Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng phenotype

Hen là một bệnh đa dạng, đặc trưng bởi viêm mạn tính đường dẫn khí.

Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó

thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian về cường độ

và giới hạn luồng khí thở ra thay đổi.

Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn. Theo ước tính, hiện

nay thế giới có thể lên tới 358 triệu người mắc bệnh hen, tỉ lệ mắc bệnh vẫn

đang phát triển theo hướng tăng dần, dự kiến với tình trạng đô thị hóa tăng từ

45% lên 59% vào năm 2025 thì thế giới sẽ có thêm 100 triệu người bệnh nữa.

Tỉ lệ tử vong do hen cũng có chiều hướng gia tăng, theo GINA hiện nay

cứ 250 người tử vong thì có 1 tử vong do hen.Tại Việt Nam những nghiên cứu

dịch tễ học về hen phế quản ở cộng đồng vẫn còn rất ít. Phải đến năm 2010

chúng ta mới tiến hành điều tra được độ lưu hành hen ở người trưởng thành trên

phạm vi cả nước, với tỉ lệ là 4,1% người mắc hen.Tình hình kiểm soát hen ở trẻ

em nước ta còn báo động hơn vì tới trên 80% trẻ mắc hen dưới 15 tuổi chưa

được điều trị dự phòng.

Để giảm tỷ lệ tử vong của HPQ đối với trẻ dưới 5 tuổi, để góp phần

khống chế HPQ ở trẻ nhỏ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng,

cận lâm sàng và hiệu quả điều trị kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng

phenotype với mục tiêu:

1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng HPQ theo các dạng

phenotype ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen ở 2 phác đồ dùng Flixotide và kháng

Leukotrien (Singulair) cho trẻ dưới 5 tuổi theo các thể bệnh

pdf 27 trang dienloan 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng phenotype", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng phenotype

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng phenotype
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 
BÙI KIM THUẬN 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 
VÀ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HEN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI 
THEO CÁC DẠNG PHENOTYPE 
Chuyên ngành: Nhi Khoa 
Mã số: 62720135 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HẢI PHÒNG, 2018 
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hen là một bệnh đa dạng, đặc trưng bởi viêm mạn tính đường dẫn khí. 
Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó 
thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian về cường độ 
và giới hạn luồng khí thở ra thay đổi. 
Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn. Theo ước tính, hiện 
nay thế giới có thể lên tới 358 triệu người mắc bệnh hen, tỉ lệ mắc bệnh vẫn 
đang phát triển theo hướng tăng dần, dự kiến với tình trạng đô thị hóa tăng từ 
45% lên 59% vào năm 2025 thì thế giới sẽ có thêm 100 triệu người bệnh nữa. 
Tỉ lệ tử vong do hen cũng có chiều hướng gia tăng, theo GINA hiện nay 
cứ 250 người tử vong thì có 1 tử vong do hen.Tại Việt Nam những nghiên cứu 
dịch tễ học về hen phế quản ở cộng đồng vẫn còn rất ít. Phải đến năm 2010 
chúng ta mới tiến hành điều tra được độ lưu hành hen ở người trưởng thành trên 
phạm vi cả nước, với tỉ lệ là 4,1% người mắc hen.Tình hình kiểm soát hen ở trẻ 
em nước ta còn báo động hơn vì tới trên 80% trẻ mắc hen dưới 15 tuổi chưa 
được điều trị dự phòng. 
Để giảm tỷ lệ tử vong của HPQ đối với trẻ dưới 5 tuổi, để góp phần 
khống chế HPQ ở trẻ nhỏ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, 
cận lâm sàng và hiệu quả điều trị kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng 
phenotype với mục tiêu: 
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng HPQ theo các dạng 
phenotype ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. 
2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen ở 2 phác đồ dùng Flixotide và kháng 
Leukotrien (Singulair) cho trẻ dưới 5 tuổi theo các thể bệnh 
Tính cấp thiết của đề tài: 
Các dấu hiệu lâm sàng của HPQ ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với 
người lớn, triệu chứng lâm sàng không rõ ràng và không điển hình, xét nghiệm 
2 
thăm dò chức năng hô hấp kể cả đo lưu lượng đỉnh cũng khó thực hiện ở trẻ em, 
nên việc chẩn đoán thường khó khăn, dễ nhầm với viêm tiểu phế quản, viêm 
phế quản phổi, nhiều bệnh nhân được chẩn đoán muộn, chưa được điều trị dự 
phòng hen nên bệnh dễ tái phát, do vậy cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng theo các dạng Phenotype trong phân loại bệnh hen phế quản, 
góp phần trong chẩn đoán thể bệnh trên lâm sàng, điều trị và dự phòng bệnh tốt 
hơn. Đây là đề tài thời sự, cập nhật và cần thiết. 
Đóng góp mới của luận án: 
- Xác định được đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng HPQ theo các dạng 
Phenotype ở trẻ dưới 5 tuổi, góp phần cho chẩn đoán HPQ ở trẻ em dưới 5 tuổi 
giúp các thầy thuốc nhi khoa có chẩn đoán chính xác thể bệnh trên lâm sàng, 
tiên lượng kịp thời và điều trị phù hợp cho bệnh nhi HPQ trong cơn hen cấp 
tính và điều trị dự phòng hen. 
- Xác định được cách phân loại hen mới ở trẻ dưới 5 tuổi dựa vào Practall 
theo các dạng Phenotype ở Việt Nam từ đó đánh giá được tính ưu việt của 
phương pháp phân loại hen phế quản mới so với phân loại và điều trị dự phòng 
của GINA. 
- Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen ở hai phác đồ dùng Flixotide và kháng 
Leukotrien cho trẻ dưới 5 tuổi theo các dạng Phenotype từ đó đưa ra được các 
khuyến cáo điều trị dự phòng HPQ ở trẻ em dưới 5 tuổi với các thuốc hiện có 
trên thị trường sao cho hiệu quả nhất trong quá trình dự phòng hen. 
Bố cục luận án: Luận án có 157 trang, bao gồm: Mở đầu (2 trang); 
Chương 1: Tổng quan (39 trang); Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu (22 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu (37 trang); Chương 4: Bàn luận 
(26 trang), Kết luận và kiến nghị (2 trang); Danh mục công trình (1 trang); 
Danh mục tài liệu tham khảo (12 trang); Phụ lục (19 trang). 
Luận án có 31 bảng, 7 biểu đồ, 10 hình. 
Luận án có 111 tài liệu tham khảo; trong đó 29 tài liệu tiếng Việt, 82 tài 
liệu tiếng Anh. 
3 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN 
1.1. Định nghĩa hen phế quản 
Định nghĩa hen phế quản theo GINA 2016: Hen là một bệnh đa dạng, đặc 
trưng bởi viêm mạn tính đường dẫn khí. Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện 
các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng 
này thay đổi theothời gian về cường độ và giới hạn luồng khí thở ra thay đổi. 
1.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàngphế quản 
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng 
- Ho: lúc đầu có thể ho khan sau xuất tiết nhiều đờm, ho dai dẳng không 
có giờ nhất định, thường ho nhiều về đêm và sáng nhất là khi thay đổi thời tiết . 
- Khò khè: xảy ra tái đi tái lại, trong lúc ngủ, hoặc với các yếu tố kích 
phát như hoạt động, cười, khóc. 
- Khó thở: chủ yếu khó thở thì thở ra,trường hợp nhẹ khó thở xuất hiện 
khi gắng sức, trường hợp nặng trẻ kích thích vật vã, ho liên tục, thở ậm ạch, rút 
lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp và có thể tím tái. 
- Thực thể: có tiếng ran rít, ran ngáy, trường hợp nặng rì rào phế nang 
giảm, có thể mất (phổi câm) trong trường hợp tắc nghẽn đường thở rất nặng. 
1.2.2. Cận lâm sàng 
- Công thức máu: Bạch cầu ái toan tăng: đường dẫn khí của bệnh nhân 
hen được đặc trưng bởi sự xâm nhập bạch cầu ái toan. 
- Test cơ địa dị ứng:đánh giá bằng test lẩy da hoặc immuglobulin E đặc 
hiệu với dị nguyên. 
- Xquang tim phổi: Hình ảnh ứ khí trên phim Xquang tim phổi trong đợt 
bùng phát bệnh. 
- Test chức năng phổi: vào lúc 4- 5 tuổi trẻ em thường có khả năng tiến 
hành hô hấp ký lặp lại được nếu được huấn luyện bởi kĩ thuật viên có kinh 
nghiệm và với các hình ảnh hỗ trợ. 
4 
1.3. Phân loại hen phế quản theo Phenotype. 
Phân loại theo tiêu chuẩn Practall của Châu Âu và Bắc Mỹ. 
- HPQ do dị ứng bị gây ra do phản ứng dị ứng với các dị nguyên như 
phấn hoa hay vảy da của thú vật. HPQ do dị ứng gồm: 
* Hen do dị ứng có dị nguyên đặc hiệu thì lên cơn hen khi tiếp xúc với dị 
nguyên có test bì và test dị nguyên (+) 
* Hen do dị ứng không có dị nguyên đặc hiệu thường gặp ở trẻ có yếu tố 
cơ địa dị ứng rõ, tiền sử bản thân và gia đình có bệnh dị ứng như chàm, mày 
đay, viêm mũi dị ứng. 
- Hen phế quản không thuộc dạng dị ứng này xảy ra cơn hen không đi 
kèm với dị ứng.HPQ không thuộc dạng dị ứng bao gồm: 
* Hen phế quản do gắng sức thường xảy ra ở trẻ trong lúc gắng sức và 
nhất là sau khi ngưng gắng sức. 
* HPQ do vi rút trẻ thường có sốt cao, hắt hơi sổ mũi kèm theo. 
Tuổi là một trong những yếu tố quan trọng trong phân loại kiểu hình HPQ 
ở trẻ em theo Phenotype. Sự khác biệt trong từng nhóm tuổi có ý nghĩa quan 
trọng để thiết kế các chiến lược chẩn đoán và quản lý HPQ ở trẻ em [36]. 
PRACTALL phân loại HPQ ở trẻ em theo từng nhóm tuổi: 
HPQ theo các dạng của phenotype 
Hen phế quản không do dị ứng Hen phế quản do do dị ứng 
Hen do dị ứng 
có dị nguyên 
đặc hiệu 
Hen do dị ứng 
không có dị nguyên 
đặc hiệu 
Hen do 
vi rút 
Hen do 
gắng sức 
5 
 Trẻ sơ sinh 0- 2 tuổi 
 Trẻ mẫu giáo 2- 5 tuổi 
 Trẻ từ 6- 12 tuổi 
 Trẻ vị thành niên 
 1.4. Phân loại kiểu hình theo lâm sàng (GINA) 
- Hen dị ứng 
- Hen không dị ứng 
- Hen liên quan đến aspirine 
- Hen nhiễm khuẩn 
- Hen do gắng sức 
- Kiểu hình khò khè 
- Hen phế quản nặng 
- HPQ với hạn chế thông khí không hồi phục 
- Marker viêm trong HPQ. 
6 
CHƯƠNG 2 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhân (309) là trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán là HPQ điều 
trị nội và ngoại trú tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 09/2014 đến tháng 
01/2017. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả và can thiệp thử nghiệm lâm sàng. 
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 
Cỡ mẫu cho nhóm đối tượng nghiên cứu là 309 bệnh nhi hen phế quản. 
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 
- Nghiên cứu lâm sàng: yếu tố dịch tễ, bệnh sử, tiền sử, điều kiện sống, 
tình trạng toàn thân, khám hô hấp và các bộ phận khác. 
- Nghiên cứu cận lâm sàng: công thức máu, CRP, BC ái toan, VSS, 
Xquang tim phổi. 
- Đánh giá kết quả lâm sàng và cận lâm sàng 
- Đánh giá hiệu quả điều trị dự phòng hen phế quản bằng Flixotide và 
Singulair sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng: Thay đổi bậc hen, các triệu lâm sàng 
của từng bệnh nhi, số cơn hen cấp, việc sử dụng thuốc cắt cơn, mức độ kiểm 
soát hen, các chỉ số cận lâm sàng. 
2.3. Xử lý số liệu 
Số liệu được quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. 
So sánh sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu và giá trị p, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 
7 
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 
Hình 2.10. Sơ đồ nghiên cứu hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi 
Hen phế quản 
ở trẻ dưới 5 tuổi 
Hen do 
nhiễm vi rút 
Hen do 
gắng sức 
Hen do dị ứng 
có dị nguyên 
đặc hiệu 
Hen do dị ứng 
không có dị 
nguyên đặc hiệu 
Nhóm I 
Điều trị Flixotide 
Nhóm II 
điều trị Singulair 
Thời gian điều trị 
1 tháng 
3 tháng 
6 tháng 
Kiểm soát 
hoàn toàn 
Kiểm soát một phần 
và không kiểmsoát 
8 
CHƯƠNG 3 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 
Nam Nữ Giới 
Tuổi n (%) N (%) 
OR 
(95% CI) 
P 
< 2 (n = 184) 131 60,1 53 58,2 
2- 5 (n = 125) 87 39,9 38 41,8 
1,1 
(0,7 - 1,8) 
(p=0,76) 
Tổng số 218 100 91 100 
Nhận xét: 
Tỷ lệ trẻ nam dưới 2 tuổi chiếm 60,1%, tỷ lệ trẻ nam từ 2 đến 5 tuổi 
chiếm 39,9% trong tổng số 218 trẻ nam tham gia nghiên cứu. 
Tỷ lệ trẻ gái dưới 2 tuổi chiếm 58,2%, tỷ lệ trẻ gái từ 2 đến 5 tuổi chiếm 
41,8% trong tổng số 91 trẻ gái tham gia nghiên cứu. 
3.1.2. Liên quan giới và phenotype 
Bảng 3.2. Liên quan giới và phenotype 
Hen virus/ 
gắng sức 
Hen dị ứng 
Phenotype 
Giới n (%) N (%) 
OR 
(95% CI) 
P 
Nam (n = 218) 130 65,7 88 79,3 
Nữ (n = 91) 68 34,3 23 20,7 
2,0 
(1,12 - 3,62) 
(p=0,01) 
Tổng số 98 100 11 100 
Nhận xét: 
Tỷ lệ namlà 65,7%, tỷ lệ nữ là 34,3% trong tổng số 198 trẻ tham gia 
nghiên cứu mắc hen nhiễm vi rút và gắng sức.Tỷ lệ nam là 79,9%, tỷ lệ nữ là 
9 
20,7% trong tổng số 111 trẻ tham gia nghiên cứu mắc hen dị ứng.Tỷ lệ trẻ mắc 
hen nhiễm vi rút/ hen dị ứng là: 1,78/1. 
3.1.3. Liên quan tuổi và Phenotype 
Bảng 3.3. Liên quan giữa tuổi và phenotype 
Hen vi rút/ 
gắng sức 
Hen dị ứng 
Phenotype 
Tuổi N (%) n (%) 
OR 
(95% CI) 
P 
<2 (n = 184) 133 67,3 51 49,0 
2- 5 (n = 125) 65 32,7 60 51,0 
2,4 
(1,45- 3,99) 
P=0,01 
Tổng số 198 100,0 111 100,0 
Nhận xét: 
Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi mắc hen nhiễm vi rút và gắng sức chiếm 67,3%,tỷ lệ 
trẻ từ 2 đến 5 tuổi mắc hen nhiễm vi rút và gắng sức chiếm 32,7% 
Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi mắc hen dị ứng chiếm 49% trong 111 trẻ mắc hen dị 
ứng, tỷ lệ trẻ từ 2 đến 5 tuổi mắc hen dị ứng chiếm 51%. 
3.1.4. Triệu chứng lâm sàng HPQ theo Phenotype trẻ dưới 5 tuổi 
Hen do virus và 
gắng sức (n = 198) 
Hen do dị ứng 
(n = 111) 
P 
Triệu chứng 
N (%) n (%) 
Ho 198 100,0 111 100,0 > 0,05 
Khó thở 198 100,0 111 100,0 > 0,05 
Khò khè 198 100,0 111 100,0 > 0,05 
Các triệu chứng về đêm 109 55,1 69 62,2 > 0,05 
Có triệu chứng khi thay 
đổi thời tiết 
197 99,5 109 98,2 > 0,05 
Tím 36 18,2 29 26,2 > 0,05 
Nói ngắt quãng 151 76,3 101 91,0 > 0,05 
10 
Hen do virus và 
gắng sức (n = 198) 
Hen do dị ứng 
(n = 111) 
P 
Triệu chứng 
N (%) n (%) 
Kích thích 153 77,3 102 91,9 > 0,05 
Mạch nhanh 198 100,0 111 100,0 > 0,05 
Nhịp thở nhanh 198 100,0 111 100,0 > 0,05 
Sốt 135 68,2 38 34,2 < 0,05 
Co kéo cơ hô hấp 198 100,0 111 100,0 > 0,05 
Ran ẩm 142 71,7 33 29,7 < 0,05 
Ran rít 198 100,0 111 100,0 > 0,05 
3.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng 
- Hình ảnh Xquang tim phổi:Tỷ lệ trẻ có hình ảnh Xquang phổi ứ khí ở cả 
2 nhóm hen nhiễm vi rút/gắng sức vàhen dị ứng đều chiếm 100% trong 198 trẻ 
mắc hen nhiễm vi rút/gắng sức và 111trẻ mắc hen dị ứng. 
Bảng 3.13. Tỷ lệ Bạch cầu ái toan liên quan phenotype 
của trẻ trước điều trị 
Hen vi rút 
và gắng sức 
Hen dị ứng 
Phenotype 
BC ái toan n (%) N (%) 
OR 
(95% CI) 
P 
Tăng 80 40,4 43 38,7 
Bình thường 118 59,6 68 61,3 
1,1 
(0,6 - 1,8) 
p= 0,77 
Tổng số 198 100,0 111 100,0 
- Tỷ lệ bạch cầu ái toan: Tỷ lệ trẻ có bạch cầu ái toan tăng mắc hen nhiễm 
vi rút và gắng sức chiếm 40,4%. Tỷ lệ trẻ có bạch cầu ái toan tăng mắc hen dị 
ứng chiếm 38,7%. 
11 
3.2. Hiệu quả điều trị dự phòng hen phế quản trẻ dưới 5 tuổi 
3.2.1. Tỷ lệ BN kiểm soát hen ở nhóm điều trị bằng Singulair sau 6 
tháng theo phenotype 
Bảng 3.21. Tỷ lệ BN kiểm soát hen ở nhóm điều trị bằng Singulair 
sau 6 tháng theo phenotype 
Hen virus / 
gắng sức 
Hen do 
dị ứng 
Mức độ 
kiểm soát 
n (%) n (%) 
OR 
(95% CI) 
P 
Kiểm soát hoàn toàn 68 73,9 26 78,8 
Kiểm soát 1 phần/ 
không kiểm soát 
24 26,1 7 21,2 
0,8 
(0,3 - 2,0) 
(p= 0,65) 
Tổng 92 100 33 100 
Nhận xét: 
Trong nhóm hen vi rút và gắng sức tỷ lệ trẻ kiểm soát hoàn toàn hen phế 
quản sau 6 tháng dự phòng bằng Singulair chiếm 73,9%, kiểm soát một phần 
và không kiểm soát chiếm 26,1%. 
12 
Trong nhóm hen dị ứng tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn hen phế quản sau 6 
tháng dự phòng bằng Singulair chiếm 78,8%, kiểm soát một phần và không 
kiểm soát chiếm 21,2%. 
3.2.2. Tỷ lệ BN kiểm soát hen ở nhóm điều trị bằng Flixotide sau 6 
tháng theo phenotype 
Bảng 3.22. Tỷ lệ BN kiểm soát hen ở nhóm điều trị bằng Flixotide 
sau 6 tháng theo phenotype 
Hen virus / 
gắng sức 
Hen do 
dị ứng 
Mức độ 
kiểm soát 
n (%) n (%) 
OR 
(95% CI) 
P 
Kiểm soát hoàn toàn 76 71,7 64 82,1 
Kiểm soát 1 phần/ 
không kiểm soát 
30 28,3 14 17,9 
0,6 
(0,3 - 1,1) 
(p= 0,12) 
Tổng 106 100 78 100 
Nhận xét: 
Trong nhóm hen vi rút và gắng sức tỷ lệ trẻ kiểm soát hoàn toàn hen phế 
quản sau 6 tháng dự phòng chiếm 71,7%, kiểm soát một phần và không kiểm 
soát hen phế quản sau 6 tháng dự phòng chiếm 28,3%. 
Trong nhóm hen dị ứng tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn hen phế quản sau 6 
tháng dự phòng chiếm 82,1%, kiểm soát một phần và không kiểm soát hen phế 
quản sau 6 tháng dự phòng chiếm 17,9%. 
13 
3.2.3. Tỷ lệ BN kiểm soát hen ở nhóm hen virus/gắng sức theo tuổi sau 
6 tháng được điều trị dự phòng. 
Bảng 3.23. Tỷ lệ BN kiểm soát hen ở nhóm hen virus/gắng sức theo tuổi 
sau 6 tháng được điều trị chung bằng cả 2 nhóm thuốc 
< 2 tuổi 
(n = 133) 
2- 5 tuổi 
(n = 65) 
Mức độ 
kiểm soát 
n (%) n (%) 
OR 
(95% CI) 
P 
Kiểm soát hoàn toàn 96 72,2 48 73,8 
Kiểm soát 1 phần/ 
không kiểm soát 
37 27,8 17 26,2 
0,9 
(0,5 - 1,8) 
(p= 0,87) 
Tổng 133 100 65 100 
Nhận xét: 
Trong nhóm hen vi rút và gắng sức với trẻ dưới 2 tuổi tỷ lệ trẻ kiểm soát 
hoàn toàn hen phế quản sau 6 tháng dự phòng chiếm 72,2%, KS một phần và 
không KS hen phế quản sau 6 tháng dự phòng chiếm 27,8%. 
Với trẻ từ 2 đến 5 tuổi tỷ lệ kiểm soát hen hoàn toàn sau 6 tháng dự phòng 
chiếm 73,8%, tỷ lệ kiểm soát hen một phần và không kiểm soát hen sau 6 tháng 
dự phòng chiếm 26,2%. 
3.2.4. Tỷ lệ BN kiểm soát hen ở nhóm Hen dị ứng theo tuổi sau 6 tháng 
được điều trị dự phòng 
Bảng 3.2 ... trẻ có triệu chứng nói ngắt quãng ở nhóm hen do vi rút và gắng sức 
17 
là 76,3%, ở nhóm hen dị ứng là 91%,trong quá trình khám lâm sàng chúng tôi 
thấy rằng triệu chứng trẻ nói ngắt quãng chỉ áp dụng được với các trẻ lớn, 
không thể áp dụng được đồng bộ cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi. 
Tỷ lệ trẻ có triệu chứng kích thích ở nhóm hen do vi rút và gắng sức là 
77,3%, ở nhóm hen dị ứng là 91,9%, triệu chứng kích thích ở trẻ có cơn hen 
phế quản cấp rất có giá trị với trẻ dưới 5 tuổi, nó đánh giá được tình trạng 
hiện tại của trẻ cũng như mức độ cần oxy của cơ thể khi khó thở gây ra, tuy 
nhiên khi trẻ li bì khó đánh thức thì mức độ thiếu oxy nặng hơn rất nhiều trên 
lâm sàng. 
Tỷ lệ trẻ có triệu chứng sốt ở nhóm hen do vi rút và gắng sức là 68,2%, ở 
nhóm hen dị ứng là 34,2%.Ở nhóm hen do vi rút và gắng sức có tỷ lệ trẻ sốt cao 
hơn so với nhóm hen do dị ứng, đây cũng là một dấu hiệu để nhận và phân loại 
hen phế quản đối với trẻ dưới 5 tuổi theo Practall, sự khác biệt giữa 2 nhóm có 
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
Tỷ lệ trẻ có triệu chứng ran ẩm ở nhóm hen do vi rút và gắng sức chiếm 
66,3%, nhóm hen dị ứng là 42,4%. Như vậy khi nghe phổi của trẻ đang có cơn 
HPQ cấp triệu chứng ran ẩm đặc hiệu hơn với HPQ do vi rút và gắng sức. 
Chúng tôi cũng thấy rằng triệu chứng ran ẩm trong HPQ có tỷ lệ cao, đối với 
HPQ khi có ran thường kèm theo tình trạng bội nhiễm kèm theo, trên lâm sàng 
có hội chứng nhiễm trùng rõ, cần dùng kháng sinh để điều trị bội nhiễm kèm 
theo đó. 
4.1.1.5. Tiền sử dị ứng 
Trong hen phế quản, các bác sỹ lâm sàng thường chú ý nhiều đến cơ địa 
dị ứng vì nó có mối liên quan chặt chẽ đến hen phế quản đã được biết từ lâu, 
những trẻ có cơ địa dị ứng như chàm da, mày đay, dị ứng thời tiết, dị ứng thức 
ăn, dị ứng bụi nhà, viêm da tiếp xúc có nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn so 
với những trẻ không mắc dị ứng, và những trẻ này có xu hướng mắc hen dị ứng 
cao hơn là mắc hen phế quản do vi rút và gắng sức. 
18 
4.1.1.6. Các thuốc điều trị trước nghiên cứu 
Chúng ta biết rằng hen phế quản là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp và 
dễ tái phát, nên việc dùng kháng sinh đối với bệnh nhi trong mỗi đợt có cơn hen 
phế quản cấp sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng kháng sinh và kháng thuốc kháng 
sinh trong tương lai. Vì vậy việc dùng kháng sinh nên cần được xem xét, chỉ 
dùng kháng sinh khi có bằng chứng của nhiễm khuẩn. 
4.1.1.7. Ảnh hưởng của hen tới chất lượng cuộc sống 
Hen phế quản ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống rất nhiều, ảnh hưởng 
tới chất lượng cuộc sống, sự phát triển tâm thần vận động của trẻ, quá trình học 
tập tại lớp mẫu giáo không được liên tục, bố mẹ phải đưa trẻ đi viện chăm sóc 
hay chăm sóc tại nhà khi trẻ có biểu hiện của hen phế quản cấp, từ đó ảnh 
hưởng tới công việc thu nhập trong gia đình, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc 
sống các thành viên khác trong gia đình của trẻ. Việc điều trị dự phòng cho trẻ 
phải tuân thủ phác đồ và đúng hen với các nhà lâm sàng nhi khoa. 
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 
Cận lâm sàng là một trong những yếu tố góp phần vào chẩn đoán và tiên 
lượng, theo dõi quá trình điều trị dự phòng HPQ ở trẻ em, nhưng đối với trẻ 
dưới 5 tuổi, cận lâm sàng tham gia chẩn đoán và theo dõi điều trị dự phòng có 
đặc thù riêng như trẻ còn nhỏ nên khó hợp tác trong đo chức năng hô hấp, quá 
trình chụp Xquang, lấy máu xét nghiệm cũng gặp không ít khó khăn. 
Tỷ lệ trẻ có hình ảnh Xquang phổi ứ khí mắc hen nhiễm vi rút và gắng 
sức chiếm 100%. Tỷ lệ trẻ mắc hen dị ứng chiếm 100%. 
Tỷ lệ trẻ có bạch cầu ái toan tăng mắc hen nhiễm vi rút và gắng sức chiếm 
40,4%.Tỷ lệ trẻ mắc hen dị ứng là 38,7%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý 
nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết của nghiên cứu cận lâm sàng của hen phế quản ở 
trẻ em có tỷ lệ cao hơn các nghiên cứu khác, nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng 
(2005) [5], nghiên cứu của Lê Hồng Hanh (2011) [15], nghiên cứu của Trần 
Thúy Hạnh và Nguyễn Văn Đoàn (2013) [17]. 
19 
4.2. Hiệu quả điều trị dự phòng 
4.2.1. Hiệu quả kiểm soát hen theo phenotype 
* Hiệu quả kiểm soát hen ở nhóm điều trị bằng Singulair (sau 6 tháng) 
theo phenotype: 
Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.21 ta thấy rằng trong nhóm hen vi rút và 
gắng sức tỷ lệ trẻ kiểm soát hoàn toàn hen phế quản sau 6 tháng dự phòng với 
Singulair chiếm 73,9%, kiểm soát một phần và không kiểm soát hen phế quản 
sau 6 tháng dự phòng với Singulair chiếm 26,1%. 
Trong nhóm hen dị ứng tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn hen phế quản sau 6 
tháng dự phòng với Singulair chiếm 78,8%, kiểm soát một phần và không kiểm 
soát hen phế quản sau 6 tháng dự phòng với Singulair chiếm 21,2%. 
Từ kết quả trên chúng ta thấy rằng hiệu quả điều trị dự phòng hen phế 
quản ở cả hai nhóm hen đối với Singulair là tương đương nhau sau thời gian 
6 tháng. Như vậy khi trẻ mắc hen phế quản việc điều trị dự phòng hen với 
Singulair cho kết quả tương đương nhau giữa hen vi rút và gắng sức với hen 
dị ứng. 
* Hiệu quả kiểm soát hen ở nhóm điều trị bằng Flixotide (sau 6 tháng) 
theo phenotype: 
Từ kết quả bảng 3.22 ta thấy rằng trong nhóm hen vi rút và gắng sức tỷ lệ 
trẻ kiểm soát hoàn toàn hen phế quản sau 6 tháng dự phòng với Flixotide chiếm 
71,7%, kiểm soát một phần và không kiểm soát hen phế quản sau 6 tháng dự 
phòng với Flixotide chiếm 28,3%. 
Trong nhóm hen dị ứng tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn hen phế quản sau 6 
tháng dự phòng với Flixotide chiếm 82,1%, kiểm soát một phần và không kiểm 
soát hen phế quản sau 6 tháng dự phòng với Flixotide chiếm 17,9%. 
Từ kết quả nghiên cứu chúng ta thấy rằng khi điều trị dự phòng với 
Flixotide thì hen dị ứng có tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn cao hơn hẳn so với hen vi 
rút và gắng sức, vì vậy khả năng đáp ứng điều trị dự phòng của hen dị ứng với 
20 
Flixotide sau 6 tháng dự phòng là cao hơn so với hen vi rút và gắng sức. Như 
vậy khi trẻ mắc hen phế quản dị ứng thì điều trị dự phòng với Flixotide sẽ cho 
kết quả tốt hơn so với dùng Singulair. 
Qua kết quả nghiên cứu trên 309 bệnh nhi chúng tôi nhận thấy, hiệu quả 
điều trị dự phòng hen phế quản cho trẻ dưới 5 tuổi là tương đương nhau ở hai 
thuốc Flixotide và Singulair. Do vậy, để hạn chế tác dụng phụ khi dự phòng hen 
cho trẻ bằng nhóm Corticoid (Flixotide) có thể sử dụng Singulair để dự phòng 
thay thế. Riêng đối với nhóm hen dị ứng việc dự phòng bằng Flixotide cho hiệu 
quả cao hơn, do vậy chúng tôi đề xuất dự phòng hen phế quản ở nhóm hen dị 
ứng bằng Flixotide để đạt được hiệu quả dự phòng tốt nhất. 
4.2.2. Hiệu quả kiểm soát hen theo tuổi, thuốc dự phòng và Phenotype 
(6 tháng) 
Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy trong nhóm hen virus và gắng sức với trẻ 
dưới 2 tuổi tỷ lệ trẻ kiểm soát hoàn toàn hen phế quản sau 6 tháng dự phòng với 
Singuliar và Flixotide chiếm 72,2%, kiểm soát một phần và không kiểm soát 
hen phế quản sau 6 tháng dự phòng với với Singuliar và Flixotide chiếm 27,8%. 
Với trẻ từ 2 đến 5 tuổi tỷ lệ kiểm soát hen hoàn toàn sau 6 tháng dự phòng 
với Singuliar và Flixotide chiếm 73,8%, tỷ lệ kiểm soát hen một phần và không 
kiểm soát hen sau 6 tháng dự phòng với Singuliar và Flixotidechiếm 26,2%. 
Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng tỷ lệ trẻ kiểm soát hen hoàn toàn khi 
dùng 2 thuốc có kết quả tương đồng nhau ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi và nhóm trẻ từ 
2 đến 5 tuổi. 
Kết quả nghiên cứu bảng 3.26 cho thấy trong nhóm hen dị ứng với trẻ 
dưới 2 tuổi tỷ lệ trẻ kiểm soát hoàn toàn hen phế quản sau 6 tháng dự phòng với 
Singulair và Flixotide chiếm 86,3%, kiểm soát một phần và không kiểm soát 
hen phế quản sau 6 tháng dự phòng với Singulair và Flixotide chiếm 13,7%. 
Với trẻ từ 2 đến 5 tuổi tỷ lệ kiểm soát hen hoàn toàn sau 6 tháng dự phòng 
với Singulair và Flixotide chiếm 76,7%, tỷ lệ kiểm soát hen một phần và không 
21 
kiểm soát hen sau 6 tháng dự phòng với Singulair và Flixotide chiếm 23,3%. 
Như vậy với hen dị ứng dưới 2 tuổi khi điều trị dự phòng bằng 2 thuốc sẽ 
có kết quả tốt hơn nhóm trẻ từ 2 đến 5 tuổi. 
4.2.3. Đặc điểm thay đổi cận lâm sàng sau điều trị dự phòng (6 tháng) 
Từ bảng 3.32 ta thấy rằng Trẻ mắc hen vi rút và gắng sức có Xquang phổi 
sáng ở nhóm dự phòng Flixotide sau sáu tháng điều trị còn 10,1%, nhóm dùng 
Singulair sau sáu tháng điều trị còn 6,6%. 
Trẻ mắc hen dị ứng hình ảnh phổi sáng ở nhóm dự phòng Flixotide sau 
sáu tháng điều trị còn 7,2%, nhóm dự phòng Singulair sau sáu tháng điều trị 
còn 3,6%. 
Trẻ mắc hen vi rút và gắng sức có tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng ở nhóm dự 
phòng Flixotide sau sáu tháng điều trị còn 8,1%, nhóm dùng Singulair còn 
6,6%. Trẻ mắc hen dị ứng có tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng ở nhóm dự phòng 
Flixotide sau sáu tháng điều trị còn 9,9%, nhóm dự phòng Singulair còn 1,8%. 
Hạn chế của đề tài: 
Sau khi tiến hành nghiên cứu được hoàn thành chúng tôi thấy những điểm 
hạn chế của đề tài bao gồm: 
Nghiên cứu được thực hiện ở tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Nghệ An nhưng 
số lượng bệnh nhi mắc HPQ trên thực tế lớn hơn so với lượng bệnh nhi chúng 
tôi nghiên cứu được. 
Nhiều gia đình không đồng ý cho trẻ điều trị dự phòng tại nhà sau khi đã 
điều trị xong cơn HPQ cấp tại bệnh viện. Kiến thức về HPQ trong thực hành 
nhi khoa chưa được phổ biến rộng rãi và chuyên sâu với các nhà làm lâm sàng, 
hiểu biết của người dân về HPQ còn chưa thực sự đúng đắn, có nhiều bậc cha 
mẹ xem HPQ là bệnh phải giấu kín do những định kiến xã hội gây ra. 
Quá trình điều trị dự phòng của các bậc phụ huynh tuy đã được các nhân 
viên y tế hướng dẫn đầy đủ nhưng vẫn còn một số phụ huynh sử dụng thuốc 
chưa bám sát hướng dẫn khi dùng thuốc cho trẻ. 
22 
Rất nhiều trẻ dưới 5 tuổi mắc HPQ nhưng điều trị muộn khi bệnh đã mức 
độ nặng, một phần do sự chủ quan của các bậc phụ huynh và do điều kiện kinh 
tế gia đình khó khăn, ở xa các bệnh viện chuyên khoa nhi và các phòng khám 
HPQ trẻ em. 
Các xét nghiệm chuyên sâu hiện tại chưa có như xét nghiệm IgE, làm test 
các dị nguyên để chẩn đoán chuyên sâu hơn và chính xác hơn, đánh giá quá 
trình điều trị dự phòng được tốt hơn. 
Đây là nghiên cứu mới về hen phế quản theo phenotype đối với trẻ dưới 5 
tuổi, là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam thực hiện với nguồn lực thực hiện là 
các bác sỹ và điều dưỡng viên cùng với các bậc phụ huynh đã thực hiện và hoàn 
thành trong thời gia nghiên cứu. 
Với những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu, những điểm hạn chế 
còn tồn tại, chúng tôi mong rằng sẽ có những đề tài tiếp theo chuyên sâu hơn 
nữa tiếp bước đề tài của chúng tôi đề đảm bảo cho việc chẩn đoán, điều trị dự 
phòng HPQ ở trẻ em dưới 5 tuổi ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn. 
23 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Qua nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dự phòng can thiệp 
lâm sàng trên 309 bệnh nhi 5 tuổi và dưới 5 tuổi mắc hen phế quản tại bệnh 
viện Sản Nhi Nghệ An trong thời gian theo dõi 6 tháng, chúng tôi rút ra được 
một số kết luận như sau: 
1.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hen phế quản ở trẻ em dưới 
5 tuổi 
Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi/ trẻ 2 - 5 tuổi là: 1,47/1. Tỷ lệ nam/ nữ trong nghiên 
cứu là: 2,39/1. 
Tỷ lệ trẻ mắc hen nhiễm vi rút/ hen dị ứng là: 1,78/1. 
Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi mắc hen nhiễm vi rút và gắng sức chiếm 67,3%, trẻ 
từ2 - 5 tuổi là 32,7%.Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi mắc hen dị ứng chiếm 49%, trẻ 2 - 5 
tuổi là 51%. 
Tỷ lệ trẻ có triệu chứng ho, khó thở, khò khè, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, 
co kéo cơ hô hấp, ran rít ở cả 2 nhóm tuổi là 100%.Tỷ lệ trẻ có triệu chứng về 
đêm ở nhóm dưới 2 tuổi chiếm 58,7%, nhóm tuổi từ 2- 5 tuổi chiếm 56%. 
 Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi có tiền sử dị ứng là 25%, trẻ 2 - 5 tuổi là 33,6%. Tỷ 
lệ trẻ mắc hen nhiễm vi rút và gắng sức có tiền sử mắc các bệnh dị ứng là 
23,7%, ở trẻ mắc hen dị ứng là 63,1%. 
Tỷ lệ trẻ có hình ảnh Xquang phổi ứ khí chiếm 100%. 
Tỷ lệ trẻ có bạch cầu ái toan tăng mắc hen nhiễm vi rút và gắng sức chiếm 
40,4%,ở trẻ mắc hen dị ứng là 38,7%. 
1.2. Hiệu quả điều trị dự phòng hen phế quản theo phenotype 
Trong nhóm hen vi rút và gắng sức tỷ lệ trẻ kiểm soát hoàn toàn HPQ sau 
sáu tháng dự phòng chiếm 72,7%, kiểm soát một phần và không kiểm soát HPQ 
chiếm 27,3%. Trong nhóm hen dị ứng tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn HPQ quản sau 
24 
6 tháng dự phòng chiếm 81,1%, kiểm soát một phần và không kiểm soát HPQ 
chiếm 18,9%. 
Trong nhóm hen vi rút và gắng sức với trẻ dưới 2 tuổi tỷ lệ trẻ kiểm soát 
hoàn toàn HPQ sau 6 tháng dự phòng chiếm 72,2%, kiểm soát một phần và 
không kiểm soát HPQ chiếm 27,8%. Với trẻ từ 2 đến 5 tuổi tỷ lệ kiểm soát hen 
hoàn toàn sau 6 tháng dự phòng chiếm 73,8%, tỷ lệ kiểm soát một phần và 
không kiểm soát chiếm 26,2%. 
2. Kiến nghị 
1. Cần triển khai thêm các nghiên cứu mới để ngày càng làm rõ hơn về 
hen phế quản theo phenotype tại Việt Nam, làm rõ thêm đặc điểm lâm sàng và 
cận lâm sàng hen trẻ em dưới 5 tuổi. 
2. Xem xét điều trị dự phòng hen phế quản hợp lý cho trẻ dưới 5 tuổi với 
các thuốc dự phòng hen phế quản hiện có trên thị trường. 
3. Tăng cường truyền thông phổ cập kiến thức y khoa cho các bác sỹ lâm 
sàng nhi khoa, các bậc cha mẹ về hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi, nhằm chẩn 
đoán, điều trị và chăm sóc con cái hợp lý khi mắc HPQ. 
4. Tất cả trẻ HPQ nên được điều trị dự phòng đầy đủ sau khi khỏi cơn hen 
cấp, để tránh tái phát cơn hen cấp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ. 
25 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Kim Thuận (2007), “Đặc điểm lâm sàng và cận 
lâm sàng hen phế quản trẻ em”, Tạp chí Thông Tin Y Dược Việt Nam, số 
Đặc biệt chào mừng Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ 2, 
Hà Nội. 
2. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Kim Thuận (2007), “Liên quan giữa các triệu 
chứng lâm sàng với khí máu động mạch trong hen phế quản trẻ em”, Tạp 
chí Thông Tin Y Dược Việt Nam, số Đặc biệt chào mừng Hội nghị khoa học 
bệnh phổi toàn quốc lần thứ 2, Hà Nội. 
3. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Kim Thuận (2016), Bệnh học nhi khoa, tập 1, 
Nhà xuất bản Y học. 
4. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Kim Thuận (2016), Bệnh học nhi khoa, tập 2, 
Nhà xuất bản Y học. 
5. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Kim Thuận (2016), Chăm sóc nhi khoa, Nhà xuất 
bản Y học. 
6. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Kim Thuận (2017), “Đặc điểm lâm sàng và cận 
lâm sàng hen phế quản ở trẻ em ≤ 5 tuổi theo Phenotype”, Tạp chí Y Học 
thực hành, số 1044. 
7. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Kim Thuận (2017), “Hiệu quả điều trị dự phòng 
hen phế quản ở trẻ em ≤ 5 tuổi bằng phác đồ dùng Singulair và Flixotide”, 
Tạp chí Y Học thực hành, số 1045. 
26 
LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS. TS NGUYỄN TIẾN DŨNG 
 2. PGS. TS VŨ THỊ THỦY 
Phản biện 1: ................................................. 
Phản biện 2: ................................................. 
Phản biện 3: ......................... ........................ 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường 
tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2018 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
 - Thư viện Quốc gia; 
 - Thư viện Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va.pdf