Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch thất, thành phố Hà Nội

Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là

thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển

dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Không có đất thì không thể sản xuất cũng

không có sự tồn tại của con người và đất có vị trí đặc biệt quan trọng với sản xuất nông

nghiệp (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Hiến pháp nước CHXHCN Việt

Nam tại chương III điều 54 đã xác định "Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia,

nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật). Tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ rất nhanh và từ đó làm tăng áp lực đối với tài

nguyên đất đai dẫn tới nhu cầu phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với công tác quản lý

và sử dụng đất để hỗ trợ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, hài hòa trong xu thế hội

nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển đất nước một cách bền vững.

Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Mục

tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững cả về

kinh tế, xã hội và môi trường. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao

hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn

lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững (Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, 1996).

Trong 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển

sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân năm

5,5%/năm), sản lượng lương thực tăng 5%/năm, gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng dân số. Theo

công bố của Tổng Cục thống kê, năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam

đạt 587.792,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đóng góp 21,5% tổng GDP của cả

nước. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn

mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kim

ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản năm 2012 đạt 17.695,2 triệu USD chiếm 15,5% kim

ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải

đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất

chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ

cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nông

nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự

gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần

thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững

pdf 27 trang dienloan 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch thất, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch thất, thành phố Hà Nội

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch thất, thành phố Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
NGUYỄN VĂN HÙNG 
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 
HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 
 MÃ SỐ : 62 85 01 03 
 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
HÀ NỘI - 2015 
Công trình hoàn thành tại: 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH 
 2. TS. NGUYỄN QUANG HỌC 
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng 
 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thái Bạt 
 Hội Khoa học đất 
Phản biện 3: TS. Nguyễn Văn Toàn 
 Viện Nghiên cứu Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn 
Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: 
 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
 Vào hồi giờ, ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là 
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển 
dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Không có đất thì không thể sản xuất cũng 
không có sự tồn tại của con người và đất có vị trí đặc biệt quan trọng với sản xuất nông 
nghiệp (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Hiến pháp nước CHXHCN Việt 
Nam tại chương III điều 54 đã xác định "Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, 
nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật). Tăng trưởng 
kinh tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ rất nhanh và từ đó làm tăng áp lực đối với tài 
nguyên đất đai dẫn tới nhu cầu phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với công tác quản lý 
và sử dụng đất để hỗ trợ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, hài hòa trong xu thế hội 
nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển đất nước một cách bền vững. 
 Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Mục 
tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững cả về 
kinh tế, xã hội và môi trường. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao 
hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn 
lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững (Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, 1996). 
Trong 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp 
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển 
sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân năm 
5,5%/năm), sản lượng lương thực tăng 5%/năm, gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng dân số. Theo 
công bố của Tổng Cục thống kê, năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam 
đạt 587.792,7 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đóng góp 21,5% tổng GDP của cả 
nước. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn 
mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kim 
ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản năm 2012 đạt 17.695,2 triệu USD chiếm 15,5% kim 
ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải 
đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất 
chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ 
cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nông 
nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự 
gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần 
thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững. 
 Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa với 
diện tích tự nhiên 18.459,05 ha. Những năm qua kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch 
mạnh theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp, giảm dần tỉ trọng ngành nông 
nghiệp. Hiện nay trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của nông nghiệp chỉ còn 14,6%; thương mại, 
dịch vụ chiếm 18,6%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 66,8% (UBND 
huyện Thạch Thất, 2013). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra ở hầu 
hết các xã, xu hướng độc canh cây lúa không còn, nhiều mô hình chuyển đổi được áp dụng 
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này vẫn hoàn toàn mang tính 
tự phát, tiềm ẩn nhiều rủi ro thiếu tính bền vững. Vì vậy, định hướng sử dụng bền vững đất 
nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của 
huyện. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên 
cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội”. 
 2 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thạch Thất - 
thành phố Hà Nội. 
- Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch thất theo hướng bền vững. 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
3.1. Về khoa học 
Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong sử dụng bền vững đất nông nghiệp của 
một huyện ven đô. 
3.2. Về thực tiễn 
Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thạch thất vừa nâng 
cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp vừa cải thiện đời sống cho 
người nông dân đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái cho huyện. 
4. Những đóng góp mới của luận án 
- Đề xuất các loại hình sử dụng đất gắn với sử dụng đất bền vững của huyện 
Thạch Thất – thành phố Hà Nội 
- Bổ sung cơ sở dữ liệu tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp 
bền vững. 
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 
1.1.1. Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp trong sự phát triển nền sản 
xuất nông nghiệp 
1.1.1.1. Khái niệm về đất 
Khái niệm đầu tiên được nhiều người biết đến là của nhà thổ nhưỡng Nga 
Docutraiev năm 1897 cho rằng “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do 
kết quả của quá trình tác động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm: sinh vật, đá 
mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”. Học giả người Anh Wiliam thì định nghĩa “Đất là 
lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”. Theo quan điểm 
của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam thì cho rằng “Đất là phần trên 
mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển được” và đất được 
hiểu theo nghĩa rộng như là khái niệm về đất đai “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề 
mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và 
dưới bề mặt đó như: Khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối), 
các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập 
đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ 
và hiện tại để lại”. 
1.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp 
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông 
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về 
nông nghiệp (điều 10 chương 1 Luật Đất đai, 2013). 
1.1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững 
 Bền vững là sự phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngày 
mai. Bền vững là ngày hôm nay được hưởng lợi ích như thế nào thì thế hệ ngày mai 
cũng được hưởng lợi ích như vậy. Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là tăng 
trưởng kinh tế, phát triển xã hội, mà bao gồm cả bảo vệ môi trường, các mặt này cần 
phải hài hòa, thúc đẩy kinh tế phát triển. 
 3 
1.1.1.4. Khái niệm nông nghiệp bền vững 
 Theo định nghĩa của Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên 
cứu nông nghiệp của Liên hợp quốc: Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành 
công tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất 
lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên; Theo Tổ chức về môi trường sinh 
thái thế giới (WOED): Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu 
cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau; Phát 
triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử dụng 
hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ 
môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người trong điều 
kiện hiện tại, tương lai và được xã hội chấp nhận. 
1.2. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững và tiêu chí đánh giá hiệu quả của các loại 
hình sử dụng đất ở trong và ngoài nước 
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 
Đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp bền vững của các tổ chức 
như FAO, NGDOs, hiệp hội Nông nghiệp Mỹ, trung tâm nông nghiệp bền vững Kerr... 
và kết luận muốn phát triển nông nghiệp bền vững cần phải sử dụng đất bền vững và để 
sử dụng đất bền vững cần phải đáp ứng được 3 tiêu chí là bền vững về kinh, bền vững về 
xã hội và bền vững về môi trường (tăng cường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên). 
1.2.2. Nghiên cứu ở trong nước 
Do tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã 
hội ở nước ta, nhất là trong điều kiện nền nông nghiệp hiện vẫn là ngành nặng về khai 
thác tài nguyên trong đó có tài nguyên đất. Do vậy đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến 
sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Ngoài việc phải thoả mãn các yêu cầu về tính bền 
vững mà thế giới đã công nhận thì nông nghiệp bền vững ở Việt nam còn phải kế thừa 
được kinh nghiệm của nền nông nghiệp truyền thống (Đào Thế Tuấn, 2007) 
1.2.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 
Theo FAO (1993): Đánh giá hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu đánh giá hoạt động 
kinh tế trong sử dụng đất thể hiện qua số lượng sản phẩm thu được, tổng giá trị thu được 
bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là chỉ tiêu số lượng lao động được sử dụng trong cả 
chu kỳ kinh tế của cây trồng hoặc hàng năm đối với các cây trồng hàng năm. Để đánh 
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập. Phần lớn các 
nghiên cứu này đều cho rằng muốn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững 
hay không bền vững phải dựa vào 3 tiêu chí đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và 
hiệu quả môi trường. 
1.3. Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp 
Có 4 nhóm yếu tố tác động chủ yếu đến sản xuất nông nghiệp là: Nhóm yếu tố 
về điều kiện tự nhiên; Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác; Nhóm các yếu tố kinh tế tổ 
chức; Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội. 
1.4. Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp bền 
vững theo phương pháp đánh giá đất của FAO 
1.4.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 
Từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 nhóm các nhà khoa học đất, kinh tế và sử 
dụng đất dưới sự điều hành của Tổ chức FAO đã đề xuất phương pháp đánh giá đất 
nhằm thống nhất các nội dung cũng như tiến trình đánh giá đất đai trên toàn thế giới. 
 4 
1.4.2 Các nghiên cứu ở trong nước 
1.4.2.1 Các nghiên cứu về tiềm năng đất nông nghiệp với vấn đề áp dụng phương pháp 
đánh giá đất 
Do vị trí quan trọng của đất sản xuất nông nghiệp nói riêng và đất nông nghiệp 
nói chung đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và của ngành nông nghiệp nên đã có nhiều 
nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Những nghiên cứu này cho thấy tiềm năng đất sản 
xuất nông nghiệp là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến việc hoạch định kế hoạch phát 
triển nông nghiệp của các cấp lãnh thổ. Tuy nhiên để xác định được tiềm năng đất nông 
nghiệp nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng các nghiên cứu đều vận dụng 
phương pháp đánh giá đất theo FAO. 
1.5. Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở Hà Nội 
1.5.1. Nghiên cứu về sử dụng đất bền vững ở Hà Nội 
Tại Hà Nội, nông nghiệp ngoại thành có vai trò đặc biệt quan trọng đã được 
khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô từ năm 2000 nêu rõ “Phát 
triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng một nền nông nghiệp đô thị-sinh thái” là định 
hướng cơ bản và có tính chiến lược trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại 
thành Hà Nội. Vì thế cũng đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp bền vững 
theo hướng một nền nông nghiệp sinh thái. 
1.5.2. Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả bền vững ở Hà Nội 
Đã có nhiều mô hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả và bền vững trên địa 
bàn thành phố Hà Nội như ở quận Hà Đông, huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức,  Tại 
Hà Nội, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi phát triển cả chiều rộng và chiều 
sâu, có sức lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, lôi cuốn, khích lệ hàng triệu hộ tham 
gia. Từ phong trào này, nhiều hộ nông dân đã tìm được các mô hình sản xuất, kinh 
doanh phù hợp, hiệu quả cao. Hoạt động của các tổ chức Hội Nông dân ven đô đã và 
đang có những thay đổi về chất rõ rệt. 
1.5.3. Những tác động của đô thị hoá đối với sự bền vững nông nghiệp Hà Nội 
Quá trình đô thị hoá vừa tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho nông nghiệp vừa có 
những ảnh hưởng tiêu cực. Tích cực là vì nó tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút 
lao động dư thừa từ nông nghiệp... Tiêu cực là gia tăng ô nhiễm, ngập úng, mất đất nông 
nghiệp, không gian nông thôn bị phá vỡ. Lợi thế của nông nghiệp đô thị so với những 
vùng nông nghiệp khác không chỉ là điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu mà là khoảng 
cách với thị trường. 
1.6. Một số nhận xét về nghiên cứu tổng quan 
(1). Sử dụng đất nông nghiệp bền vững không chỉ là yêu cầu của một quốc gia 
mà là yêu cầu khách quan của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với những 
nước đang phát triển, khi mà giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng 
lớn trong cơ cấu kinh tế thì việc sử dụng đất bền vững càng trở nên quan trọng hơn, bảo 
đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước; (2). Nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp 
bền vững đã được nhiều nhà khoa học, tổ chức quốc tế quan tâm và phân tích đánh giá 
đúng những tác động của sử dụng đất bền vững và mặt trái của sử dụng đất không bền 
vững dẫn đến những hậu quả suy thoái tài nguyên. Những vấn đề về lý luận cũng như thực 
tiễn đã được làm khá rõ; (3). Tiến trình nghiên cứu đề xuất sử dụng đất bền vững với một 
vùng, một huyện phải bao gồm các nội dung đánh giá hiện trạng, lựa chọn loại hình sử 
dụng đất có tính bền vững cao, đánh giá tiềm năng diện tích có thể phát triển loại hình đó 
và cuối cùng là đề xuất phát triển các loại hình sử dụng đất; (4) Vấn đề sử dụng đất bền 
 5 
vững ở Hà Nội đã được chú ý nhưng chưa có nhiều nghiên cứu có tính hệ thống, nhất là 
huyện Thạch Thất. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu sử dụng đất bền vững đất nông nghiệp 
huyện Thạch Thất-Thành phố Hà Nội” đã được chọn làm nghiên cứu. 
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp. 
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 
Thạc ... c thể 
hiện trong bảng 3.9. 
Bảng 3.9. Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp đề xuất cho huyện Thạch Thất đến 2020 
Tt Chỉ tiêu Mã 
Diện tích, ha So với 
năm 
2012, ha 
Năm 2012 Năm 2020 
I Đất nông nghiệp 9.296,31 7.266,00 -2.030,31 
1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.360,70 4.761,00 -1.599,70 
1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.584,84 4.132,00 -1.452,80 
- Đất trồng lúa LUA 5.142,50 3.751,00 -1.391,50 
- Đất trồng cây hàng năm khác HNK 443,34 381,00 -62,34 
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 678,86 629,00 -49,86 
2 Đất lâm nghiệp LNP 2.753,94 2.040,00 -713,94 
2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.796,61 1.367,75 -428,86 
2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 346,03 346,03 0 
2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 611,30 326,00 -285,3 
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 199,95 345,00 145,05 
5 Đất nông nghiệp khác NKH 81,72 120,00 38,28 
II Đất chưa sử dụng CSD 684,13 642,25 -41,88 
III Đất phi nông nghiệp PNN 8.478,61 10.550,80 2.072,19 
 Tổng d.tích tự nhiên của huyện 18.459,05 18.459,05 0 
 21 
Từ số liệu bảng 3.36 ta thấy theo định hướng của thành phố Hà Nội đến năm 2020 
đất nông nghiệp của huyện sẽ bị giảm đi 2.030,31 ha trong đó đất trồng lúa giảm đi 
1.599,70 ha. Diện tích đất lúa bị giảm chủ yếu do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp 
và 134 ha đất chuyên trồng lúa nước vùng trũng trong đó có đất lúa 1 vụ sẽ chuyển sang 
nuôi trồng thủy sản. 
 - Đất trồng cây lâu năm giảm đi 49,86 ha chủ yếu do chuyển sang đất phi nông 
nghiệp. 
 - Đất nuôi trồng thủy sản tăng 145,05 ha do chuyển 134 ha từ đất lúa sang, chuyển 
9,8 ha đất mặt nước chuyên dùng, phần còn lại chuyển từ đất nông nghiệp khác và đất 
chưa sử dụng. 
 - Đất rừng sản xuất bị giảm chủ yếu do chuyển sang đất phi nông nghiệp (trong đó 
có đất dành cho phát triển an ninh quốc phòng), đất rừng phòng hộ bị giảm do chuyển 
sang đất an ninh quốc phòng 
* Những định hướng phát triển mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa của huyện 
Thạch Thất: 
- Duy trì và phát triển loại hình sử dụng đất 2 lúa nhưng theo hướng sản xuất lúa 
hàng hoá có chất lượng cao để nâng cao giá trị thu nhập. Hiện tại diện tích đất trồng lúa 
chất lượng cao đang có khoảng 150 ha tập trung ở hai xã Đại Đồng và Dị Nậu. Mô hình 
đang này sẽ phát triển thêm sang các xã Hương Ngải, Canh Nậu, Hạ Bằng, Tân Xã và 
Bình Yên với quy mô khoảng 700 ha vào năm 2020. 
 - Đối loại hình đất lúa màu trong đó có 2 lúa-1 màu nên ưu tiên phát triển các kiểu 
sử dụng đất có tính bền vững cao, đặc biệt là các kiểu sử dụng đất lúa xuân-lúa mùa - rau 
đông, đây là những kiểu sử dụng đất có mặt ở cả 2 vùng. Kiểu sử dụng đất chuyên màu nên 
tập trung phát triển các loại cây trồng vừa có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng đất, vừa cho hiệu 
quả kinh tế cao như lạc, cây thực phẩm như rau. Kiểu sử dụng đất cụ thể cần được ưu tiên là 
lạc xuân-lúa mùa- ngô đông ở vùng 1 và vùng 2 là lạc xuân-lúa mùa-rau đông. Loại hình sử 
dụng đất chuyên rau cần được chuyển dần sang mô hình trồng rau an toàn (hiện tại mới 
có 45 ha chuyên rau an toàn). 
- Đối với loại hình chuyên màu: ưu tiên phát triển 2 kiểu sử dụng chính là chuyên 
rau và chuyên hoa. Kiểu sử dụng đất chuyên rau tập trung phát triển ở các xã Lại 
Thượng, Kim Quan, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc. Kiểu sử dụng đất chuyên 
hoa cần tập trung phát triển ở xã Yên Bình, Canh nậu, Đồng Trúc, Đại Đồng và Phú kim 
để tạo vùng sản xuất hàng hóa. 
- Cây lâu năm: Duy trì diện tích các loại cây ăn quả hiện có như chanh, quýt ở 
vùng 1 và vải, nhãn, chè ở vùng 2. Đề xuất mở rộng diện tích cây thanh long ruột đỏ đến 
diện tích 200 ha ở các xã Kim Quan, Cẩm Yên, Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, Bình 
Yên, Liên Quan, Cần KiệmMô hình này đã chứng minh được hiệu quả trên đất của 
Thạch thất nên cần xây dựng một vùng chuyên canh đủ lớn tiến tới xây dựng thương 
hiệu Thanh Long ruột đỏ Thạch Thất. Phát triển Hồng Thạch xá ở xã Thạch Xá, Cần 
Kiệm, Tân Xã, Hạ Bằng với quy mô hiện có đủ dung cấp cho nhu cầu của huyện và cung 
ứng một phần cho nội thành Hà Nội 
- Mở rộng diện tích kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản ở vùng 1 trên cơ sở 
chuyển 9,8 ha đất mặt nước sang chuyên nuôi cá và 134 ha đất lúa kém thoát nước sang 
kiểu sử dụng đất lúa cá hoặc phát triển trang trại kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và nuôi 
trồng thủy sản ở xã Đại Đồng, Canh Nậu, Dị Nậu, Phú Kim, Lại Thượng, Hương Ngải... 
 - Duy trì diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ hiện có đồng thời tập trung 
 22 
bảo vệ kết hợp khai thác hợp lý quỹ đất rừng sản xuất hiện có. Duy tu và trồng bổ sung 
rừng ở các di tích lịch sử, văn hóa. Đầu tư trồng rừng sản xuất ở những diện tích đất chưa 
sử dụng có khả năng chuyển sang đất sản xuất lâm nghiệp. 
3.6.2. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất 
3.6.2.1. Giải pháp về chính sách 
- Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Thạch Thất đến năm 2020 và 
nghiêm túc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đề ra. 
- Đẩy nhanh tốc độ thực hiện dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng cánh đồng mẫu 
lớn, cải thiện mặt bằng phục vụ cơ giới hoá sản xuất lúa gạo nhằm nâng cao năng suất 
lao động, hiệu quả sử dụng đất. Hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung với quy mô 
lớn như vùng lúa, vùng hoa, vùng chuyên canh rau, cây ăn quả... 
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện trong đó có cơ chế để hình thành các hợp tác 
xã sản xuất chuyên canh như hợp tác xã trồng hoa, hợp tác xã trồng rau, các nhóm sở 
thích trong sản xuất nông nghiệp. 
- Có cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, các chính sách trong thẩm quyền của huyện 
để huy động sự tham gia của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện và Thành phố 
Hà Nội liên doanh, liên kết với nông dân xây dựng cánh đồng mẫu lớn về sản xuất lúa 
gạo chất lượng cao, về sản xuất rau an toàn từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến và bao 
tiêu sản phẩm đầu ra. 
- Hỗ trợ một phần chi phí về giống, hướng dẫn kỹ thuật để hộ nông dân chuyển 
đổi các mô hình sử dụng đất kém hiệu quả sang mô hình có hiệu quả, bền vững, hình 
thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của nội đô. Trước mắt vào 
4 mô hình gồm: trồng hoa, chuyên màu, cây ăn quả, và NTTS. 
- Tăng cường công tác khuyến nông, đưa các kỹ thuật mới, giống vật nuôi và cây 
trồng mới vào sản xuất, trong đó có việc áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng trong sản xuất 
để nâng cao hiệu qủa sử dụng đất và bảo vệ môi trường. 
- Hỗ trợ các địa phương, các nhóm sở thích xây dựng thương hiệu cho một số sản 
phẩm như rau, hoa, loại quả, hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. 
3.6.2.2. Giải pháp tuyên truyền 
- Tổ chức công bố các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất theo quy định của 
pháp luật như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông nghiệp, những định hướng lớn về sử 
dụng đất bền vững để người dân biết, yên tâm đầu tư sản xuất. 
- Tổ chức tập huấn cho người dân các quy trình sản xuất nông sản an toàn cho rau, 
cây ăn quả như ViệtGAP kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thực về sự cần thiết phải 
sản xuất nông sản an toàn. Tổ chức cho các cán bộ xã, nông dân tham quan các mô hình 
sử dụng đất bền vững như mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở Kim quan, mô hình nuôi 
cá rô phi đơn tính, các lóc hoa, mô hình trồng hoa, rau trong nhà lưới, mô hình trồng 
khoai tây sạch bệnh ở Hương Ngải 
3.6.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ 
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà 
Nội lựa chọn các giống cây trồng có chất lượng cao, có năng suất, thích hợp với điều 
kiện sinh thái của huyện Thạch Thất để đưa vào sản xuất. Trước mắt tập trung vào giống 
lúa, giống hoa, các giống rau, giống lạc. 
- Tổ chức thử nghiệm các mô hình trồng rau trái vụ, các mô hình nông nghiệp 
công nghệ cao có khả năng áp dụng vào sản xuất ở huyện Thạch Thất. 
- Tổ chức thử nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao áp dụng cho rau, cho 
 23 
hoa và một số kỹ thuật cao cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tiến tới áp dụng 
trên diện rộng cho các sản phẩm nông sản hàng hoá của huyện. 
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nước vùng nuôi trồng thủy sản để đảm 
bảo nguồn nước sạch cho sản xuất 
3.6.2.4. Các giải pháp nâng cấp hạ tầng cơ sở nông thôn 
Đến nay 100% số xã của huyện Thạch thất đã xây dựng xong đề án nông thôn 
mới và đang triển khai thực hiện. Song song với việc dồn đổi ruộng đất để xây dựng 
cánh đồng mẫu lớn cần kết hợp quy hoạch lại hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng, 
đẩy nhanh tốc độ cứng hóa kênh mương, nâng cấp các trạm bơm để đảm bảo hạn chế 
đến mức tối đa tình trạng thiếu nước cho sản xuất trong mùa khô hạn và úng ngập trong 
mùa mưa bão. Ưu tiên đầu tư thuỷ lợi cho vùng sản xuất rau, hoa. 
Cùng với việc thực hiện dồn đổi ruộng đất cần đầu tư máy móc vào sản xuất để 
giảm bớt tỷ lệ lao động thủ công trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động 
giảm giá thành đặc biệt chú trọng khâu làm đất và thu hoạch. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
1) Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên 
18.459,05 ha. Đây là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng lên vùng gò đồi nên có sự phân 
hoá về địa hình, địa mạo và điều kiện đất đai. Vùng thấp vẫn còn tình trạng ngập úng 
trong mùa mưa bão, vùng bán sơn địa thường bị hạn hán vào mùa khô. Tuy nhiên so với 
nhiều huyện ngoại thành Hà Nội khác, Thạch Thất có điều kiện hạ tầng giao thông, thuỷ 
lợi cũng như điều kiện xã hội thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đa 
dạng hóa cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa. 
2) Năm 2012 huyện Thạch thất có diện tích đất nông nghiệp là 9.296,31 ha, chiếm 
50,36 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Huyện có 7 loại hình sử dụng đất với 24 kiểu sử 
dụng đất phổ biến, gồm: Chuyên lúa có 3.806,7 ha; lúa màu có diện tích 1.946,32 ha; lúa cá 
có 146,36 ha; chuyên rau màu và hoa có 567,96 ha; cây lâu năm có 656,6 ha; nuôi trồng 
thuỷ sản có 104,6 ha và rừng sản xuất với diện tích là 1.791,48 ha. Trong các kiểu sử dụng 
đất sản xuất nông nghiệp hiện có, kiểu sử dụng đất 2 lúa chiếm diện tích lớn nhất (3.774,8 
ha), tiếp đến là kiểu sử dụng đất 2lúa - đậu tương đông (376,5 ha). Điều đó chứng tỏ sản 
xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất lúa gạo. 
3) Kết quả đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất ở 2 tiểu vùng trong 
huyện cho thấy trong 24 kiểu sử dụng đất có 14 kiểu sử dụng đất thuộc 4 loại hình sử 
dụng đất chính có tính bền vững cao đến rất cao, trong đó: LUT lúa - màu có 6 kiểu, 
LUT chuyên rau, hoa, màu có 4 kiểu và LUT cây lâu năm có 4 kiểu sử dụng đất. Các 
kiểu sử dụng đất hai lúa, 2 lúa đậu tương đông, lúa – cá, nhãn và rừng trồng có tính bền 
vững trung bình. Các kiểu sử dụng đất có tính bền vững thấp là sắn, chè và lúa một vụ. 
4) Bản đồ đơn vị đất đai của huyện Thạch Thất tỷ lệ 1/25.000 được xây dựng từ kết 
quả chồng xếp 7 bản đồ đơn tính là: Bản đồ đất, bản đồ độ dốc, bản đồ thành phần cơ giới 
đất, bản đồ độ chua tầng đất mặt (pHKCl), bản đồ độ dày tầng đất mịn, bản đồ khả năng 
tưới và khả năng tiêu. Qua đó Thạch Thất có 75 đơn vị đất đai, đơn vị đất đai có diện tích 
lớn nhất là 3.453,02 ha chiếm tỷ lệ 35,29% diện tích, đơn vị đất đai nhỏ nhất là 0,66 ha 
chiếm tỷ lệ 0,01%. Kết quả đánh giá tiềm năng với 8 kiểu sử dụng đất thuộc 6 loại hình sử 
dụng đất cho thấy ở mức thích hợp (S1 và S2) của LUT 2 lúa có 4.889,43 ha chiếm 50,0% 
diện tích đất nghiên cứu; LUT 2 vụ lúa và 1 vụ màu có 3.567,99 ha, LUT 2 màu 1 lúa có 
 24 
3.567,99 ha, LUT chuyên rau màu có 3.723,31 ha, LUT chuyên hoa có 4.847,26 ha, LUT 
cây ăn quả có 4.743,54 ha LUT lúa cá có 3.719,52 ha, LUT NTTS có 4.384,23 ha. 
 5) Theo quy hoạch không gian đến năm 2020 đã được phê duyệt, diện tích đất 
nông nghiệp đến năm 2020 chỉ còn lại 7.266,0 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp sẽ 
còn 4.761,00 ha. Theo đó nghiên cứu đề xuất cụ thể như sau: 
- Loại hình chuyên lúa: chỉ phát triển kiểu sử dụng đất 2 lúa nhưng sử dụng những 
giống chất lượng cao. Hiện tại có 150 ha tập trung ở hai xã Đại đồng và Dị nậu. Mô hình 
này sẽ phát triển thêm sang các xã Hương Ngải, Canh Nậu với quy mô khoảng 700 ha 
vào năm 2020. 
 - Loại hình sử dụng đất lúa màu nên ưu tiên phát triển các kiểu sử dụng đất có 
tính bền vững cao, đặc biệt là các kiểu sử dụng đất lúa xuân-lúa mùa – rau đông và các 
kiểu sử dụng đất 2 màu 1 lúa. 
- Loại hình sử dụng đất chuyên rau, màu: tập trung phát triển các loại hình sử 
dụng đất Ngô – đậu tương - rau các loại và chuyên rau ở tiểu vùng 1; Lạc - đậu tương - 
rau các loại, chuyên rau, chuyên hoa ở tiểu vùng 2. Kiểu sử dụng đất chuyên rau tập 
trung phát triển ở các xã Lại Thượng, Kim Quan, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng 
Trúc. Kiểu sử dụng đất chuyên hoa cần tập trung phát triển ở xã Yên Bình, Đồng Trúc, 
Đại Đồng để tạo vùng sản xuất hàng hóa. 
- Cây lâu năm: Đề xuất mở rộng diện tích cây thanh long ruột đỏ đến diện tích 
150 ha ở các xã Kim Quan, Hữu Bằng, Cần Kiệm, Bình Yên. Duy trì diện tích các cây 
ăn quả khác với quy mô hiện có để cung cấp cho nhu cầu của huyện và cung ứng một 
phần cho nội thành Hà Nội. 
- Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản sẽ mở rộng diện tích trên cơ sở chuyển 
9,8 ha đất mặt nước ở vùng 1 và 134 ha đất lúa kém thoát nước ở xã Đại Đồng, Canh Nậu, 
Dị Nậu, Phú Kim... sang nuôi cá. 
- Duy trì diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ hiện có, tập trung bảo vệ kết 
hợp khai thác hợp lý quỹ đất rừng sản xuất; khoanh nuôi và trồng bổ sung rừng ở các di 
tích lịch sử, văn hóa. Đầu tư trồng rừng sản xuất ở những diện tích đất chưa sử dụng có 
khả năng chuyển sang đất sản xuất lâm nghiệp. 
6) Để sử dụng đất nông nghiệp bền vững, nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp 
bao gồm: giải pháp về chính sách trong đó chú trọng việc xây dựng các vùng chuyên 
canh, các chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho nông dân; giải pháp về nâng cao cơ 
sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong đó chú trọng hoàn thiện hệ thống thủy lợi và giao 
thông nội đồng cùng các cơ sở phục vụ chế biến nông sản; giải pháp về về khoa học 
công nghệ trong đó chú trọng về đổi mới cơ cấu giống, đưa các các kỹ thuật canh tác 
mới vào sản xuất. 
2. Kiến nghị 
1) Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật 
giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện sinh thái của huyện. 
Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế 
biến nông sản, ngành nghề nông thôn ... 
2) Cần nghiên cứu áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đáp 
ứng nhu cầu của Thủ đô về nông sản chất lượng cao từng bước xây dựng thương hiệu 
sản phẩm để tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Hữu Thành (2013). Tính chất một số loại đất 
chính huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học và phát triển, 
11 (5): 681-688 
2. Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Hữu Thành (2014). Xác định tiềm năng đất đai 
phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, thành phố 
Hà Nội, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (13): 21-29. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_su_dung_ben_vung_dat_nong_nghiep.pdf