Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một số biện pháp phòng trừ loài Ong đen (Leptocybe invasa Fisher & La Salle) gây u bướu bạch đàn tại một số địa điểm ở miền Bắc Việt Nam
Bạch đàn thuộc họ Sim (Myrtaceae) được gây trồng rộng rãi và phổ biến ở hơn 120 nước trên thế giới.Cây bạch đàn là loài cây có nhiều đặc tính nổi bật như sinh trưởng nhanh, có thể sống và phát triển trên đất trống đồi núi trọc, đất thoái hoá, cằn cỗi và nghèo dinh dưỡng; thích hợp với nhiều vùng sinh thái, chi phí đầu tư trồng thấp và gỗ bạch đàn là nguồn nguyên liệu cơ bản đang được ưa chuộng trong ngành công nghiệp: giấy và bột giấy, dăm xuất khẩu, công nghiệp chế biến và ngoài ra tinh dầu bạch đàn còn được sử dụng làm thuốc.
Những năm gần đây bạch đàn đã và đang bị các loài sâu, bệnh gây hại nghiêm trọng như: loài Ong đen gây u bướu bạch đàn (OĐGUBBĐ), ong gây u bướu phiến lá, xén tóc đục thân, xén tóc gặm vỏ, sâu đục thân, sâu róm, rệp, bọ hung nâu nhỏ, sâu cuốn lá, sâu kèn bó củi và mối . trong đó các loài gây hại trên, loài OĐGUBBĐ phân bố rộng và gây hại mạnh trên bạch đàn ở các vườn ươm và rừng trồng cây bạch đàn dưới 2 tuổi ở các tỉnh Đông Nam Bộ gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến kế hoạch trồng rừng của địa phương (Phạm Quang Thu, 2011). Loài ong này gây u bướu trên gân lá, cuống lá và chồi non dẫn tới biến dạng lá, chồi làm cho cây còi cọc chậm phát triển, khi hại nặng có thể làm chết cây. Ngoài ra khi cây bị OĐGUBBĐ còn làm giảm chiều cao, giảm chất lượng gỗ và năng suất rừng trồng (Phạm Quang Thu, 2004). Đến nay, loài OĐGUBBĐ không chỉ thấy ở các tỉnh phía Nam mà đã xuất hiện ở hầu khắp các địa phương trên cả nước, gây hại trên diện rộng làm nhiều người dân, các đơn vị trồng rừng lo ngại và phân vân về việc đưa loài cây này vào lựa chọn trồng rừng.
Theo công văn số 35/CCKL-QLBVR ký ngày 06 tháng 03 năm 2013 của Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Phú Thọ, về việc loài OĐGUBBĐ ở vườn ươm và rừng trồng dưới 2 tuổi ở huyện Phù Ninh, Tam Nông và Đoan Hùng, chúng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí làm chết cây
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_vat_hoc_va_mot_so_b.docx