Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng ven biển Quảng ninh và Hải phòng làm cơ sở đề xuất các giải pháp khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến

đổi khí hậu và nước biển dâng. Trước thực tế đó, chính phủ Việt Nam đã triển khai

nhiều hoạt động nhằm bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển

nước ta. Thực tế cho thấy, để trồng rừng ngập mặn có tỷ lệ sống cao, chất lượng

rừng tốt là công việc không hề dễ dàng.

Công tác quản lý, sử dụng đất ngập mặn vùng ven biển nước ta trong

những năm qua còn nhiều hạn chế, đã làm suy giảm đáng kể diện tích và chất

lượng rừng ngập mặn. Những năm gần đây, công tác trồng, khôi rừng ngập mặn

đã được thực hiện, nhưng cũng chưa mấy thành công. Nguyên nhân chính là do

chưa có những nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và chi tiết về điều kiện hình

thành, đặc điểm lý, hóa tính đất và phân loại đất ngập mặn để làm cơ sở cho việc

xây dựng bản đồ đất tỷ lệ lớn, xác định lập địa cấp vi mô, chọn loài cây trồng, kỹ

thuật trồng và các biện pháp tác động phù hợp. Mặt khác, các tài liệu hướng dẫn

kỹ thuật đánh giá đất ngập mặn, lập địa ngập mặn cũng như các hướng dẫn kỹ

thuật chọn loài cây trồng,biện pháp trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc bảo vệ rừng

ngập mặn ở nước ta còn ít, chưa hệ thống và đầy đủ.

Góp phần giải quyết những tồn tại trên, đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm

đất ngập mặn vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng làm cơ sở đề xuất các

giải pháp khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn” triển khai thực hiện là cần

thiết

pdf 27 trang dienloan 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng ven biển Quảng ninh và Hải phòng làm cơ sở đề xuất các giải pháp khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng ven biển Quảng ninh và Hải phòng làm cơ sở đề xuất các giải pháp khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng ven biển Quảng ninh và Hải phòng làm cơ sở đề xuất các giải pháp khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 
ĐINH THANH GIANG 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐẤT NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN 
QUẢNG NINH VÀ HẢI PHÒNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT 
CÁC GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN 
CHUYÊN NGÀNH: ĐẤT LÂM NGHIỆP 
MÃ SỐ: 62.62.60.15 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP 
Năm 2016 
Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS Ngô Đình Quế 
2. GS.TSKH Đỗ Đình Sâm 
Phản biện 1:. 
Phản biện 2:. 
Phản biện 3:. 
Luận án này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại 
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
Vào hồi.giờ, ngày.tháng .năm 201.. 
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:.. 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Sự cần thiết của đề tài 
 Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến 
đổi khí hậu và nước biển dâng. Trước thực tế đó, chính phủ Việt Nam đã triển khai 
nhiều hoạt động nhằm bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển 
nước ta. Thực tế cho thấy, để trồng rừng ngập mặn có tỷ lệ sống cao, chất lượng 
rừng tốt là công việc không hề dễ dàng. 
Công tác quản lý, sử dụng đất ngập mặn vùng ven biển nước ta trong 
những năm qua còn nhiều hạn chế, đã làm suy giảm đáng kể diện tích và chất 
lượng rừng ngập mặn. Những năm gần đây, công tác trồng, khôi rừng ngập mặn 
đã được thực hiện, nhưng cũng chưa mấy thành công. Nguyên nhân chính là do 
chưa có những nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và chi tiết về điều kiện hình 
thành, đặc điểm lý, hóa tính đất và phân loại đất ngập mặn để làm cơ sở cho việc 
xây dựng bản đồ đất tỷ lệ lớn, xác định lập địa cấp vi mô, chọn loài cây trồng, kỹ 
thuật trồng và các biện pháp tác động phù hợp. Mặt khác, các tài liệu hướng dẫn 
kỹ thuật đánh giá đất ngập mặn, lập địa ngập mặn cũng như các hướng dẫn kỹ 
thuật chọn loài cây trồng,biện pháp trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc bảo vệ rừng 
ngập mặn ở nước ta còn ít, chưa hệ thống và đầy đủ. 
 Góp phần giải quyết những tồn tại trên, đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm 
đất ngập mặn vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng làm cơ sở đề xuất các 
giải pháp khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn” triển khai thực hiện là cần 
thiết. 
2. Mục tiêu của đề tài 
 Mục tiêu chung: Góp phần làm cơ sở khoa học cho việc khôi phục quản 
lý, sử dụng hiệu quả bền vững đất ngập mặn và RNM ven biển Việt Nam. 
 Mục tiêu cụ thể: 
- Xác định được một số tính vật lý, hóa học của đất ngập mặn ven biển 
các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. 
- Đề xuất phân lập địa đất ngập mặn ven biển các tỉnh Quảng Ninh và Hải 
Phòng. 
- Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn cho vùng nghiên cứu. 
2 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu 
- Đất dưới rừng ngập mặn và trong đầm nuôi tôm bỏ hoang. 
- Là 5 loài cây ngập mặn gồm: Trang (Kandelia abovata); Bần chua 
(Sonneratia caseolaris); Đước vòi (Rhizophora stylosa); Mắm biển (Avicennia 
marina) và Vẹt dù (Bruguiera gymnorohiza). 
 Phạm vi nghiên cứu 
- Nghiên cứu về đặc điểm đất ngập mặn: thực hiện ở các tỉnh Quảng 
Ninh, Hải Phòng. 
- Nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng: Tại một số mô hình trồng rừng, 
phục hồi rừng ngập mặn tại Quảng Ninh và Hải Phòng. 
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
 Ý nghĩa khoa học : Bổ sung cơ sở khoa học cho sử dụng bền vững đất 
ngập mặn và rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng. 
 Ý nghĩa thực tiễn: Lượng hóa các đặc điểm, tính chất đất để phân chia lập 
địa đất ngập mặn ven biển, làm cơ sở chọn loài cây trồng và các biện pháp kỹ thuật 
phù hợp cho việc trồng rừng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển vùng nghiên cứu. 
5. Những đóng góp mới của luận án 
- Lượng hóa được một số đặc điểm, tính chất của đất ngập mặn tại vùng 
nghiên cứu. 
- Đề xuất bảng phân chia lập địa đất ngập mặn cấp vi mô tại vùng nghiên 
cứu và thử nghiệm xây dựng bản đồ lập địa ngập mặn cấp vi mô cho 1 địa điểm 
cụ thể. 
- Đánh giá được một số đặc điểm đất và diễn biến tính chất vật lý, hóa học 
đất ngập mặn và sinh trưởng của rừng trồng trong mô hình phục hồi rừng ngập 
mặn trong đầm nuôi tôm bỏ hoang. 
6. Cấu trúc của luận án: Gồm 3 chương: 
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 
3 
CHƯƠNG 1 
 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
1.1. Trên thế giới 
Hiện nay, số liệu về diện tích RNM trên thế giới còn nhiều tranh cãi. Theo 
Spalding và cs (1997); Spiers (1999) thì diện tích RNM hiện tại chỉ bằng khoảng 
một nửa tổng diện tích RNM trước đây và phần lớn trong đó là rừng bị suy thoái 
(UNEP, 2004; MAP, 2005). 
Tại khu vực Đông Nam Á, suy giảm diện tích rừng ngập mặn có mối liên 
quan mật thiết với các hoạt động của con người (Giri và cộng sự, 2011). Nguyên 
nhân quan trọng nhất là do tăng diện tích nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp 
(Valiela và cộng sự, 2001; Giri và cộng sự, 2011). 
Theo V.J. Chapman (1975) [53] có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng 
đến sự phát triển RNM là: Nhiệt độ, thể nền đất bùn, sự bảo vệ, độ mặn, thuỷ triều, 
dòng chảy hải lưu, biển nông. 
Nhiều tác giả cho rằng đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và 
phân bố cây ngập mặn (Gledhill, 1963; Giglioli và King, 1966; Clark và Hannonn, 
1967; Aksornkoae và cộng sự, 1985) .Theo Field (1998), đất và thể nền có tác động 
đối với phân bố loài cây của rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn sinh trưởng 
tốt nhất ở những vùng ven bờ nơi có năng lượng bùn thấp. Đất ổn định, không bị xói 
mòn và có độ sâu thích hợp là môi trường thuật lợi cho cây rừng ngập mặn phát triển. 
Theo Chan và Baba (2009): các yếu tố quyết định đến công tác phục hồi 
RNM là lập địa trồng, loài cây, thời vụ trồng, các nhân tố giới hạn và các biện 
pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng (chẳng hạn như biện pháp trồng bổ sung, 
kiểm soát sâu bệnh hại,). Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác như các yếu tố 
sinh học (khả năng chịu mặn, khả năng phát tán nguồn vật liệu giống và vật hậu), 
yếu tố vật lý (loại đất, kiểu sóng, độ mặn, chế độ thủy triều) cũng cần được quan 
tâm. Các yếu tố như vật liệu giống, cây con rễ trần, có bầu hay cây con tự nhiên 
không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả của phục hồi rừng ngập mặn. 
1.2. Trong nước 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013) diện tích rừng ngập 
mặn ở Việt Nam đã suy giảm đáng kể từ năm 1943 đến nay. Trong vòng 57 năm 
(từ năm 1943 đến 2000), diện tích RNM ở Việt Nam đã giảm khoảng 219 nghìn 
4 
ha, giảm 54% so với tổng diện tích RNM năm 1943, đến năm 2013, RNM nước 
ta chỉ còn khoảng 169 nghìn ha. 
Nghiên cứu về phân loại đất nói chung ở Việt Nam được thực hiện từ khá 
sớm, nhưng cũng không có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về phân loại 
đất ngập mặn. ở Việt Nam trước đây cũng như của cả nước gần đây mới được 
phân chia thành 3-4 loại, hoặc đơn vị đất đai gắn với việc thiết lập bản đồ tỷ lệ 
1/1.000.000. Kết quả phân loại đất vĩ mô này chủ yếu phục vụ cho quy hoạch sử 
dụng đất mà chưa thể ứng dụng để lập bản đồ đất ngập mặn tỷ lệ lớn, nhất là cho 
vùng ven biển Bắc Bộ. Hiện nay, các nghiên cứu về phân loại lập địa rừng ngập 
mặn ở Việt Nam có rất hạn chế và chưa hệ thống. 
Từ các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có thể thấy rằng, 
nghiên cứu về các biện pháp phục hồi RNM ven biển đã đạt được những thành 
công nhất định, bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại sau: 
- Thiếu các nghiên cứu cơ bản về đặc điểm hình thành, tính chất vật lý, 
hóa học của đất ngập mặn ven biển. 
- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm đất ngập mặn với sinh trưởng 
và phát triển của rừng ngập mặn ở nước ta còn ít, chưa có tính hệ thống. 
- Các công trình nghiên cứu về đất ngập mặn và lập địa đất ngập mặn và 
ứng dụng phân chia lập địa đất ngập mặn trong phục hồi rừng ngập mặn cho đến 
nay vẫn còn rất hạn chế. 
CHƯƠNG 2 
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP , ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Là đất ngập mặn ven biển và sinh trưởng của 
rừng ngập mặn trồng ven biển. Cụ thể như sau: 
+ Đối tượng đất ngập mặn: Đất dưới rừng ngập mặn tự nhiên, rừng ngập 
mặn trồng, bãi bồi chưa có RNM và trong đầm nuôi tôm bỏ hoang. 
+ Đối tượng rừng ngập mặn: Là sinh trưởng của rừng ngập mặn trồng các 
loài cây: Trang (Kandelia Obovata); Bần chua (Sonneratia caseolaris); Đước vòi 
(Rhizophora stylosa), Mắm biển (Avicennia marina) và Vẹt dù (Bruguiera 
gymnorrohiza). 
5 
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Tại vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh 
và Hải Phòng. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và rừng ngập mặn ven biển Quảng 
Ninh và Hải Phòng. 
- Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng 
- Nghiên cứu phân chia lập địa đất ngập mặn ven biển vùng nghiên cứu. 
- Nghiên cứu diễn biến tính đất và sinh trưởng của cây trồng trong mô 
hình phục hồi rừng ngập mặn trong đầm nuôi tôm bỏ hoang ở Quảng Ninh. 
- Đề xuất giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại vùng nghiên cứu. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và rừng ngập mặn: Sử 
dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các số liệu của các cơ quan quản lý, địa 
phương, các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án có kết hợp điều tra, bổ sung, 
đánh giá tại hiện trường. 
 Phương nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn ven biển: Điều tra, thu thập 
mẫu đất tại hiện trường: Căn cứ hiện trạng sử dụng đất và rừng ngập mặn tại vùng 
nghiên cứu, chọn các địa điểm đặc trưng về thảm thực vật rừng ngập mặn, bãi bồi 
chưa có rừng ngập mặn và đầm nuôi tôm bỏ hoang để điều tra, lấy mẫu phân tích, 
đánh giá với tổng số phẫu diện là 49 và 139 mẫu đất phân tích. 
 Phương pháp phân chia lập địa đất ngập mặn 
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về đặc điểm đất hình thành, tính chất vật 
lý, hóa học đất ngập mặn, kết quả điều tra sinh trưởng rừng,sinh thái loài cây ngập 
mặn, kế thừa tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan để xác định đề xuất các tiêu 
chí và chỉ tiêu phân chia đất, lập địa đất ngập mặn cho vùng nghiên cứu. 
Xây dựng bảng tổng hợp các yếu tố phân chia lập địa đất ngập mặn và cho 
điểm các tiêu chí chỉ tiêu phân chia theo phương pháp cho điểm theo trọng số và 
phân nhóm lập địa theo điểm số của mỗi dạng lập địa. 
 Phương pháp xây dựng bản đồ lập địa đất ngập mặn 
6 
Sử dụng phần mềm ArcGis để biên tập và chồng xếp các lớp bản đồ thành 
phần theo từng tiêu chí, chỉ tiêu phân chia lập địa đất ngập mặn để xây dựng bản 
đồ lập địa cho điểm thử nghiệm 
 Phương pháp nghiên cứu diễn biến tính đất ngập mặn, sinh trưởng cây 
trồng trong đầm nuôi tôm bỏ hoang 
Đề tài đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu và hiện trường các công thức 
thí nghiệm về phục hồi rừng ngập mặn trong đầm nuôi tôm bỏ hoang tại xã Đồng 
Rui, huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. 
 Tính toán xử lý số liệu 
Sử dụng tiêu chuẩn T-Student trong SPSS để đánh giá sự khác biệt có ý 
nghĩa hay không của các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài cây ở hai mẫu.Với các ô 
thí nghiệm bố trí các công thức trồng khác nhau được coi là các khối mẫu độc lập, 
tính toán và xử lý theo trị số trung bình mỗi lần đo từng mẫu. So sánh các công thức 
để tìm ra phương án tối ưu, áp dụng so sánh số trung bình mẫu các phương án từng 
cặp một bằng tiêu chuẩn T của Student theo phương pháp thống kê toán học trong 
lâm nghiệp. 
CHƯƠNG 3 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Hiện trạng sử dụng đất và rừng ngập mặn vùng nghiên cứu 
 Hiện trạng sử dụng đất 
 - Tổng diện tích đất ngập mặn vùng nghiên cứu khoảng 54.47 ha, trong 
đó: Đất có rừng ngập mặn là: 25.306 ha, chiếm 38,3%, đất chưa có rừng ngập 
mặn là: 19.632 ha, chiếm khoảng 29,7%, và đầm nuôi tôm ven biển là: 19.632 ha. 
 - Tổng diện tích rừng ngập mặn vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng 
khoảng 25.306 ha, bao gồm: Rừng ngập mặn tự nhiên là 17.871 ha (chiếm 70,6%) 
và rừng trồng là 7.435 ha (chiếm 29,4%). Rừng ngập mặn tự nhiên tập trung nhiều 
nhất là ở tỉnh Quảng Ninh với 1.439 ha và ở Hải Phòng chỉ có 432 ha rừng ngập 
mặn tự nhiên ở Phù Long - Cát Bà. Rừng ngập mặn trồng ở Hải Phòng là 4.388 ha 
và ở Quảng Ninh với diện tích là 3.047 ha. 
 Hiện trạng đất và rừng ngập mặn phân theo chức năng 
7 
Rừng ngập mặn ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng chủ yếu là rừng phòng 
hộ, rất ít rừng đặc dụng và không có rừng sản xuất. Tổng diện tích rừng phòng hộ 
là 24822ha (chiếm 98,09 %), rừng đặc dụng là 484 2ha (chiếm 1,91 %). 
Hệ thống đê biển tại vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng có chiều 
dài là 22,85 km , trong đó:chiều dài đê biển có rừng phòng ngập mặn bảo vệ là 
9,7km ( chiếm 42,35%) với tổng diện tích rừng ngập mặn trước đê là 5.432 ha và 
còn khoảng 13,15 km đê biển (chiếm 57,55%) không có rừng ngập mặn bảo vệ . 
Do đó việc trồng rừng ngập măn bảo vệ đê biển tại vùng nghiên cứu trong thời 
gian tới là hết sức cần thiết. 
 Diễn biến diện tích đầm nuôi tôm 
Diện tích đầm nuôi tôm bỏ hoang ở vùng ven biển Quảng Ninh và Hải 
Phòng là khoảng 25.539 ha. Trong đó: đầm nuôi tôm bỏ hoang tại Quảng Ninh là 
9.104,4ha và Hải Phòng là 5.820,8ha. Tính toàn vùng ven biển Quảng Ninh và Hải 
Phòng thì diện tích đầm nuôi tôm bỏ hoang là 14.925,2 ha , chiếm 58,4% diện 
tích và lớn hơn cả diện tích đầm đang nuôi là 10.613,8 ha chỉ chiếm 41,6%. 
 Kết quả trồng rừng ngập mặn tại vùng nghiên cứu 
- Diện tích : 
 Đến năm 2012, các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng đã trồng được khoảng 
6.476 ha rừng ngập mặn. Trong đó: rừng hỗn giao là 3.131 ha (chiếm 48,35%) ; 
rừng thuần loài là 3.345 ha (chiếm 51,65%).Rừng thuần loài chủ yếu là rừng Bần 
chua:1.745 ha (chiếm 26,95%) và rừng Trang: 1.224ha (chiếm 18,90%). Rừng 
Đước vòi thuần loài chỉ được trồng ở vùng ven biển Quảng Ninh với diện tích nhỏ 
khoảng 376 ha (chiếm 5,81%). 
- Đặc điểm sinh thái các loài cây ngập mặn chủ yếu vùng nghiên cứu 
Rừng ngập mặn ven biển từ Quảng Ninh đến Hải Phòng có 6 loài cây ngập 
mặn chủ yếu là Đước vòi, Trang, Bần chua, Sú, Vẹt dù, Mắm biển, trong đó có 4 
loài được sử dụng phổ biến cho trồng rừng ngập mặn là: Bần, Trang, Đước vòi, 
Mắm biển. Trong 6 cây ngập mặn phổ biến ở vùng ven biển Quảng Ninh và Hải 
Phòng có 4 loài thuộc nhóm cây gỗ nhỡ có chiều cao ở tuổi trưởng thành khoảng 
8 
7-10m là Bần Chua, Trang, Đước vòi, Vẹt dù. Còn lại là dạng cây bụi cao không 
quá 3-5m là Mắm và Sú. 
- Sinh trưởng của rừng ngập mặn trồng tại vùng ven biển Quảng Ninh: 
+ Rừng trồng Trang: Tăng trưởng đường kính gốc bình quân năm (∆D00 năm) từ 
0,57 -0,82cm. Theo dạng lập địa thì đường kính tăng trưởng thấp nhất ở dạng lập 
địa cát (0,57 cm/năm), tiếp đến là dạng lập địa cát pha-thịt (0,59 -0,70 cm/năm), 
và tốt nhất ở lập địa thịt nhẹ (0,74-0,82 cm/năm). Tăng trưởng chiều cao bình quân 
năm (∆H/năm) đạt từ 0,18m-0,26 m, cao nhất ở trên dạng lập địa thịt nhẹ và thấp 
nhất ở trên dạng lập địa cát. 
+ Rừng trồng Đước vòi: Tỷ lệ sống của cây Đước vòi trồng bằng trụ mầm trong 
những năm đầu khá cao, đạt > 80- 90%, những năm sau giảm dần do hiện tượng 
hà bám làm chết cây, tuy nhi ... g thức 3 (Trang + Mắm) 
(=9,44%). 
 Thay đổi về phản ứng và tính chất hóa học đất 
pHKCl giữa các công thức thí nghiệm biến động từ 5,89 - 6,21. Tại thời 
điểm sau 1 năm trồng rừng, chỉ số pH KCl ở công thức đối chứng cao hơn so với 
các công thức thí nghiệm. Sau 3 năm trồng rừng, chỉ số pH KCl ở các công thức 
thí nghiệm đều có xu hướng giảm dần và chỉ số pH KCl cao nhất là ở công thức đối 
chứng = 6,13, còn tại các công thức thí nghiệm chỉ số pH KCl dao động từ 5,86-
5,93. 
 Hữu cơ (OM): Hàm lượng chất hữu cơ trung bình giữa các công thức biến 
động từ 1,41 - 4,55%. Sau 3 năm trồng rừng, chất hữu cơ có xu hướng tăng, tỷ lệ 
mùn tại thời điểm năm thứ 3 biến động từ 3,74 - 4,55%. Đối chứng có tỷ lệ cao 
hơn so với các công thức còn lại (3,55). 
 Hàm lượng N% :Hàm lượng N trung bình giữa các công thức biến động 
từ 0,019 – 0,046%. Sau 3 năm trồng, hàm lượng N cao nhất ở công thức đối chứng 
(0,041%) thấp nhất ở công thức 1 (0,022%). 
 Hàm lượng P2O5 (%): Hàm lượng P2O5 trung bình giữa các công thức biến 
động từ 0,108 – 0,22%. Sau 3 năm trồng hàm lượng P2O5 có xu hướng tăng. Hàm 
lượng P2O5 cao nhất ở công thức 1 (0,26%) thấp nhất ở công thức đối chứng 
(0,066%). 
18 
 Hàm lượng K2O (%): Hàm lượng K2O trung bình giữa các công thức biến 
động từ 0,032 – 0,165 %. Sau 3 năm trồng hàm lượng K2O có xu hướng tăng. Hàm 
lượng K2O cao nhất ở công thức 2 (0,217%) thấp nhất ở công thức đối chứng 
(0,028%). 
3.4.4. Sinh trưởng của cây trồng trong các công thức thí nghiệm 
 Tỷ lệ sống của cây trồng giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng có 
sự khác nhau rõ rệt với mức ý nghĩa 95 % (Sig F về tỷ lệ sống đều < 0,05). 
- Tỷ lệ sống của các loài cây trong các công thức thí nghiệm và có xu 
hướng giảm dần theo thời gian. Tỷ lệ sống cao nhất sau 5 năm trồng là cây Đước 
vòi trồng bằng cây con có bầu có tỷ lệ sống là 75,86%, sau đó là cây Mắm 76,22%, 
Trang: 68,13% và thấp nhất là cây Bần, chỉ đạt 58,05%. 
- Tỷ lệ sống của hai loài cây Đước vòi và Trang trồng trong công thức thí 
nghiệm trồng bằng cây con có bầu đều cao hơn so với đối chứng trồng bằng trụ 
mầm. Sau năm cây Đước trồng bằng trụ mầm có tỷ lệ sống là 48,25% và cây Trang 
là 49,07%. 
Sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của của các loài cây 
trong các công thức thí nghiệm và đối chứng có sự khác biệt với mức ý nghĩa 95 
% (Sig F về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn đều < 0,05). Cụ thể như sau: 
+ Cây Trang: Sinh trưởng đường kính gốc của cây Trang ở tuổi 5 đạt 
2,7cm. Tăng trưởng bình quân hàng năm ∆Dgoc đạt 1,35 cm/năm, cao nhất ở công 
thức 1, thấp nhất ở đối chứng (1,08cm/năm). Sinh trưởng về chiều cao cao nhất ở 
công thức 1 (1,53m) và thấp nhất đối chứng 1,03m.Tăng trưởng bình quân hàng 
năm ở tuổi 5 đạt cao nhất ở công thức 1 ∆Hvn = 0,77 m/năm và thấp nhất ở đối 
chứng 0,62cm/năm. Sinh trưởng của cây Trang trồng bằng trụ mầm sau 5 năm 
trồng chỉ đạt 2,07 cm và chiều cao Hvn= 1,24m. 
+ Cây Bần: Sinh trưởng đường kính gốc của cây Bần ở tuổi 5 đạt 3,31cm. 
Tăng trưởng bình quân hàng năm ∆Dgoc đạt 1,66cm/năm.Chiều cao đạt 2,22m, 
tăng trưởng bình chiều cao quân đạt 25,70cm/năm. 
+ Cây Đước vòi: Sinh trưởng đường kính gốc của cây Đước vòi trồng bằng 
cây con có bầu ở tuổi 5 đạt 2,55cm. Tăng trưởng bình quân hàng năm ∆Dgoc đạt 
1,28cm/năm. Sinh trưởng về chiều cao đạt 1,69 m và tăng trưởng bình quân năm 
19 
đạt 0,85m/năm. Sinh trưởng đường kính gốc của cây Đước vòi trồng bằng trụ mầm 
ở tuổi 5 đạt 2,15cm. Tăng trưởng bình quân hàng năm ∆Dgoc đạt 1,08cm/năm. 
Sinh trưởng về chiều cao đạt 1,33 m và tăng trưởng bình quân năm đạt 0,65m/năm. 
+ Cây Mắm: Sinh trưởng đường kính gốc ở tuổi 5 đạt 2,32cm. Tăng trưởng 
bình quân hàng năm ∆Dgoc đạt 1,16 cm/năm.Chiều cao Hvn= 1,64m và tăng 
trưởng bình quân chiều cao đạt 0,82m/năm. 
3.4. Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn ở vùng nghiên 
cứu 
TT 
Giải pháp kỹ 
thuật 
Địa phương/biện pháp kỹ thuật 
Quảng Ninh Hải Phòng 
I Nhóm lập địa I 
 Đặc điểm lập địa 
1 Loài cây 
Đước vòi, Mắm, Vẹt dù, 
Trang. 
Bần chua, Trang 
2 Cây giống 
Trụ mầm: Đước, Vẹt, Trang 
Cây con: Mắm, Đước, Vẹt, 
Trang 
Trụ mầm: Trang. 
Cây con: Bần, Trang 
3 
Tiêu chuẩn cây 
con 
Tuổi cây: > 9 tháng 
Đường kính (gốc): > 0,4cm 
Chiều cao > 40 cm 
Tuổi cây: > 9 tháng 
Đường kính (gốc): > 
0,5cm 
Chiều cao > 40 cm 
4 
Mật độ 
(cây/ha) 
Trụ mầm: 6.600-10.000 trụ 
mầm/ha. 
Cây con: 3.330-4.400 
Trụ mầm: 10.000 trụ/ha 
Cây con: 
Bần: 1.660-2500; 
Trang: 2.500-4.400 
5 Phương thức trồng Hỗn giao, thuần loài 
6 Cải tạo thể nền Không 
7 Cắm cọc Không 
8 
Hàng rào giảm 
sóng 
Không 
II Nhóm lập địa II 
1 Loài cây Đước vòi, Mắm, Vẹt dù, Trang Bần chua, Trang 
2 Cây giống 
Cây con: Mắm, Đước, Vẹt, 
Trang 
Trụ mầm: Trang. 
Cây con: Bần, Trang 
20 
TT 
Giải pháp kỹ 
thuật 
Địa phương/biện pháp kỹ thuật 
Quảng Ninh Hải Phòng 
3 
Tiêu chuẩn cây 
con 
Tuổi cây: 12 -18 tháng 
Đường kính (gốc): 0,6- 1cm 
Chiều cao > 60 cm 
Tuổi cây: > 12-18 tháng 
Đường kính (gốc): 0,5-
1cm 
Chiều cao > 60 cm 
4 Mật độ 3.330 - 4.4000 2.500 - 4.4000 
5 Phương thức trồng Hỗn giao, huần loài 
6 Cải tạo thể nền Không 
7 Cắm cọc 1-3 cọc/cây 
8 
Hàng rào giảm 
sóng 
Không 
III Nhóm lập địa III 
1 Loài cây 
Đước vòi, Mắm, Vẹt dù, 
Trang, 
Bần chua, Trang, 
2 Cây giống Cây con có bầu > 12 tháng tuổi 
Cây con có bầu > 12 
tháng tuổi 
3 
Tiêu chuẩn cây 
con 
Tuổi cây: > 18 tháng 
Đường kính (gốc): > 1cm 
Chiều cao > 70 cm 
Tuổi cây: > 18 tháng 
Đường kính (gốc): > 
1cm 
Chiều cao > 70 cm 
4 Mật độ 3.330 -4.4000 2.500-4.4000 
5 Phương thức trồng Hỗn giao, huần loài 
6 Cải tạo thể nền 
Cải tạo lập địa: Cải tạo cụ bộ hố trồng cây bằng biện pháp 
đổ thêm phù sa vào hố với những khu vực có tỷ lệ cát 
>70%. 
Đầm tôm bỏ hoang phải phá bờ, hoặc lên líp đối với khu 
vực bị ngập sâu. 
7 Cắm cọc 1-3 cọc/cây 
8 
Hàng rào giảm 
sóng 
Không 
IV Nhóm lập địa IV 
1 Loài cây 
Đước vòi, Mắm, Vẹt dù, 
Trang. 
Bần, Trang 
2 Cây giống Cây có bầu > 12 tháng tuổi 
3 
Tiêu chuẩn cây 
con 
Tuổi cây: > 18 tháng 
Đường kính (gốc): > 1cm 
Tuổi cây: > 18 tháng 
21 
TT 
Giải pháp kỹ 
thuật 
Địa phương/biện pháp kỹ thuật 
Quảng Ninh Hải Phòng 
Chiều cao > 70 cm Đường kính (gốc): > 
1cm 
Chiều cao > 70 cm 
4 Mật độ 4.000 - 4.4000 3.300 -4.400 
5 Phương thức trồng Hỗn giao, thuần loài 
6 Cải tạo thể nền 
Cải tạo lập địa: Cải tạo cụ bộ hố trồng cây bằng biện pháp 
đổ thêm phù sau vào hố với những khu vực có tỷ lệ cát 
>70%. 
Đầm tôm bỏ hoang phải phá bờ, hoặc lên líp đối với khu 
vực bị ngập sâu. 
7 Cắm cọc 3 cọc/cây 
8 
Hàng rào giảm 
sóng 
Cần có các hàng giảm sóng bằng cọc tre, bó cành cây 
hoặc phên tre nứa giảm sóng trong giai đoạn đầu mới 
trồng rừng ở những vùng tiếp giáp trực tiếp với bờ biển, 
bị xói lở, các khu vực có sóng to, gió lớn. 
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
(1)-Hiện trạng sử dụng đất và RNM ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng 
Tổng diện tích đất ngập mặn ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng khoảng 
54.547 ha, trong đó: Đất có rừng ngập mặn là: 25.306 ha, chiếm 38,3%, đất chưa 
có rừng ngập mặn là: 9.636 ha, chiếm khoảng 14,6%, và đầm nuôi tôm ven biển 
là: 19.632 ha chiếm 27,9%. 
Diện tích đầm nuôi tôm bỏ hoang vùng ven biển Quảng Ninh và Hải 
Phòng là 14.925,2 ha , chiếm 58,4% diện tích đầm nuôi và lớn hơn cả diện tích 
đầm đang nuôi là 10.613,8 ha (chiếm 41,6%). 
Trong 6 cây ngập mặn phổ biến ở vùng ven biển Quảng Ninh và Hải 
Phòng có 4 loài thuộc nhóm cây gỗ nhỡ có chiều cao ở tuổi trưởng thành khoảng 
7-10m là: Trang (Kandelia abovata); Bần chua (Sonneratia caseolaris); Đước vòi 
(Rhizophora stylosa) và Vẹt dù (Bruguiera gymnorohiza).. Còn lại là dạng cây bụi 
cao không quá 3-5m là Mắm biển (Avicennia marina) và Sú (Aegiceras 
corniculatum). 
22 
Rừng Trang trồng tại Quảng Ninh: Tăng trưởng đường kính gốc bình quân 
năm (∆D00 năm) từ 0,57 -0,82cm. Theo dạng lập địa thì đường kính tăng trưởng 
thấp nhất ở dạng lập địa cát (0,57 cm/năm), tiếp đến là dạng lập địa cát pha-thịt 
(0,59 -0,70 cm/năm), và tốt nhất ở lập địa thịt nhẹ (0,74-0,82 cm/năm). Tăng 
trưởng chiều cao bình quân năm (∆H/năm) đạt từ 0,18m-0,26 m, cao nhất ở trên 
dạng lập địa thịt nhẹ và thấp nhất ở trên dạng lập địa cát. 
Rừng Trang trồng tại Hải Phòng:Tăng trưởng đường kính gốc bình quân 
năm (∆D00/năm) từ 0,31 – 0,82 cm. Theo dạng lập địa thì đường kính tăng trưởng 
thấp nhất ở dạng lập địa cát pha (0,31 cm/năm) và tốt nhất ở lập địa cát pha (0,82 
cm/năm). Về chiều cao: Tăng trưởng chiều cao bình quân năm (∆H/năm) đạt từ 
0,26 m-0,40 m, cao nhất ở trên dạng lập địa thịt nhẹ và thấp nhất ở trên dạng lập 
địa cát pha. 
Rừng Đước vòi trồng ở Quảng Ninh: Tăng trưởng đường kính gốc bình 
quân năm (∆D00/năm) từ 0,35 -0,68cm. Theo dạng lập địa thì đường kính tăng 
trưởng thấp nhất ở dạng lập địa cát (0,35 cm/năm) và tốt nhất ở lập địa thịt nhẹ 
(0,68 cm/năm). Tăng trưởng chiều cao bình quân năm (∆H/năm) đạt từ 0,18m-
0,36 m, cao nhất ở trên dạng lập địa thịt nhẹ và thấp nhất ở trên dạng lập địa cát. 
 Rừng Vẹt dù trồng trại Quảng Ninh: Tăng trưởng đường kính gốc bình 
quân năm (∆D00/năm) từ 0,64 -0,74cm. Theo dạng lập địa thì đường kính tăng 
trưởng thấp nhất ở dạng lập địa cát pha (0,49 cm/năm) và tốt nhất ở lập địa thịt 
nhẹ (0,84 cm/năm). Tăng trưởng chiều cao bình quân năm (∆H/năm) đạt từ 0,20m-
0,36 m, cao nhất ở trên dạng lập địa sét mềm và thấp nhất ở trên dạng lập địa cát. 
Rừng Bần chua trồng ở Hải Phòng: Tăng trưởng đường kính bình quân 
năm (∆D00/năm) từ 0,68 – 2,01 cm. Theo dạng lập địa thì đường kính tăng trưởng 
thấp nhất ở dạng lập địa cát(0,68 cm/năm) và tốt nhất ở lập địa sét mềm (2,01 
cm/năm).Tăng trưởng chiều cao bình quân năm (∆H/năm) đạt từ 0,45 m-0,86 m, 
cao nhất ở trên dạng lập địa thịt trung bình và thấp nhất ở trên dạng lập địa cát. 
(2)- Đặc điểm đất ngập mặn ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng 
Đất ngập mặn ven biển Quảng Ninh có thành phần cơ giới nhẹ, thường là 
dạng đất cát đến cát pha thịt. Đất có độ thành thục ở mức trung bình đến cao, thuộc 
dạng sét mềm đến rắn chắc. Đất có phản ứng ít chua đến chua, pHKCl biến động 
trong khoảng từ 3,42- 6,61, đất có độ phèn tiềm tàng yếu, hàm lượng SO4-2 < 0,75 
23 
%, biến động từ 0,33-0,68 %. Đất thuộc dạng mặn nhiều và gồm cả 2 dạng mặn 
Clo-Sunfat và mặn Sunfat-Clo. Hàm lượng chất hữu cơ thấp, biến động từ 2,03-
3,26% %, hàm lượng N tổng số ở mức nghèo (<0,15%). Hàm lượng P2O5 tổng số 
nghèo (<0,05%), biến động từ 0,021-0,049 %, tuy nhiên hàm lượng K2O tổng số 
(%) ở mức khá hoặc giầu, biến động từ 0,21 -0,46 %. 
Đất ngập mặn ven biển Hải Phòng có thành phần cơ giới trung bình, 
thường là dạng cát pha đến thịt trung bình. Đất có độ thành thục phổ biến ở mức 
thấp đến trung bình. Đất có phản ứng kiềm, pHH2O dao động từ 6,92-8,17 và pHkcl 
dao động từ 6,2-7,5.Cl- trong khoảng 0,05- 0,59% và SO42- dao động từ 0,03-
0,17%, đất thuộc dạng mặn trung bình đến mặn nhiều và thuộc dạng mặn clo-
sunfat. 
Hàm lượng hữu cơ tổng số ở mức trung bình đến giàu, dao động từ 0,58-
4,03%. Hàm lượng N tổng số ở mức nghèo, dao động từ 0,012-0,126%. Hàm 
lượng P2O5 ở mức nghèo, dao động từ 0,012- 0,095%. Hàm lượng K2O ở mức 
trung bình đến khá dao động từ 0,08- 3,71%. 
(3) - Phân chia đất và lập địa đất ngập mặn ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng 
 Vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng có 3 loại đất ngập mặn chính là: 
Loại I: Đất ngập mặn chua mạnh và mặn nhiều; Loại II: Đất ngập mặn chua và 
mặn trung bình; Loại III: Đất ngập mặn chua yếu và mặn ít. 
Đề tài đã sử dụng 6 tiêu chí cụ thể để phân chia lập địa ngập mặn cho vùng 
nghiên cứu là: Loại đất ; Hiện trạng sử dụng đất; Độ sâu ngập triều; Độ thành thục, 
Độ mặn,Thành phần cơ giới và ứng dụng kết quả phân chia lập địa để xây dựng 
bản đồ lập địa ngập mặn cho xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh như 
sau: Tổng diện tích đất ngập mặn của xã Đồng Rui (bao gồm đất bãi bồi và đầm 
nuôi tôm) là 2.850,43 ha. Trong đó: 
+ Diện tích lập địa nhóm III: Ít thuận lợi có diện tích nhiều nhất là 920,35 
ha, chiếm 32,29%. 
+ Diện tích lập địa nhóm II: Thuận lợi là 750,8 ha, chiếm 26,34 %. 
+ Diện tích lập địa nhóm I: Rất thuận lợi là 415,3 ha, chiếm 14,57 %. 
+ Diện tích lập địa nhóm IV: Hạn chế là 763,98ha, chiếm 26,80%. 
24 
(4) - Sinh trưởng của cây trồng tại thí nghiệm phục hồi rừng ngập mặn trong 
đầm nuôi tôm bỏ hoang ở Quảng Ninh. 
Trồng rừng ngập mặn bằng cây con có bầu > 12 tháng tuổi trong các đầm 
nuôi tôm bỏ hoang đạt tỷ lệ sống cao hơn từ 20-30% so với trồng bằng trụ mầm 
và có thể sử dụng 3 loài cây là Đước vòi, Mắm, Trang để trồng phục hồi rừng ngập 
mặn trong các đầm nuôi tôm bỏ hoang với mật độ từ 2.500 cây đến 4.000 cây/ha 
theo phương thức thuần loài hoặc hỗn giao. 
(5)- Đề xuất giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại vùng nghiên cứu. 
 Đề tài đã đề xuất giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn trên 4 nhóm 
lập địa chủ yếu tại vùng ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng và đã xác định 5 loài 
cây phù hợp cho trồng rừng ngập mặn tại vùng nghiên cứu là: Trang, Bần chua, 
Đước vòi, Vẹt dù, Mắm biển. 
2. Tồn tại 
Đề tài mới tập trung nghiên cứu về đặc đặc điểm và diễn biến tính chất 
đất ngập mặn dưới rừng ngập mặn, trên bãi bồi và đầm nuôi tôm tại vùng ven biển 
các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, do đó cần nghiên cứu bổ sung thêm ở các vùng, 
địa phương ven biển khác để có cơ sở khoa học vững chắc hơn trong việc quản lý, 
sử dụng bền vững đất ngập mặn ven biển. 
Phân chia đất và lập địa đất ngập mặn mới chỉ được áp dụng thử nghiệm 
tại 1 xã, cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện hơn trong thời gian tới. 
Chưa đi sâu nghiên cứu các giải pháp nhằm phục hồi rừng ngập mặn ở các 
điều kiện lập địa khác nhau, ở các vùng sinh thái khác nhau. 
3. Khuyến nghị 
Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm đất ngập mặn và mối quan 
hệ với sinh trưởng của cây rừng ngập mặn; phân loại đất ngập mặn, phân chia lập 
địa ngập mặn và thực hiện kiểm chứng trên thực địa để hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu 
chí phân chia lập địa để có thể ứng dụng xây dựng bản đồ lập địa tỷ lệ lớn cho các 
vùng đất ngập mặn ven biển của cả nước. 
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và 
phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. 
 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN 
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Đinh Thanh Giang (2015), Sinh trưởng của các loài cây trong mô hình 
phục hồi rừng ngập mặn ở đầm nuôi tôm bỏ hoang tại xã Đồng Rui, huyện 
Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 3- 2015. 
2. Hà Thị Mừng, Đinh Thanh Giang (2015), Kết quả nghiên cứu đặc điểm 
hình thái các loài cây ngập mặn vùng ven biển Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học 
Lâm nghiệp, Số 3-2015. 
3. Đinh Thanh Giang, Nguyễn Xuân Quát (2015), Kết quả nghiên cứu phân 
loại đất ngập mặn vùng ven biển Bắc Bộ. Tạp chí Rừng và Môi trường. 
Số 72-2015. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_dat_ngap_man_vung_ven_bi.pdf