Tóm tắt Luận án Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái Vcn - Ms15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế

Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, giống là yếu tố tiền đề, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Mỗi một giống lợn đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định liên quan đến khả năng sản xuất. Một trong những giải pháp để hạn chế những nhược điểm và phát huy ưu điểm của mỗi giống là sử dụng lai tạo.

Thừa Thiên Huế, một tỉnh của miền Trung có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế còn kém phát triển, đầu tư cho chăn nuôi còn hạn chế. Chăn nuôi lợn trong nông hộ, gia trại với giống lợn nái Móng Cái, lợn nái lai 1/2 giống Móng Cái và lợn thịt 1/2 và 1/4 giống Móng Cái là phổ biến và được cho là phù hợp với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, giống lợn này có khả năng sinh trưởng chậm, tỷ lệ nạc trong thân thịt còn thấp. Để cải thiện sức sản xuất của đàn lợn, gần đây đã có một số nghiên cứu ứng dụng các giống lợn mới như Pietrain, Duroc trong lai tạo. Các kết quả lai tạo với các giống lợn này là rất khả quan, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn có chất lượng cao ở Thừa Thiên Huế, cần phải có thêm các giống lợn/tổ hợp lai có năng suất sinh sản cao, sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt tốt để đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất. Trong bối cảnh đó, một trong những hướng nghiên cứu khả thi, cần được tiếp tục là sử dụng lai tạo để cải thiện năng suất sinh sản, sức sản xuất thịt và đặc biệt là chất lượng thịt của đàn lợn và tạo ra các sản phẩm đặc thù phù hợp với điều kiện của địa phương, phục vụ sản xuất có hiệu quả.

 

docx dienloan 7920
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái Vcn - Ms15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_an_nghien_cuu_kha_nang_san_xuat_cua_mot_so_to_h.docx