Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi diễn (citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên

Bưởi (Citrus grandis) là một trong những loài cây ăn quả có múi

được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước khu vực Châu Á

như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin,. Cây bưởi đã

mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân (Nguyễn Quỳnh Hoa,

2010). Hiện nay, cây ăn quả được xem là đối tượng quan trọng tham gia

tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cao hiệu quả kinh tế

và cải thiện môi trường sinh thái, nhất là ở các tỉnh trung du miền núi

phía Bắc.

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, được coi là

tỉnh có tiềm năng phát triển nhiều loại cây ăn quả, trong đó cây ăn quả

có múi, đặc biệt là cây bưởi Diễn đang được người dân và chính quyền

địa phương quan tâm phát triển. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng còn

rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường (Hoàng Văn Việt,

2014). Bưởi Diễn được coi là một giống bưởi quý được trồng nhiều ở

Phú Diễn và Phú Minh - Từ Liêm, Hà Nội. Những nghiên cứu về cây

bưởi Diễn mới dừng lại ở việc miêu tả đặc điểm hình thái bên ngoài

của cây, quả bưởi Diễn. Muốn có các biện pháp kỹ thuật tác động để

nâng cao được năng suất và chất lượng quả bưởi Diễn đối với vùng

trung du và miền núi, trong đó có Thái Nguyên, thì cần có những

nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm nông sinh học của cây bưởi Diễn để

từ đó tạo tiền đề cho các nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật tác

động để nâng cao năng suất và chất lượng quả dựa trên những nghiên

cứu về đặc điểm này. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc triển

khai đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp

kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus Grandis) tại tỉnh Thái

Nguyên” vừa có cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

pdf 27 trang dienloan 5940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi diễn (citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi diễn (citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi diễn (citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
NGUYỄN HỮU THỌ 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ 
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG BƢỞI DIỄN 
(CITRUS GRANDIS) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
THÁI NGUYÊN - 2015
Công trình đƣợc hoàn thành tại: 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGÔ XUÂN BÌNH 
 2. GS. TS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG 
Phản biện 1: ........................................................ 
Phản biện 2: ........................................................ 
Phản biện 3: ........................................................ 
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học 
họp tại trƣờng Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên 
Vào hồi: .giờ .., ngày  tháng  năm 2015 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
Thư viện Quốc gia 
Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên 
Thư viện Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Nguyễn Hữu Thọ, Ngô Xuân Bình, Hoàng Thị Thủy, Lê Tiến 
Hùng, Akira Wakana (2014), “Self-incompatibility in Pumelo 
(Citrus Grandis L. Osbeck) with focus on Vietnamese Cultivars 
with and without Parthenocarpy, J. Fac. Agri. Kyushu Uni., 59, 
pp. 65-70. 
2. Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Thị Thủy, Ngô Xuân Bình, (2014), 
“Nghiên cứu thực trạng sản xuất bưởi Diễn tại tỉnh Thái Nguyên”, 
Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 130, số 
16, tr. 95-100. 
3. Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Thị Thủy, Lê Tiến Hùng, Ngô Xuân 
Bình, (2014), “Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi cành 
mẹ và sinh trưởng cành quả tới năng suất của cây bưởi Diễn (C. 
grandis)”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 1, tr. 
44-49. 
4. Nguyễn Hữu Thọ, Ngô Xuân Bình, Hoàng Thị Thủy, Lê Tiến 
Hùng (2011), “Nghiên cứu quá trình sinh sản hữu tính liên quan 
đến khả năng đậu quả ở cây bưởi Phúc Trạch (Citrus grandis).”, 
Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 19, tr. 78-83. 
5. Nguyễn Hữu Thọ, Bùi Thanh Phƣơng, Nguyễn Thị Lan 
Hƣơng, Ngô Xuân Bình (2010), “Nghiên cứu một số đặc điểm 
sinh học của một số dòng giống bưởi tại Thái Nguyên”, Tạp chí 
Nông nghiệp & PTNT, số 11, tr. 88-93. 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Bưởi (Citrus grandis) là một trong những loài cây ăn quả có múi 
được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước khu vực Châu Á 
như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin,... Cây bưởi đã 
mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân (Nguyễn Quỳnh Hoa, 
2010). Hiện nay, cây ăn quả được xem là đối tượng quan trọng tham gia 
tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cao hiệu quả kinh tế 
và cải thiện môi trường sinh thái, nhất là ở các tỉnh trung du miền núi 
phía Bắc. 
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, được coi là 
tỉnh có tiềm năng phát triển nhiều loại cây ăn quả, trong đó cây ăn quả 
có múi, đặc biệt là cây bưởi Diễn đang được người dân và chính quyền 
địa phương quan tâm phát triển. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng còn 
rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường (Hoàng Văn Việt, 
2014). Bưởi Diễn được coi là một giống bưởi quý được trồng nhiều ở 
Phú Diễn và Phú Minh - Từ Liêm, Hà Nội. Những nghiên cứu về cây 
bưởi Diễn mới dừng lại ở việc miêu tả đặc điểm hình thái bên ngoài 
của cây, quả bưởi Diễn. Muốn có các biện pháp kỹ thuật tác động để 
nâng cao được năng suất và chất lượng quả bưởi Diễn đối với vùng 
trung du và miền núi, trong đó có Thái Nguyên, thì cần có những 
nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm nông sinh học của cây bưởi Diễn để 
từ đó tạo tiền đề cho các nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật tác 
động để nâng cao năng suất và chất lượng quả dựa trên những nghiên 
cứu về đặc điểm này. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc triển 
khai đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp 
kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus Grandis) tại tỉnh Thái 
Nguyên” vừa có cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 
2. Mục đích của đề tài 
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sản xuất, nghiên cứu một số đặc 
điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật từ đó đề xuất được một số 
quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp nhằm tăng năng suất và phẩm 
chất bưởi Diễn trồng tại Thái Nguyên. 
2 
3. Yêu cầu của đề tài 
- Đánh giá được hiện trạng sản xuất cây ăn quả, đặc biệt là cây 
bưởi Diễn trồng tại Thái Nguyên và xác định được yếu tố hạn chế 
trong việc trồng bưởi ở tỉnh Thái Nguyên 
- Nghiên cứu được đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Diễn 
trồng tại tỉnh Thái Nguyên 
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất 
lượng bưởi Diễn tại tỉnh Thái Nguyên 
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu 
tiếp theo về các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng 
quả bưởi Diễn. 
5. Các điểm mới của đề tài 
- Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh các loại cành từ đó giải thích 
được hiện tượng ra quả cách năm của cây ăn quả nói chung và cây 
bưởi nói riêng. 
- Nghiên cứu tương quan tỷ lệ C/N đến năng suất bưởi từ đó có các 
biện pháp kỹ thuật để làm tăng tỷ lệ đậu hoa, quả và tăng năng suất bưởi. 
- Nghiên cứu cơ chế thụ phấn, thụ tinh của cây bưởi Diễn từ đó giải 
thích được hiện tượng tạo quả không hạt của cây có múi nói chung và 
cây bưởi Diễn nói riêng. 
- Lựa chọn được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao 
năng suất và chất lượng bưởi Diễn tại Thái Nguyên. 
Giới thiệu luận án tổng thể: Luận án tổng thể bao gồm 156 trang, 
không kể phụ lục, được chia làm 5 phần (Phần mở đầu, 3 trang; 
Chương 1. Tổng quan tài liệu, 43 trang; Chương 2. Nội dung và 
Phương pháp nghiên cứu, 15 trang; Chương 3. Kết quả và thảo luận, 
65 trang; Phần kết luận và kiến nghị, 2 trang). Luận án bao gồm 47 
bảng biểu; 26 hình và 14 ảnh minh họa. Tác giả đã tham khảo 180 tài 
liệu, trong đó có 51 tài liệu tiếng Việt và 139 tài liệu tiếng Anh. 
3 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
Bưởi được sản xuất chủ yếu ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều 
ở Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tập đoàn bưởi ở nước 
ta rất đa dạng với nhiều giống bưởi chất lượng cao, có triển vọng xuất 
khẩu lớn cũng như nội tiêu: Bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh và đặc biệt là 
giống bưởi Diễn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau một số giống bưởi đặc 
sản đang bị suy giảm năng suất, phẩm chất (Đào Thanh Vân và Ngô Xuân 
Bình, 2003). Cần có những nghiên cứu nhằm phát hiện các yếu tố hạn chế 
và biện pháp khắc phục. 
Các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ, ẩm độ không khí đóng 
vai trò quan trọng trong việc điều tiết thời gian nở hoa, khả năng thụ 
phấn, thụ tinh, đậu quả của cây có múi và cây bưởi (Pinhas, 1996). Điều 
này gợi ý cho việc triển khai những nghiên cứu nhằm tăng cường khả 
năng sinh trưởng, điều chỉnh thời gian nở hoa, nâng cao khả năng thụ 
phấn, thụ tinh để hạn chế ảnh hưởng của điều kiện bất thuận đối với giống 
bưởi diễn tại Thái Nguyên. 
Phân bón lá, đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi 
lượng và chất điều hòa sinh trưởng như GA3 có tác dụng làm tăng khả 
năng ra hoa, đậu quả, mã quả, phẩm chất và giảm số lượng hạt nếu phun 
vào những thời kỳ thích hợp (Đỗ Đình Ca, 2006). Tuy nhiên, kết quả thu 
được phụ thuộc vào từng giống cụ thể, cần thử nghiệm trên giống bưởi 
Diễn để có những kết luận về sự ảnh hưởng của chúng tới năng suất, 
phẩm chất quả. 
Biện pháp cắt tỉa có tác dụng làm cân đối các quá trình sinh trưởng 
sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây, hạn chế sâu bệnh hại, 
nâng cao năng suất, mẫu mã quả, quản lý được kích thước cây (Vũ Việt 
Hưng, 2011). Cắt tỉa thường phát huy hiệu quả cao hơn khi nó được 
kết hợp đồng bộ với các biện pháp kỹ thuật khác như bón phân, tưới 
nước,... Cắt tỉa không đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tiêu cực. Một 
quy trình cắt tỉa thường chỉ đúng cho một đối tượng, trong một điều 
kiện sinh thái nhất định, cần nghiên cứu quy trình cắt tỉa riêng cho 
giống bưởi diễn tại Thái Nguyên. 
Khoanh vỏ, thực chất là quá trình điều chỉnh tỷ lệ C/N có tác dụng 
khá rõ trong việc thúc đẩy quá trình ra hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả cho 
4 
các đối tượng áp dụng (Trần Văn Hâu, 2009), đã được chứng minh có tác 
dụng tốt trong việc nâng cao tỷ lệ đậu quả ở với một số giống bưởi nổi 
tiếng của Trung Quốc như Quan Khê, Sa điền (Cục nông nghiệp Quảng 
Tây, 2009). Do vậy, thử nghiệm khoanh vỏ trên giống bưởi diễn là cần 
thiết để có những đánh giá về mức độ tác động của biện pháp kỹ thuật này 
đối với việc nâng cao tỷ lệ đậu quả. Với đặc thù khí hậu của tỉnh Thái 
Nguyên, cần ưu tiên nghiên cứu thời điểm khoanh vỏ thích hợp để bưởi 
diễn ra hoa vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, giai đoạn được cho là thuận 
lợi nhất cho quá trình đậu quả. 
Thụ phấn bổ sung là cần thiết cho cây có múi nói chung và cây 
bưởi nói riêng. Thụ phấn bổ sung có vai trò tích cực trong việc nâng 
cao tỷ lệ đậu quả, cải thiện kích thước quả, mức độ tác động phụ 
thuộc vào từng đối tượng và từng vùng sinh thái cụ thể 
(Suwanapong, 1991). Để có những kết luận chính xác cho giống bưởi 
diễn tại Thái Nguyên cần nghiên cứu một cách toàn diện. Một biện 
pháp kỹ thuật đơn lẻ (cắt tỉa, bón phân, tưới nước, thụ phấn bổ 
sung,...) thường có hiệu quả cao hơn khi được hiện đồng bộ trong 
một quy trình tổng hợp. Trên cơ sở những nghiên cứu đơn lẻ, cần có 
nghiên cứu ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật để có những 
điều chỉnh cần thiết cũng như đề xuất quy trình kỹ thuật. 
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Địa điểm và vật liệu nghiên cứu 
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 
Địa điểm nghiên cứu của đề tài Đề tài tại vườn bưởi Diễn 6 năm 
tuổi, trồng tại xã Tức Tranh huyện Phú lương tỉnh Thái Nguyên. Một 
số nghiên cứu trong phòng được triển khai tại Phòng thí nghiệm, 
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 
Vật liệu nghiên cứu của đề tài là giống bưởi Diễn 6 năm tuổi được 
phát triển trên gốc ghép có nguồn gốc tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. 
- Các vật liệu khác dùng trong nghiên cứu gồm: Gibberellin (GA3) 
dạng nguyên chất của hãng Fermentate (Đức) sản xuất. 
- Nguồn hạt phấn lấy từ các giống bưởi: Diễn, Da Xanh, Năm Roi, 
Phúc Trạch và Cam Đường Canh. 
- Túi bao phấn chuyên dụng có nguồn gốc Nhật Bản. 
5 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
- Điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định yếu tố hạn chế trong sản 
xuất cây bưởi tại Thái Nguyên 
- Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của cây bưởi Diễn 
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng 
suất, chất lượng giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên. 
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.3.1 Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định yếu tố 
hạn chế trong sản xuất cây bưởi tại Thái Nguyên 
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu 
thập từ báo cáo, chiến lược phát triển, số liệu thống kê. 
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng bộ câu hỏi và phỏng 
vấn bán cấu trúc để tiến hành phỏng vấn 60 hộ gia đình có trồng bưởi 
Diễn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Phạm Chí Thành, 2986). 
Các chỉ tiêu cần thu thập: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn 
qua các năm. Các yếu tố hạn chế đến đến sản xuất bưởi Diễn của các 
hộ trồng bưởi. 
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của 
cây bưởi Diễn 
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 
Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2011 trên vườn bưởi Diễn 6 
năm tuổi, chọn ngẫu nhiên 9 cây làm thí nghiệm, trên mỗi cây chọn 4 
cành ngang tán đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 2,5 - 3,0 
cm, tổng số cành theo dõi là 54 cành (n=36). 
2.3.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 
Đặc điểm hình thái gồm các chỉ tiêu theo dõi nhƣ sau: Đánh giá hình 
dạng, đường kính tán; Đường kính gốc; Chiều cao cây; Số cấp cành; Mật 
độ gai; Chiều dài lá, chiều rộng lá; Chiều dài, chiều rộng eo lá. 
Đặc điểm ra hoa, đậu quả và năng suất: Số nhị hoa; Số cánh 
hoa; Thời gian xuất hiện hoa; Thời gian hoa rộ; Kết thúc nở hoa; Tỷ lệ 
đậu quả; Thời kỳ quả chín; Năng suất lý thuyết/cây; Năng suất thực 
thu; Khối lượng trung bình quả, phần ăn được; Hình dạng quả, kích 
6 
thước quả, độ dày vỏ, số múi, số hạt. Tỷ lệ từng phần: Vỏ, hạt, tép; 
Chiều cao quả; Đường kính quả; Số múi; Số hạt/quả 
Phân tích thành phần của quả: Đo độ Brix; Đường tổng số; Axit 
tổng số; Vitamin C. 
Đặc điểm sinh trƣởng của các đợt lộc: 
Số đợt lộc vụ Xuân, Hè, Thu, Đông và thời gian sinh trưởng 
Xác định số mắt lá và số lá/cành thuần thục/vụ Xuân, Hè, Thu, 
Đông và so sánh. 
Xác định chiều dài cành thuần thục và đường kính cành thuần 
thục/vụ Xuân, Hè, Thu, Đông và so sánh. 
Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trƣởng cành quả và năng 
suất quả ở cây bƣởi diễn: 
Đặc điểm sinh trưởng của cành quả: Chiều dài, đường kính cành, 
số lá, và năng suất quả: Phương pháp đo như phần “đặc điểm sinh 
trưởng các đợt lộc” và phần “đặc điểm ra hoa, đậu quả và năng suất”. 
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi cành mẹ và năng suất quả ở 
cây bƣởi Diễn: 
Trên 15 cây thí nghiệm, chọn 60 cành thí nghiệm ngang tán đều về 
4 phía, đường kính cành từ 3,0 trở lên là những cành trên 1 năm tuổi. 
Nghiên cứu cơ chế thụ phấn, thụ tinh của giống bƣởi Diễn liên 
quan đến năng suất, chất lƣợng quả: 
Phương pháp nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu về lai 
tạo giống cây có múi của Nhật Bản bao gồm: 
Chỉ tiêu theo dõi. 
- Không thụ phấn; Thụ phấn tự do; Tự thụ phấn; Giao phấn 
Nghiên cứu mối tƣơng quan C/N đến sinh trƣởng, năng suất và 
chất lƣợng quả bƣởi: 
- Tiến hành lấy mẫu lá trên 30 cây bưởi Diễn sinh trưởng trung 
bình trong vườn bưởi. 
 - Mẫu được lấy 1 tháng 1 lần, lấy lá bánh tẻ, mỗi cây/một mẫu/lấy 
12 lá đều về các hướng (ba lần lấy, mỗi lần lấy 4 lá). 
7 
Hàm lượng cacbon (C) trong lá và hàm lượng nitơ (N) trong lá 
được phân tích bằng máy cất đạm bán tự động UDK 142 của Velp 
(Thụy Sĩ) theo tiêu chuẩn TCVN 4050 - 85. 
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến 
năng suất, chất lượng giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên 
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của cắt tỉa đến năng suất, chất 
lượng giống bưởi Diễn. 
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên 
hoàn chỉnh với 3 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức 3 cây. 
Công thức 1: Cắt tỉa theo quy trình của Viện nghiên cứu Rau quả 
Công thức 2: Cắt tỉa theo kiểu khai tâm 
Công thức 3: Đối chứng – Không cắt tỉa 
Chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi: 
- Kích thước các đợt lộc: 
+ Chiều dài cành lộc (cm), đường kính (cm): 
- Thời gian ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa: 
- Tỷ lệ đậu quả 
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. 
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến 
năng suất, chất lượng giống bưởi Diễn 
Bố trí thí nghiệm 
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 5 công 
thức, 3 lần nhắc lại : 
Công thức 1: Khoanh cành cấp 2 vào ngày 15/11 hàng năm 
Công thức 2: Khoanh cành cấp 2 vào ngày 30/11 hàng năm 
Công thức 3: Khoanh cành cấp 2 vào ngày 15/12 hàng n ... n cây bưởi Diễn 
Mô hình tương quan giữa tỷ lệ C/N với số quả/cây được xác định qua 
mô hình: y = -1595,3x
2
 + 2964,6x - 1349,8 với hệ số tương quan r=0,58. 
Điều này có nghĩa rằng tương quan giữa tỷ lệ C/N với số quả/cây theo đồ 
thị parabol có hệ thể hiện tương quan trên mức trung bình. 
y = 29.953x
2
 - 25.77x + 15.091
r = 0.56
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
0 0.5 1 1.5
Tỷ lệ C/N
Q
u
ả
/c
â
y
y = 49.499x
2
 - 68.257x + 37.874
r = 0.56
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
0 0.5 1 1.5
Tỷ lệ C/N
Q
u
ả
/c
â
y
y = 84.846x
2
 - 143.43x + 75.689
r = 0.58
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
0 0.5 1 1.5
Tỷ lệ C/N
Q
u
ả
/c
â
y
Hình 3.9 Tƣơng quan 
giữa tỷ lệ C/N với số 
quả trên cây tại thời 
điểm tháng 12/2010 
Hình 3.10 Tƣơng 
quan giữa tỷ lệ C/N 
với số quả/cây tại 
thời điểm tháng 
1/2011 
Hình 3.11 Tƣơng 
quan giữa tỷ lệ 
C/N với số quả/cây 
tại thời điểm 
tháng 2/2011 
3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng 
suất, chất lƣợng giống bƣởi Diễn trồng tại Thái Nguyên 
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng cắt tỉa đến năng suất, chất lượng giống 
bưởi Diễn trồng tại Thái Nguyên 
Việc cắt tỉa có tác động tích cực đến tỷ lệ đậu quả, điều này cũng có 
thể ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cuối 
cùng của cây bưởi Diễn. Số liệu về những ảnh hưởng này được trình 
bày trong bảng 3.11. 
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của cắt tỉa đến yếu tố cấu thành năng suất và 
năng suất bƣởi Diễn 
Công thức 
Số 
quả/cây 
Khối lƣợng 
quả (kg/quả) 
Năng suất 
(kg/cây) 
CT1: Quy trình Viện 38,67 0,93 35,96 
CT2: Khai tâm 39,67 0,94 37,29 
CT 3: Đối chứng 34,33 0,91 31,24 
CV% 4,30 2,55 5,24 
LSD.05 3,66 0,05 4,14 
18 
Qua bảng 3.11 thấy rằng: Việc cắt tỉa đã cho số quả trên cây ở cả hai 
công thức cắt theo kiểu khai tâm và cắt theo quy trình của Viện NCRQ 
cao hơn đối chứng một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Trong khi 
công thức đối chứng chỉ đạt 34,33 quả trên cầy thì công thức cắt theo 
kiểu khai tâm đạt 39,67 quả/cây và công thức cắt theo quy trình của 
Viện NCRQ đạt 38,67 quả/cây. Ngược lại, khối lượng quả giữa các 
công thức không có sự sai khác ý nghĩa, đều đạt từ 0,91 đến 0,94 
kg/quả. Trong khi năng suất công thức đối chứng đạt 31,24 kg/cây thì 
công thức cắt theo kiểu khai tâm đạt 37,29 kg/cây và công thức cắt tỉa 
theo quy trình của Viện NCRQ đạt 35,96 kg/cây, đều cao hơn công thức 
đối chứng một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. 
3.3.2. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến năng suất, chất lượng 
giống bưởi Diễn trồng tại Thái Nguyên 
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến các yếu tố 
cấu thành năng suất và năng suất của giống bưởi Diễn năm 2011 
và 2012 
Công thức 
Số 
quả/cây 
Khối lƣợng 
quả (kg/quả) 
Năng suất 
(kg/cây) 
Năm 2011 
Đối chứng (không khoanh) 34,33 0,91 31,45 
Khoanh ngày 15/11 39,67 0,93 36,96 
Khoanh ngày 30/11 40,67 0,94 38,21 
Khoanh ngày 15/12 38,33 0,90 34,39 
Khoanh ngày 30/12 36,67 0,91 33,37 
CV% 5,14 2,66 5,82 
LSD.05 3,67 0,05 3,82 
Năm 2012 
Đối chứng (không khoanh) 34,67 0,91 32,70 
Khoanh ngày 15/11 41,67 0,92 37,67 
Khoanh ngày 30/11 42,00 0,92 39,05 
Khoanh ngày 15/12 39,67 0,91 34,77 
Khoanh ngày 30/12 39,00 0,90 34,50 
CV% 6,57 4,95 5,55 
LSD.05 4,87 0,09 3,74 
19 
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bưởi Diễn ở 
hai năm 2011 và 2012 được trình bày tại bảng 3.12 trên đây. 
Qua bảng 3.12 thấy rằng việc khoanh vỏ đã có tác động tích cực đến 
số quả trên cây. Cụ thể, ba trong bốn công thức khoanh vỏ ở các thời 
điểm khác nhau đã có số quả trên cây cao hơn đối chứng có ý nghĩa ở 
mức 95%, ngoại trừ công thức khoanh vào ngày 30 tháng 12. Trong đó, 
công thức khoanh ngày 15/11 và 30/11 có số quả/cây cao nhất, đạt 
39,67 và 40,67 quả/cây (đối chứng đạt 34,33 quả/cây). Tương tự như 
vậy, năm 2012, hai công thức khoanh vỏ ngày 15/11 và 30/11 cũng có 
số quả/cây cao hơn đối chứng một cách chắc chắn đạt 41,67 và 42 
quả/cây (đối chứng đạt 34,67 quả/cây. 
 Trong khi số quả trên cây chịu tác động tích cực của việc khoanh 
vỏ thì khối lượng quả không chịu tác động của khoanh vỏ. Khối lượng 
của quả bưởi Diễn đạt từ 0,90 đến 0,93 kg/quả. Năng suất thực thu của 
hai công thức khoanh vỏ ngày 15/11 và 30/11 ở cả hai năm 2011 và 
2012 đều cao hơn công thức đối chứng có ý nghĩa. 
3.3.3. Ảnh hưởng của khoanh vỏ và cuốc gốc đến năng suất giống 
bưởi Diễn trồng tại Thái Nguyên 
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của khoanh vỏ, cuốc gốc đến tỷ lệ C/N và 
năng suất bƣởi Diễn năm 2011 
Công thức 
Thời gian lấy mẫu phân tích Năng suất 
11/2011 12/2011 1/2012 2/2012 Số quả/cây NS (kg/cây) 
Khoanh vỏ 0,31±0,01 0,37±0,01 0,60±0,03 0,59±0,03 36,53±0,07 33,61±0,72 
Cuốc gốc 0,34±0,01 0,36±0,01 0,53±0,01 0,58±0,04 33,75±0,71 31,05±0,65 
Đối chứng 0,27±0,01 0,26±0,01 0,48+0,01 0,56±0,06 33,83±0,62 30,79±0,57 
CV% 10,39 6,68 6,17 18,52 2,59 2,59 
LSD.05 0,07 0,05 0,07 0,24 2,04 1,87 
Qua bảng trên thấy rằng tỷ lệ C/N trong tất cả ba công thức đều tăng 
liên tục từ tháng 11 đến tháng 2 (Bảng 3.13). Trong đó, tại mỗi thời 
điểm lấy mẫu, tỷ lệ C/N giữa các công thức đều khác nhau. Tại thời 
điểm tháng 11, tỷ lệ C/N công thức khoanh vỏ đạt 0,31% trong khi đối 
chứng đạt 0,27% và công thức cuốc gốc đạt cao nhất là 0,34%. Điều đặc 
biệt ở giai đoạn này, công thức cuốc gốc có tỷ lệ C/N cao hơn một cách 
chắc chắn so với hai công thức còn lại. 
20 
Khoanh vỏ không những làm tăng tỷ lệ C/N cao hơn các công thức khác 
một cách chắc chắn, mà nó còn tác động tích cực đến số quả/cây và năng 
suất quả/cây. Qua số liệu bảng 3.13 thấy rằng, số quả trên cây ở công thức 
khoanh vỏ cao hơn hai công thức còn lại ở mức tin cậy 95%, đạt 36,53 
quả/cây trong khi công thức đối chứng và cuốc gốc chỉ đạt từ 33,83 quả/cây 
và 33,75 quả/cây. Tương tự như vậy, công thức khoanh vỏ đạt năng suất 
cao hơn một cách chắc chắn so với hai công thức còn lại trong thí nghiệm. 
Nghiên cứu tương quan giữa tỷ lệ C/N với số quả trên cây năm 2011 
thu được số liệu ở hình 3.12. Tương quan giữa tỷ lệ C/N với số quả/cây 
năm 2012 tuân theo mô hình y = 193.01x2 - 154.83x + 64.28 trong đó 
hệ số tương quan r = 0,67. Như vậy, năm 2012 tương quan giữa tỷ C/N 
với số quả/cây chặt hơn so với năm 2011, điều này có thể do tác động 
của một biện pháp kỹ thuật nào đó trong hai biện pháp khoanh vỏ và 
cuốc gốc. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành phân tích tương 
quan giữa các biện pháp kỹ thuật đến số quả/cây của mỗi công thức, số 
liệu được trình bày tại hình 3.13, 3.14, 3.15 
y = 193.01x2 - 154.83x + 64.28
r = 0.67
0.000
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700
Tỷ lệ C/N (%)
S
ố
 q
u
ả
/c
â
y
y = -83.638x2 + 126.09x - 6.3557
r = 0.91
0.000
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
40.000
45.000
0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700
Tỷ lệ C/N (%)
S
ố
q
u
ả
/
c
â
y
Hình 3.12 Tƣơng quan giữa tỷ 
lệ C/N đến số quả/cây năm 2011 
Hình 3.13 Tƣơng quan giữa tỷ 
lệ C/N đến số quả/cây của 
công thức khoanh vỏ 
y = -730.83x
2
 + 672.08x - 120.21
r = 0.10
30.000
31.000
32.000
33.000
34.000
35.000
36.000
37.000
38.000
0.400 0.410 0.420 0.430 0.440 0.450 0.460 0.470 0.480 0.490
Tỷ lệ C/N (%)
S
ố
 q
u
ả
/c
â
y
y = 74.174x
2
 - 75.337x + 51.922
r = 0.62
31.500
32.000
32.500
33.000
33.500
34.000
34.500
35.000
35.500
0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500
Tỷ lệ C/N(%)
S
ố
 q
u
ả
/c
â
y
Hình 3.14 Tƣơng quan giữa tỷ 
lệ C/N với số quả/cây của công 
thức cuốc gốc 
Hình 3.15 Tƣơng quan giữa tỷ 
lệ C/N với số quả/cây trong 
công thức đối chứng 
21 
Tương quan giữa tỷ lệ C/N đến số quả trên cây được trình bày ở 
hình 3.13, 3.14, 3.15. Do tác động của biện pháp khoanh vỏ nên tỷ lệ 
C/N đã có tương quan khá chặt đến số quả/cây, thể hiện qua mô hình y 
= -83.638x2 + 126.09x - 6.3557 trong đó hệ số tương quan r = 0.91 
(Hình 3.25). Ngược lại, biện pháp cuốc gốc mặc dù đã làm tăng tỷ lệ 
C/N gữa các lần lấy mẫu nhưng lại không có tương quan đến số 
quả/cây, thể hiện qua mô hình y = -730.83x2 + 672.08x - 120.21 với 
hệ số tương quan r = 0,10. Trong khi đó, với công thức đối chứng 
(không có tác động gì) thì tương quan giữa tỷ lệ C/N đến số quả/cây 
cũng ở mức trung bình khá, thể hiện qua mô hình y = 74.174x2 - 
75.337x + 51.922 với hệ số tương quan r = 0.62. 
3.3.4. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng GA3 đối với cây bưởi 
Diễn tại Thái Nguyên 
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của phun GA3 đển tỷ lệ đậu quả của cây 
bƣởi Diễn 
Đơn vị: % 
Công 
thức 
Nồng độ GA3 
(ppm) 
Thời điểm phun 
Trƣớc khi 
hoa nở 10 
ngày 
Hoa nở 
rộ 
Sau hoa nở 
10 ngày 
Rụng quả 
sinh lý lần 1 
1 
Đối chứng 
(phun nước lã) 
3,5 3,25 2,3 2,7 
2 30 ppm 3,9 4,9 4,3 5,5 
3 40 ppm 4,1 4,8 4,7 6,1 
4 50 ppm 4.7 5,1 5,9 7,2 
5 60 ppm 3,8 4,1 5,2 4,7 
(Phun 1 lần riêng lẻ không kết hợp: Mỗi lần phun được bố trí trên các cây khác nhau, phun 
toàn bộ cây, đánh dấu hoa ở ngang tán cây đều về 4 phía mỗi cây theo dõi số hoa đảm bảo 300 
hoa/cây x 3 cây = 900 hoa). Mỗi công thức phun 3 cây, 1 cây là 1 lần nhắc lại) 
Số liệu bảng 3.14 thấy rằng việc phun GA3 riêng lẻ đều cho tỷ lệ đậu 
quả cao hơn công thức đối chứng ở tất cả các thời điểm. Các tỷ lệ phun 
khác nhau và ở các thời điểm phun khác nhau cũng có tỷ lệ đậu quả 
khác nhau. Thứ nhất, trong tất cả các công thức phun thì công thức 4 có 
tỷ lệ GA3 là 50 ppm cho tỷ lệ đậu quả cao nhất, biến động từ 4,7 đến 
7,2%, trong khi công thức đối chứng từ 2,7 đến 3,5%. Thứ hai, trong tất 
các các thời điểm phun thì phun GA3 vào giai đoạn rụng quả sinh lý lần 
1 đạt tỷ lệ đậu quả cao nhất, biến động từ 4,7% (Công thức 5) đến 7,2% 
22 
(công thức 4). Như vậy nồng độ GA3 thích hợp trong thí nghiệm là 50 
ppm phun ở thời điểm rụng quả sinh lý lần 1. 
Khi phun phối hợp nhiều lần ở các giai đoạn khác nhau và nồng độ 
khác nhau thu được số liệu bảng 3.15. Tại thời điểm trước khi hoa nở 10 
ngày phun GA3 thì tỷ lệ đậu quả biến động từ 3,8 đến 5,1%, công thức 
đối chứng đạt 3,5%. Nếu tiến hành phun 2 lần tại thời điểm trước khi 
hoa nở 10 ngày và khi hoa nở rộ thì tỷ lệ đậu quả biến động từ 3,5 đến 
4,8%, công thức đối chứng đạt 2,6%. 
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của số lần phun GA3 đến tỷ lệ đậu quả khi 
phối hợp phun nhiều lần 
Đơn vị: % 
Công 
thức 
Nồng độ GA3 
(ppm 
Phun 1 
lần 
trƣớc 
hoa nở 
10 ngày 
(A) 
Phun trƣớc 
khi hoa nở 
10 ngày + 
hoa nở rộ 
(B) 
Phun trƣớc 
khi hoa nở 
10 ngày + 
hoa nở rộ + 
sau hoa nở 
10 ngày 
(C) 
Trƣớc khi 
hoa nở 10 
ngày + hoa 
nở rộ + sau 
hoa nở 10 
ngày + rụng 
quả sinh lý 
lần 1 (D) 
1 
Đối chứng 
(phun nước lã) 
3,5 2,6 1,5 1,2 
2 30 ppm 3,9 3,5 2,9 2,5 
3 40 ppm 4,1 3,9 3,5 3,1 
4 50 ppm 5,1 4,8 4,6 4,1 
5 60 ppm 3,8 3,5 3,2 2,8 
(Theo dõi hoa giống như ở bảng 1, số hoa được đánh dấu ngay từ lần phun đầu tiên và theo dõi 
tỷ lệ đậu quả qua mỗi lần phun). 
Phun ba lần tại các thời điểm trước khi hoa nở 10 ngày, khi hoa nở rộ 
và sau khi hoa nở 10 ngày thì tỷ lệ đậu quả ở công thức đạt cao nhất 
(công thức 4: 50ppm) gấp 3 lần công thức đối chứng, lần lượt là 4,6% 
và 1,5%. Tương tự như vậy, nếu phun thêm một lần nữa vào giai đoạn 
rụng quả sinh lý lần 1 thì tỷ lệ đậu quả ở công thức 4 (50ppm) có tỷ lệ 
đậu quả cao gấp gần 4 lần so với công thức đối chứng. Như vậy, trong 
điều kiện cho phép, có thể áp dụng bốn lần phun ở các giai đoạn trước 
khi hoa nở 10 ngày, khi hoa nở rộ, sau khi hoa nở 10 ngày và rụng quả 
sinh lý lần 1 ở nồng độ 50ppm sẽ cho tỷ lệ đậu quả cao nhất, cao hơn 
đối chứng (phun nước lã) đến gần 4 lần. 
23 
Năng suất là yếu tố quyết định của bất kỳ một biện pháp kỹ thuật nào. 
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc phun GA3 đến các yếu tố cấu thành năng 
suất và năng suất của giống bưởi Diễn thu được số liệu bảng 3.16. 
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của phun GA3 đến khả năng cho năng suất 
quả ở cây bƣởi Diễn 
Công 
thức 
Nồng độ GA3 
Số quả 
đậu/cây 
(quả/cây) 
Trọng 
lƣợng quả 
(kg) 
Năng 
suất 
quả/cây 
(kg) 
1 Đối chứng (phun nước lã) 32,7 0,87 28,4 
2 30 ppm 43,3 0, 92 39,8 
3 40 ppm 49,3 0,93 45,8 
4 50 ppm 57,0 0,98 55,7 
5 60 ppm 45,0 0,99 44,6 
Qua số liệu bảng 3.16 thấy rằng, việc phun GA3 đã có tác động rất 
tích cực đến số quả/cây, khối lượng quả và năng suất quả/cây. Số 
quả/cây biến động từ 32,7 quả/cây (công thức đối chứng) đến 57 
quả/cây (công thức 4). Khối lượng quả biến động từ 0,87kg/quả (công 
thức đối chứng) đến 0,99kg/quả (công thức 5). Việc phun GA3 đã tạo 
nên sự khác biệt về năng suất giữa các công thức thí nghiệm. Ở nồng độ 
50ppm (công thức 4) cho năng suất cao nhất, đạt 55,7 kg/cây, trong khi 
đó công thức đối chứng chỉ đạt 28,4 kg/cây. 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
1. Kết luận 
1. Năm 2013 toàn tỉnh Thái Nguyên có 475 ha bưởi, trong đó riêng 
bưởi Diễn có 262,6 ha. Yếu tố hạn chế: Quy mô nhỏ lẻ; nông dân chưa 
áp dụng quy trình kỹ thuật; tiềm năng phát triển bưởi Diễn tốt nhưng 
nông dân lại chưa phát triển . 
2. Về đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Diễn 
- Cây bưởi diễn có thế đứng, không gai, tán có hình dạng bán cầu, 
chiều dài phiến lá là 14,2 cm và chiều rộng là 6,4 cm. Quả có dạng hình 
24 
cầu, chiều cao quả biến động từ 10,7 cm đến 14,4 cm, đường kính quả 
trung bình đạt 11,3 cm, trọng lượng quả trung bình đạt 0,94 kg/quả. 
- Tương quan giữa chiều dài cành quả, số lá trên cành quả với năng 
suất bưởi ở mức độ trung bình, có hệ số tương quan lần lượt là r = 0,44 
và r = 0,66; Tương quan giữa tuổi cành mẹ với năng suất quả ở mức độ 
chặt hơn với hệ số r = 0,71. 
- Khi tự thụ ở bưởi Diễn cho tỷ lệ đậu quả thấp, trong khi tổ hợp thụ 
phấn Diễn x Phúc Trạch cho tỷ lệ đậu quả cao nhất và năng suất quả đạt 
cao nhất. 
3. Mô hình tương quan giữa tỷ lệ C/N với số quả/cây ở mức độ 
trung bình (r=0,58); Do tác động của biện pháp khoanh vỏ nên tỷ lệ C/N 
đã có tương quan khá chặt đến số quả/cây, thể hiện qua mô hình y = -
83.638x2 + 126.09x - 6.3557 trong đó hệ số tương quan r = 0.91. 
4. Cắt tỉa làm cho thời gian hoa nở rộ sớm hơn từ 7 đến 10 ngày; 
việc cắt tỉa ảnh hưởng chắc chắn đến tỷ lệ đậu quả và số quả trên cây 
của giống bưởi Diễn. 
5. Khoanh vỏ đã giúp cho hoa bưởi Diễn nở sớm hơn; tỷ lệ đậu quả 
cao hơn và cho số quả/cây nhiều hơn một cách chắc chắn ở công thức 
khoang vỏ ngày 15 tháng 11 và ngày 30 tháng 11. 
6. Áp dụng bốn lần phun GA3 ở các giai đoạn trước khi hoa nở 10 
ngày, khi hoa nở rộ, sau khi hoa nở 10 ngày và rụng quả sinh lý lần 1 ở 
nồng độ 50ppm sẽ cho tỷ lệ đậu quả cao nhất, cao hơn đối chứng đến 
gần 4 lần. 
2. Đề nghị 
Người trồng bưởi Diễn tỉnh Thái Nguyên có thể áp dụng một số biện 
pháp kỹ thuật như khoanh vỏ để điều chỉnh thời gian ra hoa cho giống 
bưởi Diễn vào tháng 11 hàng năm; Thụ phấn bổ sung hoặc trồng bổ 
sung giống bưởi khác trong vườn; Phun bổ sung GA3 ở nồng độ 
50ppm ở thời điểm trước ra hoa, hoa nở rộ, sau khi hoa nở rộ và rụng 
quả sinh lý lần 1. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_nong_sinh_hoc_va_mot_so.pdf