Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố của công nghệ xử lý biến dạng gỗ xẻ bạch đàn trắng (eucalyptus camaldulensis dehn) bằng phương pháp xẻ

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với diện

tích rừng rất lớn. Tuy nhiên, đến 2001, độ che phủ rừng chỉ còn còn 41% . Do vậy, Chính phủ đã tăng cƣơng

cƣờng trồng rừng để nâng độ che phủ lên 47%. Tập đoàn cây rừng trồng phổ biến ở Lào là: Các loại keo tai

tƣợng, keo lá tràm, tếch, bạch đàn. Bạch dàn trồng ở Lào có 2 loại: Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) và bạch đàn đỏ (Eucalyptus urohlylla Dehn.) chiếm 80 % diện tích rừng trồng.

Gỗ Bạch đàn trắng rừng trồng đƣợc khai thác để đƣa vào chế biến làm ván ghép thanh, sản xuất đồ gỗ,

nhƣng tỷ lệ lợi dụng rất thấp. Ở Lào, để sản xuất 1 m3 ván ghép thanh cần đến 6 - 6,5 m3 gỗ tròn, cao gần gấp 2 lần so với các loài gỗ khác. Nguyên nhân chủ yếu là gỗ sau khi xẻ và sau khi sấy, bị biến dạng và nứt quá nhiều cần phải loại bỏ. Hiên nay, ngƣời ta đã đƣa ra nhiều giải pháp, nhƣ: chọn giống, cho cây chết đứng, biến tính bằng vi sóng, keo dán, nén ép. hoặc chọn giải pháp sấy, tuy nhiên, chƣa giải pháp nào thực sự có hiệu quả cao.

Để góp phần giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu gỗ bạch đàn khi gia công, cần thiết phải có nghiên cứu có hệ

thống về cấu tạo, tính chất vật lí và công nghệ, đặc biệt là công nghệ xẻ gỗ. Tiêu hao nguyên liệu gỗ chủ yếu là do biến dạng và nứt mà nguyên nhân chủ yếu là ở khâu xẻ và khâu sấy. Nhƣng, nếu khâu xẻ không tốt, dù khâu sấy có hợp lí, gỗ xẻ sau sấy vẫn bị nứt và biến dạng.

Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục một số đặc điểm bất lợi trong sản xuất đề mộc

xuất khẩu của gỗ Bạch đàn trắng là một hƣớng đi vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của gỗ Bạch đàn trắng nói riêng và gỗ rừng trồng nói chung; từ đó góp phần ổn định an sinh xã hội bền vững. Đặc biệt qua đó giúp các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh lâm sản thựchiện đúng chỉ thị số 15 của Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc CHDCND Lào ký ngày 13 tháng 5 năm 2016 về việc nghiêm cấm khai thác gỗ rừng tự nhiền, xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ trên địa bàn toàn quốc.

Để giải quyết một phần vấn đề đó, nghiên cứu về phƣơng pháp xẻ để giảm thiểu biến dạng và nứt của

gỗ xẻ là một trong những hƣớng ƣu tiên hiện nay, cho nên, đề tài "Nghiên cứu một số yếu tố của công nghệ xử lý biến dạng gỗ xẻ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehn) bằng phương pháp xẻ” là một hƣớng đi đúng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

pdf 26 trang dienloan 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố của công nghệ xử lý biến dạng gỗ xẻ bạch đàn trắng (eucalyptus camaldulensis dehn) bằng phương pháp xẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố của công nghệ xử lý biến dạng gỗ xẻ bạch đàn trắng (eucalyptus camaldulensis dehn) bằng phương pháp xẻ

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố của công nghệ xử lý biến dạng gỗ xẻ bạch đàn trắng (eucalyptus camaldulensis dehn) bằng phương pháp xẻ
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP 
-------------------- 
OUDONE SISCHALEUNE 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 
BIẾN DẠNG GỖ XẺ BẠCH ĐÀN TRẮNG (Eucalyptus camaldulensis Dehn) 
BẰNG PHƢƠNG PHÁP XẺ 
Chuyên ngành: Kỹ thuật chế biến lâm sản 
Mã số: 62.54.03.01 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SẢN XUẤT VÁN VÀ CHẾ BIẾN 
Hà Nội, 2017 
2 
Công trình đƣợc hoàn thành tại: 
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai - Chƣơng Mỹ - Hà Nội. 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thiết 
Phản biện 1: ....................................................................................... 
Phản biện 2: ....................................................................................... 
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án tiến sĩ kỹ thuật chế biến 
lâm sản họp tại: Trƣờng Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai - Chƣơng Mỹ - Hà Nội 
Vào hồi ..............giờ..........ngày...........tháng...........năm .............. 
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Quốc gia Việt Nam, thƣ viện trƣờng Đại học Lâm 
nghiệp và thƣ viện trƣờng Đại học Quốc gia Lào 
3 
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 
1. Sự thay đổi tính chất vật lý của gỗ bạch đàn trắng (eucalyptus 
camaldulensis dehnh.) theo chiều dọc và chiều ngang thân cây. Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ Lâm nghiệp số 4/2016 
2. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp xẻ dến mức độ biến dạng và nứt của gỗ xẻ từ gỗ 
bạch đàn trắng (eucalyptus camaldunensis denhn.). Tạp chí Nông nghiệp và 
phát triển nông thôn số 18, kì 2/9/2016. 
1 
MỞ ĐẦU 
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với diện 
tích rừng rất lớn. Tuy nhiên, đến 2001, độ che phủ rừng chỉ còn còn 41% . Do vậy, Chính phủ đã tăng cƣơng 
cƣờng trồng rừng để nâng độ che phủ lên 47%. Tập đoàn cây rừng trồng phổ biến ở Lào là: Các loại keo tai 
tƣợng, keo lá tràm, tếch, bạch đàn. Bạch dàn trồng ở Lào có 2 loại: Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis 
Dehn.) và bạch đàn đỏ (Eucalyptus urohlylla Dehn.) chiếm 80 % diện tích rừng trồng. 
Gỗ Bạch đàn trắng rừng trồng đƣợc khai thác để đƣa vào chế biến làm ván ghép thanh, sản xuất đồ gỗ, 
nhƣng tỷ lệ lợi dụng rất thấp. Ở Lào, để sản xuất 1 m3 ván ghép thanh cần đến 6 - 6,5 m3 gỗ tròn, cao gần gấp 2 
lần so với các loài gỗ khác. Nguyên nhân chủ yếu là gỗ sau khi xẻ và sau khi sấy, bị biến dạng và nứt quá nhiều 
cần phải loại bỏ. Hiên nay, ngƣời ta đã đƣa ra nhiều giải pháp, nhƣ: chọn giống, cho cây chết đứng, biến tính 
bằng vi sóng, keo dán, nén ép... hoặc chọn giải pháp sấy, tuy nhiên, chƣa giải pháp nào thực sự có hiệu quả cao. 
Để góp phần giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu gỗ bạch đàn khi gia công, cần thiết phải có nghiên cứu có hệ 
thống về cấu tạo, tính chất vật lí và công nghệ, đặc biệt là công nghệ xẻ gỗ. Tiêu hao nguyên liệu gỗ chủ yếu là do 
biến dạng và nứt mà nguyên nhân chủ yếu là ở khâu xẻ và khâu sấy. Nhƣng, nếu khâu xẻ không tốt, dù khâu sấy có 
hợp lí, gỗ xẻ sau sấy vẫn bị nứt và biến dạng. 
Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục một số đặc điểm bất lợi trong sản xuất đề mộc 
xuất khẩu của gỗ Bạch đàn trắng là một hƣớng đi vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần 
nâng cao giá trị kinh tế của gỗ Bạch đàn trắng nói riêng và gỗ rừng trồng nói chung; từ đó góp phần ổn định an 
sinh xã hội bền vững. Đặc biệt qua đó giúp các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh lâm sản thực 
hiện đúng chỉ thị số 15 của Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc CHDCND Lào ký ngày 13 tháng 5 năm 2016 về việc 
nghiêm cấm khai thác gỗ rừng tự nhiền, xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ trên địa bàn toàn quốc. 
Để giải quyết một phần vấn đề đó, nghiên cứu về phƣơng pháp xẻ để giảm thiểu biến dạng và nứt của 
gỗ xẻ là một trong những hƣớng ƣu tiên hiện nay, cho nên, đề tài "Nghiên cứu một số yếu tố của công nghệ xử 
lý biến dạng gỗ xẻ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehn) bằng phương pháp xẻ” là một hƣớng đi 
đúng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 
Chƣơng 1 
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
1.1. Nghiên cứu về cây Bạch đàn trắng 
1.1.1 Phân bố bạch đàn trắng ở Lào 
Lào là một nƣớc còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong những năm gần đây 
rừng tự nhiên bị khai thai thác để đóng góp vào công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng của đất nƣớc; do đó làm cho 
diện tích rừng tự nhiên bị giảm xuống nghiêm trọng. Theo điều tra của Cục quản lý tài nguyên rừng Lào (2015), 
diện tích rừng cả nƣớc 15.95.601 ha, chiếm 46,74 % diện tích, trong đó phân chia thành 3 loại chính: Rừng đặc 
dụng có diện tích 4.705.809 ha, chiếm 29,49 %; rừng phòng hộ 8.045.169 ha, chiếm 50,43 % và rừng sản xuất 
3.203.623 ha, chiếm 20,08 %. Đó là con số thông kế mới nhất về diện tích rừng trên cả nƣớc, trong đó chƣa tính 
diện tích các loại rừng trồng khác [55; 56]. 
Với con số thống kê mới nhất về diện tích rừng trồng bạch đàn là: 60,764 ha (Cục Lâm nghiệp, BN-LN, 
Lào 2014) và dự định sẽ thu đƣợc sản lƣợng gỗ tròn khoảng 900 nghìn mét khối mỗi năm tính từ năm 2020 trở 
đi. Các vùng đƣợc trồng nhiều là từ khu vực miền Trung xuống miền Nam Lào là đƣợc tập trung trồng nhiều 
nhất vì lý do là có nhiều diện tích tƣơng đối bẳng phẳng và cây bạch đàn phát triển tốt với khí hậu đất đai ở 
vùng đó (Thủ đô Viêng Chăn, Tỉnh Bolykhamxay, Khammuoan, Savannakhet, Salavanh, Champasack, Sekong, 
2 
Attapu), còn về các tình phía Bắc Lào thì địa hình có nhiều đồi núi vì vậy chỉ đƣợc trồng thử nghiệm ở hai Tỉnh 
Xiêng Khoảng và Oudonmxay với diện tích chƣa đến nghìn ha . 
Đầu những năm 1990, Công ty Burapha Agroforestry Co.,Ltd (BAFCO) của Thuỷ Điển đã đặt chân vào 
Lào để trồng cây bạch đàn sử dụng trong công nghiệp gỗ (sản xuất đồ mộc), năm 1990 chỉ trồng thử nghiệm 20 
ha, đến năm 96 trồng thêm 1.200 ha, đến năm 2012 công ty đã trồng đƣợc 22.000 ha, ngoài ra mỗi năm trồng 
thêm 400 ha kết hợp với dân bản địa, đến năm 2015 Công ty cùng các hộ gia đình đã có diện tích trồng cây bạch 
đàn tổng cộng là 27.000 ha. Công ty Burapha Agroforestry Co.,Ltd (BAFCO) đồng thời đã xây dựng xƣởng chế 
biến tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào, cách trung tâm thủ đô khoảng 40 Km và mỗi năm sử dụng 28.000 m3 gỗ tròn 
Bạch đàn trắng, chủ yếu để chế biến sản phẩm đồ mộc từ gỗ Bạch đàn trắng suất khẩu các nƣớc Chân Âu. Năm 
2000 Công ty Burapha Agroforestry Co.,Ltd (BAFCO) đã hợp đồng với tập đoàn IKEA và đã xuất khẩu nhiều 
lô hàng, trong quá trình sản xuất đã có một số lô sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lƣợng mà nguyên nhân 
chủ yếu do sản phẩm bị cong vênh biến dạng, do đó công ty từ năm 2003 đến nay đã không tiếp tục hợp tác sản 
xuất đồ mộc cho tập đoàn IKEA [53]. 
Đồng thời trong thời gian từ năm 1996 cũng đã có Công ty Oji & Sojitz (Nhật Bản) đã làm bản ghi nhớ 
với Chính phủ Lào về việc đầu tƣ vào trồng cây bạch đàn, chủ yếu vấn là cây Bạch đàn trắng, từ năm 1996 đến 
2007 đã trồng đƣợc 15.000 ha [51] 
Năm 2008 Công ty Oji & Sojitz (Nhật Bản) đã kí tiếp bản ghi nhớ với Chính phủ Lào để trồng them cây 
bạch đàn ở năm tỉnh của nam Lào, tổng diện tích cả năm tỉnh là 30.000 ha [52]. 
1.1.2. Đặc điểm cấu tạo cây Bạch đàn trắng (E. camaldulensis Dehn) 
- Câu tạo thô đại: Gỗ lõi có màu từ nâu đỏ sẫm đến nâu đỏ nhạt trừ gỗ bạch đàn chanh (E. citriodora) có 
màu nâu nhạt đến nâu xám, và đôi khi thấy sáp khi chạm tay lên bề mặt gỗ; gỗ giác màu trắng, hoặc hồng, 
thƣờng dày khoảng 25 - 60 mm phụ thuộc vào tốc độ sinh trƣởng. Thớ gỗ thẳng đến xoắn. Thớ khá thô có phản 
quang nhẹ ở gỗ E. deglupta. Vòng năm rõ ở gỗ E.camaldulensis, nhƣng không rõ ở các loài khác. Các rãnh chứa 
gôm là đặc điểm nổi bật ở gỗ thuộc chi bạch đàn [7]. 
- Cấu tạo hiển vi: Vòng năm nói chung không rõ, đôi khi thấy rõ ở gỗ Bạch đàn trắng (E. 
camaldulensis), do các tế bào gỗ muộn có vách dày. Mạch phân tán, số lƣợng (4-)7 - 9(-11)/mm2, đại đa số là 
mạch đơn ở gỗ E. camaldulensis và E. deglupta, lỗ mạch kép ngắn đến dài (4-5 lỗ mạch) thỉnh thoảng có mạch 
nhóm ở gỗ E. alba và E. citriodora, kích thƣớc lỗ mạch biến động từ (90-)160 - 190(-240) µm, đặc biệt lớn ở gỗ 
E. deglupta (190(-240) µm, lỗ mạch xếp lệch góc với chiều tia gỗ là phổ biến nhƣng không (ít) nhƣ vậy ở gỗ E. 
alba ; lỗ xuyên mạch đơn; lỗ thông ngang xếp so le, kích thƣớc 7 - 12 µm; lỗ thông ngang giữa mạch và tia là 
đôi lỗ thông ngang nửa có vành, với miệng hình tròn hoặc oval có kích thƣớc 10 - 12 µm, thể bít có khá nhiều 
đến rất nhiều. Quản bào vây quanh mạch gỗ thƣờng nhiều. Sợi gỗ dài (800-) 1000-1300(-1400) µm, đƣờng kính 
14-16(-18) µm, không có vách ngăn ngang, vách mỏng đến dày, với lỗ thông ngang có vành dễ thấy trên vách 
xuyên tâm. Vùng chứa chất kết tinh nổi bật ở gỗ E. deglupta và đôi khi có ở gỗ E. citriodora; tinh thể silic 
không có. Ống dẫn nhựa bệnh dọc (chứa gôm) thƣờng có ở tất cả các loài [15]. 
1.1.3 Vấn đề sử dụng Bạch đàn trắng 
Một số giải pháp kĩ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng và chất lƣợng sản phẩm gỗ bạch đàn là nguyên 
liệu gỗ xẻ đóng đồ mộc: Cách khai thác, mùa khai thác, cách bảo quản nguyên liệu, biến tính gỗ bằng các loại 
hoá chất, biến tính nhiệt gỗ, cơ giới để ra công và xử lý gỗ, để đƣợc sử dụng gỗ với công năng khác nhau hoặc 
là cải thiện một mặt nào đó của gỗ, hoặc để đáp ứng một mục đích đặc biệt để lấy gỗ làm chất cơ bản của 
nguyên liệu. 
3 
Trên thế giới đã có nhiều nƣớc sử dụng bạch đàn vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ làm bột giới, 
làm ván nhân tạo, bóc làm ván dán và xẻ đề làm đồ mộc dân dụng. Vì bạch đàn hay cong vênh sau khi xẻ, có 
nhiều nƣớc đã dùng nhiều cách khác nhau đề khắc phục những khuyết tật đó nhƣ xử lý cong vênh bằng cách 
nhiệt dẻo, tẩm hóa chất, bằng cách làm này tốn nhiều thời gian, tốn nhiều kinh phí và phức tạp, nhƣ vậy phải tìm 
phƣơng pháp xử lý khác phù hợp với sản xuất tực tế hơn[5;8;28;29]. 
1.1.4 Khuyết tật của Bạch đàn trắng 
Bạch đàn trắng là một loại cây có nhiều khuyết tật sau khi khai thác, chặt hạ, cắt khúc, vẩn chuyển, 
trong quá trình xẻ và sấy đều xuất hiện nhiều loại khuyết tật khác nhau. Một trong những khuyết tật thƣờng gặp 
nhất sau khi chặt hạ là bị nứt đầu gỗ tròn (nứt hình sao, nứt bốn phƣơng, nứt toác) các khuyết tật này không 
chỉ xảy ra trong khi chặt hạ mà nó còn xảy ra trong khi cắt khúc và bị va đập trong lúc vẩn chuyển 
Gỗ cong vênh có nhiều dạng, cong theo mặt cắt ngang, cong theo bề mặt, cong theo cạnh, vênh xoắn vỏ 
đỗ. Gỗ bị cong vênh, vặn xoắn phát sinh bởi tính chất tự nhiên của gỗ có thể khắc phục hay làm giảm bớt bằng 
cách sắp xếp đúng cách các tấm gỗ xẻ trong một đống gỗ hoặc sử dụng biện pháp nén ép đồng đều các tấm ván 
bằng ngoại lực hay sử dụng hệ thống vít me. 
1.1.5 Nghiên cứu về phương pháp xử lý biến dạng 
Một số nghiên cứu xử lý biến dạng cho gỗ đƣợc tổng kết nhƣ sau: 
Làm cho cây chết đứng một thời gian trƣớc khi chặt hạ. 
Dùng đai kim loại hay PVC : xiết chặt vòng quanh thân cây ở gần sát mạch cƣa cắt hạ hoặc ở hai phía 
gần sát vị trí cắt khúc nhằm để gia tăng cƣờng độ chịu tách của gỗ, khống chế khả năng mở rộng chu vi tại vị trí 
nguy cơ xuất hiện nứt, do vậy ngăn chặn, hạn chế đƣợc nứt phát triển 
Phƣơng pháp bảo quản trong bãi gỗ (che chắn, phun ẩm...): Về xử lý gỗ tròn có công trình nghiên 
cứu của Nguyễn Quang Trung (2009), Gỗ bạch đàn trắng đƣợc xử lí bằng 3 giải pháp và thấy rằng: Gỗ tròn, sau 
khi cắt khúc, vận chuyển từ nơi khai thác về kho bãi cần đƣợc phủ 2 đầu gỗ bằng sáp. Nếu không có điều kiện 
ngâm gỗ trong nƣớc ở sông hoặc hồ, thì gỗ tròn khi để ở bãi gỗ cần đƣợc phủ bạt hoặc nilon kín và thƣờng 
xuyên phun nƣớc để giữ độ ẩm gỗ khoảng 70 - 75 %. Việc phun ẩm chỉ ngừng 6 giờ trƣớc khi đƣa gỗ đến công 
đoạn xẻ [19]. 
Phƣơng pháp biến tính gỗ bạch đàn: Biến tính gỗ là do tác động của hóa học, sinh học, vật lý đến vật 
liệu gỗ, tạo ra sự cải thiện các tính chất của gỗ trong quá trình sử dụng, nhƣ bằng phƣơng pháp sử lý nhiệt, sử lý 
thủy- nhiệt, sử lý bằng tần số (vi sóng)... 
Phƣơng pháp xẻ: Ngoài các biện pháp đã nêu, nhiều nghiên cứu đã theo hƣớng lựa chọn bản đồ xẻ phù 
hợp sẽ góp phần làm giảm mức độ nứt vỡ gỗ. 
Phƣơng pháp sấy gỗ: Sấy gỗ là một khâu rất quan trọng, có ảnh hƣởng rất lớn đến độ ẩm, icũng nhƣ 
tính chất cơ lý của gỗ xẻ. Ngoài ra, nếu quá trình này không đƣợc thực hiện tốt sẽ dẫn tới một số khuyết tật của 
gỗ xẻ, nhƣ: Biến dạng, vỡ vụn của gỗ xẻ. 
Một số nghiên cứu điển hình về gỗ bạch đàn Trắng 
Nghiên cứu ở Việt Nam 
Tác giả Trần Tuấn Nghĩa (2006) là một trong số ít các tác giả nghiên cứu về kỹ thuật xẻ gỗ Bạch đàn 
trắng trên cơ sở ứng dụng những kết quả nghiên cứu về ứng suất sinh trƣởng của nƣớc ngoài. Tác giả đã đƣa ra 
phƣơng pháp xẻ xoay tròn nhằm triệt tiêu ứng suất sinh trƣởng, khắc phục các khuyết tật nứt vỡ, cong vênh trên 
các tấm gỗ xẻ [14]. 
 Tác giả Nguyễn Quang Trung cho rằng, thiết bị và sơ đồ xẻ nhằm hạn chế nứt đầu cho ván xẻ: Đối với các 
nƣớc phát triển, việc sử dụng các thiết bị xẻ gỗ hiện đại nhƣ HEWSAW R200, HEWSAW R250, HEWSAW SL250 
4 
có thể hạn chế bớt nứt đầu gỗ xẻ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thiết bị sử dụng cho nghiên cứu là cƣa vòng 
năm, chế độ xẻ thử nghiệm: Xẻ suốt và xẻ xoay. Kết quả cho thấy tỉ lệ ván nứt đầu sau khi xẻ đối với cả 2 sơ đồ xẻ 
không chênh lệch nhau lớn. Kết quả xẻ thử nghiệm trên cƣa đĩa 2 lƣỡi cho gỗ tròn cho thấy: Tỉ lệ nứt đầu ván sau khi 
xẻ tuy có giảm nhƣng cũng chƣa thể đánh giá đƣợc chính xác vì việc sử dụng nguồn gốc gỗ khác nhau (gỗ đƣợc 
trồng ở các vùng khác nhau). Khuyến cáo cho công đoạn xẻ là vẫn nên sử dụng cƣa vòng và sơ đồ xẻ suốt để đạt tỉ lệ 
thành khí và năng suất xẻ cao.[19] Gỗ ngay sau khi xẻ đƣợc hong phơi trong nhà và có biện pháp điều tiết quá 
trình thoát ẩm của gỗ bằng việc điều tiết độ ẩm môi trƣờng xung quanh đống gỗ. Giải pháp đƣợc áp dụng trong 
nghiên cứu này là xếp gỗ trong nhà và dùng bạt phủ để điều tiết quá trình thoát ẩm của gỗ [19]. 
Một nghiên cứu khác về sấy gỗ Bạch đàn trắng là của tác giả Hồ Xuân Các, Hồ Thu Thủy (2004), Hứa 
Thị Huần (2001) đƣợc tiến hành tại Nông trƣờng Sông Hậu. Gỗ sau khi chặt hạ đƣợc đem xẻ ngay thành ván với 
cấp chiều dày 35 - 45 mm và 50 - 60 mm. Sau đó gỗ xẻ đƣợc đƣa vào sấy ở 4 cấp nhiệt độ khác nhau, bao gồm: 
45 - 55 ºC, 50 - 60 ºC, 60 - 70 ºC và 60 - 80 ºC. Qua kết quả nghiên cứu, các tác giả kết luận, với cả 2 cấp chiều 
dày nói trên, sấy ở các cấp nhiệt độ cao 60 - 70 oC và 70 - 80 oC thì thời gian sấy ngắn nhƣng khuyết tật gỗ sấy 
rất cao, ở nhiệt độ thấp 45 - 55 ºC khuyết tật ít hơn nhiều nhƣng thời gian sấy dài hơn. 
Tác giả Đỗ Văn Bản (2012), đƣợc tiến hành tại Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Khi sấy gỗ Bạch 
đàn trắng Đại Lải 14 tuổi, chiều dày 30 mm, độ ẩm ban đầu W 70 % với nhiệt độ không đổi T = 50 ºC, mức 
độ giảm độ ẩm không khí theo bậc thang, mỗi lần giảm 5 % cho kết quả chênh lệch ẩm W 20 % hiện 
tƣợng nứt vỡ ở các tấm ván biên gần nhƣ không có, mặt cắt ngang gỗ xẻ cũng biến dạng rất ít. 
Nghiên cứu ở Lào 
Nghiên cứu về công nghệ, kỹ thuật xử lý cho cây bạch đàn trắng, chỉ có một vài nghiên cứu của sinh 
 ... úc 1 đến 3), 
giũa (từ khúc 4 dến 7) và ngọn (từ khúc 8 đến 10). 
12 
Hình 3.14. Phân chia khúc gỗ theo chiêu dài cây 
3.3.1 Thực nghiệm đối chứng: 
a) Cắt khúc gỗ đối chứng (cắt khúc theo doanh nghiệp): Hiện tại, các nhà máy chế biến gỗ không quan 
tâm đến gỗ ở phần nào của cây mà chỉ căn cứ vào chiều dài sản phẩm để cắt. Trên mỗi khúc gỗ tròn, chúng tôi 
tiến hành lấy 2 khúc gỗ: Khúc thứ nhất - ĐC1, dài 1500 mm có một phần ở gốc và một phần ở giữa; Khúc 2 - 
ĐC2, dài 1500 mm có một phần ở giữa và một phần ở ngọn (xem hình vẽ 3.1.3) 
Hình 3.15. Cát khúc cây thử nghiệm 
- TN1, TN2, TN3 là phần xẻ thí nghiệm(theo tính toán) 
- ĐC1, ĐC2 là xẻ đối chứng(theo PP xẻ thực tế của xí nghiệp) 
b) Thông số chung về sản phẩm xẻ 
- Ván xẻ dùng cho sản suất đồ mộc dân dụng và ván ghép thanh trong nhà máy chế biến gỗ đang sử 
dụng thực tế trong sản suất hiện nay. 
- Kích thƣớc nhƣ sau: Chiều dày x rộng x dài = 30 x 45 x 1500 (mm) 
 - Độ ẩm: Sau khi xẻ khoảng 60 - 75 % và sau khi sấy khoảng 12 % 
c. Phương pháp xẻ và trình tự xẻ: 
Chọn phƣơng pháp xẻ suốt của các công ty chế biến gỗ ở Lào đang sử dụng, có bản đồ xẻ và trình tự xẻ 
nhƣ sau: 
13 
B
ả
n
 đ
ồ
 x
ẻ 
x
ẻ 
g
ỗ
 B
ạ
ch
 đ
à
n
 t
rắ
n
g
 đ
ố
i 
ch
ứ
n
g
, 
d
 =
 2
5
0
 m
m
a. Kích thƣớc sản phẩm b. Trình tự xẻ 
Hình 3.16. Lập bản đồ xẻ, với phƣơng pháp xẻ hộp hai mặt, D=250 mm 
14 
B
ả
n
 đ
ồ
 x
ẻ 
x
ẻ 
g
ỗ
 B
ạ
ch
 đ
à
n
 t
rắ
n
g
 đ
ố
i 
ch
ứ
n
g
, 
d
 =
 2
8
0
 m
m
a. Kích thƣớc sản phẩm a. Trình tự xẻ 
Hình 3.17. Lập bản đồ xẻ, với phƣơng pháp xẻ hộp hai mặt, D=280 mm 
Mô tả trình tự xẻ nhƣ sau: 
 Bƣớc 1: Gỗ tròn đƣợc xẻ thành hộp 2 mặt. 
Bƣớc 2: Xoay lật hộp 2 mặt một góc 900, xẻ tiếp hai mạch xẻ thành ván hộp 4 mặt. 
Bƣớc 3: Xẻ hộp đó thành các loại ván xẻ 
Bƣớc 3: Xẻ ván xẻ thành sản phẩm : dày x rộng: 30 x 45 (mm) 
 Bƣớc 4: Xác định mức độ khuyết tật 
 Bƣớc 5: Tiến hành sấy gỗ 
d. Kết quả sau xẻ và sau sấy: 
Sau khi xẻ, ván xẻ đƣợc tiến hành đo đạc kích thƣớc, tỷ lệ cong và nứt; Sau khi sấy gỗ xẻ đến 12%, 
chúng lại lặp lại công việc: Đo đạc kích thƣớc, tỷ lệ cong và nứt. 
15 
Đối với gỗ tròn có d = 250 mm, kết quả nhƣ sau: 
Bảng 3.9. Mức độ khuyết tật gỗ xẻ sau xẻ và sau sấy của đối chứng (d=250 mm) 
Mẫu thí nghiệm 
Số lƣơng, thanh Phần trăm ,% 
Thanh không 
cong(thanh) 
Thanh không 
nứt(thanh) 
Thanh không 
cong(%) 
Thanh không 
nứt(%) 
Ván sau khi xẻ 10 9 56,25 55,21 
Ván sau khi sấy 8 5 42,71 28,13 
Hình 3.18. Mức độ không khuyết tật của gỗ xẻ sau xẻ và sau sấy, d=250 mm 
Đối với gỗ tròn có d = 280 mm, kết quả nhƣ sau: 
Bảng 3.10. Mức độ khuyết tật gỗ xẻ sau xẻ và sau sấy của đối chứng (d=280 mm) 
 Mẫu thí nghiệm Số lƣơng(thanh) Phần trăm(%) 
Thanh không 
cong(thanh) 
Thanh không 
nứt(thanh) 
Thanh không 
cong(%) 
Thanh không 
nứt(%) 
Ván sau khi xẻ 17 12 64,74 46,15 
Ván sau khi sấy 13 7 48,72 28,21 
Hình 3.19. Mức độ không khuyết tật của gỗ xẻ sau xẻ và sau sấy, d=280 mm 
 Qua thí nghiệm cho thấy: 
- Sau khi xẻ: Số thanh không cong và nứt khá lớn, nhƣng nhỏ hơn 50% tổng số thanh xẻ đƣợc. 
 - Sau khi sấy: Số thanh không cong và không nứt tăng lên so với sau khi xẻ. Lƣợng tăng lên khá lớn 
 d = 250 mm: 
 + Số thanh không cong sau sấy giảm xuống 13,54 % 
 + Số thanh không nứt sau sấy giảm xuống 27,08 % 
16 
 d = 280 mm: 
 + Số thanh không cong sau sấy giảm xuống 16,03 % 
 + Số thanh không nứt sau sấy giảm xuống 17,95 % 
 - Lƣợng thanh cong ít hơn lƣợng thanh nứt. 
 - Sau khi sấy cong vênh tăng lên so với trƣớc khi sấy. 
3.3.2 Thực nghiệm theo giả thuyết 
a. Phương pháp cắt khúc: Cắt khúc gỗ theo giả thuyết để giảm biến dạng (cắt khúc theo giả thuyết 
nghiên cứu): Trên mỗi khúc gỗ tròn, tiến hành lấy 3 khúc gỗ: Khúc thứ nhất - TN1, dài 1500 mm, nằm ở phần 
gốc; Khúc 2 - TN2, dài 1500 mm, nằm ở phần giữa; Khúc 3 - TN3, dài 1500 mm, nằm ở phần ngọn (xem hình 
vẽ 3.18) 
Hình 3.20. Cát khúc cây thử nghiệm 
- TN1, TN2, TN3 là phần xẻ thí nghiệm(theo tính toán) 
- ĐC1, ĐC2 là xẻ đối chứng(theo PP xẻ thực tế của xí nghiệp) 
b) Sản phẩm xẻ: 
 Thông số chung về sản phẩm xẻ: 
- Ván xẻ dùng cho sản suất đồ mộc dân dụng và ván ghép thanh trong nhà máy chế biến gỗ đang sử 
dụng thực tế trong sản suất hiện nay. 
- Kích thƣớc nhƣ sau: Chiều dày x rộng x dài = 30 x 45 x 1500 (mm) 
 - Độ ẩm: Sau khi xẻ khoảng 60 - 75 % và sau khi sấy khoảng 12 % 
 Tính toán phần gỗ thu đƣợc gỗ xẻ xuyên tâm 
- Phần cung đủ, miền hợp pháp Z = 0,3d: 
 ` d = 250 mm, Z = 0,3 x 250 = 75 mm 
 d = 280 mm, Z = 0,3 x 280 = 84 mm 
- Phần cung thiếu, miền hợp pháp Z' = 0,4d: 
 d = 250 mm, Z = 0,4 x 250 = 100 mm 
 d = 280 mm, Z = 0,4 x 280 = 112 mm 
c. Phương pháp và trình tự xẻ 
- Để giảm tác động của ứng suất sinh trƣởng, phƣơng pháp xẻ lựa chọn là phƣơng pháp xẻ xoay tròn, với 
nguyên tắc ƣu tiên phần lấy gỗ xuyên tâm (Z và Z') đã tính toán. Trình tự xẻ nhƣ sau: 
17 
a. Kích thƣớc sản phẩm a. Trình tự xẻ 
Hình 3.21. Bản đồ xẻ xẻ gỗ thí nghiệm (xẻ xoay tròn), d = 250 mm 
18 
a. Kích thƣớc sản phẩm a. Trình tự xẻ 
Hình 3.22. Bản đồ xẻ xẻ gỗ thí nghiệm (xẻ xoay tròn), d = 280 mm 
• Với d = 250 mm 
Bƣớc 1: Gỗ tròn đƣợc xẻ thành hộp một mặt, với mạch xẻ thứ nhất cách đỉnh gỗ tròn 93,5 mm. 
Bƣớc 2: Xoay lật hộp này một góc 1800, đặt mạch xẻ cách đỉnh gỗ tròn 93,5 mm, ta đƣợc hộp 2 mặt có 
chiều dày 63 mm. 
Bƣớc 3: Xẻ bỏ phần tâm của hộp 2 mặt 
Bƣớc 4: Xẻ 2 phần bìa và hộp 2 mặt thành sản phẩm xẻ có kích thƣớc dày x rộng x dài: 30 x 45 x 1500 
(mm) 
Bƣớc 5: Xác định mức độ khuyết tật 
Bƣớc 6: Tiến hành sấy gỗ 
• Với d = 280 mm 
Bƣớc 1: Gỗ tròn đƣợc xẻ thành hộp một mặt, với mạch xẻ thứ nhất cách đỉnh gỗ tròn 108,5 mm. 
Bƣớc 2: Xoay lật hộp này một góc 1800, đặt mạch xẻ cách đỉnh gỗ tròn 108,5 mm, ta đƣợc hộp 2 mặt có 
chiều dày 63 mm. 
Bƣớc 3: Xẻ bỏ phần tâm của hộp 2 mặt 
Bƣớc 4: Xẻ 2 phần bìa và hộp 2 mặt thành sản phẩm xẻ có kích thƣớc dày x rộng x dài: 30 x 45 x 1500 
(mm) 
Bƣớc 5: Xác định mức độ khuyết tật 
Bƣớc 6: Tiến hành sấy gỗ 
d. Kết quả sau xẻ và sau sấy: 
Sau khi xẻ, ván xẻ đƣợc tiến hành đo đạc kích thƣớc, tỷ lệ cong và nứt; Sau khi sấy gỗ xẻ đến 12%, 
chúng lại lặp lại công việc: Đo đạc kích thƣớc, tỷ lệ cong và nứt. 
19 
Bảng 3.11. Mức độ khuyết tật gỗ xẻ sau xẻ và sau sấy của mẫu TN, d =250 mm 
 Mẫu thí nghiệm Số lƣơng(thanh) Phần trăm(%) 
Thanh không 
cong(thanh) 
Thanh không 
nứt(thanh) 
Thanh không 
cong(%) 
Thanh không 
nứt(%) 
Ván sau khi xẻ 14 13 76,39 72,92 
Ván sau khi sấy 12 9 65,00 51,39 
Hình 3.23. Mức độ khuyết tật gỗ xẻ sau xẻ và sau sấy của mẫu TN, d = 250 mm 
Bảng 3.12. Mức độ khuyết tật gỗ xẻ sau xẻ và sau sấy của mẫu TN, d =280 mm 
Mẫu thí nghiệm 
Số lƣơng(thanh) Phần trăm(%) 
Thanh không 
cong(thanh) 
Thanh không 
nứt(thanh) 
Thanh không 
cong(%) 
Thanh không 
nứt(%) 
Ván sau khi xẻ 13 11 71,11 61,67 
Ván sau khi sấy 12 9 65,00 51,39 
Hình 3.24. Mức độ khuyết tật gỗ xẻ sau xẻ và sau sấy của mẫu TN, d =280 mm 
 Qua thí nghiệm cho thấy: 
- Sau khi xẻ: Số thanh không cong và không nứt tƣơng đối ít. 
- Sau khi sấy: Số thanh không cong và không nứt tăng lên không nhiều so với sau khi xẻ. 
 d 250 mm: 
 + Số thanh không cong sau sấy giảm xuống 11,39 % 
 + Số thanh không nứt sau sấy giảm xuống 21,23 % 
 d 280 mm: 
 + Số thanh không cong sau sấy giảm xuống 6,11 % 
 + Số thanh không nứt sau sấy giảm xuống 10,28 % 
 - Lƣợng thanh cong ít hơn lƣợng thanh nứt. 
 - Sau khi sấy cong tăng lên so với trƣớc khi sấy, nhƣng không lớn. 
3.3.4. So sánh kết quả và kết luận về giả thuyết 
a. So sánh kết quả: 
 Nhằm đánh giá một cách chính xác kết quả thu đƣợc qua 2 phƣơng pháp xẻ để qua đó có kết luận chính 
xác về giả thuyết nghiên cứu, chúng ta tiến hành so sánh kết quả thu đƣợc của hai phƣơng pháp xẻ (xẻ của 
doanh nghiệp (ĐC) và xẻ theo giả thuyết (TN). 
 Với đƣờng kính d = 250 mm, ta có kết quả: 
20 
Bảng 3.13. Chất lƣợng sản phẩm xẻ của ĐC và TN, d = 250 mm 
Loại gỗ: Bạch đàn trắng(Eucalyptus camaldulensis Dehn).D=25cm 
Mẫu TN Chất lƣợng ván sau xẻ Chất lƣợng ván sau sấy 
PP xẻ 
Chiều 
dài vết 
nứt(cm) 
Thanh 
không 
cong(%) 
Thanh 
không 
nứt(%) 
Chiều 
dài vết 
nứt(cm) 
Thanh 
không 
cong(%) 
Thanh 
không 
nứt(%) 
Chất lƣợng ván xẻ ĐC 10,34 56,25 55,21 10,45 42,71 28,13 
Chất lƣợng ván xẻ TN 3,36 76,39 72,92 3,40 70,83 59,72 
Hình 3.25. Chất lƣợng sản phẩm xẻ của ĐC và TN, d = 250 mm 
Với đƣờng kính d = 280 mm, ta có kết quả: 
Bảng 3.14. Giá trị trung bình sản phẩm không khuyết tật, d= 280 mm 
Loại gỗ: Bạch đàn trắng(Eucalyptus camaldulensis Dehnh).D=28cm 
Mẫu TN Chất lƣợng ván sau xẻ Chất lƣợng ván sau sấy 
PP xẻ 
Chiều dài 
vết nứt(cm) 
Thanh 
không 
cong(%) 
Thanh 
không 
nứt(%) 
Chiều dài 
vết nứt(cm) 
Thanh 
không 
cong(%) 
Thanh 
không 
nứt(%) 
Chất lƣợng ván xẻ ĐC 6,46 64,74 48,72 8,89 48,72 28,21 
Chất lƣợng ván xẻ TN 3,00 71,11 61,67 3,58 65,00 51,39 
Hình 3.26. So sánh khuyết tật trƣớc và sau sấy, D=28cm 
 Từ việc so sánh, ta có nhận xét sau: 
1. Biến dạng (cong và nứt) xuất hiện ở gỗ xẻ Bạch đàn trắng cả trước và sau sấy. 
2. Sau khi sấy, tỷ lệ cong và nứt (cả ĐC và TN) đều tăng lên 
21 
3. So sánh 2 phương pháp xẻ cho thấy: 
 Chất lượng sản phẩm (thể hiện qua tỷ lệ thanh không cong và thanh không nứt) của TN cao hơn nhiều 
so với ĐC kẻ cả sau khi xẻ và sau khi sấy. 
 Số lượng thanh không nứt của ĐC nhỏ hơn rất nhiều so với TN 
 Chênh lệch về chất lượng của gỗ xẻ trước và sau sấy của ĐC cao hơn so với TN 
 Có thể giải thích nhƣ sau: 
 1) Trƣớc khi sấy, co rút trong gỗ xẻ chƣa xuất hiện, do vậy, sự biến dạng của gỗ xẻ chủ yếu do ứng suất 
sinh trƣởng. Đối với phƣơng pháp xẻ đối chứng (ĐC), do trình tự xẻ, ứng suất sinh trƣởng đƣợc giải phóng đối 
xứng trong một tấm ván, mặt khác, do khúc gỗ tròn nằm ở 2 phần gỗ có tỷ lệ gỗ thứ cấp và sơ cấp khác nhau, 
nên ván sẽ nứt và cong nhiều. Đối với phƣơng pháp xẻ theo giả thuyết (TN), do trình tự xẻ bất đối xứng, nên 
ứng suất sinh trƣởng đƣợc giải phóng bất đối xứng trong một tấm ván, mặt khác, do khúc gỗ tròn chỉ nằm ở 1 
phần gỗ nên tỷ lệ gỗ thứ cấp và sơ cấp không khác nhau, vì vậy, ván sẽ nứt và cong ít hơn. 
 2) Do sấy, hiện tƣợng co rút gỗ xuất hiện, đây cũng là tác nhân gây cong và nứt gỗ. Nhƣ vậy, gỗ khi sấy 
do 2 nhóm tác nhân gây biến dạng tác động (trƣớc sấy chỉ có một nhóm tác nhân) nên tỷ lệ biến dạng tăng lên. 
 3) Tỷ lệ cong và nứt của gỗ xẻ thực nghiệm (TN) nhỏ hơn đối chứng (ĐC) là do các lý do sau: 
- Việc lựa chọn cắt khúc gỗ hợp lí hơn: Trong một khúc gỗ có cấu tạo và tính chất đồng đều hơn 
- Lựa chọn sản phẩm hợp lí hơn: Thu đƣợc nhiều gỗ xẻ xuyên tâm hơn, mà gỗ xẻ xuyên tâm ít co rút và 
dãn nở hơn loại sản phẩm thông thƣờng. 
- Trình tự xẻ hợp lí hơn: Trình tự xẻ của TN không cho phép giải phóng ứng suất sinh trƣởng đối xứng, 
điều này hạn chế biến dạng của gỗ xẻ trƣớc khi sấy. 
b) Kết luận về giả thuyết 
 Từ kết quả thực nghiệm, thông qua so sánh tỷ lệ biến dạng của 2 phƣơng pháp xẻ, ta có thể kết luận 
rằng: Việc cắt khúc gỗ tròn, lựa chọn sản phẩm xẻ và trình tự xẻ hợp lí sẽ làm giảm đáng kể biến dạng của 
gỗ xẻ Bạch đàn trắng. 
3.4. Đề xuất phƣơng pháp xẻ gỗ Bạch đàn trắng 
1) Phƣơng pháp cắt khúc 
- Cần cắt cây gỗ Bạch đàn trắng thành 3 khúc: Gốc, gữa và ngọn. Không đƣợc cắt thành khúc gỗ có cả 
phần gốc và phần giữa hoặc phần giữa và phần ngọn hoặc cả 3 phần. 
- Tỷ lệ các phần gốc, giữa và ngọn ở cây gỗ bạch đàn nhƣ sau: 
 + Gốc: Chiếm 30% chiều dài cây 
 + Giữa: Chiếm 40% chiều dài cây 
 + Ngọn: Chiếm 30% chiều dài cây 
2) Loại hình sản phẩm 
 - Gỗ xẻ xuyên tâm hoặc bán xuyên tâm 
 - Miền hợp pháp để xẻ gỗ xuyên tâm: 
Bảng 3.15. Tính miền hợp pháp đề xẻ gỗ xuyên tâm 
 Góc xuyên tâm[ ]cung đủ 
Góc xuyên tâm [ ]cung thiếu 
45
0 
60
0
45
0 
0.31d 0.42d 
60
0 
0.21d 0.42d 
22 
3) Phƣơng pháp xẻ: xoay tròn, với trình tự xẻ nhƣ sau: 
Hình 3.27. Trình tự xẻ gỗ Bạch đàn trắng 
Bƣớc 1: Gỗ tròn đƣợc xẻ thành hộp một mặt, với mạch xẻ thứ nhất cách đỉnh gỗ tròn một khoảng: H = 
2
Zd 
, mm (d - Đƣờng kính gỗ tròn). Căn cứ vào kích thƣớc sản phẩm, Z có thể điều chỉnh thích hợp 
Bƣớc 2: Xoay lật hộp này một góc 1800, đặt mạch xẻ cách đỉnh gỗ tròn một khoảng: H = 
2
Zd 
, mm và 
ta có hộp 2 mặt. 
 Ghi chú: Căn cứ vào kích thước sản phẩm, Z và H có thể điều chỉnh thích hợp 
Bƣớc 3: Xẻ bỏ phần tâm của hộp 2 mặt 
Bƣớc 4: Xẻ 2 phần bìa và hộp 2 mặt thành sản phẩm xẻ có kích thƣớc dày x rộng x dài theo yêu cầu. 
23 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
1.1. Về biến động khối lượng thể tích và co rút của gỗ Bạch đàn trắng. 
1. Gỗ Bạch đàn trắng có khối lƣợng thể tích nặng trung bình: 0,706 g/cm3. 
2. Biến động khối lƣợng thể tích theo chiều cao thân cây và theo hƣớng bán kính (từ tâm ra vỏ) là không 
đáng kể. 
3. Gỗ Bạch đàn trắng có tỷ lệ co rút, đặc biệt là co rút theo hƣớng dọc thớ, lớn hơn các loại gỗ bình 
thƣờng. 
4. Biến động tỷ lệ co rút gỗ Bạch đàn trắng thay đổi rất lớn từ gốc đến ngọn - Tăng đần; Từ tâm ra vỏ có 
sự biến động, nhƣng giá trị không lớn. 
1.2. Về ảnh hưởng của phương pháp xẻ đến biến dạng của gỗ xẻ từ gỗ Bạch đàn trắng 
1. Gỗ xẻ Bạch đàn trắng biến dạng cả sau khi xẻ và sau khi sấy 
2. Phƣơng pháp xẻ và biến dạng của gỗ xẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau, đặc biệt, đối với các loài 
cây có tỷ lệ co rút dọc thớ thay đổi lớn theo chiều cao thân cây. 
3. Lựa chọn đúng phƣơng pháp xẻ (cắt khúc, trình tự xẻ) khi xẻ gỗ Bạch đàn trắng sẽ giảm thiểu biến 
dạng của gỗ xẻ. 
2. Khuyến nghị 
1. Về bản đồ xẻ gỗ Bạch đàn trắng nên: i) Trên một tấm ván không nên có cả phần gốc và phần giữa, phần 
giữa và phần ngọn hay cả 3 phần gốc, ngọn và giữa; ii) Một tấm ván có thể có cả phần tâm, phần giữa và phần 
ngoài (nếu nhƣ gỗ không có ứng suất sinh trƣởng). 
2. Khi xẻ gỗ Bạch đàn trắng, cần lƣu ý: 
- Cắt cây gỗ thành 3 khúc: Gốc, gữa và ngọn; không đƣợc cắt thành khúc gỗ có cả phần gốc và phần giữa hoặc 
phần giữa và phần ngọn hoặc cả 3 phần; 
- Phƣơng pháp xẻ xoay tròn, trình tự xẻ bất đối xứng. Ƣu tiên xẻ gỗ xuyên tâm và bán xuyên tâm. 
3. Hƣớng nghiên cứu tiếp 
(a) Nghiên cứu biến động của ứng suất sinh trƣởng ở gỗ Bạch đàn trắng theo chiều cao và theo hƣớng bán 
kinh để giúp có giải pháp xẻ hiệu quả hơn. 
(b) Tiếp tục nghiên cứu các phƣơng pháp xẻ khác, nhƣ: xẻ hình múi cam, xẻ kiểu cung phần tƣ và một số 
phƣơng pháp xẻ đặc biệt khác để so sánh và lựa chọn phƣơng pháp xẻ thích hợp. 
(c) Ứng dụng phƣơng pháp xẻ do đề tài đề xuất để xẻ gỗ Bạch đàn trắng ở một số xƣởng xẻ ở Lào, cũng 
nhƣ Việt nam để xem xét độ chính xác của các kết quả đƣa ra nhằm hoàn thiện chúng. 
(d) Tiếp tục nghiên cứu các phƣơng pháp xẻ khác, nhƣ: xẻ hình múi cam, xẻ kiểu cung phần tƣ và một số 
phƣơng pháp xẻ đặc biệt khác để so sánh và lựa chọn phƣơng pháp xẻ thích hợp. 
(e) Ứng dụng phƣơng pháp xẻ do đề tài đề xuất để xẻ một số loại gỗ có ứng suất sinh trƣởng và tỷ lệ co rút 
biến động theo chiều cao nhằm mở rộng phạm vi ứng dụng kết quả của đề tài. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_mot_so_yeu_to_cua_cong_nghe_xu_ly.pdf