Tóm tắt Luận án Nghiên cứu độc tính và hiệu quả của viên nang lipidan trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu (RLLPM) là yếu tố quan trọng cho việc hình thành và phát triển của bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM), bệnh động mạch vành (ĐMV), động mạch não.VXĐM đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.Bệnh động mạch vành và bệnh lý vữa xơ động mạch là các nguyên nhân gây tử vong chính ở các nước phát triển và tỷ lệ tử vong ngày một gia tăng.

Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 1 triệu người chết về bệnh lý tim mạch, trong đó tử vong liên quan tới VXĐM chiếm 42,6%. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2010, Việt Nam có 100.000 người tử vong do bệnh ĐMV và dự báo đến năm 2020, các bệnh tim mạch và đặc biệt là VXĐM sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gánh nặng bệnh tật trên toàn Thế giới.

Bài thuốc nghiên cứu gồm: Trần bì, Bạch linh, Mộc hương nam, Ngũ gia bì, Xa tiền tử, Bán hạ chế, Hậu phác nam, Sơn tra, Sinh khương. Bài thuốc đã được nghiên cứu, sản xuất dưới dạng viên nang và kí hiệu là “Lipidan”.

Mục tiêu của đề tài:

1. Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nangLipidan.

2. Đánh giá tác dụng của viên nang Lipidan trên mô hình gây rối loạn lipid máu thực nghiệm.

3. Đánh giá tác dụng của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu ở người.

 

docx 27 trang dienloan 8600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu độc tính và hiệu quả của viên nang lipidan trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu độc tính và hiệu quả của viên nang lipidan trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu độc tính và hiệu quả của viên nang lipidan trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐỖ QUỐC HƯƠNG
Nghiªn cøu ®éctÝnh vµ hiÖu qu¶ 
cña viªn nang Lipidan trong ®iÒu trÞ 
héi chøng rèi lo¹n lipid m¸u 
	Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 62 72 02 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Phạm Vũ Khánh
PGS.TS Vũ Thị Ngọc Thanh
Phản biện 1: PGS.TS Phạm Văn Trịnh
Phản biện 2: PGS.TS Đặng Thị Ngọc Dung
Phản biện 3: PGS.TS Trần Quốc Bình
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Vào hồi giờ ngày tháng năm 20
Có thể tìm hiểu luận án tại:
	Thư viện Quốc gia
	Thư viện Thông tin Y học Trung ương
	Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Đỗ Quốc Hương, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Phương Thanh, Phạm Vũ Khánh (2014). Độc tính cấp và tác dụng của viên nang Lipidan trên chuột nhắt chắng được gây rối loạn lipid máu bằng Poloxamer - 407. Y học thực hành, 941, 15-18.
Đỗ Quốc Hương, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Phương Thanh, Phạm Vũ Khánh (2014). Tác dụng của viên nang lipidan trên chuột cống trắng được gây rối loạn lipid máu theo cơ chế ngoại sinh. Y học thực hành, 946, 1- 5.
Đỗ Quốc Hương, Vũ Thị Ngọc Thanh, Phạm Vũ Khánh (2015): Đánh giá tác dụng của viên nang Lipidan trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu. Y học thực hành, 980, 57- 59.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu (RLLPM) là yếu tố quan trọng cho việc hình thành và phát triển của bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM), bệnh động mạch vành (ĐMV), động mạch não...VXĐM đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...Bệnh động mạch vành và bệnh lý vữa xơ động mạch là các nguyên nhân gây tử vong chính ở các nước phát triển và tỷ lệ tử vong ngày một gia tăng.
Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 1 triệu người chết về bệnh lý tim mạch, trong đó tử vong liên quan tới VXĐM chiếm 42,6%. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2010, Việt Nam có 100.000 người tử vong do bệnh ĐMV và dự báo đến năm 2020, các bệnh tim mạch và đặc biệt là VXĐM sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gánh nặng bệnh tật trên toàn Thế giới.
Bài thuốc nghiên cứu gồm: Trần bì, Bạch linh, Mộc hương nam, Ngũ gia bì, Xa tiền tử, Bán hạ chế, Hậu phác nam, Sơn tra, Sinh khương. Bài thuốc đã được nghiên cứu, sản xuất dưới dạng viên nang và kí hiệu là “Lipidan”.
Mục tiêu của đề tài:
Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nangLipidan. 
Đánh giá tác dụng của viên nang Lipidan trên mô hình gây rối loạn lipid máu thực nghiệm.
Đánh giá tác dụng của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu ở người. 
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài tiến hành điều trị trên một bệnh lý mà tỷ lệ gặp trong cộng đồng gặp tương đối cao. Điều trị bằng y học hiện đại cũng đem lại hiệu quả, song còn gây nên một số tác dụng phụ (đau cơ, rối loạn tiêu hóa....) và giá thành cao. Do vậy, việc tiếp tục tìm kiếm các thuốc mới, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược có hiệu quả, an toàn, giá thành rẻ vẫn là nhu cầu cần thiết, là hướng nghiên cứu đang được các nhà khoa học quan tâm.
Công trình khoa học của luận án nghiên cứu một cách khá hệ thống chặt chẽ, cả tiền lâm sàng và lâm sàng một dạng viên nang mới có thành phần gồm chín vị thuốc YHCT sẵn có trong cộng đồng dùng trong điều trị rối loạn mỡ máu.
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần chứng minh giá trị thực tế của YHCT, một sản phẩm của nền văn hóa phương đông, góp phần ảnh hưởng tích cực tới truyền thống văn hóa, khuyến khích lòng tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Việc nghiên cứu ứng dụng bài thuốc YHCT trong điều trị, góp phần làm sáng tỏ lý luận YHCT và từng bước hiện đại hóa YHCT là việc làm có ý nghĩa khoa học, thực tiễn. 
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 125 trang: đặt vấn đề 02 trang, Tổng quan tài liệu 36 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang, kết quả nghiêncứu 36 trang,bàn luận 32 trang, kết luận 02 trang và khuyến nghị 01 trang. Luận án có 154 tài liệu tham khảo (75 tiếng Việt, 65 tiếng Anh, 14 tiếng Trung Quốc), 52 bảng, 11 biểu đồ, 04 hình, 06 ảnh, 06 sơ đồ và phụ lục.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Rối loạn lipid máu
RLLPM là tình trạng rối loạn và/hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong máu. Hậu quả làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột qui.
1.2. Rối loạn lipid máu tiên phát
Năm 1965, Fredrickson dựa vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm các thành phần lipoprotein đã chia hội chứng rối loạn lipid máu thành 5 týp (I, II, III, IV, V).
1.2.1. Rối loạn lipid máu thứ phát
	Yếu tố ảnh hưởng đến hình thành lipid gồm béo phì, ăn quá nhiều thức ăn chứa cholesterol như mỡ và phủ tạng động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần..., ít vận động, hút thuốc, uống nhiều rượu, rối loạn nội tiết, bệnh gan và thận
1.2.2. Rối loạn lipid máu và bệnh lý tim mạch
	Theo Kannel, khi cholesterol tăng >2,5 g/l thì nguy cơ BMV tăng 2,25- 3,25 lần. Khi cholesterol từ 5,2- 6,5 mmol/l thì tử vong do BMV tăng gấp đôi. Khi cholesterol từ 5,2- 7,8 mmol/l, tử vong do BMV tăng gấp bốn. 
	Một số nghiên cứu cho thấy, tăng huyết áp và cholesterol máu có tác dụng hiệp đồng mạnh trong quá trình thúc đẩy VXĐM.
1.2.3. Điều trị hội chứng rối loạn lipid máu: điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt, hạn chế hoặc giảm thịt, mỡ động vật, trứng, sữa... Tránh căng thẳng thần kinh, nghỉ ngơi.... giảm/ bỏ thuốc lá, tăng tập thể dục, dưỡng sinh, xoa bóp. Điều trị bằng thuốc: nhóm statin, nhựa gắn với acid mật (resin), dẫn xuất acid fibric (fibrat), acid nicotinic (niacin), probucol, thuốc ức chế hấp thu cholesterol (Ezetimibe), D- Thyroxin. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, hạ thấp nồng độ cholesterol máu vẫn là phương pháp chủ yếu để phòng và điều trị bệnh tim mạch.
1.3. Rối loạn lipid máu theo YHCT
* Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
- Do ẩm thực bất điều: ăn nhiều thức ăn ngọt béo, nhiều cao lương mĩ vị, uống nhiều rượu, làm việc trí óc quá sức, làm tổn thương tỳ vị, vận hoá thủy thấp rối loạn dẫn đến đàm thấp nội sinh. 
- Do ít vận động thể lực: đàm ứ trệ lâu ngày, khí huyết không lưu thông, dẫn đến khí trệ, huyết ứ. Thương khí dẫn đến khí hư, thương nhục dẫn đến tỳ hư, tỳ khí hưsinh đàm trệ. 
- Do thất tình (yếu tố tinh thần): lo nghĩ hại tỳ, giận dữ hại can; can mộc vượng khắc tỳ thổ làm tổn thương tỳ vị, tỳ thổ hư yếu sẽ giảm hoặc mất khả năng vận hoá thuỷ cốc, tân dịch tụ lại thành đàm thấp.
- Do tiên thiên bất túc (yếu tố thể chất): sách Linh khu thiên “Thọ yểu cương nhu” viết: “Con người ta sinh ra có cương, có nhu, có cường có nhược, có dài có ngắn,có âm có dương”. 
* Thể lâm sàng theo YHCT
- Tỳ hư đàm thấp: chướng, chậm tiêu, tay chân tê bì, lưỡi bệu có vết hằn răng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt, trầm hoạt.
- Tỳ thận dương hư: cơ thể mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, bụng chứng khó tiêu, lạnh bụng, lưỡi bệu, rêu trắng nhờn, mạch trầm tế nhược. 
- Âm hư dương xung: chóng mặt, ù tai, ngủ ít, hay mê, chân tay tê dại, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch trầm. 
- Can thận âm hư: chóng mặt, ù tai, đau lưng, khô miệng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch trầm sác. 
- Thấp nhiệt uất kết: cơ thể béo phì, tức ngực, chóng mặt, đầy bụng, chán ăn, mệt mỏi, tiểu vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch hoạt sác.
- Thể khí trệ huyết ứ: tức ngực, khó thở, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau cố định một chỗ, chân tay tê bì, chất lưỡi tía hoặc có điểm ứ huyết, mạch vi sáp, kết đại.
- Can uất hóa hỏa: đau đầu, chóng mặt, dễ cáu giận, mặt và mắt đỏ, miệng khô, nước tiểu vàng, mạch huyền. 
* Bài thuốc nghiên cứu
Thành phần bài thuốc gồm: Trần bì, Bạch linh, Mộc hương nam, Ngũ gia bì, Xa tiền tử, Bán hạ chế, Hậu phác nam, Sơn tra, Sinh khương.
Trần bì, Bán hạ, Bạch linh có tác dụng lý khí, táo thấp, hóa đàm, kiện tỳ thẩm thấp, Sinh khương có tác dụng giáng nghịch, hóa ẩm và giải tính độc của Bán hạ, Hậu phác nam tác dụng hạ khí, tiêu đàm, ấm trung tiêu, Mộc hương hành khí, kiện tỳ, Ngũ gia bì trừ phong thấp, tráng gân, bổ thận, Xa tiền lợi tiểu, khứ đàm, lợi phế, thông lâm, Sơn tra có tác dụng tiêu thực tích, hành ứ hóa đàm. Tổng hợp tác dụng của các vị thuốc trên, viên nang Lipidan có tác dụng kiện tỳ, thẩm thấp, tiêu thực lý khí hóa đàm, lợi tiểu. Tác dụng này của Lipidan đã giúp cải thiện được các triệu chứng lâm sàng và làm giảm được các thành phần lipid của máu.
Chương 2.CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NC
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thuốc nghiên cứu trên thực nghiệm
Viên nang Lipidan Công ty cổ phần BV Pharma: Ấp 2 - xã Tân Thạnh Tây - huyện Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh
2.1.2. Thuốc dùng nghiên cứu trên lâm sàng
90 bệnh nhân nghiên cứu dùng viên nang Lipidan 
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu trên động vật
- Chuột nhắt trắng (Mus musculus) chủng Swiss, khoẻ mạnh, cả hai giống trọng lượng trung bình 25 ± 2g (để nghiên cứu tác dụng trên lipid máu) và 20 ± 2g (nghiên cứu độc tính cấp) do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. 
- Chuột cống trắng cả hai giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 150 - 180g 
- Thỏ chủng Oryctolagus cuniculus, cả hai giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 1,8- 2,5 kg do Trung tâm dê- thỏ Sơn Tây (Viện chăn nuôi) cung cấp.
2.2.2. Nghiên cứu trên người
90 bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn lipid máu được điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an. 
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ
Bệnh nhân có hội chứng RLLPM thoả mãn các điều kiện:
+ CT ≥ 6,5 mmol/l, LDL-C ≥ 4,2 mmol/l
+ Hoặc TG > 2,3 mmol/l
+ Hoặc CT từ 5,2 - 6,2 mmol/l, HDL-C < 0,91 mmol/l.
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu có số đo huyết áp tâm thu từ 110 - 139 mmHg, huyết áp tâm trương 70 - 89 mm Hg.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT (thể tỳ hư đàm thấp và thể tỳ thận dương hư).
Tứ chẩn
Tỳ hư đàm thấp
Tỳ thận dương hư
Vọng
lưỡi bệu, có vết hằn răng, rêu trắng nhớt, hình thể mập
lưỡi bệu, rêu trắng, hình thể mập
Văn
nói bình thường, nhỏ yếu, nói to
nói bình thường, nhỏ yếu, nói to
Vấn
ăn kém, chậm tiêu, tứ chi rã rời, chướng bụng, tê nặng chân tay và thân
đau lưng, mỏi gối, ù tai, tiểu đêm, hoa mắt, chóng mặt, bụng chướng, ăn kém
Thiết
mạch hoạt, cơ nhẽo
trầm tế, cơ nhẽo
2.2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ra khỏi nghiên cứu (YHHĐ)
- Có hội chứng RLLPM thứ phát sau các bệnh: thiểu năng giáp, đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy gan, suy thận.
- Rối loạn tiêu hoá, phụ nữ có thai, đang cho con bú, suy dinh dưỡng, tâm thần, đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chuyển hoá lipid.
- Mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh cấp tính kèm theo.
- Không chấp hành đúng theo tiêu chuẩn nghiên cứu. 
- Thực hiện chế độ ăn kiêng.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm
* Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn
- Độc tính cấp: được xác định trên chuột nhắt trắng theo đường uống theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức y tế thế giới, Bảy lô chuột nhắt trắng, mỗi lô 10 con, được uống thuốc thử theo liều tăng dần từ liều cao nhất không gây chết chuột đến liều thấp nhất gây chết 100% chuột, với thể tích thuốc uống hằng định mỗi lần 0,3ml/10g cân nặng, uống 3 lần/24 giờ, các lần uống cách nhau 2 giờ- Lipidan liều 0,3g/kg/giờ (liều có tác dụng tương đương trên người) và liều cao gấp 5 lần (1,5g/kg/giờ), uống liên tục trong 6 tuần cũng không thấy thay đổi về tình trạng chung, về chức phận sinh hóa của gan, thận và chức phận tạo máu. 
Theo dõi tình trạng chung của chuột và số lượng chuột chết ở mỗi lô trong 72 giờ (những chuột chết trong 2 giờ đầu được mổ để quan sát đại thể). Sau đó tiếp tục theo dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7 sau khi uống thuốc thử. Tính LD50 theo phương pháp Litchfield- Wilcoxon.
- Độc tính bán trường diễn: Lipidan liều 0,3g/kg/giờ (liều có tác dụng tương đương trên người) và liều cao gấp 5 lần (1,5g/kg/giờ), uống liên tục trong 6 tuần cũng không thấy thay đổi về tình trạng chung, về chức phận sinh hóa của gan, thận, chức phận tạo máu. 
Theo dõi cân nặng, ăn, ngủ, hoạt động, tiêu hóa, huyết học, hóa sinh chức năng gan, thận, tại các thời điểm trước uống thuốc, sau 2 tuần, 4 tuần uống thuốc và sau 2 tuần ngừng uống thuốc. Quan sát hình ảnh đại thể, mô bệnh học gan và thận sau 4 tuần uống thuốc và sau 2 tuần ngừng uống thuốc.
* Nghiên cứu tác dụng làm giảm lipd máu trên thực nghiệm
- Mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế nội sinh	
+ Lipidan liều 6,0g/kg: uống Lipidan liều 6,0g/kg hàng ngày, ngày thứ 7 tiêm màng bụng P- 407 liều 200mg/kg. 
+ Lipidan liều 12,0g/kg: uống Lipidan liều 12,0 g/kg hàng ngày, ngày thứ 7 tiêm màng bụng P- 407 liều 200mg/kg.
Chuột được uống Lipidan, atorvastatin hoặc nước cất trong 7 ngày. Vào ngày thứ 7, chuột ở các lô (trừ lô 1) được tiêm màng bụng P- 407. Tất cả các chuột được nhịn ăn trong 24 giờ, uống nước tự do. Ngày thứ 8, 24 giờ kể từ khi tiêm P- 407, tất cả các chuột được lấy máu động mạch cảnh làm xét nghiệm định lượng triglycerid (TG), cholesterol toàn phần (TC), HDL- cholesterol (HDL- C). Chỉ số non- HDL- cholesterol (cholesterol không phải HDL) được tính bằng công thức: Non- HDL- C = (TC) - (HDL- C).
- Mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế ngoại sinh	
+ Mô hình gây tăng lipid máu theo cơ chế ngoại sinh: cho chuột uống hỗn hợp dầu cholesterol bao gồm: cholesterol, acid cholic, propylthiouracil (PTU) pha trong dầu lạc hàm lượng 10 ml/kg/ngày trong 4 tuần. Gồm 5 lô: lô 1 (chứng trắng), lô 2 (mô hình), lô 3 (chứng dương), lô 4 (Lipidan liều 1), lô 5 (Lipidan liều 2). Thuốc thử và thuốc chứng dương được uống sau Lipidan hoặc atorvastatin 2 giờ sau khi uống hỗn hợp dầu cholesterol.Tiến hành cân trọng lượng chuột ở tất cả các lô tại thời điểm trước, sau nghiên cứu 1, 2 và 4 tuần và lấy máu đuôi chuột để định lượng các chỉ số lipid máu: Cholesterol toàn phần (TC), triglycerid (TG), HDL cholesterol (HDL- C) và tính chỉ số non- HDL- cholesterol.
2.4.2.2. Đánh giá tác dụng của Lipidan trên lâm sàng
* Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng mở có so sánh trước và sau điều trị.
* Tiến hành nghiên cứu
Chọn 90 bệnh nhân thể tỳ hư đàm thấp (nhóm A) và tỳ thận dương hư (nhóm B).
- Bệnh nhân được khám 2 lần độc lập
- Làm bệnh án: bệnh nhân được khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng vào 2 thời điểm trước điều trị (D0) và sau 42 ngày điều trị (D42).
* Cách dùng thuốc (viên nang Lipidan)
- Viên nang Lipidan hàm lượng 0,54g/1viên.
- Cách dùng: mỗi ngày dùng 9 viên/ngày, chia làm 3 lần, mỗi lần 3 viên, uống sau ăn 30 phút, uống thuốc liên tục trong 42 ngày. 
* Trang thiết bị, hoá chất phục vụ nghiên cứu
- Dụng cụ, máy móc: bơm kim tiêm, pipet, ống nghiệm, huyết áp kế, cân đồng hồ, máy huyết học tự động, máy sinh hóa bán tự động.
- Hóa chất, kit thử.
* Các chỉ số nghiên cứu
- Chỉ số khối cơ thể, trọng lượng cơ thể, chiều cao, mạch, huyết áp.
- Chỉ số huyết học và sinh hoá máu: công thức máu, chỉ số cholesterol, triglycerid, HDL- C, LDL- C, ALT, AST, ure, creatinin, glucose...
2.4.3. Tiêu ...  ± 9,85
61,36 ± 7,67
60,27 ± 8,51
> 0,05
Sau 3 tuần (2)
61,05 ± 7,94
61,53 ± 7,89
60,74 ± 8,37
> 0,05
p (1,2)
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Sau 6 tuần (3)
60,58 ± 8,01
62,57 ± 8,12
61,43 ± 8,75
> 0,05
p (1,3)
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Bảng 3.10 và 3.11 cho thấy, sau 3 tuần và 6 tuần uống Lipidan, ở cả lô trị 1 và lô trị 2, nồng độ ure và creatinin trong máu thỏ thay đổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. So sánh nồng độ ure và creatinin giữa các thời điểm nghiên cứu ở mỗi lô không có sự khác biệt có ý nghĩa, p > 0,05.
3.2. Tác dụng của viên Lipidan trên thực nghiệm
3.2.1. Tác dụng của Lipidan trên mô hình RLLPM theo cơ chế nội sinh.
Bảng 3.14. Tác dụng của Lipidan lên các chỉ số lipid máu của chuột sau 24 giờ tiêm P- 407
LÔ
n
Chỉ số lipid máu (± SE, mmol/L)
TG
TC
HDL-C
non-HDL-C
(Phần trăm thay đổi so với lô mô hình)
Lô 2:mô hình
10
7,79 ± 084***
6,45± 0,22***
4,37± 0,13***
2,68 ± 0,23
Lô 3: Atorvastatin 100 mg/kg
10
13,9 ±0,97+++
(↑79,0%)
4,70±0,15+++
(↓27,1%)
3,58±0,08+++
(↓18,3%)
1,12 ± 0,17+
(↓46,2%)
Lô 4: Lipidan
6,0 g/kg
10
7,79 ± 0,77
(↓0,0%)
5,54 ± 0,25+
(↓14,4%)
4,04 ± 0,22+
(↓ 7,6%)
1,50±0,17+++
(↓27,0%)
Lô 5: Lipidan
12,0 g/kg
10
5,70 ± 0,30++
(↓26,8%)
4,80±0,15+++
(↓25,6%)
3,31 ± 0,16++
(↓8,2%)
1,49±0,12++
(↓28,0%)
Chú thích: Khác biệt so với chứng trắng: ***: p < 0,001
Khác biệt so với mô hình: +: p < 0,05; ++: p < 0,01; +++: p < 0,001
Số liệu từ bảng 3.14 cho thấy, Lipidan liều 6,0 g/kg làm giảm có ý nghĩa thống kê chỉ số TC và non- HDL – C, nhưng không làm thay đổi hàm lượng TG so với lô mô hình. Lipidan liều 12,0 g/kg ngoài làm giảm có ý nghĩa thống kê TC và non – HDL – C còn làm giảm rõ rệt TG so với lô mô hình. 
3.2.2. Tác dụng của Lipidan trên mô hình RLLPM ngoại sinh
Bảng 3.18. Nồng độ các chỉ số lipid máu tại thời điểm sau 4 tuần NC
Lô NC
n
Nồng độ các chỉ số lipid máu 
TG
TC
HDL - C
Non-HDL-C
Chứng trắng (1)
10
0,77 ±0,02
2,29 ±0,07
0,81 ±0,03
1,48 ±0,08
Mô hình (2)
10
0,93 ±0,04
4,29 ±0,22
1,76 ±0,05
2,58 ±0,23
p (2,1)
< 0,01
< 0,001
< 0,001
< 0,001
Atorvastatin (3)
10
0,85 ±0,04
3,33 ±0,18
1,58 ±0,09
1,75 ±0,18
p (3,2)
> 0,05
< 0,01
> 0,05
< 0,05
Lipidan 0,7g/kg (4)
10
0,93 ±0,03
3,20 ±0,20
1,66 ±0,04
1,62 ±0,18
p (4,2)
> 0,05
< 0,01
> 0,05
< 0,01
p (4,3)
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Lipidan1,4g/kg (5)
10
0,95 ±0,03
3,58 ±0,17
1,62 ±0,06
1,97 ±0,17
p (5,2)
> 0,05
< 0,05
> 0,05
< 0,05
p (5,3)
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
p (5,4)
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Kết quả từ bảng 3.18 cho thấy:
- Atorvastatin 10 mg/kg thể hiện rõ tác dụng điều chỉnh RLLPM máu qua giảm có ý nghĩa thống kê chỉ số TC, Non - HDL - C. TG có xu hướng giảm so với lô mô hình, khác biệt chưa có ý nghĩa, p>0,05.
- Lipidan cả 2 liều 0,7g /kg và 1,4g/kg làm giảm rõ rệt nồng độ TC và Non - HDL - C, nhưng không làm giảm TG so với lô mô hình.
3.3. Tác dụng của viên nang Lipidan điều trị hội chứng RLLPM ở người thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
3.3.3. Hiệu quả điều trị của Lipidan thông qua các chỉ số CLS
3.3.3.1. Sự thay đổi một số thành phần lipid máu sau 42 ngày điều trị
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ giảm trên chỉ số cholesterol trên bệnh nhân NC
Biểu đồ 3.8 cho thấy, thuốc Lipidan với hàm lượng 0,54g/1viên, liều 9 viên/24giờsau 42 ngày điều trị đã làm giảm rõ rệt chỉ số cholesterol toàn phầnmáu so với trước điều trị với p < 0,001.
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ giảm trên chỉ số triglycerid trên bệnh nhân NC
Biểu đồ 3.9 cho thấy, triglycerid máu trung bình sau khi dùng Lipidan 42 ngày, đã giảm rõ rệt so với trước nghiên cứu, p < 0,001.
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ giảm trên chỉ số HDL-C trên bệnh nhân NC
Biểu đồ 3.10 cho thấy, chỉ số HDL - C máu trung bình của 2 nhóm sau 42 ngày điều trị, đã tăng cao hơn so với lúc trước điều trị, p < 0,001. 
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ giảm trên chỉ số LDL-C trên bệnh nhân NC
Biểu đồ 3.11 cho thấy, chỉ số LDL - C nhóm A và nhóm B sau 42 ngày điều trị đã giảm rõ rệt so với lúc trước điều trị, p < 0,001
3.3.3.2. Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn đề ra
Bảng 3.38. Hiệu quả điều trị theo tiêu chuẩn YHHĐ
Nhóm 
Hiệu quả
Nhóm A 
 Nhóm B
Tổng
p
n
%
n
%
n
%
Hiệu quả tốt
29
64,5
25
55,6
54
60,0
>0,05
Hiệu quả khá
15
33,3
18
40,0
33
36,7
>0,05
Không hiệu quả
1
2,2
2
4,4
3
3,3
>0,05
Hiệu quả xấu
0
0,0
0
0,0
0,0
0,0
p
>0,05
Kết quả bảng 3.38 cho thấy, tổng số bệnh nhân có hiệu quả tốt và khá chiếm chiếm tỷ lệ là 95,6%. Chỉ có 3 bệnh nhân điều trị không hiệu quả chiếm tỷ lệ là 3,3%. 
Bảng 3.39. Hiệu quả điều trị theo tiêu chuẩn YHCT
Nhóm
Hiệu quả
Nhóm A 
Nhóm B 
Tổng 
p
n
%
n
%
n
%
Hiệu quả Tốt
24
53,3
22
48,9
46
51,1
>0,05
Hiệu quả Khá
20
44,5
21
46,7
41
45,6
>0,05
Không hiệu quả
1
2,2
2
4,4
3
3,3
>0,05
Hiệu quả xấu
0
0,0
0
0,0
0
0,0
p
>0,05
Kết quả bảng 3.39 cho thấy, sau 42 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị tốt và khá chiếm 96,7%. 
3.4. Không thấy tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Độc tính cấp LD50và độc tính bán trường diễn của Lipidan
4.1.1. Độc tính cấp
Nghiên cứu độc tính cấp cho thấy chuột uống Lipidan liều tăng dần từ 17,3 g/kg/ngày đến 43,2 g/kg/ngày (liều lớn nhất có thể cho chuột nhắt trắng uống được - gấp 36,0 lần liều tương đương liều điều trị trên người, tính theo hệ số 12), nhưng không có chuột nào chết và không thấy biểu hiện bất thường nào ở chuột. Kết quả này chứng tỏ Lipidan có độc tính cấp thấp. Từ kết quả trên cho thấy phạm vi an toàn của Lipidan là rất rộng. Điều này cho thấy sự phối ngũ các vị thuốc trong bài thuốc nghiên cứu là rất hợp lý. Vì thế, viên nang Lipidan chưa thấy độc và chưa xác định được LD50.
4.1.2. Độc tính bán trường diễn
Nghiên cứu độc tính bán trường diễn được thực hiện bằng cách cho động vật thí nghiệm uống thuốc thử hàng ngày liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Theo WHO, đối với một thuốc y học cổ truyền, thời gian nghiên cứu độc tính bán trường diễn phụ thuộc vào thời gian dự kiến dùng trên người. Lipidan dự kiến dùng 6 tuần trên người, do vậy chúng tôi tiến hành đánh giá độc tính bán trường diễn trên thỏ với hai liều: liều 0,3 g/kg/ngày là liều có tác dụng tương đương trên người (tính theo hệ số 3)và một liều cao hơn gấp 5 lần liều trên (1,5 g/kg/ngày), uống liên tục trong 6 tuần. Qua thời gian nghiên cứu không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thỏ. chưa thấy biến đổi các chỉ số huyết học, hóa sinh máu và hình ảnh đại thể, mô bệnh học gan, thận thỏ. Kết quả này cho thấy Lipidan có tính an toàn cao.
4.3. Hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu ở người thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
4.3.2.2. Hiệu quả điều trị của Lipidan trên các thành phần lipid máu
Kết quả biểu đồ 3.8 cho thấy, trước điều trị, chỉ số cholesterol toàn phần trung bình của bệnh nhân nhóm tỳ hư đàm thấp và bệnh nhân nhóm tỳ thận dương hư trong nghiên cứu là 6,02± 0,84 (mmol/l). Sau 42 ngày uống viên nang Lipidan thì hàm lượng cholesterol trung bình là 4,68± 0,50 mmol/l, giảm 22,13%. Chỉ số cholesterol trước và sau 42 ngày điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. 
Triglycerid máu là một chỉ số quan trọng để thăm dò về sự cân bằng lipid của cơ thể và góp phần phản ánh nguy cơ vữa xơ động mạch. Kết quả biểu đồ 3.9 cho thấy, chỉ số triglycerid sau 42 ngày điều trị còn (1,90± 0,39 mmol/l) giảm 25,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (3,19 ± 2,3mmol/l), p < 0,001. 
Kết quả biểu đồ 3.10 cho thấy, chỉ số HDL- C trung bình trước điều HDL- C là 1,04 ± 0,33 (mmol/l) và sau 42 ngày điều trị, HDL- C trung bình là 1,22 ± 0,24. Như vậy, chỉ số HDL- C trung bình tăng so với trước điều trị là 10,6 %, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 
Kết quả biểu đồ 3.11 cho thấy chỉ số LDL- C trung bình trước điều trị là 4,0 ± 0,86 (mmol/l). Sau 42 ngày uống thuốc, LDL- C trung bình là 3,04 ± 0,49, giảm 24,0% so với trước điều trị và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 
Giải thích cho tác dụng hạ mỡ máu của thuốc Lipidan YHHĐ, chúng tôi nhận thấy, thuốc Lipidan có các vị Sơn tra, Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Mộc hương nam, Hậu phác, Ngũ gia bì, Sinh khương, Xa tiền. Trong đó, vị Sơn tra là loại thảo dược phổ biến nhất dùng điều trị chứng bệnh tăng lipid và cholesterol và được xuất hiện trong hơn 50% các bài thuốc YHCT. Trong nhiều nghiên cứu đã cho thấy dịch triết nước từ Sơn tra liều dùng 3,6g/ngày trong 3 tháng đã chứng minh được làm giảm nồng độ cholesterol, triglycerid, và LDL- C cho 45 tình nguyện viên bị tăng lipid máu. Trần bì đã làm giảm lượng chất béo trung tính, giảm CT và LDL-C động vật thực nghiệm được ăn chế độ có cholesterol cao nên đã được sử dụng làm trà uống cho người béo phì. Bán hạ với thành phần chính làβ- sitosterol có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, ức chế hấp thu cholesterol từ ruột. Theo nhóm tác giả Hàn Quốc (2006), sản phẩm chiết nước từ rễ cây Bán hạ có tác dụng làm giảm cân nặng, lượng TG và acid béo tự do trong máu chuột Zucker thực nghiệm. Dịch chiết từ Hậu phác nam có tác dụng làm giảm lượng triglycerid và cholesterol ở gan chuột được nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo trong 6 tuần. Hỗn hợp tinh dầu táo, Hậu phác nam và một số vị thuốc khác có tác dụng làm giảm trọng lượng của chuột cống được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn giàu chất béo. Sinh khương là một vị thuốc nhưng đồng thời cũng là gia vị rất thường dùng và sản phẩm dịch chiết từ Sinh khương đã làm giảm lượng triglycerid và cholesterol trong máu ở chuột cống nuôi dưỡng bằng chế độ ăn giàu chất béo sau 6 tuần. Ngoài ra sản phẩm này còn làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin. Trong một thử nghiệm lâm sàng ở Iran, bệnh nhân béo phì sau khi được sử dụng nước từ Sinh khương hàng ngày trong 10 tuần thấy có giảm trọng lượng cơ thể, lượng triglycerid và cholesterol giảm hơn so với nhóm không được sử dụng nước gừng hàng ngày. Xa tiền làm tăng lợi tiểu, thanh can, cố thận tăng đào thải các thành phần tham gia vào quá trình chuyển hóa như urê, axid uríc, muối Kết hợp với các vị thuốc trên còn có Mộc hương, một vị thuốc ngoài có tác dụng lý khí ở trung tiêu còn có tác dụng tăng tiết dịch mật kíchthích tiêu hóa. Vì thế, theo chúng tôi, tác dụng trừ đàm của viên nang Lipidan đã được tăng lên. Ngoài ra, sự có mặt của Ngũ gia bì còn có tác dụng trừ phong thấp, tráng gân cốt, bổ thận nên làm mạnh gân xương qua đó càng làm tăng tác dụng trừ đàm thấp mà làm giảm các thành phần lipid máu cũng như các triệu chứng lâm sàng liên quan đến rối loạn lipid máu của viên nang Lipidan.
Như vậy, viên nang Lipidan có tác dụng tốt trong điều chỉnh các thành phần lipid máu. Tuy nhiên, khi so sánh tác dụng trên bệnh nhân nhóm tỳ hư đàm thấp và nhóm bệnh nhân tỳ thận dương hư, chúng tôi nhận thấy, Lipidan có xu hướng cải thiện các chỉ số lipid máu ở nhóm bệnh nhân tỳ hư đàm thấp tốt hơn so với nhóm bệnh nhân tỳ thận dương hư nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. 
4.3.2.3. Hiệu quả điều trị của Lipidan theo YHHĐ và YHCT
Kết quả bảng 3.38, 3.39 cho thấy, hiệu quả của viên nang Lipidan dựa theo tiêu chuẩn của YHHĐ,chúng tôi thấy có 54 bệnh nhân chiếm 60,0% đạt hiệu quả điều trị tốt, 33 bệnh nhân chiếm 36,7% đạt hiệu quả điều trị khá. Như vậy, tổng số bệnh nhân đạt hiệu quả tốt và khá là 96,7%. Chỉ còn 3 bệnh nhân (3,3%) không đạt kết quả và không có bệnh nhân đạt hiệu quả xấu. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Trương Việt Bình khi dùng viên Giảo cổ lam nhưng tương tự kết quả của Tăng Thị Bích Thủy (2007) với 93,3% bệnh nhân điều trị có hiệu quả, trong đó hiệu quả tốt là 30% khi dùng HCT1 và nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Bạch Yến với 96,8% bệnh nhân đạt hiệu quả tốt và khá khi dùng nấm Hồng chi liều 4g/24h và 97% bệnh nhân dùng nấm Hồng chi liều 15g/24h.
Dựa trên tiêu chuẩn của YHCT, chúng tôi thấy, ở cả 2 nhóm có 87 bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị tốt và khá chiếm tỷ lệ là 96,7%. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị tốt và khá ở nhóm tỳ hư đàm thấp (97,8%) cao hơn nhóm tỳ thận dương hư (95,6%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.
4.2.3.4. Hiệu quả của Lipidan theo tiêu chuẩn đề ra
+ Bệnh nhân thể tỳ hư đàm thấp (nhóm A) đạt hiệu quả tốt 53,3%; hiệu quả khá: 44,5%; không hiệu quả: 2,2%; không có hiệu quả xấu.
+ Bệnh nhân thể tỳ thận dương hư (nhóm B) đạt hiệu quả tốt 48,9%; hiệu quả khá: 46,7%; không hiệu quả: 4,4%; không có hiệu quả xấu.
+ Hiệu quả điều trị chung cho nhóm nghiên cứu: hiệu quả tốt và khá là 96,7%; không hiệu quả 3,3%; không có hiệu quả xấu.
4.3.3. Không thấy có tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
KẾT LUẬN
1. Độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của viên nang Lipidan:
- Lipidan với liều tối đa có thể chịu được là 43,2g/kg/24giờ (gấp 36,0 lần liều tương đương liều điều trị trên người) cũng không thấy độc tính cấp, nên chưa tính được LD50.
- Lipidan liều 0,3g/kg/giờ (liều có tác dụng tương đương trên người) và liều cao gấp 5 lần (1,5g/kg/giờ), uống liên tục trong 6 tuần cũng không thấy thay đổi về tình trạng chung, về chức phận sinh hóa của gan, thận và chức phận tạo máu. 
2. Tác dụng của viên nang Lipidan trên mô hình gây rối loạn lipid máu thực nghiệm.
- Lipidan liều 6,0g/kg và 12,0/kg uống trong 7 ngày có tác dụng làm giảm rõ rệt TC (14,1% và 25,6%), non – HDL (27,9% và 28,4%); liều 12,0g/kg còn làm giảm rõ rệt TG (26,8%) so với lô mô hình.
- Lipidan liều 0,7g/kg và 1,4g/kg uống trong 2 tuần có tác dụng làm giảm rõ rệt TC ( 3,1% và 25,3%), non – HDL (42,5% và 35,9%). Sau 4 tuần Lipidan liều 0,7g/kg làm giảm TC 31,2%, non – HDL 46,4%; liều 1,4g làm giảm TC 23,0% và non - HDL 31,8% so với lô mô hình.
3. Tác dụng điều chỉnh lipid máu của viên nang Lipidan trên người:
- Lipidan làm giảm: cholestrerol 22,13%, triglycerid 25,7%, LDL-C 24,0% và làm tăng HDL-C 10,6% khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Theo tiêu chuẩn YHHĐ: kết quả tốt và khá đạt 96,7%. 
- Theo tiêu chuẩn YHCT: thể tỳ hư đàm thấp và tỳ thận dương hư đạt kết quả tốt và khá là 96,7%.
- Lipidan không làm ảnh hưởng đến các chức phận sinh hóa của gan, thận và và về chức phận tạo máu. Không thấy có tác dụng không mong muốn trên trên lâm sàng.
KHUYẾN NGHỊ
Nghiên cứu trình bày trong luận án phần nào mới chỉ là bước đầu nghiên cứu về tác dụng điều trị của Lipidan. Để khẳng định được tác dụng làm giảm các thành phần lipid máu của viên nang Lipidan trong điều trị, cần phải có những nghiên cứu tiếp theo. Vì vậy, đề tài cần nghiên cứu khẳng định. 
- Cơ chế tác dụng về giảm lipid máu của thuốc Lipidan 
- Tiếp tục nghiên cứu về tác dụng của thuốc Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian nghiên cứu lâu hơn.
- Hoàn thiện các quy trình của Bộ Y tế để sản xuất Lipidan lưu hành rộng rãi trong cộng đồng.

File đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_an_nghien_cuu_doc_tinh_va_hieu_qua_cua_vien_nan.docx