Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng

Cây cà chua là cây rau ăn quả cao cấp được trồng từ rất lâu ở Việt Nam và được tỉnh

Lâm Đồng chú trọng và phát triển mạnh thành những vùng chuyên canh. Nhờ ứng dụng

nông nghiệp công nghệ cao như ghép cây giống, dùng màng phủ , năng suất cà chua ở

Lâm Đồng được cải thiện rõ rệt, có nơi năng suất quả đạt 100 tấn/ha/vụ.

Do thâm canh cao, sâu bệnh thường xuyên phát sinh và là yếu tố cản trở lớn sản xuất

cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù người trồng cà chua đã được tập huấn nhiều về IPM,

VietGAP, nhưng vẫn lạm dụng thuốc hóa học BVTV. Đây là khó khăn của tỉnh Lâm Đồng

trong giám sát chất lượng, cấp chứng chỉ, xây dựng thương hiệu cà chua an toàn. Để khắc

phục vấn đề này cần phải coi quản lý dịch hại tổng hợp đóng một vai trò quan trọng trong

sản xuất cà chua ở tỉnh Lâm Đồng.

Cho đến nay, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về sâu hại cây cà chua, chưa có quy

trình IPM trên cây cà chua. Đặc biệt, ở tỉnh Lâm Đồng chưa có nghiên cứu chuyên sâu về

sâu hại cây cà chua. Vì vậy, luận án đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh

thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở

tỉnh Lâm Đồng”

pdf 28 trang dienloan 4880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
---------------- 
NGUYỄN VĂN SƠN 
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC, SINH THÁI 
CỦA MỘT SỐ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CÀ CHUA VÀ 
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TỔNG HỢP Ở TỈNH LÂM ĐỒNG 
Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật 
Mã số : 62.62.01.12 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH 
Hà Nội - 2014 
Công trình được hoàn thành tại: 
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS-TS. Nguyễn Hồng Sơn 
2. GS-TS. Phạm Văn Lầm 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại 
vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
3. Thư viện Viện Môi trường Nông nghiệp 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Cây cà chua là cây rau ăn quả cao cấp được trồng từ rất lâu ở Việt Nam và được tỉnh 
Lâm Đồng chú trọng và phát triển mạnh thành những vùng chuyên canh. Nhờ ứng dụng 
nông nghiệp công nghệ cao như ghép cây giống, dùng màng phủ, năng suất cà chua ở 
Lâm Đồng được cải thiện rõ rệt, có nơi năng suất quả đạt 100 tấn/ha/vụ. 
Do thâm canh cao, sâu bệnh thường xuyên phát sinh và là yếu tố cản trở lớn sản xuất 
cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù người trồng cà chua đã được tập huấn nhiều về IPM, 
VietGAP, nhưng vẫn lạm dụng thuốc hóa học BVTV. Đây là khó khăn của tỉnh Lâm Đồng 
trong giám sát chất lượng, cấp chứng chỉ, xây dựng thương hiệu cà chua an toàn. Để khắc 
phục vấn đề này cần phải coi quản lý dịch hại tổng hợp đóng một vai trò quan trọng trong 
sản xuất cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. 
Cho đến nay, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về sâu hại cây cà chua, chưa có quy 
trình IPM trên cây cà chua. Đặc biệt, ở tỉnh Lâm Đồng chưa có nghiên cứu chuyên sâu về 
sâu hại cây cà chua. Vì vậy, luận án đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh 
thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở 
tỉnh Lâm Đồng”. 
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 
2.1. Mục đích 
Trên cơ sở nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của 
những sâu chính hại cây cà chua nhằm xây dựng các biện pháp phòng chống sâu hại chính 
trên cây cà chua theo hướng tổng hợp, góp phần giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học trừ sâu, 
phục vụ sản xuất cà chua an toàn tại tỉnh Lâm Đồng. 
2.2. Yêu cầu 
- Xác định được thành phần loài sâu hại cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. 
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số sâu hại chính trên cây 
cà chua ở Lâm Đồng (bọ phấn trắng thuốc lá, bọ xít mù thuốc lá, ruồi đục lá). 
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp khả thi để phòng chống sâu hại chính trên cây cà 
chua theo hướng tổng hợp ở điều kiện tỉnh Lâm Đồng. 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 
Luận án cung cấp dẫn liệu khoa học mới về thành phần loài sâu hại, đặc tính sinh vật 
học, sinh thái học của bọ phấn trắng thuốc lá, bọ xít mù thuốc lá, ruồi đục lá, sâu xanh và hiệu 
quả của biện pháp phòng chống các sâu hại chính trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. 
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 
Các kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở xây dựng quy trình phòng chống sâu hại 
chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp ở điều kiện tỉnh Lâm Đồng, góp phần giảm 
thiểu sử dụng thuốc hóa học trừ sâu phục vụ sản xuất cà chua an toàn và bảo vệ môi 
trường nông nghiệp. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
4.1. Đối tượng nghiên cứu 
Các loài sâu hại phổ biến trên cây cà chua (bọ phấn trắng thuốc lá, bọ xít mù thuốc lá, 
ruồi đục lá,...). 
4.2. Phạm vi nghiên cứu 
Nghiên cứu thành phần loài sâu hại, đặc tính sinh vật học, sinh thái học và biện pháp 
phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng. 
 2 
5. Những đóng góp mới của đề tài 
- Xác định được 14 loài sâu hại cây cà chua, bổ sung loài ruồi đục lá Liriomyza 
huidobrensis; khẳng định bọ phấn trắng thuốc lá Bemisia tabaci, ruồi đục lá Liriomyza 
huidobrensis là những sâu hại chính trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. 
- Lần đầu cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái 
học, tính hai mặt của bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis trên cây cà chua ở Việt Nam 
và bổ sung dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn 
trắng thuốc lá B. tabaci, ruồi đục lá L. huidobrensis, sâu xanh Helicoverpa armigera trên 
cây cà chua ở điều kiện tỉnh Lâm Đồng. 
- Luận án cung cấp dẫn liệu khoa học mới về hiệu quả của một số biện pháp phòng 
chống sâu hại chính ở các vùng trồng cây cà chua của tỉnh Lâm Đồng. 
6. Cấu trúc của luận án 
Luận án chính có 134 trang với 34 bảng số liệu, 19 hình. Luận án gồm 5 phần: Mở 
đầu (6 trang), Chương 1. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài (30 trang), 
Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (19 trang), Chương 3. Kết quả nghiên 
cứu và thảo luận (76 trang), Kết luận và đề nghị (3 trang). Đã tham khảo 139 tài liệu, bao 
gồm 31 tài liệu tiếng Việt và 108 tài liệu tiếng nước ngoài. 
Chương 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: Hệ thống các biện pháp IPM trên cây cà chua được thiết 
lập dựa trên các mối quan hệ qua lại tay ba giữa cây cà chua, sâu hại và thiên địch. Để 
IPM trên cây cà chua thành công đòi hỏi phải có hiểu biết về mối quan hệ qua lại tay ba 
này. Ở các vùng địa lý khác nhau có số lượng loài sâu hại và loài hại chính trên cây cà 
chua không giống nhau. Quần xã côn trùng trên cây cà chua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu 
tố môi trường. Sự tác động của các yếu tố này lên quần xã côn trùng rất đa dạng và phức 
tạp, không giống nhau ở các vùng sinh thái khác nhau và ngay tại cùng một nơi, nhưng 
vào các thời điểm khác nhau. 
1.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước 
1.2.1. Thành phần, phân bố và tác hại của sâu hại trên cây cà chua: Thế giới đã phát 
hiện được 208 loài côn trùng và 10 loài nhện nhỏ gây hại cây cà chua. Hoa Kỳ và Ucraina 
đã ghi nhận tương ứng được 11 và 33 loài côn trùng, nhện nhỏ hại cây cà chua. Trong nhà 
kính ở Syria, Ucraina đều phát hiện được 16 loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây cà chua 
(Ahmad, 2006; Brust, 2008; CABI, 2011; Foster, 2010; Васильев, 1975). Vùng Đông Nam 
Á có 17 loài sâu hại chính trên cây cà chua. Thái Lan, Malaysia, Philipin có 11-13 loài. 
Campuchia và Indonesia, mỗi nước có 10 loài, các nước khác trong vùng, mỗi nước có 8 
loài sâu hại chính trên cây cà chua (Waterhouse, 1993). Sâu xanh H. armigera là sâu hại 
nguy hiểm nhất trên cây cà chua ở châu Á, gây thiệt hại năng suất tới 55-60% (Talekar et 
al., 1984). Bọ xít mù thuốc lá N. tenuis vừa là sâu hại vừa là loài bắt mồi có nhiều triển 
vọng để trừ bọ phấn trắng, ruồi đục lá,... (Hughes, 2010; Kessler và Baldwin, 2004; 
Sanchez et al., 2008; Urbaneja et al., 2005, 2008). 
1.2.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số sâu hại chính: Các loài sâu hại chính 
như bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci, sâu xanh H. armigera, bọ xít mù thuốc lá N. tenuis, ruồi 
đục lá L. huidobrensis,... đã được nghiên cứu khá toàn diện ở nhiều nước trên thế giới. 
1.2.3. Nghiên cứu phòng trừ sâu hại cây cà chua: Trên thế giới đã nghiên cứu biện pháp 
canh tác, cơ giới vật lý (cày sâu, thu gom tàn dư, trồng xen,), dùng giống cà chua kháng sâu hại, 
 3 
biện pháp sinh học (nhân thả nhiều loài ký sinh Trichogramma spp., Cotesia marginiventris,...), 
bẫy dính màu vàng, bẫy bả pheromon giới tính tổng hợp và thuốc hóa học, IPM. 
1.3. Những nghiên cứu ở trong nước 
1.3.1. Nghiên cứu thành phần và tác hại của sâu hại cây cà chua: Điều tra cơ bản ở 
miền Bắc (1967-1968), ở miền Nam (1977-1979) đã phát hiện được tương ứng 11 và 29 
loài sâu hại cây cà chua (Viện Bảo vệ thực vật, 1976, 1999). Ngoài ra, một số nghiên cứu 
chuyên đề về cây cà chua cũng có thành phần sâu hại. Tổng hợp các kết này được 44 loài 
sâu hại cây cà chua ở Việt Nam (Phạm Văn Lầm, 2013). Nhóm sâu đục quả (sâu xanh H. 
armigera, H. assulta, sâu khoang S. litura) thường gây ra 37,8-45,3% quả bị hại với tổn 
thất năng suất là 10,4-13,5 tấn/ha (Nguyễn Kim Chiến, 2012). 
1.3.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học một số sâu hại chính: Ở Việt Nam, đến nay 
chỉ có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn trắng thuốc 
lá B. tabaci, sâu xanh H. armigera, H. assulta trên cây cà chua. Chưa có nghiên cứu về bọ 
xít mù thuốc lá N. tenuis và ruồi đục lá L. huidobrensis hại cây cà chua. 
1.3.3. Nghiên cứu phòng trừ sâu hại cây cà chua: Ở nước ta, đã nghiên cứu áp dụng 
biện pháp canh tác, cơ giới vật lý (dùng màng nylon phản quang che phủ đất trước khi 
trồng, trồng xen cây cà chua với cây cây cà Solanum viarum,), biện pháp sinh học (sử 
dụng ký sinh Trichogramma spp., các chế phẩm sinh học NPV-Ha, delphin,), biện pháp 
hóa học (dùng thuốc secure 10EC, regent 800WG,). Chưa có nghiên cứu về IPM trên 
cây cà chua ở nước ta. 
1.4. Nhận xét chung và những vấn đề quan tâm: Ở nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu 
khá sâu và rộng, đầy đủ, toàn diện về mọi khía cạnh đối với sâu hại cây cà chua. Ở Việt 
Nam chưa có nhiều nghiên cứu về sâu hại cây cà chua. Các nghiên cứu về sâu hại cây cà 
chua chủ yếu được thực hiện ở vùng phụ cận Hà Nội. Tại tỉnh Lâm Đồng, chưa có một 
nghiên cứu nào đã công bố chính thức về sâu hại trên cây cà chua. 
Luận án này quan tâm đến thành phần loài sâu hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái 
học của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống chúng theo 
hướng tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng. 
Chương 2 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu trong phòng được thực hiện ở Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng. Nghiên 
cứu ở ngoài đồng ruộng được thực hiện tại Đức Trọng, Đơn Dương. 
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2014. 
2.2. Vật liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 
Giống cà chua trồng phổ biến ở Lâm Đồng (giống Anna, Kim cương đỏ, Hồng đào). 
Các loài sâu hại phổ biến, thiên địch trên cây cà chua, một số thuốc bảo vệ thực vật (map-
winner 5WG, delfin WG,...), phân bón, màng phủ nilon màu xám bạc, bình bơm thuốc, 
dụng cụ điều tra, thu thập mẫu vật (khay, vợt bắt côn trùng,), dụng cụ phân loại nhận 
dạng sâu hại, nghiên cứu sinh học (kính lúp, tủ sinh thái côn trùng, v.v). 
2.3. Nội dung nghiên cứu 
- Xác định thành phần loài sâu hại trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng; 
- Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh vật học của một số loài sâu hại chính trên cây cà 
 4 
chua ở điều kiện phòng thí nghiệm; 
- Nghiên cứu diễn biến mật độ quần thể, yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến số lượng sâu 
hại chính trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng; 
- Nghiên cứu giải pháp phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng tổng 
hợp phục vụ sản xuất cà chua an toàn ở Lâm Đồng. 
2.4. Phương pháp nghiên cứu 
2.4.1. Nghiên cứu xác định thành phần loài sâu hại trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng 
Điều tra định kỳ trên 4 vụ cà chua trồng không phun thuốc trừ sâu và ruộng sản xuất 
đại trà ở Đơn Dương, Đức Trọng. Điều tra theo Quy chuẩn quốc gia QCVN-01-
38:2010/BNNPTNT và phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997). 
Tên khoa học của sâu hại xác định theo tài liệu của Ahmad (2006), Ehara và Gotoh 
(2000), Lewvanich (2001), Shepard et al. (1999), Spencer (1973), Srinivasan (2009) [34], 
[58], [87], [108], [114]. Đồng thời đối chiếu với bộ mẫu côn trùng bảo quản tại Viện Bảo 
vệ thực vật với sự giúp đỡ của GS-TS. Phạm Văn Lầm và các chuyên gia côn trùng ở Viện 
Bảo vệ thực vật. 
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu hại chính trên cây cà chua ở điều 
kiện phòng thí nghiệm 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu hại chính được tiến hành tại phòng thí 
nghiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng theo phương pháp chung trong nghiên cứu 
côn trùng. Nuôi theo phương pháp cá thể. Mỗi đợt nuôi với số lượng cá thể để có số liệu 
tính toán với n ≥ 30. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ôn ẩm độ thay đổi của 
phòng thí nghiệm (điều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm). 
2.4.3. Nghiên cứu diễn biến mật độ quần thể, yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến số lượng 
một số loài côn trùng ăn thực vật chính trên cây cà chua 
Thực hiện tại tại hai địa điểm đại diện cho vùng nghiên cứu là huyện Đơn Dương và 
Đức Trọng. Điểu tra ở đồng ruộng được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Nông 
nghiệp và PTNT (QCVN-01-38:2010/BNNPTNT) và phương pháp của Viện Bảo vệ thực 
vật (1997). 
2.4.4. Nghiên cứu giải pháp phòng chống sâu hại chính trên cây cà chua theo hướng 
tổng hợp phục vụ sản xuất cà chua an toàn ở Lâm Đồng 
Nghiên cứu biện pháp canh tác, thủ công cơ giới 
Các thí nghiệm biện pháp canh tác, thủ công ở điều kiện đồng ruộng được bố trí trên 
diện rộng, không nhắc lại mỗi thí nghiệm là 1.000m2. Mật độ sâu hại trong các thí nghiệm 
được điều tra theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Nông nghiệp và PTNT (QCVN-
01-38:2010/BNNPTNT) và phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997). 
Nghiên cứu biện pháp sinh học và sử dụng thuốc thảo mộc 
* Nghiên cứu lợi dụng thiên địch tự nhiên để hạn chế sâu hại chính trên cây cà chua 
Xác định thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong hạn chế sâu hại cây cà 
chua được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1997). 
Khả năng ăn mồi của bọ xít mù thuốc lá được tiến hành ở phòng thí nghiệm. Những 
cá thể bọ xít mù thuốc lá (trưởng thành, ấu trùng) cùng ngày tuổi được chọn để thí nghiệm 
và nuôi cá thể trong ống nghiệm. Trước khi bắt đầu thí nghiệm bỏ đói 24 giờ. Hàng ngày 
cung cấp cho mỗi cá thể bọ xít mù thuốc lá một lượng con mồi nhất định (nhộng bọ phấn 
trắng thuốc lá, nhộng ruồi đục lá,). Sau 24 giờ tiến hành kiểm tra số lượng con mồi đã bị 
tiêu diệt. Sau đó thay con mồi mới với số lượng như cũ. Thí nghiệm tiến hành từ ấu trùng 
mới nở đến trưởng thành chết. Thí nghiệm tiến hành với 20-30 cá thể bọ xít mù thuốc lá. 
 5 
* Đánh giá hiệu lực của phẩm sinh học, thảo mộc sẵn có 
Chọn một số chế phẩm sinh học, thảo mộc sẵn có trên thị trường để thí nghiệm. Thí 
nghiệm được thực hiện như thí nghiệm đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học. 
Nghiên cứu biện pháp hóa học 
Chọn một số loại thuốc hóa học đang được nông dân sử dụng để trừ sâu hại trên cây 
cà chua để đánh giá hiệu lực của chúng đối với sâu hại phổ biến trên cây cà chua. Mỗi loại 
thuốc là một công thức và đối chứng phun nước lã. Thí nghiệm ngoài đồng nhắc lại 3-4 
lần, diện tích ô thí nghiệm từ 75-125m2. Liều lượng thuốc sử dụng theo khuyến cáo của 
nhà sản xuất. Theo dõi mật độ sâu hại cây cà chua trên ruộng thí nghiệm vào các thời 
điểm: trước phun thuốc, sau phun thuốc 1, 3, 5, 7, 10, 14 và 21 ngày. Điều tra mật độ sâu 
hại trên cây cà chua trong thí nghiệm đồng ruộng theo phương pháp như nêu ở mục 2.4.3. 
Hiệu lực của thuốc tính theo công thức Henderson-Tilton 
Ta Cb Hiệu lực (%) = (1- Ca x Tb ) x100 
Trong đó : Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước x ... P 3 NSP 7 NSP 
Loại thuốc 
thí nghiệm 
Liều 
lượng 
(kg, 
lít/ha) Mức 
giảm mật 
độ (%) 
Cấp 
độc 
Mức giảm 
mật độ 
(%) 
Cấp 
độc 
Mức 
giảm mật 
độ (%) 
Cấp 
độc 
Map-winner 5WG 0,08 32,5 2 53,1 3 73,0 3 
Delfin WG 32 BIU 1,50 28,4 2 47,5 2 67,3 3 
Neem nim xoan xanh 
green 0.15EC 1,50 24,2 1 42,0 2 63,8 3 
Ghi chú: Cấp độc 1: Giảm mật độ thiên địch < 25%; Cấp độc 2: Giảm mật độ thiên địch 
25 - 50%; Cấp độc 3: Giảm mật độ thiên địch 51 - 75%; Cấp độc 4: Giảm mật độ thiên 
địch > 75%. 
3.4.3. Biện pháp hóa học đối với một số sâu hại chính 
Hiệu lực của thuốc đối với bọ phấn trắng thuốc lá: Đã tiến hành đánh giá hiệu lực 
của một số thuốc hóa học như sword 40EC, oshin 20WP, sokupi 0.36AS và actara 25WG 
đối với bọ phấn trắng thuốc lá trên cây cà chua. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ bọ 
phấn trắng thuốc lá ở các công thức thí nghiệm đều gia tăng theo thời gian. Ở các công 
thức xử lý thuốc, sự gia tăng mật độ của bọ phấn trắng thuốc lá đều chậm hơn so với sự 
gia tăng ở đối chứng. Trong tất cả các kỳ điều tra, mật độ bọ phấn thuốc lá ở các công thức 
phun thuốc sword 40EC, oshin 20WP, sokupi 0.36AS, actara 25WG đều thấp hơn so với 
công thức đối chứng và tương ứng dao động trong phạm vi 0,1-3,7 con/lá; 0,2-2,45 con/lá; 
0,1-3,1 con/lá và 0,3-3,3 con/lá. Chỉ tiêu này ở công thức đối chứng là 0,2-5,85 con/lá 
(bảng 3.25). 
 20 
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thuốc hóa học lên mật độ của bọ phấn trắng thuốc lá 
B. tabaci trên cây cà chua ở Lâm Đồng, 2013 
Mật độ bọ phấn trắng thuốc lá (con/lá) Ngày 
điều tra Sword 
40EC 
Oshin 
20WP 
Sokupi 
0.36AS 
Actara 
25WG Đối chứng 
LSD 
5% CV 
5 NST 0,10 a 0,20 a 0,10 a 0,30 a 0,20 a 0,47 14,50 
10 NST 0,50 a 0,40 a 0,40 a 0,60 a 0,70 a 0,32 23,60 
15 NST 0,90 a 0,65 a 0,75 a 0,95 a 1,20 a 0,55 21,50 
20 NST 1,70 a 1,10 a 1,50 a 1,60 a 3,20 a 0,54 16,30 
25 NST 2,80 abc 2,30 a 2,70 ab 3,20 bc 4,80 d 0,56 9,80 
30 NST 3,70 bc 2,45 a 2,85 ab 3,15 abc 5,85 d 0,95 14,40 
37 NST 3,30 b 2,10 a 3,10 b 3,30 b 5,50 c 0,91 14,50 
44 NST 2,70 b 2,20 a 2,70 b 2,80 b 4,20 c 0,45 8,50 
51NST 2,30 c 1,35 a 1,90 bc 1,45 ab 3,70 d 0,51 13,10 
58 NST 2,70 b 1,60 a 1,60 a 1,80 a 2,85 b 0,40 10,50 
65 NST 2,20 b 1,50 a 1,70 a 1,60 a 3,10 c 0,47 12,70 
Ghi chú: Số liệu trong cùng một hàng có cùng mẫu tự theo sau khác biệt nhau không ý 
nghĩa dựa vào trắc nghiệm LSD, P < 0,05. 
Một thí nghiệm khác được tiến hành để đánh giá hiệu lực của các thuốc tasieu 
1.9EC, map-winner 5WG, tungatin 1.8EC và actara 25WG đối với bọ phấn trắng thuốc lá 
trên cây cà chua cho thấy các thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực phòng trừ bọ phấn trắng 
thuốc lá khá cao. Chỉ sau phun 1 ngày, hiệu lực đạt 60,8-69,8%. Đến 3 ngày sau phun, 
hiệu lực của các thuốc thí nghiệm đạt cao nhất và là 73,2-80,0%. Vào thời điểm 7 ngày sau 
phun, hiệu lực của các thuốc vẫn còn ở mức khá cao và là 64,7-78,1%. Actara 25WG (liều 
lượng 0,08 kg/ha) có hiệu lực đối với bọ phấn trắng thuốc lá đạt tốt nhất (bảng 3.27). 
Bảng 3.27. Hiệu lực phòng trừ bọ phấn trắng thuốc lá Bemisia tabaci của một 
số loại thuốc hóa học (Lâm Đồng, 2013) 
Hiệu lực phòng trừ (%) Công thức thí nghiệm Liều lượng (kg; lít/ha) 1 NSP 3 NSP 7 NSP 
Tasieu 1.9EC 0,30 60,8 73,2 64,7 
Map-winner 5WG 0,08 63,9 78,3 70,5 
Tungatin 1.8EC 0,50 65,6 79,3 75,7 
Actara 25WG 0,08 69,8 80,0 78,1 
Ghi chú: TP: trước phun; NSP: ngày sau phun. 
Hiệu lực của thuốc đối với ruồi đục lá: Đã đánh giá hiệu lực của các thuốc tungatin 
1.8EC, map-winner 5WG, tasieu 1.9EC và trigard 100SL đối với ruồi đục lá trên cây cà chua. 
Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu lực của các thuốc đối với ruồi đục lá đều rất thấp. Tỷ lệ lá bị 
hại và chỉ số lá bị hại do ruồi đục lá gây ra ở các công thức phun thuốc tuy thấp hơn đối 
chứng nhưng đều gia tăng tương tự đối chứng (bảng 3.28). Hiệu lực trừ ruồi của Tasieu 
1.9EC và Trigard 100SL đạt cao nhất (51,52% và 54,55%) vào 5 ngày sau phun thuốc, sau 
đó giảm dần. Các thuốc khác chỉ đạt hiệu lực dưới 40%. Như vậy có thể sử dụng Tasieu 
1.9EC và Trigard 100SL để trừ ruồi đục lá. 
 21 
Bảng 3. 28. Hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc trừ sâu đối với ruồi đục lá 
Liriomyza huidobrensis (Lâm Đồng, 2013) 
Mức độ lá bị hại vào các thời điểm Hiệu lực phòng trừ (%) 
TP 5 NSP 10 NSP Công thức thí nghiệm 
Liều 
lượng 
(lít; 
kg/ha) TLH 
(%) 
CSH 
(%) 
TLH 
(%) 
CSH 
(%) 
TLH 
(%) 
CSH 
(%) 
5 NSP 10 NSP 
Tungatin 1.8EC 0,50 10,0 2,0 22,5 4,5 32,5 7,5 18,18 40,91 
Map-winner 
5WG 0,08 7,5 1,5 12,5 3,5 27,5 6,0 39,39 33,33 
Tasieu 1.9EC 0,30 7,5 1,5 10,0 3,0 25,0 4,5 51,52 39,39 
Trigard 100SL 0,30 10,0 2,0 12,5 3,5 22,5 4,5 54,55 59,09 
Đối chứng Nước lã 10,0 2,0 27,5 6,5 55,0 12,0 - - 
Ghi chú: TP: Trước phun; NSP: ngày sau phun; TLH: tỷ lệ lá bị hại; CSH: chỉ số lá bị hại 
Hiệu lực của thuốc đối với sâu xanh H. Armigera: Tỷ lệ quả cà chua bị sâu xanh 
H. armigera đục ở các công thức xử lý chế phẩm sinh học và thảo mộc không tăng hoặc 
tăng nhẹ so với trước phun thuốc, nhưng đều thấp hơn so với đối chứng. Vào thời điểm 7 
ngày sau phun, tỷ lệ quả cà chua bị đục ở các công thức phun thuốc chỉ đạt 2,3-3,3%, 
trong khi đó ở công thức đối chứng tỷ lệ này là 5,9% (bảng 3.29). Các thuốc thí nghiệm 
cho hiệu lực đối với sâu xanh trên cây cà chua ở mức từ trung bình (neem nim xoan xanh 
xreen 0.15EC) đến khá (delfin WG 32 BIU). 
Bảng 3.29. Hiệu quả phòng trừ của thuốc sinh học và thảo mộc đối với sâu xanh 
Helicoverpa armigera trên cây cà chua (Lâm Đồng, 2012) 
Tỷ lệ quả cà chua bị đục (%) Hiệu quả phòng trừ (%) 
Công thức thí 
nghiệm 
Liều 
lượng 
(kg; 
lít/ha) 
TP 
lần 
1 
TP 
lần 
2 
3 
NSP 
lần 2 
7 
NSP 
lần 2 
14 
NSP 
lần 2 
3 NSP 
lần 2 
7 
NSP 
lần 2 
14 
NSP 
lần 2 
Map-biti WP 50000 
IU/mg 1,0 2,4 2,4 2,5 2,6 2,7 45,18 50,76 61,86 
Delfin WG 32 BIU 1,5 2,2 2,2 2,2 2,2 2,3 47,37 54,55 64,56 
Neem nim xoan 
xanh green 0.15EC 1,5 2,5 2,7 2,7 3,0 3,3 47,37 49,49 58,57 
Đối chứng Nước lã 1,7 2,0 3,8 4,4 5,9 - - - 
 Ghi chú: TP: Trước phun; NSP: Ngày sau phun 
Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đối với cây trồng sau phun: Tất cả các thuốc 
được thí nghiệm phòng trừ sâu hại cây cà chua sử dụng ở liều lượng trong thí nghiệm đều 
không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cà chua (bảng 3.30). 
3.4.4. Mô hình phòng chống tổng hợp sâu hại chính trên cây cà chua 
Hiệu quả kỹ thuật của 2 mô hình phòng chống tổng hợp: Trong mô hình áp dụng các 
biện pháp phòng chống sâu hại miệng chích hút ngay từ giai đọan vườn ươm bằng thuốc 
dragon, dầu khoáng SK. Khi đưa ra trồng, ruộng trồng cây cà chua được phủ nilon, kết 
 22 
hợp sử dụng giấy bạc treo ở ngọn cây cà chua để xua đuổi, phun thuốc khi cần thiết. Đối 
chứng là ruộng cà chua làm theo nông dân. 
Mô hình tại Đơn Dương: Mô hình phòng trừ tổng hợp sâu hại cây cà chua ở Đơn 
Dương trồng ngày 15/01/2013 tại xã Lạc Xuân. Trong tất cả các kỳ điều tra, mật độ bọ 
phấn trắng thuốc lá trên ruộng mô hình luôn ở mức thấp hơn so với mật độ bọ phấn 
trắng thuốc lá ở ruộng nông dân (đối chứng). Mật độ bọ phấn trắng thuốc lá trên 
ruộng mô hình trong vụ cà chua dao động trong khoảng 0,6-9,95 con/lá. Chỉ tiêu này 
ở ruộng của nông dân là 0,95-13,2 con/lá (bảng 3.31). 
Bảng 3.31. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng thuốc lá lá Bemisia tabaci trên mô hình cà 
chua tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng, 2013) 
Mật độ bọ phấn trắng thuốc lá (con/lá) 
Ngày điều tra 
Ruộng mô hình Ruộng nông dân 
7 NST 0,6 0,95 
14 NST 0,6 4,60 
21 NST 2,75 5,85 
28 NST 3,05 6,30 
35 NST 5,75 10,15 
42 NST 4,35 4,70 
49 NST 3,25 4,40 
56 NST 9,95 11,05 
63 NST 5,63 13,2 
Ghi chú: NST: Ngày sau trồng 
Mô hình Đức Trọng: Mô hình phòng trừ tổng hợp sâu hại cây cà chua ở Đức Trọng 
trồng ngày 24/2/2013 tại xã Hiệp Thạnh. Mật độ bọ phấn trắng thuốc lá trên ruộng mô 
hình (0,6-5,7 con/lá) luôn thấp hơn so với trên ruộng của nông dân (1,05-6,65 con/lá) 
(bảng 3.32). 
Bảng 3.32. Diễn biến mật độ một số sâu hại chính trên mô hình cà chua tại huyện 
Đức Trọng (Lâm Đồng, 2013) 
Ruộng mô hình Ruộng của nông dân 
Ruồi đục lá Ruồi đục lá 
Ngày điều 
tra 
Bọ phấn 
trắng thuốc 
lá* 
Mật độ 
giòi ** 
Tỷ lệ lá bị 
đục (%) 
Bọ phấn 
trắng thuốc 
lá* 
Mật độ 
giòi** 
Tỷ lệ lá bị 
đục (%) 
 7 NST 0,60 0 0 1,05 0 0 
14 NST 0,90 0 0 1,25 0 0 
21 NST 1,65 0 0 2,90 0 0 
28 NST 4,0 0 0 5,75 2,05 1,34 
35 NST 5,70 0,35 0,07 6,65 1,12 0,67 
42 NST 2,75 0,43 0,30 3,75 1,49 0,95 
49 NST 2,35 0,36 0,21 4,30 0,92 0,64 
56 NST 1,0 1,32 0,79 2,15 2,09 1,25 
63 NST 1,75 0,67 1,14 2,75 2,94 1,90 
70 NST 2,0 0,95 0,57 2,90 3,21 2,38 
Ghi chú: Ghi chú: NST: Ngày sau trồng; *con/lá; **con/cành. 
 23 
Sau trồng 35 ngày, trên ruộng cà chua mô hình xuất hiện giòi của ruồi đục lá. Trong 
khi đó, ở ruộng cà chua của nông dân giòi của ruồi đục lá xuất hiện sớm hơn, vào thời 
điểm 28 ngày sau trồng. Mật độ giòi và tỷ lệ hại của ruồi đục lá ở ruộng cà chua trong mô 
hình đều luôn thấp hơn so với các chỉ tiêu này ở ruộng cà chua của nông dân. Mật độ giòi 
và tỷ lệ hại của ruồi đục lá ở ruộng cà chua trong mô hình gia tăng từ thời điểm xuất hiện 
và đạt đỉnh cao tương ứng vào ngày thứ 56 và 63 sau trồng, sau đó giảm dần về cuối vụ. 
Ngược lại, trên ruộng cà chua của nông dân, mật độ giòi và tỷ lệ hại của ruồi đục lá gia 
tăng từ khi xuất hiện đến cuối vụ đạt đỉnh cao (bảng 3.32). 
Mật độ bọ phấn trắng thuốc lá và ruồi đục lá có sự khác biệt giữa 2 ruộng thí 
nghiệm ngay từ đầu vụ cà chua do ruộng mô hình đã áp dụng biện pháp phòng chống sâu 
hại ngay từ ở vườn ươm bằng thuốc dragon và dầu khoáng SK. Khi đưa ra trồng, ruộng 
trồng cà chua được phủ nilon xám bạc, kết hợp dùng bẫy xua đuổi côn trùng. Trên ruộng 
cà chua mô hình đã phun 8 lần thuốc BVTV, ở ruộng của nông dân đã phun nhiều hơn 2 
lần và sử dụng thuốc BVTV chưa đăng ký trên rau. Sự chênh lệch hiệu quả kinh tế không 
lớn giữa mô hình và ruộng nông dân, nhưng thể hiện được hiệu quả của các biện pháp 
phòng chống tổng hợp đã áp dụng để trừ sâu hại, góp phần làm giảm thiểu sử dụng thuốc 
hóa học BVTV. 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
Kết luận 
1. Trong các năm 2012-2014 đã xác định được 14 loài sâu hại trên cây cà chua ở Đức 
Trọng, Đơn Dương (Lâm Đồng). Trong đó, phổ biến nhất là bọ phấn trắng thuốc lá 
Bemisia tabaci, ruồi đục lá L. huidobrensis và bọ xít mù thuốc lá N. tenuis. Đây là lần đầu 
cung cấp dẫn liệu về thành phần loài sâu hại cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng và ghi nhận bổ 
sung loài ruồi đục lá Liriomyza huidobrensis vào danh sách sâu hại cây cà chua ở Việt 
Nam. Lạm dụng thuốc BVTV là nguyên nhân gây nên sự nghèo nàn về thành phần loài 
chân đốt trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. 
2. Thời gian hoàn thành vòng đời của bọ xít mù thuốc lá là 86,4-88,7 ngày khi nuôi 
trên cây cà chua sạch ở 18,5-22,4C và 61,4-71,3% ẩm độ. Khi nuôi bằng ấu trùng bọ 
phấn trắng thuốc lá trong cùng điều kiện nhiệt độ và ẩm độ, thời gian hoàn thành vòng đời 
ngắn hơn so với khi nuôi bằng cây cà chua sạch (74,0 ngày so với 81,0 ngày). Một trưởng 
thành cái chỉ đẻ được trung bình là 10,9-18,1 quả trứng phụ thuộc thức ăn. Thời gian đẻ 
trứng trung bình là 10,3-14,3 ngày. 
 Bọ xít mù thuốc lá N. tenuis là loài ăn tạp, xuất hiện phổ biến nhưng không gây hại 
đáng kể cho cây cà chua, có khả năng tiêu diệt ấu trùng và nhộng bọ phấn trắng thuốc lá 
rất cao. Trong cả đời, một cá thể bọ xít mù thuốc lá có thể tiêu diệt được 1.026,8-1.042,9 
ấu trùng tuổi 1 hay 919,8-945,5 nhộng bọ phấn trắng thuốc lá. Cần phải lợi dụng tính ăn 
động vật của bọ xít mù thuốc lá để hạn chế số lượng phấn trắng thuốc lá trên cây cà chua. 
3. Ở nhiệt độ 21,9-25,5C và ẩm độ là 48,5-66,0%, thời gian hoàn thành vòng đời 
của bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci trung bình là 25,84-28,54 ngày. Sức đẻ trứng của 
trưởng thành cái đạt thấp, trung bình là 84,0-94,9 trứng/cái với thời gian đẻ trứng trung 
bình là 7,6-8,4 ngày. Ở điều kiện tỉnh Lâm Đồng, bọ phấn trắng thuốc lá trong một năm 
 24 
có thể hoàn thành được số thế hệ (7,8-8,0 thế hệ) ít hơn nhiều so với ở vùng Hà Nội 
(15,3 thế hệ). 
4. Tại Đơn Dương, Đức Trọng trong các năm 2012-2013, các loài sâu hại chính (bọ 
phấn trắng thuốc lá, ruồi đục lá) đều bắt đầu xuất hiện vào thời điểm sau trồng 7 ngày, 
riêng sâu xanh xuất hiện muộn hơn (vào khoảng 35-42 ngày sau trồng). Mật độ của các 
loài sâu hại chính này đều gia tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua và đạt 
đỉnh cao mật độ quần thể vào thời gian khoảng 70-84 ngày sau trồng. Các loài sâu hại 
chính trên cây cà chua ở Lâm Đồng thường xuất hiện quanh năm. Mật độ quần thể của 
chúng trong mùa khô thường cao hơn trong mùa mưa và đạt thấp nhất vào tháng 5. 
5. Với sức ép thâm canh và lạm dụng thuốc BVTV, thành phần thiên địch trên cây cà 
chua ở Đức Trọng, Đơn Dương rất nghèo nàn, không thể hiện rõ được vai trò điều tiết số 
lượng của những sâu hại chính trên cây cà chua ở Lâm Đồng. 
Giống cà chua không có ảnh hưởng rõ ràng trong biến động số lượng của những sâu 
hại chính trên cây cà chua ở Lâm Đồng. 
6. Áp dụng các biện pháp phòng chống tổng hợp sâu hại từ vườn ươm bằng thuốc 
dragon, dầu khoáng SK, vệ sinh đồng ruộng, phủ màng nilon, treo giấy bạc ở ngọn cây cà 
chua để xua đuổi côn trùng đã hạn chế được số lượng bọ phấn trắng thuốc lá, ruồi đục lá 
hại. Đồng thời, sử dụng một số chế phẩm sinh học và thảo mộc (delfin, neem nim xoan 
xanh green, sokupi) hay thuốc hóa học (sword, oshin, actara, map winner,...) để hạn chế 
sâu hại chính trên cây cà chua sẽ làm giảm đáng kể chi phí liên quan đến sử dụng thuốc 
BVTV, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua ở Lâm Đồng. 
Đề nghị 
- Không coi bọ xít mù thuốc lá N. tenuis (bọ cưa) là sâu hại cần phòng trừ trên cây cà 
chua, cần bảo vệ nó như một thiên địch tự nhiên trên cây cà chua ở Lâm Đồng để hạn chế 
bọ phấn trắng thuốc lá. 
- Sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo, giảng dạy côn trùng 
nông nghiệp trong các trường đại học cao đẳng. 
- Tiếp tục nghiên cứu lợi dụng bọ xít mù thuốc lá N. Tenuis trong phòng chống bọ 
phấn trắng thuốc lá trên cây cà chua. 
 1 
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Nguyễn Văn Sơn, Phạm Văn Lầm, Lại Thế Hưng (2014), "Thành phần loài 
chân đốt ăn thực vật trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng", Tạp chí bảo vệ thực 
vật, (3), tr. 37-43. 
2. Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Hồng Sơn (2014), "Nghiên cứu phòng trừ tổng 
hợp sâu hại cà chua tại Lâm Đồng", Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông 
nghiệp Việt Nam, (4), tr.107-114. 
3. Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Hồng Sơn (2014), "Nghiên cứu diễn biến mật độ 
quần thể và yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến số lượng sâu hại phổ biến trên 
cây cà chua tại Lâm Đồng", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
(14), tr. 19-26. 
4 Nguyễn Văn Sơn, Lại Thế Hưng, Phạm Văn Lầm (2014), "Đặc tính sinh vật 
học của bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis (Hem.: Miridae) - một loài 
côn trùng phổ biến trên cây cà chua ở Việt Nam", Tạp chí bảo vệ thực vật. 
 2 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_tinh_sinh_hoc_sinh_thai_cua_m.pdf