Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc giang và biện pháp phòng trị

Bắc Giang là một tỉnh có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Trong nhiều năm vừa qua, nghề chăn nuôi lợn đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho bà con nông dân trong tỉnh. Theo thống kê của Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Giang, năm 2017 cả tỉnh có 1.043.749 con, năm 2018 có 1.105.291 con. Cùng với việc tăng nhanh số đầu lợn, người chăn nuôi lợn đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, do đó đưa lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Giang cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có vấn đề dịch bệnh. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp, bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn vẫn lưu hành khá phổ biến. Mặc dù các bệnh giun tròn không gây chết hàng loạt lợn như bệnh truyền nhiễm, nhưng bệnh giun tròn thường diễn ra ở thể mạn tính, làm lợn còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác.

Phan Địch Lân và cs. (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết: bệnh do giun tròn đường tiêu hóa gây ra là những bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân làm lợn còi cọc, giảm tăng trọng 15 - 20%, đồng thời dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như rotavirus, phó thương hàn. dẫn đến hội chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Kaufmann J. (1996), Rösel K. (2017) cho biết, Strongyloides ransomi (S. ransomi) là loài giun tròn rất nhỏ, gây bệnh nặng cho lợn con 10 - 14 ngày tuổi, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn gây tiêu chảy, mệt mỏi, gầy sút. Khi nhiễm nặng lợn rất dễ chết.

Mặc dù chăn nuôi lợn ở tỉnh Bắc Giang khá phát triển nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về thực trạng nhiễm giun tròn và bệnh giun lươn ở lợn, vì vậy chưa có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.

Từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho lợn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị".

 

doc 27 trang dienloan 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc giang và biện pháp phòng trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc giang và biện pháp phòng trị

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc giang và biện pháp phòng trị
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 
NCS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
 Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN TRÒN ĐƯỜNG TIÊU HÓA, 
BỆNH GIUN LƯƠN (Strongyloidosis) TRÊN LỢN 
TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y
Mã số: 9.64.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
Thái Nguyên - 2020
Luận án được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan
2. TS. Nguyễn Văn Quang
Người phản biện 1: 
Người phản biện 2
Người phản biện 3: 
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi ., ngày . Tháng .. năm 2020
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm học liệu Đại Thái Nguyên
- Thư viện trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Kim Lan, (2019), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn nuôi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Thái Nguyên. Tập 202, số 9, tr. 241 - 246.
2.Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Kim Lan, (2019), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn ở lợn tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XXVI, số 6, tr. 64 - 71.
3. Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Huế, Phạm Diệu Thùy (2019), “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại một số địa phương tỉnh Bắc Giang”, Kỷ yếu hội nghị khoa học Chăn nuôi - Thú y Toàn quốc, tr. 63 - 67. 
4. Nguyễn Thị Hương Giang, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Ngọc Doanh (2017) “Morphological and molecularcharacterisation of Strongyloides ransomi (Nematoda: Strongyloididae) collected from domestic swine in Bac Giang province, VietNam”, Tạp chí công nghệ sinh học, Tập 39, số 3, tr. 270 - 275.
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 
Bắc Giang là một tỉnh có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Trong nhiều năm vừa qua, nghề chăn nuôi lợn đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho bà con nông dân trong tỉnh. Theo thống kê của Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Giang, năm 2017 cả tỉnh có 1.043.749 con, năm 2018 có 1.105.291 con. Cùng với việc tăng nhanh số đầu lợn, người chăn nuôi lợn đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, do đó đưa lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Giang cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có vấn đề dịch bệnh. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp, bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn vẫn lưu hành khá phổ biến. Mặc dù các bệnh giun tròn không gây chết hàng loạt lợn như bệnh truyền nhiễm, nhưng bệnh giun tròn thường diễn ra ở thể mạn tính, làm lợn còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác.
Phan Địch Lân và cs. (2005), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết: bệnh do giun tròn đường tiêu hóa gây ra là những bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân làm lợn còi cọc, giảm tăng trọng 15 - 20%, đồng thời dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như rotavirus, phó thương hàn.... dẫn đến hội chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Kaufmann J. (1996), Rösel K. (2017) cho biết, Strongyloides ransomi (S. ransomi) là loài giun tròn rất nhỏ, gây bệnh nặng cho lợn con 10 - 14 ngày tuổi, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn gây tiêu chảy, mệt mỏi, gầy sút... Khi nhiễm nặng lợn rất dễ chết. 
Mặc dù chăn nuôi lợn ở tỉnh Bắc Giang khá phát triển nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về thực trạng nhiễm giun tròn và bệnh giun lươn ở lợn, vì vậy chưa có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.
Từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho lợn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị". 
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa ở lợn; nghiên cứu được một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng, trị bệnh giun lươn (Strongloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang; đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun lươn, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phòng, trị bệnh giun lươn cho lợn có hiệu quả cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp phòng, trị bệnh giun tròn nói chung, bệnh giun lươn nói riêng nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn, hạn chế thiệt hại do giun lươn gây ra, góp phần phát triển chăn nuôi lợn bền vững tại tỉnh Bắc Giang.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang; đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh do giun lươn gây ra trên lợn.
- Xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh giun lươn cho lợn có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các trang trại và nông hộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận.
5. Cấu trúc luận án
Luận án gồm 129 trang (không kể danh mục tài liệu tham khảo): mở đầu 03 trang; tổng quan tài liệu 31 trang; đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 22 trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 72 trang; kết luận và đề nghị 02 trang. Trong luận án có 36 bảng, 13 biểu đồ và đồ thị, 120 ảnh màu thể hiện kết quả của đề tài. NCS đã tham khảo 151 tài liệu (trong đó có 68 tài liệu xuất bản trong 5 năm gần đây). 
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) đã nhận xét, giun tròn ký sinh ở lợn được phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun tròn phát triển ở ngoại cảnh, làm cho bệnh do giun tròn đường tiêu hóa ở lợn xảy ra quanh năm.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011), Gomathi M. và cs. (2016), lợn nhiễm giun lươn qua đường tiêu hóa và qua da, lợn con có thể nhiễm S. ransomi từ rất sớm qua sữa đầu, do đó có thể thấy giun trưởng thành từ lúc lợn con 4 ngày tuổi. Lợn nhiễm giun lươn bị tiêu chảy, phân lỏng và có máu do ruột xuất huyết, thiếu máu, gầy yếu và có thể chết đột ngột. Ngoài ra, khi ấu trùng xâm nhập vào phế nang còn gây viêm phổi, lợn sốt 40 - 41,5oC, ho nhiều, thở khó. 
 Để phòng bệnh giun lươn cho lợn đạt hiệu quả cao, Nguyễn Thị Kim Lan (2011) cho biết: cần phải thực hiện các biện pháp phòng tổng hợp bao gồm: vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ; phân lợn và rác thải phải được thu gom hàng ngày và ủ kỹ đúng nơi quy định; thường xuyên thực hiện việc tiêu độc; không nuôi chung lợn nhiều lứa tuổi; có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho lợn.
Theo Bùi Thị Tho và cs. (2015), Nguyễn Tài Năng và cs. (2016), hiện nay có nhiều loại thuốc mới có tác dụng tẩy giun tròn tốt, gồm các thuốc thuộc nhóm avermectin, benzimidazole, imidazothiazole...
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG 
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn nuôi tại các địa phương của tỉnh Bắc Giang
- Các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn.
- Lợn mắc bệnh giun lươn (do giun tròn Strongyloides spp. gây ra)
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến 2019
* Địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được triển khai tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang gồm: Việt Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Yên Dũng và Sơn Động
- Địa điểm xét nghiệm mẫu: phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang; bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang; viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
* Động vật thí nghiệm: lợn nuôi tại 5 huyện ở tỉnh Bắc Giang.
* Các loại mẫu nghiên cứu: mẫu phân tươi của lợn các lứa tuổi; mẫu cặn nền chuồng, mẫu nước thải chuồng nuôi, mẫu đất bề mặt vườn trồng cây thức ăn cho lợn; mẫu giun tròn thu nhận được từ lợn mắc bệnh; mẫu máu lợn mắc bệnh giun lươn và lợn khỏe; mẫu các phần ruột non, tim, phổi, gan, thận của lợn mắc bệnh giun lươn.
* Dụng cụ, thiết bị và hóa chất
Kính hiển vi quang học, kính hiển vi olympus CX 221, kính hiển vi điện tử quét; bộ dụng cụ xét nghiệm phân; dụng cụ lấy máu; máy phân tích máu Erma PCE - 210 và TC - Matrix; máy cắt tế bào Microtom; máy giải trình tự gen tự động ABI Prism 3130 Genetic Analyser; máy ly tâm, micropipete, máy điện di, máy soi gel, máy PCR, kít DNeasy Tissue Kit (QIAgen)
Bộ hóa chất làm tiêu bản bệnh phẩm vi thể, dung dịch nước muối bão hòa; dung dịch Barbagallo; bộ dung dịch rút nước trong cơ thể giun tròn; bộ hóa chất QIAquick PCR purification kit. Thuốc sát trùng: P.V.D iodin 10%; Chloramin B; Good Farm L. Thuốc tẩy giun lươn cho lợn: fenbendazole, ivermectin và thiabendazole
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang
- Điều tra thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại Bắc Giang.
- Xác định loài và sự phân bố các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại Bắc Giang
- Mổ khám lợn để xác định:
+ Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại các địa phương.
+ Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn 
- Xét nghiệm phân để xác định:
+ Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn ở các địa phương.
+ Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn qua xét nghiệm phân.
+ Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi của lợn, theo phương thức chăn nuôi và theo mùa vụ.
2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (Swine Strongyloidosis)
* Định danh loài giun lươn gây bệnh ở lợn 
- Kết quả mổ khám phát hiện và thu thập giun lươn ở lợn tại Bắc Giang.
- Kết quả định danh loài giun lươn bằng kỹ thuật hình thái học. 
và bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
* Nghiên cứu nhiễm giun lươn qua xét nghiệm phân
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở các địa phương.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tuổi lợn, theo mùa vụ, theo phương thức chăn nuôi.
* Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh
* Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun lươn ở lợn gây nhiễm và lợn nhiễm bệnh tự nhiên
* Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn
- Thử nghiệm và xác định thuốc tẩy giun lươn có hiệu lực cao và an toàn
- Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun lươn cho lợn
- Đề xuất quy trình phòng trị bệnh giun lươn cho lợn
2.4. Phương pháp nghiên cứu 
2.4.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại Bắc Giang
2.4.1.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn tại tỉnh Bắc Giang: thực hiện bằng phương pháp trực tiếp quan sát, phỏng vấn các hộ chăn nuôi lợn và ghi phiếu điều tra.
2.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn 
- Sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001).
- Dung lượng mẫu tối thiểu được tính bằng phần mềm dịch tễ Win episcope 2.0.
- Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc.
- Mổ khám lợn theo phương pháp mổ khám không toàn diện cơ quan tiêu hóa của Skrjabin K. I. (1928), thu thập mẫu giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn.
- Thực hiện cố định tiêu bản giun tròn theo phương pháp của De Grisse A. T. (1969). Định danh loài theo khóa định loại của Phan thế Việt và cs. (1977), De Ley P. và Blaxter M. (2004). 
- Tìm trứng giun tròn ở lợn theo phương pháp phù nổi Fulleborn. Cường độ nhiễm giun tròn qua xét nghiệm phân được xác định bằng phương pháp đếm số trứng có trong 1 gam phân bằng buồng đếm Mc. Master (Theo Hansen J. và Perry P., 1994).
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn
2.4.2.1. Phương pháp định danh loài bằng kỹ thuật hình thái học
Cố định tiêu bản giun lươn theo phương pháp của De Grisse A. T. (1969), quan sát hình thái giun lươn dưới kính hiển vi quang học, kết hợp kẻ vẽ để định danh loài theo khóa định loại của Phan thế Việt và cs. (1977), De Ley P. và Blaxter M. (2004). Đồng thời, quan sát hình thái siêu cấu trúc của giun lươn Strongyloides spp. theo phương pháp của Sato H. và cs. (2008).
2.4.2.2. Phương pháp định danh giun lươn bằng kỹ thuật phân tử
- Sử dụng kỹ thuật PCR để thẩm định 5 mẫu giun lươn thu thập tại 5 huyện nghiên cứu thuộc tỉnh Bắc Giang. So sánh các trình tự thu được với các trình tự trên ngân hàng gen bằng chương trình MEGA 6 (Tamura K. và cs., 2013), phân tích và vẽ cây phả hệ phát sinh chủng loại theo phương pháp Maximum Likelihood (ML) với mô hình thích hợp nhất. Độ tin cậy của các nhóm được đánh giá bằng giá trị bootstrap với 1000 mẫu lặp. 
2.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh
* Phương pháp xác định sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh
Xét nghiệm mẫu đất tìm trứng giun lươn bằng kỹ thuật Romanenko N. A. (1968). Xác định ấu trùng giun lươn trong các mẫu đất bằng phương pháp phân ly ấu trùng của Baerman.
* Phương pháp xác định thời gian phát triển và tồn tại của trứng và ấu trùng giun lươn trong phân lợn ở phòng thí nghiệm.
Bố trí 4 đợt thí nghiệm vào 4 mùa: Xuân, Hè, Thu và Đông. Lấy phân của những lợn bị nhiễm giun lươn nặng. Mỗi đợt gồm 15 chậu nhựa đường kính 20 cm, dán nhãn ghi ngày, tháng bắt đầu thí nghiệm, để mẫu ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí bình thường.
Ngày đầu tiên cứ 2 giờ lấy mẫu một lần để xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi fulleborn và phương pháp phân ly ấu trùng Bearman xác định thời gian trứng giun lươn nở ra ấu trùng. Sau đó mỗi ngày lấy khoảng 3 - 5 gam phân xét nghiệm bằng phương pháp phân ly ấu trùng Bearman để xác định thời gian ấu trùng phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh. 
Xác định ấu trùng gây nhiễm bằng cách, quan sát hình thái của ấu trùng dưới kính hiển vi quang học, nhận biết ấu trùng có khả năng gây nhiễm dựa vào hình thái như mô tả của Viney M. E. và Lok J. B. (2015).
2.4.2.4. Phương pháp gây nhiễm cho lợn để nghiên cứu bệnh giun lươn
Bố trí 2 đợt gây nhiễm cho lợn lai (♂ Yorkshire x ♀ Móng Cái) 1 - 2 tháng tuổi khỏe mạnh, đợt 1 gây nhiễm để nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh; đợt 2 gây nhiễm để thử nghiệm thuốc tẩy giun lươn cụ thể: Đợt 1 gây nhiễm cho 15 lợn chia thành 3 lô: Lô I gây nhiễm qua đường tiêu hóa; lô 2 gây nhiễm qua da; lô đối chứng. Liều gây nhiễm 10.000 ấu trùng. Đợt 2: Bố trí gây nhiễm giun lươn cho 20 lợn. Chia 20 lợn thành 4 lô, mỗi lô 5 con để gây nhiễm. Mỗi lợn cho nuốt 10.000 ấu trùng có sức gây bệnh. 
2.4.2.5. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh giun lươn trên lợn gây nhiễm và lợn nhiễm tự nhiên ngoài thực địa
* Nghiên cứu trên lợn gây nhiễm
- Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng: Quan sát những biểu hiện của lợn gây nhiễm so sánh với lợn ở lô đối chứng. 
Các chỉ số huyết học: được xác định bằng máy Erma PCE - 210 và máy TC - Matrix.
Xác định tổn thương đại thể: mổ khám lợn gây nhiễm giun lươn q ... %. Lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm nhiều nhất (63,02%) đồng thời nhiễm ở mức độ nặng và rất nặng khá cao (20,60% và 13,98%); tiếp đến là lợn 2 - 4 tháng tuổi (46,20%); tỷ lệ nhiễm giảm rõ rệt ở lợn 4 - 6 tháng tuổi (33,84%); lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm thấp nhất (14,99%) và lợn nhiễm chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình. Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn giảm dần theo lứa tuổi của lợn.
3.2.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn theo mùa trong năm
Hình 3.20. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn theo mùa trong năm
Kết quả bảng 3.15 và biểu đồ hình 3.20 cho thấy: lợn nhiễm giun lươn quanh năm, song mùa Hè và mùa Thu lợn nhiễm giun lươn nhiều nhất (50,67% và 47,38% số lợn xét nghiệm) và nhiễm nặng; mùa Xuân lợn nhiễm 37,53%; mùa Đông lợn nhiễm là 26,80%, thấp hơn rõ rệt so với mùa Hè và mùa Thu (P< 0,05), đồng thời lợn nhiễm chủ yếu ơ mức độ nhẹ 63,75%. Như vậy, lợn nhiễm giun lươn quanh năm nhưng lợn nuôi ở mùa Hè, mùa Thu, mùa Xuân lợn nhiễm cao hơn mùa Đông. 
3.2.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn theo phương thức chăn nuôi
Hình 3.21. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn theo phương 
theo phương thức chăn nuôi
Kết quả bảng 3.16 và biểu đồ hình 3.21 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun lươn cao nhất ở lợn được nuôi theo phương thức truyền thống, tận dụng thức ăn (61,55%); lợn nuôi theo phương thức bán công nghiệp nhiễm 47,63%; lợn nuôi công nghiệp nhiễm 19,83%. Xét về cường độ nhiễm: lợn được nuôi theo phương thức truyền thống nhiễm nặng là 18,98% và rất nặng là 12,88% nhiều hơn so với 2 phương thức còn lại. 
3.2.3. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh 
3.2.3.1. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở chuồng nuôi, hố nước thải chuồng nuôi, mẫu đất ở vườn trồng cây thức ăn cho lợn
Kết quả bảng 3.17 cho thấy, có 36,65% số mẫu cặn nền chuồng, 23,44% số mẫu nước thải chuồng nuôi và 12,19% số mẫu đất bãi trồng cây thức ăn cho lợn phát hiện được trứng và ấu trùng giun lươn. Tỷ lệ ô nhiễm khác nhau rõ rệt giữa các địa điểm lấy mẫu (P< 0,05). Mặt khác, chỉ tìm thấy trứng và ấu trùng giun lươn ở các mẫu thu thập tại những hộ chăn nuôi có lợn nhiễm giun lươn. 
3.2.3.2. Thời gian trứng giun lươn nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh trong phân lợn ở môi trường nhiệt độ phòng thí nghiệm
Bảng 3.18. Thời gian trứng giun nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh trong phân lợn ở môi trường nhiệt độ phòng thí nghiệm
Mùa
Số mẫu theo dõi
(mẫu)
Số trứng/ vi trường 
(± m)
Thời gian trứng nở thành ấu trùng
 (± m) (giờ)
Thời gian phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh 
(± m) (ngày)
Xuân
15
47,13 ± 1,31
13,73b ± 0,43
3,40b ± 0,16
Hè 
15
57,29 ± 0,93
5,53c ± 0,23
2,56c ± 0,10
Thu
15
54,04 ± 1,05
6,27c ± 0,26
2,80c ± 0,07
Đông
15
41,24 ± 1,34
16,40a ± 0,27
4,40a ± 0,22
* Ghi chú: Theo hàng dọc, các số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết quả bảng 3.18 cho thấy, mùa Hè và mùa Thu thời tiết ấm áp nên thời gian trứng nở ra ấu trùng nhanh 5,53 giờ và 6,27 giờ, đồng thời ấu trùng phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh trung bình (2,56 ngày và 2,8 ngày) cũng nhanh hơn rõ rệt so với mùa Xuân và mùa Đông (P< 0,05). 
3.2.3.3. Thời gian tồn tại của ấu trùng có sức gây bệnh trong phân lợn ở phòng thí nghiệm
Kết quả bảng 3.19 cho thấy, thời gian tồn tại của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường cụ thể: ở mùa Hè và mùa Thu sau 25 ấu trùng chết hoàn toàn. Mùa Đông và mùa Xuân sau 35 ngày ấu trùng mới chết hoàn toàn trong phân lợn. Do đó, mùa Hè và mùa Thu ở miền Bắc nước ta nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhanh hơn, phân khô lại là điều kiện bất lợi cho sự tồn tại của ấu trùng có sức gây bệnh nên chúng chết nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Cavalcante M. M. A. S. và cs. (2014).
Như vậy, ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh tồn tại 25 - 35 ngày trong phân lợn, chúng có thể từ phân phát tán ra môi trường chăn nuôi. Vì vậy, việc thu gom phân ủ nhiệt sinh học diệt trứng và ấu trùng giun lươn là biện pháp quan trọng trong việc phòng bệnh giun lươn cho lợn.
3.2.4. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh giun lươn ở lợn gây nhiễm và lợn nhiễm tự nhiên trên thực địa
3.2.4.1 Nghiên cứu trên lợn gây nhiễm
* Kết quả gây nhiễm giun lươn cho lợn
Kết quả bảng 3.20 cho thấy, lợn gây nhiễm qua đường tiêu hóa cần khoảng 6 - 8 ngày để hoàn thành vòng đời; lợn gây nhiễm qua da cần khoảng 8 - 11 ngày để hoàn thành vòng đời.
* Nghiên cứu diễn biến lâm sàng của lợn gây nhiễm giun lươn 
Kết quả bảng 3.21, 3.22 cho thấy, cả 10 lợn đều phát bệnh với các triệu chứng chính là: kém ăn hoặc bỏ ăn, tăng trọng kém, da khô, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, ho, một số lợn sốt, rối loạn tiêu hóa phân lúc lỏng, lúc sệt. Đối với lợn gây nhiễm qua da thấy trên da có mụn đỏ
* Nghiên cứu một số chỉ số máu của lợn gây nhiễm giun lươn 
Bảng 3.23. Sự thay đổi một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn gây nhiễm giun lươn
Chỉ tiêu xét nghiệm
Lợn đối chứng
(±m)
Lợn gây nhiễm
(±m)
Số mẫu máu (mẫu)
10
20
Số lượng hồng cầu (triệu/mm3)
6,12a ± 0,13
4,37b ± 0,09
Hàm lượng hemoglobin (Hb) (g%)
10,93a ± 0,26
9,44b ± 0,13
Tỷ khối huyết cầu (%)
34,65a ± 0,28
25,15b ± 0,19
Thể tích trung bình của hồng cầu (µm3)
54,15a ± 0,35
41,25b ± 0,14
Nồng độ huyết sắc tố bình quân một hồng cầu (%)
35,13a ± 0,43
34,98a ± 0,22
Lượng Hb bình quân/ hồng cầu (pg)
18,61a ± 0,35
17,95a ± 0,19
* Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
Bảng 3.24. Sự thay đổi số lượng và công thức bạch cầu của lợn gây nhiễm giun lươn
Chỉ tiêu xét nghiệm
Lợn đối chứng
(±m)
Lợn gây nhiễm
(±m)
Số mẫu máu (mẫu)
10
20
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)
15,91b ± 0,32
22,14a ± 0,19
Công thức bạch cầu
Bạch cầu trung tính (%)
43,11a ± 0,61
33,13b ± 0,50
Bạch cầu ái toan (%)
3,69b ± 0,22
11,83a ± 0,21
Bạch cầu ái kiềm (%)
1,33a ± 0,03
1,34a ± 0,03
Bạch cầu lympho (%)
48,79b ± 0,21
49,95a ± 0,32
Bạch cầu đơn nhân lớn (%)
3,08b ± 0,16
3,75a ± 0,17
* Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01)
Bảng 3.25. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn gây nhiễm giun lươn
Chỉ tiêu xét nghiệm
Lợn đối chứng 
()
Lợn gây nhiễm
() 
Số mẫu máu (mẫu)
10
20
Hàm lượng glucose huyết (mmol/l)
5,46a ± 0,35
3,85b ± 0,14
Hàm lượng protein tổng số (g/l)
66,57a ± 0,46
51,86b ± 0,37
Albumin (g/l)
35,64a ± 0,45
27,58b ± 0,37
Globulin (g/l)
30,08b ± 0,48
39,03a ± 0,45
Chỉ số A/G
1,19a ± 0,03
0,71b ± 0,01
* Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01) 
Kết quả bảng 3.23, 3.24, 3.25 cho thấy, lợn bị bệnh giun lươn các chỉ tiêu bạch cầu tăng đặc biệt là bạch cầu ái toan, số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin, hàm lượng glucose, hàm lượng protein, hàm lượng albumin trong máu của lợn gây nhiễm giảm thấp, chỉ số globulin tăng cao hơn so lợn đối chứng.
* Tổn thương đại thể và vi thể ở lợn nhiễm giun lươn do gây nhiễm
(*) Tổn thương đại thể do giun S. ransomi gây ra ở lợn gây nhiễm
Ảnh 1: Ruột non viêm cata, sung huyết và xuất huyết
Ảnh 2: Phổi viêm, có những điểm, đám sung huyết và xuất huyết
Kết quả bảng 3.26 cho thấy, tổn thương đại thể do giun tròn S. ransomi gây ra ở lợn cả hai lô thí nghiệm đều thấy rõ ở vị trí giun ký sinh và những cơ quan ấu trùng di hành qua: niêm mạc ruột non, đặc biệt là phần tá tràng viêm cata, có nhiều điểm tụ huyết và xuất huyết, dưới niêm mạc ruột non có nhiều giun ký sinh. Phổi viêm, có nhiều điểm và đám tụ huyết. Da gây ra nhiều điểm tụ huyết trên da. Các cơ quan khác như gan, thận, tim tổn thương không rõ rệt.
(*) Tổn thương vi thể ở một số nội quan của lợn mắc bệnh giun lươn do gây nhiễm
Kết quả bảng 3.27 cho thấy, niêm mạc ruột non thoái hóa, long tróc, thâm nhiễm tế bào viêm, các nang lympho ruột non tăng sinh, thấy hình ảnh giun trưởng thành, ấu trùng và trứng giun lươn trong các lát cắt ruột; phổi xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm, tĩnh mạch phổi sung huyết; cơ tim giãn nhẹ; nhu mô và tiểu cầu thận thâm nhiễm tế bào viêm.
3.2.4.2. Nghiên cứu trên lợn nhiễm giun lươn tự nhiên ngoài thực địa
* Triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun lươn tự nhiên ở các địa phương
Kết quả bảng 3.28 cho thấy, trong 1.265 lợn nhiễm giun lươn theo dõi có 346 lợn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, chiếm 27,35%. Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun lươn ngoài thực địa giống như lợn gây nhiễm.
* Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh giun lươn ở các địa phương
Kết quả bảng 3.29 cho thấy, trong 296 lợn mổ khám nhiễm giun lươn có 85 lợn có tổn thương, chiếm 28,72%. Các tổn thương tập trung chủ yếu ở ruột non, phổi, da (là vị trí ấu trùng giun di hành và giun trưởng thành ký sinh). Các tổn thương giống như trên lợn gây nhiễm.
3.2.5. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn
3.2.5.1. Thử nghiệm thuốc tẩy giun lươn cho lợn
* Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun lươn trên lợn gây nhiễm
Kết quả bảng 3.30 cho thầy, cả 3 loại thuốc thử nghiệm fenbendazole liều 5mg/ kg TT, thiabendazole, liều 6,5 mg/ kg TT, ivermectin liều 0,3 mg/kg TT tiêm bắp đều có hiệu lực cao trên 90% và an toàn với lợn.
* Hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn trên diện rộng và diện hẹp ngoài thực địa
Kết quả hiệu lực tẩy giun lươn trên diện hẹp và diện rộng ngoài thực địa được thể hiện ở bảng 3.31, 3.32 (trong luận án chính)
Kết quả bảng 3.31, 3.32 cho thấy: thử nghiệm thuốc trên diện hẹp và diện rông ngoài thực địa cho cho thấy: Cả 3 loại thuốc đều có tác tẩy giun lươn cho lợn với hiệu lực cao đạt trên 90% và an toàn đối với lợn. Trong đó thuốc ivermectin có hiệu lực tẩy giun lươn tốt nhất 98,46%.
3.2.5.2. Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun lươn cho lợn
* Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc sát trùng đối với ấu trùng giun lươn 
Kết quả nghiên cứu tác dụng của một số thuốc sát trùng với ấu trùng giun lươn được thể hiện ở bảng 3.33 (trong luận án chính)
Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, cả 3 loại thuốc sát trùng: Chloramin B, Good Farm L, P.V.D iodin 10% đều có tác dụng diệt ấu trùng giun lươn S. ransomi.
* Nghiên cứu số lần dùng thuốc tẩy dự phòng bệnh giun lươn cho lợn hợp lý và hiệu quả
Kết quả bảng 3.35 cho thấy, sau 1 tháng thử nghiệm tẩy giun lươn dự phòng cho lợn bằng thuốc ivermectin lợn ở lô thí nghiệm 1 và 2 có tỷ lệ nhiễm giun lươn rất thấp 4,72% và 6,36%. Ở lô đối chứng không dùng thuốc phòng thì tỷ lệ lợn nhiễm giun lươn tăng lên rõ rệt 35,29%. 
(*) Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn sau 3 tháng thử nghiệm
Kết quả bảng 3.36 cho thấy, sau 3 tháng thử nghiệm lợn ở lô đối chứng nhiễm giun lươn khá cao 41,58%. Lô thí nghiệm 2 lợn nhiễm giun lươn thấp nhất 2,73%. 
3.2.5.3. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề xuất những biện pháp phòng bệnh giun lươn cho lợn gồm những nội dung sau: tẩy giun lươn cho lợn bằng 1 trong 3 loại thuốc: fenbendazole liều 5 mg/kg TT, thiabendazole liều 6,5 mg/kg TT, hoặc ivermectin liều 0,3 mg/kg TT; xử lý phân để tiêu diệt mầm bệnh; vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi lợn; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng lợn.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau:
1.1. Đặc điểm nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang
Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn tại tỉnh Bắc Giang chưa tốt. vẫn còn 30,11% số hộ không áp dụng biện pháp phòng bệnh.
Phát hiện 4 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn tại tỉnh Bắc Giang: A. sum, O. dentatum, T. suis và S. ransomi
 Lợn ở tỉnh Bắc Giang nhiễm giun tròn đường tiêu hóa với tỷ lệ cao (56,08% qua mổ khám và 59,47% qua xét nghiệm phân).
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn giảm theo tuổi lợn, lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm giun tròn nhiều nhất (78,84%); lợn nuôi theo phương thức truyền thống tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn cao hơn so với nuôi công nghiệp; mùa Hè và mùa Thu lợn bị nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao hơn so với mùa Đông và mùa Xuân.
1.2. Bệnh giun lươn ở lợn
* Kết quả định danh loài giun lươn gây bệnh ở lợn
Bằng kỹ thuật hình thái học đã xác định được giun tròn ký sinh trong ruột non của lợn tại tỉnh Bắc Giang là loài giun S. ransomi Schwartz và Alicata, 1930. 
Phân tích trình tư ̣HVR - I của gen 18S rDNA của 5 mẫu giun lươn, thấy tương đồng 100% với trình tự KU724126 của loài S. ransomi ở Campuchia.
* Về dịch tễ bệnh giun lươn ở lợn
- Tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn tại tỉnh Bắc Giang là 40,75%, cường độ nhiễm nặng là 15,16%, nhiễm rất nặng là 8,98%.
- Nền chuồng, hố nước thải chuồng nuôi, vườn bãi trồng cây thức ăn cho lợn đều bị ô nhiễm trứng giun lươn và ấu trùng giun lươn
- Mùa Hè và mùa Thu trứng giun lươn nở thành ấu trùng nhanh và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh nhanh hơn rõ rệt so với mùa Xuân và mùa Đông; ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh tồn tại 25 - 35 ngày trong phân lợn ở phòng thí nghiệm. 
* Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun lươn S. ransomi trên lợn
- Thời gian hoàn thành vòng đời của giun lươn trên lợn gây nhiễm là 6 - 8 ngày (qua đường tiêu hóa) và 8 - 11 ngày (qua da).
- Lợn mắc bệnh do gây nhiễm và mắc bệnh do nhiễm tự nhiên đều gầy, ăn kém, da khô, lông xù, tăng trọng kém, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, sốt, ho, trên da có mụn đỏ.
- Lợn mắc bệnh giun lươn có số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, hàm lượng đường huyết, protein và albumin giảm; số lượng bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu ái toan, hàm lượng globulin tăng rất rõ rệt so với đối chứng.
- Lợn nhiễm giun lươn niêm mạc ruột non viêm cata, có nhiều điểm tụ huyết và xuất huyết, dưới lớp niêm mạc có rất nhiều giun ký sinh; phổi viêm, có nhiều điểm hoặc đám tụ huyết, dưới da có nhiều điểm tụ huyết, có những đám chai cứng trên da. 
- Các tổn thương vi thể ở lợn gây nhiễm giun lươn: niêm mạc ruột non thoái hóa, long tróc, thâm nhiễm tế bào viêm, các nang lympho ruột non tăng sinh, thấy hình ảnh giun trưởng thành, ấu trùng và trứng giun lươn trong các lát cắt ruột; phổi xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm, tĩnh mạch phổi sung huyết; cơ tim giãn nhẹ; nhu mô và tiểu cầu thận thâm nhiễm tế bào viêm.
* Biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn
Thuốc fenbendazole liều 5mg/kg TT, thiabendazole liều 6,5mg/kg TT và ivermectin liều 0,3 mg/kg TT đều an toàn và có hiệu lực tẩy giun lươn S. ransomi trên 90%. Ivermectin là thuốc phổ biến, dễ sử dụng và hiệu lực tẩy giun lươn đạt 98,46%. Nên sử dụng thuốc ivermectin tẩy giun lươn cho lợn ở các địa phương.
- Chloramin B 20g/ lít nước, Good Farm L: 25ml/ lít nước, P.V.D iodin 10%: 10ml/ lít nước đều có tác dụng diệt ấu trùng giun lươn.
- Sử dụng thuốc ivermectin tẩy dự phòng giun lươn cho lợn 2 lần có tác dụng phòng bệnh giun lươn rất hiệu quả.
2. Đề nghị
Áp dụng rộng rãi biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh giun lươn cho lợn ở tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, nhằm giảm thiệt 
hại do bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển bền vững.

File đính kèm:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_nhiem_giun_tron_duong_tieu_hoa_be.doc
  • doc1. TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGUYEN THI HUONG GIANG.doc
  • doc4. LUAN AN TOM TAT TIENG ANH NGUYEN THI HUONG GIANG.doc
  • doc5. TRICH YEU LUAN AN NGUYEN THI HUONG GIANG.doc