model of Xanh Mo Trang Nong 
Model of Xanh Mo So 6 variety (using fertilizer Wehg)
Control model of Xanh Mo Trang Nong 
Theoretical productivity (tons/ha)
30.15
27.11
34.62
30.84
Biological productivity (tons/ha)
22.36
19.53
25.76
23.19
Economic productivity (tons/ha)
18.5
16.97
20.31
17.23
 Theoretical productivity of the model of Xanh Mo So 6 variety from 30.15 - 34.62 tons/ ha, from 3.04 to 3.78 tons / ha higher than the control model. Biological productivity of the model varied from 22.36 - 25.76 tons / ha, from 2.57 to 2.83 tons / ha higher than the control. Economic productivity of model of Xanh Mo So 6 variety in Dong Trach reached 18.5 tons/ha, 1,53 tons/ha higher than the control and in Duc Ninh it reached 20.31 tons / ha, 3.08 tons / ha higher than the control.
- Nitrate and plant protection drug residues on the model of manufacturing Xanh Mo So 6 variety
Table 3.4.7 Analytical results of Nitrate and plant protection drug residues on the model of manufacturing Xanh Mo So 6 variety
Criteria
Dong Trach
Duc Ninh
Model of Xanh Mo So 6 variety (using nitrogen fertilizer)
Control model of Xanh Mo Trang Nong 
Model of Xanh Mo So 6 variety (using fertilizer Wehg)
Control model of Xanh Mo Trang Nong 
Nitrate content  (mg/kg)
275.41
321.64
364.59
524.93
Residues of plant protection drugs (analysis with VPR 10)
No
No
No
Yes
 The results of monitoring the model are shown in Table 3.4.7. In Trach Dong, the control model of Xanh Mo Trang Nong variety have nitrate residues of 321.64 mgs / kg, 46. 23 mgs / kg higher than the model of Xanh Mo So 6 variety. By analyzing samples of Brasica juncea L. by rapid detection kit VPR10 there were no pesticide residues in Model of Xanh Mo So 6 variety and Control model of Xanh Mo Trang Nong variety. 
In Duc Ninh, the nitrate residues of model of Xanh Mo So 6 variety reached 364.59 mgs/kg and there were no pesticide residues. Meanwhile, the nitrate residues of control model of Xanh Mo Trang Nong variety reached 524.93 mgs / kg, exceeding the permissible limits prescribed by Ministry of Health. By analyzing samples of Brasica juncea L. by rapid pesticide detection kit VPR10, the control model of Xanh Mo Trang Nong was found to be contaminated with the chemicals of pesticides.
- Evaluation of economic efficiency of the model of manufacturing Xanh Mo So 6 variety
Table 3.48. Economic efficiency of the model of manufacturing
Xanh Mo So 6 variety
Criteria
Dong Trach
Duc Ninh
Model of Xanh Mo So 6 variety (using nitrogen fertilizer)
(1000 đong)
Control model of Xanh Mo Trang Nong
(1000 đong) 
Model of Xanh Mo So 6 variety (using fertilizer Wehg)
(1000 đong)
Control model of Xanh Mo Trang Nong
(1000 đong)
Total income
74.000
67.880
81.240
68.920
Total expenditure
30.725
31.407
31.214
29.532
Seedlings
2000
3000
2000
3000
Nitrogen
1365
1680
797
1680
Wehg 
-
-
490
-
Paying for spraying Wehg
-
-
600
-
Phosphate
1239
420
1239
420
Potassium
802
240
802
240
Cow manure fertilizer
3000
2000
3000
2000
Lime
600
-
600
-
Paying for soil prepartion and basal dressing 
7000
7000
7500
7500
Paying for planting
4200
5000
5500
5800
Paying for watering + electric
6500
6800
4500
4900
Paying for caring + spraying plant protectiong drugs 
1719
2267
1886
1225
Plant protectiong drugs
1500
2000
1500
1767
Paying for haversting 
800
1000
800
1000
Profits
43.275
36.473
50.026
39.388
Table 3.48 shows that the model of Xanh Mo So 6 variety in Dong Trach has the profit of VND 43,275,000/ ha, VND 6,802,000/ha higher than the control model of Xanh Mo Trang Nong variety. In Duc Ninh, the model of Xanh Mo So 6 variety has an average profit of VND 50,026,000/ ha, VND 10,638,000/ha higher than the control model of Xanh Mo Trang Nong variety.
3.3.2. Proposing a technical process of safe Xanh Mo So 6 variety production according to VietGAP standards
- Land preparation: Choose light loam, sandy loam, alluvial, soil that retains moisture and good drainage, no heavy metals such as lead, mercury, arsenic. The areas are 2 km away from industrial waste and hospital waste and 200 m away from the city's waste. The soils for planting mustard greens should be tilled carefully and porously, then plowed up 1.0 to 1.2 m wide. The height depends on the crop, in winter-spring crop, the height should be raised from 25-30 cm, in spring summer crop the height is lower. The soil need to be exposed and treated with 300kgs of lime in 7-10 days before plowing up.
-Crops: Mustard greens can be grown all year round, but it is the best to plant: Winter-Spring crop from September to January, to harvest from November to March next year. Spring Summer crop: planting from February to May, harvesting from April to July.
- Seedlings: Xanh Mo So 6 variety has the capability of strong growth, very good disease resistance in unfavorable conditions, fewer Erwinia Carotovora and Turnip Mosaic Virus, large and regular serrated leaves, yellow green, less spicy, raw or cooked eaten. They can be harvested in 20-25 days after planting or 35-40 days after sowing. Its productivity is 25-30 tons/ha
- Techniques to prepare nurseries: Breaking up the soil, making planting beds of 1 m wide, 20-25 cm high, fertilizing with composted cow manure at the basal dressing phase 2-3 kg / m2, the amount of seeds: 1 to 1.2 grams of seeds for 1m2. Age of plants that can be grown is 16-18 days or when plants have about 3-4 real leaves.
- Density of planting: Planting space of 15 x 15 cm, 1 plant in a hole to keep the field ventilated and to limit pests.
- Fertilizing:
- The amount of fertilizers (calculated for 1 ha): 15 tons of composted cow manure fertilizer + 60 kgs of N + 60 kgs of P205 + 40 kgs of K20.
- The amount of fertilizers to use when adding Wehg fertilizer: 15 tons composted cow manure fertilizer + 35 kgs of N + 3.5 liters of Wehg fertilizer + 60 kgs of P205 + 40 kgs of K20
- How to fertilize: If using nitrogen fertilizer
+ Using all composted cow manure fertilizer at the basal dressing phase + 100% phosphate + 50% potassium + 30% nitrogen
+ Top dressing: 1st time: 5 days after planting: 40% nitrogen + 30% potassium
    2nd time: finish in 12 days before harvesting: 30% protein + 20% potassium
- If using Wehg biofertilizer: + Using all composted cow manure fertilizer in the basal dressing phase + Using all composted cow manure fertilizer at the basal dressing phase          
 + Top dressing: 1st time: 5 days after planting: 70% nitrogen + 50% potassium
2nd time: 10 days after planting, spray 3.5 liters of Wehg fertilizer.
- Preventing pests: Use herbal medicine including garlic, chilli, ginger mixture to prevent insect pests at low density ( Plutella xylostellas: < 20 idividual/m2, pieris rapae: < 6 idividual/m2, phyllotreta striolata < 20 idividual/m2, Brevicoryne brasicae < 10 idividual/leaves). When insect pests harmful at high densities (Plutella xylostellas: ≥ 20 idividual/m2 , pieris rapae: ≥ 6 idividual/m2, phyllotreta striolata ≥ 20 idividual/m2, Brevicoryne brasicae ≥10 idividual/leaves) use Rholamsuper 50 WSG and Dylan 2.5 EC biological medicine to prevent.
- Watering: Use clean water source which is unpolluted by heavy metals and nitrates, plant protection drugs. Ensure soil moisture 70-80% for each watering time. Number of watering times depend on crops. Winter - Spring crop needs water once a day or other day. In Spring - Summer crop, water once a day, if the weather is sunny we can water 2-3 times / day.
- Harvesting: Harvest right after the Brasica juncea L. is about to blossom, do not let them blossom. When harvesting, remove the stem leaves, old leaves, diseased leaves immediately and keep them fresh to store in hygienic packages to use.
CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS
1. CONCLUSIONS
1.1. The area of produced ​​vegetables of farmer households in Quang Binh is mainly in scale 250 - 500 m2. Mustard greens is the most widely grown vegetable that accounts for 20% of the total area. Production of vegetables in Quang Binh province still has some limitations which are: planting density is thicker than process’s one; dose of nitrogen fertilizer is still at high level while phosphorus and potassium fertilizer are less applied. The number of times which plant protection products are used in a production cycle is high, especially in fruity vegetables: proportion of households which their isolation time after using urea fertilizer and plant protection products complies with the safe vegetables production is low.
- Mustard greens has level of NO3- more than onion, lettuce, bitter gourd and cucumber do. There are 7/20 numbers of mustard greens’s samples which account for 35% of total and their nitrate residues exceed allowed limit. Mustard greens is also the kind of vegetables which its proportion of pesticides contaminated samples’s numbers is highest with average value of 5/15 (accounting for 33.3% of total).
1.2. Xanh Mo So 6, which has many outstanding advantages and accords with safe vegetables production, is the variety of vegetables which its growing duration lasts from 40 to 43 days, its everage height is from 28.50 to 30.58 cm, its canopy diameter is from 31.38 to 35.83 cm and the everage number of leaves is from 9.20 to 10.20 leaves per plant. Economical yield of Xanh Mo So 6 was highest in the evaluated varieties, reached from 15.39 to 17.11 tonnes per ha in the winter - spring crop and from 20.53 to 23.70 tonnes per ha in the spring - summer crop. Its ability of resistance to pests is moderately good, especially its resistance to aphids is best. Xanh Mo So 6 is not bitter and crispy.
1.3. Growing the variety of Xanh Mo So 6 with density of 15 cm x 15 cm (44 plants/m2) led to the best plant growth, the lowest density of pests; the highest yield, quality and economic efficiency in both winter- spring and spring - summer crop.
 1.4. The efficacy against the white butterfly (Pieris rapae) of extracts from garlic, chilli and ginger was high and equivalent to biological and chemical pesticides’s one. However, they had moderate efficacy against the diamondback moth (Plutella xylostella) and low efficacy against the cabbage aphid (Brevicoryne brassicae) and the striped flea beetle (Phyllotreta striolata). In particular, the efficacy against pests of the mixture of extracts from chilli, garlic and ginger was higher than the a single extract’s one. The efficacy of two biological insecticides of Dylan 2.5 EC and Rholamsuper 50 WSG against the white butterfly, the diamondback moth, the cabbage aphid and the striped flea beetle was equivalent to Rigell 800 WG chemical pesticides’s. However, efficacy of biological insecticides was prolonged more than chemical ones’s and extracts’s.
1.5. Applying 60 kg N/ha on the field base fertilized availably with 300 kg lime/ha + 15 tonnes of manure/ha + 60 kg P2O5/ha + 40 kg K2O/ha and isolation period of 12 days after fertilizing limited the rate of pests, did not make nitrate residue in vegetables exceed the permissible limit but ensure the growth and yield equivalent to those when applying the amount of fertilizers of 90 kg of N/ha and 120 kg N/ha in both the sandy soil and light rich soil in Quang Binh in the Winter - Spring crop and the Spring - Summer crop.
1.6. Replacing 50% nitrogen fertilizer (70 kg N) by Wehg biofertilizer (3.5 liters / ha) didn’t make the economical yield and the economic efficiency different from those when using 100% nitrogen (70 N/ha) at the significance level of 0.05. On the other hand, this limited pests and didn’t make nitrate residue in Xanh Mo So 6 exceed the permissible limit.
1.7. In the same conditions in the winter - spring of 2013 - 2014 in Quang Binh province, the model of applying the research results on Cai Xanh Mo So 6 had 1,53-3.08 tonnes/ha higher yield than the one of control model of using Cai Xanh Trang Nong. The standards for nitrate residue and residues of plant protection chemical met VietGAP’s vegetables production standard.
2. RECOMMENDATIONS
2.1. Arranging Xanh Mo So 6 variety in the structure of local vegetable seedlings in both the Winter-Spring and Spring – Summer crops.
2.2. Applying the techniques: density 44 plants / m2 (equivalent to a distance of 15 x 15 cm); herbal pesticides: garlic, chilli, ginger, biological pesticides: Rholamsuper 50WSG and Dylan 2.5EC; fertilizer + 300kgs of lime + 15 tons of composted cow manure fertilizer + 60 kgs of N + 60 kgs of P205 + 40 kgs of K20/ha or 300 kgs of lime + 15 tons of composted cow manure fertilizer + 35 kgs of N + 3.5 liters of fertilizer Wehg+ 60kgs of P205+ 40 kgs of K20 / ha to improve the production of safe Brasica juncea L. according to VietGAP standards in Quang Binh.
PUBLICATIONS RELATED TO THESIS
 Nguyen Cam Long, Nguyen Minh Hieu, Tran Dang Khoa, Tran Dang Hoa, “Evaluation of some mustard green varieties (Brasica juncea L.) for vegetable production in Quang Binh province ”, Vietnam journal of Agriculture and Rural development, March- 2012, pp 141 - 146.
 Nguyen Cam Long, Nguyen Minh Hieu, Tran Dang Hoa, “Effects of plant density on growth, yield and nitrate content of green mustard (Brasica juncea L.) in Quang Binh province, Vietnam”, Vietnam journal of Agriculture and Rural development, July- 2013, pp 61 - 67.
 Tran Dang Hoa, Nguyen Minh Hieu, Nguyen Cam Long, “Efficacy of some biological and botanical insecticides against insect pests on mustard greens in Quang Binh province”, Vietnam journal of Agriculture and Rural development, December- 2013, pp 27 - 32.

File đính kèm:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_bien_phap_ky_thuat_san_xuat_c.doc