Tóm tắt Luận án Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái

Cây khoai môn - sọ có tên khoa học là Colocasia esculeuta L. Schott,

là cây một lá mầm thuộc chi Colocasia, họ ráy Araceae là loài cây đã

được trồng từ lâu đời trên thế giới. Ở Việt Nam, cây khoai môn có mặt ở

nhiều tiểu vùng sinh thái trong cả nước như Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai,

Yên Bái, Nghệ An, Đà Lạt, Trà Vinh,.; nó được trồng trên nhiều loại đất

khác nhau từ đất ruộng vườn ở đồng bằng đến đất đồi núi dốc (đất nương

rẫy) ở miền núi. Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích

đất tự nhiên gần 700.000 ha. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất

nông lâm nghiệp. Cây khoai môn được trồng từ lâu tại huyện Lục Yên,

tỉnh Yên Bái và sản phẩm củ khoai môn Lục Yên đã trở thành đặc sản của

vùng này. Chủ trương của tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên muốn phát

triển cây khoai môn theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả không chỉ

tại huyện Lục Yên, trên đất canh tác truyền thống mà phát triển sản xuất

tại các huyện trên địa bàn tỉnh trên nhiều loại đất khác nhau nhằm tăng

thu nhập cho người dân.

Vì vậy, vấn đề nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số

giống khoai môn địa phương trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và

đất bãi tại huyện Trấn Yên, nơi có khí hậu đất đai tương đồng với một số

huyện thị trong tỉnh như: Yên Bình, thành phố Yên Bái, Văn Yên, Văn

Chấn và cũng chính là vùng nằm trong quy hoạch phát triển khoai môn

của tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu ban đầu

sẽ lựa chọn được giống có triển vọng tại địa phương trên 2 loại đất để tiếp

tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và

kỹ thuật bảo quản củ giống trở nên rất cấp thiết để mở rộng diện tích, phát

triển khoai môn theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung để tăng thu nhập

cho người dân trên địa bàn tỉnh, là cơ sở cho việc mở rộng diện tích ra

một số huyện trên địa bàn tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng

thu nhập cho người dân.

Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu

khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện

pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái”

pdf 27 trang dienloan 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
LÊ VIẾT BẢO 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN 
CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI MÔN VÀ BIỆN PHÁP KỸ 
THUẬT CHO GIỐNG CÓ TRIỂN VỌNG 
TẠI TỈNH YÊN BÁI 
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng 
Mã số: 62.62.01.10 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
THÁI NGUYÊN – 2014
Công trình đƣợc hoàn thành tại: 
KHOA NÔNG HỌC - TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông 
Phản biện 1: .......................................... 
Phản biện 2: .......................................... 
Phản biện 3: ......................................... 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học 
Họp tại: Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên 
- Thƣ viện trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 
- Thƣ viện Quốc gia 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Cây khoai môn - sọ có tên khoa học là Colocasia esculeuta L. Schott, 
là cây một lá mầm thuộc chi Colocasia, họ ráy Araceae là loài cây đã 
được trồng từ lâu đời trên thế giới. Ở Việt Nam, cây khoai môn có mặt ở 
nhiều tiểu vùng sinh thái trong cả nước như Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, 
Yên Bái, Nghệ An, Đà Lạt, Trà Vinh,...; nó được trồng trên nhiều loại đất 
khác nhau từ đất ruộng vườn ở đồng bằng đến đất đồi núi dốc (đất nương 
rẫy) ở miền núi. Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích 
đất tự nhiên gần 700.000 ha. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất 
nông lâm nghiệp. Cây khoai môn được trồng từ lâu tại huyện Lục Yên, 
tỉnh Yên Bái và sản phẩm củ khoai môn Lục Yên đã trở thành đặc sản của 
vùng này. Chủ trương của tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên muốn phát 
triển cây khoai môn theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả không chỉ 
tại huyện Lục Yên, trên đất canh tác truyền thống mà phát triển sản xuất 
tại các huyện trên địa bàn tỉnh trên nhiều loại đất khác nhau nhằm tăng 
thu nhập cho người dân. 
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số 
giống khoai môn địa phương trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và 
đất bãi tại huyện Trấn Yên, nơi có khí hậu đất đai tương đồng với một số 
huyện thị trong tỉnh như: Yên Bình, thành phố Yên Bái, Văn Yên, Văn 
Chấn và cũng chính là vùng nằm trong quy hoạch phát triển khoai môn 
của tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu ban đầu 
sẽ lựa chọn được giống có triển vọng tại địa phương trên 2 loại đất để tiếp 
tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và 
kỹ thuật bảo quản củ giống trở nên rất cấp thiết để mở rộng diện tích, phát 
triển khoai môn theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung để tăng thu nhập 
cho người dân trên địa bàn tỉnh, là cơ sở cho việc mở rộng diện tích ra 
một số huyện trên địa bàn tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng 
thu nhập cho người dân. 
Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu 
khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện 
pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái”. 
 2 
2. Mục đích của đề tài 
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển 
của một số giống khoai môn trên đất ruộng một vụ và trên đất bãi tại tỉnh 
Yên Bái, xác định được giống có triển vọng phù hợp với địa phương. 
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp về liều lượng phân 
bón (đạm, lân, kali và phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo 
quản củ giống cho giống có triển vọng tại Yên Bái trên đất ruộng 1 vụ tại 
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên làm cơ sở cho việc mở rộng 
diện tích, phát triển cây khoai môn theo hướng sản xuất hàng hoá tập 
trung nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
3.1. Ý nghĩa khoa học 
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định việc trồng cây khoai môn 
trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, 
tỉnh Yên Bái là có cơ sở khoa học và thực tiễn. 
Là cơ sở cho việc áp dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật về phân 
bón, mật độ, thời vụ và cách bảo quản củ giống trên đất ruộng 1 vụ tại 
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung được 1 giống khoai môn Bắc 
Kạn vào cơ cấu giống khoai môn trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngoài các 
giống đã có tại địa phương và giống có triển vọng; định hướng được việc 
xây dựng vùng chuyên canh trồng cây khoai môn của tỉnh trên đất ruộng 
một vụ và đất bãi nhằm đáp ứng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến 
khoai môn trong tương lai. Giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, 
tăng thu nhập cho người dân tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 
Qua kết quả xây dựng mô hình trình diễn và kết quả nghiên cứu về cây 
khoai môn đã chứng minh được việc trồng khoai môn trên đất ruộng 1 vụ 
và đất bãi là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn, có thể ứng dụng 
vào thực tiễn sản xuất tại địa phương. 
 3 
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 
4.1. Đối tượng nghiên cứu 
5 giống khoai môn địa phương được thu thập tại tỉnh Bắc Kạn, Hà 
Giang, Yên Bái (3 giống) có đặc điểm nông sinh học khác nhau. 
Các loại phân bón vô cơ (đạm, lân, kali), hữu cơ (phân chuồng tại địa 
phương), phương pháp bảo quản củ giống theo người dân và phương 
pháp khác đã được một số tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2006), Nguyễn 
Thị Ngọc Huệ (2004) nghiên cứu và đề cập. 
4.2. Phạm vi nghiên cứu 
Các thí nghiệm được nghiên cứu trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục 
Yên, và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái từ năm 2011-2013. 
5. Những đóng góp mới của luận án 
Đề tài đã đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 5 giống 
khoai môn thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Hà Giang, 
Yên Bái) được trồng trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại 
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Từ 5 giống khoai môn đã lựa chọn được 
giống khoai môn Yên Bái 1 là giống có triển vọng cho địa phương. 
Đã nghiên cứu và xác định được các biện pháp kỹ thuật về lượng phân 
bón (đạm, lân, kali, phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản 
củ giống cho giống có triển vọng (khoai môn Yên Bái 1) trên đất ruộng 
một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 
6. Bố cục của luận án: Gồm 5 phần, phần mở đầu: 4 trang, chương 1: 
Tổng quan tài liệu: 35 trang, chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên 
cứu: 16 trang, chương 3: Kết quả và thảo luận: 63 Trang, Kết luận và Đề 
nghị: 3 trang. Đã tham khảo 111 tài liệu trong và ngoài nước. 
 4 
Chƣơng 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 
Tỉnh Yên Bái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa 
ngày và đêm cao, có nhiệt độ trung bình năm là 20 - 230C, lượng mưa 
trung bình năm là 1.500 - 1.600 mm/năm. Độ ẩm tương đối là 84 - 86%, 
đất đai chủ yếu là đất nâu đỏ phát triển trên đá vôi và đất feralit đỏ vàng, 
đỏ nâu phát triển trên đá mácma axit có độ pH từ 5,0 - 6,0. So sánh điều 
kiện tự nhiên của một số huyện tại tỉnh Yên Bái với yêu cầu sinh thái của 
cây khoai môn là tương đối phù hợp, mặt khác là loại cây đã được trồng 
từ lâu đời tại địa phương và việc mở rộng diện tích là có cơ sở do quỹ đất 
chưa sử dụng còn nhiều, đất ruộng lúa 1 vụ bỏ hoá không chủ động nước 
và đất bãi còn diện tích khá lớn. 
1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố vùng trồng khoai môn - sọ 
(Colocasia esculenta (L.) Schott) 
Cây khoai môn - sọ là loài cây này được trồng phổ biến ở các vùng 
nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ở một số nước trên thế giới khoai môn 
(Colocasia esculentavar. esculenta) được sử dụng làm lương thực và thực 
phẩm phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Đại 
Dương. Khoai môn - sọ có nguồn gốc phát sinh tại Trung Nam Á như: Ấn 
Độ hoặc bán đảo Malayxia. Cũng có tác giả cho rằng cây khoai môn - sọ 
có nguồn gốc ở Đông Nam Ấn Độ. Ở Việt Nam khoai môn - sọ, đặc biệt 
là khoai môn nước được thuần hoá sớm trước cả cây lúa nước, cây đây 
khoảng 10.000 - 15.000 năm. Nguồn gen môn - sọ phân bố trong điều 
kiện tự nhiên rất đa dạng: Từ độ cao 1,0 m đến 1.800 m so với mực nước 
biển, có giống sống trong điều kiện ngập nước, trong điều kiện ẩm hoặc 
có giống phát triển trên đất khô hạn. Cây khoai môn - sọ được trồng trong 
vườn nhà, từ miền núi đến đồng bằng nhờ đặc tính dễ sống, dễ thích nghi 
của nó. Trong đó khoai môn được trồng chủ yếu ở trung du và miền núi. 
Nhóm cây lấy củ họ ráy (Araceae) có tên tiếng Anh là "Taro", gồm một 
số loại như ráy rừng (Alocasia macrorrhira), ráy đầm lầy (Cyrtosperma 
chamisonis), khoai sáp (Xantosoma agittifolium), dọc mùng (Colocasia 
gigantea), khoai môn (Colocasia esculenta var. escullenta) và khoai sọ 
 5 
(Colocasia esculenta var. antiquorum). Trong số các loài cây kể trên thì 
cây khoai môn, khoai sọ là loài có giá trị kinh tế hơn cả. 
1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây khoai môn - sọ 
1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của khoai môn - sọ 
1.5. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam 
Năm 2012 tổng diện tích khoai môn - sọ trên thế giới là: 1.316.985 ha 
Năng suất trung bình toàn thế giới năm 2012 là 75,681 tạ/ha Sản lượng 
khoai môn - sọ toàn thế giới năm 2012 đạt 9.967.198 tấn, trong đó sản 
lượng châu Phi đạt 7.360.196 tấn, cao nhất so với các châu lục do có diện 
tích lớn nhất, sau đó đến châu Á với sản lượng đạt 2.195.042 tấn, tiếp theo 
là châu Đại Dương và châu Mỹ. 
Tại Việt Nam tổng diện tích cây có củ năm 2012 là 741.300 ha, trong 
đó theo thống kê khoai sọ và cây chất bột khác có diện tích 33.100 ha. 
Cây có củ có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. 
1.6. Tình hình nghiên cứu và sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới 
và Việt Nam 
Ở Việt Nam công tác chọn tạo giống mới chỉ bắt đầu từ năm 1998 do 
Trung tâm Tài nguyên Di truyền thực vật tiến hành. Hiện tại một số giống 
triển vọng đang được thử nghiệm trong sản xuất. Cho đến năm 2010 đã có 
545 mẫu giống khoai môn - sọ được duy trì và bảo quản tập đoàn tại ngân 
hàng gen cây trồng quốc gia và được mô tả đánh giá với 53 chỉ tiêu hình 
thái, nông học. Các biện pháp kỹ thuật nghiên cứu về giống, thời vụ, phân 
bón, mật độ, biện pháp bảo quản củ giống.....đối với cây khoai môn - sọ 
đã được các nhà khoa học quan tâm trong những năm gần đây, tuy nhiên 
vấn đề nghiên cứu chủ yếu tập chung chủ yếu cho nhóm cây khoai sọ, 
khoai môn nước ở đồng bằng. Các nghiên cứu về cây cây khoai môn ở 
miền núi và biện pháp kỹ thuật cho các giống địa phương tại các tỉnh 
miền núi phía Bắc còn chưa nhiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về 
giống và các biện pháp kỹ thuật cho giống triển vọng, phù hợp trên đất 
ruộng một vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên là rất cần thiết có tính 
thực tiễn. 
Các biện pháp kỹ thuật về cây khoai môn đã được các nhà khoa học 
trong nước quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều giống khoai môn, 
 6 
khoai sọ đã được nghiên cứu cả về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và 
một số biện pháp kỹ thuật như mật độ, thời vụ, lượng phân bón, sâu bệnh 
hại tại một số tiểu vùng sinh thái như ở Hà Nội, Hòa Bình trên đất vùng 
đồng bằng sông Hồng. Các nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật 
trực tiếp trên các giống khoai môn địa phương tại địa bàn sản xuất còn 
chưa được các nhà khoa học nghiên cứu như các giống tại Yên Bái, Bắc 
Kạn hay Hà Giang. Đặc biệt, việc nghiên cứu trồng khoai trên một số loại 
đất khác nhau như: Đất ruộng 1 vụ, đất bãi ven sông hầu như còn bỏ ngỏ, 
ít nghiên cứu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, 
phát triển một số giống khoai môn địa phương được thu thập từ đó lựa 
chọn giống có triển vọng để nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trên đất 
ruộng 1 vụ và đất bãi tại tỉnh Yên Bái là hoàn toàn mới, sau khi nghiên 
cứu sẽ đề xuất, hoàn thiện, bổ sung kỹ thuật canh tác cho giống có triển 
vọng trên đất ruộng 1 vụ và đất bãi tại tỉnh Yên Bái nơi có khí hậu, đất đai 
tương đồng với 2 khu vực đã nghiên cứu là huyện Lục Yên và Trấn Yên, 
tỉnh Yên Bái. 
CHƢƠNG 2 
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
2.1.1. Các giống khoai môn thí nghiệm 
Gồm 5 giống khoai môn: Giống khoai môn Yên Bái 1 (đối chứng), ký 
hiệu: KMYB1; giống khoai môn Yên Bái 2, ký hiệu: KMYB 2; giống 
khoai môn Yên Bái 3, ký hiệu: KMYB 3; giống khoai môn Hà Giang, ký 
hiệu: KMHG; giống khoai môn Bắc Kạn, ký hiệu: KMBK. 
2.1.2. Các loại phân bón dùng trong thí nghiệm nghiên cứu 
Phân bón hóa học: Phân đạm: Urê (46% N); Phân supe lân-SSP 
(16% P2O5), phân kali clorua (56 % K2O), phân hữu cơ: Phân chuồng tại 
địa phương. 
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Liễu Đô - Lục Yên; xã Đào Thịnh - Trấn 
Yên, tỉnh Yên Bái. 
- Thời gian nghiên cứu: 2011-2013. 
 7 
2.3. Nội dung nghiên cứu 
- Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, đất đai 
đến khả năng phát triển sản xuất cây khoai môn - sọ tại tỉnh Yên Bái. 
- Nội dung 2: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số 
giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ lúa tại huyện Lục Yên và trên đất bãi 
tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 
- Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thích hợp về liều 
lượng phân bón (đạm, lân, kali, phân chuồng), mật độ - thời vụ cho giống 
có triển vọng (KMYB 1) trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất 
bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 
- Nội dung 4: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bảo quản củ 
giống cho giống có triển vọng (KMYB 1) tại huyện Lục Yên và huyện 
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 
- Nội dung 5: Xây dựng mô hình trình diễn tại huyện Lục Yên và 
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 
Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu về điều kiện khí hậu, 
đất đai tại tỉnh Yên Bái ảnh hưởng đến phát triển cây khoai môn - sọ tại 
tỉnh Yên Bái thông qua kế thừa các số liệu thứ cấp tại các cơ quan, đơn vị. 
Từ các số liệu thứ cấp sẽ tổng hợp đánh giá và so sánh với cây khoai môn 
để có cơ sở khoa học trong phát triển sản xuất. Sử dụng phương pháp điều 
tra, phỏng vấn trực tiếp người dân về biện pháp kỹ thuật đang được áp 
dụng tại một số địa phương để tổng hợp, đánh giá, so sánh. 
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu khoa học 
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số 
giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức, 3 lần nhắc 
lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), tổng số 15 ô thí 
nghiệm. Mỗi ô thí nghiệm bố trí diện tích 22 m2, dài 10 m, rộng 2,2 m, 
trồng hàng đơn, mỗi luống 4 hàng, rãnh luống 0,2 m. Tổng diện tích ô thí 
nghiệm là 330 m2 (chưa tính dải bảo vệ). 
 8 
- Công thức thí nghiệm: CT 1: KMYB1 (đối chứng); CT 2: KMYB 2; 
CT 3: KMYB 3; CT 4: KMHG; CT 5: KMBK. 
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: 
+ Chỉ tiêu về sinh trưởng, đặc tính sinh v ... p nhất là giống KMBK đạt: 
 17 
21.649.000 đ. Trên đất bãi giống KMYB 1 có hiệu quả kinh tế cao 
nhất đạt lợi nhuận là: 58.800.000 đ. Thấp nhất là giống KMBK đạt: 
25.490.000 đ. 
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hƣởng các yếu tố cấu 
thành năng suất và năng suất của giống KMYB 1 tại Yên Bái 
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất giống 
KMYB 1 trên 2 loại đất 
Trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên: Năng suất thực thu công 
thức đối chứng đạt 29,86 tấn/ha, cao hơn công thức 1 và công thức 2. 
Công thức đối chứng có năng suất tương đương công thức 4 và thấp hơn 
công thức 5 ở mức tin cậy 95%. Trên đất bãi tại huyện Trấn Yên: Năng 
suất thực thu của các công thức đạt 26,94 - 30,29 tấn/ha, cao nhất là công 
thức 5, cao hơn đối chứng là 1,09 tấn/ha. 
Hình 3.3. Đồ thị ảnh hưởng của các mức bón đạm khác nhau đến 
năng suất giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ 
Phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa năng suất và liều 
lượng đạm trên đất ruộng là: Y = - 0,0001x2 + 0,0334x + 27,78. 
- Lượng phân đạm tối đa về kỹ thuật là: 167,0 kg N/ha. 
- Lượng phân đạm tối thích về kinh tế là: 137,5 kg N/ha. 
 18 
Phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa năng suất và liều 
lượng đạm trên đất bãi là: Y = - 0,0001x2 + 0,0356x + 26,94. 
- Lượng phân đạm tối đa về kỹ thuật là: 178,0 kg N/ha. 
- Lượng phân đạm tối thích về kinh tế là: 148,5 kg N/ha. 
Hình 3.4. Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến 
năng suất giống KMYB 1 trên đất bãi 
Hiệu suất phân đạm trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên đạt 18,7 - 
30,0 kg khoai các loại (cả củ cái và củ con)/kg N, hiệu suất cao nhất ở 
mức bón 40 kg N/ha, khi tăng lượng phân đạm thì hiệu suất giảm dần. Hệ 
số lợi nhuận đạt từ 2,6 - 4,0, trong đó khi bón 40 kg N/ha có hệ số lợi 
nhuận cao nhất đạt 3,9. 
Hiệu suất phân đạm trên đất bãi tại huyện Trấn Yên đạt 21,0 - 32,3 kg 
khoai các loại/kg N, trong đó mức bón 40 kg N/ha đạt cao nhất, thấp nhất 
là mức 160 kg N/ha. Hệ số lợi nhuận ở các mức bón đạm khác nhau từ 
2,9 - 4,3 trong đó mức bón 40 kg N/ha cho kết quả cao nhất, thấp nhất là 
bón ở mức 160 kg N/ha. 
3.3.2. Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất của giống KMYB 1 
trên 2 loại đất 
Trên đất ruộng 1 vụ, tại huyện Lục Yên: Năng suất thực thu của các 
công thức đạt trung bình 28,03 - 30,35 tấn/ha, trong đó công thức có năng 
 19 
suất cao nhất là công thức 6 với mức bón 150 kg P2O5 cho 1 ha, thấp nhất 
là công thức 1 với mức không bón lân đạt năng suất 28,03 tấn/ha. Các 
công thức 1, 3 có năng suất thực thu tương đương công thức đối chứng, 
trong khi đó các công thức 4, 5, 6 với mức bón lân từ 90-150 kg P2O5/ha, 
có năng suất cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. 
Trên đất bãi tại huyện Trấn Yên: Năng suất thực thu của các công thức 
trong thí nghiệm đạt từ 27,63 - 29,98 tấn/ha, cao nhất vẫn là công thức 6. 
Công thức đối chứng có năng suất tương đương với công thức 1, 3 và 
thấp hơn các công thức 4, 5, 6 ở mức tin cậy 95%. 
Phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa năng suất giống 
KMYB 1 theo các mức bón phân lân trên đất ruộng là đường parabon ứng 
với hàm số: Y = -0,0001x2 + 0,0241x + 28,03. Lượng phân lân tối đa về 
kỹ thuật là: 120,5 kg P2O5/ha. Lượng phân lân tối thích về kinh tế là: 89,0 
kg P2O5/ha. 
Phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa năng suất giống 
KMYB 1 theo các mức bón phân lân trên đất bãi là đường parabon ứng 
với hàm số: Y = -0,0001x2 + 0,0270x + 27,62. Lượng phân lân tối đa về 
kỹ thuật là: 135,0 kg P2O5/ha. Lượng phân lân tối thích về kinh tế là: 
104,0 kg P2O5/ha. 
Hiệu suất phân lân trên đất ruộng ở các mức bón lân khác nhau đạt 
15,5 - 23,4 kg khoai các loại/kg P2O5/ha, cao nhất là mức bón 30 kg 
P2O5/ha, càng tăng lượng phân lân thì hiệu suất phân lân càng giảm 
xuống. Hệ số lợi nhuận đạt 1,9-2,6. 
Hiệu suất phân lân trên đất bãi có xu hướng cao hơn trên đất ruộng 
mặc dù năng suất ở các mức bón phân lân thấp hơn. Cũng như trên đất 
ruộng, ở mức bón phân là 30 kg P2O5 hiệu suất đạt cao nhất là 24,7 kg 
khoai các loại/kg P2O5, thấp nhất đạt 15,7 kg khoai các loại/kg P2O5 khi 
lượng phân lân tăng lên 150 kg P2O5/ha. Hệ số lợi nhuận đạt 2,1-3,2. 
3.3.3. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất của giống KMYB 1 
trên 2 loại đất 
Trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên: Năng suất thực thu của các 
công thức cao nhất là công thức 6 đạt 30,40 tấn/ha, cao hơn công thức đối 
chứng là 1,34 tấn/ha, công thức có năng suất thấp nhất là công thức 1 với 
 20 
27,53 tấn/ha thấp hơn đối chứng là 1,53 tấn/ha, công thức 2, 4 có năng 
suất tương đương công thức đối chứng, công thức 5, 6 có năng suất cao 
hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. 
Trên đất bãi tại huyện Trấn Yên: Năng suất thực thu của các công thức 
đạt cao nhất là công thức 6 đạt 30,16 tấn/ha, cao hơn công thức đối chứng 
là 1,28 tấn/ha, công thức có năng suất thấp nhất là công thức 1, thấp hơn 
đối chứng là 1,54 tấn/ha, các công thức 2, 4 có năng suất tương đương 
công thức đối chứng, công thức 5, 6 có năng suất cao hơn đối chứng ở 
mức tin cậy 95%. 
Phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa năng suất giống 
KMYB 1 theo các mức bón phân kali trên đất ruộng là đường parabon 
ứng với hàm số: Y = -0,0001x2 + 0,0302x + 27,53. Lượng phân kali tối đa 
về kỹ thuật là: 151,0 kg K2O/ha. Lượng phân kali tối thích về kinh tế là: 
121,0 kg K2O/ha. 
Phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa năng suất giống 
KMYB 1 theo các mức bón phân kali trên đất bãi là đường parabon ứng 
với hàm số: Y = -0,0001x2 + 0,0308x + 27,34. Lượng phân kali tối đa về 
kỹ thuật là: 154,0 kg K2O/ha. Lượng phân kali tối thích về kinh tế là: 
124,0 kg K2O/ha. 
Trên đất ruộng 1 vụ, hiệu suất phân kali ở các mức bón khác nhau đạt 
từ 19,2 - 28,7 kg khoai các loại/kg K2O, cao nhất là mức bón 30 kg K2O. 
Hệ số lợi nhuận đạt 2,1 - 3,6, khi tăng kali hệ số lợi nhuận giảm, thấp nhất 
ở mức 150 kg K2O/ha. 
Trên đất bãi, hiệu suất phân kali đạt 18,8 - 29,0 kg khoai/kg K2O trong 
đó hiệu suất đạt cao nhất ở mức bón 30 kg K2O/ha, thấp nhất ở mức 150 
Kg K2O/ha. Hệ số lợi nhuận đạt 2,2 - 3,8. 
3.3.4. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất của giống KMYB 
1 trên 2 loại đất 
Trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên: Năng suất thực thu của các 
công thức đạt từ 25,88 - 30,25 tấn/ha, cao nhất là công thức 6, công thức 
đối chứng có năng suất thấp nhất trong tất cả các công thức. 
Trên đất bãi tại huyện Trấn Yên: Năng suất thực thu của các công thức 
có năng suất đạt từ 24,88 - 29,61 tấn/ha, cao nhất là công thức 6. Công 
 21 
thức đối chứng có năng suất thực thu thấp nhất trong các công thức thí 
nghiệm ở mức tin cậy 95%. 
Phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa năng suất giống 
KMYB 1 theo các mức bón phân chuồng trên đất ruộng là đường parabon 
ứng với hàm số: Y = -0,0048x2 + 0,2946x + 25,88. Lượng phân chuồng 
tối đa về kỹ thuật là: 30,7 tấn/ha. Lượng phân chuồng tối thích về kinh tế 
là: 18,8 tấn/ha. 
Phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa năng suất giống 
khoai môn theo các mức bón phân chuồng là đường parabon ứng với 
hàm số: Y = -0,006x2 + 0,3395x + 24,88. Lượng phân chuồng tối đa về 
kỹ thuật là: 28,3 tấn/ha. Lượng phân chuồng tối thích về kinh tế là: 
18,8 tấn/ha. 
Hiệu suất phân chuồng trên đất ruộng đạt từ 174,8 - 272,0 kg khoai 
các loại/1 tấn phân chuồng, cao nhất là mức bón 5 tấn phân chuồng đạt 
134,0 kg củ cái và 138,0 kg củ con. Hệ số lợi nhuận của phân chuồng 
trên đất ruộng từ 1,2 - 1,9. 
Trên đất bãi hiệu suất phân chuồng đạt trung bình từ 189,2 - 312,0 
kg khoai các loại/tấn phân chuồng, trong đó hiệu suất ở mức 5 tấn 
phân chuồng/ha đạt cao nhất là 312,0 kg khoai/tấn phân chuồng. Hệ số 
lợi nhuận khi bón phân chuồng cũng giảm khi tăng lượng phân 
chuồng, xuống 1,2 khi bón 25 tấn phân chuồng/ha. 
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành 
năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên 2 loại đất 
Trên đất ruộng một vụ mật độ, thời vụ và mối tương tác giữa mật 
độ và thời vụ có ảnh hưởng đến năng suất của giống KMYB 1, mật độ 
trồng thích hợp nhất là 3,3 cây/m2 cho kết quả cao nhất, thời vụ được 
trồng với 4 mốc thời gian từ 15/12 - 30/1 thì thời gian trồng từ 30/12 - 
15/1 cho kết quả cao nhất. Qua kết quả thực tế cho thấy năng suất thực 
thu cao nhất là công thức M2T3 đạt 30,23 tấn/ha, thấp nhất là công 
thức M4T4 đạt 22,02 tấn/ha. 
Mật độ, thời vụ và sự tương tác giữa mật độ và thời vụ có ảnh 
hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống 
 22 
KMYB 1 trên đất bãi tại huyện Trấn Yên. Mật độ thích hợp nhất, cho 
năng suất cao nhất là mật độ 3,3 cây/m2 (M3), thời vụ thích hợp nhất 
là thời vụ T2, T3 trồng ngày 30/12 và ngày 15/1. Công thức có năng 
suất cao nhất là công thức M2T3 đạt 29,87 tấn/ha, thấp nhất là công 
thức M4T4 đạt 21,94 tấn/ha. 
3.4. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo quản củ giống 
giống KMYB 1 
Trong các công thức bảo quản củ giống KMYB 1 tại huyện Lục Yên, 
sau 4 tháng bảo quản cho thấy tỷ lệ thối hỏng 8,8 - 17,4 %, thấp nhất có 
hiệu quả nhất là phương pháp bảo quản bằng cát ẩm. 
Tại Trấn Yên tỷ lệ thối hỏng 9,6 - 18,8 %, thấp nhất vẫn là phương 
pháp bảo quản bằng cát ẩm. Tại 2 địa điểm bảo quản, kết quả nghiên cứu 
cho thấy với hình thức bảo quản trên nền xi măng trong cát ẩm có tỷ lệ 
hao hụt thấp nhất, số kg khoai còn lại sau bảo quản là 79,7 % tại Lục Yên 
và 78,6 % tại Trấn Yên. 
3.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 trên 2 loại đất 
Năng suất thực thu của mô hình trình diễn trên đất ruộng 1 vụ tại Lục 
Yên là 29,87 tấn/ha, năng suất thực thu trên đất bãi tại Trấn Yên là 29,16 
tấn/ha. Hiệu quả kinh tế giống KMYB 1 đạt lợi nhuận 54.165.000 đ/ha 
trên đất ruộng một vụ và 51.792.500 đ/ha trên đất bãi. 
3.6. Đề xuất, hoàn thiện quy trình trồng giống KMYB 1 trên 2 loại đất 
Đã đề xuất, hoàn thiện quy trình trồng giống khoai môn Yên Bái 1 trên 
đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh 
Yên Bái dựa trên các kết quả nghiên cứu và các tài liệu chuyên khảo về 
cây khoai môn. 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
1. Kết luận 
1.1. Điều kiện khí hậu, đất đai tỉnh Yên Bái ảnh hưởng đến khả 
năng phát triển sản xuất khoai môn - sọ tại tỉnh Yên Bái 
Điều kiện khí hậu, đất đai tỉnh Yên Bái (7/9 huyện thị) là phù hợp cho 
sự phát triển sản xuất khoai môn tại tỉnh Yên Bái. Có thể phát triển, mở 
rộng diện tích trồng khoai môn trên đất ruộng một vụ và đất bãi nơi có điều 
 23 
kiện tự nhiên tương đồng với huyện Lục Yên và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên 
Bái. 
1.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên 
2 loại đất 
- Các giống khoai môn được trồng trên đất ruộng một vụ tại huyện 
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đều sinh trưởng, 
phát triển tốt phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương. 
- Trên đất ruộng một vụ: Các giống có thời gian sinh trưởng, phát 
triển từ 235-240 ngày; chiều cao đạt cao nhất là giống KMHG 147,2 
cm, thấp nhất là giống KMBK 127,5; số lá nhiều nhất là giống 
KMHG: 18,6 lá, thấp nhất là giống KMBK 17,3 lá. 
- Trên đất bãi: Các giống có thời gian sinh trưởng, phát triển từ 
225-232 ngày; chiều cao đạt cao nhất là giống KMHG 143,4 cm, thấp 
nhất là giống KMBK 129,8; số lá nhiều nhất là giống KMYB 3: 18,2 
lá, thấp nhất là giống KMBK: 16,6 lá. 
- Năng suất thực thu của giống khoai môn Yên Bái 1 đạt cao nhất 
trong 5 giống tham gia nghiên cứu, trên đất ruộng 1 vụ năng suất đạt 
30,31 tấn/ha, trên đất bãi đạt 29,04 tấn/ha. Năng suất thấp nhất là 
giống khoai môn Bắc Kạn đạt 24,10 trên đất ruộng 1 vụ và 24,61 
tấn/ha trên đất bãi. 
- Lựa chọn giống khoai môn Yên Bái 1 là giống có triển vọng tại Yên 
Bái và tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong năm 2012. 
1.3. Kết quả về các biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng 
(KMYB 1) trên 2 loại đất 
1.3.1. Trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 
- Lượng phân bón tối đa về kỹ thuật và tối thích về kinh tế: 
+ Lượng phân đạm tối đa về kỹ thuật là: 167,0 kg N/ha, tối thích về 
kinh tế là: 137,5 kg N/ha. 
+ Lượng phân lân tối đa về kỹ thuật là: 120,5 kg P2O5/ha, tối thích 
về kinh tế là: 89,0 kg P2O5/ha. 
+ Lượng phân kali tối đa về kỹ thuật là: 151,0 kg K2O/ha, tối thích 
về kinh tế là: 121,0 kg K2O/ha. 
 24 
+ Lượng phân chuồng tối đa về kỹ thuật là: 30,7 tấn/ha, tối thích về 
kinh tế là: 18,8 tấn/ha. 
- Mật độ, thời vụ: mật độ thích hợp nhất là 3,3 cây/m2, thời vụ thích 
hợp là: 15/1 đạt năng suất cao nhất: 30,23 tấn/ha. 
1.3.2. Trên đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 
- Lượng phân bón tối đa về kỹ thuật và tối thích về kinh tế: 
+ Lượng phân đạm tối đa về kỹ thuật là: 178,0 kg N/ha, tối thích về 
kinh tế là: 148,5 kg N/ha. 
+ Lượng phân lân tối đa về kỹ thuật là: 135,5 kg P2O5/ha, tối thích 
về kinh tế là: 104,0 kg P2O5/ha. 
+ Lượng phân kali tối đa về kỹ thuật là: 154,0 kg K2O/ha, tối thích 
về kinh tế là: 124,0 kg K2O/ha. 
+ Lượng phân chuồng tối đa về kỹ thuật là: 28,3 tấn/ha, tối thích về 
kinh tế là: 18,8 tấn/ha. 
- Mật độ, thời vụ: mật độ thích hợp là 3,3 cây/m2, thời vụ thích hợp 
nhất là: 15/1 đạt năng suất cao nhất: 29,87 tấn/ha. 
1.4. Kết quả về các phương pháp bảo quản củ giống 
Trong 4 phương pháp bảo quản củ giống, phương pháp bảo quản củ 
giống bằng cát ẩm trên nền ximăng (CT 1) có hiệu quả cao nhất và tỷ 
lệ thối hỏng sau bảo quản ít nhất. 
1.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 tại Yên Bái 
trên 2 loại đất 
Năng suất mô hình trình diễn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục 
Yên, tỉnh Yên Bái đạt 29,87 tạ/ha, năng suất trên đất bãi đạt 29,16 
tạ/ha tương ứng với mức lợi nhuận là 54.165.000 đ/ha trên đất ruộng 
và 51.792.500 đ/ha trên đất bãi. 
2. Đề nghị 
Trên cơ sở nghiên cứu về giống và các biện pháp kỹ thuật, năng 
suất và hiệu quả kinh tế giống KMYB 1 được trồng trên đất ruộng một 
vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 
chúng tôi có một số đề nghị như sau: Sử dụng giống khoai môn Yên 
Bái 1 (KMYB 1) trong phát triển, mở rộng diện tích tại Yên Bái và 
ứng dụng các kết quả nghiên cứu về phân bón, mật độ - thời vụ và kỹ 
thuật bảo quản củ giống vào thực tiễn sản xuất. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 
1. Lê Viết Bảo, Nguyễn Ngọc Nông (2013), “Kết quả khảo nghiệm 
một số giống khoai môn trên đất ruộng một vụ lúa tại huyện 
Lục Yên, tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 
111, (11), Đại học Thái Nguyên, tr. 75 - 78. 
2. Lê Viết Bảo, Nguyễn Ngọc Nông, Hà Thái Nguyên (2013), “Kết 
quả khảo nghiệm một số giống khoai môn trên đất bãi tại 
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011”, Tạp chí Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề: Giống cây trồng, 
vật nuôi – tập 2, tháng 12, tr. 149 - 153. 
3. Nguyễn Ngọc Nông, Lê Viết Bảo, Hà Thái Nguyên (2014), “Nghiên 
cứu một số chỉ tiêu chất lượng các giống khoai môn tại Yên 
Bái”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 118, (04), Đại học Thái 
Nguyên, tr. 3 - 7. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_kha_nang_sinh_truong_phat_trien_c.pdf